Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.1 KB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH SẮT THÉP
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Ngô Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính Sách, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND Thị xã
Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thủy

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................................................ vii
Danh mục đồ thị......................................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................... ix
Danh hộp........................................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... xiv
Thesis Abstract.......................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ngành sắt thép....................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép5

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5
2.1.2. Vai trò của nâng cao năng lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa....13
2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................ 14
2.1.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 15
2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ngành sắt thép.............................................................................................................. 18
2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................. 21

iii



2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực của DNNVV ngành sắt thép của một số
nước trên thế giới....................................................................................................... 21
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành sắt thép ở Việt Nam.................................................................................... 26
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới và ở Việt Nam
28

2.2.4.

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nâng cao năng lực của

doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................... 29
2.3.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................ 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 34

3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 37
3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 41

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................................. 41
3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu........................................................... 41

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................... 42
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 43
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 45
4.1.

Thực trạng năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt thép trên

địa bàn thị xã Từ Sơn................................................................................................ 45
4.1.1. Sự biến động số lượng của DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã
45

4.1.2. Năng lực về sản phẩm.............................................................................................. 46
4.1.3. Năng lực về quy mơ tài chính của các DNNVV ngành sắt thép .........48
4.1.4. Khả năng áp dụng công nghệ.............................................................................. 50
4.1.5. Khả năng liên kết và tiêu thụ sản phẩm của các DNNVV ngành sắt thép. 55
4.1.6. Thị phần của các DNNVV trên thị trường....................................................... 57
4.1.7. Giá thành sản phẩm................................................................................................... 58
4.1.8. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN...................................................... 61
4.1.9. Đánh giá chung............................................................................................................ 64
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn......................................... 68

iv


4.2.1. Năng lực, trình độ của chủ DN và người lao động trong các DNNVV
ngành sắt thép.............................................................................................................. 68

4.2.2. Thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào................................................... 72
4.2.3. Môi trường kinh doanh - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
73

4.2.4. Thủ tục hành chính cơng, cung ứng dịch vụ cơng - Chỉ số hiệu quả quản trị
và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI)........................................ 75
4.2.5. Tổ chức của các doanh nghiệp........................................................................... 76
4.2.6. Chính sách và cơ chế quản lý.............................................................................. 77
4.3.

Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt

thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.......................................................................... 83
4.3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực của các DNNVV trên địa bàn
thị xã Từ Sơn................................................................................................................. 83
4.3.2.

Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sắt

thép trên địa bàn nghiên cứu............................................................................... 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 92

5.2.1. Đối với Nhà nước, cơ quan, ban ngành địa phương.............................. 92

5.2.2. Đối với các DNNVV ngành sắt thép................................................................... 93
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – TTCN

Cơng nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

KH – CN

Khoa học – Công nghệ

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KWh

Ki lơ ốt giờ

NN

Nơng nghiệp

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PCI


Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PAPI

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt

Nam
Ø

Phi

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMDV

Thương mại dịch vụ

TTCN - XD

Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

VSA

Hiệp hội Thép Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân loại DNNVV t

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và


Bảng 3.3.

Các chỉ tiêu kinh t

2016 ......................
Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều

Bảng 4.1.

Các loại hình DNNV

Bảng 4.2.

Số lượng một số sả

Bảng 4.3.

Quy mô vốn của cá

Bảng 4.4.

Đánh giá của DN

phát triển của DN.
Bảng 4.5.

So sánh giá bán s


Sơn năm 2016 ......
Bảng 4.6.

Thu nhập bình quâ

Bảng 4.7.

Tổng hợp điểm m

ngành sắt thép trên
Bảng 4.8.

Kinh nghiệm của c

Bảng 4.9.

Trình độ của ngườ

Bảng 4.10.

Quy mơ lao động c

Bảng 4.11.

Kinh nghiệm của

đoạn 2013 - 2016 .
Bảng 4.12.

Bảng thống kê các


Bảng 4.13.

Đánh giá của DN v

công của địa phươ

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Sự thay đổi chủng loại sản phẩm trong 4 năm qua......................... 47
Đồ thị 4.2. Khó khăn của doanh nghiệp trong q trình vay vốn.................... 49
Đồ thị 4.3. Cơ cấu chi phí dành cho cơng nghệ của các DNNVV ngành sắt thép
52

Đồ thị 4.4. Đánh giá của DN về đầu tư vào công nghệ thông tin.....................53
Đồ thị 4.5. Chính sách định giá của doanh nghiệp.................................................. 58
Đồ thị 4.6. Giá bán sắt thép của DN so với giá trên thị trường.........................59
Đồ thị 4.7. Đánh giá về sự thay đổi giá sắt thép trong giai đoạn 2013 - 2016
61

Đồ thị 4.8. Đánh giá kết quả SXKD của DN trong 4 năm....................................... 63
Đồ thị 4.9. Kế hoạch kinh doanh của DN trong thời gian tới............................. 63
Đồ thị 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý về thủ tục hành chính cơng, cung ứng

dịch vụ cơng của địa phương..................................................................... 65
Đồ thị 4.11. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp.............................................. 68
Đồ thị 4.12. Đánh giá của DN về chất lượng môi trường kinh doanh............73


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DN.............................................. 57
Sơ đồ 4.2. Kênh cung cấp nguyên liệu đầu vào........................................................ 72

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất....................................... 65
Hộp 4.2. Vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ......................................... 66
Hộp 4.3. Các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ kịp thời........................................... 66

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Ngơ Thị Thủy
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Sự gia nhập của các tổ chức kinh tế thế giới mang đến cho các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam nói chung nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng mang lại
nhiều đe dọa, thách thức. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Họ

không những phải cạnh tranh gay gắt với các DN trong nước mà cịn phải cạnh
tranh với các DN nước ngồi. Ở Việt Nam, cả nước hiện nay có trên 600.000 DNNVV
chiếm 98% tổng số lượng DN của cả nước. Trong những năm qua, các DN kinh
doanh và sản xuất sắt thép ở nước ta không ngừng lớn mạnh về quy mô cũng như
số lượng các DN. Thị xã Từ Sơn với vị trí nằm kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc
và gần các trung tâm đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Thái
Ngun...có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các trung
tâm này. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Từ Sơn có trên 1.000 DN chủ yếu là DNNVV.
Trong đó, chủ yếu là các DNNVV ngành cơng nghiệp. Các DN này giữ vị trí ngày càng
quan trọng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh những lợi thế các DNNVV ngành sắt thép ở Từ Sơn có được. Song
các DN này vẫn cịn nhiều khó khăn trong hoạt động như: sức ép cạnh tranh của thị
trường thép Trung Quốc, môi trường ô nhiễm, cơ sở hạ tầng xuống cấp, khả năng
về vốn hạn chế, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực
kém...Từ những khó khăn đó, vấn đề đặt ra là làm gì để các DNNVV ngành sắt thép
này tồn tại, nâng cao năng lực trên thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm
đánh giá thực trạng năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các DN này.

Quá trình nghiên cứu đưa ra một số kết quả nổi bật sau:
Sự biến động số lượng DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ
Sơn không nhiều. Năm 2014, DNNVV ngành sắt thép có 984 DN, tăng 56
DN so với năm 2013. Năm 2016 số lượng DNNVV ngành sắt thép trên địa
bàn thị xã tăng 35 DN so với năm 2015. Đây là tín hiệu đáng mừng khi nền
kinh tế có sự phục hồi trở lại. Các DN này đóng góp trên 80% về giá trị và
chiếm trên 50% tổng số DN của nhóm ngành này trong tồn tỉnh Bắc Ninh.

xi



Thực trạng năng lực, trình độ học vấn của chủ DN và người lao động chưa
cao, chủ yếu là tốt nghiệp từ THPT trở xuống, chiếm từ 50 – 70%. Các DN có quy mơ
lao động chủ yếu từ 10 - 49 người, chiếm trên 50%. Giai đoạn 2013 – 2016, có 70%
DN giữ nguyên số lao động đang làm việc, 10% DN có số lao động tăng lên và 20%
DN có số lao động giảm đi. Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tổng mức
vốn đầu tư của các DN vẫn tăng, nhưng so với mức tăng của các chỉ số giá tiêu
dùng hay tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua thì thực tế quy mơ của các DN ngày càng
giảm. 100% DN có máy tính kết nối Internet và thường xuyên ứng dụng các công
nghệ tiên tiến vào sản xuất. Một số DN đã ứng dụng công nghệ điều khiển tự động
trong khâu nung và cán sản phẩm phơi thép. Các DN cịn ít liên kết với nhau, ít tham
gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu
là ở trong nước, chiếm 91,5% và đa số là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Có 90%
DN định giá theo chi phí. Giá bán sản phẩm sắt thép của các DNNVV thường thấp
hơn hơn trên thị trường do nguyên liệu đầu vào chủ yếu mua từ các cơ sở thu mua
phế liệu. Trong giai đoạn 2013 – 2016 giá bán sắt thép có xu hướng giảm nhẹ do chịu
tác động của sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc và sự suy thoái của nền kinh tế.
Điều đó, làm cho thị trường bất động sản có xu hướng phát triển chậm lại. Giai đoạn
2013 - 2016, các DN hoạt động đều có lãi. Đây là tín hiệu khả quan phản ảnh tốc độ
phát triển của nền kinh tế. Tuy vậy 4 năm qua, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các
DN không đều. Kế hoạch kinh doanh của các DN trong thời gian tới có 45% DN lựa
chọn mở rộng quy mô, 50% DN lựa chọn giữ nguyên quy mô SXKD, 5% DN lựa chọn
thu hẹp quy mô nhằm hạn chế những tiêu cực mà nền kinh tế tác động trở lại.

Đề tài đã nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng như: Thị trường cung ứng
nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra, môi trường kinh doanh, thủ tục hành
chính cơng, cung ứng dịch vụ cơng tại địa phương, tổ chức của các DN, cơ chế
chính sách. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình nâng cao năng lực của các DN.
Cuối cùng, đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực cho các DN. Một số giải pháp chủ yếu là: nâng cao năng lực, trình độ của chủ DN

và người lao động, đổi mới và phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực tài chính,
tăng cường khả năng hợp tác – liên doanh liên kết để xây dựng thương hiệu sản
phẩm, nâng cao chỉ số PCI/PAPI và hồn thiện cơ chế chính sách.

xii


THESIS ABSTRACT
Full name: Ngo Thi Thuy
Topic: Solutions to improve the capacity of Small and Medium Enterprises
(SMEs)in iron and steel industry in Tu Son town, Bac Ninh province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Training Institution: VietNam National University of Agriculture
Joining international economic organizations gives Vietnamese enterprises not
only a lot of opportunities to develop but alsomany threats and challenges. Vietnam
now has over 600,000 SMEs accounting for 98% of the total number of enterprises in
the country. In the past years, the business and production of iron and steel in our
country are constantly developing in size as well as the number of enterprises. Tu
Son town is located adjacently to the Northern economic triangle and near the major
urban centers such as Hanoi, Hai Phong, Quang Ninh, Thai Nguyen ..., thishas
significant advantages in economic, cultural and social exchanges with these cities.
At present, there are over 1,000 enterprises in Tu Son town, with the majority are
industrial SMEs. These enterprises are proving their importance gradually as they
offer jobs for many local workers and neighboring provinces.

Although the SMEs in iron and steel industry have some advantages, they
still have a considerable difficulties in operation such as competitive pressure

from Chinese steel market, pollution, degraded infrastructure, limited capital
capacity, small scale, poor technology, low productivity... In light of the
difficulties above, the question is what should be done to help Tu Son SMEs
survive and improve their capacity in the market. This study aims at assessing
the current situation of the SMEs in iron and steel industry in Tu Son town so as
to propose a number of solutions to improve the capacity of these enterprises.

The research has found out the following outstanding results:
The fluctuation of the number of SMEs in the iron and steel industry in Tu Son
town is not considerable. In 2014, 984SMEs in the iron and steel industry were active,
increased by 56 enterprises compared to 2013. In 2016, the number of SMEs in the
iron and steel industry in the city increased by 35 enterprises as compared to 2015.
This result is promising and can be considered as a sign of economy recovery in the
area. These enterprises contribute over 80% in value and account for over 50% of
total enterprises in this industry in Bac Ninh province.
As the matter of fact, the capacity and education level of business owners and
workers are not high. Most of them graduated from high schools or lower, account for

xiii


50-70%. The enterprises have from 10 to 49 people, accounting for over 50%. During the
period from 2013 to 2016, 70% of enterprises kept their current employees, 10%
increased the number of employers and 20% had the number of employers decreased.
Although the economy has many difficulties, the total investment capital has increased,
when compared to the increase of consumer price index or inflation rate in the past, the
size of enterprises is progressively decreasing. 100% of enterprises have access to
Internet and regularly apply advanced technology into production. Some enterprises
have applied automatic control technology in the process of baking and laminating steel
products. The enterprises cooperate less with each other or don’t participate in fairs and

exhibitions inside and outside the province. The market for the products is mainly within
the community, accounting for 91.5% and most of them are sold directly to consumers.
There are 90% of enterprises which fix price based on expenditures. The price of iron and
steel products of SMEs are usually lower than that of the market because the input
materials are mainly purchased from the scrap collectors. During the period from 2013 to
2016, the price of iron and steel tend to decrease slightly due to the impact of iron and
steel imported from China and the economic recession. This makes the real estate
market go down. In the period of 2013 - 2016, most enterprises make profit. This is a
positive signal that reflects the pace of economic development. However, over the past 4
years, the profit growth rate of enterprises is not constant. For next business plans of
enterprises, 45% of enterprises choose to expand the size, 50% choose to maintain the
size and 5% choose to narrow to limit the negatives due to economy’s impact.

The topic has shown a number of influencing factors: market supply of input
materials, output markets, business environment, public administrative procedures,
local public service, organization of enterprises, mechanisms and policies. In
addition, the topic has pointed out the strengths, weaknesses, opportunities and
challenges in the process of improving the capacity of enterprises.
Finally, the topic has given some solutions and recommendations to improve the
capacity of enterprises. Some main solutions are: improving the capacity and education
level of business owners and employees, renewing and developing technology,
improving financial capacity, enhancing cooperation and joint venture capacity to build
product brands, increasing PCI / PAPI and completing mechanisms and policies.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng mang

tính chất quyết định đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào. Đối với
mỗi chủ thể kinh tế, cạnh tranh tạo ra sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học
cơng nghệ tiên tiến trong sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất và
phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá
bán sản phẩm. Cạnh tranh với kết quả biểu hiện cuối cùng là lợi nhuận sẽ
hướng người kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi có hiệu quả thấp sang nơi có
hiệu quả cao hơn. Trong cạnh tranh các DN yếu sẽ bị đào thải và phải nhường
chỗ cho các DN làm ăn có hiệu quả, nhờ đó mà các nguồn lực xã hội được sử
dụng hợp lý, tạo sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ cũng chính là tạo ra nhiều
sự lựa chọn cho khách hàng hay người tiêu dùng.
Trong những năm qua, các DN ở nước ta không ngừng lớn mạnh về quy
mô cũng như số lượng. Ở Việt Nam, cả nước có trên 600.000 doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV), chiếm 98% số lượng DN, đóng góp 40% GDP toàn quốc (Tổng
cục thống kê, 2015). Năm 2013 là năm mà giới kinh doanh chứng kiện sự “bứt
phá” ngoạn mục của các DNNVV khi có tới 139 cơng ty lần đầu được người tiêu
dùng bình chọn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (Doanh nghiệp
Việt Nam, 1/2014). Tuy nhiên, các DNNVV đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề
làm ảnh hưởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh, như quy mô vốn nhỏ, khả năng
tiếp cận vốn yếu; trang thiết bị, công nghệ lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực,
năng lực quản lý cịn yếu kém, mơi trường kinh doanh cịn nhiều bất cập. Do quy
mơ nhỏ, các DNNVV Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cả
ở trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
do các cơng ty đa quốc gia, xun quốc gia chi phối. Theo số liệu của Tổng cục
thống kê, tính đến ngày 30/11/2013, con số DN giải thế, tạm dừng hoạt động trên
cả nước trong năm 2013 khoảng 55.000 DN. Trong khi đó, số lượng DN đăng ký
thành lập mới của cả nước vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, đến giữa
tháng 11/2013 là 62.794 DN, giảm 10% về số DN và giảm 8,4% về vốn đăng ký.
Đây là năm thứ ba liên tiếp kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, số
lượng DN thành lập mới có sự giảm sút so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục
thống kê, 2013).


1


Từ Sơn là một thị xã nhỏ của tỉnh Bắc Ninh có hệ thống giao thơng thuận tiện
và cũng là một trong những trung tâm giao lưu văn hóa – kinh tế xã hội của tỉnh Bắc
Ninh. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Từ Sơn có trên 1.000 DN, chủ yếu là DNNVV, nhiều
DN thành lập theo kiểu tự phát, cha truyền con nối từ kinh tế hộ đi lên. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp chiếm 78%, thương mại – dịch vụ
chiếm 19,5%, nơng nghiệp chỉ cịn 2%. Hoạt động cơng nghiệp phát triển đã thu hút
trên 18.000 lao động trong và ngoài thị xã tham gia. DNNVV ngành sắt thép là yếu tố
quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân
như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các
vùng, địa phương. DN phát triển, đặc biệt là DNNVV ngành công nghiệp tăng nhanh
là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của CNH - HĐH đất nước, nâng
cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
DNNVV ngành sắt thép đã gióp phần làm cho đời sống của nhân dân trên địa
bàn thị xã được cải thiện, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật được nâng cao. Nhu
cầu phát triển về xây dựng, đổi mới đất nước, kiến trúc hạ tầng...cần có đóng góp rất
nhiều từ các DN sản xuất sắt thép. Các DNNVV ngành sắt thép ở Từ Sơn từng được
ví như một công xưởng khổng lồ, với nội lực kinh tế mạnh và giải quyết số lượng
lao động lớn. Là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của
nền kinh tế. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, trước sức ép của thị trường thép
Trung Quốc, môi trường ô nhiễm, cơ sở hạ tầng xuống cấp, hạn chế về năng lực sản
xuất kinh doanh (SXKD), quy mơ nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực kém, ít có khả
năng huy động vốn... Điều này có tác động lớn đến hoạt động SXKD của các DNNVV
trên địa bàn thị xã nói chung và DNNVV ngành sắt thép nói riêng. Trước bối cảnh đó
và trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoàn thiện nền kinh tế thị
trường hiện nay. Vì vậy, nâng cao năng lực cho các DNNVV khu vực tư nhân là một

nội dung cần được quan tâm và hỗ trợ từ nhiều phía nhất là từ phía Nhà nước
(UBND Thị xã Từ Sơn, 2016).

Xuất phát từ vai trò của nâng cao năng lực đối với DNNVV, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn
góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn mà các DNNVV ngành sắt thép
trên địa bàn thị xã Từ Sơn gặp phải. Qua đó, đề xuất các giải pháp kịp thời để
nâng cao năng lực cho các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa
bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng
cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao
năng lực của các DNNVV ngành sắt thép.
- Đánh giá thực trạng năng lực của các DNNVV ngành sắt thép

và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các
DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các

DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng năng lực của DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn

thị xã Từ Sơn như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của

DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
- Những khó khăn về cơ chế chính sách của DNNVV ngành sắt

thép trong quá trình nâng cao năng lực trên thị trường?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao năng lực của các

DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên
địa bàn thị xã Từ Sơn. Chủ thể nghiên cứu/đối tượng thu thập số liệu là: các
DNNVV ngành sắt thép và cán bộ Ban quản lý các KCN trên địa bàn thị xã.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực của các DNNVV

ngành sắt thép trên địa bàn thị xã. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã.

3


- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập

các tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ năm 2013 đến

năm 2016. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại

khu vực thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Đề tài
"Giải pháp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” có một số đóng góp và
ý nghĩa như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận và kinh nghiệm trong việc nâng cao năng

lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
2. Nâng cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép: Đề tài nghiên cứu trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được nghiên cứu và đánh giá trong tình hình
kinh tế mới. Quá trình khảo sát, đánh giá cũng như tiến hành điều tra tại thị xã Từ
Sơn giúp các DN và cán bộ quản lý có một cái nhìn tổng qt, tồn diện về thực
trạng năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

3. Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực

của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá trung thực thực
trạng năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
4. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh

giá thực trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nâng
cao năng lực của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Kết
quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài áp dụng nhằm nâng cao năng lực
của các DNNVV ngành sắt thép trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH SẮT THÉP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA NGÀNH SẮT THÉP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm năng lực của doanh nghiệp
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân với các yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Năng lực của doanh nghiệp là thể hiện thực lực của doanh nghiệp
so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn (Michael Porter, 1990).
Theo Trần Ngọc Hiên và Trần Xuân Trường (2002): “Năng lực của một
doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia là không bị doanh
nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

Như vậy, năng lực của DN trước hết phải được tạo ra từ thực lực
của DN. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, khơng chỉ được tính bằng
các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác
cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.

2.1.1.2. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị
trường, là động lực phát triển của nền kinh tế. Trong kinh tế thị trường
cạnh tranh là sự sống cịn của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế mà khái
niệm về cạnh tranh được nhiều học giả kinh tế quan tâm.
Theo Trần Ngọc Hiên và Trần Xuân Trường (2002): “Cạnh tranh là sự

ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất –
kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận cao
nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.
Cạnh tranh được xem như sự ganh đua, sự kỳ địch giữa các nhà kinh
doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005).

5


Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh
tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là cho khách hàng
những giá trị tăng cao hơn hoặc/và là mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ khơng phải đối thủ của mình (Lương Thị Hương, 2014).
Còn một số nhà khoa học Việt Nam cho rằng: “Cạnh tranh là vấn đề
giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ và đó là con đường, phương
thức để giành được lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Nói cách khác, mục
đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể
kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả các yếu tố “đầu vào” của
quá trình sản xuất – kinh doanh và nâng cao giá “đầu ra” sao cho mức chi
phí thấp nhất nhưng có thể giành được mức lợi nhuận cao nhất.

2.1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của
DN được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất.
Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá
dựa trên mức chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ
bản của lợi thế cạnh tranh mà cịn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.


Michael Porter (1990) cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả
năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo
để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có
chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận.
Theo Trần Ngọc Hiên và Trần Xuân Trường (2002) thì năng lực cạnh tranh

là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần”.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh dược xét trên giác độ doanh
nghiệp, và định nghĩa khái niệm như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng
tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
phần lớn tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” (OECD, 2006).

2.1.1.4. Các yếu tố cấu thành năng lực của doanh nghiệp
Thứ nhất, trình độ tổ chức quản lý của DN. Tổ chức quản lý tốt trước
hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được DN của nhiều nước áp

6


dụng thành cơng như phương pháp quản lý theo tình huống, quản
lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất
lượng. Bản thân DN phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho
chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung
thành, ngồi yếu tố chính sách đãi ngộ, DN phải định hình rõ triết lý
dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập

được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.
Thứ hai, yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn
nhân lực, nguồn vốn và trình độ khoa học cơng nghệ.
Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo
trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các
cấp lãnh đạo, trình độ chun mơn của người lao động, trình độ tư tưởng văn
hố của mọi thành viên trong DN. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản
phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phẩm,
mẫu mã, chất lượng...và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng
tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường
và trong lịng cơng chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.
Vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của DN.
Một DN có năng lực cạnh tranh cao là DN có nguồn vốn dồi dào, ln đảm bảo
huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động
hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch
tốn các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu khơng có
nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của DN như hạn chế
việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường,
hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý ... Trong thực tế khơng có DN nào
có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động SXKD của mình.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là DN có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có
chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. Một nguồn lực nữa thể hiện năng lực
cạnh tranh của DN là trình độ cơng nghệ.
Cơng nghệ là phương pháp là bí mật, là cơng thức tạo ra sản phẩm. Để có
năng lực cạnh tranh DN phải được trang bị bằng công nghệ hiện đại. Công nghệ
hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao
năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng

7



sản phẩm tốt, ít gây ơ nhiễm mơi trường. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp DN
tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm, do đó làm cho
năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng. DN cần lựa chọn cơng nghệ thích hợp,
nắm bắt được chu kì sống của cơng nghệ, thời gian hồn vốn của cơng nghệ
phải ngắn, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để điều khiển và kiểm sốt
cơng nghệ nhằm phát huy tối đa năng suất thiết kế của công nghệ. Về công
nghệ, nếu DN giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản
phẩm của DN sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực nghiên cứu phát
minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng
cạnh tranh của DN. Ngày nay, các DN đều có xu hướng thành lập các phịng thí
nghiệm, nghiên cứu ngay tại DN; đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người
tài làm việc cho DN. Ngoài ra, DN tạo môi trường thuận lợi cho từng người lao
động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
là khả năng sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản
phẩm tương tự. Nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chất lượng, giá cả sản phẩm, thời
gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín ... Khi lập kế
hoạch SXKD của mình, DN cần nhận định đầy đủ về các mức độ của sản phẩm. Mức
cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực
sự mua. DN phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung. Ở mức độ tiếp theo, DN
chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà
người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Sau đó DN
chuẩn bị một sản phẩm hồn thiện thêm với những dịch vụ và ích lợi phụ thêm làm
cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư, khả năng liên kết vả hợp tác với DN khác và hội nhập kinh tế
quốc tế. Một DN tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu
quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu

cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh
tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của DN thể hiện ở việc nhận biết các cơ
hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành
liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt
ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của DN trong việc
chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu DN khơng
thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua

8


nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh
nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với DN.
Thứ năm, năng suất sản xuất kinh doanh. Năng suất có liên
quan đến việc sử dụng tồn bộ tài ngun khơng chỉ bao gồm vấn
đề chất lượng, chi phí giao hàng mà cịn bao gồm cả những vấn đề
rộng hơn như là vấn đề môi trường, xã hội…
Thứ sáu, uy tín, thương hiệu của DN được hình thành trong cả một quá
trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lược đúng đắn.
Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chất
lượng của hệ thống quản lý, của từng con người trong DN, chất lượng sản
phẩm DN sản xuất cung cấp cho thị trường (Ngô Thanh Hoa, 2004).

2.1.1.5. Các cấp độ năng lực của doanh nghiệp
Năng lực của DN là năng lực tồn tại, duy trì và gia tăng lợi nhuận, thị phần trên
thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của DN. Một DN được coi là có năng lực và
được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm
thay thế hoặc các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ
ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định năng lực của một DN hay một
ngành cần xem xét đến tiềm năng SXKD một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá

ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.

Năng lực của DN được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố chủ yếu sau:
* Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lượng, khả
năng cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hóa: tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thông tin, các yếu
tố về khoa học và cơng nghệ, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
* Nhóm yếu tố thứ hai liên quan đến các ngành công nghiệp và

dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của DN, cung ứng các sản phẩm, dịch
vụ có liên quan để DN hoạt động có hiệu quả.
* Nhóm yếu tố thứ ba liên quan đến nhu cầu của thị trường đối với các sản
phẩm và dịch vụ của DN, yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ. Phân tích những yếu tố thuộc nhóm này giúp DN có các thơng tin về
dung lượng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm.
* Nhóm yếu tố thứ tư phản ánh trực tiếp mức độ cạnh tranh ở lĩnh

vực mà DN kinh doanh, năng lực của DN trong tương quan so sánh với
các DN khác (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý…).

9


Nhìn chung trong chiến lược phát triển của mình, các DN đều phải
tính tốn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tùy thuộc vào điều kiện
cụ thể, DN tập trung đầu tư vào những yếu tố phù hợp và từng bước
nâng cao trình độ phát triển lên mức cao hơn. Năng lực cạnh tranh của
DN không chỉ được quyết định bởi quy mơ sản xuất mà cịn phụ thuộc rất
nhiều vào khâu tiêu thụ, nghiên cứu thị trường…(Ngô Thanh Hoa, 2004).


2.1.1.6. Khái niệm về nâng cao năng lực
Nâng cao năng lực là đánh giá thực tế năng lực của quốc gia,
doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thơng qua các tiêu chí để có thể
có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp
có đủ sức cạnh tranh trên thị trường hay nâng cao năng lực là thay
đổi tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005).
2.1.1.7. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và
vừa a. Khái niệm doanh nghiệp và kinh doanh

Theo Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh” (Quốc hội, 2005).
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lời” (Quốc hội, 2014).
b. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về
những gì cấu thành nên một DNNVV. Các khái niệm và sự phân loại thay đổi từ
nước này sang nước khác. Quy mô của DN thường được xác định bởi nhiều chỉ
tiêu bao gồm quy mô của tài sản, số người lao động, lĩnh vực DN hoạt động…

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm
2009: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo
quy mô tổng nguồn vốn đăng ký không quá 10 tỷ VNĐ hoặc số lao động
trung bình hằng năm khơng q 300 lao động” (Chính phủ, 2009).


10


×