Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.83 KB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO QUYẾT THẮNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
BƯỞI DIỄN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã ngành:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đào Quyết Thắng

i

năm 2019


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giáo Ban quản lý Đào tạo sau
đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn – Học viện
nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong q trình học tập
và làm đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Thanh Cúc, người đã định
hướng và giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm đề tài.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Phòng Thống kê, Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài Ngun và Mơi trường, Phịng Lao
động - TB&XH huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã, các cán bộ, hộ nơng dân đã
giúp đỡ tơi trong q trình điều tra.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn
bè trong suốt quá trình học tập và hồn thiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Quyết Thắng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cám ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, đồ thị ................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................................. 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bưởi diễn của hộ ........... 5
2.1

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm của phát triển sản xuất bưởi Diễn.................................... 10

2.1.3.


Nội dung về phát triển sản xuất cây bưởi ........................................................... 19

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi .......................................... 23

2.2

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 27

2.2.1.

Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây bưởi trên thế giới .............................. 27

2.2.2

Kinh nghiệm phát triển sản xuất bưởi ở Việt Nam.......................................... 32

2.2.3

Kinh nghiệm cho phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Yên Thế ............................ 41

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 43
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 43

3.1.1


Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 43

iii


3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 57

3.2.1

Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ............................................. 57

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 58

3.2.3

Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 60

3.3.

Các hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................................... 62

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 64

4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 64

4.1.1

Định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên
địa bàn huyện Yên Thế .................................................................................. 64

4.1.2.

Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên
Thế ................................................................................................................ 68

4.1.3.

Đánh giá yếu tố đầu ra ................................................................................... 72

4.1.4.

Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi Diễn của huyện qua các năm .................... 77

4.1.5.

Đánh giá tình hình phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên địa
bàn huyện Yên Thế ........................................................................................ 82

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông
hộ trên địa bàn huyện Yên Thế .................................................................... 85

4.2.1

Chính sách của Nhà Nước.............................................................................. 85

4.2.2.

Thị trường tiêu thụ ......................................................................................... 86

4.2.3

Điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất ............................................................. 87

4.2.4.

Yếu tố sâu bệnh hại cây trồng ........................................................................ 87

4.2.5

Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 90

4.3.

Các giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn
huyện Yên Thế .............................................................................................. 92

4.3.1.


Căn cứ đề ra các giải pháp ............................................................................. 92

4.3.2.

Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn
huyện Yên Thế .............................................................................................. 93

4.3.3.

Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn cho các hộ nông dân
trên địa bàn huyện Yên Thế ........................................................................... 96

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1

Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

5.2.1

Đối với nhà nước ......................................................................................... 104

5.2.2.


Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 104

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 105

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng phân bón cho mỗi cây bưởi từ năm thứ nhất đến thứ 3 ................... 17
Bảng 2.2. Lượng phân bón cho mỗi cây bưởi từ sau thứ 3 ......................................... 17
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới những năm gần đây .......................... 28
Bảng 2.4.

Sản lượng bưởi quả một số quốc gia SX bưởi chủ yếu trên Thế Giới ............... 28

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất một số cây ăn quả ở Việt Nam ..................................... 34
Bảng 2.6. Giá trị xuất nhập khẩu quả bưởi ở nước ta từ 2015 – 2017 ......................... 37
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2015-2017) ...... 46
Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 03 năm 2016 - 2018 ...... 48

Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2016 - 2018 .... 52

Bảng 3.4. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp............................................................... 59
Bảng 4.1. Biến động diện tích bưởi Diễn của huyện qua các năm .............................. 66
Bảng 4.2. Chi phí đầu tư 1 sào bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản............................ 68
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra ở huyện Yên Thế giai đoạn

2016 - 2018 ............................................................................................... 70
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư sản xuất bưởi Diễn của các hộ điều tra thời kỳ sản xuất
kinh doanh (tính cho 1 sào) ....................................................................... 71
Bảng 4.5. Giá bán bưởi Diễn Yên Thế trên thị trường ............................................... 77
Bảng 4.6. Bảng năng suất và sản lượng của huyện qua các năm ................................ 77
Bảng 4.7. Năng suất bưởi Diễn tại ở các độ tuổi khác nhau (Tính BQ các hộ) ........... 78
Bảng 4.8. Sản lượng và giá trị bưởi Diễn của huyện Yên Thế năm 2018 ................... 80
Bảng 4.9. Tình hình sản xuất bưởi Diễn của các nhóm nơng hộ từ năm 2016-2018 .. 81
Bảng 4.10. Khó khăn của các hộ trồng bưởi Diễn ........................................................ 84
Bảng 4.11. Nguyện vọng của người sản xuất về những chính sách của Nhà nước ....... 85
Bảng 4.12. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của cây trồng ................................................. 86
Bảng 4.13. Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây bưởi Diễn..................................... 88
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả của chương trình tập huấn cho hộ sản xuất trên địa
bàn huyện .................................................................................................. 91
Bảng 4.15. Nhu cầu về vốn sản xuất của hộ điều tra Ma trận SWOT trong phát triển
sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế ................................. 93

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Biến động diện tích bưởi Diễn tồn huyện qua các năm .............................67
Đồ thị 4.2. Biến động diện tích bưởi Diễn của 3 xã điều tra qua các năm .....................67
Đồ thị 4.3. Biến động về năng suất Biến bưởi Diễn qua các năm .................................78
Đồ thị 4.4. Biến động về sản lượng Biến bưởi Diễn qua các năm .................................79
Đồ thị 4.5. Hình thức tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn ......................................................86
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ bưởi Diễn của các hộ điều tra ...............................................75

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị


GTSX

Giá trị sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

N – L – TS

Nông – lâm - thuỷ sản

NHCN

Nhãn hiệu chứng nhận

NN

Nông nghiệp

PTNT


Phát triển nông thôn

QM

Quy mô

SL

Số lượng

TM – DV

Thương mại - dịch vụ
TN – KT – XH: Tự nhiên – kinh tế - xã hội

Trđ

Triệu đồng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VH

văn học

XDCB

Xây dựng cơ bản


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Quyết Thắng
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp ứng dụng

Mã ngành: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bưởi Diễn là giống cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao cần được bảo vệ,
bảo tồn lâu dài và đầu tư khai thác một cách hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh
tế địa phương, nâng cao đời sống người nông dân. Bưởi Diễn được trồng ở Yên Thế
bước đầu mang lại hiệu quả với vị ngọt, mọng nước, khơng he, khơng chua, mã quả
đẹp, có hương vị thơm đặc biệt. Trong những năm gần đây, diện tích trồng bưởi Diễn
trên địa bàn huyện Yên Thế - Bắc Giang liên tục tăng, sản lượng bưởi không đủ cung
cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy nhiên bưởi Diễn Yên Thế cũng gặp phải
nhiều thử thách như thiên tai, sau bệnh hại đặc biệt là gân xanh vàng lá đã làm cho diện
tích phần nào bị thu hẹp. Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển
ngành trồng bưởi Diễn đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong
cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới.
Nhằm phát triển sản xuất cây bưởi Diễn của huyện trong thời gian tới và để giải
quyết thoả đáng những câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Với mục tiêu chung là Nghiên cứu thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng
tới phát triển sản xuất bưởi Diễn của các hộ nông dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang,
từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian tới. Mục tiêu

cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phát
triển sản xuất cây căn quả có múi nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng. Đánh giá thực
trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn tại các nông hộ ở trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất bưởi Diễn một cách hiệu quả của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa những khái niệm cơ bản liên quan như phát
triển sản xuất, phát triển sản xuất cây ăn quả, phát triển sản xuất bưởi. Trên cơ sở kinh
nghiệm trong và ngoài nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện để nâng cao hiệu
quả phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

ix


Huyện Yên Thế là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển bưởi
Diễn. Ở đây có tiềm năng về đất đai, khí hậu và tiềm năng về thị trường vì vậy nơi đây
có thể phát triển được nền nơng nghiệp đa dạng và tồn diện. Ngồi ra, những điều kiện
ở huyện Yên Thế còn phù hợp để vùng trồng bưởi Diễn ở huyện trở thành vùng chuyên
canh cây bưởi Diễn. Trong 3 năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng bưởi Diễn
liên tục tăng. Hiện nay diện tích bưởi Diễn đã có trên 388,5 ha, sản lượng trên 1500 tấn.
Giá bán bưởi Diễn trên thị trường là khá cao trung bình giá vào khoảng 22.000
đồng/quả. Tình hình sản xuất bưởi Diễn của người dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, về
kỹ thuật trồng và chăm sóc, vốn đầu tư, cây gống và trở ngại rủi ro lớn nhất là nguy cơ
dịch bệnh và các biến động thời tiết bất thường khó lường trước được.... Thị trường tiêu
thụ còn bị tư thương ép giá, giá cả bấp bênh và chênh lệch lớn giữa đầu vụ và cuối vụ.
Bưởi Diễn đã có thương hiệu sản phẩm, được nhiều người tiêu dùng biết tới nhưng công
tác quảng bá còn hạn chế. Lượng bưởi Diễn được các hộ chủ yếu bán cho người thu
gom và bán buôn chiếm đến 60,36% sản lượng. Kết quả sản xuất bưởi Diễn ở huyện
Yên Thế là tương đối cao.

Để đạt được mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi Diễn huyện phải
thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Trong sản xuất cần làm tốt cơng tác chọn giống,
chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh kịp thời và thiết kế vườn bưởi hợp lý; quy hoạch vùng
chuyên canh Bưởi Diễn. Công tác bảo quản, chế biến sản phẩm cần được đầu tư; Tiếp
tục tích cực quảng bá thương hiệu, để thương hiệu bưởi Diễn và tăng cường xây dựng
hoàn thiện các tuyến đường giao thông. Cần quản lý tốt công tác cho vay và sử dụng
vốn vay. Ngoài ra, cần mở rộng quỹ tín dụng nhân dân, quỹ vốn của các cơ quan đoàn
thể để huy động và tranh thủ các nguồn vốn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Quyet Thang
Thesis title: Production development of Dien pomelo of farm households in Yen The
district, Bac Giang province.
Major: Agricultrural economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence the Production
development of Dien pomelo of farm household, and put forward several main solutions
to enhance production development of Dien pomelo of farm household in Yen The
district, Bac Giang province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from agricultural co-operatives,

agricultural co-operative members.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Yen The is a district with nature conditions which is suitable for developing
Dien pomelo. There is potential for land, climate and market potential, therefore it can
develop a diversity agriculture. In addition, the conditions in this area are suitable for
Dien pomelo growing area to become a area specializing in Dien pomelo. Over 3 years,
the area, productivity and yeild of Dien pomelo has constantly increased. Currently, the
area of Dien pomelo has more than 388.5 hectares, the output is over 1500 tons. The
price of Dien pomelos in the market is quite high, about 22,000 dong/ fruit. The
situation production of Dien pomelo of famers faces many difficulties, in terms of
planting and care techniques, investment capital, trees and disease and abnormal
weather fluctuations.
The market is pressured by traders, prices are unstable, there is a big gap
between the beginning and the end of the season. Dien pomelo has a brand which is
known by consumers, however the advertising are limited. The number of Dien pomelo
sold collectors and wholesalers, accounts for 60.36% of the total.

xi


Put forward several main solutions to enhance production development of Dien
pomelo of farm household in Yen The district, Bac Giang province: In production, it is
necessary to well perform the task of selecting and caring, timely pest control and
pomelo garden design; specialized area planning for Dien pomelo. Product preservation
and processing should be invested; Promoting the brand Dien pomelos and
strengthening the construction of roads. Managing and using of loans. In addition, it is
necessary to expand people's credit funds and capital funds of organizations.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với Việt Nam, ngành trồng trọt đã có từ lâu đời và ngày càng phát
triển trở thành một ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp và nơng thơn nước
ta, trồng trọt nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể trong việc cải
thiện mức sống của hộ gia đình. Nước ta là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng
khá thuận lợi cho việc trồng và phát triển các vườn cây ăn quả đặc biệt là các loại
cây ăn trái đặc quả. Vì vậy, phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao
đang là một trong những hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam.
Những năm gần đây, trước tình hình kinh tế hội nhập, ngành trái cây Việt Nam
được quan tâm sâu sắc để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu.
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, cách
thành phố Bắc Giang 27 km theo quốc lộ 17 về phía Tây Bắc. Huyện n Thế có
tổng diện tích tự nhiên 30.637,05 ha và là địa phương rất thành công trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu
nhập cho người nơng dân rất tốt. Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với
thế mạnh là trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, điển hình của trồng
cây ăn quả là vải thiều, nhãn, điển hình của chăn ni gia súc, gia cầm là gà đồi
(UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, năm 2018).
Từ năm 2001 đến nay quả vải đang gặp một số khó khăn về thị trường tiêu
thụ dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều hộ gia đình trong huyện đã mạnh dạn
chặt bỏ cây vải, đầu tư phát triển nhiều loại cây ăn quả khác, trong đó có cây
bưởi Diễn.
Bưởi Diễn là một loại cây ăn quả lâu năm ở Việt Nam, được trồng nhiều
ở vùng Phú Diễn, Hà Nội. Bưởi Diễn khơng chỉ có giá trị kinh tế cao mà cịn là
loại cây ăn quả có hàm lượng dinh dưỡng cao. Qua kết quả phân tích thành phần

dinh dưỡng trong quả bưởi ta thấy múi bưởi ngọt, hơi có vị chua. Nước bưởi
chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường trái cây, đạm, chất béo, axít, bêta
carotense và chất khoáng. Bưởi cũng chứa nhiều vitamin như A, C, B1 và B2,
trong đó lượng vitamin C cao gấp bốn lần so với trái lê. Thành phần dinh dưỡng
khác của bưởi cũng ngang bằng với cam và quýt. Trong 123g bưởi gồm có

1


36,90calo; 46,86mg vitamin C; 1,69g chất xơ ăn kiêng; 318,57Iu vitamin A;
158,67mg Kali; 15,01mcg Pholate; 0,35mg vitamin B5 (unifarm.vn, 2015). Đây
là đều là những chất dinh dưỡng bồi bổ cho sức khỏe con người (Nguyễn Công
Tiệp, 2012).
Bưởi Diễn được trồng ở Yên Thế bước đầu mang lại hiệu quả với vị ngọt,
mọng nước, không he, không chua, mã quả đẹp, có hương vị thơm đặc biệt.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế Bắc Giang liên tục tăng, sản lượng bưởi không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng
của thị trường. Tuy nhiên bưởi Diễn Yên Thế cũng gặp phải nhiều thử thách như
thiên tai, sau bệnh hại đặc biệt là gân xanh vàng lá đã làm cho diện tích phần nào bị
thu hẹp. Bên cạnh đó giá cả chưa ổn định, người dân nơi đây vẫn còn bế tắc trong
quy trình sản xuất. Mặc dù đã có các chính sách phát triển nhưng hiện nay hình thức
trồng bưởi vẫn theo quy mơ hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh
nghiệm dân gian mà chưa áp dụng quy trình kỹ thuật rộng rãi. Việc tìm đầu ra cho
sản phẩm cũng là vấn đề hết sức khó khăn, vấn đề đăng ký bảo hộ, tem, nhãn đang
những bước đầu thực hiện, chất lượng sản phẩm chưa được quản lý đã làm giảm đi
thị phần của bưởi Diễn trên thị trường. Hiện tại, nguồn thiêu thụ sản phẩm chủ yếu
là do các thương lái nên mặc dù năng suất cao nhưng lợi nhuận thu lại thì khơng
đúng với giá trị thực, dẫn đến thiệt thịi cho người nơng dân trồng bưởi. Bưởi Diễn
là giống cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao cần được bảo vệ, bảo tồn lâu dài
và đầu tư khai thác một cách hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh tế địa
phương, nâng cao đời sống người nông dân.

Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành trồng
bưởi Diễn đạt hiệu quả cao đúng với vai trị và tầm quan trọng của nó trong cơ
cấu kinh tế của huyện những năm tới?.
Câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết:
- Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang đang diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi Diễn của các
nông hộ?
- Những giải pháp nào cần được đưa ra nhằm phát triển sản xuất bưởi
Diễn trong thời gian tới cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang?

2


Nhằm phát triển sản xuất cây bưởi Diễn của huyện trong thời gian tới và
để giải quyết thoả đáng những câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
sản xuất bưởi Diễn của các hộ nông dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, từ đó
đưa ra các giải pháp để phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
cây căn quả có múi nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn tại các nông hộ ở trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi Diễn của các

nông hộ ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất bưởi Diễn của các
nông hộ trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất buổi diễn của các
hộ nơng dân.
- Người sản xuất (hộ gia đình và một số trang trại trồng bưởi Diễn), hộ kinh
doanh, bán buôn, bán lẻ bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Cán
bộ quản lý ở các xã và cán bộ quản lý tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển sản xuất bưởi Diễn tại nông hộ ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2 Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

3


1.3.2.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 25/08/2017 đến tháng 31/03/2019
- Thời gian được nghiên cứu thông qua các số liệu thu thập qua 3 năm ,
2016, 2017 và 2018, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu tháng 2/2018 đến
tháng 12/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã khái quát hệ thống lý luận về phát triển sản xuất, phát triển sản
xuất các sản phẩm cây ăn quả. Phân tích, làm sáng tỏ nội dung về phát triển sản
xuất bưởi. Làm rõ khái niệm về phát triển sản xuất, phát triển sản xuất cây ăn
quả, về sản xuất bưởi; Đặc điểm vai trị phát triển sản xuất bưởi; Tìm hiểu cơ sở

thực tiễn về phát triển sản xuất bưởi của một số tỉnh huyện từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm về phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh
Bắc Giang và cho việc tiêu thụ quả an toàn của các địa phương khác.
Luận án đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung của
phát triển sản xuất bưởi của các huyện tỉnh trong nước từ đó làm bài học để thúc
sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế. Phân tích được thực trạng phát
triển sản xuất bưởi trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang theo nhiều khía
cạnh nêu được những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và
những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Bưởi Diễn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
thúc đẩy sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện được tốt hơn.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN CỦA HỘ
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân
a. Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nơng nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên
những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản
xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ khơng
hồn hảo cao (Lâm Quang Hun, 2016).
Hộ nơng dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất chính
là nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp như:
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ …ở các mức độ khác nhau (Lâm
Quang Huyên, 2016).
b. Kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một
nhà và ăn chung. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc
vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển (Lâm
Quang Huyên, 2016).
2.1.1.2. Phát triển sản xuất
* Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).

5


Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 1992:
phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh
tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành cơng nghiệp tạo ra, sự đơ thị
hố, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay
đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz 1992: “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội” (World Bank, 1992).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho
rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong
cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia (World Bank, 1992).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về qui mơ số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ
của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối
cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
Trong q trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được
hình thành và ngày càng được hoàn thiện. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu
hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế,
xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất
với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:

6


Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức

xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính:
Kinh tế - Xã hội – Mơi trường.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào những
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá
muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt cơng trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến
là cơng trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường
bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và mơi trường, Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Cơng trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững
theo báo cáo Brundtland như một tiến trình địi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực:
Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi
trường, bền vững về mặt kỹ thuật.
"Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt
Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên
hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ
tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung
Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững
đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi
trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển
bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000)
do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết
và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững.
Cơng trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững
kinh tế, bền vững mơi trường, bền vững văn hố, đã tổng quan nhiều mơ hình
phát triển bền vững như mơ hình 3 vịng trịn kinh kế, xã hội, mơi trường giao
nhau của Jacobs and Sadler (1990), mơ hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính
trị, hành chính, cơng nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mơ hình
liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mơ hình 3 nhóm mục
tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank (World Bank, 1992).


7


Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là
những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người.
* Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Có
2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
* Phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát
triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị
(sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư

8


thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao
động (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,
đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới
xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ
lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát
triển bền vững.
Bưởi Diễn là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người
sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây
ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất bưởi Diễn sẽ đưa giá trị của ngành
nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao
của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng
các nơng sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hố lớn tăng lên (Dẫn theo Nguyễn
Cơng Tiệp, 2012).
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây bưởi Diễn nói riêng góp
phần làm cho ngành cơng nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân,
thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp
của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh

năm cho nhân dân (Dẫn theo Nguyễn Công Tiệp, 2012).
Phát triển sản xuất bưởi Diễn cịn góp phần tạo cảnh quan, môi trường
sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nơng nghiệp phát triển như tham quan
mơ hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Việc phát triển sản xuất bưởi Diễn cịn thúc đẩy việc tìm tịi và áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Dẫn theo Nguyễn Cơng Tiệp, 2012).
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng đã
góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các
cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu
vực sản xuất hàng hố như đường giao thơng, điện, thơng tin... Qua đó làm
thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim
Chung, 1997).

9


* Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng.
- Chi phí đầu tư cho sản xuất cây ăn quả.
- Kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của phát triển sản xuất bưởi Diễn
2.1.2.1 Khái niệm về phát triển sản xuất bưởi Diễn
"Phát triển được coi là một q trình, trong đó lượng sản phẩm tiêu thụ
ngày càng tăng về số lượng theo hướng có lợi cho người sản xuất và người tiêu
dùng. Như vậy các hộ nông dân phải có chiến lược trồng, chăm sóc, thu hoạch và
tiêu thụ sản phẩm, phải có phương thức bán hàng phù hợp nhất, có chính sách
yểm trợ cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường, xác định thương
hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp. Đặc biệt chú ý tới việc mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm" (Dẫn theo Nguyễn Công Tiệp, 2012).

"Trong phát triển sản xuất khi tiêu thụ phải chú ý tới giá cả sản phẩm. Giá
cả khác nhau có tác dụng khuyến khích hay hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt
khác giá cả các loại sản phẩm phân phối trên thị trường theo các kênh cũng khác
nhau. Trong đó phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng thì người sản xuất có lợi
hơn cả, nhưng chỉ tiêu thụ được một khối lượng nhỏ, do đó phân phối sản phẩm
theo hệ thống kênh gián tiếp. Cần chú trọng chất lượng sản phẩm và thị hiếu
khách hàng trong quá trình phát triển và tiêu thụ sản phẩm" (Dẫn theo Nguyễn
Công Tiệp, 2012).
Do đó phát triển thị trường sản phẩm bưởi có thể được hiểu: Cũng là một
quá trình thể hiện sản phẩm ngày càng được tiêu thụ với số lượng lớn hơn. Do đó
phải chú ý tới thị trường tiêu thụ.
Thị trường bưởi là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm bưởi. Đây
cũng là quá trình mà người mua và người bán bưởi tác động lẫn nhau để xác định
giá cả, chất lượng và số lượng sản phẩm bưởi cần tiêu thụ.
"Người tiêu dùng sản phẩm bưởi quả là những khách hàng nhỏ lẻ hay
nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm bưởi quả và có khả năng thanh tốn.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thị trường tiêu thu sản phẩm bưởi
Diễn" (Dẫn theo Nguyễn Công Tiệp, 2012).

10


2.1.2.2.Vai trò của phát triển sản xuất bưởi Diễn.
- Đối với người sản xuất.
Là cơ sở để ra quyết định trong sản xuất kinh doanh. Chỉ có tiêu thụ được
sản phẩm thì mới quyết định có nên sản xuất tiếp, quy mô bao nhiêu? Người sản
xuất sẽ căn cứ vào thị phần thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và sự chấp nhận
của người tiêu dùng đối với sản phẩm làm cơ sỏ để ra quyết định mở rộng hay
thu hẹp quy mô sản xuất. Cần chú ý mục tiêu giảm thiểu chi phí, những bất lợi
đến tù thị trường nhằm tăng lợi nhuận (Ngơ Dỗn Vịnh, 2003).

Là cơ sở để đánh giá đối thủ cạnh tranh, sự hoạt động của các khâu tham
gia tiêu thụ trên thị trường sản phẩm bưởi.
- Đối với xã hội
Phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm đưa ra thị trường để cân đối cung cầu.
thông qua hệ thống kênh phân phối của các nơng hộ sản xuất sẽ làm cho dịng
sản phẩm luôn lưu động trên thị trường tại nhiều khu vực khác nhau đảm bảo lợi
ích của người tiêu dùng và người sản xuất. Khi cung cầu cân bằng sẽ hạn chế sự
biến động giá cả gây bất lợi cho người tiêu dùng khi giá cao cũng như người sản
xuất khi giá xuống thấp.
Giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Từ phát triển sản
xuất đưa ra thị trường sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất từ đó tăng nhu
cầu về lao động tham gia vào sản xuất, cũng như các đối tượng tham gia trên thị
trường tiêu dùng. Thông qua thị trường tiêu dùng sản phẩm có thể dự đốn nhu
cầu tiêu dùng của thị trường. Trên cơ sở đó, nơng hộ sẽ xây dựng được các kế
hoạch phát triển sản xuất phù hợp (Dẫn theo Nguyễn Công Tiệp, 2012).
2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế, đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây bưởi
a. Đặc điểm kinh tế cây bưởi
Bưởi là thức ăn quý được thuần dưỡng từ lâu đời. Trong bưởi có nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: giàu khoáng chất, vitamin, nhất là
vitamin C giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng.
Trên thực tế trong thời gian dài do chiến tranh, ở Việt Nam người ta chú
trọng đến việc ăn no, ăn nhiều chất bột (ngơ, khoai, lúa,…) mà ít ăn trái cây. Do
đó, một bộ phận người lớn, trẻ em bị suy dinh dưỡng vì thiếu vitamin. Trong các
loại bưởi ngồi vitamin, chất khống cịn chứa lượng lớn chất xơ giúp cặn bã của
q trình tiêu hố dễ dàng hơn. Ngồi ra, nó làm cho hàm lượng đường trong
máu tăng ở mức độ vừa phải và được duy trì ở mức cần thiết, nhờ đó mà cơ thể

11



không thừa đường, không chuyển mỡ dự trữ ở các mơ gây béo phì. Các loại
vitamin A, E và C là các chất chống ơxi hóa và có nhiều trong quả bưởi, rất tốt
cho sức khỏe của con người.
Việc tổ chức sản xuất cây bưởi nếu hình thành được các vùng chuyên
canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và địi hỏi phải có các chính sách kinh tế
linh hoạt để kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi,
cung cấp nhiều chủng loại bưởi cho thị trường và hạn chế được tính thời vụ trong
sản xuất (Trần Thế Tục, 1998).
b. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây bưởi
Cây bưởi cũng như nhiều loại cây ăn quả khác là loại cây lâu năm và đều
trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản. Thời kì này thường kéo dài từ 2 - 3 năm. Trong
thời kỳ này do đặc điểm tán cây còn hẹp, khả năng chiếu sáng nhiều nên trồng
xen các cây ngắn ngày như các cây họ đậu nhằm tiết kiệm đất, tăng độ phì cho
đất và tăng thu nhập cho hộ trồng (Trần Thế Tục, 1998).
Cây bưởi thường có tuổi thọ cao, nhất là những vùng có khí hậu ơn hồ,
đất tốt, độ dốc, thốt nước tốt. Trên thế giới có cây bưởi sống đến vài trăm năm
như Trung Quốc, Tây Ban Nha. Ở Việt Nam cũng có cây bưởi sống 40- 50 năm
như ở Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên…Song cũng có vườn bưởi chỉ
sống dưới 10 năm kể từ khi trồng. Vấn đề quan tâm hàng đầu trong trồng cây
bưởi là giống. Yêu cầu đối với giống là phải có năng suất cao, sớm có quả, có
phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương
và chống chịu sâu bệnh tốt. Cùng với việc tạo giống, việc nghiên cứu và hồn
thiện kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây rất được coi trọng. Khoảng cách và mật
độ trồng được nghiên cứu gắn với các yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, phân
bón, phịng trừ sâu bệnh, năng suất và khả năng khai thác nguồn lợi hiệu quả
kinh doanh cả chu kì. Cây bưởi là loại cây trồng chịu hạn tốt, khơng kén đất.
Chính vì vậy, có thể phát triển cây bưởi ở những vùng đất mà cây lương thực
không thể trồng. Cây bưởi có thể trồng phân tán tại các vườn nhà hoặc trồng tập
trung ở các trang trại, trồng một lần và cho thu hoạch nhiều lần, lao động sử dụng
để trồng và chăm sóc có thể sử dụng lao động gia đình (Trần Thế Tục, 1998).

Phịng trừ bệnh cho cây bưởi là vấn đề quan trọng trong việc phát triển
cây có múi ở nhiều nước trên thế giới. Cũng như tất cả các loại cây khác, sâu
bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển, khả năng cho

12


×