Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.88 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUÁCH VĂN LÂM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
CHỨC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã so:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

34


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Quách Văn Lâm

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên
chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn, phịng kinh tế các huyện, thành phố, tỉnh Bắc Giang
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Quách Văn Lâm

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng........................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... viii
Thesis abstracct........................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chât lương công chức trong lĩnh

vực nông nghiêp......................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nông

nghiệp............................................................................................................................... 4
2.1.1.


Khái niệm, bản chất nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực Nơng

nghiệp............................................................................................................................... 4
2.1.2.

Vai trị nâng cao chất lượng cơng chức trong lĩnh vực Nông nghiệp . 8

2.1.3.

Đặc điểm chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp........11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông

nghiệp............................................................................................................................. 22
2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ở một số nước trên thế giới

và bài học kinh nghiệm......................................................................................... 25
2.2.2.


Bài học rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam. . .29

2.2.3.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn đối với Bắc Giang. 30

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 31
3.1.

Đặc điểm tỉnh bắc giang........................................................................................ 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang......................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................... 39


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 40

3.2.3

Phương pháp xử lý thông tin............................................................................. 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 42

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 44
4.1.

Thực trạng chất lượng công chức trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh bắc

giang................................................................................................................................ 44
4.1.1.

Chất lượng công chức trong lĩnh vực Nơng nghiệp tỉnh Bắc Giang
44

4.1.2.


Đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của công chức trong lĩnh vực

Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.............................................................................. 56
4.1.3.

Mặt mạnh, mặt yếu................................................................................................... 74

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh vực nông

nghiệp tỉnh bắc giang............................................................................................. 76
4.2.1.

Phân công, phân cấp công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp........76

4.2.2.

Cơ chế tuyển dụng, sử dụng công chức..................................................... 76

4.2.3.

Nâng cao năng lực làm việc công chức....................................................... 79

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nơng nghiệp

tỉnh bắc giang............................................................................................................. 82
4.3.1.


Hồn thiện hệ thống tổ chức QLNN ngành Nông nghiệp...................82

4.3.2.

Đổi mới cơ cấu tuyển dụng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp 84

4.3.3.

Nâng cao năng lực làm việc của công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
85

4.3.4.

Đối với ngành Nông nghiệp................................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 90
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 91

5.2.1.

Đối với công chức trong các cơ quan chuyên môn ngành Nông nghiệp
91


5.2.2.

Đối với Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên..................................................... 91

5.2.3.

Đối với Nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật.................................. 93

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 94


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật


CBCC

Cán bộ công chức

CCHC

Cải cách hành chính

CLNL

Chất lượng nhân lực

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DN

Doanh nghiệp

KDTV

Kiểm dịch thực vật

KTCTTL


Khai thác cơng trình thủy lợi

KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LĐSX

Lao động sản xuất

LLLĐ

Lực lượng lao động

NL

Nhân lực

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

PCLB

Phịng chống lụt bão


QLCL

Quản lý chất lượng

QLNN

Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBMTTQ

Ủy ban mặt trân tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thực tr

Bảng 3.2.

Thực tr

Bảng 3.3.

Giá trị
2013-20

Bảng 3.4.

Phươn

Bảng 3.5.

Số phiế

Bảng 4.1.


Số lượ
đơn vị

Bảng 4.2.

Chất lư
phân th

Bảng 4.3.

Thực t
Nông n

Bảng 4.4.

Trình đ
tại các

Bảng 4.5.

Thực t
phân th

Bảng 4.6.

Thực tr

vực Nơ
Bảng 4.7.


Đánh g
trong lĩ

Bảng 4.8.

Đánh g
vực Trồ

Bảng 4.9.

Đánh g
trong lĩ

Bảng 4.10.

Đánh g
vực Ch

Bảng 4.11.

Đánh g
trong lĩ

Bảng 4.12.

Đánh g

vực Th

vi



Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của công chức
trong lĩnh vực Thủy lợi................................................................................. 68
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức trong lĩnh
vực Thủy sản...................................................................................................... 69
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của công chức
trong lĩnh vực Thủy sản............................................................................... 70
Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức trong lĩnh
vực Lâm nghiệp................................................................................................. 71
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của công chức
trong lĩnh vực Lâm nghiệp.......................................................................... 72
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức trong lĩnh
vực QLCL Nông lâm sản và Thủy sản.................................................. 73
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của công chức
trong lĩnh vực QLCL Nông lâm sản và Thủy sản............................ 74
Bảng 4.20. Bảng tổng hợp kết quả đào tạo công chức trong lĩnh Nông nghiệp
Bắc Giang 2013-2015

vii

80


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Quách Văn Lâm
Tên Luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong
lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang” .
Ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60.34.04.10
Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp

Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng cơng chức và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh vực Nơng nghiệp tỉnh
Bắc Giang. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh
vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong quản lý phát triển kinh tế, xã hội.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin công chức trong ngành Nông
nghiệp tỉnh Bắc Giang. Việc thu thập các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về
lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ
đó có những đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các
biện pháp giúp cho đề tài nghiên cứu được hồn thiện.

Kết quả chính và kết luận
Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng công chức có trình độ chun
mơn cao như: trình độ tiến sĩ tập trung Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thạc sỹ và
đại học chủ yếu tập trung ở Văn phòng Sở và Chi cục Kiểm lâm. Tuy nhiên, đây
cũng là những cơ quan có số lượng cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn
nhất, và trình độ chuyên môn đào tạo không đúng với công việc chuyên môn.
Theo xu hướng của sự phát triển, vấn đề quản lý kinh tế xã hội ngày càng trở
nên phức tạp, điều đó địi hỏi phải có chính sách đào tạo, phát triển để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ chuyên môn trên địa bàn tỉnh.

Phần lớn công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp được đánh giá ở
mức hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, có 233 người được đánh giá
hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 70,82%) . Đây là con số cao, cho thấy
trong những năm qua công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp đã không
ngừng phấn đấu nâng cao năng lực bản thân và hiệu quả công việc.
viii



Qua tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh vực
Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như: Phân công phân cấp trong lĩnh vực
Nông nghiệp, cơ chế tuyển dụng công chức, nâng cao năng lực làm việc công chức.

Đề tài đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện các giải pháp
nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Trong nền kinh tế thị trường năng động và hội nhập, vì vậy cơ hội hợp
tác, phát triển nâng cao trình độ của người cán bộ, cơng chức nói riêng gặp
nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn. Cán bộ, công chức
phải không ngừng nâng cao chun mơn, trình độ để đáp ứng những yêu cầu
của thời đại. Ứng dụng và bắt kịp những tiến bộ mới trong công việc nhằm nâng
cao hiệu quả chuyên môn. Người cán bô, công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
phải không ngừng tự học, tự đào tạo để phát triển bản thân, nâng cao trình độ.

ix


THESIS ABSTRACHT
Master candidate: Quach Van Lam
Thesis title: "Solutions to improve the quality of civil servants in the
field of Agriculture Bac Giang".
Major: Economic Management; Code: 60.34.04.10
Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
On the basis of quality baseline study and analysis of civil servants
factors affecting the quality of public servants in the field of Agriculture
Bac Giang province. From there, propose solutions to improve the quality
of civil servants in the field of Agriculture Bac Giang province in the
management of economic development and social development.

Materials and Methods
Research

topics,

collects

information

officers

in

Bac

Giang

Agriculture. The collection of data will provide complete information about
the theoretical and practical, to create favorable conditions for the study and
handling of data, from which there are accurate assessment of the state of
matter study and propose measures to help the research is completed.

Main findings and conclusions
According to the statistics show, the number of civil servants have higher
qualifications such as doctorate degree focusing Branch Livestock and Veterinary
Medicine, University masters and mainly concentrated in the Department and Branch
Offices Rangers. However, this is also the number of agency staff with intermediate
largest proportion, and training qualifications wrong with professional work.
According to the trend of development, problems of socio-economic management
has become increasingly complex, it requires training policy, developed to enhance

the quality of human resources, professional staff on province.
The majority of civil servants in the field of Agriculture was rated at well fulfill
their assigned tasks, have been evaluated 233 people complete tasks (accounting for

x


70.82%). This is a high figure, show that in the last years of civil servants in the field
of Agriculture has constantly strive to improve their capabilities and work efficiency.

After understanding the factors affecting the quality of civil
servants in the field of agriculture in the province of Bac Giang as:
Assignment of decentralization in the field of Agriculture, mechanism of
recruitment of civil servants, raise the capacity of work dozen.
Thread offering specific solutions in order to improve the solutions to
improve the quality of civil servants in the field of Agriculture Bac Giang province.
In the market economy and integration dynamic, so the opportunities for
cooperation and development of the advanced level officials and public employees in
particular faced many advantages but also poses great challenges. Officers and
employees must constantly improve the expertise and qualifications to meet the
requirements of the times. Catch the latest applications and new progress in the work to
improve the efficiency expertise. Cadres and civil servants in the field of agriculture must
constantly self-taught, self-training to develop themselves, raise the level.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong nền hành chính của bất cứ một quốc gia nào, cơng chức ln có vị trí
đặc biệt quan trọng. Chất lượng cơng chức hành chính nhà nước ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến
cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước luôn là hệ quả trực tiếp từ hiệu quả hoạt
động của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Xác định được tầm quan trọng
đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách, đồng thời áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức trong cơ quan hành chính. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ này ngày một nâng
cao, dần đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế trong thời kỳ mới.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đi
đơi với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống người dân, thực hiện
chính sách an sinh xã hội địi hỏi chúng ta cần nhận thức thật đầy đủ giá trị có ý
nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo từ đó xây
dựng chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát
huy tối đa nhân tố con người, tạo ra động lực cho sự phát triển bền vững.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng công chức nhằm đáp ứng nhiệm vụ
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) gắn với phát
triển kinh tế tri thức là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhân lực ln
là trung tâm của q trình phát triển, là nguồn lực quyết định tới quá trình sản
xuất, tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, nhân lực càng trở
thành động lực chủ yếu của sự phát triển bền vững. Đây là nhân tố quyết định
sự thành công hay thất bại trong công tác quản lý hành chính nhà nước.
Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng núi Đơng Bắc Việt Nam, là một tỉnh trung du, miền
núi, trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Giang cịn chưa thực sự phát triển;
nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cơng chức trong cơ quan hành chính nhà
nước nói riêng cịn nhiều hạn chế. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của
nền cơng vụ nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
Đặc biệt, từ năm 2012, Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng quy hoạch của Thủ đơ Hà
Nội. Điều đó càng địi hỏi đội ngũ cơng chức trong các cơ quan


1


chuyên môn của tỉnh phải không ngừng nâng cao chuyên mơn, nghiệp vụ, phẩm
chất chính trị trong quản lý kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện những kế hoạch phát triển, đảm bảo quản lý kinh tế xã hội hiệu
quả nhất của bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Trong những năm tới, tỉnh Bắc
Giang cần chú trọng tới cơng tác hành chính và nâng cao năng lực, chất lượng đội
ngũ công chức là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng cơng
chức trong lĩnh vực Nơng nghiệp cịn chưa đồng đều và nhiều vấn đề bất cập. Chất
lượng của một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, yêu
cầu của sự đổi mới và hội nhập. Vậy, để có một đội ngũ cơng chức chun mơn trên
địa bàn tỉnh có chất lượng, đảm bảo "vừa hồng, vừa chun" góp phần tạo chuyển
biến tích cực trong việc thực thi công vụ, phục vụ nhân dân, phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là rất cấp thiết.

Nhìn chung, tỉnh chưa có giải pháp đồng bộ hiệu quả phù hợp với đặc
thù của địa phương nhằm nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực
Nơng nghiệp tỉnh. Với thực trạng cịn nhiều bất cập, đứng trước yêu cầu của
Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH-HĐH, chủ trương xây dựng nông thôn
mới trong những năm tiếp theo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp
nâng cao chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang”
là yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với lý luận và thực tiễn.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức và phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông

nghiệp tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất giải pháp chất lượng cơng chức trong
lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang trong quản lý phát triển kinh tế, xã hội.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công
chức trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông
nghiệp tỉnh Bắc Giang;
Phân tích các yếu tố ảnh huởng đến chất lượng công chức
trong lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang;
2


Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công chức trong
lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công chức trong
lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang và các giải pháp để nâng cao
chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung.
Nghiên cứu chất lượng, hệ thơng quản lý, chất lượng làm việc,
tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kiến thức và kỹ
năng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức trong lĩnh
vực Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2013 - 2015.
- Phạm vi không gian.
Không gian nghiên cứu của đề tài tại các cơ quan chuyên mơn thuộc
Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng

thơn, phịng Kinh tế thuộc UBND các huyện, thành phố tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi thời gian.
Tổng quan tài liệu các số liệu sử dụng nghiên cứu từ các năm
trước, khảo sát thực trạng trong 3 năm, từ năm 2013 đến năm 2015.
Đề xuất định hướng phát triển đến năm 2020.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG CHỨC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm, bản chất nâng cao chất lượng công chức trong
lĩnh vực Nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm công chức
Khái niệm “công chức” gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước
phương tây. Từ nửa cuối thế kỷ XIX tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công
chức thời gian tương đối lâu, “công chức” được hiểu là những công dân được
tuyển dụng và bổ nhiệm giữ công vụ thường xuyên trong một cơ sở của Nhà
nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được
xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Tôn Tử Hạ, 1998).
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ở nước ta công chức
được quy định: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc
phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công

lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật (Quốc Hội).

Như vậy, công chức được quy định cụ thể bởi đối tượng, phạm
vi với những đặc trưng cụ thể:
- Là công dân của quốc gia;
- Được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà
nước; - Được xếp vào ngạch cụ thể theo quy định của pháp luật;

- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

4


- Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng luật riêng;
- Thừa hành các quyền lực Nhà nước giao cho, chấp hành các
công vụ của nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước.
Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng trong nền hành chính nhà nước
của một quốc gia. Sự ra đời, phát triển của công chức hành chính Nhà nước là
sự phát triển và hồn thiện của nhà nước pháp quyền. Xã hội càng phát triển
bao nhiêu thì địi hỏi một đội ngũ cơng chức cần phải có năng lực, trình độ
chun mơn càng cao đủ để quản lý tính phức tạp của kinh tế, xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
Quản lý nhà nước còn được gọi là quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là chức
năng quan trọng nhất của bất kỳ nhà nước nào. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà

nước là sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và đoàn thể
xã hội, theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý hành chính nhà nước do Chính
phủ đại diện Nhà nước thực thi và đảm bảo bằng sức cưỡng chế nhà nước.
Trong thực tế tổ chức công tác quản lý hành chính ln kết hợp quản lý theo
lãnh thổ, quản lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành (Mai Hữu Khuê,2002).
Công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp chỉ những người làm việc thường
xuyên trong bộ máy nhà nước. Là những người hoạt động, công tác trong các
cơ quan chuyên môn thuộc ngành Nông nghiệp tỉnh, đảm nhiệm chức năng
quản lý nhà nước về Nông nghiệp. Họ được tuyển dụng và bổ nhiệm, làm việc
theo những chuyên môn nhất định, được nhà nước trả lương và đảm bảo những
điều kiện vật chất tinh thần nhất định để thi hành những chuyên môn nghiệp
được giao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, chất lượng của công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp là một trạng thái
nhất định của đội ngũ công chức Nhà nước, thể hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác
giữa các yếu tố, các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ công
chức Nhà nước. Chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp phụ thuộc vào
chất lượng của từng cơng chức trong đội ngũ đó mà chất lượng thể hiện ở trình độ
chun mơn, trình độ lý luận chính trị xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích
nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới. Chất lượng của công chức được phản
ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trong quản lý. Chất lượng công chức cịn bao hàm tình

5


trạng sức khỏe của đội ngũ công chức trong thực thi cơng vụ. Do vậy,
có thể định nghĩa chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn phản ánh trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, trình đơ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng kinh nghiệm
trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức... của người công chức.


2.1.1.3. Khái niệm chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
Chất lượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có
thể hiểu một cách khái quát đó là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có của một thực thể, đáp ứng các u cầu. Theo đó, chất lượng
cơng chức được hiểu là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả
các lĩnh vực, khả năng thoả mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân về
cung ứng các dịch vụ hành chính (Mai Hữu Kh, 2002).
Trình độ chun mơn là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm
đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.
Họ được đào tạo trong các trường lớp, tổ chức dưới các hình thức khác
nhau và có bằng hoặc khơng có bằng nhưng nhờ kinh nghiệm thực tế
trong sản xuất mà có trình độ nhất định và thực hiện những nhiệm vụ
nhất định trong tổ chức. Công chức trong lĩnh vực Nơng nghiệp bao gồm
có các cơ quan đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các phịng Nơng nghiệp, phịng kinh tế các huyện, thành phố.
Chất lượng người công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp thể hiện thơng
qua thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động. Chất lượng là
sự tổng hòa trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội con người và tính năng
động xã hội của con người. Trong đó thể lực là cơ sở nền tảng để phát triển trí
tuệ, là phương tiện để truyền tải trí thức, trí tuệ của con người và chuyên môn
thực tiễn. Ý thức, đạo đức, tinh thần, tác phong là yếu tố chi phối hoạt động
chuyển hóa thể lực, trí lực thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố quyết định hàng đầu
đến chất lượng công chức chuyên môn (Mai Hữu Khuê, 2002).
Trước hết, chất lượng công chức được xác định trong mối tương quan giữa số
lượng với vị trí, vai trị và nhiệm vụ được giao. Chất lượng cơng chức trong thời kỳ
mới địi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính
hợp lý được biểu hiện sự tinh giản ở mức tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có
hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường


6


của mình, có thể đảm đương tốt cơng việc được giao, đảm bảo cho bộ máy
vận hành thông suốt và hiệu quả cao nhất. Một đội ngũ quá đông sẽ gây ra
sự trì trệ trong cơng việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân
lực và do đó thiếu sự thúc đẩy tính tích cực của mỗi cá nhân. Tính hợp lý về
số lượng biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế
- xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu của công việc, nhiệm vụ đặt ra.
Cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đối giữa các thành phần giai cấp, độ tuổi, giới
tính, thế hệ,... Sự hợp lý trong cơ cấu công chức sẽ tạo ra sức mạnh tổng
hợp của cả đội ngũ, sẽ tạo nên tính năng động, sự phối hợp nhịp nhàng và
hài hồ trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, năng suất lao động cao.
Thứ hai, chất lượng công chức được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nước. Có thể nói, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất, phương
tiện làm việc, tính tổ chức khoa học, tính hợp lý trong tổ chức bộ máy...

trong đó, chất lượng hoạt động của công chức là yếu tố quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
Thứ ba, chất lượng của đội ngũ công chức là sự tổng hợp chất
lượng của từng cơng chức và có thể đánh giá qua các giác độ sau:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức: đó là quan điểm, lập trường, tư
tưởng, đạo đức, lối sống của cơng chức; sự tín nhiệm của nhân dân
và uy tín của họ trước tập thể.
+ Trình độ, năng lực: bao gồm trình độ chun mơn nghiệp vụ,
lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; sự am hiểu về
đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Khả năng hồn thành nhiệm vụ: đó là một tập hợp khả năng của
công chức như: khả năng quản lý điều hành, khả năng giao tiếp, khả năng

thích ứng và xử lý đối với từng cơng việc cụ thể được giao. Cùng với các
yếu tố: sức khoẻ, thâm niên cơng tác, thành phần, dân tộc, giới tính,...
Từ những đặc điểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng công chức là sự
tổng hợp chất lượng của từng công chức, được đánh giá thơng qua các tiêu
chí về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng
như khả năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
được giao trong các mặt lĩnh vực cơng tác ở từng cấp chính quyền.

7


2.1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về ngành Nông nghiệp
- Quản lý Nhà nước về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.
Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
QLNN về: Trồng trọt và bảo vệ thực vật, phòng trừ sinh vật gây hại thực vật,
kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, thanh tra chuyên ngành về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

- Quản lý Nhà nước về lĩnh vực Chăn nuôi và Thú Y.
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
nhà nước về: Chăn nuôi và Thú y (bao gồm cả thú y thủy sản) trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp.
Tham mưu giúp Giám đốc Sở nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh quản lý nhà nước về: lâm nghiệp, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp
hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vị toàn tỉnh.
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực Thuỷ sản.
Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý nhà nước về lĩnh vực Thuỷ lợi.

Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý nhà nước về: Thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai và nước
sạch nông thôn (bao gồm cả nhiệm vụ thường trực Văn phòng Ban chỉ huy
Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang) trên địa bàn tỉnh.

- QLNN về lĩnh vực quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản.
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông,
lâm sản, thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm
được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Vai trị nâng cao chất lượng cơng chức trong lĩnh vực Nông nghiệp Nâng
cao chất lượng công chức trong lĩnh vực nơng nghiệp có một vai trị
rất quan trọng trong việc tạo ra kết quả của quá trình lao động. Một ngành muốn
hoàn thành tốt được các nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới là
nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn

8


thể phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó coi trọng phương pháp tuyển
dụng nhân sự đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết của vị trí công việc, như:

2.1.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Chất lượng cơng chức có vai trị hết sức quan trọng đối với cơ quan, tổ
chức, là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Có quan hệ mật thiết với
tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động tổ
chức, bộ máy phụ thuộc vào chất lượng công chức. Công chức tốt sẽ làm cho
bộ máy hoạt động nhịp nhàng, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt.
Đảng ta ln coi chất lượng cơng chức có vai trị quyết định đối với sự
nghiệp cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định trong

cơng cuộc đổi mới đất nước thì: “Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi
mới. Cán bộ nói chung có vai trị rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền
tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối
của Đảng và pháp luật của nhà nước. Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật nột
phần được quyết định bởi sự triển khai ở địa phương. Cấp địa phương là cấp trực
tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng.

2.1.2.2. Đối với ngành Nơng nghiệp
Bằng các chính sách khuyến khích người lao động, nhiều địa phương đã khai
thác được các lợi thế của mình, như tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả toàn bộ
đất đai bằng thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư
khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích tại chỗ (các gò bãi, thùng đào, thùng đấu,
các ao hồ, các bãi bồi ven sông biển...), đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi;
phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề
chế biến nông, lâm, thủy sản, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành
nghề và dịch vụ sản xuất và đời sống... Khi các lợi thế được khai thác và sử dụng có
hiệu quả thì năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi sẽ tăng lên, thu nhập
và lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo ngày một cao hơn.

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và thực hiện được vấn đề cơ
bản của nông thôn và nông nghiệp hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. CNH, HĐH tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn và ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng thơn vừa là nội dung, vừa là mục tiêu của CNH, HĐH, thúc đẩy q trình
CNH, HĐH nơng nghiệp và nơng thơn nước ta. Cơ cấu kinh tế nông thôn

9


là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nơng thơn. Nó có

những mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt
lượng và liên quan chặt chẽ về chất. Xác lập cơ cấu kinh tế nơng thơn chính
là giải quyết mối tương tác giữa những yếu tố của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên với con người trong khu vực nông thôn.
Giải quyết được những vấn đề bức xúc của chính sách xã hội ở nơng
thơn hiện nay. Việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và công
bằng xã hội... đang là những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng lớn tới sự ổn
định chính trị và an ninh nơng thơn. Thực tế cho thấy tình trạng dơi thừa lao
động, thất nghiệp và bán thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây
nên sự bất ổn xã hội. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn cịn tiềm
tàng ở nơng thơn, đặc biệt là trong nơng nghiệp, dẫn đến tình trạng nghèo
khổ vẫn khá phổ biến ở khu vực nông thôn. Do q trình cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa, một phần dân cư và lao động đã di chuyển từ nông thôn ra các
thành phố để làm thuê, gây sức ép rất lớn đối với khu vực thành thị và nảy
sinh nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội. Mặt khác, trong q trình chuyển sang
cơ chế thị trường, nơng thơn hiện nay đang diễn ra tình trạng phổ biến là
bình quân ruộng đất thấp, một bộ phận không nhỏ nông dân khơng có ruộng
đất hoặc đi làm th trên mảnh ruộng trước đây thuộc quyền sở hữu của
mình. Người nơng dân Việt Nam đang đứng trước nghịch lý là cần cù, chịu
khó làm việc nhưng vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu.

2.1.2.3. Đối với người dân
Với diện tích của chủ yếu dành cho sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bắc
Giang có ưu thế về các loại sản phẩm nơng nghiệp, bên cạnh đó mức sống
của lao động ngành nơng nghiệp thấp ảnh hưởng đến việc nâng cao chất
lượng. Dân số nông thôn nước ta vẫn chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu dân
cư, khu vực nơng thơn có nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, năng suất
lao động chưa cao. Thu nhập thấp ảnh hưởng đến khả năng nâng cao mức
sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện chăm sóc sức khoẻ… đây là
những yếu tố chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Do thiếu vốn, không tiếp cận được thị trường tiêu thụ, thiếu lao động
lành nghề, thiếu khả năng lựa chọn công nghệ nên hạn chế đến khả năng
phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại sản xuất hàng hoá, ngành
nghề truyền thống ở nông thôn để thu hút lao động phi nông nghiệp.

10


2.1.3. Đặc điểm chất lượng công chức trong lĩnh vực Nông nghiệp
2.1.3.1. Ngành nông nghiệp quản lý nhiều lĩnh vực
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đựơc UBND tỉnh giao tham mưu,
giúp việc và quản lý nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp; lâm
nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phịng, chống thiên tai; chất lượng an tồn thực
phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản; nên đối tượng, phạm vi hoạt động
rộng; bên cạnh đó, Bắc Giang là một tỉnh miền núi có trên 80% dân số sống ở
nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, đời sống nhân dân cịn nhiều khó
khăn, mức độ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn
chế. Cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn đầu tư vào nơng nghiệp cịn thấp, đã
phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành;
Ngành nông nghiệp so với các ngành sản xuất khác có khá nhiều đặc thù.
Đây là ngành sản xuất gắn liền với điều kiện tự nhiên và sử dụng nhiều tài
ngun thiên nhiên. Vì thế, kết quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự
nhiên, như chất lượng đất canh tác, nguồn nước tưới, điều kiện khí hậu và hàng
loạt các điều kiện sinh thái khác. Về địa bàn, sản xuất nông nghiệp phân tán rộng
hầu như khắp cả tỉnh làm cho sự can thiệp của Nhà nước gặp nhiều trở ngại
trong việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn cũng như sự đầu tư kỹ thuật mới. Về
trình độ sản xuất, trình độ tổ chức, trình độ trang bị kỹ thuật cũng như cơ sở hạ
tầng có sự chênh lệch giữa các vùng sản xuất và chênh lệch so với cả các
ngành sản xuất khác, đặc biệt là thấp kém hơn rất nhiều so với ngành công
nghiệp. Tính đặc thù của ngành sản xuất nơng nghiệp cịn thể hiện ở chính

phương thức sản xuất của nó. Đó là sự đa dạng của hình thức sở hữu và thành
phần kinh tế. Trong quan hệ sản xuất của ngành nông nghiệp cùng đồng thời tồn
tại cả thành phần kinh tế tư nhân (các tổ chức trang trại) lẫn kinh tế hợp tác xã.
Nét đặc thù này được thể hiện cả ở đối tượng sản xuất lẫn lực lượng lao động,
cả ở quy trình sản xuất lẫn chủ thể sản xuất. Chính những nét đặc thù đó đã ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của quản lý nhà nước trong nơng nghiệp, địi hỏi sự
tác động của Nhà nước đến phát triển nông nghiệp, nông thôn phải vừa cụ thể,
đồng bộ, vừa đạt hiệu quả trước mắt, lại mang tính phát triển lâu dài.

2.1.3.2. Cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp
Hiện nay cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp nước ta
được phân chia làm hai cấp rất rõ ràng: Cấp Trung ương và cấp địa phương,
trong đó cấp trung ương có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở cấp địa

11


phương, cấu trúc ngành Nông nghiệp được phân chia thành hai cấp nhỏ hơn: Cấp
tỉnh có Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; cấp huyện thì quy định chưa rõ
ràng, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn hoặc Phòng kinh tế; cấp cơ sở là
cấp xã ủy viên ủy ban xã kiêm nhiệm, phụ trách địa bàn. Nhìn chung, cấu trúc bộ
máy quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp được phân cấp tương đối hệ thống từ
cấp trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, hoạt động giữa các đơn vị trong cùng
một cấp và giữa các cấp với nhau chưa thực sự nhịp nhàng và hiệu quả.

Bộ máy quản lý ngành Nông nghiệp cấp Trung ương hoạt động tương
đối ổn định, song do phải giải quyết nhiều việc có tính chất “sự vụ” nên hiệu quả
quản lý chưa cao. Hệ thống quản lý cấp Trung ương chỉ nên tập trung vào hoạch
định chính sách, chiến lược, đồng thời nghiên cứu và ban hành những chỉ tiêu
áp dụng trên toàn quốc và quản lý ngành dựa trên những chỉ tiêu đó.


Đối với bộ máy quản lý ngành Nơng nghiệp cấp tỉnh, tuy cùng là đơn
vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn, nhưng việc phân
tách các đơn vị khác nhau cũng thể hiện sự thiếu hợp lý bởi sẽ làm cho
bộ máy yếu đi chứ không mạnh lên. Thay vào đó, nhà nước nên nhập lại
tổ chức này lại vì chúng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Với cơ cấu quản lý Nông nghiệp cấp huyện, mối quan hệ giữa
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và Trạm trồng trọt và Bảo
vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hạt kiểm lâm cũng không được
xác định rõ ràng, quan hệ lỏng lẻo, khiến hiệu quả phối hợp chưa cao.
2.1.3.3. Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành Nông nghiệp rất da dạng
Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi, nằm trong khu vực phía
đơng
Bắc Bộ tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, có đường quốc lộ I đi qua cũng là nơi trung
chuyển hàng hóa, từ Lạng Sơn về Hà nội vào các tỉnh phía nam. Đồng thời cũng
là đầu mối để hàng hóa của Trung Quốc đưa vào Việt Nam tiêu thụ, trong đó có
nhiều loại hàng hóa là vật tư nông nghiệp kém chất lượng, vi phạm nhãn mác,
hàng khơng rõ nguồn gốc và tình trạng vận chuyển gia súc, gia cầm, vật nuôi,
sản phẩm động vật nhập lậu chưa qua kiểm dịch thú y và kiểm dịch thực vật làm
ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong nước.
Để các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của
thị trường trong nước, quốc tế và đặc biệt là đảm bảo yêu cầu “ An toàn, vệ sinh

12


×