Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.35 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUẾ

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN, TỈNH BẮC
NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hương Dịu


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huế

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Hương Dịu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế tốn và quản trị kinh doanh - Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Tiên Sơn cùng các khách
hàng tham gia dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huế


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ...............4
2.1.

Cơ sở lý luận....................................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại.......................4

2.1.2.

Lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại.....13

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại
17

2.2.


Cơ sở thực tiễn trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ................................22

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Citibank......22

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng tnhh một
thành viên HSBC.............................................................................................. 23

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ
phẩn đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)...................................................... 26

2.2.4.

Bài học rút ra cho ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi
nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn......................................................................27

iii


2.2.5.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan.......................................................29

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................31

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................31

3.1.1.

Khái quát về vietinbank Kcn Tiên Sơn............................................................. 31

3.1.2.

Tình hình bộ máy tổ chức của Vietinbank KCN Tiên Sơn................................32

3.1.3.

Tình hình lao động - nhân sự của Vietinbank KCN Tiên Sơn...........................38

3.1.4.

Tình hình tài sản, nguồn vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn...........................40

3.1.5.

Kết quả kinh doanh của Vietinbank KCN Tiên Sơn..........................................40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................42

3.2.1.


Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu............................................................... 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích............................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................47
4.1.

Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn.................................47

4.1.1.

Thực trạng phát triển dịch vụ huy động vốn bán lẻ tại Vietinbank KCN Tiên
Sơn.................................................................................................................... 47

4.1.2.

Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ (tiền vay) tại Vietinbank KCN
Tiên Sơn............................................................................................................52

4.1.3.

Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán chuyển tiền tại Vietinbank KCN Tiên
Sơn.................................................................................................................... 56


4.1.4.

Thực trạng phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Vietinbank KCN
Tiên Sơn............................................................................................................59

4.1.5.

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank KCN Tiên Sơn
63

4.1.6.

Tình hình thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ.......................................64

4.1.7.

Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHBL tại Vietinbank

KCN Tiên Sơn...................................................................................................66
4.2.

Đánh giá chung về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần
công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn........................68

4.2.1.

Những kết quả đạt được.................................................................................... 68

iv



4.2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................69

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Tiên
Sơn.................................................................................................................... 72

4.3.1.

Yếu tố ngoại sinh...............................................................................................72

4.3.2.

Yếu tố nội sinh.................................................................................................. 74

4.4.

Định hướng và một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh khu công
nghiệp Tiên Sơn................................................................................................ 77

4.4.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn.................................77


4.4.2.

Giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn...............79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................89

5.2.1.

Kiến nghị với chính phủ....................................................................................89

5.2.2.

Kiến nghị với ngân hàng nhà nước................................................................... 89

5.2.3.

Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.............89

Tài liệu tham khảo............................................................................................................91

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATM

Automated teller machine - Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam

Citybank

Ngân hàng Citybank Việt Nam

DVNH

Dịch vụ ngân hàng

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

HSBC


Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC

NHBB

Ngân hàng bán buôn

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

Phịng HTTD

Hỗ trợ tín dụng

Phịng TCHC

Tổ chức hành chính

POS

Point of sales - Thiết bị chấp nhận thanh tốn thẻ


TCTD

Tổ chức tín dụng

Vietinbank KCN Tiên Sơn

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn.

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động và nhân sự của Vietinbank KCN Tiên Sơn.....................39
Bảng 3.2. Bảng kết quả chỉ tiêu kinh doanh của Vietinbank CN KCN

Tiên Sơn

giai đoạn 2016 - 2018 40
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank KCN Tiên Sơn giai
đoạn 2016- 2018

41

Bảng 3.4. Kết quả phát phiếu khảo sát...........................................................................42
Bảng 3.5. Các thành phần chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu tại

Vietinbank KCN Tiên Sơn

44

Bảng 4.1. Bảng kết quả huy động vốn bán lẻ giai đoạn 2016- 2018..............................51
Bảng 4.2. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ tiền gửi................................................ 52
Bảng 4.3. Bảng dư nợ cho vay bán lẻ tại chi nhánh giai đoạn 2016- 2018....................55
Bảng 4.4. Đánh giá của khách hàng về tiền vay.............................................................56
Bảng 4.5. Doanh số chuyển tiền khách hàng cá nhân năm 2016- 2018.........................58
Bảng 4.6. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ thanh toán chuyển tiền

của

Vietinbank KCN Tiên Sơn

58

Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả hoạt động thẻ tại Chi nhánh từ năm 2016- 2018..............61
Bảng 4.8. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại
Vietinbank KCN Tiên Sơn
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

62

tại Chi nhánh

từ năm 2016- 2018

64


Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ NHĐT tại Vietinbank KCN Tiên Sơn 64
Bảng 4.11. Kết quả thu nhập ròng từ dịch vụ của Vietinbank KCN Tiên Sơn................65
Bảng 4.12. Đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Vietinbank
KCN Tiên Sơn 66
Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ 67

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh KCN Tiên
Sơn

33

Sơ đồ 4.1. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank KCN Tiên Sơn.......................47
Sơ đồ 4.2. Các dịch vụ tiền gửi tại Vietinbank KCN Tiên Sơn..................................... 48
Sơ đồ 4.3. Các sản phẩm dịch vụ tiền vay tại Vietinbank KCN Tiên Sơn.....................53

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Nguyễn Thị Huế
Tên đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Phạm Thị Hương Dịu.
Ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 8340102

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank KCN Tiên Sơn, đề tài đề xuất một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL tạiVietinbank KCN Tiên Sơn.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp như sách, báo, internet và tổng hợp các báo cáo thường niên của chi
nhánh qua các năm, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp điều tra, phỏng vấn các khách
hàng có giao dịch với ngân hàng trong đó có 498 khách hàng là các khách hàng đang sử
dụng các dịch vụ bán lẻ tại Vietinbank KCN Tiên Sơn, phương pháp xử lý thơng tin,
phương pháp phân tích số liệu (thống kê mô tả, so sánh, ....), sử dụng thang đo Likert
nhằm đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ NHBL và đo lường sự hài lòng của
khách hàngvề dịch vụ NHBL của Vietinbank KCN Tiên Sơn.
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Qua nghiêncứu đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc
Ninh”, kết quả được thể hiện cụ thể như sau:
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
dịch vụ NHBL của ngân hàng thương mại, nêu được một số kinh nghiệm của một số
NHTM trong nước và nước ngồi trong việc phát triển dịch vụ NHBL, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Vietinbank KCN Tiên Sơn để đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL.
Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn
2016-2018 cho thấy đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình phát triển dịch
vụ NHBL như: quy mô dịch vụ được mở rộng, bước đầu xây dựng được nền tảng khách
hàng ổn định, một số dịch vụ có tính cạnh tranh cao trên địa bàn. Tuy nhiên, phát triển
dịch vụ NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sự
tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ


ix


NHBL so với tổng thu nhập của Chi nhánh còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, hệ
thống kênh phân phối còn hạn chế...
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank KCN Tiên
Sơn bao gồm: chất lượng nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, các chính sách
marketing, chăm sóc khách hàng, mức độ cạnh tranh trên địa bàn.
Một số giải pháp được đưa ra để phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank KCN
Tiên Sơn là:
Phát triển theo chiều rộng: Đa dạng hóa hình thức giao dịch và kênh phân phối,
phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường hoạt động.
-

Phát triển theo chiều sâu: Nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực,

nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh cơng tác marketing và chăm sóc khách hàng.

x


THESIS ABSTRACT
Author’s Name: Nguyen Thi Hue
Thesis title: Developing retail banking services at Vietnam Joint Stock Commercial
Bank for Industry and Trade - Tien Son Industrial Park Branch, Bac Ninh Province.
Major: Business management

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Research on the current status and factors affecting retail banking services at
Vietinbank Tien Son Industrial Park Branch, Bac Ninh Province, thereby introducing
some directions and solutions for enhancing capital mobilization management at the
Branch in the coming years.
Methodologies
Secondary data are collected by the author on syllabuses, books, newspapers,
magazines, textbooks and annual reports of Vietinbank– Tien Son Industrial Park Branch

Primary data is collected by implementing a survey on 229 customers who are
using the detail services with the Branch.
In addition, the thesis also uses the basic analytical methods such as descriptive
statistics, comparisons and Likert scale to assess the status of development of retail
services and measure customer satisfaction.
Findings and Discussions
The thesis has contributed to systematizing the theoretical and practical basis of
developing retail banking service of commercial banks, highlighting some experiences
from domestic and foreign commercial banks. From there, lessons learned for
Vietinbank Tien Son Industrial Park Branch are pointed to promote the development of
retail banking services.
Current situation of developing retail banking service at Vietinbank Tien Son
Industrial Park Branch in the period of 2016-2018 shows that it has achieved positive
results such as: the scale of services is expanded, initially built up stable customer base,
some highly competitive services in the area. However, the development of retail
banking services at Vietinbank Tien Son Industrial Park Branch still has some
limitations such as: the growth is not commensurate with the potential of the locality,
the proportion of revenue from retail banking services compared to the total revenue of
the branch is still small, the service quality is not high, the distribution channel system is
limited ...


xi


Factors affecting the development of retail banking services of Vietinbank Tien Son
Industrial Park Branch including: quality of human resources, development strategy,
marketing policies, customer care, competition in the area.
Some solutions are proposed to develop the retail banking service at Vietinbank
Tien Son Industrial Park Branch such as: developing in quantity: Diversifying trade
forms and distribution channels, market segments, target market identification and
operating market expansion; and developing in depth: management capacity
improvement and quality of human resources, service quality improvement, marketing
promotion and customer care.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào q trình hội nhập quốc tế và có những cải
tổ rõ nét. Các NHTM đã tập trung tái cấu trúc, chiếm lĩnh thị trường bán lẻ bên
cạnh việc phát triển bán bn. Chính từ định hướng chuyển mình rất kịp thời và
tích cực của các ngân hàng trong nước đã chứng kiến một cuộc lột xác mạnh mẽ
của ngân hàng đối với mảng bán lẻ.
Hiện nay, trước sự ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thương mại, cuộc
cách mạng công nghệ 4.0, trước sự kiện Việt Nam ký kết thành công một loạt các
hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương - CPTPP đã mở ra những cơ hội và thách thức mới cho hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Thêm vào đó, trong hệ thống Ngân hàng cũng có sự
cạnh tranh gay gắt giữa khối ngân hàng trong nước với khối ngân hàng nước

ngoài khi mà một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài
chính, cơng nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thường tài chính Việt
Nam.Giữa các ngân hàng trong nước cũng luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh để mở
rộng thị phần.
Thị trường Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng
cho ngành ngân hàng phát triển khi mà vẫn còn một lượng lớn dân cư chưa biết
nhiều về các dịch vụ ngân hàng, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng
cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Sự phát triển của công nghệ, điện tử, viễn
thông cũng đem lại cho ngành ngân hàng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện
đại, tiện lợi. Từ những yếu tố trên, đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải có một
đường lối phát triển đúng đắn, ln có sự đổi mới để tồn tại và phát triển
Trước bối cảnh chung đó, Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nhận
thấy việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một tất yếu và là
định hướng đúng đắn để đưa Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam trở thành
tập đồn tài chính ngân hàng lớn, tầm cỡ trong nước và trên thế giới. Do đó trong
những năm trở lại đây Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đã có những
thay đổi trong hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngân
hàng bán lẻ.

1


Là một Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,
Vietinbank KCN Tiên Sơn khơng nằm ngồi định hướng phát triển kinh doanh
đó. Trong q trình mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Vietinbank KCN Tiên Sơn
đã đạt được một số kết quả đáng kể nhưng chưa thực sự tương xứng với quy mô
và tiềm năng đồng thời trước sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế, với đặc
điểm địa bàn riêng có và tiềm lực của bản thân, Vietinbank KCN Tiên Sơn cần
tìm ra các chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực và khả thi để có thể ngày càng
phát triển. Là một nhân viên của Vietinbank KCN Tiên Sơn, tôi lựa chọn đề tài

“Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc
Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng đóng góp một phần nhỏ
vào sự phát triển của đơn vị mình cơng tác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL
tại Vietinbank KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn , tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển dịch vụ NHBL của NHTM.
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch
vụ NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn trong thời gian qua.
Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Vietinbank KCN Tiên Sơn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng thương mại nói chung và tại
Vietinbank KCN Tiên Sơn nói riêng.
Đối tượng điều tra là các khách hàng cá nhân hiện hữu và tiềm năng và
một số lãnh đạo chủ chốt của Vietinbank KCN Tiên Sơn.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Là các nội dung liên quan đến phát triển dịch vụ

NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn.
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tại Vietinbank KCN
Tiên Sơn.
Phạm vi thời gian: Thông tin thứ cấp thu thập từ năm 2016 - 2018, thông
tin sơ cấp thu thập trong năm 2018, giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2020- 2025.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thƣơng mại
2.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
a. Khái niệm Ngân hàng thương mại
+
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thơng qua ngày
16/06/2010 có định nghĩa “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
+
hội,

Theo sách Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động xã

Hà Nội:
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền
gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi

nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của
pháp luật.
b. Khái niệm dịch vụ NHBL của NHTM
Bán lẻ trong lĩnh vực thương mại nói chung có nghĩa là cung cấp các sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng với số lượng nhỏ. Như vậy, bán lẻ khác với bán
buôn - là việc cung cấp cho người trung gian với số lượng lớn. Tuy nhiên, trong
lĩnh vực ngân hàng hiện có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ NHBL do
cách tiếp cận khác nhau.
Theo Từ điển tài chính - đầu tư - ngân hàng - kế toán Anh Việt (Nhà xuất
bản Khoa học và Kinh tế, năm 1999): “Dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng
được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mơ nhỏ và thơng
qua các chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng”.
Theo WTO: Dịch vụ NHBL là loại hình dịch vụ điển hình của các ngân hàng
nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao dịch của ngân hàng
để thực hiện các dịch vụ như gửi tiền, vay tiền, thanh toán, kiểm tra tài khoản, thế
chấp vay vốn, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm.

4


Còn theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á - AIT:
dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua mạng lưới chi nhánh,
khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông
qua các các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.
Từ các khái niệm trên cho thấy nếu tiếp cận theo đối tượng khách hàng thì
có hai quan điểm khác nhau: Một quan điểm cho rằng Dịch vụ NHBL hướng đến
đối tượng khách hàng là cá nhân, một quan điểm cho rằng đối tượng khách hàng
của Dịch vụ NHBL là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở xuất
phát từ thực tế nghiên cứu Dịch vụ NHBL tại Vietinbank KCN Tiên Sơn, căn cứ

vào định hướng phát triển và mơ hình hoạt động bán lẻ tại Vietinbank tác giả xây
dựng đề tài nghiên cứu trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng của Dịch vụ
NHBL là khách hàng cá nhân.
2.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Xuất phát từ đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là các khách hàng
cá nhân, do đó dịch vụ NHBL có các đặc điểm sau:
a. Đối tượng khách hàng của Dịch vụ NHBL rộng lớn
Đối tượng của Dịch vụ NHBL là cá nhân, nhóm khách hàng này có thể
thấy là thị trường khơng đồng nhất. Với khách hàng cá nhân thì số lượng khách
hàng nhiều, khác nhau về thu nhập, trình độ hiểu biết, vị trí xã hội, lối sống, thói
quen tiêu dùng, tuổi tác, nghề nghiệp….do đó đối với mỗi khách hàng khác nhau
sẽ có nhu cầu khác nhau, phản ứng khác nhau sau khi trải nghiệm dịch vụ.
b. Dịch vụ NHBL có số lượng giao dịch nhiều nhưng giá trị mỗi giao dịch
thường không lớn
Do đối tượng khách hàng của Dịch vụ NHBL có số lượng lớn do đó số
lượng giao dịch của Dịch vụ NHBL đem lại cũng rất nhiều. Mặc dù giá trị mỗi
giao dịch nhỏ hơn giá trị giao dịch của Dịch vụ NHBB nhưng số lượng giao dịch
lớn và sự thường xuyên, ổn định trong các giao dịch bán lẻ đã góp phần đem lại
nguồn thu nhập đáng kể và sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng.
c. Dịch vụ NHBL có danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng, luôn được cải tiến để
phù hợp với nhu cầu ngày càng phong phú và gia tăng của khách hàng
Đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL có nhu cầu đa dạng, phong phú,
khơng đồng nhất do chịu ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác, giới tính, văn hóa, trình

5


độ, địa bàn cư trú…Vì vậy, ngân hàng nào xây dựng được một danh mục sản
phẩm dịch vụ đa dạng, không ngừng cải tiến để bắt kịp xu hướng nhằm thỏa mãn
các nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng ngân hàng đó mới phát triển và

đứng vững trên thị trường. Ví dụ: cùng là sản phẩm tín dụng nhưng với khách
hàng là học sinh, sinh viên nhu cầu của đối tượng khách hàng này là vay du học,
vay chứng minh tài chính. Với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thì nhu cầu vay
tiêu dùng như vay mua nhà, vay mua ô tô...Hoặc khách hàng là các chủ doanh
nghiệp, cá nhân có thu nhập cao thì có thêm các nhu cầu về thẻ tín dụng quốc tế,
vay thấu chi..
d. Dịch vụ NHBL có mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối rộng khắp
Vì nhóm khách hàng của dịch vụ NHBL là các cá nhân phân bố rải rác
trên một phạm vi rộng lớn (trên cả nước bao gồm cả thành thị và nông thôn, hoặc
ra phạm vi quốc tế) nên để có thể tiếp cận tới mọi đối tượng khách hàng các ngân
hàng phải không ngừng mở rộng thêm mạng lưới các chi nhánh, các phòng, các
điểm giao dịch, các trạm rút tiền tự động (ATM). Ngân hàng nào cómangg̣ lưới chi
nhánh càng nhiều, phân bốcàng rơngg̣ thi c̀ àng cóđiều kiêṇ tiếp cận nhiều với các
đối tươngg̣ khách hàng, nâng cao năng lưcg̣ canḥ tranh so với các ngân hàng khác.
Ngoài các kênh giao dịch truyền thống, các kênh giao dịch mới sử dụng
công nghệ hiện đại như kênh giao dicḥ ngân hàng điện tử cũng không ngừng
được mở rộng tăng tính thuận tiện cho các khách hàng. Khách hàng ở bất cứ đâu
cũng có thể tiến hành một số giao dịch bình thường thơng qua các phương tiện
như Internet, Mobile phone, ATM với thời gian giao dịch là 24/7. Đây chính là
một điểm đặc trưng của dịch vụ NHBL.
e. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi hạ tầng công nghệ kỹ thuật hiện đại
Do đặc trưng đối tượng khách hàng cá nhân nhạy cảm với chính sách
marketing nên họ dễ dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ khi các sản phẩm cung
cấp không tạo ra sự khác biệt và có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, hiện nay với sự
phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và yêu cầu ngày càng đa dạng
của khối khách hàng này, gia tăng hàm lượng công nghệ là một trong những
phương thức tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
cung cấp. Vì vậy, một đặc điểm rất quan trọng quyết định sự mở rộng và phát
triển dịch vụ NHBL đó là việc ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cơng nghệ
vào hoạt động ngân hàng. Chính nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, điện tử,


6


viễn thông và Internet mà các dịch vụ NHBL mới có thể được cung cấp ngày
càng nhiều tới mọi đối tượng khách hàng như ngày nay.
f. Trong dịch vụ NHBL, Marketing giữ vai trò ngày càng quan trọng
Đối với hoạt động NHBL, marketing càng ngày càng có ý nghĩa quan
trọng vì:
Thị trường bán lẻ có quy mơ rộng, bao gồm nhiều đối tượng khách hàng
sống phân tán nên vai trò của thông tin rất quan trọng trong việc ra quyết định lựa
chọn ngân hàng và sản phẩm dịch vụ. Hoạt động quảng bá thương hiệu, tiếp thị,
xúc tiến thương mại trong marketing sẽ giải quyết vấn đề về thông tin này.
Khách hàng cá nhân thường có xu hướng chuyển đổi ngân hàng, mức độ
trung thành của họ không cao, do đó marketing đóng vai trị quan trọng trong
việc thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, duy trì và phát triển
lịng trung thành của đối tượng khách hàng này.
Khách hàng trên thị trường bán lẻ có thể thoả mãn nhu cầu về sản phẩm
tài chính của mình từ nhiều tổ chức khác ngồi ngân hàng, vì thế, marketing đóng
vai trị quan trọng trong việc lơi kéo, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng.
2.1.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ NHBL mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả các bên bao gồm đối
với nền kinh tế - xã hội, đối với ngân hàng cung cấp dịch vụ và với cả khách
hàng. Vai trò của dịch vụ NHBL là:
a. Đối với nền kinh tế - xã hội
Dịch vụ NHBL góp phần hình thành tâm lý thanh tốn khơng dùng tiền
mặt của người dân. Thông qua việc sử dụng các kênh thanh toán như: thanh toán
bằng thẻ, thanh toán trực tuyến, chuyển khoản qua ngân hàng…đã dần giảm bớt
việc thanh tốn bằng tiền mặt trong dân cư. Từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian

cho ngân hàng và khách hàng, góp phần tiết giảm chi phí xã hội và đẩy nhanh
quá trình luân chuyển tiền tệ.
Dịch vụ NHBL tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Các
dịch vụ thẻ , chuyển tiền ,… gắn liền với các ngành dịch vụ khác như bưu chính
viễn thơng, du lịch, giao thơng vận tải,… Người dân ngồi viêcg̣ cóthểthanh tốn
các hóa đơn mua bán hiện nay bằng tiền mặt cịn có thể thực hiện thanh tốn các

7


hóa đơn tiền điện , tiền nước , mua vé máy bay, vé xem phim….thơng qua tài
khoản ngân hàng. Chính sự thuận lợi trong thanh toán của các dịch vụ NHBL đã
góp phần vào sự phát triển của các ngành dịch vụ có liên quan.
Dịch vụ NHBL góp phần huy động vốn cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Dịch vụ NHBL khơng chỉ góp phần huy động nguồn lực trong nước cho sự
phát triển kinh tế mà còn huy động nguồn lực từ nước ngồi thơng qua hoạt động
chi trả kiều hối, chuyển tiền và kinh doanh ngoại tệ.
Dịch vụ NHBL giúp cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn khi đa số
các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội đều thông qua ngân hàng. Từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền tệ, kiểm soát các hành
vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng,… khi số đông các hoạt động của
các chủ thể kinh tế trong xã hội đều thanh tốn thơng qua ngân hàng.
b. Đối với ngân hàng cung cấp dịch vụ
Dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn giúp phân tán bớt
rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng . Thực hiện nguyên lý “không bỏ trứng
vào một giỏ”, với sốlươngg̣ khách hàng lớn , nhu cầu đa dangg̣ , mức đô g̣giao dicḥ
thường xuyên , các dịch vụ NHBL mang lại một nguồn doan h thu ổn định , bền
vưng. Bên canḥ đo gia tri cg̣ ac giao dicḥ nho , kỳ hạn ngắn giúp các ngân hàng
̃̃


quay vòng vốn nhanh , giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực huy động vốn cũng
như cho vay vốn.
Dịch vụ NHBL giúp mở rộng thị trường của các ngân hàng thương mại.
Dịch vu g̣ NHBL gi ữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho ngân hàng, góp phần đa
dạng hóa hoạt động ngân hàng, bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân còn
rất lớn và đa dạng.
-

Dịch vụ NHBL góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất, chi
phí, phong cách phục vụ, cải tiến quy trình,… mà dịch vụ NHBL đa dạng cung
cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói, đáp ứng ngày một đầy đủ hơn nhu cầu của
khách hàng cá nhân tạo nguồn vốn trung dài hạn. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng
phát triển mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh. c. Đối với khách hàng
Dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho
khách hàng

8


trong q trình thanh tốn và sử dụng nguồn thu nhập của mình. Với các sản
phẩm huy đơngg̣ vốn đa dangg̣ , mọi nguồn vốn dư thừa của người dân đều được
đầu tư môṭcách triêṭđểvàhiêụ quả, đem laịthu nhâpg̣ cũng như đảm bảo sư g̣toàn
vẹn về nguồn vốn cho người dân . Với các sản phẩm tiń dungg̣ bán lẻcác nhu cầu
vay vốn phucg̣ vu g̣tiêu dùng , phát triển sản xuất của các khách hàng nhỏ lẻ đ ều
đươcg̣ đáp ứng. Các phương tiện thanh toán hiện đại của dịch vụ NHBL giúp giảm
thiểu các rủi ro , chi phi,́ thời gian cho các khách hàng , giúp đời sống xã hội trở

nên thuận tiện hơn bao giờ hết.
Dịch vụ NHBL giúp các cá nhân nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
của mình. Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân khó có điều kiện cạnh tranh
về vốn, công nghệ với các doanh nghiệp lớn. Dịch vụ NHBL sẽ hỗ trợ tích cực
cho các đối tượng khách hàng này phát triển thông qua tiếp cận nguồn vốn vay từ
ngân hàng, sử dụng các DVNH, tạo điều kiện cho q trình sản xuất kinh doanh
tiến hành trơi chảy, thúc đẩy vịng quay vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất,
luân chuyển hàng hóa. Từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn lực.
2.1.1.4. Các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu
Ngày nay, để phát triển dịch vụ NHBL các Ngân hàng ra sức nghiên cứu
thị trường, áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra một danh mục sản phẩm dịch vụ
đa dạng, nhiều tiện ích, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy
nhiên, hệ thống lại thì dịch vụ NHBL của NHTM bao gồm:
a.

Dịch vụ huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Tiền gửi thanh tốn: Tiền gửi thanh tốn hay cịn gọi là tiền gửi không
kỳ hạn (bằng VND hoặc bằng các ngoại tệ khác) là tiền mà khách hàng gửi vào
ngân hàng nhờ giữ và thanh tốn hộ. Khi có tài khoản tiền gửi này, khách hàng có
thể: yêu cầu phát hành các phương tiện thanh toán như séc, thẻ; có thể rút tiền bất
cứ lúc nào trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc thông qua hệ thống các máy ATM;
kiểm tra số dư tài khoản; thực hiện các thanh tốn trong và ngồi nước mà khơng
cần mang theo tiền mặt, do đó mang lại sự thuận tiền và nhanh chóng trong thanh
tốn, đảm bảo độ an tồn cao.
Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi
vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi
theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là loại hình huy động vốn truyền


9


thống đóng vai trị tạo nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu, góp phần tăng trưởng
nguồn vốn cho ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền bao
gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút
tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào. Với loại
hình này lãi suất thường thấp. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm
mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa
thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, lãi suất thay đổi khác nhau tùy thuộc
vào thời hạn mà khách hàng gửi tiền.
Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá bao gồm các loại như: chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, trái phiếu,... Thông thường, khi nguồn huy động từ các loại tiền gửi
không đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng, khi ngân hàng đã xác định được đầu
ra của nguồn vốn là đáng tin cậy, hứa hẹn mang lại thu nhập lớn thì ngân hàng sẽ
thực hiện nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá. Đặc điểm của giấy tờ có giá là có
thể chuyển nhượng được, có thể dùng để thanh tốn khi cần thiết mà khơng cần
phải đợi đến khi đáo hạn thông qua nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu.
b. Dịch vụ cho vay bán lẻ
Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay cá nhân
thường phục vụ cho nhu cầu mua nhà, mua ô tô, mua sắm các đồ dùng gia đình
đắt tiền hoặc bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu hàng ngày. Do giá trị các khoản vay
không lớn, khách hàng nhỏ lẻ nên chi phí ngân hàng phải bỏ ra cũng như rủi ro
phải gánh chịu tương đối lớn. Nhưng trái lại, nếu cho vay được nhiều thì sẽ giúp
ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động
tiền gửi; tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Cho vay du học: Cho vay du hocg̣ là s ản phẩm tín dụng nhắm đến các gia
đình có nhu cầu cho con em mình đi du học mà điều kiện kinh tế khơng đủ trang
trải hết các khoản chi phí khi học tập ở nước ngoài. Bên cạnh việc cho vay hỗ trợ

một phần chi phí tiền học hoặc chi phí ăn ở, ngân hàng cũng đồng thời cung cấp
dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước cho người thân và con em du học ở nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh viên trong quá trình học tập.
Cho vay thấu chi: Cho vay thấu chi là dịch vụ cho phép cá nhân rút tiền
từ tài khoản thanh tốn vượt q số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận.
Để được hưởng dịch vụ này, chủ tài khoản phải ký hợp đồng cung ứng dịch vụ

10


với ngân hàng. Hạn mức thấu chi được xác định trên cơ sở dịng tiền, uy tín và
khả năng chi trả của khách hàng. Khách hàng được sử dụng tiền vay của ngân
hàng không phải thế chấp hay ký quỹ, cũng không phải ra ngân hàng làm các thủ
tục trả nợ gốc hay lãi mà ngân hàng sẽ chủ động thu nợ từ các khoản thu trên tài
khoản của khách hàng.
-

Cho vay SXKD theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo haṇ mức tiń dungg̣

là hình thức mà người vay chỉ lập hồ sơ một lần cho nhiều khoản vay, ngân hàng
cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, khơng giới hạn doanh số. Vay
hạn mức có thể rút tổng số dư cao hơn hạn mức, tuy nhiên tại một thời điểm số
dư nợ vay không được vượt quá hạn mức rút vốn. Đây là hình thức vay tiên tiến,
có nhiều ưu điểm, lợi ích cho các hộ gia đình khi cần vốn lưu động để sản xuất
kinh doanh...
c. Dịch vụ thanh toán
Hiện nay các NHTM đang áp dụng các phương thức thanh toán như:
Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác,
chuyển tiền qua nước ngồi, thanh tốn bù trừ… Các hình thức thanh tốn bao
gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, thanh toán trực tuyến….

Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi giao dịch được coi là bước tiến
quan trọng nhất trong công nghệ ngân hàng vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của
q trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh
chóng và an tồn. Với việc cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt,
NHTM mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều tiện ích trong thanh tốn. Nhờ có
lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là
cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Chẳng hạn, thơng qua việc mở tài khoản tiền
gửi thanh tốn của khách hàng, các ngân hàng có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ,
dịch vụ thanh toán online….
d. Dịch vụ thẻ
Thẻ thanh tốn là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà đem lại
cho khách hàng nhiều tiện ích. Với sản phẩm thẻkhách hàng cóthể: rút tiền, nơpg̣
tiền, thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản taịcác traṃ ATM màkhơng cần phải đến
ngân hàng; thanh tốn mơṭsốdicḥ vu g̣t ại các đơn vị chấp nhận thẻ mà không cần
phải dùng tiền mặt . Đối với NHTM, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt
động bao gồm các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh tốn trong và ngồi

11


×