Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp n672 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG
PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA NẾP N672
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Quang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ, bạn bè và người thân.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.Ts. Trần Văn Quang
– Phó trưởng khoa Nơng Học – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, người đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tơi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các
thầy cô trong bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tơi thực
hiện tốt đề tài này.
Thí nghiệm được thực hiện tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
tập thể ban lãnh đạo, cán bộ tại đơn vị trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln quan tâm, động
viên giúp đỡ tơi.
Luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình, đồ thị.............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích....................................................................................................................... 2


1.2.2.

Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................. 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................. 4
2.1.

Tình hình nghiên cứu và phát triển của lúa nếp trong và ngoài nước ................ 4

2.1.1.

Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trên thế giới....................................................... 4

2.1.2.

Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trong nước......................................................... 7

2.2.


Biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa............................................................................ 8

2.2.1.

Đặc điểm sinh trưởng của lúa nếp............................................................................ 8

2.2.2.

Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng của lúa nếp.......................................................... 14

2.2.3.

Kỹ thuật thâm canh lúa nếp..................................................................................... 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 30
3.1.
Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 30
3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 30

3.3.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 30


3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm................................................................................................... 30

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................. 31

3.5.3.

Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu........................................................................ 36

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 36
iii


Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................... 37
4.1.
Ảnh hưởng của các mức pân bón và mật độ cấy khác nhau đến đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của giống lúa nếp mới N672 vụ Xuân
tại huyện Gia Lâm Hà Nội...................................................................................... 37
4.1.1

Đặc điểm sinh trưởng phát triển thời kì mạ.......................................................... 37


4.1.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa nếp N672 ...................37

4.1.3.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón tới động thái tăng
trưởng chiều cao của giống lúa nếp N672

4.1.4.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa nếp N672

4.1.5.

39
41

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá và chỉ
số diện tích lá (LAI) của giống lúa nếp N672 43

4.1.6.

Ảnh hưởng mật độ cấy và liều lượng phân bón đến đặc điểm hình thái
của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 47

4.1.7.


Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến một số tính
trạng số lượng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa
nếp N672

4.1.8.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng chống chịu
của giống lúa nếp N672

4.2.

47
51

Ảnh hưởng của các mức pân bón và mật độ cấy khác nhau đến đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của giống lúa nếp mới N672 vụ Xuân
tại huyện Gia Lâm Hà Nội...................................................................................... 53

4.2.1.

Đặc điểm sinh trưởng phát triển thời kì mạ.......................................................... 53

4.2.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa nếp mới N672 ...........53

4.2.3.

Ảnh hưởng của tương tác mức phân bón và mật độ tới động thái tăng
trưởng chiều cao của giống nếp mới N672.......................................................... 55


4.2.4.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống nếp mới N672......................................................................................... 56

4.2.5.

Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá chỉ số
diện tích lá (LAI) của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015....................... 58

4.2.6.

Ảnh hưởng mật độ cấy và liều lượng phân bón đến đặc điểm hình thái
của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015...................................................... 62

4.2.7.

Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau một số tính trạng

số lượng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa nếp
N672........................................................................................................................... 62

iv


4.2.8.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng chống chịu
của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015


4.3.

67

Thảo luận.................................................................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................ ........69
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 69

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 70
Phụ lục..................................................................................................................................... 74

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt



Bắt đầu


CCCC

Chiều cao cuối cùng

CGR

Tốc độ tích luỹ chất khơ

CT

Cơng thức

CV%

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nông - Lương thế giới

IFA

Hiệp hội phân bón quốc tế

IRC

Ủy ban lúa gạo Quốc tế

IRRI


Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

KT

Kết thúc

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD5%

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 (ngày)


38

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến tăng trưởng
chiều cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 40
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

42

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

44

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích
lá của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

46

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến một số tính
trạng số lượng của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

48

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 49
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mât độ cấy và liều lượng phân bón đến năng suất của
giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

50


Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất của giống lúa nếp N672
trong vụ Xuân 2015

50

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của giống lúa nếp N672
trong vụ Xuân 2015

51

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khả năng
chống chịu sâu bệnh của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

52

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015 (ngày)

54

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến tăng trưởng chiều
cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

55

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái
đẻ
nhánh của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015


57

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

59

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích
lá của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015 61

vii


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến một số tính
trạng số lượng của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

63

Bảng 4.18. Ảnh hưởng mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

64

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến năng suất của
giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

65

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của giống lúa nếp
N672 trong vụ Mùa 2015


66

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống lúa nếp N672 trong vụ
Mùa 2015
66
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống nếp N672 trong vụ Mùa 2015 67

viii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Mơ tả tóm tắt tiến hóa của lúa dại thành lúa trồng........................................... 4
Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến tăng trưởng
chiều cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 40
Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015 43
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống lúa nếp N672 trong vụ Xuân 2015

45

Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến tăng trưởng
chiều cao của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015 56
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa nếp N672 trong vụ Mùa 2015

58


Đồ thị 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống lúa nếp N672trong vụ Mùa 2015 60

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thúy Hằng
Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh
trưởng và năng suất giống lúa nếp N672 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy
đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp N672 tại Gia Lâm, Hà Nội từ đó thiết
lập quy trình canh tác giống lúa nếp này.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là Phân bón (nhân tố phụ) và Mật độ (nhân tố chính).

3 mức mật độ và 4 mức phân bón được áp dụng cho giống lúa nếp N672 nhằm xác
định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
trong cả vụ Xuân và vụ Mùa.
Các tính trạng theo dõi gồm: Chiều cao cây, số lá, số nhánh, đặc điểm hình thái
thái, các yếu tố cấu thành năng suất
Kết quả nghiên cứu
Mật độ cấy không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Nếp
N672. Thời gian sinh trưởng của giống chịu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau,

bón nhiều phân làm tăng thời gian sinh trưởng của giống từ 5– 6 ngày. Số nhánh chịu ảnh
hưởng lớn của mật độ và phân bón. Khi tăng lượng phân bón và tăng mật độ cấy thì chỉ số
diện tích lá và khối lượng tích lũy chất khơ đều tăng. Ở các cơng thức có lượng phân bón
cao và mật độ cấy dày thì mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại đều cao hơn so với các
cơng thức có lượng phân bón thấp và mật độ cấy thưa. Cơng thức bón phân 1 tấn phân
HCVS + 100kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O kết hợp với mật độ cấy
2

50 khóm/m phù hợp cho giống lúa nếp N672 đạt năng suất cao nhất trong cả vụ Xuân
và Mùa.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Thuy Hang
Thesis title: Effects of fertilizer application and plant density on the growth and
yield of glutinous rice variety N672 in Gia Lam, Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research aims to evaluate the impact of diferent levels of fertilizer
application and plant density on the growth and yield of glutinous rice variety N672 in
Gia Lam, Hanoi.
Materials and Methods
The experimental design was split-plot with 2 factors, fertilizer and plant
density. 4 levles of fertilizer application and 3 levels of plant density were applied.

Data collection included traits related to plant morphology, agronomical traits, yield
components and yield.
Results and conclusions
The density did not affect growth duration of N672. Growth duration was
influenced by different fertilizer levels; increasing fertilizer would increase plant
growth duration by 5 -6 days. The number of branches/tillers was significantly
influenced by the density and fertilizer. When the amount of fertilizers and the density
increased, leaf area index and dry matter accumulation increased. N672 was more
susceptile to pets and diseases if high levels of fertilizer application and plant density
were applied. Application of 1 ton HCVs + 100kgN + 100kg P2O5 100 kgK2O and
2

plant density of 50 plants/m was most suitable and brought highest yields for
glutinous rice variety N672 in spring and autumn seasons.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chủ yếu của
con người trên thế giới, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực thế
giới. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của
1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là loại thực phẩm quan trọng cho hơn 3,5 tỉ
người hay trên 50% dân số thế giới. Lúa gạo là nguồn cung cấp năng lượng lớn
nhất cho con người, bình quân 180-200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á,
khoảng 10 kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 90 triệu
và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.

Việt Nam, lúa nếp được trồng chủ yếu ở miền núi nơi dân tộc Mường,

Thái,… sinh sống bởi lúa nếp là nguồn lương thực chính của những dân tộc này.
Tiêu chuẩn để người nơng dân chọn giống nếp để gieo trồng chính là chất lượng và
hương vị. Đến nay, ngân hàng gene quốc gia tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam đã bảo quản 1200 mẫu giống lúa nếp bản địa được thu thập trên tồn quốc,
trong số này có khoảng 200 mẫu được thu thập trước năm 1990 chủ yếu là lúa
ruộng ở đồng bằng, còn khoảng 1000 mẫu giống được thu thập sau năm 1990 chủ
yếu là lúa nương ở khu vực miền núi.
Công tác chọn tạo giống lúa nếp của Việt Nam bắt đầu được chú ý từ những
năm 60 của thế kỷ XX. Việc chọn tạo giống lúa nếp được tiến hành nhằm mục đích
chính là phục vụ cho các vùng thâm canh. Phương pháp được áp dụng là: Cải tiến
những giống lúa địa phương, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giới thiệu
những giống cải tiến và lai tạo. Công tác chọn tạo giống lúa nếp năng suất cao đã
được thực hiện thông qua nhiều nghiên cứu di truyền gen nội nhũ (Wx) và gen
thơm ở các vật liệu khác. Kết quả cho thấy gen wx và gen thơm mang tính lặn
trong di truyền. Thơng qua các phép lai hữu tính có thể tạo nên tổ hợp có năng suất
cao, thời gian sinh trưởng thích hợp, có gen thơm và gen Wx. Phương pháp chọn
lọc dòng thuần chủ yếu là từ tập đoàn các giống lúa địa phương như: Nếp Lý, Nếp
Xoắn, Nếp trắng Bắc Binh, Nếp Thái Bình, Nếp Khẩu lếch,… Kết quả là đã có
nhiều giống triển vọng được các địa phương chấp nhận và ở rộng sản xuất. Đây là
phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rất có giá trị trong công tác phục
tráng các giống lúa cổ truyền. Phương pháp nhập nội được thực hiện rất nhiều
nhưng với các giống lúa nếp thì rất ít, ngồi một số
1


giống khơng chính thức được đưa vào sản xuất như: Nếp Ấn Độ, thì từ năm 19972004 chỉ mới cơng nhận một giống là IRI 352. Phương pháp lai sử dụng nguồn gen
lúa địa phương trong hầu hết các tổ hợp lai hoặc lúa nếp cải tiến đã chọn tạo ra các
giống lúa nếp có triển vọng, cơng nhận tạm thời, cơng nhận chính thức như Nếp
415, Nếp 97, Nếp ĐS101, OM 208, N99, N44,…Phương pháp xử lý đột biến
phóng xạ trên các giống nếp địa phương, nếp cải tiến, kết hợp với với phương pháp

lai tạo đã tạo ra các giống nếp: PD2, DT21, DT22, nếp TK106,… bằng khai thác
biến dị soma từ các giống lúa nếp địa phương miền Nam, nếp Thái Lan, Viện lúa
ĐBSCL đã chọn tạo ra các dịng, giống nếp có triển vọng như OM 4661, OM
4662, OM 4672… đang được nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất, dòng Nếp cái
hoa vàng vừa mang gen mùi thơm, vừa cấy được cả hai vụ, khắc phục được nhược
điểm phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, dễ đổ…
Nếp N672 được Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ Co60 trên
giống N99 từ vụ Xuân năm 2008. Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân là
130-135 ngày và vụ Mùa là 105-110 ngày, cây cao trung bình, hạt to, bầu, xơi dẻo,
thơm, năng suất 5,5-6,0 tấn/ha. Giống N672 là giống mới có nhiều tiềm năng đang
trong quá trình trồng khảo nghiệm nên cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm
canh phù hợp để giống mới phát huy hết tiềm năng về năng suất. Ngoài ra, các
biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phịng
trừ sâu bệnh thì xác định mật độ cấy và phương pháp bón phân là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh
trưởng và năng suất giống lúa nếp N672 tại Gia Lâm, Hà Nội’’.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và
năng suất của giống lúa nếp N672 tại Gia Lâm, Hà Nội để từ đó thiết lập quy trình
canh tác giống lúa nếp này.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, mức độ
nhiễm sâu bệnh và năng suất của giống lúa nếp N672 tại các mật độ cấy, mức phân
bón khác nhau trong vụ Xuân và Mùa tại Gia Lâm, Hà Nội.
2



1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong đánh giá về ảnh hưởng của mật độ và
phân bón hợp lý cho giống lúa nếp N672.
Kết quả đánh giá của đề tài sẽ góp phần định hướng cho các nhà chọn tạo
giống tiến hành nghiên cứu, sản xuất giống lúa nếp thương phẩm và rút ngắn thời
gian trong việc xác định chế độ dinh dưỡng cho lúa nếp.
Sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu giảng dạy và trong chỉ đạo sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được mật độ và phân bón hợp lý của giống lúa nếp N672 trong
sản xuất, góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc giống lúa nếp cho nơng
dân sản xuất lúa, nhằm nâng cao năng suất tại địa phương.
Góp phần mở rộng quy mơ diện tích gieo cấy lúa nếp, tăng sản lượng lương
thực và thu nhập cho người dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÚA NẾP TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1.1. Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng xuất hiện sớm và tồn tại lâu đời, đặc
biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. G.
Second (1986) khi nghiên cứu tiến hoá của chi Oryza cho rằng hai loài phụ của
loài lúa trồng châu Á (O. sativa) là O. indica và O. japonica đã xuất hiện cách
đây từ 2 đến 3 triệu năm ở dãy núi Himalaya, sau đó được di thực, phát tán đến các
nơi khác trên thế giới.
Năm 2012, các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh thông qua lập bản
đồ genom lúa cho rằng loài phụ O. japonica lần đầu tiên được thuần hóa từ lồi

lúa dại O. rufipogon ở miền Nam Trung Quốc. Loài phụ O. indica là kết quả phát
triển từ lai giữa japonica và lúa dại khi các giống lúa ban đầu phát triển đến Đông
Nam và Nam châu Á (Hình 1).

Hình 2.1. Mơ tả tóm tắt tiến hóa của lúa dại thành lúa trồng

4


Trong cuốn sách “Cây lúa, cổ xưa và lịch sử - Rice: Origin, Antiquity and
History”, Shatanjiw D. S. (2010) cho rằng lúa trồng được thuần hóa đầu tiên ở lưu
vực sông Dương Tử - Trung Quốc cách đây 9000 năm và sau đó được trồng trọt ở
Đơng Nam Á và lục địa Ấn Độ; từ Trung Quốc phát tán đến Nhật Bản, Triều Tiên
và từ Ấn Độ phát tán đến Tây Á và châu Âu.
Lúa trồng châu Á (O. sativa) có hai lồi phụ sinh thái là indica và
japonica (bao gồm cả lồi phụ japonica nhiệt đới và ơn đới). Lúa trồng châu Phi
(O. glaberrima) có nguồn gốc từ Tây Phi. Đã tìm thấy 22 lồi lúa dại ở châu Á,
châu Phi, châu Úc và châu Mỹ, nhưng chỉ có số ít có quan hệ gần gũi với lúa
trồng.
Glaszmann (1987) nghiên cứu 1.688 giống lúa của các nước khác nhau,
phân tích đa chiều biến động các alen trên 15 locus isozyme và phân thành 6
nhóm; dựa trên hình thái đã phân thành các nhóm đa dạng khác nhau:
- Nhóm I: gồm các giống thuộc indica và nhóm VI tương ứng với
japonica.
-

Nhóm VI: cũng bao gồm bulu và gundil,

Nhóm II, III, IV và V khơng điển hình cũng phân loại indica như phân
loại truyền thống.

Nhóm II: tương ứng với lúa cạn chín rất sớm và chịu hạn gọi là Aus trồng
ở Bangladesh và Ấn Độ.
-

Giống lúa chịu ngập ở Bangladesh và Ấn Độ gọi là Ashinas và Rayadas

thuộc nhóm III và nhóm IV.
-

Nhóm V gồm lúa thơm của Ấn Độ Basmati.

Các giống lúa thơm thuộc nhóm I, V và VI, chỉ một số ít thuộc nhóm I
(indica) và nhóm VI (japonica)
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã thu thập nguồn gen lúa từ năm
1962 và duy trì, bảo tồn hơn 107.000 mẫu nguồn gen với hầu hết là lúa dại và vật
liệu di truyền của các loài O. sativa, O. glaberrima và các loài dại, đại diện của 8
chi của tộc Oryzeae. Đa dạng nguồn gen lúa hiện nay đang được bảo tồn tại nhiều
cơ quan Quốc tế, mỗi quốc gia và các chương trình tạo giống lúa khác nhau.
Chunhai and Jun (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của tế bào chất và dịng mẹ
bất dục đến tính trạng chất lượng gạo xay của giống lúa indica cho thấy chất
5


lượng gạo xay của hạt ảnh hưởng di truyền mẹ và tế bào chất. Ảnh hưởng của di
truyền mẹ đến gạo nguyên và gạo xay nhiều hơn, ảnh hưởng của tế bào chất chiếm
4,1-37,3% biến dị di truyền và có ý nghĩa đối với tính trạng chất lượng gạo xay.
Khối lượng gạo nguyên, gạo xay và gạo gãy được điều khiển bằng di truyền tế bào
chất và nhân, nhưng tỷ lệ gạo xay ảnh hưởng do di truyền nhân và mẹ bất dục.
Tương quan cộng tính quan trọng hơn giữa khối lượng gạo nguyên và khối lượng
gạo xay, khối lượng gạo nguyên và tỷ lệ gạo xay, khối lượng gạo nguyên và tỷ lệ

gạo gãy.
Jodon (1944) đề xuất mùi thơm ở lúa do một gen đơn (fgr) điều khiển, tuy
nhiên những nghiên cứu sau đó cho thấy tỷ lệ phân ly thơm và không thơm ở quần
thể con lai F2 giữa thơm và không thơm rất khác nhau như 3:1 (Kadam và cs.,
1938; Jodon, 1944), 1:3 (Ghose et al., 1952; Sood et al., 1978; Berner and Hoff,
1986), 9:7 (Tripathi et al., 1979), và 15:1 (Dhulappanavar, 1976). Ahn et al.
(1992) nghiên cứu sử dụng marker RFLP xác định gen thơm (fgr), marker RG28
liên kết chặt với gen thơm trên NST số 8. Các tác giả kết luận rằng có thể sử dụng
marker này hỗ trợ chọn lọc gen thơm ngay ở giai đoạn đầu của quá trình tạo giống.
Louis et al. (2005) nghiên cứu giống lúa thơm Basmati và Jasmine thấy có liên
quan với sự có mặt của 2-acetyl-1-pyroline. Berner et al. (1985) cũng công bố một
gen lặn (fgr) trên NST số 8 của lúa liên kết chặt với tính trạng thơm. Các nhà khoa
học cho thấy, gen đồng hợp mã hóa đường (betaine aldehyde dehydrogenase BAD) đa hình có ý nghĩa trong vùng mã hóa của kiểu gen thơm, có liên quan với
kiểu gen khơng thơm. Sự tích lũy 2-acetyl-1-pyroline trong kiểu gen lúa thơm giải
thích là sự có mặt của đột biến làm mất chức năng của gen fgr. Alen trong kiểu gen
thơm đã bị đột biến gây ra ngừng mã di truyền ngược chiều để bảo tồn trình tự
amino axít, chìa khóa trong các BAD khác. Gen fgr tương ứng với gen mã hóa
BAD2 ở lúa, trong khi BAD1 là mã hóa bằng một gen ở NST số 4. BAD liên kết
với chống chịu bất thuận ở thực vật. Mặc dù vậy, vắng mặt chức năng của BAD2
đã hình như khơng hạn chế sinh trưởng của kiểu gen lúa thơm. Mùi thơm ở lúa
được chứng minh có cùng tổ tiên chung và có thể phân tách tiến hóa trong quần
thể phân lập di truyền. Đánh giá hạt F 3 khẳng định rằng di truyền mùi thơm là do
gen đơn lặn điều khiển. Đặc điểm mùi thơm có thể chọn tạo bằng lai để chuyển
gen từ bố mẹ vào con cái và có thể nhận biết mùi thơm dựa trên kiểu hình trong
chọn lọc thế hệ phân ly. Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2002), xác định gen
fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp

6



Fine Mapping với microsatellites, kết quả cho thấy: Gen fgr điều khiển tính trạng
mùi thơm là một gen lặn định vị trên nhiễm thể số 8, bị ảnh huởng bởi môi truờng.
Băng thể hiển mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190 bp và không thơm thể hiện ở độ
lớn 90 bp trong truờng hợp RG28F-R. Băng thể hiện mùi thơm 160 bp, và không
thơm là 120 bp trong truờng hợp RM223.
Ngoài ra những nghiên cứu gần đây về di truyền các hàm lượng dinh dưỡng
của hạt lúa như tiền vitamin A, hàm lượng sắt và các chất dinh dưỡng khác, hàm
lượng Fe, Zn, Mn, Cu, Ca, Mg, P và K của 85 dòng chuyển gen (introgression
lines -ILs) từ tổ hợp lai giữa giống indica ưu tú Teqing với lúa dại
O. rufipogon đã xác định hầu hết các chất vi lượng tương quan dươ ng ở mức có ý
nghĩa trừ Fe và Cu. Tổng số 31 QTL tìm thấy điều khiển 8 nguyên tố vi lượng. Lúa
dại (O. rufipogon) đóng góp những alen hữu ích ở hầu hết các QTL (26 QTLs), và
các NST số 1, 9 và 12 mang 14 QTL (45%) của những tính trạng này. Một QTL
chính ảnh hưởng đến hàm lượng Zn trên NST số 8 gần marker RM152 (SSR). Có
thể sử dụng chọn lọc bằng marker để chọn giống cải tiến chất lượng các nguyên tố
vi lượng của hạt.
2.1.2. Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trong nước
Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam lần đầu tiên được Lê Quý Đôn mô
tả trong cuốn “Vân đài loại ngữ” (trích theo Bùi Huy Đáp, 1980) với 70 giống lúa
cổ truyền trong đó có 29 giống lúa nếp. Ngân hàng gen quốc gia tại Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã bảo quản 1200 mẫu giống lúa nếp bản địa được thu thập
trên toàn quốc, trong số này có khoảng 200 mẫu giống thu thập trước năm 1990
chủ yếu là lúa ruộng ở đồng bằng còn hơn 1000 mẫu giống được thu thập sau năm
1990 chủ yếu là lúa nương ở khu vực miền núi. Theo Lưu Ngọc Trình và cs.
(1995) dựa trên các mẫu isozym để phân loại 643 giống lúa cổ truyền đại diện cho
các hệ sinh thái của Việt Nam đã phát hiện ra rằng lúa Indica chiếm 91,9% nguồn
gen lúa Việt Nam, lúa Japonica là 6,8% và 1,3% là không xác định được. Trong
số lúa Japonica phân loại được thì lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn so với cấu trúc di
truyền chung của nguồn gen lúa Việt Nam. Trong số 359 mẫu giống nếp địa
phương bảo quản tại ngân hàng gen quốc gia được phân loại bằng phản ứng phenol

cho thấy 54,6% là lúa Japonica, 45,4% là lúa Indica (Lưu Ngọc Trình, 1995),
nghiên cứu khác sử dụng phương pháp RADP để xác định sự đa dạng di truyền
trên 29 mẫu giống lúa nếp địa phương đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau
của Việt Nam cho thấy có 20 mẫu giống chiếm 68,9% là lúa
7


Japonica. Sự phân bố của các giống lúa nếp ở các vùng có sự khác nhau. Ở đồng
bằng Bắc bộ, lúa nếp dạng Japonica nhiều hơn giống Indica. Lúa nếp ở hệ sinh
thái này dẻo và mùi thơm như các giống nếp cái, nếp cái hoa vàng, nếp hạt to…
được Lê Quý Đôn ghi chép từ thế kỷ 18. Ở khu vực miền nam Việt Nam khơng có
lúa Japonica (Trần Danh Sửu, 1997). Ở khu vực này lúa nếp ít da dạng di truyền,
lúa nếp thơm hơn, ít dính hơn. Ở khu vực đất nương rẫy, tài nguyên di truyền lúa
nếp rất phong phú và đa dạng. Nguyễn Phùng Hà (1996) đã sử dụng các loại
isozym esterase để nghiên cứu đa dạng di truyền của lúa dịa phương thu thập từ
các khu vực miền núi đã phát hiện ra rằng lúa nếp rất đa dạng và có mặt trong 7
nhóm isozym. Phần lớn lúa nếp ở khu vực đất nương rẫy của Bắc Việt Nam là lúa
Japonica (Nguyễn Thị Quỳnh, 1998). Những nghiên cứu này góp phần vào việc
giữ gìn và khai thác nguồn gen lúa nếp có hiệu quả hơn trong các chương trình cải
lương giống lúa nếp. Như vậy có thể thấy nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam
khá phong phú đa dạng. Nguồn gen lúa nếp thuộc loài phụ Japonica chiếm tỷ lệ
cao hơn loài phụ Indica, lồi phụ Japonica có khả năng chịu rét khỏe, chống chịu
khá với bệnh đạo ôn và bạc lá, các yếu tố cấu thành năng suất cao sẽ là vật liệu cho
các mục tiêu chọn tạo giống lúa nếp hiện nay.


Việt Nam, lúa nếp được trồng chủ yếu ở vùng miền núi nơi điều kiện

sinh thái bất lợi, thậm chí ở các khu vực thâm canh cao. Ở các vùng trồng lúa nếp
thì chất lượng, hương vị ngon là tiêu chuẩn ưu tiên để người nông dân chọn một

giống lúa nếp. Ở các khu vực miền núi và khu vực đồng bằng nông dân đều chọn
các giống lúa bản địa với chất lượng cao. Ở Việt Nam, vùng núi Tây Bắc có diện
tích trồng và tiêu thụ lúa nếp lớn nhất cả nước. Canh tác lúa nước là hoạt động sản
xuất chính của người Thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp.
Đối với cư dân Mường, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, canh tác lúa nước,
cơm nếp đồ là thứ không thể thiếu, là món ẩm thực mang ý nghĩa lớn để cảm ơn
trời đất cho mùa màng bội thu.
2.2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lúa nếp
2.2.1.1. Thời kỳ nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nảy mầm, tiếp theo là thời kỳ mạ,
đẻ nhánh... Mầm lúa phát triển từ phôi trong hạt. Phơi nằm ở phía bụng của hạt,
khối lượng khơng đáng kể so với khối lượng tồn hạt. Cấu tạo của phôi gồm

8


có trục phơi rễ phơi và mầm phơi.
-

Bình thường hạt lúa bảo quản trong kho không thể nảy mầm hàm lượng

nước trong hạt thấp. Nếu có các điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ oxi thì hạt
có thể nảy mầm.
2.2.1.2. Thời kỳ mạ
Đối với lúa gieo thẳng (lúa sạ) sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi
bước vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có khoảng 4 -5 lá. Còn lúa cấy phải qua thời kỳ
mạ ở khu làm mạ.
Thời kỳ mạ dài hay ngắn tùy thuộc theo giống lúa và mùa vụ. Đối với các
giống địa phương thời kỳ mạ ở vụ mùa khoảng 40 -45 ngày, vụ chiêm khoảng 50

- 60 ngày và lúa ngắn ngày 25- 30 ngày. Gần đây với các giống lúa ngắn ngày và
kỹ thuật làm mạ mới thời kỳ mạ đã được rút ngắn nhiều.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ chia mạ làm hai thời kỳ: thời
kỳ mạ non và thời kỳ mạ khỏe.
Thời kỳ mạ non được tính từ lúc gieo đến khi mạ có 3 lá thật. Nếu điều kiện
thuận lợi là sau gieo 7 – 10 ngày là kết thúc thời kỳ này cịn nếu gặp thời tiết bất
thuận thì thời kỳ này sẽ kéo dài nhiều hơn. Đặc điểm chính của thời kỳ này là phôi
nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ vì thế tốc độ hình thành các lá
đầu tương đối nhanh. Tuy nhiên kích thước lá cịn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng
khơng đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất sau khi gieo rễ phơi tiếp tục phát triển và
có thể hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ cũng khơng nhiều.
Do đó, sau khi gieo muốn cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi, cần giữ ẩm cho
ruộng mạ tránh bị ngập hoặc hạn. Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa
vào chất dự trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc. Ngồi ra cũng cần chú ý: thời kỳ
này cây mạ còn nhỏ yếu khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo điều kiện để cây
mạ có khả năng chống chịu cao hơn.
Thời kỳ mạ khỏe tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy.Nói
chung thời kỳ này dài hơn so với thời kỳ mạ non.
Kết thúc thời kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ
trong phôi nhũ sử dụng hết cây mạ trực tiếp đồng hóa chất dinh dưỡng từ mơi
trường để sống và phát triển.
9



thời kỳ này chiều cao kích thước cây mạ tăng rõ, có thể ra được 4 – 5 lứa
rễ...do đó khả năng chống chịu tăng lên rõ rệt.
Thời kỳ mạ khỏe thường kéo dài đến khi cây mạ có khoảng 5 – 6 lá đối với
những giống có thời gian sinh trưởng trung bình và 6 – 7 lá đối những giống dài
ngày hơn.

Tóm lại thời kỳ mạ tuy thời gian khơng nhiều nhưng lại có ý nghĩa đáng kể
trong tồn bộ q trình sinh trưởng của cây lúa. Tạo được mạ tốt mạ khỏe làm cơ
sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo.
2.2.1.3. Thời kỳ đẻ nhánh
Sau khi cấy, cây lúa bén rễ hồi xanh rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây là
thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong tồn bộ đời sống cây lúa và quá trình tạo năng
suất sau này.
Quá trình bén rễ hồi xanh nhanh hay chậm liên quan trực tiếp đến quá trình
đẻ nhánh sớm hay muộn. Nói chung nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sau cấy 5 –
7 ngày cây lúa có thể hồi xanh chuyển sang đẻ nhánh. Trong điều kiện bất thuận
như trời lạnh, âm u thiếu ánh sáng thời gian bén rễ khồi xanh kéo dài 15 -20 ngày
có khi 25 -30 ngày.
Thời kỳ đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Trong thời kỳ này
cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh.
Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định dến diện tích lá và số bơng. Do đó
cần chú ý đến biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng
quang hợp và tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.
Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ do đó
nhánh lúa có đủ rễ, thân, lá và có thể sống độc lập, trổ bơng kết hạt như cây mẹ.
Q trình hình thành nhánh lúa qua 4 giai đoạn:
-

Giai đoạn mầm nhánh phân hóa

-

Giai đoạn nhánh hình thành

-


Giai đoạn nhánh dài ra trong bẹ lá

-

Giai đoạn nhánh xuất hiện

2.2.1.4. Thời kỳ làm đốt làm đòng
Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ
làm đốt làm đòng. Ở thời kỳ này cây lúa tiếp tục ra những lá cuối cùng các nhánh
10


vô hiệu cũng lụi dần, các nhánh tốt được phát triển hoàn chỉnh để thành nhánh hữu
hiệu phát triển thành bông lúa. Hoạt động sinh trưởng của cây lúa tập trung cho
q trình làm đốt làm địng.
Thời gian làm đốt làm địng dài hay ngắn có liên quan tới thời kỳ trỗ bơng.
Những giống ngắn ngày có thời gian làm đốt khoảng 25 – 30 ngày, trung
bình khoảng 30 – 40 ngày giống dài ngày có thể kéo dài 50 – 60 ngày. Thời gian
làm đốt dài ngày hay ngắn ngày thường có liên quan đến số lóng kéo dài trên thân
nhiều hay ít.
Thời gian bắt đầu làm đốt thường có quy luật nhất định. Ở vụ mùa, cây lúa
thường làm đốt vào trung tuần tháng 8, Trước khi làm đòng 7 – 10 ngày đến 20
ngày tùy giống. Ở vụ chiêm thường làm đốt vào trung tuần tháng 3, trước khi làm
địng khoảng 5 – 7 ngày. Đơi khi có trường hợp cây lúa phân hóa địng rồi mới làm
đốt, trong trường hợp đó thời gian làm đốt ngắn hơn làm đòng.
Thời gian làm đòng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào giống. Những
giống ngắn ngày thời gian làm địng khoảng 25 – 30 ngày. Giống trung bình thời
gian 30 – 35 ngày giống dài ngày khoảng 40 – 45 ngày.
Thân lúa được phát triển từ trục phôi. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng
thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi thân lúa mới

chính thức hình thành, số lóng tăng thêm và chiều dài các lóng quyết định chiều
cao của cây lúa.
Khi cây lúa đẻ nhánh đạt nhánh tối đa thì quá trình làm đốt bắt đầu. Q
trình làm đốt thường được tính từ khi lóng thứ nhất ở gốc thân kéo dài. Những
lóng ở dưới gốc thường ngắn, tốc độ phát triển chậm. Các lóng trên dài hơn và tốc
độ phát triển cũng nhanh hơn. Sự phát triển của lóng trên cũng có quan hệ chặt chẽ
với q trình trỗ bơng.
Q trình làm địng là q trình phân hóa hình thành cơ quan sinh sản, có
ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành năng suất lúa. Ở thời kỳ này cây lúa có những
thay đổi rõ rệt về mặt hình thái, màu sắc lá, hoạt động sinh lí, khả năng chống chịu
điều kiện ngoại cảnh...
Trước trỗ bơng 1 – 2 ngày, các chất trong hạt phấn tích lũy đầy đủ, vỏ trấu
xuất hiện diệp lục nhụy lớn nhanh trong hạt phấn phân chia hạch đực và hạch dinh
dưỡng. Trước lúc hoa nở hạch đực mới sinh ra. Đến đây kết thúc q trình phân
hóa và phát triển của hoa lúa.
11


2.2.1.5. Thời kỳ trỗ bông làm hạt
Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan
quyết định trực tiếp tới quá trình tạo thành năng suất, trong đó chủ yếu quyết định
tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Đây là thời kỳ mà điều kiện ngoại cảnh có tác
động rõ rệt và trực tiếp đến năng suất. Thời kỳ trỗ bông làm hạt bao gồm các q
trình trỗ bơng, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và chín.
a. Q trình trỗ bơng nở hoa thụ phấn
Địng lúa sau khi phân hóa thì trỗ ra ngồi do sự phát triển của lóng trên
cùng. Khi tồn bộ bơng lúa thốt ra khỏi bẹ lá địng thì q trình trỗ xong. Thường
mất khoảng 5 -6 ngày nhưng có những giống trỗ trong 2 -3 ngày. Thời gian trỗ
càng ngắn càng có khả năng tránh được điều kiện bất thuận. Cùng với q trình trỗ
bơng, có giống tiến hành thụ phấn ngay nhưng cũng có giống chờ trỗ xong mới nở

hoa thụ phấn. Trên cùng một bông những hoa ở đầu bông đầu gié nở trước, những
hoa ở gốc bơng thường nở cuối cùng.
Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, những hoa gốc bông nở
cuối cùng nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường bị lép và
trọng lượng hạt thấp.
+ Thời gian nở hoa
Trong ngày hoa thường nở rộ vào 8 – 9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ
thích hợp đủ ánh sáng quang mây gió nhẹ. Những ngày mùa hè trời nắng to có thể
nở sớm hơn vào 7 -8 giờ sáng. Ngược lại, nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp
rét, hoa nở muộn hơn vào 12 -14 giờ.
+ Quá trình nở hoa – phơi màu
Khi nở hoa phơi màu vảy cá hút trương to lên, đồng thời với áp lực vòi nhị làm
vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu hé mở 0 - 4 phút thì bao phấn vỡ ra hạt phấn rơi vào đầu vịi
nhụy. Đó là q trình thụ phấn. Sau đó vịi nhụy vươn dài ra nhanh đẩy bao phấn ra
khỏi vỏ trấu (quá trình phơi màu). Sau chót vịi nhụy héo rũ và bao phấn rụng đi. Q
trình nở hoa thụ phấn đã hồn thành. Thời gian bắt đầu nở hoa cho đến lúc vỏ trấu
khép lại mất khoảng 50 -60 phút. Do đặc điểm cấu tạo và nở hoa thụ phấn ở cây lúa
tuyệt đại bộ phận là tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn khơng q 2%.

+ Q trình thụ tinh
Sau q trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều
kiện bình thường hạt phấn rơi xuống vịi nhụy, sau 15 phút ống bắt đầu dài ra.
12


Trong vòng 10 – 15 phút sau ống phấn đã dài gấp mấy lần đường kính hạt phấn,
các chất trong hạt phấn dồn vào ống phấn.
Sau thụ tinh 2 giờ ống phấn vươn tới đầu nhụy sau 4 giờ ống phấn vào phơi
châu qua lỗ nỗn sào phóng tới nang, ống phấn trương to lên rồi vỡ ra giải phóng
ra hai hạch đực, trong đó một hạch đực sẽ kết hợp với trứng còn hạch kia sẽ kết

hợp với hạch thư cấp. Trứng sau thụ tinh sẽ phát triển thành phơi, hạch thứ cấp sau
phát triển thành phơi nhũ. Đó là quá trình thụ tinh kép.
Quá trình thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn
+ Phát triển của phôi
Sau thụ tinh, phôi phát triển khá nhanh, 24 giờ sau trứng đã phân chia thành
4 – 8 tế bào, 7 ngày sau có thể phân biệt rõ mầm và bao lá mầm nguyên thủy. Sau
8 – 10 ngày các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm phôi, rễ phôi đã được phân
biệt rõ.
+ Phát triển phôi nhũ
Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh. Sau 4 ngày tế bào phơi nhũ đã phân
chia xong và bắt đầu tích lũy tinh bột, sau 7 ngày hình thanh tầng dextrin sau 10
ngày tích lũy nhanh hydratcacbon. Lúc này hạt gạo hình thành rõ và chín dần. Hạt
gạo lúc đầu phát triển theo chiều dài sau đó phát triển theo chiều rộng và cuối cùng
là bề dày.
b. Q trình chín của hạt
Dựa vào sự biến đổi màu sắc, hình dạng chất dự trữ và khối lượng của hạt
có thể chia q trình chính của hạt thành 3 thời kỳ: Chín sữa, chín sáp và chín hồn
tồn.
+ Chín sữa
Sau phơi 5 -7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa. Hình
dạng hạt đã hồn thành, lưng hạt có màu xanh. Trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời
kỳ này, có thể đạt 75 – 80% trọng lượng cuối cùng.
+ Chín sáp

thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng. Màu xanh của
lưng hạt dần dần chuyển sang màu vàng. Trọng lượng hạt tiếp tục tăng lên.
+ Chín hồn tồn

13



×