Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa tẻ râu (khẩu chắp hang) tại phong thổ, lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ
LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA TẺ RÂU (KHẨU CHẮP HANG)
TẠI PHONG THỔ, LAI CHÂU
Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn:

Khoa học cây trồng
60.62.01.10
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Lại Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND xã Khổng
Lào huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lại Thị Phượng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... vii
Thesis abstract......................................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu……………………............................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2
1.4.1. Những đóng góp mới.................................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................. 3
2.1.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam .......................3
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới.............................................. 3
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam............................................... 6
2.2.
Những nghiên cứu về lượng đạm bón trên thế giới và Việt Nam .......................8
2.2.1. Những nghiên cứu về lượng đạm bón trên thế giới............................................... 8
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về lượng đạm bón ở Việt Nam ................................ 10

2.3.
Những nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới và Việt Nam............................. 12
2.3.1. Những nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới.................................................... 12
2.3.2 Những nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam..................................................... 13
2.4.
Những nghiên cứu kết hợp mật độ cấy và lượng đạm bón trong sản xuất lúa 18
2.5.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa địa phương tại Lai Châu .............................. 19
Phần 3. Nội dung và phwuong pháp nghiên cứu.................................................. 25
3.1.
Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 25
3.2.
Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 25
3.3.
Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 25
3.4.
Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25
3.5.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 26
3.5.1. Thiết kế thí nghiệm................................................................................................... 26
3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.............................................. 27
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................... 31

iii


4.1.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh

trưởng của giống lúa Tẻ Râu 31
4.1.1. Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa Tẻ Râu 31
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao và chiều cao cây của giống thí nghiệm
33
4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa Tẻ Râu
37
4.2.
Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý của
giống lúa Tẻ Râu
43
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống lúa Tẻ Râu 43
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khơ tích lũy
của giống lúa Tẻ Râu 49
4.3.
Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ sâu, bệnh hại
của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân 54
4.4.
Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ Râu 56
4.4.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân 56
4.4.2. Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Tẻ Râu
59
4.5.
Hiệu suất sử dụng đạm của giống lúa Tẻ Râu...................................................... 61

4.6.
Hiệu quả kinh tế........................................................................................................ 62
Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 65
5.1.
Kết luận....................................................................................................................... 65
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 67
Phụ lục....................................................................................................................................... 69

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCCC

Chiều cao cuối cùng

CV%

Hệ số biến động


FAO

Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực Quốc tế

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD 0,05

Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa

NHH

Nhánh hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NUE

Hiệu suất sử dụng phân bón

P1000


Khối lượng 1000 hạt

TSC

Tuần sau cấy

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.5:
Bảng 3.1:

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới............................................................. 4
Sản xuất lúa gạo trên thế giới năm 2013............................................................ 5
Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam.......................................................... 7
Kết quả phân tích đất thí nghiệm....................................................................... 23
Sơ đồ bố trí thí nghiệm giống lúa Tẻ Râu vụ Xuân 2015 tại huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
26
Bảng 4.1: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian
sinh trưởng
32
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây và chiều cao cây 34
Bảng 4.3: Ảnh hưởng tương tác của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái
tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây 37

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh
của giống Tẻ Râu
39
Bảng 4.5: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái
đẻ nhánh
42
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá
của giống lúa Tẻ Râu 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số
diện tích lá
49
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến lượng chất khơ
tích lũy 50
Bảng 4.9: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng
chất khơ tích lũy
54
Bảng 4.10: Ảnh hưởng tương tác cuả mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ
nhiễm sâu, bệnh hại 55
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống Tẻ Râu
58
Bảng 4.12: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất
60
Bảng 4.13. Hiệu suất sử dụng đạm của giống lúa Tẻ Râu................................................. 62
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế cuả giống lúa Tẻ Râu............................................................ 63

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lại Thị Phượng
Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh
trưởng và năng suất giống lúa Tẻ Râu (Khẩu Chắp Hang) tại Phong Thổ, Lai Châu.
Ngành: Khoa học Cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành để xác định mật độ cấy và lượng đạm bón cho
giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố được thiết kế theo kiểu Split - plot với 3 lần
nhắc lại. Nhân tố ơ lớn là các mức đạm bón: N1: 0 kg N; N2: 30 kg N; N3: 60 kg N;
N4: 90 kg N, N5: 120 kg N/ha. Nhân tố ô nhỏ là 3 mật độ cấy khác nhau: M1: 35
2

2

2

khóm/m , M2: 40 khóm/m , M3: 45khóm/m . Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các
nhóm chỉ tiêu: sinh trưởng và sinh lý: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh,
chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, ii) mức độ nhiễm sâu, bệnh hại, iii) các
2

yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: số bông/m , số hạt/bông, khối lượng 1000 hạt
và năng suất của của giống thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tăng lượng đạm bón làm tăng chỉ số diện tích lá,
tăng khả năng tích lũy chất khơ, số hạt/bơng, khối lượng 1000 hạt, mức độ sâu, bệnh
hại và năng suất của giống thí nghiệm. Ngược lại, khi tăng mật độ cấy đã làm giảm số
nhánh hữu hiệu/khóm, số hạt chắc/bơng nhưng tăng chỉ số diện tích lá, tăng lượng
2

chất khơ tích lũy, số bông/m , mức độ sâu, bệnh hại và năng suất. Khi tăng mật độ cấy
đồng thời tăng lượng đạm bón đến mức 90 kg N/ha đã làm tăng yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống thí nghiệm, tuy nhiên khi tăng lượng đạm bón đến mức
120 kg N/ha kết hợp với tăng mật độ cấy đã làm giảm năng suất. Kết quả thí nghiệm
đồng ruộng cho thấy năng suất của giống lúa Tẻ Râu cao nhất trong vụ xn ở cơng
2

thức bón 90 kg N/ha, cấy ở mật độ 45 khóm/m (N4M3) là 4,05 tấn/ha.

vii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lai Thi Phuong
Thesis title: Effect of planting density and nitrogen application levels on growth and
yield of Te Rau rice in Phong Tho, Lai Chau.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization:Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study was conducted to detemine the effect of planting density and nitrogen
application levels on growth and yield of Te Rau rice in Phong Tho, Lai Chau.

Materials and Methods
The field experiment was a split-plot design with three replications. The main
factor consisted of five nitrogen levels: N1: 0 kg N; N2: 30 kg N; N3: 60 kg N; N4: 90
kg N/ha, N5: 120 kg N/ha. The sub-factor consisted of three planting density levels:
2

2

2

M1: 35 hill/m , M2: 40 hill/m , M3: 45 hill/m in Spring cropping seasons in Lai
Chau. Data were collected for growth duration, plant height, some branches, leaf area
2

index, dry matter accumulation, pests and diseases, number of panicles/m , number of
grains/panicle, 1000 grain weight and grain yield.
Main findings and conclusions
The results of the experiment showed that increased nitrogen levels increased
leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases, number of grains/panicle,
1000 grain weight and grain yield of Te Rau rice varieties in growing season.
Increased planting decreased some branches, number of grains/panicle, increased leaf
area index, dry matter accumulation, pests and diseases and grain yield of Te Rau rice
varieties in growing season. Increased planting density and increased levels of
nitrogen application to 90 kg N/ha. Increased yield components and yield of Te Rau
rice. However, when increasing nitrogen fertilizer 120 kg N/ha combined increased
planting density have decreased yield of Te Rau rice. The results of field experiments
showed that the yield of Te Rau rice was the highest in treatment with 90 kg N/ha and
2

45 hills/m in Lai Chau (4,05 tons/ha in spring season).


viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế
giới, cùng với ngô (Zea mays L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot
esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Cây lúa là mặt hàng
nông sản xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với giá trị kinh tế và khả năng thích ứng rộng, cây lúa được trồng phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời với một diện tích
trồng lúa là khá lớn, những kinh nghiệm và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã
làm cho nghề sản xuất lúa đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước thường
xuyên thiếu lương thực đến nay sản lượng lúa gạo nước ta không những đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một lượng lớn lúa gạo. Trong
10 năm trở lại đây Việt Nam luôn là một trong những nước có lượng xuất khẩu

gạo lớn trên thế giới và giá trị xuất khẩu gạo đã đóng góp một phần không nhỏ vào
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các giống lúa mới thì cơng tác phục
tráng, phát triển các giống lúa địa phương cũng được tiến hành một cách mau lẹ
với mục đích bảo tồn nguồn gen quý đồng thời phát triển các sản phẩm lúa gạo đặc
sản. Các giống lúa địa phương đã tồn tại trong sản xuất khá lâu đời. Chúng có sức
tồn tại mãnh liệt như vậy do khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng, ít sâu bệnh hại, chất lượng tốt, dễ canh tác và có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các giống lúa địa
phương đang bị thối hố. Vì vậy công tác thu thập, phục tráng, bảo tồn, khai thác
và chọn lọc các giống lúa địa phương phục vụ nghiên cứu và trồng trọt là rất quan

trọng.
Trong các giống lúa địa phương ở Lai Châu thì giống lúa Tẻ Râu có nhiều ưu
điểm hơn cả và đã được Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục tráng thành công
vào năm 2012 dưới sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu. Tuy
nhiên hiện nay hầu hết bà con canh tác chủ yếu làm theo kinh nghiệm do vậy mà
mật độ cấy còn khá cao và lượng phân bón sử dụng trồng lúa cịn thấp. Do vậy mà
cây lúa sinh trưởng kém do thiếu dinh dưỡng, đất bị suy thối sau một thời gian dài
canh tác khơng được bổ sung dinh dưỡng, sâu bệnh hại phát sinh

1


nhiều do mật độ cấy cao làm ruộng lúa kém thơng thống. Từ đó làm giảm năng
suất và chất lượng lúa của giống Tẻ Râu. Vì vậy, để phát huy những ưu điểm của
giống đáp ứng nhu cầu tại chỗ của người dân đồng thời xây dựng vùng sản xuất
lúa gạo hàng hóa đặc sản của địa phương theo định hướng của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lai Châu thì xây dựng quy trình kỹ thuật áp dụng cho từng địa phương là rất
cần thiết.
Từ thực tế trên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và
lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Tẻ Râu (Khẩu
Chắp Hang) tại Phong Thổ, Lai Châu” được thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được mật độ cấy và lượng đạm bón phù hợp góp phần hồn thiện
quy trình kỹ thuật cho giống lúa Tẻ Râu trong vụ xuân tại huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Giống lúa Tẻ Râu.
- Thời vụ: Vụ xuân 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đề tài đã đóng góp thêm những nghiên cứu về mật độ cấy và lượng đạm bón
đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa địa phương nhằm nâng cao hiệu quả
trong q trình canh tác.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cơ sơ lý luận về mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa địa phương nói chung và giống lúa
Tẻ Râu nói riêng trong vụ xuân.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để hồn thiện quy trình kĩ thuật cho
giống lúa Tẻ Râu tại địa phương nhằm tăng năng suất lúa đồng thời giảm chi phí
giống trong q trình sản xuất lúa.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa là cây lương thực được con người trồng sớm nhất từ hơn 10 nghìn năm
trước. Sản phẩm lúa gạo nuôi sống chủ yếu dân số các nước châu Á và châu Phi.
Với một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, …lúa gạo có vị trí
quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực và giá trị xuất khẩu tương đối cao.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới dễ trồng, cho năng suất cao, thích ứng rộng
0

nên có thể trồng được ở nhiều vùng có vĩ độ cao 53 B như Hắc Long Giang cho
0


tới vùng có vĩ độ thấp 35 N như ở châu Úc. Thế giới có khoảng 100 nước trồng
lúa nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Banglasdesh, Việt Nam, Thái Lan…(Nguyễn Hữu Tề, 1997).
Trồng lúa là nghề truyền thống lâu đời của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất
là các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam,
Indonexia… Cùng với sự phát triển của con người và tiến bộ khoa học kĩ thuật, sản
xuất lúa gạo toàn cầu ngày càng được nâng cao. Sản lượng lúa không ngừng tăng
lên không chỉ do mở rộng diện tích mà chủ yếu là từ sự phát triển của khoa học
công nghệ như bộ giống năng suất, chất lượng và các tiến bộ kĩ thuật trong trồng
trọt. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo tạo ra vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu cầu to lớn
của con người. Bằng chứng cụ thể cho thấy là cuộc khủng hoảng lương thực, thực
phẩm năm 2007 và 2008 giá gạo cao làm dân nghèo thiếu lương thực là nguyên
nhân chủ yếu của những bất ổn về kinh tế - xã hội diễn ra ở nhiều nước đang phát
triển như: Băngladet, Xrilanka, Pakistan… Vì vậy, sản xuất lúa gạo để đảm bảo an
ninh lương thực là vấn đề toàn cầu cần được tất cả các quốc gia, các tổ chức quan
tâm giải quyết.
Lúa là cây lương thực chính của nhiều quốc gia trên thế giới, chúng có khả
năng thích nghi rộng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Theo thống kê thì
hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo trong
đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc
vào 8 nước ở Châu Á là Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Idonexia,
Banglades, Myamar, Nhật Bản.

3


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy diện
tích đất trồng lúa trên thế giới cũng có sự tăng trưởng từ 154,06 triệu ha năm 2000
đến năm 2013 thì diện tích trồng lúa trên thế giới đạt 164,72 triệu ha tăng 6,9% so

với năm 2000. Bên cạnh tăng diện tích thì năng suất cũng được cải thiện lớn do áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp như giống, phân
bón và biện pháp canh tác đã làm năng suất từ 38,9 tạ/ha (năm 2000) đến 45,3
tạ/ha (năm 2013) làm tăng sản lượng thu hoạch từ 599,29 triệu tấn năm 2000 lên
746,18 triệu tấn năm 2013 (tăng 24,4% so với năm 2000).
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa không ngừng được cải thiện theo thời
gian. Năm 2012 năng suất lúa cao nhất đạt 45,47 tạ/ha, diện tích lúa tăng dần từ
2000 - 2007, năm 2000 diện tích là 154,06 triệu ha, năm 2007 diện tích là 155,04
triệu ha tăng 0,98 triệu ha so với năm 2000. Năng suất và sản lượng lúa ngày một
cao, năm 2000 năng suất là 38,9 tạ/ha, năm 2013 năng suất đạt 45,3 tạ/ha tăng 6,4
tạ/ha so với năm 2000.
Hiện nay với xu hướng hạn chế sử dụng chất hóa học tổng hợp trong thâm
canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn số lượng làm cho năng suất lúa có xu
hướng chững lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên ở những nơi có nền khoa học kỹ
thuật phát triển năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn.

4


Theo thống kê của FAO (2014), diện tích lúa tồn thế giới năm 2013 là
164,72 triệu ha, năng suất bình quân 4,53 tấn/ha, sản lượng 746,18 triệu tấn (Bảng
2.2). Trong đó diện tích lúa của châu Á là 146,95 triệu ha chiếm 89,21% tổng diện
tích lúa tồn cầu, châu Phi 10,89 triệu ha (6,61%), châu Mỹ 6,56 triệu ha (3,98%),
châu Âu 0,65 triệu ha (0,39%), châu Úc 0,12 triệu ha chiếm tỉ trọng khơng đáng
kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 43,5 triệu ha; Trung Quốc
30,23 triệu ha; Indonesia 13,84 triệu ha; Thái Lan 12,37 triệu ha; Myanmar 7,5

triệu ha và Việt Nam 7,9 triệu ha.
Bảng 2.2: Sản xuất lúa gạo trên thế giới năm 2013
Quốc gia và
khu vực
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Âu
Châu Úc
Châu Á
Ấn Độ
Trung Quốc
Indonesia
Thái Lan
Bangladesh
Việt Nam
Myanmar
Philippines
Cambodia
Pakistan
Thế giới
Nguồn: FAOSTAT (2014)

Những chuyển động của thị trường gạo thế giới năm 2015: Ước tính tiêu thụ
tồn cầu niên vụ 2014 - 2015 đạt 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2013
- 2014 (492 triệu tấn) do mức khả năng tiêu thụ gạo/đầu người tăng từ 56,4 đến

57,5 kg.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự đoán sản
lượng gạo trắng của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar và các nước châu


5


Đại Dương sẽ tăng, trong khi sản lượng gạo Thái Lan giảm do sụt giảm về giá cả,
tại SriLanka giảm do hạn hán. Ước tính khả năng tiêu thụ gạo trắng của thế giới
năm 2014 đạt 502 triệu tấn, tăng 2,4% so với năm 2013. Trong đó 417 triệu tấn
được sử dụng làm lương thực với mức tiêu thụ đầu người tăng lên 57,7
kg/người/năm.
Theo ước tính lượng gạo trắng được giao dịch năm 2015 đạt 39 triệu tấn
giảm nhẹ so với năm 2014 (39,3 triệu tấn). Nhập khẩu gạo của Trung Quốc được
dự báo là giảm do việc thắt chặt kiểm soát tại biên giới và cấp phép nhập khẩu.
FAO cũng dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Pakistan sẽ giảm trong khi Thái
Lan sẽ tăng lên trong năm 2015.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam, hàng năm cây lúa cung
cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước tuy diện tích tự nhiên của Việt
Nam chỉ đạt 33,1 triệu ha trong đó đất sử dụng cho nơng nghiệp là 7,4 triệu ha
chiếm 22% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng lúa là 4,25 triệu ha chiếm
76,9% cịn lại là cây trồng cạn và các cây lương thực khác.
Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên di truyền lúa phong phú và
đa dạng trên thế giới. Dựa trên nghiên cứu về tiến hóa và sự đa dạng di truyền của
các loài thuộc chi lúa Oryza, các nhà khoa học đã khẳng định miền Bắc Việt Nam
nằm trong khu vực xuất xứ và đa dạng di truyền tối đa của loài lúa trồng châu Á
(Oryza sativa) (Chang, 1976).
Theo kết quả của cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2011 của Tổng cục Thống kê, hiện nay nước ta có 20,5 triệu lao động trong độ tuổi
có khả năng lao động của cả nước. Đây là con số phản ánh thực chất của một đất
nước đi lên từ nông nghiệp như nước ta. Cây lúa có vai trị vơ cùng quan trọng đối
với đời sống người dân, nó khơng chỉ là nguồn cung cấp lương thực chính mà cịn
là mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn. Việt Nam có điều kiện khí hậu rất

thuận lợi nên cây lúa phát triển trên mọi miền đất nước mà trọng điểm là vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm vừa qua diện tích, năng suất, sản lượng lúa của cả nước
khơng ngừng tăng lên. Năm 2000 diện tích trồng lúa là 7,67 triệu ha, năm 2005 là
7,33 triệu ha, năm 2013 là 7,9 triệu ha. Dự kiến diện tích canh tác lúa đến năm
2020 là 3,6 triệu ha. Năng suất lúa năm 2000 đạt 4,24 tấn/ha đến năm 2005 đạt

6


4,89 tấn/ha có sự tăng rõ rệt đến năm 2013 năng suất đạt 5,57 tấn/ha. Sản lượng
lúa của nước ta có sự tăng một cách rõ rệt: năm 2000 sản lượng đạt 32,521 triệu
tấn đến năm 2005 đã đạt 35,844 triệu tấn tăng 3,23 triệu tấn đến năm 2013 sản
lượng đạt mức cao nhất 44,003 triệu tấn (FAOSTAT, 2014).
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Như vậy, có thể nói trong suốt thời gian qua sản xuất lúa ở Việt Nam đã đạt
được khá nhiều thành công. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và giữ vững vị
trí xuất khẩu lúa gạo, một vấn đề cần đặt ra đó là cần thâm canh tăng vụ, tập trung
nguồn lực và trí lực cho việc nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa mới có năng suất
cao, chất lượng tốt, thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, ít sâu bệnh, chống chịu
tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận nhằm nâng cao cả về mặt giá trị xuất
khẩu. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển lúa chất lượng phục vụ
cho công tác xuất khẩu lúa gạo trong những năm tiếp theo (Bùi Huy Đáp, 1980).
Bên cạnh việc mở rộng diện tích gieo cấy, sử dụng những giống có năng suất
và chất lượng, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất đã làm tăng năng suất và
sản lượng lương thực. Năm 2011 xuất khẩu gạo của nước ta đã phá kỉ lục và đứng
thứ nhất thế giới trong khi Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong suốt

hai thập kỉ trở lại đây.
Năm 2012 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kết quả vượt mức kế hoạch đáp ứng
được yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lượng hàng hóa của nơng dân. Giữ giá
7


lúa gạo ổn định trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Thị trường tiêu
thụ lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với sản lượng 2,09 triệu tấn tương đương
898,43 triệu USD, chiếm 24,46% tổng kim ngạch. Thị trường lớn thứ hai là
Philippines đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 475,26 triệu USD, chiếm 12,94% tổng kim
ngạch, tiếp đến là Indonesia đạt sản lượng 929,905 tấn, trị giá 458,39 triệu USD
chiếm 12,48% tổng kim ngạch.
Năm 2013 cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 tấn so
với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD giảm 20,36%. Đây là mức xuất
khẩu thấp nhất trong 3 năm vừa qua. Với kết quả này Việt Nam đã giảm xuống xếp
thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp hạng, xuất khẩu gạo không đáp
ứng được mục tiêu xuất khẩu đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013. Nguyên nhân
xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu
thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia.
Theo tin kinh tế, so với năm 2012 Việt Nam xuất khẩu gạo tăng mạnh ở các
thị trường như châu Âu (tăng 16%), châu Mỹ (tăng 25,9%), Trung Quốc (tăng
14,8%), châu Phi (tăng 5,75%). Trong số lượng xuất khẩu tính đến tháng 10, số
lượng gạo trắng cao cấp chiếm 35,5%. Gạo trung bình chỉ có 21,4 %, gạo cấp thấp
16,4%. Gạo thơm tăng bất thường chiếm 14% sản lượng xuất khẩu. Đây là một
thông tin tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LƯỢNG ĐẠM BÓN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Những nghiên cứu về lượng đạm bón trên thế giới
Dinh dưỡng khống có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sinh trưởng và
phát triển của cây trồng trong đó có cây lúa. Các loại dinh dưỡng này được bổ

sung cho cây trồng ở các dạng phân bón dễ hấp thụ trong suốt quá trình phát triển
từ giai đoạn mạ đến lúc thu hoạch. Qua điều tra tổng kết vai trị của phân bón đối
với cây trồng cho thấy: Trong các biện pháp kĩ thuật hiện đang được áp dụng thì
bón phân là biện pháp kĩ thuật có khả năng ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất tới
năng suất và sản lượng cây trồng.
FAO thống kê được trong thập nên 70 - 80 của thế kỉ 20 trên phạm vi tồn
cầu cho thấy tính trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng tăng lên
hàng năm. Ở các nước châu Á, Thái Bình Dương (1979 - 1989) năng suất lúa tăng
75%.

8


Phân bón cung cấp các yếu tố đa lượng và vi lượng cho cây trồng. Trong đó
có 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng lớn và không thể thiết được là
N, P2O5, K2O. Các yếu tố còn lại cây lúa cũng cần nhưng với lượng nhỏ chủ yếu
lấy từ trong đất. Nếu thiếu thì tùy từng điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
Đạm là nguyên tố cơ bản của cây trồng. Hàm lượng đạm trong lá liên quan
chặt chẽ với cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối. Đối với cây lúa,
đạm càng có vai trị quan trọng hơn, nó tác dụng trong việc hình thành rễ, thúc đẩy
quá trình đẻ nhánh, quá trình phát triển thân lá từ đó làm tăng năng suất lúa. Đạm
là một trong các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến sinh
trưởng và năng suất cây trồng. Cường độ quang hợp có tương quan thuận và chặt
với hàm lượng đạm trong lá.
Dinh dưỡng Đạm: Hàm lượng nitơ (N) trong thành phần chất khô của thực
vật thường dao động từ 1 - 3%. Tuy hàm lượng trong cây thấp, nhưng Nitơ có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất đối với đời sống thực vật cũng như tồn bộ thế giới hữu
cơ. Nitơ có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và
hình thành năng suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có
vai trị quyết định trong q trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh

lý của cây. Vì vậy cây rất nhạy cảm với Nitơ. Tuy nhiên Nitơ có tác dụng hai mặt
đến năng suất cây trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu Nitơ đều có hại.
Yoshida (1981) cho rằng: Đạm là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây lúa,
nếu như khơng bón đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm. Điều này rất phù hợp với thực
tiễn ở Việt Nam. Nhu cầu đạm của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học trên thế
giới đi sâu nghiên cứu và có nhận xét chung là: nhu cầu đạm của cây lúa có tính
chất liên tục từ đầu thời kì sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây lúa có 2 thời kì mà nhu cầu về dinh dưỡng đạm của
cây lúa đạt cao nhất là thời kì đẻ nhánh rộ và thời kì làm địng. Ở thời kì đẻ nhánh
rộ cây hút nhiều đạm nhất. Nếu bón đủ và cân đối đạm khơng những có tác dụng
tăng diện tích lá, tăng khả năng đẻ nhánh của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng quang hợp và tích lũy chất khô, tạo năng suất hạt của cây lúa.
Theo nghiên cứu của Yoshida (1985) cho rằng: Ở các nước nhiệt đới lượng
các chất dinh dưỡng (N, P, K) cần để tạo ra 1 tấn thóc trung bình là: 20,5 kg N; 5,5
kg P2O5 và 44 kg K2O. Trên nền hối hợp 90 P2O5 + 60 K2O hiệu suất phân đạm và
năng suất lúa tăng nhanh ở các mức bón từu 40 - 120 kg N/ha.

9


Theo Koyama (1981) thì đạm là yếu tố xúc tiến quá trình đẻ nhánh của cây,
lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độ đẻ nhánh lớn nhưng lụi đi
cũng nhiều.
Theo De Datta (1984) cho rằng: Đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa có tưới.
Như vậy để tăng năng suất của lúa nước cần tạo điều kiện cho lúa hút đạm tối đa
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm bón.
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair và Horie (1989): Hiệu suất bón đạm
cho lúa rất khác nhau: 1 kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc. Sự tích lũy đạm ở các cơ
quan trên mặt đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỹ trỗ mà cịn được tích lũy ở
các giai đoạn tiếp theo của cây.

2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về lượng đạm bón ở Việt Nam
Người Việt Nam xưa đã biết sử dụng phân hữu cơ trong canh tác từ rất lâu
đời như họ biết phát nương làm rẫy, chọc lỗ bỏ hạt và dùng tro để bón ruộng. Dần
dần tiến tới q trình văn minh hơn họ đã biết trồng lúa nước và tận dụng phân bón
như phân gia súc, gia cầm, xác thực vật ủ hoai, tro bếp…để bón ruộng. Hiện nay,
bên cạnh các loại phân hữu cơ thì các loại phân vơ cơ như phân đạm, phân Supe
lân, phân Kali đem lại hiệu quả lớn trong canh tác lúa.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển và
năng suất của cây lúa, Bùi Huy Đáp (1980) cho biết: Phân hóa học cung cấp 1/3
đến 1/2 lượng phân đạm cho lúa. Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho
lúa đã không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây, nên con người đã sử dụng
phân hóa học để bón. Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng phân bón nhất định
vào các thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần khi cây lúa đứng cái.
Theo Đào Thế Tuấn (1980), thì muốn đạt năng suất 5 tấn/ha trên đất phù sa
sơng Hồng cần bón 90-120 kg N/ ha, để đạt được năng suất 7 tấn /ha cần bón 180200 kg N/ha. Với trình độ thâm canh như hiện nay thì lượng phân đạm bón tối
thích cho lúa là 120 kg/ha (Nguyễn Như Hà, 1999).
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994), khi nghiên cứu về phân bón cho thấy lượng
đạm thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là 60 kg N/ha. Đối với các
giống thâm canh cao như CK136 thì lượng đạm thích hợp từ 90 kg-120 kg N/ha.

10


Nguyễn Hữu Tề và cs. (1997): Lượng đạm cây hút ở thời kì đẻ nhánh quyết
định tới 74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, tăng
2

số bông/m , số hạt/bông nhưng khối lượng 1000 hạt ít thay đổi.
Theo các tác giả Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980), Đào Thế Tuấn
(1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): Thông thường cây lúa hút 70% tổng lượng đạm

trong giai đoạn đẻ nhánh. Đây là thời kì hút đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất,
10-15 % là hút ở giai đoạn làm đòng. Lượng còn lại là từ giai đoạn sau làm địng
đến giai đoạn chín.
Qua nhiều năm nghiên cứu, Đào Thế Tuấn (1980) đã đi đến nhận xét: Cây lúa
được bón đạm thỏa đáng vào thời kì đẻ nhánh rộ thúc đẩy lúa đẻ nhánh khỏe, hạn
chế số nhánh bị lụi đi. Ở thời kì đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai trị thúc đẩy tốc
độ ra lá, tăng tỷ lệ đạm trong lá, tăng hàm lượng chất diệp lục, tích lũy chất khơ và
cuối cùng là tăng số nhánh đẻ.
Theo tác giả Bùi Đình Dinh (1993), cây lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kì
phân hóa địng và phát triển địng thành bơng, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kì
này quyết định sản lượng: Số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt.
Theo Nguyễn Như Hà (2005), nhu cầu về đạm của cây lúa có tính chất liên
tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hàm lượng
đạm trong cây và sự tích lũy đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng
tăng rõ rệt khi tăng liều lượng đạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng đạm thì cây
trồng phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh đẻ vô hiệu, trỗ
muộn, đồng thời dễ lốp đổ và nhiễm sâu, bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại
thiếu đạm cây còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của đạm còn
phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng khác. Thông thường các giống lúa có tiềm
năng năng suất cao bao giờ cũng cần lượng đạm cao, dinh dưỡng càng đầy đủ thì
càng phát huy được tiềm năng năng suất.
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994), sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang
hợp, hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp
không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hơ
hấp 10 lần cho nên vai trị của đạm làm tăng tích lũy chất khơ.
Phạm Văn Cường và cs. (2005) cho biết khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số
diện tích lá (LAI), trọng lượng chất khơ (DM) và tốc độ sinh trưởng của cây trồng
(Crop growth rate - CGR) của lúa lai vượt trội so với lúa thuần, đặc biệt ở

11



giai đoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống lúa đều tăng, tuy nhiên năng suất
của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Năng suất hạt của các giống lúa
thí nghiệm ở các mức phân bón có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với LAI và
2

CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, số bông/m và số hạt/bông.
Theo Nguyễn Như Hà (2005), ảnh hưởng của mật độ cấy và ảnh hưởng của
liều lượng đạm tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho thấy: tăng
liều lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu.
Cây lúa bất kỳ được trồng trên cạn hay dưới nước muốn có năng suất cao đều
cần một lượng dinh dưỡng lớn. Theo tổng kết của Mai Văn Quyền (2002), trên 60
thí nghiệm thực tiễn khác nhau ở 40 nước có khí hậu khác nhau cho thấy: nếu đạt
năng suất lúa 3 tấn thóc/ha, thì lấy đi hết 50 kg N, 26 kg P 2O5, 80 kg K2O, 10 kg
Ca, 6 kg Mg, 5 kg S. Nếu ruộng lúa đạt năng suất 6 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng
của cây lúa lấy đi là 100 kg N, 50 kg P 2O5, 160 kg K2O, 19 kg Ca, 12 kg Mg, 10
kg S. Trung bình cứ tạo 1 tấn thóc cây lúa lấy đi hết 17 kg N, 8 kg P 2O5, 27 kg
K2O, 3 kg Ca, 2 kg Mg, 1,7 kg S.
Như vậy, các nghiên cứu về sử dụng phân đạm vẫn cần được tiếp tục nghiên
cứu cho từng giống lúa, các điều kiện thổ nhưỡng khí hậu và tập quán canh tác.
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ CẤY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.3.1. Những nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ là biện pháp kĩ thuật quan trọng đặc biệt với cây lúa, các giống lúa
địa phương chủ yếu là những giống ít chịu thâm canh, thường yêu cầu mật độ cấy
dày hơn so với lúa lai. Quan hệ giữa năng suất và mật độ cấy là quan hệ chặt chẽ
với nhau nếu mật độ tăng thì năng suất lúc đầu cũng tăng. Nhưng khi tiếp tục tăng
mật độ lên quá lớn năng suất sẽ giảm đi.
Theo Yosida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả

năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định: với lúa cấy khoảng cách thích hợp cho lúa
đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ (20 x 20) cm đến (30 x 30) cm. Theo ông việc
2

đẻ nhánh chỉ diễn ra ở mật độ 300 cây/m . Năng suất hạt tăng khi mật độ tăng từ
2

182 đến 242 dảnh/m . Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ, nhưng

lại giảm số lượng hạt/bơng. Khi tiến hành thí nghiệm với các giống lúa

12


khác nhau qua nhiều năm Yoshida đã kết luận: trong phạm vi khoảng cách cấy (10
x 10) cm đến (50 x 50) cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng tới năng suất.
Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của mật độ trong cấu trúc quần thể
ruộng lúa. Quần thể ruộng lúa được bố trí với mật độ thích hợp tức là quần thể
ruộng lúa đó phải đảm bảo những chỉ tiêu nhất định về độ thơng gió, thấu quang
trong suốt thời kỳ sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ
thích hợp cịn hạn chế được quá trình đẻ nhánh lai rai, hạn chế được thời gian đẻ
nhánh vô hiệu, hạn chế được cỏ dại, tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng, nước và
ánh sáng và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
Theo Sasato (1996) thì cho rằng: Trong điều kiện dễ canh tác, cây lúa sinh
trưởng thuận lợi nên cấy với mật độ thưa. Vùng lạnh nên cấy dày hơn vùng nóng
ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn lúa
gieo sớm.
Cấy càng dày thì khả năng quang hợp càng lớn vào thời kì đầu của quá trình
sinh trưởng. Mặt khác, cường độ quang hợp tăng lên tỷ lệ thuận với tăng diện tích
lá, vì vậy sự dự trữ chất đồng hóa trong cây bị thiếu hụt, tỷ lệ đậu bị giảm, đổ bệnh

dễ xảy ra.
Matsuo (1997) cho rằng: ở mức đạm thấp thì khoảng cách hẹp tốt hơn mức
đạm cao. Ở những khoảng cách hẹp với mức đạm cao, sự cạnh tranh ánh sáng xảy
ra sớm hơn đạm trong q trình sinh trưởng. Từ đó cho thấy ánh sáng chứ không
phải đạm hạn chế năng suất lúa. Tuy vậy ở khoảng cách hẹp kết hợp với bón nhiều
đạm sự che cớm càng sớm, mức độ ảnh hưởng tới năng suất càng nhiều có thể cải
thiện tình hình này bằng cách cấy thưa hơn. Như vậy mối tương quan giữa mật độ
cấy và lượng phân đạm bón là vơ cùng chặt chẽ.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cường và cs. (2005) cho thấy: khi tăng
mật độ cấy thì số nhánh/khóm của lúa lai giảm mạnh hơn so với lúa thuần, đặc biệt
ở giai đoạn sau cấy 2 - 4 tuần và ở giai đoạn 4 - 6 tuần thì ngược lại. Điều này có
thể do thời gian sinh trưởng của giống lúa lai ngắn hơn hoặc do ưu thế lai về khả
năng đẻ nhánh sớm của lúa lai nên cấy dầy sẽ hạn chế khả năng đẻ nhánh.
2.3.2 Những nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006): Mật độ là số cây, số khóm được trồng
2

cấy/đơn vị diện tích. Với lúa cấy thì mật độ được đo bằng khóm/m , cịn với lúa
2

gieo thẳng thì đo bằng số hạt mọc/m .
13


*Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa. Khả năng đẻ nhánh của cây
lúa phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền của giống nhưng cũng ln bị ảnh
hưởng rõ rệt bởi các điều kiện ngoại cảnh như: tuổi mạ, nhiệt độ… Một đặc điểm
nổi bật của quần thể lúa là khả năng tự điều tiết mật độ trong q trình sinh trưởng,
phát triển nhờ đặc tính đẻ nhánh. Vì vậy, mật độ gieo cấy ban đầu là yếu tố tác

động mạnh đến đặc điểm đẻ nhánh của cây lúa. Số nhánh đẻ nhiều hay ít là tiền đề
cho việc hình thành bơng và năng suất của quần thể.
Theo Bùi Huy Đáp (1980) thì đối với cây lúa, số lượng tuyệt đối các nhánh
thay đổi nhiều qua các mức mật độ, nhưng tỷ lệ nhánh có ích thì khơng thay đổi
nhiều qua các mức mật độ. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa khơng phải
nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng
và số lá nhất định mới hình thành bơng.
Theo Đinh Văn Lữ (1978): Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào
điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng. Thời gian và số lượng nhánh đẻ cũng cần hạn chế
để tránh tình trạng cây lúa đẻ kéo dài, ruộng lúa không đều, bông to bông nhỏ, chín
trước chín sau. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thường 20 - 25 ngày
nên cần có biện pháp kỹ thuật cho cây lúa cấy bén chân nhanh, bón phân, làm cỏ
sục bùn có tác dụng để lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung. Trong điều kiện sản xuất,
số bơng/đơn vị diện tích có tác dụng quyết định đến năng suất khá nhiều. Số
bơng/đơn vị diện tích lại phụ thuộc vào mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh. Đất tốt
đầy đủ phân bón cây lúa đẻ nhánh nhiều hơn nhưng nếu đất xấu cịn thiếu phân
bón nên cấy dày để tranh thủ số cây trên đơn vị diện tích. Nhánh đẻ càng sớm cây
càng khoẻ, bơng càng to, năng suất càng cao.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006): Các nhánh được sinh ra sớm lớn lên thành
bông hữu hiệu, các nhánh đẻ sớm cho bông to, nhánh đẻ muộn cho bơng nhỏ. Để
có nhánh to cần thâm canh mạ để cây mạ có thể đẻ sớm ngay trên ruộng mạ. Muốn
có một khóm lúa tốt ít nhánh vơ hiệu thì chỉ nên để cây mạ hoặc cây lúa đẻ đến
nhánh thứ 3 (với giống ngắn ngày) hoặc nhánh thứ 4 (với giống trung ngày và dài
ngày).
Theo Nguyễn Như Hà (1999): Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của
2

1 khóm giảm. So sánh số dảnh cấy/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m và mật
2


độ cấy dày 85 khóm/m thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy
thưa lớn hơn 0,9 dảnh - 14,8% ở vụ Xuân.

14


Theo Trương Đích (1999), mật độ cấy cịn phụ thuộc vào mùa vụ và giống:
2

vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45 - 50 khóm/m nhưng
2

vụ mùa cấy từ 55 - 60 khóm/m .
Mật độ cấy liên quan đến diện tích dinh dưỡng của cây. Nhận xét về mối
quan hệ giữa diện tích dinh dưỡng và sự đẻ nhánh, Bùi Huy Đáp (1970) cho rằng:
sự đẻ nhánh của cây lúa có quan hệ chặt chẽ với diện tích dinh dưỡng. Nếu diện
tích dinh dưỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài. Ngược lại, nếu diện tích
dinh dưỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dày ở mật độ cao lúa
sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần.
*Mối quan hệ giữa mật độ và chỉ số diện tích lá
Lá là cơ quan quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ sau đó vận chuyển tới
các bộ phận khác để ni cây và tích luỹ trong hạt sau này. Vì vậy nó ảnh hưởng
trực tiếp tới năng suất và chất lượng hạt khi thu hoạch. Ba lá cuối cùng là lá địng,
lá cơng năng và lá thứ ba có vai trị rất lớn tới năng suất lúa trong đó lá địng có vai
trị quyết định nhất.
Tốc độ ra lá và kích thước lá địng phản ánh sinh trưởng phát triển của cây
lúa và phụ thuộc vào nhiều điều kiện dinh dưỡng, mật độ cấy và điều kiện khí hậu.
Dù cấy với mật độ nào, thưa hay dầy thì đều đạt tới số lá cuối cùng đặc trưng của
giống và hồn thành vịng đời của nó. Tuy nhiên mật độ lại có ảnh hưởng tương
đối mạnh tới chỉ số diện tích lá, chiều dài chiều rộng lá địng, lá công năng và lá

thứ ba.
Theo Bùi Huy Đáp (1980) cho thấy: Để điều khiển sự phát triển của chỉ số
diện tích lá có thể sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như gieo cấy với mật độ vừa
phải, ở đất xấu ít bón phân thì cấy dày với số dảnh ban đầu cao. Cịn ở đất tốt bón
nhiều phân thì cấy thưa hơn để thúc đẩy đẻ nhánh.
*Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa
Mối quan hệ giữa mật độ gieo cấy và năng suất lúa là một vấn đề đã được rất
nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung các kết
luận đều đi đến thống nhất rằng: Mật độ cấy có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với
năng suất lúa. Nếu tăng mật độ đến một mức độ nhất định nào đó (tuỳ giống) thì
có thể làm tăng năng suất, vượt qua giới hạn đó năng suất sẽ khơng tăng thêm nữa
thậm chí cịn giảm đi.

15


Tuy nhiên, có một số người lại cho rằng, dù cấy dày hay cấy thưa cũng ít ảnh
hưởng tới năng suất lúa, vì mật độ cấy tuy có ảnh hưởng đến số bơng/đơn vị diện
tích nhưng nếu số bơng nhiều thì số hạt/bơng ít và ngược lại, nên cuối cùng số
hạt/đơn vị diện tích vẫn khơng thay đổi.
Theo Đào Thế Tuấn (1980) khi nghiên cứu về mật độ, khoảng cách cấy của
các ruộng lúa năng suất cao đã có kết luận: Mật độ là một trong những biện pháp
ảnh hưởng đến năng suất lúa, vì mật độ cấy quyết định diện tích lá và sự cấu tạo
quần thể đến chế độ ánh sáng và sự tích luỹ chất khơ của ruộng lúa mạnh mẽ nhất.
Quan hệ giữa số dảnh cấy và số bơng/đơn vị diện tích do khả năng tự điều
tiết của quần thể quyết định. Chẳng hạn lúc ruộng lúa cấy quá thưa thì các cá thể
đẻ nhánh mạnh làm tăng số bơng/đơn vị diện tích đến số bơng tối ưu nhất. Trái lại,
nếu cấy quá dày thì số dảnh bị lụi đi để đảm bảo số bông gần với số bông tối ưu
nhất. Tuy vậy khả năng tự điều tiết của quần thể ruộng lúa chỉ có giới hạn: Cấy
thưa quá vẫn không thể đảm bảo số bông cần thiết và cấy dày q số bơng vẫn có

thể cao hơn số bông cần thiết nên năng suất trong cả hai trường hợp này đều thấp
hơn mật độ cấy vừa phải. Nói chung cùng một số dảnh trên đơn vị diện tích nếu
cấy nhiều khóm và mỗi khóm ít dảnh năng suất cao hơn là cấy ít khóm mà mỗi
khóm nhiều dảnh.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2006): Trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng
cao (cấy dày) thì số bơng càng nhiều song số hạt/bơng càng ít (bơng bé). Tốc độ
giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ vì thế cấy dày quá sẽ làm cho
năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu gieo cấy với mật độ quá thưa đối với
các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc khơng thể đạt được số
bơng tối ưu. Các thí nghiệm về mật độ thực hiện ở giống Bác Ưu 64 cho thấy: ở
2

2

mật độ 35 khóm/m đạt được 320 bơng/m và số hạt trung bình một bơng đạt 130
2

2

hạt/bơng. Khi tăng mật độ lên 70 khóm/m thì cũng chỉ đạt 400 bơng/m khi đó số
hạt trung bình một bơng giảm cịn 73 hạt/bơng. Như vậy tăng mật độ lên 2 lần (35
2

2

khóm/m lên 70 khóm/m ) cũng chỉ tăng 1,25 lần số bơng cịn số hạt/bơng giảm
tới 1,78 lần (130 hạt/bơng giảm cịn 78 hạt/bơng).
Theo Đinh Văn Lữ và cs. (1976) kết luận: Mật độ gieo cấy có liên quan đến
kết cấu quần thể ruộng lúa, mà quần thể ruộng lúa thích hợp hay không sẽ cho
năng suất cao hay thấp. Mật độ gieo cấy quyết định số bơng/đơn vị diện tích mà


16


×