Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp: Sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5 tuổi làm quen với Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 14 trang )

Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
I. Tóm tắt đề tài:
Trong các môn học của trẻ ở trường mầm non. Làm quen với toán là một môn học
vô cùng quan trọng trong hoạt động học của trẻ ở trường. Trong quá trình làm quen với
toán từ đó hình thành lên nhân cách của trẻ cũng từ đó được tiếp cận với nhiều kiến thức
từ đơn giản đến phức tạp - từ dễ đến khó. Qua môn học này giúp trẻ có một tiền đề, một
hành trang vững vàng giúp trẻ có tâm thế tự tin bước vào trường tiểu học.
Trong quá trình thực nghiệm tôi đã mạnh dạn sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn
cho trẻ 5T làm quen với toán. Trong quá trình vận dụng trẻ hăng say và hứng thú hơn
trong môn học này.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tác dụng: Lớp 5TB và 5TC - Trường
Mầm non XXX. Kết quả cho thấy trẻ hứng thú vào giờ học lớp thực nghiệm đạt loại
tốt.
Điều đó chứng minh rằng chương trình ứng dụng khoa học sư phạm đã có kết quả tốt.
II. Giới thiệu.
Việc dạy cho trẻ 5 tuổi nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với
toán ở trường mầm non không những giúp cho trẻ tiếp cận với bộ môn toán ở trường
tiểu học dễ dàng hơn mà còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở các môn học khác nhanh
nhạy và chính xác hơn.
Cho trẻ làm quen với toán là giúp trẻ có chiếc chìa khoá để mở cửa kho tàng kiến
thức nhưng làm thế nào để cho trẻ hứng thú say mê học toán ,làm thế nào để trẻ tiếp
thu kiến thức một cách thoải mái nhất ,dễ dàng nhất mà trẻ không cảm thấy đó là sự
đơn điệu ,cứng nhắc ,gò bó như bản chất của môn toán mà chúng ta thường quan
niệm .Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở trong những năm qua khi được phân công
dạy lớp 5 tuổi
*Hiện trạng :Trong quá trình giảng dạy và dự giờ rất nhiều tiết của đồng nghiệp
tôi thấy thực tế kết quả các tiết dạy làm quen với toán thường không cao . Đa số các
giáo viên sử dụng đồ dùng đồ chơi trong tiết dạy còn đơn điệu ,mẫu mã cũ ,chưa
sáng tạo chưa hấp dẫn và thu hút trẻ cách sử dụng đồ dùng ,đồ chơi chưa khoa học
,chưa hiệu quả, vì vậy giờ học trên lớp còn trầm, các cháu chưa tập chung chú ý kết
quả tiết dạy chưa cao.


- Để thay đổi hiện trạng trên: "Đề tài nghiên cứu sử dụng đồ dùng, đồ chơi cho
trẻ 5 tuổi làm quen với toán” được đưa vào ứng dụng - giúp trẻ tiếp thu kiến thức
một cách thoải mái, trẻ hứng thú hơn và giờ dạy đạt kết quả cao hơn.
1
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
Vì vậy tôi đã chọn một số biện pháp sử dụng đồ dùng ,đồ chơi cho trẻ 5 tuổi làm
quen với toán để giải quyết nguyên nhân trên và cải thiện hiện trạng dạy trẻ 5 tuổi
làm quen với toán hiện nay .
Đề tài nghiên cứu sử dụng đồ dùng ,đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 tuổi làm quen với
toán được đưa vào ứng dụng giúp cho giờ học đạt kết quả cao hơn
a.Giải pháp thay thế :
-Sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn trẻ trong giờ hoạt động học cho trẻ 5 tuổi làm
quen với toán giúp trẻ có hứng thú học toán và đạt kết quả cao hơn
b. Vấn đề nghiên cứu:Việc đưa một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp
dẫn cho trẻ 5 tuổi làm quen với toán có gây được hứng thú cho trẻ không? có nâng
được kết quả cho trẻ làm quen với toán không?
c. Gỉa thuyết nghiên cứu :”Một số biện pháp sử dụng đồ dùng ,đồ chơi hấp dẫn
cho trẻ 5 tuổ làm quen với toán” sẽ gây được hứng thú cao cho trẻ trong quá trình
hoạt động cho trẻ làm quen với toán từ đó kết quả giờ học sẽ cao hơn .
Để nghiên cứu đề tài sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán
tôi đã tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu và các bài viết sau :
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm Non - Nguyễn Thị ánh Tuyết - Nhà XBGD 1994
2. Toán và phương pháp hình thành hiện tượng toán cho trẻ mẫu giáo: Đinh Thị
Nhung.
NXB. Đại học quốc gia Hà Nội: 2000.
3. Phương pháp hình thành toán cho trẻ Mầm non
TS: Đỗ Thị, Minh Liên - NXBĐHSP 2003
- Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy trẻ Mầm non làm quen Toán của Nguyễn Thị Hồng -
Mầm non DDD.
III. Phương pháp.

a. Khách thể nghiên cứu.
- Lựa chọn trường Mầm Non XXX - TT DD vì trường vừa đạt chuẩn quốc gia có
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên 4 cô dạy 2 lớp 5T đều có trình độ Đại học Mầm non là giáo viên giỏi
cấp huyện nhiều năm có lòng say mê yêu nghề mến trẻ và có trách nhiệm trong công
việc.
1. Hoàng Thị Thùy: Lớp 5TB (lớp thực nghiệm)
2. Trần Thị Sáu - Lớp 5TB (lớp thực nghiệm)
2
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
3. Nguyễn Hương Dịu - Lớp 5TC (lớp đối chứng)
4. Lê Thị Phương Thảo - Lớp 5TC (lớp đối chứng)
* Học sinh
- Hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về kỹ năng nhận
thức.
Số học sinh các nhóm Đánh giá sự
hứng thú của trẻ
Tổng số Nam Nữ
Lớp 5TB 35 23 12 76%
Lớp 5TC 32 14 18 74%
- Về ý thức tham gia các hoạt động: Các bé đều chủ động tự tin và có tinh thần
hoạt động tập thể tốt, ý thức học tập cao.
b. Thiết kế.
- Chọn 2 lớp nguyên vẹn: 5TB nhóm thực nghiệm 5TC nhóm lớp đối chứng. tiến
hành dự giờ và đánh giá một số hoạt động của 2 nhóm lớp có sự chênh lệch về kết quả.
Nhóm Kiểm tra trước
tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm 5 TB x 42% x 92%

Đối chứng 5TC x 40% x 74%
Kết quả này cho thấy số trẻ hứng thú trong giờ học trội hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
c. Quá trình nghiên cứu.
- Chuẩn bị của giáo viên.
+ Cô Thảo, cô Dịu dạy lớp đối chứng thiết kế hoạt động học cho trẻ làm quen với
toán.
- Nhóm thực nghiệm cô Thùy và cô Sáu thiết kế kế hoạch: Sử dụng đồ dùng đồ
chơi cho tiết học toán.
Sưu tầm tham khảo mẫu đồ dùng đồ chơi toán cho trẻ Mầm non trên trang “Mầm
non.www. mamnon.com.”
- Một số bài giảng của đồng nghiệp: Lê Thị Phương Thảo, Vũ Kim Dung, Lê
Thanh Hiền Hương, Nguyễn Hương Dịu trường Mầm Non XXX.
* Thực hành thực hiện.
- Thời gian tiến hành thực nghiệm tuần theo kế hoạch của nhà trường do Hiệu
phó chuyên môn duyệt theo từng tuần.
3
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Thời gian thực nghiệm.
Thứ/ngày Điểm - loại tiết Tên bài
5/10/XXX 17,5 -T Nhận biết số lượng là 4. Nhận
biết hình
07/11/XXX 18-T Nhận biết phân biệt phía trên,
phía dưới, phía trước phía sau
giữa các đối tượng.
23/12/XXX 18,5-T Nhận biết phân biệt khối cầu,
khối trụ.
20/02/XXX 19 -T Nhận biết mối quan hệ hơn
kém trong phạm vi 10
d. Đo lường:
- Tất cả các hoạt động và tiết dạy do chuyên môn nhà trường liên kết hoạt động

chỉ đạo chung cho nhà trường các lớp thực hiện.
- Các tiết dạy được dựa vào lồng ghép trong từng chủ đề chủ điểm của năm học.
* Thực hành đánh giá xếp loại.
- Sau khi thực hiện xong các bài học và hoạt động trên - BGH , nhóm, khối, tổ
cùng thăm lớp, dự giờ đánh giá và rút kinh nghiệm đưa ra nhận xét và kết luận sư
phạm.
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả.
- Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đồng, sau
tác động kiểm chứng chênh lệch.
Tác động Thực nghiệm Đối chứng
Số tiết tốt 4T 2T
Số tiết khá 0 2K
Sự hứng thú của trẻ 85-90% 70-75%
- Nhóm thực nghiệm - số tiết tốt đạt từ (17 - 19 điểm) là 9/9 hoạt động - 4/4 tiết
tốt (điểm từ 18/20 điểm) đạt 100%
- Nhóm đối chứng: 2/4 tiết đạt 33,3%
- Hoạt động đối chứng 5/9 tiết: đạt 25%.
- Như vậy sự chênh lệch kết quả thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không
phải ngẫu nhiên mà đo kết quả tác động.
4
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Theo sự đánh giá của ban giám khảo trên tiêu chuẩn đo lường theo chương trình
và 5 bộ chuẩn cho thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp tổ chức sử dụng đồ
dùng đồ chơi ở nhóm thực nghiệm là rất lớn.
- Bảng so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.
V. Bàn luận:
- Kết quả đánh giá sau
tác động nhóm thực
nghiệm: 4/4 tiết tốt đạt

100%.
- Kết quả này khẳng
định sự chênh lệch về kết quả đánh giá không phải là ngẫu nhiên mà do tác động
nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ
chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán là một giải pháp rất tốt dễ sử dụng. Giáo
viên cần phải sưu tầm và làm nhiều đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi sao
cho hiệu quả hơn.
VI. Kết luận và khuyến nghị.
Việc sử dụng một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với
toán đã thực sự làm cho tiết học đạt kết quả cao.
1. Kết quả trên trẻ.
- Thái độ: 100% trẻ hứng thú hoạt động chung các lớp.
- Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến.
- Có nề nếp thói quen học tập tốt và trật tự.
- Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động
nhóm tập thể.
* Kết quả cụ thể.
- Trẻ hào hứng học tập tập trung chú ý 100%
- Trẻ mạnh dạn và hồn nhiên 100%
20
18
16
14
12
10
8
6
4

2
0
5
Trước tác động
Trước tác động Sau tác động
Nhóm đối chứng
Nhóm thực
nghiệm
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Trả lời đúng câu hỏi của cô là 98%.
- Trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên thoải mái.
* Kết quả của cô.
- Cô đã bổ sung được nhiều đồ dùng đồ chơi cho tiết học.
- Tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa
học.
- Giờ hoạt động học "cho trẻ làm quen với toán” tôi đã được BGH và đồng
nghiệp đánh giá cao
* Khuyến nghị.
+ Với ngành
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về chuyên đề toán giúp cho
giáo viên tiếp cận nắm bắt những vấn đề đổi mới.
- Bổ sung tài liệu để giáo viên nắm bắt tiếp cận nhiều vấn để đổi mới.
- Tổ chức các đợt thi dạy tốt giáo viên có điều kiện trao đổi, rút kinh nghiệm về
khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp sử dụng phù hợp.
- Bổ sung tài liệu hỗ trợ giáo viên.
- Bổ sung tiếp cận những cái mới.
* Với nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan học hỏi đủ giờ để học tập nâng cao trình
độ.
- Khuyến khích giáo viên thi đua dạy tốt môn toán, để giáo viên học hỏi lẫn nhau.

- Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
* Với giáo viên.
- Tích cực học tập để nâng cao trình độ tay nghề.
- Chịu khó sưu tầm nghiên cứu để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn và tìm ra
nhiều hình thức tổ chức cũng như kết hợp tốt với phụ huynh để có biện pháp giáo
dục trẻ tốt nhất ở gia đình và nhà trường.
- Trên đây là nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng "Một số biện pháp sử dụng
đồ dùng đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với toán" của bản thân tôi.
6
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
Rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo, Ban giám hiệu và các
đồng nghiệp để nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm của tôi đạt kết quả cao hơn.
VII. Tài liệu tư liệu tham khảo
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non: NXBGD 1994.
2. Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non: Đinh Thị
Nhung.
NXB:- Đại học quốc gia Hà Nội.
- Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy trẻ Mầm non làm quen với Toán. Nguyễn Thị
Hồng: Mầm Non SSS
Bảng đánh giá xếp loại
tổ chức hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với toán
* Lớp thực nghiệm 5TB
4/4 tiết xếp loại tốt
* Lớp đối chứng: 5TC
2 tiết xếp loại tốt
2 tiết xếp loại khá
7
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
Phát triển nhận thức
Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ

Người dạy: XXX
Ngày dạy: 5/10/XXX
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, qua đặc điểm dấu hiệu nổi bật.
- Trẻ biết dùng đất nặn để tạo ra các khối.
- Trẻ hứng thú, tích cực chơi và khám phá các khối.
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một bộ khối
- Một số đồ vật có dạng các khối đặt quanh lớp.
- Đất nặn, khăn lau.
II. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Nhận biết gọi tên khối
- Cô và trẻ cùng hát bài ” Em học đếm”
- Chào đón 2vị khách mời có tên : Khối cầu, khối trụ, . Các khối nói :
+ Mời các bạn hãy kể về chúng tôi?
+ Hãy đi tìm xung quanh lớp những đồ chơi có dạng như chúng tôi
2. Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt các khối
- Trẻ quan sát, khám phá hộp quà, sờ và đoán khối, nhặt khối cầu, nói đặc
điểm khối cầu, lăn, đặt chồng và đưa ra các đặc điểm nổi bật của khối cầu.
- Tương tự của khối trụ
- Nhận xét các đặc điểm khác và giống nhau.
- So sánh khối cầu, khối trụ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Trò chơi 1: Chuyển khối
+ Trẻ vừa hát và chuyển khối, kết thúc bài hát trên tay bạn nào có khối gì đọc
to tên khối đó.
* Trò chơi 2 : Bàn tay khéo
+ Dùng đất nặn để nặn các khối đã học gọi tên và dùng các khối đó xếp thành
các hình theo trí tưởng tượng của trẻ.
Giáo án phát triển nhận thức

8
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
Nhận biết "- Phía trên- phía dưới, phía trước-phía sau giữa các đối tượng”
Người dạy: XXX
Ngày dạy: 7/11/XXX
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết xác định đúng vị trí trên dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác.
- Củng cố kĩ năng định hướng trong không gian. Giúp trẻ phát triển khả năng phán
đoán, suy luân, quan sát.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc trẻ sử dụng đúng các từ toán học khi diễn đạt:
ở trên, ở dưới, phía trước, phía sau của đối tượng.
- Giáo dục trẻ tính tự tin trong hoạt động và tham gia vào tập thể, biết chia sẻ cùng
bạn.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng trực quan: khay đựng các hỡnh rời: ụng mặt trời, hoa, cỏ, bướm, chim,
nhà, con vật. Hai bức tranh hỡnh: ụng, bà, bộ làm chuẩn, 3 chiếc bàn, quả bằng
nhựa, bỡnh hoa, con gà, bỳp bờ.
- Đồ dùng của trẻ: Vở toán sáp màu.đất nặn
III. Tiến hành
* Trũ chuyện về chủ điểm:
- Cả lớp vận động bài" 5 ngón tay ngoan".
- Hỏi trẻ về nội dung bài hỏt :
+ Bài hát đó núi lờn điều gỡ ?
+ Tay để làm gỡ?
+ Muốn cho tay, chân, cơ thể khỏe mạnh thỡ cỏc chỏu làm gỡ?
+ Vậy muốn cho đôi bàn tay luôn sạch đẹp thỡ cỏc chỏu phải làm gỡ?
- Muốn cho tay, chân, cơ thể khỏe mạnh thỡ cỏc chỏu phải ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng, tập thể dục đều đặn, tự làm những công việc nhỏ để phục vụ bản thân và
giúp đỡ ba mẹ.
1.Hoạt động 1 :Luyện tập xác định vị trí trên dưới, phía trước, phía sau của bản

thân trẻ và các bạn khác:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ : những con mắt.cho trẻ ngồi đối diện với nhau
- Cho trẻ chơi trũ chơi "Nặn tượng". Cô hướng dẫn cách chơi:
Chia trẻ thành từng cặp đối diện, 1 cháu làm người nặn và 1 cháu làm tượng.
- Cô ra yêu cầu: Bé làm bột biến đổi bột nặn đúng theo yêu cầu, bé làm tượng phải
bất động theo ý người nặn.
9
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Cô yêu cầu: "2 tay đưa lên trên" , "Tay phải đưa ra phía trước, tay trái đưa ra phía
sau", "Bàn chân trái xếp ở dưới bàn chân phải"
- Sau đó cho trẻ đổi vai chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
2. Hoạt động 2 Nhận biết phớa trờn, phớa dưới, phía trước, phía sau của đối
tượng khác:
- Cho trẻ chơi trũ chơi "Bé thi tài"
+ Yờu cầu: Sắp xếp cho hoàn chỉnh 1 bức tranh từ cỏc hỡnh rời, diễn đạt được vị trí
các vật trên tranh.
* Cách chơi: chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 bức tranh vẽ ông, bà, 1 khay
đựng các hỡnh rời: ụng mặt trời, hoa, cỏ, bướm, chim, nhà, con vật, Cho trẻ bàn
bạc sắp xếp theo ý thích sau đó diễn đạt lại vị trí các đồ vật trong tranh của mỡnh.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Cụ quan sỏt và sửa sai.
3.Hoạt động 3 Luyện tập
- Trũ chơi: "tỡm nhanh"
+ Cách chơi: cô cho trẻ giơ 2 tay của mỡnh về phớa trước ,sau đó cho trẻ giơ tay
trái, tay phải theo yêu câu của cô tùy ý của trẻ,và cho trẻ tỡm về nhúm tỡm hai bàn
tay cho đúng cặp tay trái , tay phải
- Tiến hành cho trẻ chơi.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- TC : Vui cùng bạn

- Cách chơi : Trẻ tìm đôi bạn thân . Sau đó sờ vào một ssố bộ phận trên cơ thể bạn
theo yêu cầu của cô
- Luật chơi : Đôi bạn nào làm sai yêu cầu sẽ bị phạt
Giáo án Phát triển nhận thức
Luyện tập nhận biết số lượng 4. Nhận biết số 4.
Luyện tập nhận biết hình tam giác, HV, HCN
Người dạy: XXX
Ngày dạy: 23/12/XXX
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 4 . Nhận biết chữ số 4 . Trẻ đếm thành thạo
từ 1-4.
- Trẻ nhận biết được hình vuông , hình tam giác, hình chữ nhật
10
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Trẻ hoạt động tích cực có nề nếp
II . Chuẩn bị
-Mỗi trẻ một rổ có các thẻ số từ 1-5
- Mỗi trẻ một bảng gài có số lượng đồ dùng , đồ chơi khác nhau và chữ số 4
- Mỗi trẻ một hình vuông , một hình tam giác , một hình chữ nhật .
- Ba rổ có các nhóm đồ dùng , đồ chơi khác nhau
- Hai tờ giấy tôki gắn các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng khác nhau , bên cạnh
các nhóm có ô để gắn thẻ
- Hai rổ thẻ số có các số từ 1-4, 2 bút dạ
II. Tiến hành
1.Hoạt động 1 : Ôn nhận biết số lượng từ 1-4
- Cô và trẻ cùng hát bài hát : “Lớp chúng mình học toán ”( Phổ nhạc bài “ cái mũi”)
- Cô dẫn dắt trẻ vào chương trình “ Bé vui học toán”
* Trò chơi : “Kể nhanh , đếm đúng”
+ Kể tên 1 loại đồ chơi mà cháu thích trên sân trường
+ Kể tên 2 bạn cháu thân nhất trong lớp

+ Kể tên 3 góc chơi cháu hay chơi nhất trong lớp
+ Kể tên 4 cô giáo mà cháu biết trong trường
* Trò chơi : “ Làm nhanh theo tín hiệu của cô”
- Cách chơi : Khi cô giơ thẻ chữ số nào chúng mình sẽ làm các động tác cơ thể có số
lượng phù hợp với thẻ chữ số đó .
( Cô cho trẻ chơi 4-5 lần )
2. Hoạt động 2 : Ôn nhận biết hình tam giác , hình vuông , hình chữ nhật . Nhận biết
chữ 4 .
- Cô cho trẻ đi lấy rổ và tìm các bạn hình ở các góc chơi . Cô yêu cầu mỗi trẻ sẽ đi
lấy các hình về . Mồi hình lấy về có số lượng 1
* Trò chơi : “ Vui cùng các hình”
- Lần 1 : Chơi sibôkhoai ( trẻ nhặt hình tam giác giơ lên và đọc to tên hình , nhận xét
số lưọng cạnh , tìm chữ số tương ứng với số cạnh .)
- Lần 2 : Chơi tập tầm vông (cô giơ hình trẻ nhặt hình giống cô giơ lên ,đọc to , nhận
xét số lượng cạnh, đếm số cạnh )
- Lần 3 : Cô đọc câu đố “ Hình gì 4 cạnh bằng nhau
Giống chiếc khăn trắng bé lau hằng ngày”
+ Trẻ đoán tên hình , nhặt hình giơ lên , nhận xét về số lượng các cạnh của hình,
đếm số lượng cạnh .
- Cô cho trẻ nhận xét về số cạnh hình vuông và hình chữ nhật như thế nào với nhâu ?
Bằng nhau và bằng mấy.
- Chúng mình phải chọn chữ số mấy để tương ứng với số lượng các cạnh của hình
vuông và hình chữ nhật . Bạn nào đã biết chữ số 4 hãy chọn và đặt tương ứng .
- Cô giới thiệu chữ số 4 . Cách đọc
- Cô cho cả lớp , tổ , nhóm , cá nhân đọc
- Cô cho trẻ kiểm tra xem đã nhặt đúng chữ số 4 chưa ?
- Chúng mình hãy cất cho cô các hình có 4 cạnh , cất chữ số tương ứng .
11
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Còn lại là hình gì ? Có mấy cạnh ? Chúng mình hãy cất hình và chữ số tưng ứng

với số cạnh của hình .
- Cô cho trẻ chơi trò chơi .
+ Khi cô nói tên hình trẻ nói số lượng cạnh . Nhặt thẻ số tương ứng với số cạnh .
đọc to .
+ Khi cô nói số lượng cạnh trẻ nói tên hình . Nhặt hình giơ lên và đọc to .
(Cô cho trẻ chơi 3-4 lần) . Cô cho trẻ cất rổ .
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
- “ Tin mới , tin mới . Hệ thống siêu thị Big c có rất nhiều đồ dùng , đồ chơi
trường mầm non đẹp , hấp dẫn , mời tất cả các bé lớp 5 tuổi A tới xem và mua hàng”
- Cô cho trẻ đi mua mỗi bạn một bảng gài có số lượng đồ dùng đồ chơi mà cháu
thích nhất .
- Cô hỏi 1 vài trẻ xem đã mua được gì ? số lượng là mấy ?
- Cô hỏi :
+ Ai mua được nhóm đồ dùng , đồ chơi có số lượng 1 thì giơ lên ( về ngồi thành
một nhóm )
+ Ai mua được nhóm đồ dùng , đồ chơi có số lượng 2 thì giơ lên ( về ngồi thành
một nhóm )
+ Ai mua được nhóm đồ dùng , đồ chơi có số lượng 3 thì giơ lên ( về ngồi
thành một nhóm )
- Cô cho 3 nhóm thảo luận xem làm cách nào để số lượng đồ dùng đồ chơi trong
bảng gài của mỗi nhóm có số lượng tương ứng với thẻ chữ số có trong bảng gài .
- Cô cho bạn đội trưởng mỗi nhóm đi mua thêm giỏ đồ dùng đồ chơi
- Trẻ gài thêm đồ dùng đồ chơi để có số lương 4
- Cô cho trẻ giơ lên , để các bạn kiểm tra , đếm và đọc chữ số tương ứng .
- Cô cho trẻ cất bảng gài vào các giá
4. Hoạt động 4 : Củng cố
* Trò chơi : Ai thông minh nhất
- Cách chơi : Chia làm 2 đội khi có hiệu lệnh lần lượt các bạn của 2 đội sẽ lên
nhặt thẻ số 4 để gài vào nhóm đồ dùng , đồ chơi có số lượng là 4 .
- Luật chơi : Khi thời gian kết thúc đội nào gắn được nhiều thẻ số đúng đội đó sẽ

thắng cuộc .
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả - Khen trẻ
Giáo án
phát triển nhận thức
Người dạy: XXX
Ngày dạy: 20/02/XXX
I.mục đích- yêu cầu
- Củng cố thêm bớt trong phạm vi 8.
- Trẻ biết cách chia 8 đối tượng ra làm 2 phần theo các cách khác nhau
12
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Diễn đạt được kết quả chia.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.
II.Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 1 đôi quang gánh, quà, các loại quả, bánh, kẹo, hoa, đĩa nhựa.
- Thẻ số từ 1 – 8
- Các bài đồng dao “ Rồng rắn lên mây”, “ Kiểm chúa la”,
- Nhạc bài hát “ Gánh gánh gồng gồng”
III.Tiến hành.
1.Hoạt động 1: ôn thêm bớt trong phạm vi 8
- Cô và trẻ cùng vào lớp theo nhạc bài “ Mùa xuân ơi”
- Cô mùa xuân hỏi trẻ!
- Mùa xuân có những trò chơi dân gian gì ?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
- Cô chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 8 trẻ, đếm số bạn trong đội,
- Cách chơi: Trẻ nối đuôi nhau đọc đồng dao “ Rồng rắn lên mây”. Cô đóng làm
thầy thuốc. Sau mỗi lần bắt , hỏi trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 3 lần
- Cô khen và động viên trẻ.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ chia 8 đối tượng làm 2 phần.

* Chơi “ Gánh gánh gồng gồng”, sau đó lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
- Hỏi trẻ lấy được quà gì và đếm số quà?
- Cho trẻ chia 8 quà thành 2 phần theo ý thích của trẻ?
- Cô hỏi trẻ cách chia?
- Bạn nào có cách chia giống bạn?
- Cô cho trẻ gộp 2 phần lại với nhau.
- Trẻ chia theo yêu cầu của cô.
+ Cô nói chia một phần trước, trẻ xác định phần còn lại ( Tương tự cho 4 cách chia)
( Sau mỗi lần chia cho trẻ chọn chữ số tương ứng với số quà, cho trẻ gộp)
- Chia quà sao cho phần của mẹ nhiều hơn cha là 2.
+ Mẹ có mấy, cha có mấy.
13
Một số biện pháp: Sử dụng đồ ding đồ chơi cho trẻ 5T làm quen với Toán
- Chia quà của mẹ nhiều hơn cha là 4.
+ Mẹ có mấy, cha có mấy.
* Hỏi lại trẻ cách chia
- Có mấy cách chia 8 đối tượng thành 2 phần?
- Cô nói lại các cách chia.
- Cho trẻ cất đồ dùng ( nhạc “ Gánh gánh, gồng gồng)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Trò chơi: “Kiểm chúa la”
- Kiểm chúa la, ta đi cà chúa kiểm, bắt kiểm giả ta đi hái lá mơ ta đi sơ lá ngải. một
tay càm kiếm , một tay cầm quân. ông lão đánh đòn, giơ tay cùng kiểm.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội.
+ Đội 1: Cô chia hạt
+ Đội 2: đoán xem bạn nào cầm cái.
- Tay phải có mấy, tay trái có mấy?
( Cho trẻ đổi đội chơi )
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Cho trẻ chơi “ ô ăn quan”

- Cô tặng mỗi trẻ 1 bao li xi,
14

×