Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.95 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN TRUYỀN

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI
CHÂU, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Hải Hồ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Văn Truyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tơi cịn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý tận tình của các
thầy cơ giáo, các tổ chức và cá nhân trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết tơi xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ
Hải Hồ - Giảng viên thỉnh giảng tại Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và
PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cho tơi và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan liên quan, đồng nghiệp, bạn bè, người thân
và gia đình đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù bản thân tơi đã có rất nhiều cố gắng, nhưng luận văn này khơng tránh
khỏi được những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý chân
thành của quý thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm nghiên
cứu, để luận văn này được hoàn chỉnh hơn./.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Văn Truyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục........................................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục các bảng................................................................................................................. vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... xi
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.2.1


Mục tiêu chung........................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội
2.1.


5

Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội

5

2.1.1.

Các khái niệm............................................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội......................................................................................................................... 7

2.1.3.

Phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của
cộng đồng

7

2.1.4.

Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia ...................... 9

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội

iii

10


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của cộng đồng trong lập KHPT
KTXH 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 14

2.2.1.

Chủ trương chính sách của Nhà nước về huy động sự tham gia của cộng

đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2.

14

Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương ở Việt Nam 14

2.2.3.


Một số bài học kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển KTXH cho huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình 16

2.2.4.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan............................................................... 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 20
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 20

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 20

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................... 22

3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 26

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................ 26

3.2.2.


Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................ 26

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu......................................................... 27

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài............................................. 27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 29
4.1.

Thực trạng tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH cấp xã trên
địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

29

4.1.1.

Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mai Châu ........29

4.1.2.

Tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

4.1.3.

34


Đánh giá của các bên liên quan về sự tham gia của cộng đồng trong lập
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh
Hịa Bình

4.2.

55

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch

phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình 60
4.2.1.

Nhóm yếu tố thuộc về cộng đồng.......................................................................... 60

4.2.2.

Nhóm yếu tố thuộc về chủ trương chính sách của Nhà nước trong đổi
mới cơng tác lập KHPT KT- XH có sự tham gia

iv

66


4.2.3.

Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương................................................. 66


4.3.

Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng

đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Mai Châu, tỉnh Hịa Bình

70

4.3.1.

Định hướng............................................................................................................... 70

4.3.2.

Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia ở huyện Mai Châu

70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 79
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 80


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 82
Phụ lục....................................................................................................................................... 85

v


Chữ viết tắt
BGS
BQL
CĐCQ
CĐĐT
CĐND
CSDL
FGD
KHPT
KHH
KH
KTXH
LKH
MOP- SEDP
OECD
P- SEDP
PRA
TVCĐ
UBND

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Mai Châu....................... 21

Bảng 3.2.

Tình hình lao động và sử dụng lao động năm 2015- 2018 .........................23

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2015 - 2018..................... 25

Bảng 3.4.

Số mẫu điều tra các đối tượng tham gia lập kế hoạch................................. 27

Bảng 4.1.

Kết quả tham gia của cộng đồng trong họp xác định nhu cầu thiết
yếu phát triển kinh tế xã hội

Bảng 4.2.

Mức độ tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu thiết yếu
phát triển KTXH ở huyện Mai Châu

Bảng 4.3.

39


Sự tham gia của cộng đồng trong xác định mục tiêu của kế hoạch
phát triển KTXH ở huyện Mai Châu

Bảng 4.4.

35

42

Nhóm hoạt động giải pháp ứng với các mục tiêu cơ bản của KHPT

KTXH trên địa bàn xã Ba Khan và Chiềng Châu, huyện Mai Châu
năm 2018
Bảng 4.5.

Kết quả tham gia của cộng đồng trong xác định các giải pháp và
phát triển KTXH ở huyện Mai Châu

Bảng 4.6.

47

Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực cho phát triển KTXH ở
huyện Mai Châu

Bảng 4.7.

45

50


Tổng hợp kết quả đề xuất về xây dựng cơ bản của người dân đã
được phê duyệt 52

Bảng 4.8.

Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện ở huyện Mai Châu

Bảng 4.9.

54

Đánh giá của người dân về mức độ hiểu biết quy trình lập kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia ở huyện Mai Châu

56

Bảng 4.10. Đánh giá vài trò của người dân trong lập kế hoạch phát triển
KTXH ở huyện Mai Châu

57

Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về sự thay đổi về mức độ tự tin của người
dân khi tham gia hoạt động lập KHPT KTXH ở huyện Mai Châu

58

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của yếu tố trình độ đến sự quan tâm và tham gia của

cộng đồng vào quy trình lập KHPT KTXH ở huyện Mai Châu 61

vii


Bảng 4.13. Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc đến sự quan tâm và tham gia của
cộng đồng vào quy trình lập KHPT KTXH ở huyện Mai Châu 62
Bảng 4.14. Tình hình lực lượng lao động trên địa bàn huyện Mai Châu ...................... 63
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá những hạn chế, khó khăn trong việc tiếp
cận nguồn lực cộng đồng

65

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ về trình độ của cán bộ các cấp ở địa phương ............69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vịng trịn tham gia cộng đồng trong lập KHPT KTXH.................................. 11
Hình 2.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng trong xây dựng kinh tế xã hội ..........17
Hình 4.1. Tổng quan các cơng việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm cấp xã có sự tham gia của cộng đồng ở huyện Mai Châu 29
Hình 4.1. Quy trình lập kế hoạch kinh tế xã hội tại huyện Mai Châu, tỉnh Hịa
Bình

33

Hình 4.3. Tỷ lệ tham gia can thiệp và không can thiệp trong xác định nhu cầu
thiết yếu của cộng đồng tại 2 xã của huyện Mai Châu 38

Hình 4.4. Mức độ tham gia của công đồng xác định mục tiêu phát triển KTXH ..........44
Hình 4.5. Mức độ tham gia của người dân trong xác định giải pháp, hoạt động
phát triển kinh tế xã hội ở huyện Mai Châu

48

Hình 4.6. Mức độ ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đến sự tham gia của
cộng đồng vào cơng tác lập KHPT KTXH

67

Hình 4.7. Mức độ ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội của địa phương đến sự
tham gia của cộng đồng vào công tác lập KHPT KTXH

ix

68


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Đánh giá của các đối tác cấp huyện về vai trò của thực hiện lập kế
hoạch phát triển KTXH ở huyện Mai Châu

Hộp 4.2.

59

Các chính sách có tác động đến cộng đồng trong lập KHPT KTXH .........66


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Văn Truyền
Tên đề tài: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tham của cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham của cộng đồng trong lập kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu
thập từ các báo cáo về công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình; các văn bản chính sách của nhà nước, các báo cáo nghiên cứu khoa học
…Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 70 hộ thuộc 2 xã đại diện gồm:
xã Chiềng Châu, xã Ba Khan và 45 cán bộ cấp huyện, xã, xóm. Nghiên cứu sử dụng
các phương pháp phân tích số liệu như phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
so sánh nhằm phân tích thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội ở huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình, để từ đó đề xuất các giải pháp
trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy các cộng đồng trên địa bàn huyện Mai
Châu, đặc biệt là hai xã Ba Khan và Chiềng Châu đã tích cực tham gia vào việc lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội trong các hoạt động xác định nhu cầu thiết yếu, xác

định mục tiêu, xác định các giải pháp cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đóng
góp nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và xây dựng kế hoạch thực hiện. Mặc dù
Ba Khan là một xã cịn rất nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong cả
huyện nhưng cộng đồng người dân đã tích cực chủ động tham gia vào hoạt động lập
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hơn so với xã Chiềng Châu. Điều này ghi nhận sự
nỗ lực cố gắng trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng
trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
ở huyện Mai Châu cịn gặp một số khó khăn và bất cập như: Nhận thức của người dân
về vai trò của người dân trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, kiến
thức của người dân về các vấn đề kinh tế - xã hội cịn ít. Kỹ năng của cán bộ tổ chức

xi


cuộc họp còn yếu nên việc thu hút cộng đồng tham gia vào lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương cịn gặp nhiều khó khăn. Nhất là các xã có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn cũng làm hạn chế sự tham gia đóng góp nguồn lực của người
dân cho phát triển KTXH của địa phương. Từ đó khiến cho mức độ tham gia của cộng
đồng người dân vào công tác lập kế hoạch phát triển KTXH còn thấp.
Thứ hai, kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của huyện Mai Châu gồm:
nhóm yếu tố thuộc về cộng đồng (gồm các yếu tố như trình độ, năng lực của cộng
đồng; yếu tố văn hóa và tập qn; giới tính; nhóm dân tộc..); Nhóm yếu tố thuộc về
chủ trương chính sách của Nhà nước trong đổi mới cơng tác lập KHPT KTXH có sự
tham gia; Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền địa phương. Trong đó, nhóm các yếu tố
thuộc về năng lực của cộng đồng trong thể hiện sự gia và vai trò trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở huyện Mai Châu là yếu tố then chốt, cần được quan tâm giải
quyết trong thời gian tới.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường

sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển KTXH trên địa bàn huyện
Mai Châu bao gồm: (i) Giải pháp thể chế hóa sự tham gia của các bên trong quy trình
lập kế hoạch có sự tham gia; (ii) Giải pháp nâng cao năng lực của các bên tham gia
trong lập kế hoạch phát triển KTXH; (iii) Giải pháp tăng cường sự tham gia của các tổ
chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn; (iv) Giải pháp nâng cao kỹ năng tổ chức
cuộc họp có sự tham gia cho các cán bộ tại các xóm/bản, xã trên địa bàn huyện Mai
Châu; (v) Giải pháp đẩy mạnh tập huấn cho cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm và năng lực tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; (vi) Giải pháp
hoàn thiện cơ chế tham gia linh hoạt cho cộng đồng tham gia.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Van Truyen
Thesis Title: Strengthening community participation in socio-economic development
planning in Mai Chau District, Hoa Binh Province
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Objective: This study aims to assess current status of community
participation in socio-economic development planning in Mai Chau district, and to
propose policy measures to strengthen community participation in socio-economic
development planning in district in future.
Research Methods: The study uses secondary data collected from reports on
socio-economic development planning in Mai Chau district, Hoa Binh province;
government policy documents, scientific research reports ... Primary data was collected
from direct interviews with 70 households in two representative communes (Chieng Chau

commune, Ba Khan commune) and 45 officials at district, commune, hamlet levels. Data
analysis methods was used in the study such as descriptive statistical methods and
comparison methods to analyze the status of community participation in socio-economic
development planning in Mai Chau district, province Hoa Binh.

Main findings and Conclusions:
Firstly, the results show that communities in Mai Chau district, especially Ba
Khan and Chieng Chau communes have actively participated in socio-economic
development planning in activities such as determining essential needs, defining
objectives, identifying solutions for socio-economic development activities,
contributing resources to socio-economic development, and developing
implementation plans. Although Ba Khan is a very poor commune, the average
income per capita is the lowest in the district but the community has actively
participated in socio-economic development planning than Chieng Chau commune.
The finding recognized the efforts in propaganda to raise awareness and role of the
community in socio-economic development planning in the locality.
However, the participation of the community in socio-economic development
planning in Mai Chau district faces some difficulties and shortcomings such as: People's
awareness of the role of people in development planning. Socio-economic development is
limited, people's knowledge about socio-economic issues is limited. The skills of the
meeting organizers are still weak. So it is still difficult to attract the community to

xiii


participate in local socio-economic development planning. Especially the communes with
difficult socio-economic conditions also limit the participation of people in contributing to
the socio-economic development of the locality. Since then, the level of participation of
the community in the socio-economic development planning is still low.


Secondly, the analysis results show factors affecting community participation
in planning socio-economic development of Mai Chau district including: group of
elements belonging to the community (such as qualifications, community capacity,
cultural factors and customs, gender, ethnic group ..); Group of elements belonging to
the State's policy guidelines in the renovation of the participatory SEDP; Group of
factors belongs to the local government. In particular, the community capacity in
expressing their role in planning socio-economic development in Mai Chau district is
a key factor, should be paid more attention in future.
Thirdly, on the basis of the research results, propose solutions to enhance
community participation in socio-economic development planning in Mai Chau district,
including: (i) Solution to institutionalize participation participants in the participatory
planning process; (ii) Solutions to improve the capacity of stakeholders in socio-economic
development planning; (iii) Solutions to strengthen the participation of mass organizations
and suppliers in the area; (iv) Solutions to improve the skills of organizing participatory
meetings for officials in hamlets /villages and communes in Mai Chau district; (v)
Solutions to strengthen training for the community to raise awareness of responsibility and
capacity to participate in socio-economic development planning; (vi) Solutions to
complete flexible participation mechanisms for participating communities.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn
là nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương. Việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng góp phần tích cực vào việc hồn thành các mục
tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (12/1986) của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), chiến lược, ổn định và

phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
5 năm (1991 - 1995). Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã trải qua hơn 30
năm, nền kinh tế thị trường đã thể hiện được nhiều đặc điểm ưu việt hơn so với
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch hóa
định hướng phát triển không can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế, khơng
mang tính mệnh lệnh mà nó là một cơng cụ giúp chính phủ điều hành nền kinh tế
thơng qua q trình điều tiết, dẫn dắt thị trường và định hướng phát triển nền kinh
tế. Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường (i) là một công cụ huy động và phân
bổ nguồn lực khan hiếm nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế;
(ii) giúp chính phủ huy động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước để cùng
hướng tới đạt các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ngày nay, nền kinh tế - xã hội ở nước ta có nhiều bước phát triển, đời sống
người dân từng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời sống
người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn
ngày càng được đổi mới. Với phương pháp tham gia của cộng đồng đang được áp
dụng rộng rãi và trở thành yêu cầu quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội.
Sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trị ngày càng cao
trong q trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện,
giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và đảm bảo
sự phân chia cơng bằng lợi ích của sự phát triển. Tăng cường sự tham gia của cộng
đồng là để đảm bảo cho cộng đồng hoạt động thực tế hơn và khơng bị thụ động do
áp lực bên ngồi, vì vậy có thể huy động được nguồn lực và trách nhiệm của cộng
đồng.

1


Tuy nhiên, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế, cịn mang tính hình thức, chung chung, thiếu sự gắn bó với mục
tiêu, giải pháp và nguồn lực. Phương pháp lập kế hoạch hiện nay vẫn cịn ít có sự

tham gia của người dân, dẫn đến thiếu tính thực tế, chưa huy động được nhiều
nguồn lực của người dân và doanh nghiệp trong công tác lập kế hoạch.
Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh Hịa Bình điều kiện kinh tế - xã hội cịn
gặp nhiều khó khăn, có 9/23 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt dưới 10% nhu cầu chi của toàn
huyện, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ nảy sinh các vấn
đề xã hội như: thu nhập, việc làm, tệ nạn xã hội, vấn đề về ơ nhiễm mơi trường,
tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp,....đó là những nguy cơ,
thách thức lớn của huyện. Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã có
nhiều đổi mới, đã có sự tham gia của người dân nhưng vẫn cịn hạn chế, sự tham
gia cơng khai của người dân, các tổ chức xã hội vào quá trình lập kế hoạch vẫn
chưa được coi trọng. Có những nơi coi cơng tác lập kế hoạch là cơng việc của
chính quyền, người dân không quan tâm đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương mình. Điều này đã dẫn đến hiện tượng các mục tiêu kế hoạch cịn
mang tính chủ quan, khơng phản ánh nhu cầu thực sự của người dân. Việc huy
động nguồn lực từ người dân vào việc thực hiện kế hoạch là rất khó khăn.
Thực tế cho thấy kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở một số nơi chưa gắn
kết với nguồn lực tài chính khiến cho việc thực hiện kế hoạch và sử dụng các
nguồn lực chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng và chưa có sự
gắn kết giữa chính quyền địa phương và người dân. Do đó, cần nâng cao nhận thức
của người dân tham gia đóng góp nguồn lực, về quyền, lợi ích của mình trong
tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Từ thực trạng và những yêu cầu phát triển thực tế, tôi nhận thấy việc nghiên
cứu để đưa ra những giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu là nhiệm vụ quan
trọng, cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay. Ý thức sâu sắc được những
vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tăng cường sự tham gia của
cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình”.


2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tham của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường sự tham của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia

của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thực trạng sự tham của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham của cộng đồng trong lập kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường sự tham của cộng đồng trong

lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Trên địa bàn huyện Mai Châu hiện nay, người dân đang tham gia vào công

tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội?

3. Giải pháp nào sẽ tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia của cộng đồng trên địa
bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp xã và đưa ra những giải pháp tăng cường sự

3


tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã trên
địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
* Phạm vi về khơng gian
Phạm vi của đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Mai Châu; trong đó có các
điểm nghiên cứu chính được tiến hành tại xã Chiềng Châu và xã Ba Khan.
* Phạm vi về thời gian
- Đề tài nghiên cứu sự tham của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Mai Châu trong khoảng thời gian từ năm
2015- 2018.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2019;

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về lập kế


hoạch phát triển kinh tế - xã hội và sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng chi tiết gồm: Các khái niệm, đặc điểm,
quy trình, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong
lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu tổng quan và rút ra một số bài
học cho huyện Mai Châu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã phân tích thực trạng, nguyên nhân và các yếu

tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở huyện Mai Châu. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm tằng
cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
huyện Mai Châu góp phần huy động nguồn lực của cộng đồng cho phát triển kinh
tế -xã hội của địa phương. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo quý cho
các nhà quản lý, các cơ sở đào tạo nhằm ứng dụng vào thực tiễn góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ
THAM GIA CỘNG ĐỒNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG LẬP
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu về cộng đồng theo các cách tiếp cận khác
nhau.
Theo Gustav A. Lundquist and Thomas Nixon Carver (1927) “cộng đồng là

một nhóm người sống cùng một nơi và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu
chung. Nơi cộng đồng sinh sống là một khu vực xác định, có ranh giới, đủ gần để
các thành viên trong cộng đồng có thể giao tiếp và phối hợp làm việc với nhau để
dễ dàng đạt được mục tiêu chung. Việc theo đuổi mục tiêu chung làm cho các
thành viên trong cộng đồng gắn bó với nhau”. Quan niệm này nhấn mạnh địa điểm
để hình thành một cộng đồng phải là một khu vực xác đinh và có ranh rới đủ gần.
Cộng đồng là một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chung
một mục đích và quy tắc (Arunagrawal and Clack C. Gibson, 1999). Cộng đồng
thường có quy mơ nhỏ cả về dân số lẫn không gian sống. Cộng đồng thường trong
phạm vi một làng, sự gần gũi như vậy làm cho mọi người gắn bó với nhau. Tính
đồng nhất của cộng đồng có thể là sự giống nhau về ngơn ngữ, phong tục tập qn,
tín ngưỡng, dân tộc. Sự giống nhau này là yếu tố gắn kết các thành viên trong cộng
đồng, làm xích lại gần nhau hơn, luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau.
Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), cộng đồng là một thực thể
xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc khơng chặt chẽ), là một nhóm người cùng
chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông
qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm và lợi ích chung đó rất
đa dạng. Đó là những đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường, huyết
thống, tổ chức, vùng địa lý hoặc khía cạnh về tâm lý, mối quan tâm và quan điểm.

5


Theo quan điểm của tác giả trong Luận văn, cộng đồng là tập hợp dân cư
sống trên một địa bàn được liên kết với nhau bằng một cấu trúc nội tại, có cùng
mối quan tâm. Cộng đồng được nhận biết qua các sinh hoạt xã hội của nhóm
người đó với nhau. Để xác định một cộng đồng chúng ta có thể dựa vào: lãnh thổ
(cộng đồng khu vực, quốc gia, …), mục đích (kinh tế, chính trị,…) ngơn ngữ, huyết
thống và nhiều hoạt động xã hội khác…
2.1.1.2. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp
thực hiện cho một hoạt động tương lai. Kế hoạch dự đón những gì sẽ xảy ra trong
tương lai và thực hiện các công việc cần làm để đạt được kết quả đã định. Nó thể
hiện ý đồ của chủ thể về tương lai của đối tượng quản lý.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước
theo mục tiêu, nó được cụ thể bằng các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã
hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc một địa
phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một
cách có hiệu quả cao nhất (Vũ Cương, 2010).
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển kinh tế - xã hội
Là quá trình thay đổi toàn diện các lĩnh vực KTXH của cộng đồng theo
hướng hiệu quả, ổn định, bền vững và công bằng.
- Về kinh tế: Hiệu quả hơn, cơ cấu phù hợp hơn;
- Về xã hội: Tổ chức và thể chế phù hợp hơn (đáp ứng tố hơn các nhu cầu xã

hội; giảm thiểu các nguy cơ tổn thương; công bằng hơn);
- Về môi trường: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ và quản

lý phù hợp.
2.1.1.4. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội
Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là
quá trình người dân tạo ra ảnh hưởng của mình đến sự phát triển KTXH chung của
cộng đồng. Ảnh hưởng được hình thành khi người dân được tham gia xác định nhu
cầu; thảo luận lựa chọn ưu tiên và quyết định giải pháp nhằm phát triển KTXH ở
thôn, bản, xã; tham gia quyết định huy động nguồn lực của cộng đồng để thực hiện
các giải pháp; tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện…

6



OECD cho rằng sự phát triển có người dân tham gia là việc xây dựng mối
quan hệ đối tác trên cơ sở thảo luận giữa các bên liên quan, các mục tiêu hoạt động
được các bên cùng thiết lập và ý kiến của địa phương được tôn trọng. Điều này cho
thấy kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ được đàm phán qua lại hơn là bị áp đặt
từ bên ngoài. Nhờ vậy, người dân trở thành những người tham gia tích cực thay vì
chỉ là những người hưởng lợi tham gia một cách thụ động.
Tóm lại, sự tham gia của người dân trong lập KHPT KTXH là một quá trình
bàn bạc cởi mở, bình đẳng giữa những người thực hiện, chính quyền và các ban
ngành cấp xã, huyện với người dân đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đó kiến thức ý
kiến của người dân được tôn trọng, họ được xem là chủ thể của bàn bạc này.

2.1.2. Vai trò tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội có
vai trị quan trọng trong đời sống con người. Để lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội có sự tham gia của cộng đồng, vì lý do:
Chỉ có cộng đồng mới là người am hiểu hồn cảnh thực tế ở địa phương, những
kiến thức bản địa được sử dụng xác định nhu cầu, lựa chọn ưu tiên, các hoạt động giải
pháp phù hợp để đạt mục tiêu… Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được lập dựa trên
cơ sở có sự tham gia của cộng đồng sẽ sát, đúng, khả thi cao. Khi người dân tham gia
lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, họ được tạo cơ hội bày tỏ nhu cầu, khó khăn và
bức xúc của họ về vấn đề cần giải quyết của phát triển kinh tế- xã hội, người dân được
bàn bạc để tìm ra các giải pháp khả thi trong điều kiện của địa phương. Do vậy, sự
tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch để đảm bảo hoạt động phát triển thực thế
hơn và không bị thụ động áp đặt từ bên ngoài. Tăng cường sự tham gia của người dân
địa phương trong tất cả các hoạt động là cách làm tốt nhất để phát huy tính chủ động,
sáng tạo và trách nhiệm của người dân

Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các hoạt động
là cách làm tốt nhất để phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người

dân
2.1.3. Phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của
cộng đồng
2.1.3.1. Phương pháp thảo luận nhóm
Là phương pháp làm việc có tổ chức, có mục tiêu. Mục tiêu là đưa ra những
ý kiến, đóng góp mang tính dân chủ và đồng thuận từ các thành viên cho chủ đề

7


thảo luận. Phương pháp thỏa luận nhóm sử dụng để chia sẻ các ý tưởng và mở
rộng quan điểm về một hoặc một số vấn đề giữa các thành viên tạo ra sự quan tâm
và đồng thuận trong giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó các thành viên có thể nêu lên ý
kiến của mình giúp tận dụng được trí tuệ tập thể của nhóm (Nguyễn Quang Dũng,
2011). Qui trình thảo luận nhóm bao gồm:
Hướng dẫn q trình thảo luận nhóm;
(i) Nêu chủ đề thảo luận và các câu hỏi thảo luận;
(ii) Nêu yêu cầu của thảo luận (thời gian, nội dung, kết quả cần đạt được,

phương pháp ghi chép thơng tin….);
(iii) Chọn địa điểm thảo luận nhóm;
(iv) Mỗi nhóm bầu trưởng nhóm để phụ trách vấn đề thảo luận và một thư ký

để ghi chép nội dung. Tiến hành thảo luận nhóm theo các yêu cầu nêu trên. Hướng
dẫn viên thăm hỏi các nhóm để cung cấp sự hướng dẫn hoặc giải thích cho thành
viên khi họ vướng mắc và đảm bảo các nhóm thảo luận nghiêm túc;
(v) Hướng dẫn viên u cầu lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận

nhóm của mình và mời các nhóm khác đóng góp ý kiến;
(vi) Hướng dẫn viên dựa trên sự đóng góp của các thành viên hệ thống hóa


lại kết quả thảo luận, cảm ơn sự tham gia của mọi người và tuyên bố kết thúc thảo
luận nhóm.
2.1.3.2. Phương pháp động não
Giúp tìm ra nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề mới và khó trong thời
gian tương đối ngắn. Các ý tưởng hay hình ảnh về vấn đề cần giải quyết được
người hướng dẫn thảo luận đưa ra ngẫu nhiên theo dịng suy nghĩ với mục đích gợi
ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các ý kiến có thể rộng và sâu, khơng bị giới hạn
bởi các khía cạnh nhỏ nhặt của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Như vậy, động não là một kĩ thuật thảo luận một nhóm người hoặc nhiều
người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách thu thập tất cả các ý
kiến của nhiều người, nảy sinh trong cùng một thời gian theo nguyên tắc mọi
người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình, không bị chi phối bởi người lãnh
đạo hay những người khác (Nguyễn Quang Dũng, 2011).

8


2.1.3.3. Phương pháp tham vấn
Là hình thức lấy ý kiến của các bên liên quan về bản kế hoạch mà khi thực
hiện sẽ có ảnh hưởng đến các bên liên quan trên. Tham vấn được thực hiện trong
quá trình lập kế hoạch ở 3 khâu: (i) tham vấn kết quả đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch kỳ trước; (ii) tham vấn các định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển
trong kỳ kế hoạch tới đã được trình bày trong khung logic và (iii) tham vấn bản dự
thảo kế hoạch địa phương kỳ tới. Hình thức tham vấn phổ biến nhất: hội nghị, hội
thảo, thảo luận chuyên đề.
2.1.4. Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia
Hiện nay, theo sổ tay lập kế hoạch cấp xã hàng năm (Bộ KH & ĐT, 2013)
thể hiện quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia bao gồm 7 bước như sau:
* Bước 1: Chuẩn bị cho lập kế hoạch

- UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo cho các xã lập KHPT KTXH năm

X+1. Từ đó thành lập tổ lập kế hoạch xã.
- UBND xã họp lên kế hoạch triển khai lập KHPT KTXH xã.
- Tập huấn hướng dẫn tổ lập kế hoạch xã phương pháp tham vấn cộng đồng

và lập KHPT KTXH xã.
* Bước 2: Thu thập thông tin 3 cấp: huyện, xã và thôn
- Thực hiện tham vấn cộng đồng và lập định hướng phát triển thôn bản
- Hội nghị định hướng phát triển KTXH cho các xã do huyện tổ chức hàng năm.

* Bước 3: Tổng hợp và phân tích thơng tin
- Tổng hợp các nhu cầu/ vấn đề, các mục tiêu, các giải pháp, dự kiến nguồn

lực theo lĩnh vực phát triển KTXH.
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển KTXH, dự kiến khả năng nguồn lực tài chính.

* Bước 4: Hội nghị lập KHPT KTXH xã
Trình bày dự thảo KHPT KTXH xã năm X+1 thảo luận, phân tích và thống
nhất chung để hoàn thiện.
* Bước 5: Dự thảo KHPT KTXH cấp xã và thông qua Đảng ủy, HĐND xã
- Hoàn thiện bản KHPT KTXH xã theo mẫu và gửi bản dự thảo lần 1 KHPT

KTXH xã đến Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp và gửi các ban ngành
huyện góp ý.

9


* Bước 6: Thảo luận và bảo vệ kế hoạch xã tại huyện

- Tổ chức hội nghị thảo luận và bảo vệ KHPT KTXH xã tại huyện.
- Gửi bản dự thảo KHPT KTXH cuối cùng cho Phịng Tài chính - Kế hoạch

huyện.
* Bước 7: Hoàn thiện, phê duyệt và tổ chức thực hiện KHPT KTXH xã
- Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu, ngân sách đã được huyện thống nhất và

giao kế hoạch;
- Họp HĐND xã thông qua bản KHPT KTXH xã. HĐND xã ra nghị quyết về

nhiệm vụ phát triển KTXH và ngân sách năm kế hoạch;
- Họp các thôn để thông báo kế hoạch đã được phê duyệt tới mọi người dân.

2.1.5. Nội dung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội
2.1.5.1. Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quy trình lập kế hoạch có
sự tham gia
a) Cộng đồng tham gia xác định nhu cầu thiết yếu
Nhu cầu của người dân cần mới là điều mà mục tiêu của chính sách hướng
đến, cộng đồng tham gia xác định nhu cầu là điều trở nên tất yếu và cần thiết. Họ
được hưởng cái họ cần và họ tham gia thực hiện thì tất yếu họ có tinh thần trách
nhiệm và dốc hết năng lực, vật chất để thực hiện thành công KHPT KTXH.
b) Cộng đồng tham gia xác định mục tiêu
Mục tiêu KHPT KT- XH là cái đích của từng cá nhân, đơn vị, tổ chức và
cộng đồng phấn đấu để hoàn thành. Theo tiếp cận logic, mục tiêu của KHPT
KTXH là mơ tả tình hình của đơn vị, của địa phương trong tương lai khi giải quyết
được khó khăn hiện nay, đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH.
c) Cộng đồng tham gia xác định các giải pháp và hoạt động
Căn cứ vào mục tiêu, lập kế hoạch thành các hợp phần khác nhau để hoàn
thiện mục tiêu cụ thể. Cộng đồng tiến hành thảo luận đưa ra thứ tự ưu tiên cho các

hoạt động để đạt từng mục tiêu cụ thể. Đánh giá mức độ tham gia cộng đồng
ở 2 xã Chiềng Châu và Ba Khan để nghiên cứu trong bước này.
d) Cộng đồng tham gia xác định kết quả dự kiến
Cộng đồng tham gia xác định kết quả dự kiến cho từng hoạt động góp phần
đạt được mục tiêu đề ra, làm cơ sở để tính tốn chi phí cho từng hợp phần trong

10


×