Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÃ THỊ THÙY DUNG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Bùi Thị Gia

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực thi luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Lã Thị Thùy Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn
nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, các cán bộ UBND
huyện Gia Lâm, UBND Thị trấn Trâu Quỳ, UBND xã Văn Đức, UBND xã Đa Tốn,
UBND xã Phú Thị, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Tiến sĩ Bùi Thị Gia, người
đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, đóng góp
các ý kiến q báu để tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô đang công tác tại Bộ môn Kinh tế tài
nguyên môi trường về sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để tơi
hồn thành luận văn.
Luận văn này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và Phòng
kinh tế huyện Gia Lâm, nhất là nhân dân, các chủ trang trại các xã được lựa chọn nghiên
cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình điều tra khảo sát thực địa và
nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ tơi cùng các thành viên
trong gia đình cùng tồn thể bạn bè đồng môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng để hồn thành luận văn, nhưng khơng thể tránh khỏi những sai
sót, hạn chế. Vì vậy, kính mong nhận được sự thông cảm cũng như lời nhận xét, góp ý
của các thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lã Thị Thùy Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN ..................................................................................................... 4

1.5.1.

Về lý luận ......................................................................................................... 4

1.5.2.

Về thực tiễn ...................................................................................................... 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ......................................... 6
2.1.

CƠ CỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI .................................................................... 6

2.1.1.

Phát triển kinh tế trang trại và các khái niệm liên quan ................................... 6

2.1.3.

Vai trị của thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại................. 16

2.1.4.

Những nội dung hoạt động thực thi chính sách phát triển kinh tế trang
trại................................................................................................................... 16


iii


2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế trang trại ..................................................................................................... 22

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI .............................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở
một số nước trên thế giới................................................................................ 24

2.2.2.

Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam ........................................................................................................ 29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại ở Việt Nam.......................................................................... 34

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
3.1.


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 36

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 36

3.1.2.

Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 38

3.1.3.

Đặc điểm về kinh tế xã hội ............................................................................. 40

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 44

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 44

3.2.3.

Tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................................... 47


3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................... 47

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 48

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 49
4.1.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA
LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 49

4.1.1.

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm ............. 49

4.1.2.

Tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa
bàn huyện Gia Lâm ........................................................................................ 50

4.2.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM ....................................................................................................... 53


4.2.1.

Khái quát các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Nhà
nước được triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................................... 53

4.2.2.

Tình hình triển khai thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ............................. 58

iv


4.2.3.

Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................................... 68

4.2.4.

Ý kiến đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm............................................................ 76

4.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................... 83

4.3.1.


Nhóm yếu tố về chính sách, văn bản pháp luật .............................................. 83

4.3.2.

Năng lực của cán bộ địa phương .................................................................... 85

4.3.3.

Nhóm yếu ảnh hưởng liên quan đến trang trại ............................................... 86

4.3.4.

Nhóm yếu tố về cơng tác tuyên truyền ảnh hưởng đến thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại .......................................................... 90

4.3.5.

Nhóm yếu tố khác ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................. 91

4.4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 93

4.4.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 93


4.4.2.

Một số giải pháp hồn thiện q trình thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm ....................................... 94

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 101
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 101

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102

5.2.1.

Đối với Nhà nước ......................................................................................... 102

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 104

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa Tiếng Việt

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

CP

Chính Phủ

CSPTKTTT

Chính sách phát triển kinh tế trang trại

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSPTKTTT

Chính sách phát triển kinh tế trang trại

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân


KHCN

Khoa học công nghệ

KTTT

Kinh tế trang trại



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PTKTTT

Phát triển kinh tế trang trại

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014- 2016 ...................... 39
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 2016..................................................................................................... 41
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 –
2016 ............................................................................................................. 43
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu .............................................. 44
Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp................................................. 45
Bảng 3.6. Nội dung phỏng vấn chuyên gia về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .......................... 46
Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2014 – 2016.................................................................................. 49
Bảng 4.2. Phân loại trang trại theo quy mơ diện tích năm 2016 .................................. 52
Bảng 4.3. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2016 ......................... 53
Bảng 4.5. Công tác lập kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTT............. 61
Bảng 4.6. Số lượng người tham gia triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế trang trại ................................................................................................... 62
Bảng 4.7. Tình hình nhận biết chính sách của các chủ trang trại ................................. 65
Bảng 4.8. Ý kiến của chủ trang trại về công tác kiểm tra giám sát ............................. 67
Bảng 4.9. Thực trạng cấp giấy chứng nhận trang trại trên địa bàn huyện Gia
Lâm giai đoạn 2014 - 2016 .......................................................................... 69
Bảng 4.10. Tình hình cấp giấy chứng nhận trang trại các trang trại điều tra ................. 70
Bảng 4.11. Nguồn gốc đất sản xuất của trang trại của các trang trại điều tra ................ 72
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đất của các trang trại được điều tra ............................... 73
Bảng 4.13. Các nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Gia Lâm ...................................................................................... 74
Bảng 4.14. Nguồn vốn vay của các trang trại điều tra ................................................... 75
Bảng 4.15. Đánh giá về tình hình triển khai thực thi chính sách cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại .................................................................................. 76

Bảng 4.16. Đánh giá của trang trại về chính sách đất đai .............................................. 77
Bảng 4.17. Đánh giá của trang trại về chính sách tín dụng ............................................ 78

vii


Bảng 4.18. Kết quả thực thi chính sách khoa học công nghệ trên địa bàn huyện
Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................. 79
Bảng 4.19. Đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách hỗ trợ đối với phát triển
kinh tế trang trại ........................................................................................... 82
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố về chính sách, văn bản pháp luật đến
thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ................................. 84
Bảng 4.21. Thông tin chủ trang trại được điều tra năm 2016 ........................................ 89
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố về cơng tác tun truyền đến thực thi
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại như sau................................. 90
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại .................................................................................. 92

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại ở huyện Gia Lâm ................................................................................... 59
Sơ đồ 4.2. Các bước triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại .............. 64

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016 .......... 50
Đồ thị 4.2. Lao động trong các lại hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm
năm 2016 ..................................................................................................... 51

Đồ thị 4.3. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực cán bộ địa phương ........................ 86
Đồ thị 4.4. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của chủ trang trại........................ 87
Đồ thị 4.5. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của trang trại về mức độ ảnh hưởng của số
lượng và chất lượng lao động đến thực thi CSPTKTTT ............................. 88
Đồ thị 4.6. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực tài chính cho thực thi chính
sách .............................................................................................................. 91

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm ................................................................ 37

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lã Thị Thùy Dung
Tên Luận văn: Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp



số:

60.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển mạnh và
đạt được những thành tích đáng kể. Trong đó khơng thể khơng kể đến sự đóng góp to
lớn của ngành nơng nghiệp đặc biệt là sự phát triển của kinh tế trang trại. Tính đến cuối
năm 2016, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với
năm 2011, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng trên 13%. Sự phát triển

của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở
rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên
thị trường.
Gia Lâm là huyện đã xây dựng mơ hình kinh tế trang trại từ lâu, trong những
năm gần đây các mô hình kinh tế trang trại trên tồn huyện đã có tính ổn định về số
lượng cũng như quy mơ, góp phần phát triển nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên việc phát
triển kinh tế trang trại của huyện vẫn còn một số hạn chế, phần lớn các trang trại đang
gặp khó khăn trong quản lý sản xuất và thị trường tiêu thụ. Các chính sách hỗ trợ phát
triển trang trại chưa được thực thi triệt để, người dân chưa khai thác hết các lợi thế của
chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế trang trại.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi chính sách
hỗ trợ kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng như phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại từ
đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, Phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu, thang đo Liker, phương pháp
phỏng vấn người nắm giữ thơng tin kết hợp với các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu thể hiện
tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

x


Thứ nhất, đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận tình hình thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Thứ hai, thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm có
nhiều bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Tính đến hết năm 2016, tổng số

trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm là 53 trang trại trong đó trang trại về chăn ni
chiếm phần lớn khoản gần 85% tuy nhiên diện tích đất bình qn trên các trang trại lại
thấp (1,36 ha/trang trại. Lao động chủ yếu của trang trại là lao động gia đình chiếm tỷ
trọng cao, các chủ trang trại chỉ thuê vào đầu vụ sản xuất hoặc cuối vụ thu hoạch.
Thứ ba, Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến việc thực thi
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm đó là năng lực
của cán bộ thực thi chính sách và nhận thức của chủ trang trại
Thứ tư, nhằm góp phần hồn thiện q trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, luận văn nghiên cứu đã đưa ra một số giải
pháp như sau: (1) Hồn thiện bộ máy thực thi chính sách, (2) Hồn thiện cơng tác lập kế
hoạch (3) Nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi và chủ trang trại, (4) Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền phổ biến chính sách, (5) Hồn thiện chính sách vốn, tín dụng, (6) Hồn
thiện chính sách đất đai, (7) Hồn thiện chính sách khoa học công nghệ.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: La Thi Thuy Dung
Thesis title: Analysis the implementation of policies to support the development of farm
economy in Gia Lam district, Hanoi city.
Major: Agricultural economy

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The renew in national economic development has recevied significant
acheivements. Especially, there is a big contribution of agriculture sector including
farm-scale agriculture economy. Until 2006, there are approximately 33.488 farms, the

number of farms increase by 13.460 farms (67,2%) in comparison with 2011, the
growth rate in the period is 13%. Development of farm-scale agriculture has contributed
to help farmers in strengthening comparative advantages, expanding production scale,
improving productivity, efficiency and competition in the market.
Gia Lam is a district which has farm-scale agriculture in many years, and
recently the farm-scale agriculture has been stable in quantity as well as scale to
contribute to district economy. However, development of farm-scale agriculture in the
district still has several limitations, almost farms have faced with difficulties in
production management and marketing. Supporting policies for farm-scale agriculture
has not been implemented fully, farmers have not exploit all comparative advantages of
supporting policies in farm-scale agriculture.
This research aims to analyze implementation economic supporting policies for
farm-scale agriculture in Gia Lam district, Hanoi and to analyze factors affecting to
implementation those policies, then to recommend solutions to improve implementation
of supporting policies for farm-scale agriculture in Gia Lam district.
The research uses several methods including: research site selection, primary
and secondary data collection, statistic descriptives, statistic comparison, data
generalized method, Likert scale, key informant interview with research indicator
groups to reflect implementation of supporting policies for farm-scale agriculture
development in Gia Lam district, Hanoi.
In the research, there are several findings including:
Firstly, the research contributes to systemize theoretical basis of supporting
policies implementation to develop farm-scale agriculture in Gia Lam district, Hanoi.
Secondly, development of farm-scale agriculture in Gia Lam district has

xii


significant acheivement recently. Until 2016, there are 53 farms including 85%
livestock farms, however average area per farm is still low (1,36 ha/farm). Labor

working in the farm is mostly farmily labor, farm owners only hire labor at the
beginning of production or end of harvest.
Thirdly, base on analysis of factors, there are two factors strongly affecting to
implementation of farm-scale agriculture development in Gia Lam district, they are
capacity of policy implementation staff and perception of farm owners .
Fourthly, to enhance implementation of supporting policies for farm-scale
agriculture development in Gia Lam district, the thesis recommends several solutions:
(1) enhancing mechanism of policy implementation, (2) enhancing planning activity (3)
strengthening policy implementation staff and farm owners, (4) impulsing policy
expression and progapanda, (5) enhancing credit policy, (6) enhancing land policy, (7)
enhancing technology and science policy.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển mạnh
và đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2016, năm đầu cả nước thực thi Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015 (Tổng cục thống kê, 2016). Để
góp phần vào bức tranh với những gam màu sáng cho nền kinh tế Việt Nam
không thể không kể đến ngành nơng nghiệp mà trong thời gian qua có thể nói là
một ngành có bước tiến mạnh mẽ, thu nhập người dân tăng lên đáng kể. Trong số
đó phải kể đến phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại
từ lâu dưới nhiều hình thức, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Việc phát triển kinh tế trang trại đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt làm thay
đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn. Cũng theo Tổng cục thống kê
năm 2017, tính đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng
13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011, bình quân mỗi năm số trang trại của

cả nước tăng trên 13%. Trong tổng số trang trại trên cả nước, hiện có khoảng
9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,5%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm
62,4%), 112 trang trại lâm nghiệp (chiếm 0,3%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy
sản (chiếm 7%), 941 trang trại tổng hợp (chiếm 2,8%).
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy
được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, góp phần khai thác
thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, tránh để đất bỏ
hoang, sử dụng quản lý đất đai có hiệu quả, tạo việc làm cho lao động nơng thơn,
khuyến khích làm giàu đi đơi với xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nơng sản hàng
hóa. Những sự thành cơng trên phải kể tới các chính sách phát triển kinh tế trang
trại của Đảng và nhà nước, đăc biệt là sau khi nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của
chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời giúp nền kinh tế nông
nghiệp của Việt Nam có những thay đổi rõ rệt và khởi sắc hơn. Bên cạnh đó
Đảng và nhà nước cịn ban hành thêm các chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại có hiệu quả như chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, chính
sách đầu tư, chính sách về thuế,…Nhưng song hành với những ưu điểm đã nêu
trên vẫn còn những tồn tại nhiều bất cập. Nhà nước đã có chủ trương về phát

1


triển kinh tế trang trại, song còn một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải
tiếp tục làm rõ và thực thi triệt để như: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng,
tích tụ đất để làm kinh tế trang trại,…Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã
phần nào hạn chế việc khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển
kinh tế trang trại. Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt
công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin
liên lạc, thị trường còn kém phát triển. Nhiều trang trại vẫn vận dụng phương
pháp sản xuất truyền thống, chưa chú ý vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên

tiến vào quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu thị trường đầu ra cho sản phẩm,
dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm làm ra có lúc
khó tiêu thụ,... Thêm vào đó một số người dân và các hộ làm trang trại khơng
nắm bắt được các chính sách của nhà nước, về chủ quan nông dân vẫn tự tìm tịi
cho mình cách làm riêng, như vậy phát triển kinh tế trang trại sẽ không được như
mong đợi của Đảng và nhà nước.
Gia Lâm là huyện đã có xu hướng xây dựng mơ hình kinh tế trang trại từ
lâu, trong những năm gần đây các mơ hình kinh tế trang trại trên tồn huyện đã
có tính ổn định về số lượng cũng như quy mơ, góp phần phát triển nền kinh tế
của huyện. Đặc biệt, Đảng ủy, ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã ban hành
Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 quy định về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đinh, điều này
đã thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền đồn thể về phát triển kinh tế
trang trại, hỗ trợ các hộ dân, các trang trại. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế
trang trại của huyện cịn bộc lộ một số hạn chế đó là phần lớn các trang trại còn
đang lúng túng trong việc quản lý sản xuất, thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh
tế ở trang trại còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp
của huyện. Các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại chưa được thực thi triệt
để, người dân chưa khai thác hết các lợi thế của chính sách hỗ trợ để phát triển
kinh tế trang trại.
Vậy để làm rõ hơn việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại của các trang trại như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”, góp phần đưa ra các giải
pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao khả năng thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại gồm những nội dung nào?
- Thực trạng việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại tại
huyện Gia Lâm như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế trang trại tại huyện Gia Lâm?
- Giải pháp nào để thực thi tốt chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thi
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu
quả hoạt động thực thi chính sách ở huyện Gia Lâm.
Đối tượng khảo sát là các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế trang trại (nhóm cán bộ huyện, cán bộ xã) và các trang trại, chủ các

trang trại trên địa bàn huyện (nhóm người được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế trang trại).

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2016-2017. Số liệu sử dụng để
nghiên cứu đề tài này được thu thập từ 2014-2016. Nguồn thu thập thông tin sơ
cấp tập trung trong năm 2017.
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và tình hình thực thi một số chính
sách của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
ở huyện Gia Lâm qua một số chính sách cụ dưới đây từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trong thời
gian tới.
- Chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại
- Chính sách đất đai
- Chính sách tín dụng
- Chính sách khoa học cơng nghệ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên nhiều khía cạnh: phát triển kinh
tế trang trại và các khái niệm liên quan; những vấn đề cơ bản về thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; những nội dung hoạt động thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi

chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại và vai trò của thực thi chính sách hỗ
trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về tình hình thực
thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: Kinh nghiệm thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; Tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại ở Việt Nam: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách

4


về thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách về tun truyền, tập huấn,
chính sách về mơi trường, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm thực thi
các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở một số huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội (Huyện Chương Mỹ, Huyện Đan Phương) từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm về quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam. Từ những nội dung đó, luận văn phân tích thực trạng về tình hình phát
triển kinh tế trang trại và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội theo các mặt còn tồn tại, hạn chế
và ngun nhân của tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

2.1. CƠ CỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.1.1. Phát triển kinh tế trang trại và các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Trang trại và các khái niệm liên quan
a. Khái niệm
Trang trại là một loại hình kinh tế trong nơng nghiệp khơng chỉ được phát
triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển mà cịn xu hướng phát triển tất yếu
trong nơng nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay.
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại được
nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau như sau:
- Quan điểm 1: Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp
nhân, được nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp
lý: để tổ chức lại q trình sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng CNH-HĐH;
tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày
càng nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi người
tham gia (Nguyễn Điền và cs, 1993).
- Quan điểm 2: Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm,
ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản
xuất hàng hóa (Từ Thị Thanh Hiệp, 2003).
- Quan điểm 3: Trang trại là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trong nơng nghiệp, có mục đích sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, hoạt
động tự chủ, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản
xuất được tập trung tương đối lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình
độ kỹ thuật cao (Trần Tú Khánh, 2015).
Tuy nhiên, dù các cách tiếp cận theo quan điểm khác nhau như thế nào,
cũng đều thống nhất trên những nội dung chủ yếu sau đây:
- Trang trại là một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa trong nông, lâm,
ngư nghiệp.


6


- Có nguồn gốc hình thành và phát triển từ kinh tế nông hộ nhưng tổ chức
quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn so với nông hộ và nhu cầu cao hơn về
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời thường xuyên tiếp cận với thị
trường.
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa, đây là đặc điểm cơ
bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường. Hộ nông dân nói chung sản
xuất chủ yếu nhằm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình cịn trang trại chủ
yếu là sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường.
- Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn trong
trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng
hóa.
- Trang trại hồn tồn tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
lựa chọn phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu
thụ sản phẩm,…
b. Phân loại trang trại
Theo Điều 3, Thông tư 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT thì các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như
sau: Trang trại trồng trọt, Trang trại chăn nuôi, Trang trại lâm nghiệp, Trang trại
nuôi trồng thủy sản, Trang trại tổng hợp.
Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nơng sản hàng hóa của ngành chiếm
trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp
khơng có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được
gọi là trang trại tổng hợp.
c. Các loại hình trang trại
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, trang trại có các loại hình

chủ yếu sau đây:
- Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tư cách
pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia
đình đứng ra trực tiếp quản lý. Hay nói cách khác, trang trại gia đình có đặc trưng
cơ bản là: Chủ trang trại là người chủ sở hữu, trực tiếp quản lý, trực tiếp sản xuất
và sử dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình.

7


- Trang trại liên doanh: Là loại hình do nhiều trang trại hợp thành một trang
trại lớn hơn để tăng thêm năng lực về đất đai, vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong loại hình này, từng trang trại tham
gia liên danh nhưng vẫn giữ quyền độc lập điều hành sản xuất của mình.
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là loại trang trại được tổ chức theo
nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mơ lớn và được chun mơn hóa
sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu.
- Trang trại ủy thác: Là loại trang trại ủy thác cho người nhà, bạn bè quản lý
sản xuất. Các trang trại này thường là trang trại quy mô nhỏ, chủ trang trại ít có
kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, người chủ trang
trại vẫn có quyền sở hữu trang trại nhưng đã ủy thác cho người khác quản lý, tổ
chức sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2. Kinh tế trang trại
a. Khái niệm
Khái niệm kinh tế trang trại được nhắc đến đầu tiên trong văn bản pháp lý
của nước ta, Nghị định số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “ KTTT
là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn với sản xuất

với chế biến và tiêu thụ nơng, lâm, thủy sản”.
Ngồi ra cũng có một số quan điểm khác định nghĩa KTTT như sau:
- Quan điểm 1: Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất
và các quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của
trang trại, cịn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ
thể của các quan hệ kinh tế đó (Nguyễn Đình Hương, 2000).
- Quan điểm 2: Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế- hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo
nghĩa rộng bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) phổ biến được hình thành và phát
triển kinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh
doanh đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn, khoa học công nghệ, để nâng cao
năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao (Đào Công Tiến,2000).

8


Xuất phát từ những quan điểm trên, theo khái niệm chung nhất về kinh tế
trang trại có thể được hiểu là: Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất nơnglâm - ngư nghiệp có mục đích chính là sản xuất hàng hố, có tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ trang trại độc lập, sản xuất
được tiến hành trên quy mô rộng, đất và các yếu tố sản xuất khác tập trung đủ lớn
với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ kỹ thuật cao, kế hoạch sản xuất
kinh doanh tự chủ luôn gắn với thị trường.
b. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Khác với các loại hình kinh tế khác trong nơng nghiệp, kinh tế trang trại có
một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế cơ bản trong nơng nghiệp,
được chun mơn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là
một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại khác với kinh tế nông hộ. Quy mô,
tổng giá trị sản phẩm và khối lượng sản phẩm hàng hóa, các chỉ tiêu cơ bản trong

sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn, lao động, giá trị sản phẩm của kinh tế
trang trại lớn hơn nhiều so với kinh tế nông hộ.
Hai là, kinh tế trang trại có định hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên kinh tế trang trại phải
gắn với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Ngày nay, sản xuất kinh
doanh của trang trại khơng chỉ gắn với thị trường trong nước mà cịn phải gắn với
thị trường quốc tế. Vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường và sản
xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành một trong những nhân
tố quyết định đối với sản xuất kinh doanh của trang trại.
Ba là, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng
ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn so
với kinh tế hộ.
Bốn là, về lao động, khác với kinh tế hộ, ngồi lao động của các gia đình,
trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê bên ngoài. Mức độ sử dụng lao động
tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng trang trại.
c. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại ở mỗi nước khơng hồn tồn giống
nhau. Ở hầu hết các nước để xác định tiêu chí đều dựa trên các đặc trưng cơ bản
đã được nêu ở phần trên.

9


Ở Việt Nam, do đặc điểm của từng vùng, từng địa phương khác nhau nên
tiêu chí về kinh tế trang trại cũng khác nhau. Để có cơ sở tổng kết, đánh giá về
kinh tế trang trại và đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại nên
Thông tư 27/2011/TT – BNNPTNT ra ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ở Điều 5 đã đưa ra các quy định về tiêu chí như sau:
(1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
 . Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
 Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2) Đối với cơ sở chăn ni phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
(3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị
sản lượng hàng hóa bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
d. Vai trò của kinh tế trang trại
Trong q trình phát triển kinh tế thị trường nói chung, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn nói riêng, đã cho thấy được vai trò quan trọng của kinh tế
trang trại được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây. (Bài giảng kinh tế hộ
và trang trại, Trường sư phậm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, 2010).
- Kinh tế trang trại với đặc trưng sản xuất hàng hóa trên cơ sở chun mơn
hóa và tập trung sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh
tế nơng nghiệp nói riêng.
- Kinh tế trang trại với việc sử dụng đầy đủ hiệu quả các yếu tố sản xuất, tạo
khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực
thi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
- Kinh tế trang trại góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập
cho nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội trong
nơng thơn.
- Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến
trình với q trình phân cơng lại lao động ở nơng thơn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nơng nghiệp, thúc đẩy tiến trình
cơng nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.

10


2.1.1.3. Phát triển kinh tế trang trại

a. Khái niệm
“Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất;
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế
xã hội ở mỗi quốc gia” (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thi Kim Dung, 2008).
Phát triển kinh tế trang trại là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản
lượng và sản lượng hàng hóa nơng sản của các trang trại cho nền kinh tế, đồng
thời phát huy vai trị tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải
quyết việc làm ở khu nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu
cầu bền vững. Phát triển trang trại phải gắn với công nghiệp chế biến, cần có sự
liên kết, hợp tác giữa các ngành, các doanh nghiệp với chủ trang trại nhằm đặt
hiệu quả sản xuất cao nhất, đem lại thu nhập ngày một tăng cho người lao động.
Phát triển nhanh không làm phá vỡ mơi trường sinh thái.
Tóm lại, phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nơng nghiệp
hàng hóa, Phát triển kinh tế trang trại khơng chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả
về chất lượng các trang trại, bảo đảm cho sự phát triển theo hướng chun mơn
hóa, ở đó diễn ra sự phân cơng lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao,
cũng như đảm bảo việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý
và có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại là phát triển nền nông nghiệp hợp lý,
tiên tiến và hiện đại.
b. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế
trang trại phải được nhìn nhận trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả về kinh tế xã hội và hiệu quả về bảo vệ tài nguyên môi trường. Vai trò này được thể hiện rõ
nét các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa sản xuất nơng
nghiệp lên cơng nghiệp hóa hiện đại hóa (Phạm Bằng Luân, 2007).
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là
nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực kinh tế
hộ nông dân; là sự đột phá trong bước chuyển qua sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, tạo ra sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nơng sản hàng hóa

đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

11


×