Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD tại trường THPT nam đàn 2, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÔ DUY XUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THÔNG
QUA DẠY HỌC MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG
THPT NAM ĐÀN 2, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ

MÃ SỐ: 60.14.10

VINH – 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÔ DUY XUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THÔNG


QUA DẠY HỌC MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG
THPT NAM ĐÀN 2, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

MÃ SỐ: 60.14.10

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

VINH - 2011


3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm đề tài luận văn tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Vinh; Khoa sau đại học trường Đại học Vinh;
Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học chính
trị; Các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và làm luận văn, đặc biệt là PGS – TS Nguyễn Lương Bằng, người đã tận tình
quan tâm, động viên, chia sẽ và hướng dẫn để tơi hồn thành cuốn luận văn này.
Để hồn thành khóa học cũng như đề tài luận văn, tôi cũng xin chân
thành cảm ơn các cơ quan đoàn thể huyện Nam Đàn; Ban giám hiệu trường
THPT Nam Đàn 2 cùng tập thể giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ về
mặt thời gian cũng như cung cấp một số tư liệu, thơng tin cần thiết để tơi hồn
thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã hết sức
động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thiện luận văn
này.

Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, bản thân tôi đã hết
sức nổ lực, song chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Tơi kính mong
nhận được nhiều sự đóng góp, chỉ dẫn của hội đồng khoa học cũng như các thầy
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 11 năm 2011
Tác giả
Tô Duy Xuyên

MỤC LỤC


4
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................

1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY.........

8

1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học
sinh THPT hiện nay.................................................................................

8

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học
sinh THPT hiện nay.................................................................................


32

Chương 2. MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM NỘI, NGOẠI KHÓA Ở
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2....................................................................

44

2.1. Giáo án thực nghiệm nội, ngoại khóa...............................................

44

2.2. Tiến hành thực nghiệm.....................................................................

61

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THPT THÔNG QUA MÔN GDCD TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY................................................................................................................

64

3.1. Phương hướng giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trường
THPT thông qua môn CDCD..................................................................

64

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền
thống cách mạng cho học sinh trường THPT thông qua môn GDCD.....


71

KẾT LUẬN.............................................................................................

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................

84

PHỤ LỤC................................................................................................

88

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


5
CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNXHKH

Chủ nghĩa xã hội khoa học


GDCD

Giáo dục công dân

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SV

Sinh viên

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


6
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân nói chung và thanh niên
học sinh THPT nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của
nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mục
đích của việc giáo dục truyền thống cách mạng nhằm giáo dục tinh thần yêu
nước, yêu chế độ CNXH, tinh thần bất khuất, kiên cường trong chống giặc
ngoại xâm, cũng như tinh thần hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động của dân
tộc ta cho các em học sinh.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, chúng ta vừa đón nhận
những thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến
độ CNH, HĐH đất nước, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu, kém phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn, thử thách như một số bộ
phận dân cư cịn nghèo, trình độ dân trí thấp, tư tưởng cịn lạc hậu, dễ bị kẻ xấu
kích động, lợi dụng để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích của tồn dân
tộc. Do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, nên một bộ phận khơng nhỏ
thanh niên, có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, ham hưởng thụ vật chất,
lười lao động, khơng có chí tiến thủ, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm
thường, ý thức coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, thờ ơ với những
giá trị truyền thống của dân tộc, ít quan tâm đến vận mệnh của đất nước, đến
tương lai của thế hệ trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng

cho thế hệ trẻ. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng cho thế hệ
này. Văn kiện Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào
tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức
khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát
huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13; 126].


7
Trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồn viên và thanh niên nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí
tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ
thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”[40; 510]. Người căn dặn: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[38;
222]. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:“Tăng cường bồi dưỡng lịng
u nước và ý thức cơng dân, lý tưởng và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị
và văn hóa cho thanh thiếu nhi; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của thanh niên; phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam xung
kích “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, phấn đấu cùng tồn
Đảng, tồn dân thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [16; 3].
Do vậy việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên hiện nay là
việc làm cần thiết, cấp bách đặt ra cho tồn xã hội phải quan tâm trong đó có
ngành giáo dục, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức
tự lực tự cường, tích cực học tập, lao động, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH.
Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng là quê hương giàu truyền
thống cách mạng, quê hương Xô - viết anh hùng, nơi có truyền thống hiếu học,
cần cù trong lao động, anh dũng hy sinh trong chiến đấu đã đóng góp nhiều sức
người, sức của trong cơng cuộc giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong

cơng cuộc xây dựng CNXH hiện nay. Nam Đàn được biết đến nhiều hơn khi
nơi đây là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hoá của thế giới.
Ai được sinh ra trên mảnh đất Nam Đàn đều được vinh dự và tự hào về
điều đó, do vậy việc tiếp thu truyền thống cách mạng là rất quan trọng. Song
một bộ phận không nhỏ thanh niên Nam Đàn hiện nay, trong đó có thanh niên


8
học sinh chưa ý thức được điều đó, cho nên việc giáo dục ý thức cách mạng cho
thanh niên học sinh hiện nay đặc biệt quan trọng, đặt ra cho gia đình, nhà
trường và xã hội phải quan tâm. Là một giáo viên môn GDCD giảng dạy trên
quê hương Nam Đàn nên tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục
truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD tại
trường THPT Nam Đàn 2, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân nói chung và thế hệ trẻ
nói riêng đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà
khoa học trong và ngồi nước. Đã có rất nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề giáo dục truyền thống nói chung và giáo dục truyền
thống cách mạng nói riêng được đăng trên các báo, tạp chí cũng như các đề tài
nghiên cứu khoa học khác. Liên quan đến đề tài của luận văn, tình hình nghiên
cứu có thể chia thành hai nhóm vấn đề sau:
1. Nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục truyền thống cách mạng nói
chung, bao gồm: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Giáo
sư Trần Văn Giàu bao gồm: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,
thương người, vì nghĩa”, Nxb khoa học xã hội, Hà nội, 1980; Về truyền thống
dân tộc của Giáo sư Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3/1981; Đạo đức
mới của Vũ Khiêu, Nxb khoa học xã hội, Hà nội, 1974; Tập trung mọi cố gắng
giành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, cơng nghệ

của ngun Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tạp chí cộng sản, số 1/1997; Cái truyền
thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta của Đỗ
Huy, Tạp chí thơng tin khoa học xã hội, số 5/1986; Trong các văn kiện của
Đảng đã khẳng định: “Những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc
Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương
người như thể thương thân”, đức tính cần cù...”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu. Từ


9
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, nó
nhấn chìm tất cả các lũ bán nước và cướp nước”.
2. Nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục truyền thống cách mạng trong
giai đoạn hiện nay, bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Lương Gia Ban, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1999;
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên của Hoàng Bình Quân,
bài phát biểu trình bày tại Đại hội X của Đảng, 2006; Giáo dục đạo đức truyền
thống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay của Triệu Quang Minh, Tạp chí
giáo dục lý luận, số 3/2004; Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo
đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay của Cao Thu Hằng, Tạp chí
Triết học, số 7/2004; Đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận
khác nhau của Trịnh Huy Duy, Tạp chí Triết học, số 1/2004; Xây dựng đạo đức
mới cho thanh niên trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay của Ngơ
Thị Thu Ngà, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 11/2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Trần Quy Nhơn, Nxb Giáo dục,
2006; Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên thơng qua trong giảng dạy
mơn tư tưởng Hồ Chí Minh của Thái Bình Dương, Tạp chí Giáo dục, số 163/
2007; Nâng cao đạo đức cách mạng cho sinh viên thơng qua giảng dạy mơn
CNXH khoa học của Hồng Thúc Lân, Tạp chí Giáo dục, số 166/2007; Hệ giá

trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Hồng Chí
Bảo, Tạp chí Cộng sản, số 3/2009; Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá
trình đổi mới giáo dục – đào tạo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Lương Bằng,
Luận án tiến sĩ Triết học, 2001; Tăng cường giáo dục đạo đức truyền thống của
dân tộc - nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Minh Tư, Báo
Giáo dục và Đào tạo, số đặc biệt, tháng 1/2011; Lý tưởng đạo đức và việc giáo
dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay của Đồn Văn
Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2/2001; Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu


10
quả giảng dạy, giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc trong môn GDCD ở
trường THPT của Nguyễn Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2009;
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Hải Yến, Luận văn
thạc sĩ khoa học giáo dục, 2009.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách
mạng và vận dụng một số phương pháp trong hoạt động giảng dạy nội và ngoại
khoá cũng như các buổi tham quan, dã ngoại hướng về nguồn. Đồng thời đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền
thống cách mạng cho học sinh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả
giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.
- Xác định phương pháp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục truyền thống cách mạng cho HS THPT qua dạy học môn GDCD.
- Tiến hành thực nghiệm các tiết nội, ngoại khóa và khảo sát ở trường
THPT Nam Đàn 2.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình
thành và phát triển dân tộc cũng như truyền thống cách mạng từ khi có Đảng
lãnh đạo cho đến nay.
- Thơng qua giờ học bộ mơn GDCD cũng như chương trình ngoại khoá ở
trường THPT nhằm giáo dục cho học sinh về truyền thống nói chung và truyền
thống cách mạng nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


11
- Đề tài nghiên cứu những nội dung về các giá trị truyền thống nói chung
và truyền thống cách mạng nói riêng thơng qua giảng dạy bộ mơn GDCD và
chương trình ngoại khố ở trường THPT.
- Đề tài đề cập đến một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống cách mạng nói
riêng ở trường THPT Nam Đàn 2.
5. Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
+ Phương pháp lịch sử và lơgíc
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trao đổi, tọa đàm
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
6. Giả thuyết khoa học

- Đề tài luận văn có đề cập đến thực trạng nhận thức của học sinh về
truyền thống cách mạng cũng như quá trình giáo dục truyền thống cách mạng ở
trường THPT.
- Tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh tại trường THPT Nam
Đàn 2 và có giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống
cách mạng cho học sinh.
- Nếu thực trạng nhận thức về truyền thống cách mạng của thanh niên
học sinh được nhìn nhận rõ từ các cấp, các ngành và có những giải pháp thích
hợp, được áp dụng rộng rãi thì giáo dục truyền thống cách mạng đem lại hiệu
quả cao.


12
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nhằm nghiên cứu và phân tích được cơ sở hình thành và
những giá trị truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam nói chung cũng
như nét đặc thù của Nam Đàn nói riêng.
- Trên cơ sở đó luận văn chọn một số phương pháp dạy học tích cực phù
hợp với chương trình giáo dục truyền thống cách mạng thơng qua bộ mơn
GDCD và chương trình ngoại khố ở trường THPT.
- Luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục truyền thống cách
mạng cho học sinh THPT hiện nay
Chương 2: Một số giáo án thực nghiệm nội, ngoại khóa ở trường THPT
Nam Đàn 2
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trường THPT thông qua môn

GDCD trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY


13
1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học
sinh THPT hiện nay
1.1.1. Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh THPT - Yêu
cầu cấp thiết trong sự nghiệp cách mạng hiện nay
1.1.1.1. Vai trò của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh
THPT trong giai đoạn hiện nay
a. Một số quan niệm về truyền thống và truyền thống cách mạng
* Truyền thống:
Thuật ngữ “truyền thống” được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong
ngôn ngữ tiếng Việt, chẳng hạn như truyền thống gia đình, truyền thống dịng
họ, truyền thống địa phương, truyền thống dân tộc, truyền thống đạo đức,
truyền thống văn hoá, truyền thống chống giặc ngoại xâm... Như vậy truyền
thống có thể gắn với tất cả các hình thức cộng đồng, tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Truyền thống theo tiếng Ấn – Âu là “tradition”, bắt nguồn từ tiếng La
tinh “tradere”, tradition có nghĩa là trao truyền, truyền đạt, luân chuyển, mang
lại, trao lại.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu
đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”
[54; 1017].
Theo Từ điển Bách khoa Xô viết định nghĩa: “Truyền thống là những yếu
tố của di tồn văn hoá, xã hội truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ

trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền
thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư
tưởng, phong tục, tập quán và lối sống... Truyền thống tác động khống chế đến
mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội” [52; 1339].


14
Dưới góc độ chính trị - xã hội, từ điển Chính trị vắn tắt định nghĩa:
“Truyền thống - di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài” [53; 401].
Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Truyền thống là những đức tính hay
những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác
dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực” [18; 50].
Giáo sư Vũ Khiêu thì cho rằng: “Truyền thống là những thói quen lâu
đời, đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của dân tộc
ta” [25; 67].
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Truyền thống như là một hệ thống tính
cách, các thế ứng xử của một tập thể (một cộng đồng), được hình thành trong
lịch sử, trong một môi trường tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định,
có thể định chế hố bằng luật hay bằng lệ và được trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng” [55; 28-29].
Như vậy truyền thống là cái cầu nối giữa quá khứ và hiện đại, nó tác
động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con người trong hiện tại và có
thể cả ở trong tương lai. Truyền thống là mạch ngầm xâu chuỗi toàn bộ những
giá trị tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử vì thế nó thực sự là một động
lực tinh thần lớn lao cho mỗi bước tiến lên của một cộng đồng.
Truyền thống có tính hai mặt: Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực
của truyền thống thể hiện ở chỗ truyền thống là điểm tựa, là bệ phóng, là giá đỡ
cho mọi sự phát triển đi lên của xã hội. Nhờ có truyền thống, con người mới
tiếp thu được những thành tựu đã đạt được của người đi trước, rút ngắn được

thời gian, không phải mò mẫm lại từ đầu, mà dựa vào những kinh nghiệm của
lớp người đi trước để lại. Như C. Mác đã từng nói: “Con người làm ra lịch sử
của mình nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những
điều kiện tự mình chọn lấy, mà làm theo những điều kiện nhất định, trực tiếp,
sẳn có do quá khứ để lại” [32; 377].


15
Mặt tiêu cực của truyền thống thể hiện ngay trong tính chất ổn định, bền
vững, ít biến đổi của truyền thống, nhất là những truyền thống xấu, đã làm cho
truyền thống có tính bảo thủ, sức ỳ lớn. Tính chất ỳ của truyền thống thể hiện ở
chỗ nó thay đổi hết sức chậm chạp. Nhiều khi điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra
truyền thống đã mất từ lâu, nhưng truyền thống đó vẫn cịn tồn tại dai dẳng và
ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân. Lênin đã chỉ rõ: “Quá khứ níu
chúng ta lại, nắm chặt lấy chúng ta bằng trăm ngàn cánh tay và ngăn cản bước
tiến của chúng ta hay buộc chúng ta phải bước những bước chệch choạc như
ngày nay chúng ta đang bước vậy” [29; 182].
Như vậy mặt tiêu cực của truyền thống nó đã cản trở sự phát triển của xã
hội. Tuy nhiên để giá trị truyền thống phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực, do vậy cần phải “gạn đục, khơi trong”. Trong “Bản thảo kinh tế triết học”
C.Mác viết: “Cũng như mọi cái tự nhiên đều phải nảy sinh, con người cũng có
hành vi phát sinh của mình tức là lịch sử, lịch sử được phản ánh trong ý thức
của con người và do đó với tính cách là hành vi phát sinh, nó là hành vi phát
sinh tự tước bỏ mình một cách có ý thức” [28; 107].
Có những truyền thống trong điều kiện, hoàn cảnh này là tốt nhưng trong
điều kiện, hoàn cảnh khác lại là xấu, vì vậy việc phân biệt ranh giới giữa tốt và
xấu, hay và dở, tích cực và tiêu cực trong truyền thống chỉ có ý nghĩa tương đối.
Chẳng hạn, lối ứng xử “phép vua thua lệ làng” dưới chế độ phong kiến, có mặt
tích cực của nó. Tích cực ở chỗ nó bảo tồn yếu tố cộng đồng làng xã, làm cho
làng là hạt nhân của sức mạnh chống lại Nhà nước của giai cấp phong kiến,

làng là thành trì chống giặc ngoại xâm, cưỡng lại sự đồng hoá của Trung quốc,
củng cố tinh thần dân tộc. Nhưng nó cũng có mặt tiêu cực là làm cho từng làng
xã trở thành khép kín, cách bức, có những “lệ làng” trở thành cái ách buộc thêm
vào cổ người nơng dân, ngồi “phép vua”. Ngày nay trong cơng cuộc xây dựng
CNXH, lối ứng xử đó càng tỏ ra tiêu cực.


16
Khi ta nói giá trị truyền thống có nghĩa là đã có sự gạn đục, khơi trong,
có sự phê phán lựa chọn, chỉ giữ lại và nêu cao những truyền thống tốt, những
yếu tố tích cực, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh ở thời điểm đang nói.
Khi bàn về truyền thống và giá trị truyền thống, giáo sư Trần Văn Giàu
đã nhận định: “Truyền thống thì có cái tốt, cái xấu; nhưng khi chúng ta nói giá
trị truyền thống thì ở đây chỉ có cái tốt mà thơi... mà phải là những cái tốt phổ
biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức ln lý, có cả tác dụng sự
hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống” [18; 50].
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, từ
thời kỳ Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh ln gắn với q trình dựng
nước và giữ nước. Một dân tộc anh hùng, bất khuất trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm trong vịng 12 thế kỷ đã hình thành ở con người Việt Nam tinh thần
yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, ý thức tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong
lao động, hiếu học, tinh thần tương thân, tương ái... Tinh thần ấy được các thế
hệ tiếp thu, giữ gìn và trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Khi bàn về truyền thống của dân tộc Việt Nam, giáo sư Vũ Khiêu cho
rằng: “Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người”[25; 86]. Theo giáo sư
Trần Văn Giàu: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người,
vì nghĩa”[18; 94].
Theo các văn kiện của Đảng và Nhà nước, thì các giá trị truyền thống của
dân tộc ln được đề cập tới và coi là những giá trị nổi bật. Theo Nghị quyết

Hội nghị lần thứ năm, BCHTW Đảng khoá VIII khi bàn về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định:
“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường
dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng


17
xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”
[12; 56].
Như vậy từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng và Nhà
nước ta, chúng ta có thể khẳng định dân tộc ta có một di sản đạo đức vơ cùng
phong phú, trong đó các giá trị điển hình là: Tinh thần u nước, lịng thương
người sâu sắc, tinh thần đồn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm...
Trong các giá trị truyền thống của dân tộc thì tinh thần yêu nước là
truyền thống nổi bật nhất, có thể nói đây là cái cốt lõi của các giá trị truyền
thống khác và nó ln tác động đến các giá trị truyền thống khác. Tinh thần yêu
nước là: “Nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung
của nó là lịng trung thành với Tổ quốc, là lịng tự hào về quá khứ và hiện đại
của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc” [1; 11-12].
Bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều có tình u đất nước, nhưng bản sắc,
sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào sự
hình thành dân tộc, phong tục tập quán, quá trình lao động sản xuất, đặc biệt
nhất là q trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lịng yêu nước của dân tộc
Việt Nam được bắt nguồn từ tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân, lúc
đầu là tình yêu đối với gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động
do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên... Những tình cảm giản dị
ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, q hương

và được nâng lên thành lòng yêu nước và cao hơn nữa là chủ nghĩa yêu nước.
“Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ tình cảm bình dị, đơn sơ của
mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân
yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình u Tổ quốc.
Tình u đất nước khơng phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự
phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định” [19; 26].


18
Ở Việt Nam, tình yêu đất nước gắn liền với quá trình “dựng nước” và
“giữ nước”. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo
vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ khơng có dân tộc nào trên thế giới
lại phải trải qua q trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước nhiều
và đặc biệt như Việt Nam. Trong khoảng thời gian 23 thế kỷ (từ thế kỷ III trước
công nguyên đến thế kỷ XX), dân tộc ta đã giành hơn nửa thời gian (12 thế kỷ)
cho các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Chính tinh
thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách
để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Từ chiến thắng Sông Hát (năm 40) do Hai
Bà Trưng lãnh đạo, đến chiến thắng Sông Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền lãnh
đạo, chiến thắng Sông Như Nguyệt (1077) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo... và
sau này là Cách mạng tháng Tám thành công, chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ (1954), đại thắng Mùa Xuân (1975) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Có thể nói dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng.
Có được thắng lợi đó, cần có sự kết hợp giữa các truyền thống để tạo
thành sức mạnh, trong đó, lịng u nước giữ vị trí trung tâm. Ngồi lịng u
nước, dân tộc ta cịn thể hiện tính cần cù, tiết kiệm “có cơng mài sắt có ngày
nên kim”, “bn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”, trong những ngày đầu
giành độc lập (tháng 9 năm 1945), tinh thần tiết kiệm được thực hiện qua “hũ
gạo tiết kiệm” và ngày nay tiết kiệm được coi là “quốc sách”.
Ngoài ra cịn nói đến lịng u thương con người “thương người như thể

thương thân”, “người ta là hoa của đất”. Do vậy trong quan hệ đối xử hàng
ngày, dân tộc ta ln coi trọng chữ tình, ln đặt tình nghĩa lên trên hết: “vì tình
vì nghĩa, ai vì đĩa xơi đầy”, chính vì vậy chữ “tình” chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống của người dân. Trong gia đình đó là tình cảm vợ chồng, chung
thuỷ, sắt son “thuận vợ, thuận chồng tát bể đơng cũng cạn”; tình cảm đối với
cha mẹ “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”; tình cảm anh chị


19
em với nhau “anh em như thể chân tay”, “chị ngã, em nâng”. Rộng hơn là tình
cảm đối với làng xóm “sớm khuya tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa
mua láng giềng gần”. Và rộng hơn là tình yêu đất nước: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí
cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tình thương u con người
cịn thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá
lành đùm lá rách”.
Lịng u nước, thương người ln gắn bó chặt chẽ với nhau giúp cho
dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách: “Yêu nước, thương người
là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt Nam, là giá trị nhân cách của con
người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc trải qua bao biến thiên của lịch sử
vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ trên gương mặt tinh thần của cả
dân tộc”[2; 48].
Dân tộc ta còn là một dân tộc hiếu học, ngay từ thời phong kiến, Nhà
nước đã mở ra các trường lớp để “dạy chữ” “dạy người” hình thành các khoa thi
cử để chọn ra những người vừa có đức vừa có tài đứng ra gánh vác giang sơn,
đất nước, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Mặc dù cuộc sống gia đình
cịn gặp nhiều khó khăn, cơm khơng đủ no, áo khơng đủ mặc, nhưng các gia
đình Việt Nam đã đầu tư cho con cái học hành để thành đạt. Người dân xứ
Nghệ có câu: “Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa. Nhưng ông đỗ,

cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”.
Phát huy truyền thống hiếu học, ngày nay sự nghiệp giáo dục đào đạo
được coi là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài để đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Càng ngày càng có nhiều tấm gương tiêu biểu về tinh thần học tập của học sinh,
sinh viên cả nước, trong đó Nghệ An là địa phương tiêu biểu về tinh thần hiếu
học được xếp vào tốp những tỉnh, thành phố có số lượng học sinh đậu đại học,
học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Điển hình như em Nguyễn Tất Nghĩa (học


20
sinh trường THPT Phan Bội Châu) giành 3 huy chương vàng quốc tế và khu
vực mơn Vật Lý.
Có được sức mạnh dân tộc, dân tộc Việt Nam có tinh thần đoàn kết cao
trong lao động sản xuất cũng như trong chiến đấu: “Một cây làm chẳng lên non.
Ba cây chụm lại lên hịn núi cao”; Chính nhờ sự đồn kết đó mà dân tộc ta đã đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà Bác Hồ đã tổng kết: “Đồn kết, đồn
kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành công”[39; 350].
Theo Văn kiện Đại hội X của Đảng “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền
tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng
Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[15; 40].
* Truyền thống cách mạng
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), tinh thần yêu nước
được Đảng soi đường chỉ lối, đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác và đã trở thành truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam
trong hơn 80 năm qua.
Cách mạng là xoá bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay

đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách
mạng có thể dẫn đến một thay đổi trong các thể chế chính trị - xã hội, hoặc một
thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hoá. Cách mạng đã từng xảy ra trong
các lĩnh vực như: xã hội, chính trị, văn hố, kinh tế, cơng nghiệp.
Cách mạng là “Cuộc biến đổi xã hội – chính trị lớn và căn bản thực hiện
bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến
bộ”[54; 99].
Từ năm 1930 đến nay, nước ta đã hoàn thành các cuộc cách mạng như:


21
Cách mạng dân tộc dân chủ là “Cách mạng chống đế quốc và phong kiến,
giành độc lập dân tộc và dân chủ, thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân
chủ tư sản”[54; 99].
Cách mạng giải phóng dân tộc là “Cách mạng nhằm giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc”[54; 99].
Cách mạng XHCN là “Cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột
người và xây dựng CNXH”[54; 99].
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã đánh dấu một trang sử
mới cho dân tộc Việt Nam, từ đây công cuộc đấu tranh giữ nước được Đảng soi
đường chỉ lối, Đảng đã xua đi màn đêm dài nô lệ, Đảng đã đem lại mùa xuân
cho cả dân tộc. Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào đấu
tranh của dân tộc Việt Nam. Đảng đã thức tỉnh hàng triệu con người Việt Nam,
trong đó có thanh niên về tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng, tiếp cận chân
lý sáng ngời. Nhà thơ Tố Hữu khi mới 18 tuổi đã viết: “Từ ấy trong tôi bừng
nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim. Hồn tơi là một vườn hoa lá. Rất đậm
hương và rộn tiếng chim”. Hay như anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng - một trong
13 đồn viên đầu tiên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, đã anh dũng hy sinh khi
anh vừa 17 tuổi, khi thực dân Pháp xem xét để tha bổng vì anh chưa đủ tuổi
thành niên, nhưng anh đã cương quyết tun bố với kẻ thù rằng: “Tơi hành

động có suy nghĩ, tơi hiểu việc tơi làm, tơi làm vì mục đích cách mạng, chưa
đến tuổi trưởng thành nhưng tơi đã đủ trí khơn để hiểu con đường của thanh
niên là con đường cách mạng”.
Ngay những ngày đầu có sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên
một cao trào cách mạng 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Chỉ
trong một thời gian ngắn, cao trào cách mạng đã lan rộng ra phạm vi hai tỉnh
Nghệ An - Hà Tĩnh và một số tỉnh khác. Miêu tả cuộc biểu tình đầy khí thế
ngày 30/8/1930 tại huyện Nam Đàn, có câu: “Truyền đơn rải khắp mọi nơi.


22
Trống rung, chuông giục, mõ vang liên hồi. Mỗi người một chiếc thước dài.
Dân ta như kiến động trời gần mưa” [29; 68].
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tuy giành chính quyền trong thời gian ngắn
ở một số địa phương ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, nhưng đã đánh dấu tinh
thần cách mạng của nhân dân ta, tinh thần quật cường, đồn kết nhất trí của
nhân ta đã làm nên sự thắng lợi đó: “Nếu những năm đầu thế kỷ XX, Nghệ An
có ngơi sao rực sáng Phan Bội Châu, thì những năm 20 thế kỷ này trở đi, những
người con ưu tú của quê hương như Nguyễn Ái Quốc, Phạm Hồng Thái, Lê
Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Trương Vân Lĩnh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nguyễn Sĩ Sách, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên... đã làm rạng rỡ
truyền thống quê hương, đất nước” [31; 278].
Tiếp theo đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta
đã thực hiện công cuộc cách mạng qua các cao trào 1936-1939, 1939-1941,
1941-1945, mà đỉnh cao là cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945, với thắng lợi
này đánh dấu sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta chỉ trong vòng 15 năm đã đưa
dân tộc Việt Nam từ nô lệ, lầm than trở thành người làm chủ đất nước. Trong
“Bản Tuyên ngôn độc lập” Hồ Chủ Tịch đã đọc trước đồng bào cả nước: “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền
khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,

quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”. Và đây cũng là lời tuyên bố trước
thế giới biết rằng: “... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật
sự đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”[36; 4].
Đất nước giành độc lập khơng lâu, thì thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam cùng đứng lên đánh giặc giữ nước, cả
nước triệu người như một, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân đứng dậy đánh giặc cứu nước.


23
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”[36;
480]. Trong cuộc chiến đấu này, có những người con đã anh dũng “cảm tử cho
Tổ quốc quyết sinh”. Từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch
Điện Biên Phủ suốt chín năm cả “đất nước đứng lên” mới làm nên một chiến
thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa cầu”. Trong chiến dịch này nổi lên những
anh hùng lấy thân mình “ làm giá súng”, “lấp lỗ châu mai”, tiêu biểu cho chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của dân tộc Việt Nam. “Chiến cơng đó
được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống
Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách,
báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân”[4; 193].
Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Đàn đã có nhiều đóng góp
sức người, sức của cho chiến thắng chống Thực dân Pháp xâm lược: “Niềm
kiêu hãnh của bà con Nam Đàn là trong chín năm kháng chiến trường kỳ chống
Thực dân Pháp ác liệt là thế, thiếu thốn là thế, thanh niên và bộ đội không một
ai đào ngũ. Thanh niên quê Bác lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
quê hương, đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của những người con của thời đại

Hồ Chí Minh, của quê hương Hồ Chí Minh” [17; 430-431].
Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ (1954), hồ bình lập lại ở miền Bắc, miền
Nam dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ. Cách mạng Việt Nam thực hiện hai cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dân hai
miền Nam - Bắc cùng đồn kết, gắn bó sắt son trong cơng cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ này, hình thành các phong trào lớn như thanh
niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”, “một người làm việc bằng hai”, “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “xe chưa qua nhà khơng tiếc”, “thóc khơng thiếu
một cân, qn khơng thiếu một người”.v.v...Với tinh thần u nước đó trong
cơng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục triệu đồng bào ta đã


24
chiến đấu anh dũng hy sinh giành lại độc lập tự do cho dân tộc, có những người
mẹ hết động viên chồng lại động viên con ra tiền tuyến, có những thanh niên
đang ngồi trên ghế nhà trường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm
gác bút nghiên xung phong ra trận, trong đó có những lá đơn xin nhập ngũ viết
bằng máu. Trong cuộc chiến đấu này, tất cả đều giành cho tiền tuyến, có những
người con đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời của họ chỉ mười tám, đôi mươi.
Chúng ta không bao giờ quên những trận đánh mà biết bao xương máu
của các chiến sĩ và đồng bào ta đã đổ xuống để có được những thắng lợi vẻ
vang như: Khe sanh, Ấp Bắc, Vạn Tường, Xuân Mậu Thân 1968, Thành cổ
Quảng trị với 81 ngày đêm “mùa hè đổ lửa”... Ở miền Nam, những tên đất, tên
làng đã đi vào lịch sử. Với những địa danh ở miền Bắc cùng thi đua với miền
Nam trong đánh giặc cứu nước như: Phà Bến Thuỷ, Cầu Hàm Rồng, Ngã ba
Đồng Lộc, Truông Bồn, “Điện Biên Phủ trên khơng”...
Có được những chiến cơng đó có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mà
đứng đầu là Bác Hồ vĩ đại. Những tin thắng trận được Bác theo dõi và động
viên đồng bào, chiến sĩ ta trong thi đua đánh giặc Mỹ. Trong Di chúc năm 1969,
Bác Hồ viết: “... Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể cịn kéo dài. Đồng bào ta

có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm
đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hồn tồn. Cịn non, còn nước, còn người, thắng
giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay...”.
Trong phong trào đó đã hình thành những người con ưu tú của dân tộc
như anh hùng Nguyễn Viết Xuân với câu khẩu hiệu: “nhằm thẳng quân thù mà
bắn”. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi “có những phút làm nên lịch sử, có những
con người hố thành bất tử”. Anh hùng Lê Thị Tuyển, với lòng căm thù giặc
sâu sắc và tình yêu quê hương tha thiết, chị đã có thêm sức mạnh vác trên vai
mình 2 thùng đạn nặng 120kg trong khi mình chỉ nặng 40kg.
Ở quê hương Nam Đàn: “Trong những năm tháng giặc Mỹ đánh phá ác
liệt, Nam Đàn đã tổ chức các “đội thép” gồm nam nữ thanh niên tình nguyện,


25
ngày đêm túc trực tại các đoạn đường xung yếu để rà bom từ trường, phá bom
nổ chậm và sữa chữa nền đường, mặt đường khi bị giặc phá”[17; 437]. Có
những đóng góp hy sinh có những người con ưu tú mà mãi đời sau luôn khắc
sâu ghi nhớ công lao của họ: “10 cô gái Truông Bồn đã lấy thân mình làm tiêu
hai bên đường 30 trong đêm hơm mù mịt để dẫn đoàn xe đi qua đoạn xung yếu,
giữa lúc trên đầu máy bay Mỹ đang gầm rít và xung quanh bom Mỹ nổ tứ tung”
[17; 437].
Với tinh thần cách mạng của nhân dân ta, trong vòng 21 năm trường kỳ
kháng chiến, dân tộc ta đã làm nên một đại thắng mùa Xuân năm 1975 “đánh
cho Mỹ cút” rồi đến “đánh cho Ngụy nhào”, đưa non sông thu về một mối,
hồn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong phạm vi cả nước, đưa cả
nước tiến lên con đường XHCN.
Đánh giá sự thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Báo cáo
chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã ghi rõ: “Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang

chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn
và có tính thời đại sâu sắc” [8; 471].
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc
lập, thống nhất và quá độ lên CNXH, nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ này là:
“Nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản
xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hố, trong đó
cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội
chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã


×