Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Phát triển sản xuất ong mật tại công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá đồng văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.12 KB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TIẾN TUỆ

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ONG MẬT TẠI CƠNG VIÊN
ĐỊA CHẤT TỒN CẦU CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN

Kinh8620115tếnông nghiệp

ChuyênMãsố: ngành:

Người hướng
dẫn

khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Tuệ



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Đức,
người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn, tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi về mọi mặt trong
suốt quá trình học tập vừa qua./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Tuệ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii

Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ.................................................................................................................x
Danh mục hộp.................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn...........................................................................................................xii
Thesis abtract..................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.

Những địng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn.................................3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn.........................................................................................................3

1.5.

Bố cục các nội dung của luận văn.......................................................................4

Phần 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất ong mật..............................5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất ong mật......................................................5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................5

2.1.2.

Vai trò của phát triển sản xuất ong mật............................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm phát triển sản xuất ong mật.................................................................8

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất ong mật........................................10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật.................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất ong mật.................................................19

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong trên tồn thế giới.................................19

iii


2.2.2.


Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới................................................ 23

2.2.3.

Kinh nghiệm ở Việt Nam.................................................................................. 25

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất ong mật ở khu vực
cơng viên địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn

27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội.....................................................................................31

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đến phát

triển sản xuất ong mật 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................35

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghên cứu và mẫu điều tra.................................. 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................35

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phương pháp phân tích..................................................37

3.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................................38

3.3.1.

Các chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất ong mật về lượng.............................38

3.3.2.

Chỉ tiêu phản ánh về chất.................................................................................. 38


3.3.3.

Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất ong mật..................................38

3.3.4.

Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng tới phát triển sản xuất ong
mật

39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................40
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất ong mật ở địa bàn nghiên cứu.......................... 40

4.1.1.

Thực trạng phát triển quy mô sản xuất ong mật................................................40

4.1.2.

Tổ chức kinh tế..................................................................................................41

4.1.2.3. Mơ hình sản xuất của các tổ chức kinh tế.......................................................... 43
4.1.3.

Phát triển các điều kiện kinh tế......................................................................... 44

4.1.4.


Phát triển sản xuất ong mật............................................................................... 50

4.1.5.

Liên kết trong sản xuất ong mật........................................................................53

4.1.6.

Kết quả, hiệu quả sản xuất ong mật.................................................................. 59

4.1.7.

Đánh giá thực trạng...........................................................................................61

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật tại địa
phương

iv

63


4.2.1.

Yếu tố điều kiện tự nhiên.................................................................................. 63

4.2.2.


Cơ chế, chính sách.............................................................................................65

4.2.3.

Cơng tác quy hoạch...........................................................................................67

4.2.4.

Nguồn lực..........................................................................................................69

4.2.5.

Yếu tố kĩ thuật...................................................................................................73

4.2.6.

Sự phối hợp, trợ giúp của các ban ngành..........................................................78

4.2.7.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................................78

4.3.

Giải pháp phát triển sản xuất ong mật tại địa phương.......................................82

4.3.1.

Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển sản xuất ong mật..............82


4.3.2.

Hoàn thiện quy hoạch sản xuất ong mật tại địa phương................................... 84

4.3.3.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.................................................................84

4.3.4.

Tăng cường liên kết trong sản xuất...................................................................86

4.3.5.

Tăng cường sự phối hợp của các cấp các ngành cho phát triển sản xuất
ong mật

4.3.6.

87

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm........................................................87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.


Kiến nghị...........................................................................................................90

5.2.1.

Đối với Nhà nước..............................................................................................90

5.2.2.

Đối với các hộ nuôi ong.................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................91
Phụ lục.............................................................................................................................93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính


GO

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

K

Khấu hao tài sản cố định

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sản lượng mật ong trên toàn thế giới......................................................... 20

Bảng 2.2.

Nhập khẩu mật ong của các khu vực trên thế giới..................................... 22

Bảng 2.3.

Tổng lượng mật ong xuất khẩu của 7 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu.......23

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất của khu vực cao nguyên đá Đồng Văn...................32


Bảng 3.2.

Dân số địa bàn nghiên cứu qua từng năm...................................................33

Bảng 3.3.

Dân số trung bình nam, nữ của địa bàn nghiên cứu qua từng năm............33

Bảng 3.4.

Mật độ dân số của 4 huyện thuộc cao nguyên đá Đồng Văn......................34

Bảng 3.5.

Thu thập thông tin thứ cấp..........................................................................35

Bảng 3.6.

Thu thập thông tin sơ cấp........................................................................... 37

Bảng 4.1.

Thực trạng số hộ sản xuất ong mật tại Cao nguyên đá Đồng Văn.............40

Bảng 4.2.

Thực trạng quy mô sản xuất ong mật tại Cao nguyên đá Đồng Văn..........40

Bảng 4.3.


Tình hình phát triển sản xuất ong mật của hộ

tại cao nguyên đá
Đồng Văn

42

Bảng 4.4.

Tình hình phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã....................................... 43

Bảng 4.5.

Ưu nhược điểm của của giống ong nội (Apis cerana)................................45

Bảng 4.6.

Hệ thống máy trong sản xuất mật ong của HTX và doanh nghiệp.............47

Bảng 4.7.

Tình hình đầu tư vốn cho sản xuất ong mật............................................... 48

Bảng 4.8.

Bình quân lao động phục vụ sản xuất ong mật ở địa bàn...........................49

Bảng 4.9.

Lao động của các nhóm hộ điều tra............................................................50


Bảng 4.10. Tình hình phát triển sản xuất ong mật ở địa bàn cao nguyên đá Đồng Văn
52
Bảng 4.11. Tình hình phát triển sản xuất ong mật ở địa bàn nghiên cứu.....................53
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng hợp đồng của hộ, doanh nghiệp, HTX tại địa bàn........58
Bảng 4.13. Tình hình phát triển về giá trị sản phẩm mật ong ở cao nguyên đá
Đồng Văn

59

Bảng 4.14. Tình hình phát triển về giá trị sản phẩm mật ong ở địa bàn nghiên cứu....59
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả sản ong mật tính trên 1 đàn ong.................................60
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, cây nguồn mật, dịch bệnh tới các
hoạt động nuôi ong mật trong năm

64

Bảng 4.17. Kế hoạch 206/KH-UBND tỉnh Hà Giang...................................................66
Bảng 4.18. Đánh giá của chủ hộ về mức độ hưởng lợi từ các chính sách.................... 66

vii


Bảng 4.19. Yêu cầu kết quả của bộ Khoa học và Cơng nghệ....................................... 68
Bảng 4.20. Cơ cấu, diện tích hoa bạc hà được trồng mới và chăm sóc........................68
Bảng 4.21. Khó khăn khi tiếp cận vốn vay hỗ trợ.........................................................69
Bảng 4.22. Trình độ quản lý, chuyên môn phát triển sản xuất ong mật.......................70
Bảng 4.23. Trình độ của các hộ điều tra....................................................................... 71
Bảng 4.24. Kết quả và hiệu quả của công tac tập huấn đào tạo cho các hộ nông dân. .72
Bảng 4.25. Nguồn thông tin tiếp cận khoa học kĩ thuật của các hộ điều tra.................73

Bảng 4.26.

Ý kiến của hộ được điều tra về thuốc........................................................75

Bảng 4.27. Nhu cầu sử dụng ong giống của hộ............................................................ 76
Bảng 4.28. Hình thức tiêu thụ mật ong của hộ............................................................. 80

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tình hình phát triển sản xuất ong mật của hộ

tại cao nguyên đá
Đồng Văn

42

Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ sản lượng mật các huyện thuộc cao nguyên đá Đồng Văn.................51
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu sản lượng mật ong tại cao nguyên đá Đồng Văn............................53
Biểu đồ 4.4. Cơng tác chủ động phịng dịch của các hộ điều tra.................................... 75
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ di chuyển đàn ong ở các nhóm hộ điều tra trên địa bàn.....................77

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị đối với sản xuất ong tại cao nguyên đá Đồng Văn................... 56
Sơ đồ 4.2. Hình thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, HTX...............................81
Sơ đồ 4.3. Hình thức phân phối sản phẩm của hộ...........................................................81


x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của chủ hộ nuôi ong về ảnh hưởng của thời tiết...................................65
Hộp 4.2. Ý kiến của chủ hộ về cơ chế chính sách...........................................................67
Hộp 4.3. Ý kiến của chủ hộ về cơ chế chính sách...........................................................67
Hộp 4.4. Ý kiến của chủ hộ về công tác quy hoạch........................................................67
Hộp 4.5. Ý kiến của bí thư xã Thài Phìn Tủng về quy hoạch nuôi ong..........................68
Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ địa chính............................................................................. 71
Hộp 4.7. Ý kiến của hộ nơng dân....................................................................................78

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Tiến Tuệ
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất ong mật tại công viên địa chất toàn cầu cao nguyên
đá Đồng Văn”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Tại cơng viên địa chất tồn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, nuôi ong khai thác
mật là một nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Từ
cách đây rất lâu người dân trong vùng đã có thói quen ni khoảng 5 – 10 tổ ong trong
nhà để lấy mật. Ngồi những cây trồng và vật ni thế mạnh, nghề nuôi ong lấy mật đã
mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống góp phần

trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn của
tỉnh. Với lợi thế là sản phẩm mật ong bạc hà có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần
đây nghề ni ong tại địa bàn đã phát triển mạnh đóng góp khơng nhỏ vào giá trị sản
xuất nghành nơng nghiệp nói chung và ngành ni ong nói riêng. Tuy vậy, quá trình
phát triển sản xuất ong mật của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn do một số bộ
phận người dân khơng qua đào tạo, kiến thức chăm sóc đàn ong của nhiều hộ nơng dân
cịn kém, các nguồn lực cịn nhiều hạn chế, cơng tác quy hoạch cịn chưa thực sự rõ
ràng. Ngành nuôi ong chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Để có sự nhìn nhận một cách
hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất ong mật tại cao nguyên đá
Đồng Văn, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật và đề xuất các giải
pháp phát triển sản xuất ong mật tại địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất
ong mật tại công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ong mật,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất
ong mật tại địa phương trong những năm tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao
gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất ong mật, (2)
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất ong mật
tại công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, (3) Đề xuất một số giải pháp
phát triển sản xuất ong mật tại cao nguyên đá Đồng Văn.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về phát triển sản xuất, đặc điểm phát
triển sản xuất ong mật, vai trò của phát triển sản xuất ong mật. Nội dung đề tài nghiên
cứu là phát triển sản xuất ong mật bao gồm: các tổ chức sản xuất, mơt hình của các tổ
chức sản xuất, phát triển các điều kiện kinh tế, phát triển sản xuất ong mật, liên kết
trong sản xuất ong mật.

xii


Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phương pháp xử lý

số liệu trên phần mềm Excel, word, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp thống
kê mô tả.
Nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng tình hình sản xuất ong mật tại cơng
viên địa chất tồn cầu cao ngun đá Đồng Văn đạt được những kết quả sau: Sản lượng
mật ong năm 2015 là 81,1 tấn, năm 2017 là 222,5 tấn(tăng 174%). Nhiều hộ đã mở rộng
quy mô sản xuất và nâng cao kĩ thuật nuôi ong bằng cách chú trọng đến việc phòng trừ
dịch bệnh cho ong. Sản phẩm của các hộ 100% chưa qua sơ chế dẫn đến chưa khai thác
hết giá trị kinh tế mà mật ong mang lại. Có nhiều hộ đã tiếp cận và tham gia liên kết với
các HTX và doanh nghiệp xây dựng nền tảng cho sản xuất bền vững. Việc sản xuất ong
mật đem lại việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người nông dân, đa
dạng hóa ngành nghề nơng thơn góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở các
huyện vùng cao.
Đề tài chỉ ra những các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật tại địa
phương như: Điều kiện tự nhiên; Cơ chế, chính sách; Cơng tác quy hoạch; Nguồn nhân
lực phục vụ sản xuất; Yếu tố kĩ thuật; Sự phối hợp, trợ giúp của các ban ngành; Thị
trường tiêu thụ sản phẩm
Đề tài đã nêu ra những giải pháp phát triển sản xuất ong mật tại địa phương. Các
giải pháp bao gồm: Hồn thiện chính sách, quy định đối với phát triển sản xuất ong mật;
hoàn thiện quy hoạch sản xuất ong mật tại địa phương; tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực; tăng cường liên kết trong sản xuất; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành
cho phát triển sản xuất ong mật, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

xiii


THESIS ABTRACT
Master candidate: Pham Tien Tue
Thesis title: “Development of honey bee production in the global geological park of
Dong Van stone plateau”
Major: Agricultural Economics


Code: 8620115

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
At the global geological park Dong Van stone plateau, honey bee raising has
long been a traditional profession of the ethnic minority in the local area. For a long
time, people in the area have had a habit of raising about 5 - 10 honeycombs in the
house to collect honey. In addition to the main crops and livestock, honey bee raising
has brought a large source of income, contributed to improve livelihoods and to reduce
poverty of many ethnic minority people living in that areas. With the advantage of mint
honey products which can bring high economic value, in recent years the honey bee
raising industry in this area has developed significantly then has contributed to gross
output of agricultural production in general and bee industry in particular. However, the
development of honey bee production in this area has coped with serveral difficulties
due to the lack of trained workers, the inadequated knowledge of farmers in caring and
raising honey bee, the inavailibility of production resources, unclear planning. Hence,
the honey bee raising industry has not fully developed as its potential. To gain a
systematic view on the development of honey bee production in the Dong Van Plateau, I
selected the topic: "Development of honey bee production in the global geological park
of Dong Van stone plateau."
The overall objective of the research were to evaluate the current situation of
honey bee production, to analyze the influences and to propose some solutions to
develop honey bee production in the coming years. The corresponding specific
objectives include: (1) systematizing the theoretical and practical basis for the
development of honey bee production; (2) evaluating the current situation and analyzing
the factors affecting the development of honey bee production in the global geological
park of Dong Van stone plateau. (3) proposing some solutions to develop honey bee
production in the Dong Van plateau.
The study had reviewed and analyzed the concepts of production development,
honey bee production development, and the necessary of the development of the honey

bee production. The research contents had focused on the different aspects of the bee
production development in terms of developing the production organizations,

xiv


developing the production capacities, developing the outcomes and efficiency of honey
bee production, developing the linkage in honey bee production.
The methodologies has been applied in this research are the method of selecting
research sites, secondary and secondary data collecting methods, data processing methods,
statistical classifying methods and the comparative, descriptive statistics methods.

The analysis and assessment of the current situation of honey bee production in
the global geological park of Dong Van stone plateau has pointed out some
achievements as follows: the output of honey in 2015 was 81.1 tons, in 2017 is 222.5
tons (the development rate was up to 174%). Many households have expanded their
production scale and improved bee keeping techniques through focusing on the
prevention of bee disease. 100% of households’ products was untreated, so that
households have not fully enjoyed the economic value that honey can brings. Many
households have approached and joined in the cooperatives and enterprises in order to
build up the foundation for sustainable production. The production of honey bees has
provided jobs and income for farmers, diversified the rural occupations, and contributed
to poverty reduction in upland districts.
The research results has addressed some key factors that affecting the
development of honey bee production in this local including: the natural conditions;
policy mechanisms; planning; human resources for production; technical elements; the
coordination and assistance of authorities and professionals orgarnization as well as the
sale market.
The author has proposed some solutions to develop the honey bee production at
local. Solutions include: improving policies and regulations for the development of

honey bee production; perfecting the planning for honey bee production in the local
area; strengthening human resource training; strengthening linkages in production;
strengthening the coordination of all levels and branches for the development of honey
bee production and market solutions.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp và nguồn thực vật phong phú
cho phép phát triển mạnh mẽ nghề ni ong. Sản phẩm từ những con ong có giá
trị kinh tế cao, không chỉ dành cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị. Ni ong mật cịn góp phần nâng cao năng suất cây
trồng, hạt giống,. Ni ong có mức đầu tư khơng cao, ít rủi ro, chi phí thấp hơn
các ngành nghề nông nghiệp khác song lại thu được lợi nhuận không nhỏ. Lao
động trong nghề nuôi ong mật nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều đối tượng, mọi giới
tính, mọi độ tuổi khác nhau. Nghề nuôi ong mật đã tạo ra cơng ăn việc làm và
góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
Trên địa bàn cơng viên địa chất tồn cầu cao ngun đá Đồng Văn có địa
hình chia cắt, hiểm trở chủ yếu là núi đá; độ cao trung bình từ 1.000m đến
1.600m; gồm nhiều khu vực núi đá vơi có độ dốc lớn, nằm sát chí tuyến bắc.
Vùng này mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu ơn đới thích hợp với các vật ni
như: trâu, bò, ngựa, dê, gia cầm và ong mật. Trong đó, ni ong mật khơng chỉ
đóng góp vào thu nhập của hộ mà còn giúp cho cây trồng thụ phấn tốt hơn. Nuôi
ong khai thác mật là một nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân
tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ cách đây rất lâu người dân trong vùng đã có
thói quen ni khoảng 5 – 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Ngồi những cây
trồng và vật ni thế mạnh, nghề ni ong lấy mật đã mang lại nguồn thu nhập
lớn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo cho

nhiều vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn của tỉnh. Với lợi thế là sản phẩm mật
ong bạc hà có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây nghề nuôi ong tại địa
bàn đã phát triển mạnh đóng góp khơng nhỏ vào giá trị sản xuất nghành nơng
nghiệp nói chung và ngành ni ong nói riêng. Ngày 01 tháng 3 năm 2013, Cục
Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00035 cho sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc.
Đây là cơ hội cho các hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp tập trung sản xuất, phát
triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu.
Tuy vậy, quá trình phát triển sản xuất ong mật của người dân nơi đây gặp

1


nhiều khó khăn do một số bộ phận người dân khơng qua đào tạo, kiến thức chăm
sóc đàn ong của nhiều hộ nơng dân cịn kém, các nguồn lực cịn nhiều hạn chế,
cơng tác quy hoạch cịn chưa thực sự rõ ràng. Ngành nuôi ong chưa phát huy hết
tiềm năng vốn có.
Hiện nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản xuất
ong mật, nhất là nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn cho phát triển sản xuất
ong mật, mà cụ thể là phát triển sản xuất ong mật tại địa bàn công viên địa chất
toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu.
Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng phát
triển sản xuất ong mật tại cao nguyên đá Đồng Văn, các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất ong mật và đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất ong mật
tại địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất ong mật tại cơng viên địa
chất tồn cầu cao ngun đá Đồng Văn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ong mật, các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất ong mật trên địa bàn cơng viên địa chất tồn cầu cao ngun

đá Đồng Văn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất ong mật tại
địa phương trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
mật.

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất ong

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ong mật trên địa bàn cơng
viên
địa chất tồn cầu cao ngun đá Đồng Văn qua 3 năm.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật trên địa

bàn cơng viên địa chất tồn cầu cao ngun đá Đồng Văn.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất ong mật trên địa bàn

cơng viên địa chất tồn cầu cao nguyên đá Đồng Văn trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển sản xuất ong mật ở các hộ gia
đình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn công viên địa chất toàn cầu
cao nguyên đá Đồng Văn.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và
giải pháp phát triển sản xuất ong mật tại công viên địa chất toàn cầu cao nguyên
đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
-

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công viên địa chất toàn

cầu cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
-

Phạm vi thời gian: Các dữ liệu về thực trạng phát triển nuôi ong mật tại

công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
Các giải pháp phát triển nghề ni ong mật có thể áp dụng từ năm 20172020.
1.4. NHỮNG ĐỊNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển sản
xuất ong mật trên các khía cạnh: khái niệm về phát triển sản xuất ong mật, đặc
điểm của phát triển sản xuất ong mật, vai trò của phát triển sản xuất ong mật, nội
dung của phát triển sản xuất ong mật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất ong mật. Từ đó vận dụng vào nghiên cứu phát triển sản xuất ong mật tại
công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn kết hợp với nhiều tài liệu, số liệu minh chứng đã chỉ ra các nội
dung về phát triển sản xuất ong mật, cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất ong
mật, định hướng và phát triển sản xuất ong mật tại Việt Nam cũng như thực tiễn
phát triển sản xuất ong mật tại một số địa phương ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển sản xuất ong mật
cho cơng viên địa chất tồn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ những nội dung

trên Luận văn đi đến phân tích thực trạng phát triển sản xuất ong mật tại cơng
viên địa chất tồn cầu cao nguyên đá Đồng Văn theo các mặt còn tồn tại hạn chế
và nguyên nhân phát triển sản xuất ong mật tại địa bàn nghiên cứu; phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ong mật tại cơng viên địa chất tồn cầu
Cao ngun đá Đồng Văn. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển sản xuất ong mật tại công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

3


với tính thực tiễn và khả thi cao
1.5. BỐ CỤC CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Bố cục nội dung của Luận văn bao gồm:
Phần I. Mở đầu
Phần II. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất ong mật
Phần III. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần IV. Kết quả nghiên cứu
Phần V. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ONG MẬT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ONG MẬT
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Có rất nhiều các quan điểm được đưa ra khi định nghĩa về phát triển, theo
Lưu Đức Hải (2001) cho rằng: “ Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm
các yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…”(Lưu

Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2001).
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản
trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công
nghiệp tạo ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong
quá trình tạo ra các thay đổi trên”
Theo Ngân hàng thế giới: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng kinh tế,
nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự
bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người”(World bank, 1992).
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”.
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra những biến đổi đang diễn ra trên
thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện
tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải
qua một loại các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển
thể hiện một tính chất chung của tất cả biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kì sự
vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung khơng đơn
giản chỉ biến đổi, mà luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng
thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và khơng bao giờ lặp lại
hồn tồn chính sách những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên
trong, mà cịn bởi các mối liên hệ bên ngồi. Nguồn gốc của phát triển là sự

5


thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển
hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. Chiều hướng phát
triển là sự vận động xoắn ốc (Nguyễn Đăng Thục, 2009).

2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những
thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản
phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp
cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc khơng thu tiền.
Theo Kinh tế học tân cổ điển, hay kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với
cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên (marginalism). Sản xuất là việc tạo ra hàng
hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất
càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ
đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng
suất lao động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên...
Theo ThS. Nguyễn Thị Minh Thu (trong giáo trình Kinh tế ngành sản
xuất) thì: Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Ở đây, sản xuất được hiểu là hoạt động
của con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hay nói
cách khác, sản xuất là quá trình sử dụng kết hợp các tài nguyên nhằm tạo ra các
sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Theo GS.TS Đỗ Kim Chung (trong giáo trình Kinh tế nơng nghệp) thì sản
xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các
yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.
Quyết định sản xuất dựa vào các vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì?, Sản
xuất như thế nào?, Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng
và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm. Tùy theo sản phẩm, sản
xuất được phân thành ba khu vực: Khu vực một: Nông nghiệp, Lâm nghiệp,


6


Thủy Sản; khu vực hai: bao gồm các ngành Khai thác mỏ, Công nghiệp chế biến,
Xây dựng; khu vực ba: bao gồm ngành Thương mại và Dịch vụ.
Sản xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản ph m hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả
thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý,
người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:

Q = f(X1, X2,…, Xn)
Trong đó biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,…., Xn
là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+

Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi

lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn
vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+

Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng

sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu
vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác khơng thay
đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất ong mật
Một là: Phát triển sản xuất ni ong góp phần tạo thêm việc làm cho lao động

trong địa phương, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Cách thức nuôi ong không phức
tạp và dễ học hơn so với chăn nuôi một số loại động vật khác, cơng tác chữa và
phịng dịch bệnh cho ong cũng đơn giản hơn so với ngành chăn nuôi khác.

Hai là Phát triển ni ong giúp đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp,
giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhất là những hộ nông
dân chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm(trồng trọt hoặc chăn nuôi).
Ba là: Phát triển nuôi ong với vấn đề môi trường sinh thái. Phấn hoa là nguồn
thức ăn chính của ong mật, khi ong đi kiếm ăn sẽ giúp cho cây trồng thụ phấn tốt
hơn và làm tăng năng suất cây trồng. Cây có ong thụ phấn có khả năng làm tăng
phẩm chất sản phẩm, hạt nặng hơn, quả to hơn và chất lượng tốt hơn. Kết hợp nghề
nuôi ong với nghề trồng trọt sẽ đem lại năng suất cao nhất là đối với cây ăn quả.

Bốn là: Khai thác các lợi thế so sánh của địa phương. Cao nguyên đá
Đồng Văn có lợi thế tự nhiên đem lại phù hợp với ni ong, ngồi ra địa phương

7


cịn có lợi thế là cây bạc hà dại, trên cả nước chỉ mọc duy nhất ở khu vực cao
nguyên đá Đồng Văn, sản phẩm mật ong bạc hà được đánh giá là có chất lượng
cao và có giá bán cao hơn mật ong thường.
Năm là: Xuất khẩu các sản phẩm chất lượng thu được từ việc sản xuất, chế
biến các sản phẩm thu được từ ong mật, đặc biệt là mật ong. Tăng kinh ngạch
xuất khẩu thúc đẩy việc mở rộng phát triển sản xuất ong, tăng giá trị của mật ong.
2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất ong mật
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan trong giáo trình “kĩ thuật ni ong mật”
(2008) thì việc ni ong mật có những đặc điểm sau:
-


Ni ong mật khơng tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu thấp,

không tốn nhiều nhân lực
Khai thác lợi thế từ thiên nhiên nên không phải đầu tư vào thức ăn thường
xuyên mà vẫn mang lại năng suất, sản lượng cao. Vì vậy, mỗi hộ gia đình đều có
thể phát triển sản xuất ong mật để tăng thêm thu nhập. Thức ăn chinh của ong là
mật và phấn hoa tự nhiên. Điều kiện sinh thái ở Việt Nam rất phong phú và đa
dạng, do vậy rất thuận lợi cho việc nuôi ong lấy mật. Nuôi ong mật khơng cần
lao động trình độ cao, mà cần có nhiều kinh nghiệm. Người biết kỹ thuật ni,
chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ và biết thời điểm thu hoạch phù hợp là có thể ni ong
với hiệu quả kinh tế cao.
- Ong mật là một lồi cơn trùng tự nhiên, có sức sản xuất lớn
Chu kỳ sống của ong mật chỉ khoảng hai tháng, song lại có mức sinh sản
rất cao. Một đàn ong trung bình có khoảng 4 cầu (tương đương với vài nghìn
con), trong một năm có thể nhân ra thành 12 cầu ong (khoảng 3 đàn). Do vậy,
người ni ong có thể tự nhân giống để phát triển đàn ong của mình, mở rộng
quy mơ sản xuất, hoặc bán giống cho các hộ nuôi ong khác. Người nuôi ong mật
có thể thu hoạch rất nhiều vụ trong năm, vào vụ hoa thì có thể thu hoạch sau 6-7
ngày/lần, trung bình mỗi một thùng ong nội (4 cầu) thu được 3-5 lít mật, một
thùng ong ngoại (9-10 cầu) thu được 5-7 lít mật, 4-10 gam phấn hoa,…
-

Sản phẩm ong từ ong mật không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng,

vitamin, chữa bệnh mà còn chiết suất thành mỹ phẩm làm đẹp cho con người

Thành phần của mật ong bao gồm nước (22-23%), đường (chủ yểu là

8



đường đơn-gluco, fructo, sacaro) (khoảng 65%), protein (0,1%), các axit hữu cơ
(0,13%) và các chất khống (0,1%) (Phùng Hữu Chính, Phạm Thị Huyền, 2005).
Mật ong có thể chữa các bệnh về đường ruột, viêm phế quản, giúp tăng cường
sức khỏe,… Mật ong là nguyên liệu chiết suất làm kem đánh răng, mỹ phẩm
thiên nhiên, chăm sóc sắc đẹp.
- Q trình thu hoạch các sản phẩm từ ong mật tương đối đơn giản
Khi xem xét đàn ong đủ điều kiện cần thiết là có thể khai thác. Tuy nhiên
để tăng chất lượng hơn nữa người nuôi ong phải nắm được kiến thức cơ bản nhất
của việc nuôi ong, bao gồm cả kỹ thuật chia đàn ong, thu hoạch mật và tạo chúa,
biết cách luân chuyển đàn ong đến nơi có cây nguồn mật dồi dào.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật khi ni ong rất đơn giản
Nơng hộ có thể tận dụng các dụng cụ sẵn có của gia đình để làm thùng
nuôi ong, chân thùng ong, khung cầu,… đầu tư ban đầu cho nuôi ong mật không
lớn như các ngành chăn ni khác phải tốn nhiều chi phí cho đầu tư chuồng trại
(như chăn nuôi lợn) đầu tư nuôi ong chỉ cần đầu tư 1.000.000 đồng/thùng (nếu
quy mơ nhỏ thì chỉ cần 5 thùng).
- Các dụng cụ nuôi ong
Thùng nuôi ong, thùng quay mật, dao cắt mật, khay hớt nắp (chậu, thau,
khay, xô), bộ gắn tầng chân (ghế gỗ, thước chắn, bộ hàn tiêu chuẩn), dụng cụ tạo
chúa (cầu nuôi chúa, kim di trùng, khuôn chúa, thùng giao phối, cầu cách ly chúa),
lồng chúa, chụp chúa, dụng cụ nấu sáp, các dụng cụ khác dùng để quản lý và chăm
sóc đàn ong (nón bắt ong bốc bay, lưới che mặt, khay thức ăn), tầng chân,…

-

Đặc điểm tiêu thụ

Sản phẩm từ ong mật là sản phẩm của thiên nhiên, có thể sử dụng trực tiếp
không nhất thiết phải qua chế biến. Do đó có thể bán trực tiếp cho người tiêu

dùng, có thể bán làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm khác như
mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh,…
- Kênh tiêu thụ
Sản phẩm để tiêu dùng phần lớn là trao đổi trực tiếp giữa người nuôi và
người sử dụng. Do đặc thù của sản phẩm, giá cả và tính phổ biến, chủ yếu các
sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Ngồi ra,
sản phẩm được các trung gian hay các cơng ty ong hoặc các hợp tác xã thu mua

9


×