Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.75 KB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ DUY ANH

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH
PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Duy Anh

i

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức,các phịng, ban,
ngành của UBND huyện Thanh Thủy, UBND các xã Đồng Luận, Sơn Thủy, Yến Mao
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Duy Anh

ii

năm 2019


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viêt tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình và sơ đồ.......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra ........................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 4

1.4.1.

Về lý luận..................................................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn.................................................................................................................. 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông

thôn............................................................................................................................... 5
2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thơn .........10

2.1.3.

Mức độ và các hình thức tham gia của người dân trong quản lý môi trường

nông thôn.................................................................................................................... 11
2.1.4.

Nội dung về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông
thôn............................................................................................................................. 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường nông thôn....................................................................................................... 19


iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
nông thôn.................................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý môi trường ở các nước trên thếgiới................................. 20

2.2.2.

Kinh nghiệm tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
một số địa phương ở ViệtNam................................................................................ 24

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài....................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 29


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 31

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Thanh Thuỷ................................................................................................................ 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin............................................................................ 40

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 42

4.1.

Thực trạng quản lý môi trường nông thôn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú
Thọ.............................................................................................................................. 42

4.1.1.

Khái qt về tình hình ơ nhiễm mơi trường nông thôn ở huyện Thanh
Thuỷ, tỉnh Phú Thọ................................................................................................... 42

4.1.2.

Thực trạng công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện
Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ...................................................................................... 43

4.2.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ..................................................... 51

4.2.1.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ
môi trường nông thôn............................................................................................... 51

4.2.2.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong tham gia xây dựng các quy
chuẩn và quy hoạch cơ sở hạ tầng quản lý môi trường nông thôn ................... 53


4.2.3.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong hoạt động cấp nước sạch ..............56

4.2.4.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt.............................................................................................................................. 58

iv


4.2.5.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong thu gom và xử lý rác thải nông
nghiệp 61

4.2.6.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải............................... 65

4.2.7.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác vệ sinh đường làng ngõ

xóm
4.3.

68


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản

lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

70

4.3.1.

Nhận thức và hành vi của người dân trong quản lý mơi trường nơng thơn .....71

4.3.2.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường .......................... 71

4.3.3.

Trình độ học vấn của người dân............................................................................. 72

4.3.4.

Chính sách của Nhà nước đối với quản lý môi trường ....................................... 73

4.3.5.

Đánh giá chung.......................................................................................................... 74

4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân
trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú

Thọ

75

4.4.1.

Định hướng................................................................................................................ 75

4.4.2.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường

nông thôn

76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 85
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 85

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 86

5.2.1.

Đối với UBND huyện Thanh Thủy........................................................................ 86

5.2.2.


Đối với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Thủy ....................... 87

5.2.3.

Đối với người dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy............................................. 87

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 89
Phụ lục....................................................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVMT

Bảo vệ mơi trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội


ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

QLMT

Quản lý môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chí ph

Bảng 3.1.

Tình hình
- 2017......

Bảng 3.2.

Tình hình

2017.........

Bảng 3.3.

Một số chỉ

Bảng 3.4.

Thơng tin v

Bảng 4.1.

Nguồn phá

Bảng 4.2.

Hình thức

Bảng 4.3.

Nội dung t

Bảng 4.4.

Các hình t

đoạn 2015
Bảng 4.5.

Sự tham g

thải trên đị

Bảng 4.6.

Sự tham gi

Bảng 4.7.

Đánh giá c

Bảng 4.8.

Sự tham g

môi trường
Bảng 4.9.

Sự tham gi

Bảng 4.10.

Sự tham g
trang trên

Bảng 4.11.

Sự tham gi

Bảng 4.12.

Đánh giá c
hoạt động


Bảng 4.13.

Sự tham gi

Bảng 4.14.

Sự tham gi

Bảng 4.15.

Sự tham gi

Bảng 4.16.

Đánh giá c

xử lý rác th
Bảng 4.17.

Sự tham gi

Bảng 4.18.

Sự tham gi

vii


Bảng 4.19. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về sự tham gia của người dân trong

xử lý rác thải nông nghiệp................................................................................ 65
Bảng 4.20. Sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải sinh hoạt ........................66
Bảng 4.21. Sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải chăn nuôi ....................... 67
Bảng 4.22. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về sự tham gia của người dân trong
xử lý nước thải................................................................................................... 68
Bảng 4.23. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác vệ sinh đường
làng, ngõ xóm..................................................................................................... 69
Bảng 4.24. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về sự tham gia của người dân trong
công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm.......................................................... 70
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý
mơi trường nơng thơn....................................................................................... 71
Bảng 4.26. Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ....................72
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến sự tham gia của người dân quản
lý môi trường...................................................................................................... 73

viii


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Thủy................................................................................... 29
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện Thanh Thủy .......................45
Sơ đồ 2.1. Mức độ tham gia của người dân......................................................................... 12

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Duy Anh
Tên luận văn: Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông
thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Ơ nhiễm mơi trường khơng cịn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và thành phố
lớn, mà trở thành vấn đề đáng quan tâm cả ở các vùng nơng thơn, ngun nhân chính là do
sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, q
trình sản xuất, tiêu dùng vật chất của con người trong khi đó việc quản lý mơi trường tại
khu vực này còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, nhận thức của nhiều cấp chính
quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm về quản lý môi trường chưa đầy
đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực nơng thơn sẽ có tác động tiêu
cực đến đời sống kinh tế - xã hội ở nơng thơn, trong đó có sức khỏe người dân. Huyện
Thanh Thủy là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh, phấn đấu đến năm 2030 trở thành huyện du lịch, là vùng
trọng điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ. Cùng với sự phát triển các ngành tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp, gia tăng dân số diễn ra nhanh chóng, trong khi đó các cơng trình cấp
thốt nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải, … chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển. Do nguồn ngân sách có hạn nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, đội ngũ
cán bộ quản lý mơi trường cịn thiếu và năng lực tham mưu chưa đáp ứng được yêu cầu,
mặt khác nhận thức, thái độ và sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông
thôn trên địa bàn huyện còn chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của
người dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài đã đi sâu và giải
quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
người dân trong quản lý môi trường nông thôn để làm cơ sở khoa học cho đề tài.
Thứ hai, luận văn đã đưa ra các nhận định khách quan về thực trạng sự tham gia
của người dân trong công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Thanh
Thủy giai đoạn 2015 - 2017. Trên cơ sở số liệu qua từng năm đánh giá những kết quả

đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản
lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.
Thơng qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu từ đó đưa ra được các ý kiến đánh
giá về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn

x


huyện Thanh Thủy phụ thuộc vào các yếu tố sau: Ý thức của người dân trong việc
triển khai các hoạt động quản lý môi trường nông thôn tại địa phương; Trình độ
chun mơncủa đội ngũ cán bộ quản lý mơi trường; Ảnh hưởng của trình độ học vấn
đến sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thơn; Chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với quản lý và bảo vệ môi trường. Các yếu tố trên có mối quan hệ
mật thiết với nhau trong q trình tổ chức thực hiện. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính
quyền huyện Thanh Thủy cần triển khai các chính sách, biện pháp, nội dung cụ thể để
người dân tham gia quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn đạt hiệu quả.
Để tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian tới được tốt hơn cần thực hiện một số
giải pháp sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của
người dân trong bảo vệ môi trường nông thôn; Nâng cao năng lực cán bộ phụ trách
môi trường cấp huyện và cơ sở; Tăng cường các nguồn lực để quản lý bảo vệ môi
trường nông thôn; Tăng cường thành lập mới các tổ vệ sinh môi trường tự quản ở khu
dân cư; Mở các lớp đào tạo nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom, phân loại
và xử lý rác thải sinh hoạt và trong nông nghiệp; Tăng cường công tác thi đua, khen
thưởng trong thực hiện quản lý mơi trường nơng thơn.Vì vậy, luận văn này đã đưa ra
những phương hướng nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy nhằm khắc phục những hạn chế,
thiếu sót góp phần xây dựng huyện Thanh Thủy giàu mạnh và phát triển bền vững.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Duy Anh
Thesis title: Enhance the participation of people in rural environmental management
in Thanh Thuy district, Phu Tho province
Maijor: Economics Management

Code: 8340410

Educational Organization:Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Environmental pollution is an urgent issue of cities and rural areas. There are
many difference reason such as population growth and industrialization and
modernization of rural agriculture, the production process and material consumption
of people, while the environmental management in rural area is still low level.In
particular, the perception of local government, managers, organizations and
individuals in environmental management is inadequate, the risk of environmental
pollution in rural areas is unclear, negative impacts on the socio-economic in rural
areas, including people's health.
Thanh Thuy district has many potentials to develop various forms of eco-tourism,
convalescence and spiritual culture. The district has objective to become a tourist district
by 2030, a main tourist area of Phu Tho province.Along with the development of
industries, population growth. While water supply and drainage, wastewater treatment,
waste collection and treatment projects have not yet met. application is required to
develop.Due to limited budget, the investment is still modest, the staffs of environmental
management is lacking and the capacity has not met the requirements. On the other hand,
the awareness, attitude and participation of household in rural environment management is
limited.This research has specific objectives included:

(1) To systemize the theoretical and practical issues which related participation of

people in rural environmental management. (2) Assessment the situation of
participation of people in rural environmental management in Thanh Thuy district,
Phu Tho province. (3) Analyze the factors were affected to the participation of people
in rural environmental management in Thanh Thuy district, Phu Tho province. (4) To
propose some solutions to enhance the participation of people in rural environmental
management in Thanh Thuy district, Phu Tho province.
The results show that the participation of people in rural environmental management
in Thanh Thuy district, Phu Tho province depend on awareness of people in implementing
rural environmental management activities in the locality; the professional qualifications
of environmental management staffs; supporting policies of the State for

xii


environmental management and protection.To enhance the participation of people in
rural environmental management in Thanh Thuy district in the near future, the
research proposed solutions such as trengthening propaganda, improve awareness and
the role of people in rural environmental management; improve the capcity of
manager and staffs; establishing new self-managed environmental sanitation groups in
residential areas;training to improve local people’s awareness and improve the
emulation and reward for people in environmental management and protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ơ nhiễm mơi trường (ƠNMT) khơng cịn là vấn đề cấp bách của riêng các đô


thị và thành phố lớn mà trở thành vấn đề đáng quan tâm cả ở vùng nơng thơn,
ngun nhân chính là do sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn, q trình sản xuất, tiêu dùng vật chất của con người
trong khi đó việc quản lý mơi trường (QLMT) tại khu vực này còn thấp so với yêu
cầu đặt ra. Đặc biệt, nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm về QLMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ
ƠNMT khu vực nơng thơn sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội
(KT-XH) ở nơng thơn, trong đó có sức khỏe người dân. Đội ngũ cán bộ QLMT cịn
ít về số lượng, bất cập về chất lượng. Hiện nay Việt Nam mới chỉ có gần 30 cán bộ
QLMT/1 triệu dân so sánh với một số nước trong khối ASEAN là 70 người/1 triệu
dân (Phạm Cơng Nhất, 2014).
Ngồi ra, nhận thức của người dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại
khu vực nơng thơn về vấn đề mơi trường cịn chưa cao. Người dân nơng thơn chưa
có ý thức bảo vệ mơi trường (BVMT). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất; việc xả nước thải, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc
đầu tư các công trình phục vụ đời sống (bể nước, cống rãnh thốt nước,...), việc
tham gia công tác vệ sinh môi trường của cộng đồng… cịn hạn chế.
ƠNMT nơng thơn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng tại khu
vực nơng thơn. Bên cạnh một số bệnh tật có tính chất di truyền, thì tại khu vực
nơng thơn hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều các loại bệnh tật mới có tính
chất lây lan nguy hiểm ra cộng đồng và tính chất hiểm nghèo như dịch tả, ngồi
da, hơ hấp, uốn ván, tiêu chảy cấp, ung thư có nguyên nhân do sử dụng các sản
phẩm độc hại hoặc bị ô nhiễm...
Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về
công tác BVMT, tăng cường cơng tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương
thì sự tham của cộng đồng đặc biệt là người dân vào QLMT đóng vai trị đặc biệt
quan trọng. Sự tham gia của người dân vào QLMT không chỉ tạo thêm nguồn lực
tại chỗ mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các
cơ quan QLMT giải quyết kịp thời sự ÔNMT ngay từ khi mới xuất


1


hiện. Hơn nữa, huy động được sự tham gia của cộng đồng mới có thể giải quyết
triệt để các vấn đề về mơi trường và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước.
Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ có 15
đơn vị hành chính: gồm 14 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.568,05
ha. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp tính đến hết năm 2017 là 9.062,7 ha chiếm
72,11%, dân số tính đến hết năm 2017 là 78.616 người trong đó số người sống ở
khu vực nơng thôn chiếm trên 93%. Huyện Thanh Thủy là vùng đất có nhiều tiềm
năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh,
phấn đấu đến năm 2030 trở thành huyện du lịch, là vùng trọng điểm du lịch của
tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên nền kinh tế hiện nay phát triển còn chậm, khả năng tích
luỹ thấp, nguồn thu ngân sách cịn hạn hẹp. Hàng năm, thu ngân sách không đáp
ứng được nhiệm vụ chi mà vẫn phụ thuộc vào ngân sách tỉnh hỗ trợ. Năm 2017,
tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 154,4 tỷ đồng, trong đó tổng chi ngân
sách trên địa bàn huyện là 458,3 tỷ đồng (Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy,
2017).
Cùng với sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, gia tăng
dân số diễn ra nhanh chóng, trong khi đó các cơng trình cấp thốt nước, xử lý nước
thải, thu gom và xử lý rác thải, … chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do nguồn
ngân sách có hạn nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, đội ngũ cán bộ
QLMT còn thiếu và năng lực tham mưu chưa đáp ứng được yêu cầu, mặt khác
nhận thức, thái độ và sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn trên địa
bàn huyện còn chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người
dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra đối với sự tham gia của người dân trong
QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy như: thực trạng sự tham gia của
người dân hiện nay ra sao, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân và

làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn trên địa
bàn huyện. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về QLMTnói chung và
sự tham gia của các đồn thể, người dân nói riêng, tuy nhiên

“Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn
trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ” chưa có cơng trình nào nghiên
cứu vấn đề này trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài này thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng
cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn sự tham gia
của người dân trong QLMT nông thôn; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự
tham gia của người dân trong QLMT khu vực nông thôn huyện Thanh Thuỷ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong

QLMT nông thôn;
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong QLMT nông thơn trên

địa bàn huyện Thanh Thuỷ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong

QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT


nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra
1.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường sự tham gia
của người dân trong QLMT nơng thơn để có thể thu hút sự tham gia trong QLMT
ở khu vực nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đánh giá sự tham gia của người dân

trong công tác QLMT trên các lĩnh vực: công tác quy hoạch, q trình thực hiện,
cơng tác kiểm tra, giám sát, hoạt động cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải, nước
thải, vệ sinh đường làng, ngõ xóm… và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong QLMT nông thôn tại huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
1.3.1.2. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tralà cán bộ huyện, xã và người dân trên địa bàn huyện Thanh
Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân
trong QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.

3


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu thực trạng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về sự
tham gia của người dântrong QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ,
tỉnh Phú Thọ trong thời gian 3 năm (từ 2015 -2017).
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 1.4.1. Về lý
luận
Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về sự tham gia của người dân
trong QLMT nơng thơn.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã phân tích và chỉ rõ thực trạng sự tham gia của người dân trong
QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, qua đó chỉ rõ
được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng và rút ra bài học kinh
nghiệm về sự tham gia của người dân trong QLMT trên địa bàn huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu và khả thi nhằm tăng
cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn trên địa bàn huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Ngồi ra, luận
văn cịn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực cho quá trình quản lý nhà nước
về mơi trường nói chung và sự tham gia của người dân trong QLMT nơng thơn nói
riêng nhằm góp phần phát triển KT - XH, BVMT trên địa bàn huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về sự tham gia của người dân
Tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động, một tổ chức
chung nào đó. Tuy nhiên, cách hiểu này tương đối đơn giản và không khái quát
được bản chất, nội dung tham gia trong tổng thể các mối quan hệ của nó.
Theo Tạ Quỳnh Hoa (2009) thì sự tham gia là một q trình mà Chính phủ và

cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động chung
để cung cấp dịch vụ đô thị cho tất cả các cộng đồng.
Sự tham gia là một q trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác
động vào quá trình đánh giá, quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì
một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Yếu tố quan trọng nhất của sự
tham gia là đảm bảo đảm cho những người chịu ảnh hưởng được tham gia vào
quyền quyết định một công việc hay một dự án nào đó.
Để tiến hành được việc quy hoạch cải tạo với sự tham gia của cộng đồng, yếu
tố cần thiết hàng đầu đó là sự nỗ lực tham gia của người dân. Người dân phải thể
hiện tính tự chủ tối đa và nỗ lực để cải thiện điều kiện sống và mơi trường nơi họ
đang ở. Ngồi ra, cần tồn tại các nguồn lực của cộng đồng: tiền, sức lao động, kiến
thức, kỹ năng, sự lãnh đạo, hệ thống tổ chức xã hội trong cộng đồng. Bên cạnh đó,
cũng cần có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ hoặc các
tổ chức nào đó để khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính tự lực của
cộng đồng (Tạ Quỳnh Hoa,2009).
Sự tham gia của người dân là một quá trình bàn bạc cởi mở, bình đẳng giữa
cán bộ, các nhà hoạch định chính sách với người dân địa phương.
Sự tham gia của người dân là một quá trình mà Chính phủ và người dân cùng
nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ
cho tất cả người dân.
Sự tham gia của người dân là một quá trình tìm và huy động các nguồn lực
của người dân, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng
hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.

5


Tóm lại, có thể hiểu sự tham gia của người dân là q trình người dân cùng
với chính phủ xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và
thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu tiền bạc,

lao động và thời gian, cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt
động để phục vụ cho cộng đồng.
2.1.1.2. Khái niệm về nơng thơn
Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào chính xác và được chấp nhận
một cách rộng rãi về nông thôn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so
sánh nông thơn với thành thị.
Bảng 2.1. Tiêu chí phân biệt khu vực nơng thơn và khu vực thành thị
Tiêu chí

Nghề nghiệp
Mơi trường
Kích cỡ cộng đồng

Mật độ dân số

Đặc điểm cộng đồng
Phân tầng xã hội

Di động xã hội

Tác động xã hội

Nguồn: Mai Thanh Cúc và cs. (2005)


6


Trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1994, nông
thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trưng chủ yếu làm nghề nông. Cịn

trong từ điển Bách khoa Xơ Viết của Nhà xuất bản Bách khoa Liên Xơ năm 1986
thì thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm ngành nghề ngồi nơng
nghiệp. Hai định nghĩa trên chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông
thôn và thành thị. Song thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không
phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau cả về mặt tự nhiên,
kinh tế và xã hội.
Như vậy, khái niệm vùng nơng thơn bao gồm tổng hợp nhiều mặt có quan hệ
chặt chẽ với nhau, mà từng mặt, từng tiêu chí riêng lẻ khơng thể nói lên một cách
đầy đủ được.
"Nơng thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng
dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác" (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Từ đó, khái niệm vùng nơng thơn có thể diễn đạt như sau: Nơng thôn là vùng
đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nơng nghiệp (nơng, lâm, ngư
nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của dân
cư thấp hơn đô thị.
* Một số đặc điểm riêng của nơng thơn Việt Nam đó là:
Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông, đây là

địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp
và các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Trong các làng xã truyền
thống, sản xuất nơng nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là nguồn sinh kế chính của
đại bộ phận nơng dân. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của đất nước, đặc điểm
này có sự thay đổi. Các vùng nơng thơn trong tương lai sẽ khơng phải chủ yếu có
các nơng dân sinh sống và làm nơng nghiệp, thay vào đó là các cư dân cư trú và
tiến hành các hoạt động kinh tế khác nhau, gồm cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất
cơng nghiệp và thương mại dịch vụ. Theo đó tỷ trọng lao động và GDP của các
ngành kinh tế ở nông thôn cũng thay đổi theo hướng gia tăng cho cơng nghiệp và

dịch vụ.
Nơng thơn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh
thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên to lớn, phong

7


phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nước, khơng khí, rừng, sơng suối, ao
hồ, khống sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và do con người sáng tạo ra.
Cư dân nơng thơn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những
quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nơng thơn, có nhiều gia đình trong
một dịng họ cùng sinh sống và gắn bó gần gũi, khăng khít lâu đời. Những người
ngồi dịng họ cùng chung sống, góp sức phịng tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong
sản xuất và đời sống hàng ngày tạo nên tình làng nghĩa xóm bền chặt.
Nơng thơn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia như các
phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành
nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh… Đây chính
là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và du lịch
sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý môi trường nông thôn
a. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường
- Khái niệm: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo

có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật BVMT,
2014).
- Chức năng cơ bản của môi trường: Con người chúng ta luôn tồn tại song

song với môi trường. Nếu như mơi trường bị ảnh hưởng thì cuộc sống của động
thực vật sống trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng và ngược lại. Mơi trường có chức
năng rất quan trọng với nhân loại. Đối với con người nói riêng và sinh vật nói

chung thì mơi trường có rất nhiều chức năng:
+ Mơi trường chính là khơng gian sống của con người và các loài sinh vật:

Hằng ngày mỗi người chúng ta cũng cần có những khoảng sống như nhà ở, nơi
nghỉ, sản xuất,… Điều đó địi hỏi mơi trường cần phải có phạm vi khơng gian
thích hợp với mỗi người. Và khơng gian này lại địi hỏi phải có những tiêu chuẩn
nhất định về các yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan,…u cầu về khơng
gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và cơng nghệ. Với sự phát
triển vượt bậc của khoa học công nghệ như hiện nay thì mơi trường cũng thay đổi
một cách rất lớn và đang theo chiều hướng xấu và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh
thái.
+ Mơi trường chính là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời

sống cũng như sản xuất của con người:Loài người chúng ta đã trải qua nhiều giai

8


đoạn phát triển, bắt đầu từ khi con người biết canh tác đến khi công cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật phát triển trong mọi lĩnh vực thì nhu cầu của con người về
các nguồn tài nguyên lại không ngừng tăng lên về cả chất lượng, số lượng và mức
phát triển của xã hội. Và mơi trường chính là nguồn tạo ra và chứa đựng những tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Rừng: có chức năng cung
cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi
gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. Động, thực vật cung cấp lương thực,
thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Các thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước,
nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Khơng khí, nhiệt độ, nước, gió, năng
lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng,
kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
+ Mơi trường cịn là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong


quá trình sống và lao động sản xuất: Tại đây dưới tác động của vi sinh vật và các
yếu tố môi trường mà các chất thải được phân hủy từ những chất phức tạp thành
những chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Tuy nhiên với
sự gia tăng dân số đến chóng mặt như hiện nay cộng với quá trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa thì lượng chất thải lại tăng lên không ngừng dẫn đến môi trường bị
ô nhiễm ở nhiều nơi do chức năng tái tạo của của môi trường bị quá tải. Khả năng
thu nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm,
tuy nhiên khi lượng chất thải bị vượt quá khả năng đệm hoặc trong chất thải có
chứa nhiều chất độc thì vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình phân hủy
chất thải, từ đó chất lượng mơi trường sẽ giảm và bị ơ nhiễm.
+ Chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin cho con người: Điều đó được

giải thích vị chính môi trường và trái đất là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử
trái đất, lịch sử tiến hóa và phát triển văn hóa của lồi người. Môi trường cung cấp và
lưu trữ cho con người những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan
có giá trị thẩm mỹ, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
+ Mơi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động

từ bên ngồi: Mơi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên
ngoàinhư tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại những tia
cực tím có hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất.
Mơi trường có nhiều chức năng quan trọng là thế tuy nhiên hiện nay có cũng
đang dần bị đe dọa bởi sự phát triển của xã hội làm cho môi trường khơng cịn được
như trước, khơng khí bị ơ nhiễm, nguồn nước cũng bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn

9


nước sạch, rừng bị chặt phá rất nhiều, hệ sinh thái bị biến đổi nghiêm trọng. Hơn

lúc nào hết mọi người cần nâng cao ý thức để BVMT để giúp cho nguồn sống của
chúng ta được tốt đẹp hơn (Trần Thị Thanh Huyền, 2016).
b. Môi trường nôngthôn
Môi trường nông thôn được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự
nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở,
vườn tược, ruộng đồng, đường giao thơng…), các phương tiện máy móc phục vụ
sản xuất nơng nghiệp, trong đó trọng tâm vẫn là người nông dân và công nhân
nông nghiệp với những sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, các yếu tố trên
được quan hệ với nhau bằng dây truyền thực phẩm và dịng năng lượng. Ngồi
hoạt động sản xuất cịn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập qn, tình cảm
của làng xóm của người nơng dân” (Ngơ Thị Phụng, 2007).
c. Quản lý môi trường
QLMT là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã
hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi trường sống và phát triển bền vững kinh
tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về mơi
trường bao gồm:
+ Khắc phục và phịng chống suy thối, ƠNMT phát sinh trong hoạt động

sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một

xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững
bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khơng tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn
minh và công bằng xã hội.
+ Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng
dân cư (Tạp chí mơi trường, 2018)
2.1.2. Vai trò sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn

Sự tham gia của người dân trong QLMT nơng thơn là một q trình mà Nhà
nước và người dân cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể trong việc BVMT nơng
thơn. Do đó, sự tham gia của người dân trong QLMT nơng thơn đóng vai trị hết
sức quan trọng, cụ thể được thể ở các vai trò lớn sau đây:
Thứ nhất, sự tham gia của người dân là yếu tố quyết định đến việc thực hiện

10


×