Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khóa luận đánh giá hiệu quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã hoàng văn thụ, huyện bình gia, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

BẾ HỒNG DIỄM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY HỒI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG VĂN THỤ,
HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015-2019



Thái Ngun, 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------

BẾ HỒNG DIỄM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY HỒI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG VĂN THỤ,
HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K47 – PTNT N02


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên, 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình tơi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và rèn luyện.
Tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Đồn Thị Mai, người đã giành
nhiều thời gian quí báu, trực tiếp tận tình giúp đỡ tơi thực hiện khóa luận, cùng
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trường
và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Đảng ủy, Hội
Đồng nhân dân, UBND, UBMTTQ xã Hồng Văn Thụ, phịng Nơng Nghiệp
và PTNT, phịng Tài Ngun Mơi Trường huyện Bình Gia, cùng tồn thể nhân
dân trong huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu khóa
luận.

Tơi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình nghiên cứu khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019
Sinh viên

Bế Hoàng Diễm


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học thu từ các nhóm hình thái quả hồi ............................ 16
Bảng 2.2. Độ đông đặc trans - anethol trong tinh dầu hồi .......................................... 18
Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Hồng Văn Thụ năm 2016-2018 ..................... 41
Bảng 4.2: Diện tích và cơ cấu các cây trồng chính
của xã Hồng Văn Thụ qua 3 năm 2016 – 2018 ......................................................... 42
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã Hồng Văn Thụ năm 2018 ..................... 44
Bảng 4.4: Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra
qua 3 năm (2016 – 2018) ............................................................................................ 47
Bảng 4.5. Tình hình sâu bệnh hại cây Hồi trên địa bàn nghiên cứu................................ 48
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất 1 ha Hồi của các hộ điều tra ............................................ 49
Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất 1 ha Hồi của các hộ trong năm 2018 ............................ 50
Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây Hồi
và cây Quýt năm 2018 (n=90) .................................................................................... 51
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1 ha Quýt của các hộ điều tra .......................................... 51
Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất 1 ha Quýt của các hộ trong năm 2018 ........................ 52
Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế cây Hồi với cây ăn quả/1ha/năm ...................... 53


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cành, lá, hoa và quả hồi .............................................................................. 13
Hình 2.2. Hồi đại hồng ................................................................................................ 33
Hình 2.3. Các loại hồi khơ .......................................................................................... 34

Hình 4.1. Kênh tiêu thụ 1.................................................................................. 54
Hình 4.2. Kênh tiêu thụ 2.................................................................................. 54


iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ..................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4
2.2.Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 22
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây hồi trên thế giới ..................... 22

2.2.2. Tình hình sản xuất hồi ở Việt Nam và ở Lạng Sơn .......................................... 24
2.2.3. Thực trạng gây trồng, quản lý và sử dụng cây hồi ........................................... 26
2.2.4. Thị trường khoa học và công nghệ ................................................................... 27
2.2.5. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây hồi và các yếu tố
ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển cây hồi......................................................... 28
2.2.6. Kỹ thuật nhân giống .......................................................................................... 30
2.2.7. Trồng và chăm sóc ............................................................................................ 31
2.2.8. Khai thác, chế biến và bảo quản ....................................................................... 32
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 34
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 34
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 34
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 35


vi
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 35
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 36
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 37
3.3.3. Phân tích xử lý số liệu ....................................................................................... 38
3.3.4. Phương pháp điều tra cụ thể ............................................................................. 39
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 40
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Văn Thụ ............. 40
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 40
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 42
4.2. Đánh giá sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cây hồi tại xã Hoàng Văn Thụ .. 45
4.2.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ. ................... 45
4.2.2. Diện tích và sản lượng Hồi của các hộ điều tra ................................................ 46
4.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến các sản phẩm Hồi của các hộ điều tra ................ 48
4.2.4. Kết quả sản xuất Hồi trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ năm 2018 .................... 49

4.2.5. Kênh tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn ................................................... 54
4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong
sản xuất và tiêu thụ Hồi tại khu vực nghiên cứu......................................................... 55
4.4. Giải pháp đề xuất để phát triển mơ hình trồng Hồi tại xã
Hồng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. ..................................................... 56
4.4.1. Những khó khăn và tồn tại ................................................................................ 56
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 61
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 61
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 62
5.2.1. Kiến nghị với nhà nước..................................................................................... 62
5.2.2. Với cấp cơ sở .................................................................................................... 62
5.2.3. Với nhà sản xuất, hộ nông dân .......................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 64


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đặc trưng đấy
phải kể đến các sản phẩm của cây Hồi. Đây là loài cây đặc sản thuộc nhóm cây
lâm sản ngồi gỗ. Sảm phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn được Cục sở hữu trí tuệ và bầu
trọn là TOP 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm
phát triển nông - lâm - môi trường - bảo tồn và đa dạng sinh học cho thấy phát
triển Hồi cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Mơi trường.
Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về phát triển kinh tế nông hộ,
dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, dự án 06 của
chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chọn cây Hồi như một giải
pháp đầu tư thực hiện. Phát triển Hồi là định hướng chiến lược trước mắt cũng

như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn về kinh tế
nó cịn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền thống từ
đời này qua đời khác một cách có ý thức.
Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuống
vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tại Việt Nam, cây Hồi có phân bố nhiều ở các
tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là
832.378,38 ha. Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503
ha ,chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nước. Hồi phân bố hầu hết ở các
huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan,
Bình Gia. Diện tích trồng Hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồng
Hồi toàn tỉnh (do ở những địa phương này đất được phát triển trên đá mẹ Riolit
& phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao)[1]. Với
diện tích rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thu


2
hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các
dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời cũng là cây góp phần xố đói giảm nghèo chủ
yếu cho đồng bao các Dân tộc vùng sâu vùng xa của tỉnh.
Bình Gia là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Lạng Sơn phía
Tây giáp huyện Bắc Sơn; phía Tây Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn); phía Bắc
giáp huyện Tràng Định; phía Đơng giáp huyện Văn Lãng; phía Đơng Nam giáp
huyện Văn Quan.
Hoàng Văn Thụ là một xã miền núi thuộc huyện Bình Gia là một xã có
diện tích lớn nhất về trồng hồi. Trong vài năm gần đây hồi được đưa ra là cây
trồng chủ lực để xóa đói giảm nghèo trong toàn xã.Trong những năm qua, cây
Hồi đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Văn Thụ xác định là
cây chủ lực trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để cây Hồi thực sự
là cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thì cần phải có đánh

giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển bền vững nhằm nâng cao thu nhập
cho người dân từ cây Hồi là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế và phát triển cây hồi trên địa bàn xã Hồng Văn Thụ, huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn”. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ cây Hồi từ đó nhân rộng
một số mơ hình trồng Hồi trên địa bàn xã Hồng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Hồi trên địa bàn xã Hồng Văn
Thụ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển và nâng cao
thu nhập cho những hộ sản xuất Hồi trên địa bàn xã, góp phần thúc đẩy kinh tế
nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn
nghiên cứu.


3
- Đánh giá được thực trạng phát triển của cây Hồi tại xã Hồng Văn Thụ,
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2018.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây hồi. Đánh giá tác
động của những cơ hội và thách thức đối với sản xuất kinh doanh Hồi hiện tại
và trong thời gian tới.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây Hồi tại xã Hồng Văn Thụ, huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2018.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cây Hồi tại xã Hồng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập

Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng như
được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khác nhau như:
nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, phát triển cộng
đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường… khi đó có nâng cao chất lượng
và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên.
Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoàn thiện
bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trong công việc
cũng như trong cuộc sống.
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
*Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa
phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm
phát triển cây ăn quả nói chung và cây Hồi nói riêng hướng tới phát triển kinh
tế bền vững.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Cơ sở lý luận
Cây hồi (Illicium Verum Hook) là cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao
và được chúng ta biết đến từ lâu nhờ các cơng dụng vơ cùng đa dạng của nó. Nó
đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Sản phẩm của cây hồi là
quả hồi, quả hồi được trưng cất để thu tinh dầu hồi đơi khi một số ít người còn
tân dụng cả gỗ hồi làm củi và đồ thủ công gia dụng. Ngày nay quả hồi được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học cũng như trong cuộc sống, đặc biệt trong

ngành dược học. Các sản phẩm từ bột và tinh dầu từ quả hồi ngày càng được
người dân trên thế giới sử dụng nhiều hơn, hầu hết ở các nước châu Mỹ, châu
Âu đến các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á, Trung cận Đông. Tại các nước
vùng Đông Á và Đông Nam Á hầu hết sử dụng sản phẩm từ hồi đó là bột quả
hồi khô trong chế biến thực phẩm, Đông Y và nhiều lĩnh vực khác của cuộc
sống. Còn tinh dầu hồi được tiêu thụ hầu hết trên thị trường thế giới nhất là các
nước xứ lạnh như Châu Âu, Châu Mỹ. Sản lượng hồi của thế giới chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới.[2]
Từ năm 2008 Việt Nam chính thức gia nhập và là thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), từ đó đến nay Việt Nam đã đẩy mạnh
ngành xuất khẩu ở khắp các mặt hàng và trong đó khối lượng xuất khẩu quả hồi
ngày càng tăng. Nhưng trong khi hồi bị bó hẹp về mặt diện tích và sản lượng
nên giá hồi ngày càng được nâng cao đem lại thu nhập cho người trồng hồi một
cách rất đáng kể.[2]
* Các nhân tố trong sản xuất Hồi
- Chủ thể sản xuất:
Mơ hình sản xuất nói chung và mơ hình trồng cây Hồi nói riêng là một


5
chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mơ hình đều có xu hướng tập chung vào chủ
thể sản xuất. Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các
hoạt động của mơ hình, chủ thể ở mơ hình trồng Hồi là các hộ và các thành viên
tham gia mơ hình trồng Hồi. Chủ thể trực tiếp điều tiết các hoạt động sản xuất và
đưa ra các quyết định của mơ hình.
Khách thể sản xuất:
Là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể có thể tác động
trở lại đối với chủ thể. Khách thể có thể tác động nhất định tới sự tồn tại và phát
triển của mơ hình. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm. Khách thể của mơ
hình trồng Hồi là hệ thống tư liệu lao động (cơng cụ sản xuất, phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật...) và đối tượng lao động trồng Hồi.
2.1.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai
thác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người và tự nhiên để phục
vụ lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan, so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra,
lượng chi phí bỏ ra là giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần
xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại
lượng đó một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả
kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn
lực đầu tư.[5]
Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương
số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Với
cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của các quy mô
sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện
được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.[5]


6
Cách đánh giá khác nhau về hiệu quả kinh tế là được đo bằng hiệu số giữa
kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như
vậy quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không
giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mục đích và yêu cầu của
đất nước, vùng, một số ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá theo những góc
độ khác nhau cho phù hợp.[9]
2.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong trồng Hồi lấy quả hồi
Hiệu quả kinh tế trong trồng Hồi là tương quan so sánh giữa lượng kết

quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của người dân
trồng Hồi đạt được. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xem xét và
kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết được khối
lượng, quy mơ mà người sản xuất đạt được cũng như kết cấu tốc độ phát triển
của cây Hồi. Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu
do xã hội đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều quan tâm
nhất của người trồng Hồi với chi phí ít nhất mà hiệu quả đem lại là cao nhất.[9]
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được
với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Thể hiện qua cơng thức thứ nhất
của hiệu quả sau:
H=Q/C
Trong đó:

H là hiệu quả sản xuất
Q là kết quả sản xuất
C là tổng chi phí sản xuất

Ý nghĩa: cơng thức này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng doanh thu, lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi đưa ra giá trị chỉ tiêu đó đạt cực đại (H đạt
giá trị cực đại thì tăng Q hoặc giảm C hoặc đồng thời tăng Q và giảm C là phương
pháp khả thi làm cho lợi nhuận của người trồng Hồi tăng và chi phí sản xuất
giảm đi, tạo lịng tin cho người sản xuất.
Trong cơng thức trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí với kết


7
quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ với kết quả sản
xuất. Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn chỉ
tiêu đánh giá cho phù hợp. Các chỉ tiêu gồm có: Hiệu quả sử dụng một đồng vốn

hay một đồng chi phí, hiệu quả một đơn vị diện tích, hiệu quả một đơn vị lao
động đầu tư. Nâng cao hiệu quả kinh tế là làm tăng lượng giá trị của các tiêu chí
trên.
Kết quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả đạt được
của cây Hồi và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thể hiện qua dạng cơng
thức thứ 2 của kết quả kinh tế sau:
H=Q-C
Công thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượng
nghiên cứu. Nó được thể hiện bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào phạm
vi tính tốn.
Hiệu quả kinh tế sản xuất của cây Hồi được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Thể hiện qua công thức thứ ba của hiệu quả kinh tế:
H= (Qt-Q0)/(Kt-K0)
Trong đó:
- Qt và Q 0 là lượng kết quả ở 2 thời kỳ hay có nội dụng kinh tế khác nhau.
- Kt và K0 là lượng chi phí ở 2 thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
- H là hiệu quả kinh tế của cây Hồi so sánh giữa 2 thời kỳ hay có nội
dung kinh tế khác.
Ý nghĩa: công thức này cho biết một đồng chi phí bổ sung tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu, lợi nhuận bổ sung.
Công thức thứ 3 của hiệu quả kinh tế có nội dung rất quan trọng đặc biệt
được sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến độ kỹ thuật và vốn đầu tư.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu


8
- Diện tích, năng suất, sản lượng quả Hồi.
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là: Toàn bộ của cải vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu
của hộ.
GO= ∑Qi*Pi
Trong đó:

Qi: là khối lượng sản xuất loại i.
Pi: là giá của sản phẩm loại i.

Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là tồn bộ các khoản chi phí vật chất và
dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh của từng
cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua cơng thức sau:
IC=∑ Cj*Gj
Trong đó:

Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j.
Gj: đơn giá đầu vào thứ j.

Trong trồng Hồi Cj là: Giống, phân bón, cơng phun thuốc bảo vệ thực vật,
chi phí khác (tiền thuê lao động thu hoạch, tiền cơng vận chuyển phân bón và
thuốc trừ sâu, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất,bảo vệ,...), tiền thuốc
BVTV, đất trồng Hồi, tiền thuê đất (UBND tỉnh cung cấp toàn bộ thuốc BVTV,
máy phun, xăng dầu; trong tổng số hộ điều tra khơng có hộ nào thuê đất để trồng
Hồi nên tiền thuê đất bằng 0, thuế đất lâm nghiệp được miễn phí, tơi khơng
hoạch tốn trong đề tài này), Gj là: Đơn giá các chi phí trung gian trong sản xuất
Hồi.
- Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị gia tăng thêm của
một quá trình sản xuất kinh doanh. AV được thể hiện bằng công thức:
VA=GO-IC
Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm:
Chi phí cơng lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử dụng

phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tơi sử dụng đơn giá tính
ngày cơng lao động do người dân cung cấp.
Khấu hao TSCĐ: Do trong trồng Hồi TSCĐ có giá trị khơng lớn nên tơi


9
khơng tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài.
-

Lợi nhuận: TPr = GO-TC

Trong đó:

GC là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí

-

Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng
nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thường
dùng là:
- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC
Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại được
bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ xuất GTGT
theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất
kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:

TVA=VA/IC
Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu
được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nơng nghiệp càng có hiệu
quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.
+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr):
TTPr =TPr/IC
- Tính hiệu quả kinh tế theo cơng lao động
Năng suất lao động: Là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một
đơn vị thời gian.
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính tốn: Đáng lưu ý khi tính tốn chỉ tiêu này là việc
xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thơng thường, để tính tốn chính
xác được cơng lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy định 8 giờ


10
làm việc bằng một công lao động.
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLD
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ
- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thu
nhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển cây Hồi.
- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân.
- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước
về xóa đói, giảm nghèo, bại trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình...Số hộ
nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển từ cây Hồi.
- Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
2.1.1.4. Vai trò của cây Hồi
* Vai trò đối với người tiêu dùng
- Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước

đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm,
hấp dẫn trong chế biến thực phẩm.
- Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị,
rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng
kích thích tiêu hố, vừa gây cảm hứng ngon miệng.[6]
Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hố, chữa đau
bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa,
đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y
coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau
bụng, tăng tiết dịch đường hơ hấp, giúp tiêu hố, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu
hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại
vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngồi da và ghẻ lở.
Hồi cịn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo


11
mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Đặc biệt có
acid shikimic. Acid shikimic chiết xuất từ hồi được coi là nguồn nguyên liệu
quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh
cúm gia cầm H5N1 hiện nay.[8]
* Vai trò đối với người trồng
Rừng Hồi với diện tích lớn có thể kết hợp với chăn ni đại gia súc lớn
như: trâu, bị, dê,… hoặc cái lồi đặc sản như lợn rừng, sóc,…
Ngồi ra với rừng Hồi người trồng có thể xen vào một số lại cây như chè,
sắn (những năm đầu). Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong hộ
Trồng Hồi người dân có thể tận dụng diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ
gia đình. Góp phần nâng cao nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình qua đó cải
thiện đời sống vật chất tinh thần[5]
* Vai trò đối với cộng đồng

Hồi cũng là một loại cây xanh nên nó sẽ giúp ích cho việc hút bụi hay làm
sạch khơng khí và cải tạo môi trường xung quanh. Vậy trồng Hồi giúp cho cộng
đồng có mơi trường trong lành và con người sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh
để tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như giải trí.
Ngồi ra cây hồi cịn có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc. với điều
kiện khí hậu, đất đai thuận lợi của huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn và giá trị
kinh tế cao, cây Hồi được xác định là cây cơng nghiệp mũi nhọn trong chương
trình phát triển kinh tế xã hội nên cây Hồi có tiềm năng phát triển mạnh trong
thời gian tới.[5]
Bên cạnh đó cây Hồi là cây lâu năm với chu kỳ kinh doanh kéo dài Trung
bình từ 60 năm. Có những cây cịn lên đến hằng 100 năm . Do đó cây Hồi ln
được gắn với chiến lược phát triển rừng phòng hộ trong những năm gần đây.[4]

2.1.1.7 Giá trị kinh tế của cây Hồi
Hồi là cây đặc sản của Lạng Sơn có giá trị kinh tế cao, thời gian khai thác


12
lâu dài, ổn định. Cây Hồi trồng sau 7-8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độ tuổi
20-60 năm, với rừng Hồi có năng suất cao có thể đạt 10 kg quả khơ/cây/năm,
trung bình 5-10 kg quả khơ/cây/năm. Với mật độ rừng Hồi trong giai đoạn sai
quả dao động 250 cây - 300 cây/ha, vậy rừng Hồi có năng suất cao có thể cho
sản lượng trên 3.000 kg quả khơ/ha/năm, trung bình 1.500 - 3.000 kg quả
khơ/ha/năm. Vào thời điểm 2009-2010, giá Hồi khô dao động khoảng 55.000 60.000 đ/kg quả khơ, ước tính 1 ha rừng Hồi có năng suất cao có thể cho thu
hoạch 150 - 180 triệu đồng, cá biệt vào đầu những năm 1990, Hồi đạt đỉnh điểm
“thời điểm Hoàng Kim của Hồi” với giá lên tới 150.000 đ/kg (Theo Trần Quang
Việt, 2002). Tại thời điểm hiện nay (9/2013), giá hoa Hồi khô cũng đạt 30.000 40.000 đ/kg, với sản lượng trung bình 2.000 kg/ha thì hiệu quả kinh tế rừng Hồi
đem lại khoảng 70-80 triệu đồng/ha. Chính vì vậy, Hồi được coi là cây đặc sản
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Lạng Sơn, là cây xóa đói giảm
nghèo, góp phần nâng cao kinh tế của hộ gia đình kinh doanh rừng Hồi.[1]

Để tận dụng triệt để nguồn lực của địa phương trong việc phát triển diện
tích trồng hồi ngày một thêm rộng, nâng cao thu nhập cho người dân trồng hồi
để phục vu nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân trồng hồi một cách bền
vững. Tạo ra một nguồn cung cấp các sản phẩm từ hồi như quả hồi tươi, hồi khơ,
tinh dầu hồi có cơng dụng vô cùng to lớn như sau:
Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây
ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp
dẫn trong chế biến thực phẩm.[1]
Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị,
rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng
kích thích tiêu hố, vừa gây cảm hứng ngon miệng.
Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hố, chữa đau
bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa,


13
đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y
coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau
bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hố, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu
hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại
vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ
lở.[9]
Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn
gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc. Đặc
biệt có acid shikimic. Acid shikimic chiết xuất từ hồi được coi là nguồn nguyên
liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị
bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.[1]
2.1.3.1. Đặc điểm của cây Hồi


Hình 2.1. Cành, lá, hoa và quả hồi
Cây hồi có tên khoa học là (Illicium verum hook) thuộc họ hồi (Illiciaceae).
Theo các tài liệu tiếng Anh ghi lại, cây hồi được gọi bằng các tên “star anise,
chinese star anese, India anis”. Theo tiếng nôm hồi được gọi là: Đại hồi, bát giác


14
hồi hương (vì quả hồi có 8 cánh), hay đại hồi hương.[2]
Đi sâu dịch nghĩa ta có thể hiểu hồi hương chính là sự trở lại của hương
thơm. Đại hồi hay bát giác hồi hương có tên khoa học (Fructus Anisi stenlati hoặc
Anisum Stenlatum hay Illicium ) là quả hồi chín đã được phơi khơ.
Từ rất lâu đời cây hồi đã được biết đến, trồng và sử dụng nhiều ở nước ta.
Quả hồi khô đã được thế giới xác định tiêu chuẩn: ISO:11178 năm 1995. Nhưng
chúng ta cần phân biệt cây hồi hương với cây hồi núi nhật bản (Illicium anisatum
hook hay Japanese star anise ) một loại hồi có chứa chất kịch độc bảng A và hồi
độc này chỉ dùng làm dược liệu.[2]
Cây hồi có hình dáng thon hình quả trám với chiều cao khoảng 4- 6 mét,
có thể lên tới 8 mét và một số nơi cây hồi có độ tuổi cao cịn có chiều cao hơn,
thân mọc thẳng, cành giòn dễ gãy, xanh tốt quanh năm. Lá mọc gần thành trùm
có từ 3 tới 5 lá phân bố ở đầu cành, có cuống, phiến là nguyên có chiều dài 8 –
12 cm, chiều rộng khoảng 3 – 4 cm, giịn, vị nát sẽ có mùi thơm đặc thù. Hồi có
hoa khá to, mọc đơn lẻ ở các kẽ lá. Cánh hoa có màu trắng ở phía ngồi, màu
hồng thấm ở mặt trong. Quả hồi có 6 - 8 đại (cánh), đơi khi có 12 - 13 cánh xếp
thành hình ngơi sao nên có tên gọi là star anise và nhân dân ta vẫn thường gọi là
hoa hồi. Quả hồi có đường kính từ 25 - 30 mm, bề dày khoảng 6 - 10 mm. khi
quả còn tươi từ khi kết trái và tới khi được thu hoạch thì có màu xanh, sau khi
thu hoạch và phơi khơ thì có màu hồng hơi thẫm, phơi khơng kịp có màu đen,
mỗi đại gồm hai nửa ghép lại theo đường gân, ở giữa có hạt màu nâu nhạt, nhẵn
bóng khi quả chín hoặc được phơi khơ hai nửa sẽ bị nứt ra theo đường gân ở
phần bụng quả.[8]

Cây hồi trồng từ 7 - 8 năm thì bắt đầu cho thu hoạch, nhưng tới 15 tuổi
trở lên thì bắt đầu cho thu hoạch cao, trung bình từ 80 - 100 kg quả tươi trên/cây
và cứ như vậy tới 40 - 60 năm. Thường một năm cho thu hoạch cao thì năm tiếp
theo lại cho thu hoạch thấp. cây hồi có thể cho thu hoạch tới 100 năm tuổi. Hằng
năm, hồi được thu hoạch vào hai vụ:


15
- Vụ chính (vụ mùa) thu hoạch vào tháng 9, 10 cho quả to, đẹp, sản lượng
cao, hàm lượng tinh dầu cao.
- Vụ phụ (vụ chiêm): thu hoạch vào khoảng tháng 3, 4 cho quả nhỏ và xấu
hơn, sản lượng thấp hơn, chất lượng và hàm lượng tinh dầu thấp.
- Đối với hồi để lấy lá cất tinh dầu thì bắt đầu thu hoạch từ tháng 3 trở đi. Và
có thể một số lý do phục vụ nhu cầu thu nhập, chi tiêu thì rải rác từ tháng 7, 8 người
dân đã bắt đầu lựa chọn những cây hồi đạt tiêu chuẩn để thu hoạch.[11]
Theo tài liệu cổ, đại hồi có vị cay, ngọt có mùi thơm, tính ơn, vào 4 kinh
can, thận, tỳ, vị. Có tác dụng trị đờm khai vị, kích thích tiêu hóa giảm co bóp
trong dạ dày và ruột, giảm đau sát trùng. Do vậy, quả hồi thường được dùng để
điều trị các chứng nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng đầy trướng hơi, đau bụng sán khí
và cịn để dùng điều trị các bệnh đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân
nhức mỏi. Ngày dùng dạng thuốc hãm khoảng 4 - 8 gam, thuốc sắc, hoặc 1 - 4
gam dạng bột, người ta dùng quả khơ ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngồi da.
Lá hồi dùng trị rắn cắn.
Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị
cùng với hồ tiêu, quế, hành củ khô, đinh hương, hồi là một hương vị không thể
thiếu trong bột “ngũ vị hương” nổi tiếng của người trung quốc. Tinh dầu hồi có
tác dụng kích thích, tiêu hóa, chống co giật, gây trung tiện và làm men nấu rượu
với tác dụng long đờm, lợi tiểu, hồi được dùng chứa bênh đau bụng, là thành
phần của thuốc ngậm chứa ho, và thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, chữa đa tai sát
khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ lở. nhiều nơi còn dùng hồi làm thuốc diệt rậm,

rệp, làm thành phần của thuốc trừ sâu, thuốc thú y.[6]
Các nước ôn đới dùng hồi trong thành phần kẹo ngậm, kẹo cao su
(chewing gum) và dầu xoa để chống lạnh hay trị các bệnh do nhiễm lạnh. Người
dân vùng Caribe thường dùng quả hồi khô trong một loại chè đun sôi như một
loại thuốc trị cảm gió, phong hàn, thuốc an thần để chữa các cơn đau mới có.
Tuy nhiên nếu dùng hồi làm thuốc với liều lượng cao thì sẽ gây ngộ độc, với


16
hiện tượng day, tay chân run. Nặng thì có thể gây sung huyết não và phổi, người
có âm hư, hỏa vượng khơng dùng được.
Ngồi ra cây hồi cịn có tác dụng che phủ đất trống, đồi núi trọc. với điều
kiện khí hậu, đất đai thuận lợi của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn và giá trị kinh
tế cao, cây Hồi được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn trong chương trình
phát triển kinh tế xã hội nên cây Hồi có tiềm năng phát triển mạnh trong thời
gian tới.[9]
* Thành phần hóa học
Tinh dầu Hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3 - 3,5% trong quả tươi và 8 13% trong quả khô).
Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3 - 1,0%). Thành
phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%), ngồi ra cịn có khoảng
trên 20 hợp chất khác: (limonen, pinen, phellandren, linalool, 3 caren,
methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4 erpineol, paracymen,
terpinen…). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng
lại rất độc và độ độc gấp 15 - 30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, tinh dầu hồi sẽ
gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều.
Tinh dầu hồi hiện nay được thu chủ yếu từ quả. Chất lượng của tinh dầu hồi trên
thị trường thế giới hiện nay được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Hàm lượng trans- anethol: Là chất chính trong tinh dầu hồi, tinh dầu đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu có hàm lượng chất này khơng thấp hơn 85%. Hiện nay trên
thị trường lưu hành loại tinh dầu có hàm lượng trans-anethol dao động trong

khoảng 85-90%. Hàm lượng anethol quyết định độ đông của tinh dầu. Kết quả
phân tích cho thấy, tất các các mẫu tinh dầu thuộc các nhóm hình thái khác nhau
của cây hồi đều có hàm lượng trans-anethol rất cao, biến động từ 93,16 đến
98,86%.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học thu từ các nhóm hình thái quả hồi
TT

Hợp chất

Nhóm trung
gian

Nhóm 8 cánh

Nhóm nhiều
cánh


17

N.020

N.029 N.033 N.019

1.

a-pinene

0,96


0,07

2.

Phellandrene

0,25

0,14

3.

delta. 3-carene

0,09

4.

Beta.-terpinene

5.

Limonene

2,51

2,16

6.


1,8-cineol

0,28

0,19

7.

1,6-octadien

8.

Linalool

0,16

9.

4-terpineol

0,11

0,14

0,30

0,86

0,14


0,11

0,17

2,13

4,88

0,06

0,19

0,18

0,42

3,46

0,18

0,16

0,08
0,09

0,31
0,13

0,13


0,29

0,23

0,19

0,30

0,32

0,18

0,19

0,25

0,50

95,44

96,71

93,52

0,10

0,12

0,18


13. Trans-anethole

94,46

96,28 96,18

98,86

14. Caryophyllene

0,27

0,22

0,10

15. a- copaene

0,14

0,11

16. Trans-a –bergamotene

0,27

0,24

17. T-cadinol


0,14

0,16

18. Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene

0,13
0,11

20. Nerolidol
21. Delta cardinene

N.041

0,10

12. Benzaldehyde

19. Beta bisabolene

N.036

0,12

10. a-terpineol
11. Estragole

0,25

N.008


0,10

0,09

0,09

0,14
0,10

2-(1cyclopentenyl) furan
22. or 1-(3methyl-2-

0,89

0,17

butenoxy)-4-(1-pr.)

Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam [3]
Hàm lượng cis-anethol: Đây là hợp chất có độc tính cao, để thoả mãn nhu
cầu xuất khẩu, hàm lượng chất này trong tinh dầu không được vượt quá 3%. Đặc
biệt hàm lượng cis-anethol trong tinh dầu có hàm lượng không đáng kể, trong


×