Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.6 KB, 157 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HƯỜNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC
TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.
Quyền Đình Hà, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Đồng thời, tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo trong Bộ môn Phát
triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Lao động - Thương binh xã hội thành phố Hà Nội,
phòng Lao động thương binh - xã hội huyện Đơng Anh, phịng Thống kê huyện Đông
Anh, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ, Trường Cao đẳng Việt Hàn, Trường Trung
cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Cơ khí I-Hà Nội, Trung tâm
Giáo dục thường xuyên Đông Anh, UBND huyện Đơng Anh cùng các cấp ủy Đảng,
Chính quyền, Ban, Ngành và các thành phần lao động, người học nghề trên địa bàn
huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hường

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ, hình ảnh....................................................................................................... ix
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Danh mục hộp ý kiến............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis astract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.5.


Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................................... 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 6

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế
xã hội.......................................................................................................................... 13

2.1.3.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục dạy nghề ........................... 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các trường
dạy nghề..................................................................................................................... 27

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 32


2.2.1.

Những chủ trương chính sách về phát triển nguồn nhân lực ............................. 32

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển nguồn nhân

lực trong lĩnh vực giáo dục..................................................................................... 34
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực trong các trường dạy nghề
trên địa bàn huyện Đông Anh................................................................................. 36

iii


2.2.4.

Cơng trình nghiên cứu có liên quan....................................................................... 37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội........................................................................... 39


3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế..................................................................................... 45

3.1.3.

Tình hình nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện
Đông Anh

49

3.1.4.

Đánh giá chung.......................................................................................................... 50

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu:.............................................................. 53

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................. 53

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin................................................................................... 56


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài................................................................... 58

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 60
4.1.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa
bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

4.1.1.

60

Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển
nguồn nhân lực 60

4.1.2.

Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
huyện Đông Anh

4.1.3.

Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại các trường
nghề trên địa bàn huyện Đông Anh

4.1.4.


61
63

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa
bạn huyện Đông Anh 70

4.1.5.

Thực trạng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nguồn nhân lực trong các
trường dạy nghề

79

4.1.6.

Thực trạng thể lực của nguồn nhân lực................................................................. 81

4.1.7.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác phát triển nguồn nhân
lực trong các trường dạy nghề trên địa bàn huyện

4.2.

82

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy
nghề trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 86

4.2.1.


Nhóm yếu tố bên trong:........................................................................................... 86

iv


4.2.2.

Yếu tố bên ngồi....................................................................................................... 87

4.2.3.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) .......................89

4.3.

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên
địa bàn huyện đông anh, thành phố Hà Nội

4.3.1.

93

Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa
bàn huyện Đông Anh 93

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên
địa bàn huyện Đông Anh


95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 110
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 111

Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................... 113
Phụ lục..................................................................................................................................... 119

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt



Cao đẳng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

ĐTN

Đào tạo nghề

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN - CCN

Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NNL


Nguồn nhân lực

TBXH

Thương binh xã hội

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế (ISCED) ...................................... 10
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017 ........43
Bảng 3.2. Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn (2015- 2017) ...............45
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2017
46
Bảng 3.4. Thống kê số lượng giảng viên tại các trường dạy nghề trên địa bàn
huyện Đông Anh giai đoạn 2015 – 2017......................................................... 49

Bảng 3.5. Đối tượng thu thập thông tin............................................................................... 55
Bảng 3.6. Ma trận SWOT...................................................................................................... 58
Bảng 4.1. Số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề
trên địa bàn huyện Đông Anh............................................................................ 62
Bảng 4.2. Số lượng nguồn nhân lực tại các cơ sở đào nghề trên địa bàn huyện
Đông Anh 2015-2017.......................................................................................... 63
Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của các trường dạy nghề ...................... 64
Bảng 4.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính của các trường dạy nghề ...................65
Bảng 4.5. Phân loại nguồn nhân lực theo trình độ............................................................. 66
Bảng 4.6. Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ nguồn nhân lực dạy nghề
huyện Đông Anh.................................................................................................. 68
Bảng 4.7. Thực trạng công tác quy hoạch nguồn nhân lực trong các trường dạy
nghề trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay.................................................. 71
Bảng 4.8. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các trường dạy
nghề của huyện Đông Anh qua 3 năm 2015 – 2017...................................... 72
Bảng 4.9. Kê hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực trong các trường
dạy nghề huyện Đông Anh qua 3 năm............................................................. 75
Bảng 4.10. Quy mô đào tạo phân theo nội dung đào tạo................................................... 76
Bảng 4.11. Quy mô đào tạo phân theo phương pháp đào tạo ........................................... 77
Bảng 4.12. Số lượng nguồn nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 -2017 ....78
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra cuối khóa học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
của huyện Đơng Anh giai đoạn 2015 – 2017.................................................. 79
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nguồn nhân lực
trong các trường dạy nghề giai đoạn từ 2015-2017....................................... 80

vii


Bảng 4.15 Kết quả khám sức khỏe (thể lực) định kỳ cho nguồn nhân lực tại các
trường nghề các năm (2015-2017)


81

Bảng 4.16. Đánh giá của của cán bộ quản lý các phòng ban, giáo viên giảng dạy ở
các trường dạy nghề về chương trình, đối tượng, hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực tại các trường nghề trên địa bàn huyện Đông Anh

82

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ huyện, cán bộ trường về chất lượng nguồn nhân
lực tại các trường nghề sau đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

84

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ huyện, cán bộ trường về chất lượng nguồn nhân
lực trong các trường dạy nghề sau đào tạo, bồi dưỡng 85
Bảng 4.19. Đánh giá của sinh viên về chất lượng nguồn nhân lực trong các trường
dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh

85

Bảng 4.20. Ma trận SWOT..................................................................................................... 92

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp
năm 2014


11

Sơ đồ 2.1. Quá trình đào tào và bồi dưỡng nhân lực.......................................................... 23

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1

Bản đồ hành chính Hà Nội – Đơng Anh........................................................... 39

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1.

Bất lợi trong đào tạo do tuổi tác, kinh nghiệm nghề nghiệp của nguồn
nhân lực

87

Hộp 4.2.

Điểm yếu trong công tác bố trí cán bộ.............................................................. 87

Hộp 4.3.

Điểm yếu trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên .............88

Hộp 4.4.

Điểm yếu trong cơ chế chính sách đối với nguồn nhân lực dạy nghề .........88

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Hường
Tên luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
trong bối cảnh phát triển hội nhập với nền kinh tế trong khu vực của thành phố.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp phân tổ, phương
pháp mô tả, phương pháp phân tích ma trận SWOT và phương pháp phỏng vấn người
nắm giữ thông tin KIP nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Luận văn đã tiến hành điều tra khảo sát nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực
trong các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đơng Anh gồm có 5 trường dạy nghề
trên địa bàn. Tổng số người điều tra khảo sát là 290 người, trong đó có 160 người là
cán bộ, giáo viên các trường dạy nghề; 15 người là lãnh đạo trường nghề và cán bộ
lãnh đạo huyện và 120 người là người học nghề để thấy được những đánh giá chung
nhất về phát triển nguồn nhân lực, bối cảnh, chính sách, yếu tố ảnh hưởng, những đề
xuất và mong muốn của địa phương nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các trường
dạy nghề có chất lượng cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Kết quả chính và kết luận
Nội dung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực làm việc trong các

trường dạy nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các trường
dạy nghề và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho các trường dạy nghề
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Luận văn chỉ ra thực trạng của phát triển nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề
trên địa bàn về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, về chất lượng nguồn nhân lực theo trình
độ đào tạo của nguồn nhân lực từ đó có giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực:
(1) Về số lượng nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn có xu
hướng tăng rõ rệt nhất là giai đoạn 2015- 2017 tăng bình quân là 22,17%.
(2) Nguồn nhân lực cơ cấu theo độ tuổi cho thấy nguồn nhân lực có độ tuổi từ 40

x


trở xuống chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể năm 2017 nguồn nhân lực dưới 30 tuổi
chiếm 27,4%, nguồn nhân lực 30-40 tuổi chiếm 50,5% còn lại là 23,4% là nhân lực
trên 40 tuổi. Đây là nguồn lực trẻ và đã có kinh nghiệm giảng dạy khá cao.
(3) Cơ cấu theo giới tính của các trường dạy nghề trên địa bàn cho thấy thấy tỷ

lệ GV nam và nữ chênh lệch rất lớn; tỷ lệ GV nữ chiếm 66,88% trong các trường dạy
nghề. Sự chênh lệch lớn sẽ là một hạn chế bởi nhân lực là nữ do bị chi phối nhiều vì
cơng việc gia đình, tâm lý an phận nên điều kiện và nhu cầu đi học nâng cao trình độ
chiếm tỷ lệ thấp.
(4) Cơ cấu theo trình độ đào tạo của nguồn nhân lực: nguồn nhân lực trong các

trường dạy nghề trên địa bàn huyện có trình độ là Đại học là chủ yếu chiếm 50%,trên
đại học chiếm 28,34%, cịn lại là Cao đẳng, một số ít nhân viên có trình độ trung cấp
và lao động phổ thơng.
(5) Trình độ ngoại ngữ, tin học nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề còn

thấp năm 2015 đạt 51,23% đến năm 2017 cán bộ cơng chức có chứng chỉ ngoại ngữ

đạt 68,77%. Tỷ lệ nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề biết ngoại ngữ thấp
nguyên do chính bản thân nguồn nhân lực chưa chú trọng đến vấn đề này, việc học
ngoại ngữ chỉ mang tính hình thức, đối phó không thiết thực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề
trên địa bàn huyện Đơng Anh như: Các chế độ, chính sách về thu nhập về cơ sở vật
chất, Yếu tố về việc quy hoạch cán bộ, bố trí và sử dụng ngn nhân lực, Yếu tố việc
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, yếu tố về tinh thần học và tự học, yếu tố về sự
phát triển của công nghệ và hội nhập quốc tế.
Về các giải pháp, luận án đề xuất tập trung vào một số nội dung chính sau:
(1) Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực theo Đề án vị trí việc làm phù hợp với
định hướng phát triển một số cơ sở dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

(trường chất lượng cao): Quy hoạch về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu
(2) Lập kế hoạch tuyển dụng, điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển dụng nguồn nhân lực
trong các trường dạy nghề theo vị trí việc làm
(3) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn thực hiện cơng việc, tiêu
chuẩn vị trí việc làm, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc
(4) Chính sách, chế độ đãi ngộ tạo động lực cho nguồn nhân lực
(5) Đảm bảo điều kiện làm việc cho nguồn nhân lực.

xi


THESIS ASTRACT
Author: Nguyen Thu Huong
Thesis title: Development of human resources at vocational schools in Dong Anh
district, Hanoi
Major : Economic Management

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The purpose of the thesis is to study the situation and propose solutions to
develop human resources in vocational schools in Dong Anh district, Hanoi in the
context of integrating development with the economy in area of the city.
Materials and Methods
The thesis uses a combination of methodologies such as disaggregation
method, descriptive method, SWOT matrix analysis method, and KIP interviewer
methodology to achieve the objectives of the research.
The thesis has conducted surveys, research and development of human resources
in vocational schools in the area of Dong Anh district including 5 vocational schools in the
area. The total number of respondents is 290, of which 160 are officials and teachers of
vocational schools; 15 are leaders of vocational schools and district leaders, and 120 are
trainees to find the most common assessments of human resource development, context,
policy, influencing factors, recommendations and The desire of local people to develop
human resources in vocational schools is of higher quality to meet the needs of society.

Main findings and conclusions
Content analyses the situation of human resources development in vocational
schools, factors affecting the development of human resources of vocational schools and
solutions to develop human resources for vocational schools. in Dong Anh district, Hanoi.
Thesis shows the current status of human resources development in vocational schools in
the area in terms of quantity, structure of human resources, quality of human resources
according to the level of human resources training. To develop human resources:
(1) The number of human resources at vocational schools in the area tends to
increase markedly in the period 2015 - 2017 increased by 22.17% on average.
(2) Human resources structure by age shows that the human resources age 40 and
below make up the major proportion. Human resources under 30 years old accounted for
27.4%, human resources 30-40 years old accounted for 50.5% and 23.4%


xii


human resources over 40 years old. This is a young resource and has quite a lot of
teaching experience.
(3) The gender structure of vocational schools in the area shows that the rate of

male and female teachers is very large; The proportion of female teachers is 66.88% in
vocational schools. Large disparities will be a limitation by manpower due to the fact
that women are dominated by family work and psychology, so the condition and
demand for higher education are low.
(4) Structure based on training level of human resources: human resources in

vocational schools in the district with university degree is mainly accounted for 50%,
higher education accounted for 28.34%, the rest College, a few employees have
intermediate level and general workers.
(5) The level of foreign language and computer skills in vocational schools is still
low in 2015 reaching 51.23% by 2017, cadres and civil servants with foreign language
certificates achieved 68.77%. The rate of human resources in vocational schools is low in
language due to the fact that human resources have not paid much attention to this issue;
the learning of foreign languages is only formal and not practical.

Factors influencing the development of human resources in vocational schools
in Dong Anh district such as the regimes and policies on incomes in material facilities,
factors on cadre planning, layout and the use of human resources, factors of training,
human resource development, psychological factors and self-study, factors of
technological development and international integration.
Regarding solutions, the proposed dissertation focuses on the following main
contents:

(1) To plan and develop human resources under the scheme on employment
positions in line with the orientations for development of a number of advanced

vocational training establishments in the region (high-quality schools): Quantity
planning, quality, structure.
(2) Establish recruitment plans, adjust recruitment standards for human
resources in vocational schools according to employment status.
(3) Training and retraining of human resources according to the standards of
job performance, job placement standards, raising moral qualities, working style.
(4) Policies and incentives to motivate human resources.
(5) Ensure working conditions for human resources.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn nhân lực là chủ thể của mọi hoạt động, chính vì vậy nhân tố này đóng
một vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đứng trước xu thế
hội nhập, tồn cầu hóa, nền kinh tế thị trường phát triển một cách nhanh chóng,
khơng chỉ là nền kinh tế đơn thuần mà nó đã phát triển và chuyển biến thành nền
kinh tế tri thức, việc xây dựng, phát triển, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực để
đạt hiệu quả, luôn luôn là một câu hỏi chính đặt ra đối với tất cả các quốc gia, các
nền kinh tế nói chung và các tổ chức hoạt động kinh tế nói riêng.
Kế thừa và phát huy tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí minh, Đảng, Nhà nước ta
đã ln coi trọng xây dựng và có chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong từng
thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm
2011 đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, Đảng ta đã xác định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực

chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc
dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).
Như vậy, để thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, căn bản toàn diện giáo
dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 đã đưa ra: Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” cũng nêu rõ: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế địi hỏi phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục
của Nhà nước còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ
nặng về thách thức lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo.
Bậc giáo dục nghề nghiệp có vai trị quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam. Hiện nay toàn hệ thống có 1.989 cơ sở GDNN, gồm 409 trường cao
đẳng (trong đó có 190 trường CĐN, 219 trường cao đẳng), 583

1


trường trung cấp (trong đó 280 trường TCN, 303 trường trung cấp) và 997 trung
tâm giáo dục nghề nghiệp (Viện khoa học dạy nghề, 2016). Theo đó nguồn nhân
lực phục vụ cho giáo dục nghề nghiệp mang tính đặc thù riêng và có vai trị quyết
định chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Giáo viên ở trường dạy nghề có
nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo
thế hệ trẻ thành những người lao động vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật cao.
Nhưng trong thực tế hiện nay nguồn nhân lực phục vụ trong giáo dục nghề nghiệp
đã tăng cả về số lượng, chất lượng và tính đa dạng tuy nhiên còn nhiều bấp cập,
chất lượng còn chưa cao so với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu

chưa cân đối, cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực cịn chưa phù hợp, chưa
thỏa đáng, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực còn thấp. Từ những vấn đề
trên việc phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục dạy nghề đang đặt ra vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết.
Đơng Anh là một huyện ngoại thành phía Đơng Bắc của thủ đơ Hà Nội, là
nơi hình thành các khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn Hà Nội như: khu công
nghiệp Nội Bài; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Bắc Thăng Long;
cụm khu công nghiệp Nguyên Khê. Đến nay, công tác đào tạo nghề ở huyện Đông
Anh đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. Đào
tạo từng bước chuyển từ hướng cung sang hướng cầu gắn với dự báo nguồn nhân
lực, dự báo việc làm, yêu cầu của doanh nghiệp. Song, trên thực tế vẫn tồn tại
khơng ít khó khăn như năng lực của một số cơ sở dạy nghề của huyện còn thấp do
mới thành lập nên chất lượng đào tạo chưa cao, đội ngũ giáo viên có năng lực và
kinh nghiêm nghề nghiệp cịn thiếu, trình độ giáo viên không đồng đều, khả năng
nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng vẫn còn ở mức độ thấp; Cơ
cấu nguồn lực chưa đồng bộ với cơ sở vật chất nên chưa tạo ra sức hút lớn cho
người lao động. Thực tế đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về việc cần phải đổi
mới cơ bản toàn diện, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt cuộc
cách mạng công ngiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đào tạo nghề
trên địa bàn.
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới và hòa nhập hệ thống đào tạo quốc tế nhằm tạo
ra các thế hệ kỹ sư lành nghề thì việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
và đội ngũ cán bộ giảng dạy, giỏi về kiến thức chuyên mơn nghiệp vụ, ổn định về
chính trị, cơ cấu tổ chức đào tạo, gắn bó với nghề, với trường trước biến động của
cơ chế thị trường.

2


Hơn nữa, trong những năm gần đây chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát

triển nguồn nhân lực dạy nghề trên địa bàn huyện.Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra
các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề trên địa
bàn phải đặt trên cơ sở phân tích thế mạnh và những điểm yếu của nó, để từ đó có
những chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh, đồng thời cần có những giải
pháp tích cực, hạn chế những mặt yếu kém. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại các Trường Dạy nghề trên địa
bàn huyện Đông Anh trong vấn đề hội nhập” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc
sĩ kinh tế của mình.
Để giải quyết được những vấn đề này cần phải trả lời các câu hỏi như sau:
(1) Phát triển nguồn nhân lực là gì? Nội dung phát triển nguồn nhân lực

gồm có những nội dung nào? Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở
đào tạo diễn ra như thế nào? Bài học nào là kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân
lực cho các Trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh?
(2) Thực trạng phát triển nguồn lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện

Đông Anh diễn ra như thế nào? Những điểm đạt được và những hạn chế là gì?
(3) Các chính sách phát triển nguồn nhân lực dạy nghề trên địa bàn huyện

Đông Anh gồm có những chính sách nào?
(4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tại các trường dạy

nghề trên địa bàn huyện Đông Anh?
(5) Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các

trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh trong những năm tới?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy
nghề trên địa bàn huyện Đơng Anh; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển ổn

định nguồn lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận và thực tiễn về phát

triển nguồn nhân lực;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển nguồn lực tại các trường dạy nghề trên

địa bàn huyện Đông Anh;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tại các trường

3


dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh;
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ổn định nguồn lực tại

các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực trong
các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
Khách thể nghiên cứu: Các chủ trương chính sách liên quan đễn phát triển
nguồn nhân lực trong giáo dục nghề nghiệp, các chương trình, dự án trọng điểm để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Chủ thể nghiên cứu: Bao gồm: đội ngũ những người làm công tác giảng dạy,
cán bộ quản lý (gọi chung là cán bộ viên chức theo Thông tư 36/2014/TTLTBGDĐT-BNV) tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực được nghiên cứu

tập trung vào các điểm chủ yếu như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung và các

yếu tố ảnh hưởng, bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực.
- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường nghề của huyện Đông

Anh được nghiên cứu theo khía cạnh chủ yếu như: Phần yếu tố ảnh hưởng tập
trung vào một số trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
- Giải pháp phát triển nguồn lực tại các trường nghề ở Đông Anh tập trung

vào một số giải pháp chủ yếu trên cơ sở đánh giá thực trạng và nguồn lực cụ thể
của huyện Đông Anh
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu công tác phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài:
- Số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu trong 3 năm 2015, 2016, 2017
- Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2018

Thời gian thực hiện đề tài: 5/2017-5/2018

4


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi thực hiện nghiên cứu, đề tài đã đóng góp những luận cứ khoa học
mang tính lý luận, thực tiễn về cơng tác phát triển nguồn nhân lực.
Trên cơ sở đánh giá được thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường
dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp
nhằm phát triển ổn định nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề. Từ đó, cung cấp
cho các nhà quản lý hồn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển ổn định nguồn
nhân lực cho hệ thống giáo dục dạy nghề phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa và hội nhập quốc tế.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Thuật ngữ phát triển theo Nguyễn Văn Tài và Phạm Văn Sinh (2014) phát
triển là quá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chất cũ
đến chất mới ở trình độ cao hơn. Lý luận phép biện chứng duy vật đã khẳng đinh:
Mọi sự vật hiện tượng không chỉ tăng lên hay giảm đi về số lượng mà cơ bản
chúng luôn biến đổi, chuyển hoá sự vật từ hiện tượng này đến sự vật hiện tượng
khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá
trình phát triển tiến lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là sự liên hệ tác
động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái
cách thức của sự phát triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi
chuyển hoá về chất và ngược lại. Con đường, xu hướng của sự phát triển không
theo đường thẳng, cũng không theo đường trịn khép kín mà theo đường xoay ốc
tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao, từ kém hồn thiện đến ngày càng hồn thiện hơn.
Theo Viện Ngơn ngữ học (2008) “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến
đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản
đến phức tạp”.
Như vậy trong nghiên cứu này sẽ này khái niệm phát triển được hiểu như sau:
Phát triển là tăng trưởng tiến lên, biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về lượng lẫn chất,
cả về thời gian và không gian của sự vật, hiện tượng và con người trong xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực

Theo cách hiểu thông thường, nguồn nhân lực là nguồn lực con người của
một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định đang và có khả
năng tham gia vào q trình phát triển xã hội.
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) thì: “Nguồn nhân lực là
nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã
hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất
định”. “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân

6


cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được
thể hiện thơng qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất
lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội”
Theo tác giả Nguyễn Trọng Điều (1997) nguồn nhân lực được hiểu như khái
niệm "nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực
thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu lao động. Bộ phận của
nguồn lao động gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động trở lên có khả
năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động.
Ở các tổ chức trong thời gian qua việc tận dụng và sử dụng nguồn nhân lực

chủ yếu là về mặt thể lực cịn về, mặt trí lực vẫn cịn mới mẻ, chưa phát huy được
mặt mạnh của trí lực. Hiện nay, việc sử dụng và phát triển tiềm năng của mặt trí
lực đang ngày càng được coi trọng (Trần Thị Tuyết Mai, 1998).
Nguồn nhân lực được đề cập trong luận văn là nguồn nhân lực trong lĩnh vực
giáo dục. Đó chính là tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động làm việc
trong các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh. Đây là nguồn nhân lực
chất lượng cao, đã trải qua quá trình đào tạo, có chun mơn, kỹ thuật, và có kỹ

năng làm việc.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay trên thế giới tồn tại khá nhiều định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực.
UNESCO sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và cho rằng
nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp yêu cầu phát
triển của đất nước. Còn theo tổ chức Lao động Thế giới (2010), phát triển nguồn nhân
lực bao hàm phạm vi rộng hơn, khơng chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc
vấn đề đào tạo nói chung, mà cịn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào
làm việc có hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Liên hiệp
quốc thì nghiêng về sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, bao
gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo Đỗ Thị An Châu (2015) “phát triển nguồn nhân lực: chính là sự biến
đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ
năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ
cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực

7


chính là q trình tạo lập và sử dụng năng lực tồn diện con người vì sự tiến bộ
kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.”
Nguồn nhân lực trong giáo dục là bộ phận trọng yếu của nguồn nhân lực,
việc phát triển càng cần được đặc biệt quan tâm. Để hiểu vai trò của phát triển
nguồn nhân lực giáo dục, trước hết cần khẳng định vị trí, vai trị của nguồn nhân
lực trong phát triển KTXH. Trong phát triển nguồn nhân lực giáo dục là có sự kết
hợp giữa phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Vai trò của đội ngũ giáo viên
đã được nhắc đến rất nhiều, có thể thấy trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ giữ
nước và dựng nước, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao

cả của người thầy, Bác Hồ đã nói: “ Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế
hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?
Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù
là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những
thầy giáo tốt là những anh húng vô danh”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “
Nghề dạy học là một nghề cao quí... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc
nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khố VIII khẳng định
đội ngũ giáo viên giữ vai trị quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn
vinh (Đảng cộng sản Việt Nam, 2008).
Nghiên cứu của Đặng Bá Lãm (2012) đã khẳng định vai trò của giáo dục
đào tạo trong việc phát triển NNL. Theo đó tác giả cho rằng phát triển NNL là làm
tăng những kinh nghiệm của người lao động trong một khoảng thời gian xác định
để làm gia tăng cơ hội thể hiện năng lực thực hiện cơng việc của họ. Trong q
trình phát triển NNL về mặt chất lượng, người ta nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc
làm gia tăng 4 nhóm năng lực cơ bản của NNL đó là năng lực kỹ thuật, năng lực
kinh doanh, năng lực nhân cách và năng lực trí tuệ. Bốn nhóm cơ sở trên sẽ là cơ
sở giúp cho người lao động hình thành nên các kỹ năng cần thiết của mình. Đối
với các quốc gia có sự chậm chễ trong thay đổi phương thức giáo dục đào tạo khi
mà nền kinh tế thế giới thay đổi thường xuyên, liên tục và khoa học kỹ thuật phát
triển như vũ bão sẽ kiến cho người lao động trở lên rất thiếu và rất yếu về năng lực
kỹ thuật và năng lực trí tuệ trong khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế và phát triển
tri thức và do đó họ cũng sẽ khơng phát huy được hết năng lực trí tuệ của bản thân
vào q trình thực hiện công việc.

8


Từ những luận điểm trình bày ở trên, phát triển nguồn nhân lực trong luận
văn đề cập đến là chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo
ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất,
phát triển nguồn nhân lực chính là q trình tạo lập và sử dụng năng lực tồn diện
con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.
2.1.1.4. Phân loại nguồn nhân lực trong giáo dục
Đặc điểm của nhân lực trong lĩnh vực giáo dục được phân loại theo trình độ.
Phân loại theo bằng cấp dựa trên phân loại giáo dục; Phân loại theo nghề nghiệp;
Phân loại theo chuẩn khác (giới tính, độ tuổi, vùng miền...). Mỗi cách tiếp cận này
đều có ưu điểm và nhược điểm. Cách tiếp cận theo bằng cấp có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tổng số nhân lực và để dự báo cung/ cầu của
nhân lực giáo dục, tuy nhiên cách này làm phát sinh vấn đề đối với khả năng so
sánh, do có những khác biệt về cấp học và cơ cấu hệ thống giáo dục ở mỗi quốc
gia. Cách tiếp cận theo đặc điểm ngành nghề phản ánh được tình hình sử dụng hiện
tại của nguồn nhân lực trong các khu vực, từ đó có thể so sánh các loại hình nhân
lực trong các khu vực với nhau.( Vũ Trọng Lâm, 2004)
a, Phân loại nhân lực theo trình độ đào tạo/ bằng cấp
Theo Đỗ Thị Anh Châu (2015) bảng phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc
tế (ISCED) có thể thấy nhân lực trong lĩnh vực giáo dục được phân loại như sau:
– Nhóm nhân lực có trình độ trên đại học: là những người đã tốt nghiệp bậc
trên đại học về một lĩnh vực/ ngành….
– Nhóm nhân lực có trình độ đại học: là những người đã tốt nghiệp bậc đại
học hoặc khơng được đào tạo chính thức như trên nhưng làm một nghề trong lĩnh
vực giáo dục mà đòi hỏi trình độ trên.
– Nhóm nhân lực có trình độ dưới đại học (nhân viên): là những người có
một trong các điều kiện sau:
+ Đã tốt nghiệp bậc trung học chuyên nghiệp về một lĩnh vực giáo dục;
+ Không được đào tạo chính thức như trên nhưng làm một nghề trong lĩnh

vực giáo dục mà địi hỏi trình độ trên.


9


Bảng 2.1. Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế (ISCED)
Các chương trình, trình độ giáo dục đào tạo
theo ISCED–97
6. Bậc 2 của hệ giáo dục đại học (định hướng tới
trình độ nghiên cứu bậc cao)
5. Bậc 1 của
giáo dục đại học
(khơng đạt tới
trình độ nghiên
cứu bậc cao)

4. Đào tạo trình độ dưới đại học, cao đẳng cho
người có bằng sau trung học (THPT)

3.Chương trình bậc cao của giáo dục cơ bản hay
đạt trình độ trung học (THCS)
2.Chương trình bậc thấp của giáo dục cơ bản hay
đạt trình độ trung học (THCS)
1.Chương trình bước đầu tiên của giáo dục cơ bản
0.Chương trình bước đầu tiên của giáo dục cơ bản

Như vậy, có thể thấy nhóm nhân lực có trình độ đại học, trên đại học sẽ là
nhóm trung tâm thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo.
b) Phân loại nhân lực trong lĩnh vực giáo dục theo hệ thông giáo dục của Việt

Nam
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (Quốc hội, 2014) cấu trúc lại hệ thống

giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ thống giáo dục
nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm:
1. Trình độ sơ cấp;
2. Trình độ trung cấp;
3. Trình độ cao đẳng.


10


×