Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.41 KB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC MẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
VỆ RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH
PHÚC

Chuyên ngành :

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Nghĩa Biên


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức huyện
Tam Đảo, vườn Quốc gia Tam Đảo, Trung tâm Phát triển Lâm nơng nghiệp Vĩnh Phúc,
các đồng chí, đồng nghiệp trong Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, Hạt Kiểm lâm huyện
Tam Đảo đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Mạnh


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................ viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung......................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 3


1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
RỪNG........................................................................................................................ 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG................ 5

2.1.1.

Khái niệm về rừng.................................................................................................... 5

2.1.2.

Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng....................................................... 6


2.1.3.

Nguyên tắc của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.............................................. 8

2.1.4.

Đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng......................................................... 9

2.1.5.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng....................................................... 10

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.........................18

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG..........22

2.2.1.

Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên thế giới................................................. 22

2.2.2.

Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trong nước................................................... 24

iii



2.2.3.

Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thế giới và trong nước trong quản

lý nhà nước về bảo vệ rừng đối với huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ..........28
2.3.

NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN...................................................... 29

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 34
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................... 37

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, đối tượng

khảo sát.................................................................................................................... 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin, số liệu............................................................. 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin, số liệu........................................................... 42

3.3.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................ 43

3.3.1.

Chỉ tiêu xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về

bảo vệ rừng.............................................................................................................. 43
3.3.2.

Chỉ tiêu phòng cháy, chữa cháy rừng.................................................................. 43

3.3.3.

Chỉ tiêu tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ........................... 43

3.3.4.

Chỉ tiêu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng - Số


lượt, nội dung phối hợp trong công tác tuyên truyền, PBGDPL với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân..................................................................................... 44
3.3.5.

Chỉ tiêu xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng bảo vệ rừng............................ 44

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 45
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC..................................... 45

4.1.1.

Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ

rừng.......................................................................................................................... 47
4.1.2.

Phòng cháy và chữa cháy rừng............................................................................. 49

4.1.3.

Tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm......................................... 58

4.1.4.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng............................ 62


4.1.5.

Xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng bảo vệ rừng.......................................... 65

4.1.6.

Tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc.................................................................................. 70

iv


4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO

VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO......................................... 75
4.2.1.

Yếu tố pháp luật...................................................................................................... 75

4.2.2.

Yếu tố kinh tế.......................................................................................................... 78

4.2.3.

Yếu tố xã hội........................................................................................................... 79

4.2.4.


Yếu tố nghiệp vụ, kỹ thuật.................................................................................... 81

4.3.

ĐỀ XUẤT GIẢI CÁC PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐẢO..........83

4.3.1.

Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản
pháp luật về bảo vệ rừng....................................................................................... 83

4.3.2.

Tăng cường cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng............................................ 84

4.3.3.

Tăng cường công tác tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ....86

4.3.4.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ

rừng.......................................................................................................................... 87
4.3.5.

Chủ động trong xây dựng, đào tạo, củng cố lực lượng bảo vệ rừng ..............88


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 92
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................. 92

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 94

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ....................................................................................... 94

5.2.1.

Kiến nghị với Bộ Nơng nghiệp và PTNT........................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 95
PHỤ LỤC................................................................................................................................ 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BV&PTR


Bảo vệ và Phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MBQ

Mức bình qn

PBGDPT

Phổ biến giáo dục pháp luật

PCCCR

Phịng cháy, chữa cháy rừng

PCTT&TKCN

Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn


PTLNN

Phát triển Lâm nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Hiện trạn

Bảng 3.2.

Lao động

Bảng 3.3

Số lượng

Bảng 3.4.

Thông ti

Bảng 4.1.

Diện tích

Bảng 4.2.

Số lượng

Bảng 4.3.

Đánh giá

Bảng 4.4.

Đánh giá


Bảng 4.5.

Số vụ ch

Bảng 4.6.

Phân vùn

Bảng 4.7.

Lực lượng

Bảng 4.8.

Hạng mụ

Bảng 4.9.

Đánh giá
cơ quan

Bảng 4.10.

Các hành

Bảng 4.11.

Hoạt độn
2014-201


Bảng 4.12.

Đánh giá
pháp luật

Bảng 4.13.

Đánh giá
giáp dục

Bảng 4.14.

Đánh giá

Bảng 4.15.

Đánh giá

Bảng 4.16.

Đánh giá

Bảng 4.17.

Nhận thứ

Bảng 4.18.

Nâng cao


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc............................... 34

Hình 4.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Tam Đảo...........66

Hình 4.2.

Sơ đồ quản lý của chủ rừng nhà nước.......................................................... 67

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành .............47
Biểu đồ 4.2. Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng giai
đoạn 2014-2017

55

Biểu đồ 4.3. Diễn tập chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2017 ............................................ 56
Biểu đồ 4.4. Phương thức phát hiện hành vi vi phạm giai đoạn 2014-2017 .................59
Biểu đồ 4.5. Số vụ vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ rừng 2014-2017 .................60

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Mạnh
Tên Luận văn: "Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc"
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về bảo vệ rừng, phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn. Cụ thể:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.

Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và phân tích những
yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ rừng rừng trên địa bàn huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phát triển
ổn định, bền vững tài nguyên rừng góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.
Trên cơ sở các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, luận văn tập trung phân
tích, đánh giá một số hoạt động mà theo tác giả là quan trọng, cần thiết như: Xây
dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng; phòng cháy,
chữa cháy rừng; tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
rừng; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; xây dựng, đào tạo,
củng cổ lực lượng bảo vệ rừng, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những
phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp phân tích thống kê; phương

pháp so sánh; phương pháp chuyên gia.

ix


Kết quả chính và kết luận
Luận văn góp phần hồn thiện những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về bảo vệ rừng, qua đó rút ra được một số kinh nghiệm nhằm tăng cường quản lý
nhà nước về bảo vệ rừng như sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, nhận

thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng;
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, cơ quan chức năng, chính
quyền thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp;
- Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án, dự án

phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy
rừng. Đồng thời giao nhiệm vụ cụ thế cho các thành viên;
- Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các loại rừng;

Qua phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ
rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo giai đoạn 2014-2017, tác giả thu được kết quả sau:
- Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận và triển khai 128 văn bản quy phạm pháp
luật do Trung ương ban hành. Đồng thời xây dựng, ban hành 115 văn bản pháp luật, qua

đó truyền tải được các thơng tin chính thống, thiết yếu tới người dân, giúp họ tiếp cận với
các chính sách pháp luật, qua đó nâng cao trình độ, giúp thu nhập, cải thiện đời sống.
- Huyện Tam Đảo cơ bản đã kiện tồn lực lượng phịng cháy chữa cháy rừng

các cấp bao gồm 09 Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã
với 120 thành viên; 36 tổ, đội xung kích phịng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng với
500 thành viên; hướng dẫn Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc, vườn
Quốc gia Tam Đảo kiện toàn 02 Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng.
Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng: 01 phương án cấp huyện; 02
phương án của Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc và vườn Quốc gia
Tam Đảo; 09 phương án cấp xã. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức xác định 23 khu vực
trọng điểm hay xảy ra cháy rừng với tổng diện tích 2.965 ha; đầu tư trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy rừng, đồng thời xây dựng phương án và tổ chức diễn tập chữa
cháy rừng tối ưu với sự tham gia các cơ quan, tổ chức và người dân. Qua đó giúp kiểm
sốt và thực hiện chữa cháy rừng được chủ động, tích cực giảm số vụ cháy rừng, diện
tích cháy rừng và diện tích thiệt hại.
- Lực lượng bảo vệ rừng đã thực hiện 596 lượt tuần tra rừng; 135 cuộc thanh tra,
kiểm tra. Qua đó lực lượng bảo vệ rừng đã phát hiện 97 vụ vi phạm trong pháp luật bảo vệ
rừng, xử lý 89 vụ, 08 vụ đang trong quá trình điều tra. Việc tuần tra, thanh tra, kiểm tra là
cơ sở để xử lý, đảm bảo cơng bằng xã hội; ngồi ra kịp thời phát hiện những kẻ hở

x


trong hệ thống pháp luật bảo vệ rừng, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị với cơ quan có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý vững chắc.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng được thực
hiện thường xuyên, có tính kế thừa, phát triển. Rất nhiều hoạt động đã được thực hiện
như: mở 09 lớp tập huấn; tổ chức 403 buổi tuyên truyền; in, phát 13.000 tờ rơi; tổ chức 23
buổi tuyên truyền lưu động; 43 bài báo, phóng sự; phát thanh 224 lần… Qua đó nâng cao

nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng.
- Lực lượng bảo vệ rừng bao gồm lực lượng Kiểm lâm: 04 người Hạt Kiểm lâm
huyện Tam Đảo, 25 người Hạt Kiểm lâm vườn Quốc gia Tam Đảo; lực lượng bảo vệ rừng
chuyên trách: 10 người Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc; tổ, đội xung
kích phịng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng: 500 người thuộc các xã, thị trấn; các lực
lượng trên hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác xây dựng, đào tạo
và củng cổ lực lượng bảo vệ rừng chỉ ra lực lượng bảo vệ rừng phải đổi mới về chất , từ tổ
chức, xây dựng lực lượng đến tư duy và phương pháp hoạt động.

Trên cơ sở phân tích những thực trạng, tác giả chỉ ra được tồn tại, hạn chế cần
khắc phục như:
+ Trình độ, năng lực của cán bộ làm cơng tác quản lý còn hạn chế;
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế;
+ Kinh phí hoạt động, đầu tư cịn thấp;
+ Cơng tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn hạn chế

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Manh
Thesis title: Enhancing state management on forest protection in Tam Dao district,
Vinh Phuc province
Major: Economic management

Code:8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
General objectives:Research current situation of state management on forest

protection in Tam Dao district, Vinh Phuc province. Thenceforward, recommending
solutions to boost state management on forest protection, stable and sustainable
development of forest resource in the district.
Specific objectives: Systemizing theories and practices of state management on
forest protection; evaluating current situation of state management on forest protection
and analyzing factors affecting state management on forest protection in Tam Dao
district, Vinh Phuc province; suggesting solutions to boost state management on forest
protection, stable and sustainable development, of forest resource to contributeo socioeconomic development in Tam Dao district, Vinh Phuc province.
Materials and Methods
The study research on theories and practice of current state management on
forest protection. Base on state management on forest protection, the study focuses on
analysis, evaluation of several activities that are important and necessary such as
building, promulgating, implementing state management on forest protection legal
transaction, forest fire prevention, forest patrol, inspection, examination and handling
forest protection violate; propaganda, outspread law of forest protection; building,
training park ranger. Thence, giving a conclusion as a basis for suggest direction and
solution to boost state management on forest protection.
The study used methodologies:
- Study site method;
- Collection method: Primary and secondary data;
- Data analysis method: statistics analysis; comparative method and expert method.

Main findings and conclusions
The study contributed to improve theories and practices ofstate management on
forest protection, thence showing several experiences to enhance state management on

xii


forest protection below:

- Promoting propaganda, outspread law, strengthening awareness of people in
management on forest protection;
- Evaluating the roles, responsibility of sector, authorities in good
implementation state management on forest protection function and forest land;
- Steering the building of forest protection programs and plans, plans and
projects to prevent violations in the field of forest protection and forest fire prevention.

At the same time assigned tasks to members;
- Organizing the review and assessment of forestsstatus;
- Base on analyzing the situation and factors affecting the state management on

forest protection in Tam Dao district period 2014-2017, the author has obtained the
following results:
- The People committee district has received and implemented 128 legal

documents issued by the government. At the same time, 115 legal documents have
been promulgated, thus providing informative information to people, enabling them to
access legal policies, thereby improving their knowledge, income and improve life.
- Tam Dao district basically improves forest fire prevention and fighting forces

at all levels, including 09 fire prevention commands with 120 members; 36 teams,
group fire prevention, forest prevention with 500 members; Guiding Vinh Phuc forest
development Center, Tam Dao National Park to improve two forest fire prevention and
control boards. The building of forest fire prevention and fighting plans: 01 district
level plan; 02 of Vinh Phuc forest development Center and Tam Dao National Park; 09
commune level plans. District People's Committee identified 23 areas forest fire with a
total area of 2,965 ha; investing in forest fire prevention and fighting equipment and at
the same time developing the best forest fire fighting exercise and training schemes
with the participation of agencies, organizations and people. This helps to control and
implement forest fire control actively, actively reduce the number of forest fires, forest

fire area, and area of damage.
- Forest protection forces have implemented 596 patrols; 135 inspections. As a

result, the forest rangers detected 97 violations in forest protection law, handling 89
cases and 08 cases in the process of investigation. Patrol, inspection, and examination
are grounds for handling and ensuring social justice; In addition, timely detection of
loopholes in the legal system of forest protection, from which proposing to competent
agencies to amend, supplement and create a solid legal corridor.
- The propaganda, outspread law on forest protection are carried out regularly,

xiii


inheritance and development. Many activities have been implemented such as:
opening 09 training courses; holding 403 propaganda sessions; printing and
distributing 13,000 leaflets; holding 23 mobile propaganda sessions; 43 articles,
reportin ; broadcasting 224 times ... thereby raising awareness and responsibility of
local people, boosting the effectiveness of forest protection.
- Forest protection force includes rangers: 04 forest rangers of Tam Dao

district, 25 forest rangers of Tam Dao National Park; Specialist Forest Protection
force: 10 members of Vinh Phuc forest development Center; team, forest fire
prevention and fighting, forest prevention team: 500 people in communes and towns;
The forces were been training annual. The work of building, training and reinforcing
the forest protection force has shown that the forest rangers have to innovate in
quality, from the organization, building force to thinking and methods of operation.
Based on the analysis of the real situation, the author pointed out that exist,
limited need to overcome such as:
+ The level and capacity of management staff is limited;
+ Facilities and infrastructure have not met the actual needs;

+ Operating budget, investment is still low;
+ The coordination between agencies and organizations is limited.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống con người cũng như
mơi trường, có giá trị đặc biệt không chỉ đối với thế hệ hôm nay mà cho cả thế hệ
mai sau. Bên cạnh vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường , bảo tồn nguồn
gen, nghiên cứu khoa học, bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du lịch, hạn chế
thiên tai (hạn hán, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất …), bảo vệ các cơng trình kết cấu hạ
tầng (đường giao thơng, cầu cống, đập và hồ chứa, khu dân cư) và phục vụ các
mục đích an ninh, quốc phịng (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2017), rừng cịn
đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) như tạo việc làm,
cung cấp lâm sản, duy trì sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian qua, nhờ vào những đổi mới trong quản lý nhà nước
(QLNN), hoạt động quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng như: Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm
của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển bền vững tài nguyên rừng; tổ chức, bộ
máy lâm nghiệp dần ổn định và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần
thực hiện tốt vai trị tham mưu, chỉ đạo tồn diện cơng tác phát triển lâm nghiệp;
hệ thống pháp luật trong lĩnh vực QLBVR ngày càng được hoàn thiện phù hợp với
thực tiễn, chủ trương đổi mới quản lý hiện nay và thông lệ quốc tế; công tác ngăn
ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hành vi phá rừng
trái pháp luật đã được chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn nên tình trạng vi
phạm pháp luật và diện tích bị thiệt hại do hành vi phá rừng trái pháp luật trên cả
nước giảm, công tác QLBVR được chấn chỉnh một bước, tình trạng xâm hại tài
nguyên rừng được ngăn chặn, đẩy lùi, là tiền đề cho phát triển KT-XH địa phương.

Được sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của chính quyền các cấp nên cơng tác
QLBVR đạt được nhiều kết quả tích cực, vượt mục tiêu đề ra. Năm 2016, cả nước
phát hiện 19.389 vụ vi phạm các quy định pháp luật về QLBVR, giảm 1.914 vụ
(9%) so với cùng kỳ năm 2015 (Cục Kiểm lâm, 2016); năm 2017 cả nước đã phát
hiện 16.531 vụ vi phạm, giảm gần 3000 vụ so với 2016 (Tổng cục Lâm nghiệp,
2017a). Đồng thời bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của tồn xã
hội vào cơng tác QLBVR, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên, hiện thực hóa
chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm,

1


nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Theo kết quả tổng
điều tra, kiểm kê, cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2016, tổng diện tích có
rừng 14.377.682 ha, tăng 315.826 ha so với năm 2015; độ che phủ rừng đạt
41,19%, tăng 0,35 % so với năm 2015. Năm 2017, tổng diện tích có rừng tăng lên
14.415.381 ha, tăng 37.699 ha so với năm 2016; nhờ đó độ che phủ của rừng đạt
41,45%, tăng 0,26% so với năm 2016 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016, 2017a,
2018a).
Tuy nhiên, chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng vẫn tiếp tục bị suy
giảm, một số lồi động vật, thực vật q hiếm trước đây phân bố với mật độ cao từ
Bắc đến Nam nhưng đến nay chỉ cịn lại một số cá thể rất ít tồn tại trong một quần
thể nhỏ, một số loài đã hồn tồn biến mất; tình trạng chặt phá, khai thác rừng, săn
bắt động vật hoang dã trái phép, chống người thi hành cơng vụ; tình trạng dân di
cư tự do phá rừng, chiếm đất; mua, bán, chuyển nhượng, sử dụng đất lâm nghiệp
sai mục đích vẫn tiếp diễn với mức độ ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, làm
cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng.
Đây cũng là vấn đề lớn đối với chính quyền và nhân dân huyện Tam Đảo,
huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc (chiếm 46,9%
diện tích đất, rừng toàn tỉnh) chủ yếu là rừng đặc dụng tập trung ở vườn Quốc gia

(VQG) Tam Đảo. Thời gian qua, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, sử dụng
rừng sai mục đích, khai thác trái phép tài nguyên rừng, vận chuyển lâm sản trái
phép, cháy rừng, …. vẫn xảy ra; diện tích rừng được giao, khốn ổn định lâu
dài kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao; công tác quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng (BV&PTR) thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch phát triển KT-XH. Một phần nguyên nhân do sự nghèo đói, dân trí thấp,
trình độ hạn chế, thiếu việc làm, phong tục tập quán lạc hậu, di dân tự do, trên địa
bàn có nhiều nhóm dân tộc, nhóm lợi ích dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích từ
rừng.
Mặt khác, một số tồn tại, hạn chế và yếu kém trong hoạt động quản lý của
các cơ quan nhà nước cũng là nguyên nhân gián tiếp làm cho các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ rừng (BVR) tiếp tục xảy ra.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Làm rõ thực trạng QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc để làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về BVR, phát triển ổn
định, bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về BVR.
Đánh giá được thực trạng QLNN về BVR và phân tích những yếu tố ảnh
hưởng tới QLNN về BVR rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về BVR phát triển ổn định, bền
vững tài nguyên rừng góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Tam Đảo,

tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo diễn ra như thế nào?

QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo có những thuận lợi, khó khăn
gì? Ngun nhân làm cho QLNN về BVR trên địa bàn còn nhiều bất cập, tồn tại?
Để tăng cường QLNN về BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo cần đưa ra các
giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiện cứu là toàn bộ những hoạt động liên quan đến QLNN về
BVR trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về BVR. Trên cơ sở các
nội dung QLNN về BVR theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, các nội dung
QLNN về BVR mà huyện Tam Đảo đã thực hiện tốt và các nội dung còn hạn chế,
luận văn tập trung phân tích, đánh giá một số hoạt động mà theo tác giả là quan
trọng, cấp thiết trên địa bàn huyện Tam Đảo, cụ thể: Xây dựng, ban hành, tổ chức
thực hiện các văn bản pháp luật về BVR; phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR);
tuần tra rừng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVR;

3


tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPT) về BVR; xây dựng, đào tạo,
củng cổ lực lượng BVR, từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những
phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN về BVR.
b. Về thời gian
Số liệu phục vụ nghiên cứu thu thập giai đoạn 2014 – 2017;

Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018.
c. Về phạm vi không gian
Địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn góp phần hồn thiện những
cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về BVR qua nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm
trên thế giới và trong nước trong QLNN về BVR, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho QLNN về BVR và đưa vào vận dụng thực tiễn trên địa bàn huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về BVR trên địa
bàn huyện Tam Đảo (yếu tố pháp luật; yếu tố kinh tế; yếu tố xã hội; yếu tố nghiệp
vụ, kỹ thuật), từ đó đề ra các giải pháp tăng cường QLNN về BVR, góp phần vào
thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG
2.1.1. Khái niệm về rừng
Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một phần
là tài nguyên nhân tạo), là đối tượng tác động để tạo ra lợi ích vật chất trực tiếp
như lâm sản, lợi ích môi trường dịch vụ phục vụ con người. Rừng lại là môi trường
mà con người và nhiều sinh vật khác phát sinh, phát triển, song mơi trường rừng
cịn có khả năng tương tác và cải thiện các dạng môi trường khác trong cùng
khơng gian tồn tại như khơng khí, đất, nước. Ngày nay, rừng đang đóng vai trị
quan trọng trong mơi trường sống, mơi trường phát triển, và có tác dụng lớn trong
việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế q trình thay đổi khí hậu trên trái đất (Nguyễn
Ngọc Lung và Ngơ Đình Thọ, 2011).

Do đứng từ nhiều góc độ nhìn nhận và sử dụng rừng, nhiều giai đoạn lịch
sử phát triển nên đã có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng. Những định nghĩa
kinh điển xuất phát từ thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX đều định nghĩa rừng
tạo thành từ quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật, đất đai, có tương tác lẫn nhau
tạo thành hồn cảnh rừng và có tương tác với các hồn cảnh xung quanh, trong đó
phải có quần thể cây gỗ cao (hoặc cây loài thân thảo), tạo thành hồn cảnh rừng
hoặc là một quần lạc sinh địa ln phát triển như trường phái Nga. Việt Nam chịu
ảnh hưởng nặng từ những trường phái này, thể hiện trong các ấn phẩm nghiên cứu
của Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1978,1998) (Nguyễn Ngọc Lung
và Ngơ Đình Thọ, 2011).
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã định
nghĩa: “Rừng là các hệ sinh thái có tối thiểu 10% tàn che của cây gỗ hoặc tre
nứa trong điều kiện phức hệ đất, hệ động vật, hệ thực vật tự nhiên nói chung
khơng phải là đối tượng để canh tác nông nghiệp. Rừng được phân chia theo
nguồn gốc với hai phạm trù: Rừng tự nhiên là các khu rừng có tổ thành gồm
cây bản địa của vùng. Rừng trồng được con người tạo ra trên diện tích trước
đây chưa từng có rừng nhưng thay đổi lồi cây bản địa bằng loài mới khác,
loài đa dạng di truyền” (Nguyễn Ngọc Lung và Ngơ Đình Thọ, 2011).
Cũng như FAO, Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đưa ra định nghĩa,

5


được Thang Hooi Chiew (2006) tiếp nhận như sau: “Đất phải rộng trên 0,5 ha, với
chiều cao của các cây hơn 5 mét và độ che phủ hơn 10% hoặc các cây có khả năng
đạt đến ngưỡng nguyên vị của nó. Điều này khơng bao gồm đất mà phần lớn đang
sử dụng đất đô thị hoặc nông nghiệp. Các cây có khả năng đạt đến độ cao tối thiểu
là 5 mét. Những diện tích đang khơi phục mà chưa đạt được nhưng hy vọng sẽ đạt
độ che phủ 10% thì được chấp nhận và bao gồm cả các cây có chiều cao 5 mét…”
(Nguyễn Ngọc Lung và Ngơ Đình Thọ, 2011).

Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Quốc hội, 2004) quy định: “Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật
đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm
rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng”.
Luật Lâm nghiệp (Quốc hội, 2017) quy định: “Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố
môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số lồi cây thân gỗ,
tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi
đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ
0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”.
Như vậy, định nghĩa về rừng theo quy định của pháp luật ngày càng cụ thể,
chi tiết hơn về các tiêu chí như diện tích, độ tàn che, lồi cây… giúp cán bộ quản
lý và người dân cũng dễ dàng xác định được chính xác ranh giới, đặc điểm, tính
chất của rừng và từng loại rừng, từ đó có cái nhìn đúng và đề ra được những biện
pháp BV&PTR phù hợp, giúp công tác QLNN về BVR thuận lợi, dễ dàng hơn.
2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
Để hiểu rõ hơn phương thức QLNN về BVR, chúng ta cần làm rõ khái niệm
“Quản lý” và “Quản lý nhà nước”. Đã có nhiều khái niệm về quản lý được đưa ra
như sau:
Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra
những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của
tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể (Đặng Quốc Bảo, 1999).
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội

6


và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Minh

Đạo, 1997).
Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực
của tổ chức (Đỗ Hoàng Toàn và cs., 1999).
Những cách tiếp cận trên đã phản ánh theo các khía cạnh khác nhau của
quản lý, thể hiện sự đa dạng và phong phú của quản lý. Tuy nhiên, theo tác giả
tổng hợp, nhận định, “Quản lý” là hoạt động nhằm tác động có tổ chức và định
hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình
xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối
tượng theo những mục tiêu đã định.
QLNN là một dạng đặc biệt của quản lý, do các cơ quan trong bộ máy nhà
nước thực hiện, sử dụng các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi
lĩnh vực đời sống xã hội và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi, hoạt động của
con người trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu
hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển KT-XH. QLNN mang tính
quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và có mục tiêu chiến lược, chương trình kế
hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là QLNN ở Việt Nam mang ngun tắc tập
trung dân chủ. QLNN khơng có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý và nó ln đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức. QLNN
có thể hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: QLNN là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên
các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp: QLNN chủ yếu
là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt
được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN (Nguyễn Huyền, 2018).
QLNN về BVR là một bộ phận của QLNN, mang đặc trưng của QLNN,
được xác định với chủ thể QLNN là Chính phủ, UBND các cấp và cơ quan QLNN
chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp trong bộ máy nhà nước; đối tượng chịu sự
QLNN về BVR là toàn bộ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động BVR; tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước được nhà

nước giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê đất để trồng rừng, …;

7


phạm vi QLNN ở đây là về rừng, tài nguyên rừng và các hoạt động tác động đến
rừng, tài nguyên rừng; QLNN về BVR mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp
luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì, phát triển bền vững tài nguyên
rừng, ổn định đời sống nhân dân, phát triển KT-XH. Theo một cách tổng quát, ta
có thể hiểu: “QLNN về BVR là quá trình các chủ thể QLNN xây dựng chính sách,
ban hành pháp luật và sử dụng các công cụ trong hoạt động quản lý nhằm đạt được
những yêu cầu, mục đích BVR nhà nước đã đặt ra” (Hà Công Tuấn, 2002).
2.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
2.1.3.1. Đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước
Công tác QLNN về BVR đảm bảo thống nhất quản lý của nhà nước nhằm
duy trì mục tiêu chung của xã hội về công tác BVR và được quy định: “Nhà nước
thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng
vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng từ các chủ rừng; động vất rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật
rừng; cảnh quan, môi trường rừng” (Quốc hội, 2004).
Để đảm bảo quyền thống nhất quản lý của nhà nước đối với các loại rừng trên,
nhà nước phải nắm vững các cơng cụ quản lý, phương pháp quản lý thích hợp và thực
hiện quyết định đoạt trên nhiều mặt sau: “Quyết định mục đích sử dụng rừng thơng
qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng; Quyết định giao rừng, cho
thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; Định giá rừng;
Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật Bảo vệ và phát triển rừng” (Quốc hội, 2004).

Đặc biệt, quyền thống nhất quản lý của nhà nước thể hiện ở việc thống nhất

pháp luật, tránh xảy ra trường hợp chồng chéo, mâu thuẫn với một số luật khác có
liên quan như Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, ... (ví
dụ: Quy hoạch, kế hoạch BV&PTR phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển
mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp phải tuân theo các quy định của Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật) nhằm
bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

8


2.1.3.2. Đảm bảo trách nhiệm bảo vệ rừng
BVR là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. QLNN
về BVR quy định, hướng dẫn, đảm bảo việc các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BVR, pháp luật
về PCCCR; pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực
vật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo trách nhiệm của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng trong việc thực hiện các
quy định về BVR, thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành
vi vi phạm quy định về BVR; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng… (Quốc hội, 2004).
2.1.3.3. Đảm bảo hài hịa lợi ích
QLNN về BVR đảm bảo hài hồ lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa
lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường và bảo tồn
thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề
rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng (Quốc hội, 2004).
Giúp cơ quan nhà nước quản lý ổn định lâm phận để đạt được một hoặc
nhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra như đảm bảo sản xuất liên tục những sản

phẩm và dịch vụ rừng mong muốn; bảo đảm giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái
của tài nguyên rừng; bảo đảm giá trị nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm giá
trị kinh tế của tài nguyên rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền
và năng suất tương lai và không gây ra những tác động không mong muốn đối với
môi trường tự nhiên và xã hội (Quốc hội, 2004).
2.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
2.1.4.1. Mang tính quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước trong hoạt động QLNN thể hiện ở việc các chủ thể có
thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thơng qua phương tiện nhất định, trong đó
phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản pháp luật.
Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể QLNN thể hiện ý chí của mình dưới dạng các
chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp
dụng pháp luật; qua đó cụ thể hóa các văn bản pháp luật về BVR của cơ quan
quyền lực nhà nước thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện
trong thực tiễn. Các văn bản pháp luật dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt

9


×