Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG CHÀO HỎI CHO TRẺ NHÀ TRẺ 2436 THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 9 trang )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ
NĂM HỌC 2020-2021

BIỆN PHÁP
NÂNG CAO KỸ NĂNG CHÀO HỎI CHO TRẺ NHÀ TRẺ
24-36 THÁNG LỚP D1 TRƯỜNG MẦM NON Z115

Họ và tên

: Nguyễn Thu Hằng

Nhiệm vụ : Giáo viên dạy nhà trẻ 24-36 tháng D1
Đơn vị

: Trường Mầm non Z115

Tháng 4 năm 2021


BIỆN PHÁP
NÂNG CAO KỸ NĂNG CHÀO HỎI CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG
LỚP D1 TRƯỜNG MẦM NON Z115
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang là một chuyên đề được
ngành học mầm non triển khai và đặc biệt quan tâm, trong đó việc giáo dục kyc
năng ứng xử lễ phép, kỹ năng chào hỏi cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu
đời là vô cùng quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Trẻ nhỏ cần được học kỹ năng chào hỏi từ sớm vì đây là một phần quan
trọng đối với kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Chào hỏi lễ phép là một trong
những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ
thường không nghe lời và bướng bỉnh không chịu nghe lời bố mẹ, cô giáo và


chào hỏi khi gặp người khác. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ
phép hiệu quả?
Trước vấn đề nêu trên bản thân tôi đã lựa chọn, tìm hiểu, xây dựng và thực
hiện.“Biện pháp nâng cao kỹ năng chào hỏi cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp
D1 trường mầm non Z115”
PHẦN II: NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Nội dung biện pháp
1.1 Đánh giá thực trạng.
1.1.1: Thuận lợi
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường trường đã thường xuyên quan
tâm bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
- Bản thân là một giáo viên vững chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ, ham
học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Phụ huynh đại đa số làm trong nhà máy Z115 nên trẻ rất ngoan ngỗn, lễ
phép
1.1.2: Khó khăn

2


- Một số trẻ còn nhút nhát, kỹ năng chào hỏi của trẻ cịn hạn chế, khả năng
về ngơn ngữ khơng đồng đều, vốn từ của trẻ cịn ít.
- Đa phần trẻ bắt đầu đi học nên khó khăn trong việc rèn trẻ vào nếp, trẻ
hay nói cụt câu, nói tự do.
- Một số gia đình phụ huynh chưa chú trọng quan tâm, giáo dục kỹ năng
chào hỏi cho các con, dẫn đến kỹ năng tự giác chào hỏi của trẻ cịn hạn chế.
1.2. Ngun nhân:
- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều sẽ dẫn đến sự
chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngơn ngữ..
- Ngơn ngữ, vốn từ của trẻ cịn rất hạn chế, cịn sử dụng ngơn ngữ thụ động

nhiều.
- Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao
tiếp.
1.3. Cách thức thực hiện.


Bảng khảo sát trước khi thực hiện biện pháp áp dụng trên 25 trẻ
STT

1
2
3
4

Nội dung khảo sát

Trẻ vui vẻ khi đến lớp
Trẻ tự động chào ơng bà bố mẹ
Trẻ có kỹ năng cháo hỏi lễ phép
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp

Trước thực
nghiệm
Số trẻ đạt Tỉ lệ %
10/25
40%
8/25
32%
7/25
28%

5/25
20%

1.4. Quá trình thực hiện.
* Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục thông qua việc làm gương của
giáo viên và việc tổ chức “Lớp học hạnh phúc”.
Mỗi người xung quanh trẻ luôn là tấm gương cho trẻ học tập. Vì vậy, trong
các mối quan hệ tơi ln có ý thức để ý đến lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ của bản
thân để làm tấm gương cho trẻ học theo.

3


Đối với đồng nghiệp tôi cư xử đúng mực, khéo léo, vui vẻ, nói với nhau
bằng ngơn ngữ nhẹ nhàng, thể hiện sự quan tâm đến nhau trong mọi hành động
cử chỉ, cùng nhau yêu thương trẻ và khi gặp nhau thể hiện lời chào thật vui vẻ
thân ái, tôi nghĩ đó chính là những bài học tuyệt vời cho trẻ.
Đối với trẻ tơi ln dành tình u thương, quan tâm chăm sóc tạo được sự
gần gũi tin yêu như vậy trẻ mới mong được đến lớp gặp cô, gặp bạn và thể hiện
những tình cảm qua câu chào một cách vui vẻ, hồ hởi và tự giác. Khi trẻ chưa
chào trước có thể tơi chào phụ huynh, chào trẻ trước để trẻ bắt chiếc làm theo:
“Em chào chị! Cháu chào bà ạ! Cô Hằng chào bạn Minh Quang nhé”
Đối với phụ huynh tôi luôn tạo sự tôn trọng, gần gũi, chia sẻ, khi gặp phụ
huynh luôn tươi cười, niềm nở, gửi đến họ lời chào thân thiện, đúng mực trước
và trong giờ đón trả trẻ tơi tun truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung, ý
nghĩa, cách thức rèn kỹ năng chào hỏi lễ giáo cho trẻ thông qua việc trao đổi
trực tiếp trong giờ đón và trả trẻ,qua các phương tiện liên lạc như: tin nhắn điện
tử, zalo, qua các góc tun truyền. Nội dung và hình thức tuyên truyền đảm bảo
đầy đủ, dễ hiểu, phong phú, hấp dẫn, đẹp mắt tạo được sự chú ý cho phụ huynh.
Ngồi ra tơi cịn tạo mơi trường học tập trong lớp học chứa đựng nhiều cơ

hội, tình huống cho trẻ được thực hành, trải nghiệm các kỹ năng chào hỏi. Để có
mơi trường rèn kỹ năng sống biết quan tâm, chia sẻ cho trẻ tôi thực hiện như
sau: Để tạo cảm giác thân thiện và ấm áp ngay trên lớp học của tơi đã trang trí
hình ảnh “Lớp học hạnh phúc” trẻ rất thích thú khi lựa chọn cho mình những
hình ảnh trái tim yêu thương hay nốt nhạc.....trẻ đến lớp buổi sáng và lựa chọn
những hành động để chào cơ thể hiện tình cảm đối với cơ giáo và các bạn.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của
trẻ để trang trí lớp, trẻ được xâu vịng, xâu hoa, xếp hình, xếp phương tiện giao
thơng … các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với
chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú.Trong lớp có các đồ dùng

4


đồ chơi cho trẻ chơi như em búp bê,……Tạo điều kiện cho trẻ có một tâm thế
thích đến lớp, u cô giáo.
* Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng chào hỏi qua ngôn ngữ kèm điệu bộ, hành
vi và ứng xử.
Như chúng ta biết để dạy cháu một câu chào giao tiếp như: Cháu chào cô.
Cháu chào bác… xem ra thật đơn giản bởi câu chào ngắn gọn thì bất cứ trẻ 3-4-5
tuổi nào cũng có thể thực hiện được, nhưng cũng câu chào đó thể hiện thế nào
cho có lễ phép.
Nếu như cháu vừa chạy, vừa chào cô hoặc cháu chào cơ với ngữ điệu cao
giọng thì lời chào chỉ mang hình thức đối phó, rập khn mà khơng có tính giáo
dục. Vậy để dạy cháu biết lễ phép với người lớn thông qua lời chào sao cho phù
hợp tôi hướng dẫn trẻ cách chào hỏi phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh
giao tiếp như:
- Chào người lớn tuổi: khoanh tay cúi đầu chào, khi chào phải tươi cười
niềm nở.
- Chào khi khách đến nhà hoặc khách đến thăm lớp: phải biết khoanh tay

chào “ Con chào bác ạ!”…, khi chào phải tươi cười , niềm nở.
- Chào bạn bè: trẻ giơ tay vẫy tay chào các bạn hoặc đập tay, ôm bạn, bắt
tay…
- Đối với trẻ kỹ năng ngơn ngữ cịn kém khi chào hỏi người lớn khoang tay
và nói “ ạ”.
Từng nội dung giáo dục được tôi tổ chức thành các hoạt đông chơi tập có
chủ đích hoặc tích hợp vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ hàng
ngày, đồng thời quan sát trẻ hàng ngày đánh giá sự tiến bộ của trẻ, những trẻ cịn
chưa đạt u cầu tơi có biện pháp uốn nắn và tiếp tục tăng cường cho trẻ thực
hành bằng nhiều tình huống để trẻ hình thành kỹ năng chào hỏi.
* Biện pháp 3: Giáo dục kĩ năng chào hỏi cho trẻ thông qua việc tổ
chức các hoạt động học và chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày.

5


Tổ chức các hoạt động học chuyên biệt để rèn cho trẻ một số kỹ năng ở
lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội như:
Chủ đề : “Bé và các bạn” hay chủ đề “Các bác, các cô trong trường mầm
non” Rèn kỹ năng chào hỏi cho trẻ thơng qua các hoạt động chơi tập có chủ
đích dạy trẻ kỹ năng chào hỏi như : Dạy trẻ biết cách chào hỏi cô giáo, bố mẹ,
ông bà, bạn trong lớp…, dạy trẻ cách chào hỏi khi đến lớp, ở gia đình, khi ở nhà
có khách, khi đi chơi…
Tơi xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng chào hỏi thành các hoạt động chơi
tập có chủ đích với mục tiêu giáo dục trẻ kỹ năng chào hỏi đúng chuẩn mực, phù
hợp với lứa tuổi của trẻ có sự làm mẫu chuẩn của cơ giáo.
Thường xun lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng chào hỏi
trong các hoạt động chơi tập có chủ đích ở các chủ đề như: : Ở chủ đề: Mẹ và
những người thân yêu của bé: lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Thơ “ Cháu chào
ông ạ”” Cô và mẹ”, truyện: “Chào buổi sáng” , Âm nhạc bài: “Lời chào buổi

sáng” bài “ Tiếng chào theo em” bài nghe hát “Con chim vành khuyên”
Muốn trẻ có kỹ năng tốt cần phải rèn luyện trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nên tôi
tận dụng các cơ hội trong ngày trong tất cả các hoạt động của trẻ trong chế độ
sinh hoạt để tích hợp giáo dục trẻ.
Giờ đón trẻ: Giờ đón trả trẻ tơi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng
hô.Dạy trẻ biết khoanh tay chào ông, bà, bố, mẹ và cô giáo trước khi vào lớp,
khi chào phải tươi cười , niềm nở.
Trò chuyện sáng: Tổ chức giờ trò chuyện buổi sáng tạo cho trẻ thể hiện kỹ
năng chào hỏi cô giáo và các bạn bằng nhiều hình thức khác nhau, trẻ nói sõi có
thể cho trẻ giới thiệu tên của trẻ và chào các bạn bằng nhiều hình thức vẫy tay,
đập tay, ơm bạn, bắt tay…
Hoạt động chơi góc: Khi tổ chức cho trẻ chơi ở các góc chơi tơi tạo cho trẻ
các tình huống chơi để trẻ luyện tập cách chào hỏi.
Ví dụ: Góc gia đình: Trẻ biết đóng vai mẹ con và mẹ dạy con biết cách
khoang tay chào hỏi khi gặp người lớn: “ Con chào ông ạ, con chào bác ạ, con
6


chào cô ạ, con chào mẹ ạ, con chào bố ạ...”. khi chào phải tươi cười , niềm nở.
Khi trẻ chơi ở góc tạo hình trẻ tơ màu bức tranh “ Trẻ khoanh tay chào cô khi
đến lớp”
Hoạt động chơi ngoài trời: Trước khi ra ngoài chơi giáo viên cần nhắc
nhở trẻ khi gặp người khác phải biết chào hỏi .
Ví dụ: Khi có khách đến trường chúng mình phải biết khoanh tay chào “
Con chào bác ạ”, khi chào phải tươi cười , niềm nở.
Hoạt động chơi theo ý thích:
Tổ chức cho trẻ xem tranh, tơ màu về lễ giáo, tạo các tình huống để trẻ
luyện tập kỹ năng chào hỏi.
Giờ trả trẻ: Cho trẻ xem các video dạy cách chào hỏi, lễ phép khi đến
trường, khi ở nhà, khi đi chơi…Nhắc nhở trẻ biết khoanh tay chào cô giáo, chào

bố mẹ trước khi ra về
Biện pháp 4: Khích lệ nêu gương
Ở lứa tuổi này các cháu rất thích được khen, mặt dù trẻ không đạt kết quả như
yêu cầu của cơ, nhưng hình thức khen là để động viên khích lệ kịp thời. Khi trẻ tự
giác chào cơ chào bạn, tôi kịp thời khen trẻ ngay “Con giỏi quá!” “Cô chào con!”
Cuối tuần tôi khen trẻ ngoan và lồng ghép việc trẻ biết chào Cô, chào các
bạn để trẻ hứng thú tôi cho trẻ cắm những ngôi sao nhỏ lên bảng bé ngoan như
vậy trẻ vơ cùng thích thú và muốn được cô tặng nhiều ngôi sao nhỏ, trẻ sẽ nỗ lực
như ý muốn cố phấn đấu ngoan hơn, giỏi hơn đó là một thành cơng lớn trong
việc vận dụng biện pháp nêu gương trong giáo dục lễ giáo.
2. Đánh giá kết quả thu được
2.1. Cách thức thu thập dữ liệu
- Quan sát: Tôi luôn quan sát bao quát trẻ trong suốt cả quá trình hoạt
động.
- Làm mẫu: Khi dạy thực hành các kĩ năng, tôi làm mẫu cho trẻ quan sát
- Trò chuyện: Cần đàm thoại, trao đổi để nắm được thông tin trẻ đạt được.
-Thực hành: Khi quan sát cô làm mẫu, trẻ sẽ thực hành các kĩ năng.
7


- Đánh giá trẻ: Khi trẻ thực hành kĩ năng ,cô quan sát để đánh giá trẻ.
- Bảng khảo sát: Để tìm hiểu thơng tin cần thiết.
2.2. Đánh giá kết quả thu được
Hiệu quả đối với trẻ: Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, có khả năng giao tiếp, ứng
xử văn minh thể hiện được tình yêu thương và biết quan tâm tới mọi người
xung quanh..

Kết quả so sánh trước và sau khi thực nghiệm trên 25 trẻ
Nội dung khảo sát


Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ đạt Tỉ lệ %

TT

1
2
3
4

Trẻ vui vẻ khi đến lớp
Trẻ tự động chào ơng bà bố mẹ
Trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp

10/25
8/25
7/25
5/25

40%
32%
28%
20%

24/25
22/25
20/25
10/25


96%
88%
20%
40%

Hiệu quả đối với phụ huynh: Hiểu rõ tầm quan trọng việc rèn kĩ năng chào
hỏi đối với trẻ. Nhiệt tình ủng hộ,tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ giáo viên trong
quá trình giáo dục kĩ năng chào hỏi cho trẻ, đồng thời tích cực rèn kỹ năng lễ
giáo cho trẻ tại gia đình.
Hiệu quả đối với giáo viên: Giáo viên nâng cao năng lực, kinh nghiệm
thơng qua q trình tổ chức giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết. Điều đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuốc sống. Vì vậy để hình
thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ cần có sự gương mẫu của giáo viên, tích hợp dạy
trẻ, luyện kỹ năng chào hỏi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa giáo viên với phụ huynh.
Chính vì thế giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng có một
ý nghĩa rất lớn trong sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ sau này.

8


Sau một thời gian thực hiện biện pháp, với lòng yêu nghề, yêu trẻ mong
muốn trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, ngay từ những năm tháng đầu tiên ở
trường mầm non, Bản thân tôi đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ, đó thực sự
là những thành quả rát đáng vui mừng góp phần giáo dục kỹ năng chào hỏi cho
trẻ, phát triển nhân cách trẻ, là tiền đề để trẻ phát triển và trở thành những con
người có ứng xử chuẩn mực phù hợp với xã hội.

2. Kiến nghị
Đề nghị với các cấp lãnh đạo quan tâm:
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu để
giáo viên nghiên cứu.
Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực của giáo viên trong
hoạt động giáo dục kỹ năng lễ giáo cho trẻ.
TP. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP
BAN GIÁM HIỆU

Chu Thị Thanh Hà

TÁC GIẢ

Nguyễn Thu Hằng

9



×