Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Giải pháp thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN QUẢNG

GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN VÙNG THU HỒI
ĐẤT TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã Số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quảng

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung (người hướng dẫn khoa
học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại
UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quảng

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn..................................................................................................................................... iii
Mục lục............................................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vii
Danh mục các bảng................................................................................................................ viii
Danh mục hình.............................................................................................................................. x
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................... x
Danh mục hộp............................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... xi
Thesis abtract............................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 2
1.3.


Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.5.

Đóng góp của luận văn............................................................................................... 3

1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận............................................................................................ 3
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn....................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng thu hồi đất......................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận của chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất 5

2.1.1. Khái niệm và bản chất về thực thi chính sách việc làm cho lao động nông

thôn vùng thu hồi đất.................................................................................................. 5
2.1.2. Đặc điểm, vai trị của thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn

vùng thu hồi đất.............................................................................................................. 7

iv



2.1.3. Nội dung nghiên cứu của thực thi chính sách việc làm cho lao động nông

thôn vùng thu hồi đất.................................................................................................. 8
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính chính sách việc làm cho lao động

nơng thơn vùng thu hồi đất.................................................................................... 18
2.2.

Cơ sở thực tiễn của chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất . 22

2.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu

hồi đất ở Việt Nam....................................................................................................... 22
2.2.2. Kinh nghiệm thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng

thu hồi đất ở Việt Nam.............................................................................................. 22
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh: .........24
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 27

3.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................................ 27
3.1.2. Thời tiết khí hậu, thủy văn...................................................................................... 28
3.1.3. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng................................................................................ 29
3.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................ 30
3.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 33


3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra........................... 33
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu........................................................ 34
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 36
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................... 36
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................... 37
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 38
4.1.

Tình hình thực thi chính sách việc làm cho lao động nơng thơn vùng thu

hồi đất tại huyện Tiên Du......................................................................................... 38
4.1.1. Tình hình thu hồi đất và vấn đề mất việc làm của lao động nông thôn tại

vùng thu hồi đất huyện Tiên Du.......................................................................... 38
4.1.2. Các chính sách việc làm được áp dụng LĐNT bị thu hồi đất để giải quyết

việc làm trên địa bàn huyện Tiên Du................................................................. 43
4.1.3. Tổ chức bộ máy thực thi chính sách việc làm cho lao động nơng thôn vùng

thu hồi đất nông nghiệp........................................................................................... 45

v


4.1.4. Tình hình phân cơng phối hợp thực thi chính sách việc làm cho lao động

nông thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp....................................................... 48
4.1.5. Tuyên truyền và phổ biến thực thi chính sách việc làm cho lao động nơng


thơn vùng thu hồi đất nơng nghiệp................................................................... 50
4.1.6. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách việc làm cho lao động nơng thôn

vùng thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Tiên Du....................................... 52
4.1.7. Những kết quả đạt được trong thực thi chính sách việc làm cho lao động

nông thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Tiên Du...............59
4.1.8. Tác động quá trình thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn

vùng thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Tiên Du....................................... 67
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách việc làm cho lao động nông

thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Tiên Du............................ 69
4.2.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn của

Nhà nước và chính quyền địa phương........................................................... 69
4.2.2. Năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực thi chính

sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất...................... 73
4.2.3. Nguồn lực để thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn bị thu

hồi đất................................................................................................................................ 75
4.2.4. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong hoạt động thực thi chính sách

việc làm cho người lao động nơng thơn........................................................ 75
4.3.

Một số giải pháp nhằm thực thi chính sách việc làm cho lao động nông


thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp của huyện Tiên Du.........................76
4.3.1. Hồn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất

nông nghiệp tại huyện.............................................................................................. 76
4.3.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ công chức trong bộ máy

Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương.......................................... 81
4.3.3. Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể với đối tượng thụ hưởng

chính sách việc làm.................................................................................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 83
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 85
Phụ lục............................................................................................................................................. 87

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DV

Dịch vụ

GQVL

Giải quyết việc làm

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH


Kinh tế - xã hội



Lao động

LĐNT

Lao động nông thôn

NN

Nông nghiệp

NSDĐ

Người sử dụng đất

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương


SX-KD

Sản xuất - kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

XHH

Xã hội hóa

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động và cơ cấu lao động huyện Tiên Du giai
đoạn 2013 - 2015 ..........................................................................................
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du giai đoạn 2013 - 2015 ..........
Bảng 4.2. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi và số hộ nông dân bị ảnh hưởng ở
huyện Tiên Du giai đoạn 2013 - 2015 ..........................................................
Bảng 4.3. Cơ cấu lao động huyện Tiên Du năm 2015 ..................................................
Bảng 4.4. Số người lao động bị mất việc làm khi thu hồi đất tại huyện Tiên Du
giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................
Bảng 4.5. Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất của người lao động

nông thôn .......................................................................................................
Bảng 4.6. Công tác tuyên truyền vận động thực thi chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn vùng thu hồi đất NN huyện Tiên Du giai đoạn
2013 – 2015 ..................................................................................................
Bảng 4.7. Ý kiến của người lao động nông thôn về hoạt động tuyên truyền chính
sách đào tạo nghề tại vùng thu hồi đất nông nghiệp của huyện Tiên Du .....
Bảng 4.8. Tình hình đầu tư tài chính tạo nghề cho lao động nông thôn vùng thu
hồi đất nông nghiệp tại huyện Tiên Du giai đoạn 2013 -2015......................
Bảng 4.9. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của các hộ gia đình cho
mục đích chuyển đổi nghề nghiệp qua số liệu điều tra năm 2015 ................
Bảng 4.10. Tình hình xuất khẩu lao động nông thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp
của huyện Tiên Du gia đoạn 2013 - 2015 .....................................................
Bảng 4.11. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất nông
nghiệp tại các cơ sở của huyện Tiên Du giai đoạn 2013-2015 .....................
Bảng 4.12. Số người lao động nông thôn được giải quyết việc làm tại huyện Tiên
Du giai đoạn 2013 – 2015 .............................................................................
Bảng 4.13. Tổng hợp nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với người lao động nông
thôn để giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn
2013 -2015 ....................................................................................................
Bảng 4.14. Bảng sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp
của huyện Tiên Du giai đoạn 2013-2015 ......................................................

viii


Bảng 4.15. Kết quả xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn bị mất đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2013 – 2015.............66
Bảng 4.16. Việc làm của người lao động nông thôn sau khi học nghề ........67
Bảng 4.17. Đánh giá của người lao động về tác dụng của việc tham gia học nghề

.............................................................................................................................................................. 68

Bảng 4.18. Đánh giá về hiệu quả của chính sách việc làm................................. 72
Bảng 4.19. Thực trạng cán bộ cơ sở xã Hoàn Sơn hiện nay............................. 74

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh............................... 27

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu

hồi đất nông nghiệp huyện Tiên Du............................................................ 48

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Nguồn kinh phí đào tạo nghề giai đoạn 2013-2015............................. 55
Hộp 4.2. Ý kiến về tư vấn xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn huyện
Tiên Du

65

Hộp 4.3. Ý kiến về vai trị của đồn thể trong thực thi chính sách việc làm
75

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Văn Quảng
Tên Luận văn: “Giải pháp thực thi chính sách việc làm cho lao động nông
thôn vùng thu hồi đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Đánh giá tình hình thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn bị
thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt
chính sách việc làm, góp phần giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho
lao động nông thôn bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Để tiến hành đề tài, trước tiên tơi đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh
tế xã hội của địa bàn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu: phương pháp
chọn điểm và chọn mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp
phân tích số liệu, phương pháp xử lý số liệu. Đề tài tiến hành điều tra điều tra 90
lao động nông thôn thuộc những hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp trong 03
xã (xã Tri Phương, xã Đại Đồng, xã Hoàn Sơn), mỗi xã 30 lao động.

Qua nghiên cứu, tôi đã rút ra được một số kết quả:
Việc ban hành văn bản của chính sách Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương các văn bản chính sách hướng dẫn thực hiện hỗ trợ giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất là tương đối rõ ràng. Tuy
nhiên, việc thực thi chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động
nơng thơn bị thu đất cịn chưa phù hợp cho đối tượng thụ hưởng chính sách.

Cơng tác tuyên truyền, tập huấn: Việc tuyên truyền, vận động triển
khai chính sách việc làm cho lao động nơng thơn vùng thu hồi đất cịn
nhiều hạn chế ở hình thức tun truyền, mức độ thường xuyên và ngành
nghề được đào tạo của người lao động. Tuy nhiên, về nội dung tuyên

truyền trong q trình thực thi chính sách việc làm tương đối đa dạng.
Từ năm 2013 – 2015, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của huyện
Tiên Du theo kế hoạch là 473,35 ha, nhưng trên thực tế chỉ thu hồi 209,30 ha
đạt 44,21%. Số lượt hộ nông dân bị thu hồi là 3.921 lượt hộ tương ứng với số
lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động mất việc làm là 20.908 lao động.
Các khó khăn vướng mắc trong thực thi chính sách việc làm cho lao động nơng
thơn vùng thu hồi đất như: Cơ chế chính sách để hỗ trợ giải quyết việc làm, năng lực
chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách, các nguồn lực để
thực thi chính sách và vai trị các đồn thể trong hoạt động thực thi chính sách.

xi


Từ các khó khăn đó, tơi đưa ra giải pháp góp phần thực thi tốt chính
sách là: Hồn thiện chính sách việc làm, nâng cao năng lực và trách nhiệm của
cán bộ thực thi chính sách, tăng cường sự phối hợp của người dân và cơ quan
thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, tơi đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn
thiện chính sách để thực thi tốt cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Van Quang Nguyen
Thesis title: "Solutions for Implementation of Employment Creation Policy
in Agricultural Land Consession in Tien Du District, Bac Ninh Province".
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Assessing the situation of policy enforcement jobs for rural workers land
acquisition Tien Du district, the solutions proposed to implement employment
policies, contributing to job creation and reducing unemployment for rural
workers land acquisition Tien Du district, Bac Ninh province.
To proceed with the subject, I first had to learn the natural characteristics,
socio-economic localities. Through the research methods: methods for selecting the
location and select the sample, the method of data collection, data analysis, data
processing methods. Investigating topics investigated 90 rural workers under the
revoked household agricultural land in 03 communes (Tri Phuong Commune, Dai
Dong commune, Hoan Son commune), 30 employees each commune.

Through research, I've learned some of the results:
The promulgation of the policy documents from the central state to local level
policy documents guiding the implementation of support jobs for rural workers land
acquisition zone is relatively clear. However, the implementation of policies to create
jobs for rural laborers have not been obtained land suitable for policy beneficiaries.
Propaganda, training: The propaganda and mobilization policy deployment jobs
for rural workers land acquisition area is still restricted in the form of propaganda, how
often and trades training workers. However, the content of propaganda in the process of
policy implementation is relatively diverse employment.

Since 2013 - 2015, agricultural land withdrawn Tien Du district planned
to be 473.35 hectares, but in fact recovered only 44.21% 209.30 hectares. Hits
revoked farmers is 3,921 households respectively corresponding to the
number of agricultural workers in the working age is 20,908 jobs lost labor.
The difficulties in implementing employment policies for rural workers land
acquisition area as: Mechanisms and policies to support employment, professional
competence and sense of responsibility of the enforcement officers books, resources for
policy implementation and the role of unions in policy implementation activities.


xiii


From the difficulties, I offer solutions contribute to implementation of
the policy is: Improving employment policies, capacity and accountability of
policy enforcement officers, enhancing the coordination of people and policy
enforcement. On that basis, I came up with some recommendations for
improvement to implement good policies for rural workers land acquisition.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình cơng nghiệp hố đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả
nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Ở tầm vĩ mơ, một mặt cơng nghiệp hóa là
một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hố, hiện
đại hố: phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác cơng
nghiệp hóa cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển
của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn cịn có
khơng ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề giải
quyết việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nơng thơn bị rơi vào tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa cao so với các
địa phương khác trên cả nước. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng các khu
công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới...
Huyện Tiên Du là một huyện ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh, có tốc độ cơng

nghiệp hố, đơ thị hố cao trong tỉnh. Đời sống của người dân có nhiều thay đổi
theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống, y tế giáo dục, giao thông...

ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cự
về đời sống - kinh tế xã hội nói chung, khơng thể không đề cập đến vấn đề
mất việc làm cho người lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Q trình cơng nghiệp hố là xu hướng diện tích nông nghiệp của
huyện ngày càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp làm cho lao động nông thôn bị mất việc làm và
ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế
nào để cho người lao động nơi đây tiếp cận được các chính sách ưu đãi của
Nhà nước về giải quyết việc làm, để giảm tỷ lệ thất nghiệp.Và Nhà nước đã
có những giải pháp, chính sách như thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ người lao
động nông thôn vùng bị thu hồi đất nông nghiệp bị mất việc làm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Bắc Ninh tôi đã chọn đề tài: "Giải pháp thực thi chính sách

1


việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất tại huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh" đi sâu nghiên cứu phân tích và đưa ra những giải
pháp trong thực thi chính sách ưu đãi cho người lao động nơng
thơn vùng bị thu hồi đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao thực thi
chính sách việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi
chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất.
Đánh giá thực trạng thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách việc
làm cho lao động nơng thơn vùng thu hồi đất huyện Tiên Du.
-

Đề xuất định hướng và giải pháp hồn thiện thực thi chính sách việc làm

cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất trong điều kiện cụ thể của huyện Tiên Du.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng thực thi chính sách việc làm cho lao động nông
thôn vùng thu hồi đất của huyện Tiên Du đang diễn ra như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực thi chính sách việc làm
cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất của huyện Tiên Du?
-

Những giải pháp nào để hoàn thiện tốt thực thi chính sách việc

làm cho lao động nơng thơn vùng thu hồi đất tại huyện Tiên Du?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chính sách việc làm cho lao


động nông thôn vùng bị thu hồi đất và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách

2


việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất tại huyện Tiên Du.
-

Chủ thể nghiên cứu là những lao động nông thôn bị thu hồi đất và

các cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài được thu thập
trong vòng 03 năm từ 2013 – 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua điều tra, phỏng vấn năm 2015.
Phạm vi về nội dung:
+
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình thực thi chính sách
việc làm cho lao động nơng thơn bị thu hồi đất nông nghiệp.
+

Nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

bị thu hồi đất nơng nghiệp qua các chính sách: Chính sách đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm, chính sách đất đai nhằm giải quyết việc
làm, chính sách hỗ trợ tín dụng để tìm việc làm, chính sách thu hút các
doanh nghiệp đào tạo nghề và chính sách xuất khẩu lao động.


1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hố, làm rõ, phân tích đánh giá một số vấn đề lý luận
về thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng bị thu hồi đất. Từ
việc làm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trị của việc thực thi chính sách
việc làm cho lao động vùng bị mất đất để giải quyết vấn đề về việc làm. Qua đó
phân tích và đánh giá các chủ trương, chính sách của Nhà nước về vấn đề thu
hồi đất để giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều chính sách việc làm để tổng hợp đánh
giá cơng tác thực thi chính sách việc làm dựa vào kết quả điều tra và tổng hợp
số liệu trong những năm gần đây. Cụ thể đó là các chính sách: Đào tạo nghề,
chính sách hỗ trợ đất đai để giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ tín dụng cho
lao động nơng thơn tự tìm và tạo việc làm, chính sách thu hút các doanh nghiệp
đào tạo việc làm và chính sách xuất khẩu lao động đi nước ngoài.

3


Từ những thực trạng và kết quả của thực thi chính sách việc làm cho
người lao động nơng thơn bị mất đất canh tác luận văn đã chỉ ra những
hạn chế và tồn tại của việc thực thi chính sách việc làm và qua đó đề xuất
một số giải pháp để hồn thiện việc thực thi chính sách việc làm cho
người lao động nông thôn bị mất đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN VÙNG THU HỒI
ĐẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và bản chất về thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng thu hồi đất
2.1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm chính sách:
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ
thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế huớng tới những mục tiêu nhất định,
bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Chính phủ, 2009).

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương
diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục
tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn
hóa - xã hội - mơi trường (Theo Wikipedia, 2013).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006).

Chính sách được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” (Giáp Đình Giàng, 2015).
Từ đó có thể hiểu, “Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ
thể quản lý đưa ra, được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung
nhất và tình hình thực tế. Mỗi chính sách được ban hành đều hướng tới
những mục tiêu nhất định và những đối tượng cụ thể. Thông qua đó có

những phương thức cơ bản để thực hiện được những mục tiêu đó”.

Khái niệm thực thi chính sách:
Tổ chức thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hoá cách ứng xử của chủ thể
thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.

5


Khái niệm việc làm:
Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ thể hóa dưới ba dạng hoạt
động sau: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền
mặt hoặc bằng hiện vật, các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân,
các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó.

Khái niệm chính sách việc làm:
Là chính sách xã hội được thể chế hố bằng luật pháp của
Nhà Nước, một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và
biện pháp giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động
nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Khái niệm lao động nông thôn:
Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động sản xuất tạo ra
của cải vật chất của những người lao động ở nông thôn. Do đó lao động
nơng thơn là tồn bộ lao động sản xuất trong những ngành nông nghiệp,
công nghiệp nông thôn và dịch vụ nơng thơn (Hồng Phê, 1997).
Lao động nơng thơn có vai trị hết sức quan trong đối với sự phát triển
bền vững kinh tế nơng nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Bởi vì nơng thơn
có vai trị và vị trí hàng đầu trong giai đoạng đầu của quá trình CNH - HĐH nước
ta. Nguồn lao động nông thôn rất phong phú chiếm khoảng 67,55% (năm 2012)

tổng số lao động xã hội. Với lực lượng lao động đơng đảo như vậy lao động
nơng thơn có vai trị quyết định đối với kinh tế nông thôn, họ là những người
làm ra của cải vật chất cho khu vực nông nghiệp, đồng thời cũng là những
người tạo nên sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nước ta.
Từ đó chúng ta có thể hiểu khái niệm về lao động nông thôn: “Lao động nông
thôn là tổng thể sức lao động thực tế tham gia vào quá trình lao động bao gồm
những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) và những
người trên, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động sống trong khu vực nông thôn”.

Khái niệm thu hồi đất:
Theo Luật đất đai 2003, “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định
hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của luật này.”
Thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất:

6


Là tồn bộ q trình tổ chức lập kế hoạch, phân cơng, phân cấp,
tun truyền vận động và bố trí trong chính sách việc làm cho lao động
nơng thơn vùng thu hồi đất bằng việc sử dụng các quan điểm, ngun
tắc, hình thức, cơng cụ và giải pháp sử dụng trong chính sách nhằm
thực hiện chiến lược về việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động
nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện
đại, giảm sự bất bình đẳng xã hội giữa khu vực nơng thơn và thành thị.

2.1.2. Đặc điểm, vai trị của thực thi chính sách việc làm cho lao
động nơng thơn vùng thu hồi đất
Đứng trên quan điểm phát triển, việc thu hồi đất để xây dựng các KCN,
khu đô thị là cần thiết và đúng đắn tạo điều kiện chuyển dịch lao động từ

nơng nghiệp sang cơng nghiệp, dịch vụ góp phần tạo ra cơ hội việc làm mới,
ổn định hơn, thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nếu
xét riêng bộ phận bị thu hồi đất thì q trình thu hồi đất nơng nghiệp phục vụ
cho việc phát triển các KCN đang xuất hiện nhiều vấn đề bất cập. Đó là tình
trạng khơng ít lao động nơng nghiệp bị mất đất, mất việc làm chưa tìm được
việc làm mới dẫn đến thất nghiệp; và tình trạng nông dân bị thu hồi đất phải
chuyển đổi sang làm những nghề khơng cơ bản do trình độ thấp, khơng đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Phần phân tích tổng quan nghiên cứu cho thấy sau khi thực hiện việc
chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây dựng các KCN, khu chế xuất,
khu kinh tế mở, một bộ phận không nhỏ những người nông dân bị mất việc,
phải chuyển đổi nghề nghiệp. Như vậy, việc phát triển KCN trong thời gian
qua đã làm cho một bộ phận lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp bị
mất một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất, dẫn đến mất việc làm, gặp nhiều
khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới. Đất canh tác của họ đã được chuyển
đổi mục đích sử dụng, nhường chỗ cho các KCN, nhưng lao động lại chưa
được chuyển đổi tương ứng. Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang cơng
nghiệp và đơ thị hóa nhanh, nhưng tốc độ chuyển dịch lao động từ nơng
nghiệp sang cơng nghiệp cịn chậm, chưa tương xứng. Sự lệch pha này làm
cho người nông dân bị thu hồi đất rơi vào cảnh khơng có việc làm, khơng tìm
được việc làm mới và khơng có thu nhập ổn định.

7


2.1.3. Nội dung nghiên cứu của thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng thu hồi đất
2.1.3.1. Giới thiệu thực thi chính sách việc làm cho lao động nơng
thơn vùng thu hồi đất
Thực thi chính sách nói chung và thực thi chính sách việc làm cho lao

động nơng thơn vùng thu hồi đất NN nói riêng, một chính sách thường được
xây dựng mang tính định hướng và khái quát cao. Vì vậy khi đưa vào thực
hiện các chính sách này cần được hồn thiện, bổ sung và cụ thể hoá cho
phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Thực thi tốt chính sách
việc làm cho LĐNT vùng thu hồi đất NN là thực hiện tốt các chính sách sau:

Chính sách đào tạo nghề cho người lao động sau khi thu hồi đất
nơng nghiệp: Chính sách đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi
đất nông nghiệp là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ mà Nhà
nước sử dụng để hỗ trợ cho đối tượng học nghề nhờ đó tìm được việc
làm phù hợp và ổn định sau khi bị thu hồi đất. Chính sách này sẽ tạo tác
động kép đối với các đối tượng chính sách: Được học thêm một nghề
ngồi nghề nơng, nhờ đó họ có đủ khả năng vào làm việc tại các DN và
các tổ chức khác với mức thu nhập cao hơn so với nông nghiệp, đồng
thời có cơ hội được hưởng một cách bền vững từ các chính sách khác.
Chính quyền địa phương và người lao động là các chủ thể chịu
trách nhiệm chính của chính sách đào tạo nghề địa phương. Chính quyền
cấp tỉnh là người trực tiếp xây dựng các chính sách của địa phương,
đồng thời có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực thi các chính sách
của Trung ương về đào tạo nghề cho người lao động vùng thu hồi đất.
Trong q trình lập phương án đào tạo nghề, chính quyền địa phương
phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.

Tổ chức người lao động là người chịu trách nhiệm phối hợp
trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, đặc biệt là lựa chọn
đúng đối tượng lao động học nghề, truyền thông tư vấn cho người lao
động và đề xuất với chính quyền về điều chỉnh chính sách.
Bảo đảm có được việc làm sau khi học nghề, cung cấp kiến thức, kỹ năng
và thái độ làm việc đúng cho LĐNT, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho
DN. Chính sách đào tạo nghề trở thành chính sách cơ bản và quan trọng nhất


8


trong hệ thống chính sách việc làm cho LĐNT vùng thu hồi đất NN, có ý
nghĩa quyết định đối với người lao động về khả năng cạnh tranh chỗ làm
việc và tiền lương, bảo đảm việc làm cho đối tượng một cách bền vững.
Chính sách đất đai nhằm hỗ trợ việc làm cho người lao động trong
diện thu hồi đất nơng nghiệp: Chính sách đất đai nhằm GQVL cho người lao
động trong diện thu hồi đất là những giải pháp và công cụ về quy hoạch sử
dụng đất, về bồi thường hỗ trợ đất đai cho đối tượng có đất bị thu hồi nhằm
hỗ trợ và tạo các điều kiện về đất sản xuất để người lao động có được việc
làm và ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp, tuy tổng quỹ đất không thay đổi, chỉ thay đổi mục đích sử
dụng, nhưng rõ ràng quỹ đất nơng nghiệp sẽ giảm đi, số lượng việc làm
trong ngành nông nghiệp tất yếu cũng giảm đi, và thất nghiệp ở nông thôn là
khơng tránh khỏi. Vì vậy chính sách đất đai, ngồi việc tuân thủ luật pháp và
các nguyên tắc chung, còn phải chú ý đến nhũng nguyên tắc đặc thù cụ thể:
Chỉ thu hồi đất xấu, không thể canh tác để sử dụng vào mục đích làm KCN và
phát triển các ngành nghề SX có lợi thế cạnh tranh cao. Lợi ích kinh tế và xã hội
thu được từ sử dụng đất sau khi thu hồi phải cao hơn trước khi thu hồi. Bảo
đảm an ninh lương thực. Nghĩa là thu hồi đất nơng nghiệp cho các mục đích phi
nơng nghiệp cần đuợc giám sát chặt chẽ, không thể làm theo kiểu ồ ạt, vô điều
kiện. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và sử dụng đất SX phải bảo đảm hài
hịa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi.

Chính sách hỗ trợ tín dụng tạo việc làm cho lao động nơng thôn vùng
thu hồi đất nông nghiệp vay vốn: Là những quan điểm, giải pháp và công cụ
mà Nhà nước dử dụng trong quá trình cho đối tượng được vay vốn với lãi
suất ưu đãi, với số lượng và thời hạn nhất định, nhằm giảm bớt khó khăn về

tài chính cho người lao động trong diện thu hồi đất ở những thời điểm, dảm
bảo cho họ có điều kiện tài chính trong q trình tìm và tự tạo việc làm.
Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người lao động sau khi thu hồi đất
nơng nghiệp trong q trình GQVL hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: Tăng
cường cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất,
giảm bớt khó khăn về tài chính cho họ trong quá trình học nghề, lập thân lập
nghiệp. Nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi, buộc các đối tượng vay sử
dụng khoản vốn vay một cách hiệu quả, qua đó tìm và tạo được việc làm ổn
định với thu nhập tốt trước mắt cũng như trong tương lai.

9


Chính sách thu hút các doanh nghiệp đào tạo nghề giải quyết việc làm:
Là những quan điểm và giải pháp của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động của các DN và làng nghề trên địa bàn, khuyến khích các DN
tuyển người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn, qua đó tạo được nhiều chỗ
làm việc phi nông nghiệp cho người lao động sau thu hồi đất nơng nghiệp.

Chính sách xuất khẩu lao động cho LĐNT vùng thu hồi đất: Là
những chủ trương, hướng dẫn và quy định của Nhà nước đối với người
đi lao động ở nước ngoài (đều trong độ tuổi lao động) và đối với DN hoạt
động trong lĩnh vực XKLĐ nhằm giải quyết những khó khăn về việc làm
trong nước, bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho người lao
động và DN tham gia XKLĐ theo đúng các quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Cơ quan thực thi chính sách việc làm cho lao động nông
thôn vùng thu hồi đất
Bộ lao động thương binh và xã hội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách. Tổng hợp và báo cáo Thủ

tướng Chính phủ về tình hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã
hội giám sát quy trình xác định đối tượng và hướng dẫn người lao động vay vốn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan: Bổ sung ngân sách cho quỹ quốc gia về việc làm. Cân đối bổ sung
nguồn vốn cho ngân hàng chính sách xã hội để cho vay tạo việc làm theo
quy định và cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo quy định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính.
Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm: Xây dựng quy trình,
hướng dẫn người lao động vay vốn. Chỉ đạo ngân hàng chính sách xã hội
ở địa phương thực hiện cho vay vốn đối với người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm: chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo
nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

2.1.3.3. Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách việc làm cho lao
động nông thôn vùng thu hồi đất
Công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo việc làm cho người lao động là một

10


trong những hoạt động có vai trị hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức
của các ngành, các cấp, người lao động nơng thơn về việc làm nói chung và
việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng. Từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách như tạo việc làm, nâng
cao năng suất lao động và cải thiện đời sống cho người lao động nông thôn.
Chúng ta thấy rằng để chính sách đạt được hiệu quả cao trong q trình

thực hiện các địa phương cần phải chú trọng đến những hoạt động như:
Thường xuyên tập huấn cho cán bộ về tư vấn chính sách việc làm cho người lao
động đối với các cán bộ phòng lao động thương binh và xã hội ở các tỉnh,
huyện, các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, cán bộ phụ trách về việc làm
tại các thôn, xã, thị trấn. Tổ chức các hội nghị giao ban giữa các bên có liên
quan đến công tác tạo việc làm như các Sở ban ngành các cấp, các doanh
nghiệp thống nhất các kế hoạch trong khâu tổ chức và tuyên truyền chính sách
việc làm cho người lao động. Cần có những thơng tin minh bạch về thị trường
lao động, thị trường hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm như công nghiệp,
nông nghiệp cho người lao động từ Trung ương đến địa phương thông qua
phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…

Q trình đánh giá cơng tác tun truyền, tư vấn việc làm ở các địa
phương chúng ta cần xem xét đến các khía cạnh như: Nội dung của cơng
tác tun truyền có phù hợp khơng? Hình thức tun truyền có đa dạng,
phong phú khơng? Thời gian tun truyền như thế nào? Đối tượng tuyên
truyền tập trung chủ yếu vào đối tượng nào? Lực lượng tham gia vào
hoạt động tun truyền nhiều hay ít. Từ đó sẽ có cái nhìn nhận khách
quan đến cơng tác tun truyền, tư vấn tạo việc làm ở các địa phương và
sẽ có những giải pháp và định hướng nhằm thực hiện tốt công tác này.

2.1.3.4. Tổ chức hoạt động thực thi chính sách việc làm cho lao
động nơng thơn vùng thu hồi đất
Chính sách đào tạo nghề: Đầu tư nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa các
nguồn vốn để xây dựng và nâng cao năng lực các trường, trung tâm giới thiệu
việc làm cho người lao động, các sàn giao dịch trên địa bàn. Xây kế hoạch đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương phù hợp với
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Truyền thông, tư
vấn cho người lao động nông thôn về định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề.
Tập trung vào các hoạt động: tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu nâng cao kiến


11


×