SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG - TRƯỜNG HỢP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Bá Ngãi
1
, Trần Ngọc Thể
2
1. Quan điểm về quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một nguyên tắc
đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh
doanh rừng phải đạt tới. Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm
phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã
đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ
mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất
tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội.
Nhìn chung, quản lý rừng bền vững phải đảm bảo 2 nguyên lý, đó là:
Thứ nhất, quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các
mục tiêu đề ra như sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ…;
phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, phòng chống cát bay, phòng chống sạt lở
đất…; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái…
Thứ hai, đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là bền
vững về kinh tế là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu
quả ngày càng cao; bền vững về mặt xã hội là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân
thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn
và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân và cộng đồng địa phương;
bền vững về môi trường là kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi
trường và duy trì được đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối
với hệ sinh thái khác.
Như vậy, nguyên lý thứ hai khẳng định sự tham gia của người dân, của cộng
đồng là một trong những yếu tố căn bản cho việc quản lý rừng bền vững. Quan
điểm về sự tham gia cũng rất khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm không phải
là mới nhưng không bao giờ cũ. Nhiều học giả cố gắng lý giải sự tham gia của
người dân trong lâm nghiệp như là nền tảng ban đầu mang bản chất của mọi loại
hình lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Từ “tham gia” có thể phản ảnh nhiều
1
PGS.TS., Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn
2
KS., Trường Đại học Lâm nghiệp
nội dung phong phú, không chỉ đơn thuần chỉ là sự hiện diện hay tham dự trong
các hoạt động quản lý rừng từ bấy lâu nay vẫn làm như thông qua thuê, khoán
thậm chí là làm công ăn lương. Sự tham gia trong quản lý rừng không đơn thuần là
một thuật ngữ mà đã và đang trở thành một khái niệm, một thực tiễn. Tuy nhiên,
có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sự tham gia. Theo Ngân hàng thế
giới, sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể
hay các bên liên qua cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng
ra quyết định. Năm 1994, Hoskin đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về sự tham
gia trong lâm nghiệp, đó là “Sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng
của nam và nữ trong cộng đồng (những người bên trong cộng đồng) với sự hỗ trợ
của những người bên ngoài cộng đồng”. Năm 1996, Hosley đưa ra các mức độ từ
thấp đến cao của sự tham gia, đó là: tham gia có tính chất vận động; tham gia bị
động; tham gia qua hình thức tư vấn; tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ
vật tư từ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ; tự huy động và tổ
chức. Fisher (1984) cho rằng, không có vai trò trong quá trình quyết định thì sự
tham gia chỉ là vô nghĩa. Câu hỏi quan trọng nhất ở đây không phải “Ai thực hiện”
mà “Ai quyết định” trong quản lý rừng.
Quản lý rừng cộng đồng hay quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã và đang trở
thành một phương thức quản lý rừng mà ở đó ”Sự tham gia của cộng đồng” được
khẳng định thông qua quá trình quản lý rừng, đó là xác định vấn đề (dân biết); lập
kế hoạch (dân bàn); thực hiện (dân làm); giám sát và đánh giá (dân kiểm tra).
Với 2 nguyên lý cho quản lý rừng bền vững nêu trên, vai trò về sự tham gia
của người dân, của cộng đồng thông qua quản lý rừng cộng đồng hay quản lý rừng
dựa vào cộng đồng sẽ đảm bảo quản lý rừng bền vững. Quản lý rừng bền vững để
đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Muốn quản lý rừng bền vững
phải có sự tham gia của người dân, của cộng đồng thông qua các phương thức
quản lý rừng có sự tham thích hợp. Quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở
một số địa phương tại tỉnh Bắc Kạn sẽ trình bày dưới đây bước đầu phản ánh thực
tiễn sinh động này.
2. Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Kạn liên quan đến quản lý rừng
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, nằm sâu trong lục địa, xa biên giới và các
trung tâm kinh tế phát triển. Là tỉnh có địa hình phân dị lớn do sự kiến tạo bởi
canh cung Ngân Sơn -Yên Lạc và cánh cung sông Gâm nên có địa hình chia cắt
mạnh. Diện tích núi đá dốc chiếm tỷ lệ cao đã hình thành những thung lũng nhỏ,
hẹp gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nông thôn. Là một
tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình
nên khí hậu Bắc Kạn có nhiều nét đặc trưng như gió lốc, mưa đá, băng giá và
sương muối thường xuất hiện gây thiệt hại lớn cho cây trồng và vật nuôi. Bắc Kạn
nằm trong vùng đầu nguồn của các sông lớn như: sông Cầu, sông Năng, sông Gâm,
sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang. Dòng chảy của các con sông này qua địa phận tỉnh
Bắc Kạn thường dốc, có nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, vách sông dạng chữ V,
sức xói mòn mạnh; về mùa khô thường xuất hiện hạn hán, mùa mưa thường xuất
hiện lũ quét làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây cũng
là tỉnh giàu tài nguyên rừng và khoáng sản nhưng phân bố phân tán, không tập
trung nên việc khai thác, chế biến gặp nhiều khó khăn.
Năm 2007, dân số tỉnh Bắc Kạn là 305.800 người, mật độ trung bình 62
người/km
2
. Dân số thành thị 45.606 người chiếm 14,91% dân số. Toàn tỉnh có 7
dân tộc cùng sinh sống, trong đó 86,7% là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí kém
phát triển, đống bào tham gia lao động nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2007, lao
động nông nghiệp toàn tỉnh 132.532 người/173.455 người chiếm 76,4% số người
trong độ tuổi lao động. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn bảo tồn và phát huy tốt
truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
mới trong sản xuất cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn.
Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc có vị trí nằm chia cắt với
các tỉnh khác trong khu vực, không có đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không,
chỉ có quốc lộ 3 chạy qua trên trục đường đi từ Hà Nội lên tỉnh Cao Bằng. Nguồn
thu đại bộ phận nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất lương thực và dựa vào rừng.
Bắc Kạn là tỉnh được đánh giá là tỉnh nghèo nhất cả nước. Công nghiệp,
thương mại, dịch vụ kém phát triển, trên 80% dân số sống bằng nghề nông, dân số
ngày một tăng mạnh trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khó có thể
mở rộng, cho nên phát triển lâm nghiệp là một hướng đi nhiều tiềm năng để xoá
đói giảm nghèo và vườn lên làm giàu. Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đã khẳng định “Phát triển Lâm nghiệp là
ngành mũi nhọn hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai
đoạn 2010 - 2020”, cụ thể là “Tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành lâm nghiệp trên
8%/năm; Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng và chế biến lâm
sản, phấn đấu hàng năm trồng rừng từ 4.000 ha - 5.000 ha; nâng độ che phủ của
rừng lên 58% vào năm 2010 và lên 60 % vào năm 2020”.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, tỉnh Bắc
Kạn đã thực hiện nhiều biện pháp trong quản lý bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi
rừng và trồng rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy tốt chức năng của
rừng trong phát triển kinh tế, phòng hộ đầu nguồn và lưu giữ nguồn gien. Có các
dự án trồng rừng như dự án PAM 5322, dự án 5 triệu ha rừng đã phát huy hiệu
quả, từ năm 1997-2007 trồng rừng đạt trên 40 ngàn ha, trên 60 ngàn ha rừng tự
nhiên được khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh, phục hồi trở lại góp phần tạo công ăn
việc làm cho người dân, tăng độ che phủ của rừng từ 43% năm 1998 lên 54,5%
năm 2007. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh theo kết quả rà soát, quy
hoạch lại 3 loại rừng cụ thể như sau:
Tổng diện tích tự nhiên: 486.842 ha.
Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp: 388.049 ha.
Cụ thể:
- Rừng sản xuất: 268.339,4 ha.
+ Đất có rừng: 169.978 ha.
+ Đất chưa có rừng: 98.361,4 ha.
- Rừng phòng hộ: 94.127,6 ha.
+Đất có rừng: 69.268,5 ha.
+ Đất chưa có rừng: 24.859,1 ha.
- Rừng đặc dụng: 25.582 ha.
+ Đất có rừng: 24.257,5 ha.
+ Đất chưa có rừng: 1.324,5 ha.
Những kết quả như trên mặc dù rất đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phản ánh
đúng tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Một trong những nguyên nhân có thể xem là
gây trở ngại lớn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp đó là công tác quy hoạch lâm
nghiệp còn thiếu đồng bộ và chưa kịp thời như: giao đất giao rừng còn chậm; qui
hoạch cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và qui hoạch các cơ sở chế biến lâm sản còn yếu
kém đã làm khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu loài cây trồng, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực lâm nghiệp…
Từ năm 1992, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho
các đối tượng, trong đó có hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn bản. Đến nay,
Nhà nước giao cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý bảo vệ là 76.969 ha, trong
đó có 24.479 ha đã giao cho cộng đồng quản lý. Một phần diện tích lớn rừng và
đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được thống
kê đầy đủ, ước tính trên 50.000 ha - đây là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó
nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng. Đó cũng còn
là tập tục rừng làng bản, “rừng của ông cha” - tập tục này vẫn được duy trì đến
nay tại Bắc Kạn; có thể nói đó vừa là thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng,
vừa là khó khăn cho việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh rừng.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, những câu hỏi đang đặt ra cho công tác
quản lý rừng của tỉnh Bắc Kạn là:
- Quản lý rừng cộng đồng đã và đang là một phương thức quản lý rừng trong
việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng bền vững góp phần vào
tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo việc làm và gìn giữ những giá trị
truyền thống trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng như thế nào?
- Những nhân tố về thể chế, chính sách nào và giá trị truyền thống nào đã
cùng tương thích góp phần tạo nên phương thức quản lý rừng cộng đồng
góp phần vào quản lý rừng bền vững của tỉnh Bắc Kạn? Những bất cập
giữa các nhân tố đó cần phải loại trừ?
- Những giải pháp về thể chế, chế chính sách nào cần được thực hiện để phát
huy thúc đẩy phát triển phương thức quản lý rừng bền vững dựa vào cộng
đồng tại Bắc Kạn, góp phần phát triển phương thức quản lý rừng này cho cả
nước?
3. Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng bền vững dựa vào cộng
đồng
3.1. Xác định quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng
Một đặc điểm nổi bật của tỉnh Bắc Kạn là một phần diện tích lớn rừng và đất
rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được thống kê
đầy đủ. Từ năm 1992, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư
thôn bản. Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân; doanh
nghiệp nhà nước; cộng đồng là: 267.628 ha, trong đó giao cho 271 cộng đồng
(bao gồm cả thôn bản và nhóm hộ) là 24.479ha.
Những diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cộng đồng, nhóm hộ được
quản lý bảo vệ tốt, người được giao đã thấy rõ mình là chủ rừng thực sự, có trách
nhiệm bảo vệ rừng. Chính sách giao đất giao rừng đã góp phần vào sự phát triển
kinh tế của người dân. Thông qua việc giao đất giao rừng người dân đã hình thành
nên được một số nhận thức và xây dựng những quy tắc xử sự chung được xem là
kinh nghiệm và thực tiễn tốt:
- Tại các bản đã hình thành các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và có quy ước
riêng để quản lý rừng.
- Ngoài mục đích kinh doanh gỗ củi từ rừng được giao, rừng cộng đồng còn
có mục đích bảo vệ đầu nguồn, lưu vực và đóng vai trò quan trọng trong đời sống
cộng đồng.
- Bảo vệ tốt vốn rừng được giao, hạn chế được tình trạng khai thác trái phép,
phát nương làm rẫy trên diện tích đã giao, phát huy năng lực sản xuất của rừng.
- Thu hút lao động trên địa bàn tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng
phá rừng trái phép góp phần tăng thu nhập cho người dân, từ đó hạn chế được các
tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng.
- Góp phần bảo vệ môi trường trong sạch, giảm ô nhiễm môi trường giữ
nguồn nước cho vùng hạ lưu.
3.2. Những kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng
3.2.1. Đối với diện tích rừng đã giao cho cộng đồng quản lý
- Rừng cộng đồng ít được đầu tư của Nhà nước nhưng vẫn được quản lý tốt.
Chủ yếu cộng đồng dân cư tự tổ chức quản lý, bảo vệ và khai thác các lợi ích khác
của rừng.
- Giao rừng cho cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của
người dân trong cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo
vệ và sản xuất kinh doanh nghề rừng. Tại các bản đã xây dựng được quy ước bảo
vệ phát triển rừng nên việc quản lý bảo vệ rừng sau khi giao được chặt chẽ hơn,
công tác PCCC rừng được thực hiện tương đối tốt.
Bên cạnh những ưu điểm còn một số tồn tại, đó là:
- Khó khăn lớn nhất là luật pháp, chính sách chưa phù hợp, chưa công nhận
cộng đồng là một chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân để được hưởng các quyền
lợi về giao đất giao rừng, về vay vốn tín dụng hoặc là chủ thể đầy đủ để đàm phán,
ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Cộng đồng bản không phải là một đơn vị hành chính trong hệ thống hành
chính của quốc gia vì vậy các thủ tục hành chính trong việc xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch, quy ước bảo vệ và phát triển rừng… chỉ đóng vai trò tham gia
với các cấp các ngành.
- Cộng đồng còn thiếu và yếu trong khả năng tổ chức thực hiện kế hoạch của
cộng đồng được thể hiện qua việc: thành lập và mô tả các hoạt động của ban quản
lý rừng cộng đồng.
- Công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, điều kiện kinh phí khó khăn,
không có nguồn đóng góp để duy trì hoạt động của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng
nên vẫn xảy ra tình trạng phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng xuất hiện ở một vài
nơi.
3.2.2. Đối với diện tích cộng đồng đang quản lý nhưng chưa được giao
Trên địa bàn tỉnh có hơn 100.000 ha rừng do UBND xã giao cho thôn quản
lý và bảo vệ. Phần diện tích này công tác bảo vệ còn kém vì chưa xây dựng được
các nội qui, kế hoạch bảo vệ rừng, cơ chế và quyền chưa rõ ràng.
3.2.3. Đối với diện tích cộng đồng nhận khoán
Cộng đồng nhận khoán theo dự án 661đã góp phần kinh phí cho người dân
triển khai công tác bảo vệ rừng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên cơ chế hưởng lợi lâu
dài chưa rõ. Cộng đồng quan tâm đến kinh phí nhận khoán hơn là sản phẩm gia
tăng được tạo ra từ việc thực hiện bảo vệ rừng.
3.2.4. Tình hình về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng tại địa phương
Hàng năm hầu hết các cộng đồng đã thực hiện việc lập kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng trên diện tích được giao. Nhưng hiệu quả thực hiện kế hoạch chưa
cao.
3.3. Một số mô hình tốt trong quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại Na
Rì
Các mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng tại thôn Tô Đooc và thôn Bản
Sảng, xã Lạng San); thôn Nà Mực và thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh, huyện Na Rì
có thể được xem là thực tiễn tốt cho quản lý rừng cộng đồng tại Bắc Kạn thể hiện trên
một số điểm sau:
a) Công tác giao rừng cho cộng đồng
Hiện nay cả 4 thôn (Tô Đooc và thôn Bản Sảng, xã Lạng San; thôn Nà Mực
và thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh) đều đã được UBND huyện Na Rì cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư thôn, cụ thể:
- Thôn Bản Sảng: được giao 3 thửa có tổng diện tích 1.902.596 m
2
.
- Thôn To Đoóc: được giao 2 thửa có tổng diện tích 451.276 m
2
.
- Thôn Nà Mực: được giao 2 thửa có tổng diện tích 1.183.463 m
2
.
- Thôn Khuổi Liềng: được giao 4 thửa có tổng diện tích 1.211.193 m
2
.
b) Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng và xây dựng quy chế
Thành lập được 2 ban quản lý rừng cộng đồng xã Lạng San và xã Văn Minh.
Thành phần ban quản lý gồm chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính và cán bộ
khuyến nông xã. Tại 4 thôn đã thành lập 4 ban quản lý rừng cộng đồng cấp thôn,
mỗi ban có 5 người. Tại 4 thôn đã xây dựng quy chế quản lý rừng cộng đồng và
quy chế quản lý quỹ phát triển rừng.
Dự án CARD (Tăng cường năng lực trong Nông nghiệp và PTNT) hỗ trợ
cho mỗi thôn dự án 13.000.000 đồng để thành lập quỹ phát triển rừng. Trong quá
trình thực hiện dự án các thôn đã sử dụng vào các mục đích khác nhau như chi chè
nước phục vụ các hoạt động rừng cộng đồng, mua sắm dụng cụ tuần tra rừng, cho
các hộ trong thôn vay với lãi suất thấp… và thu từ những khoản đóng góp của các
lớp tập huấn, lãi suất cho vay, bán cây giống… Qua kiểm tra các thôn sử dụng quỹ
đúng mục đích và phù hợp với quy chế quản lý quỹ phát triển rừng của các thôn đã
xây dựng, cụ thể quỹ của các thôn đến 31/8/2008:
- Xã Lạng San còn 9.704.500 đ, trong đó:
+ Thôn Bản Sảng còn: 5.359.500 đ.
+ Thôn To Đoóc còn: 4.345.000 đ.
- Xã Văn Minh còn 3.640.000 đ, trong đó:
+ Thôn Nà Mực còn: 1.627.000 đ.
+ Thôn Khuổi Liềng còn: 2.013.000 đ.
c) Triển khai các khóa tập huấn
Dự án CARD hỗ trợ mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người
dân tại mỗi thôn của dự án. Những khoá tập huấn triển khai tại UBND xã từ 40 -
50 người, còn những khóa tập huấn tại thôn toàn thể người dân trong thôn tham
gia. Một số khóa tập huấn được đông đảo người dân tham gia như: Nông lâm kết
hợp, Quản lý quỹ phát triển rừng, Phát triển rừng và quản lý bảo vệ rừng.
d) Triển khai vườn ươm
- Các thôn dự án đã được tập huấn về xây dựng vườn ươm cấp thôn bản
trong năm 2007 và mỗi thôn dự án đều được xây dựng 1 vườn ươm nhỏ có diện
tích cho 5 vạn cây giống. Toàn bộ nguyên vật liệu, giống… được dự án tài trợ,
người dân trong thôn đóng góp ngày công.
- Trong quá trình triển khai các hoạt động vườn ươm do điều kiện thời tiết
xấu, người dân trong thôn chưa nắm rõ kỹ thuật, Ban quản lý rừng cộng đồng thôn
cắt cử người chăm sóc vườn ươm chưa tốt nên dẫn đến tình trạng cây giống tại
vườn ươm đạt năng suất không cao tổng 4 vườn ươm chỉ đạt hơn 10 vạn cây
giống.
đ) Triển khai trồng rừng
- Cây giống từ vườn ươm một phần để trồng rừng cộng đồng, phần còn lại
chia cho các hộ gia đình để trồng rừng cá nhân. Hầu hết các hoạt động trồng rừng
đều thực hiện chậm so với tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do thời vụ mùa màng
trong nông nghiệp chi phối. Hoạt động chăm sóc vườn ươm tại các thôn chưa
được thực hiện tốt nên tỷ lệ sống của cây giống sau khi trồng không cao. Tuy vậy,
hoạt động này cũng đã đạt được những kết quả nhất định:
- Xã Lạng San đã trồng được hơn 14 ha, trong đó:
+ Thôn Bản Sảng đã trồng được khoảng 9 ha.
+ Thôn To Đoóc đã trồng được hơn 5 ha
- Xã Văn Minh đã trồng được hơn 15 ha, trong đó:
+ Thôn Nà Mực đã trồng được hơn 7 ha.
+ Thôn Khuổi Liềng đã trồng được hơn 8 ha.
e) Kết quả và tác động tích cực từ quản lý rừng cộng đồng
Quản lý rừng cộng đồng tại 2 xã Văn Minh và Lạng San, huyện Na Rì đã
đem lại những hiệu quả thiết thực cho người dân cũng như trong công tác quản lý
bảo vệ rừng tại địa phương, cụ thể:
- Những diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ nay đã được UBND huyện Na
Rì giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý (có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất). Đã ngăn chặn và răn đe được những hành vi phá rừng làm nương rẫy, khai
thác rừng trái phép.
- Trên diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng đã xây dựng các kế
hoạch hàng năm về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, xây dựng mô hình
nông lâm kết hợp, từ đó nhân rộng ra các mô hình hộ gia đình, cá nhân.
- Người dân được chuyển giao kỹ thuật về xây dựng vườn ươm, mô hình
nông lâm kết hợp, kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng bền vững.
Được học tập các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.
- Người dân được đầu tư xây dựng các vườn ươm cấp thôn bản, chủ động
nguồn giống tại chỗ để trồng rừng cộng đồng và trồng rừng cá nhân.
- Các thôn dự án được cấp nguồn quỹ ban đầu để triển khai các hoạt động
của dự án cũng như cho người dân trong thôn vay với lãi suất thấp phục vụ cho
sản xuất, chăn nuôi. Ngoài ra, các thôn có thể khai thác sản phẩm từ các mô hình
nông lâm kết hợp để bổ sung vào nguồn quỹ.
4. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, quản lý rừng bền vững dựa vào cộng
đồng tại Bắc Kạn còn có một số khó khăn vướng mắc sau:
- Thứ nhất, cộng đồng chưa phải là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân để
được hưởng các quyền lợi về giao đất giao rừng, về vay vốn tín dụng ưu đãi như
các tổ chức nhà nước và hộ gia đình để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng;
miễn giảm thuế tài nguyên khi khai thác rừng tự nhiên.
- Thứ hai, các cộng đồng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Trước mắt cũng như lâu dài cần có sự đầu tư và hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý.
- Thứ ba, cơ chế hưởng lợi khi cộng đồng tham gia quản lý rừng chưa được
làm rõ, nhất là đối với đối tượng rừng giáp ranh, rừng có gỗ quý hiếm.
Để thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng ở Bắc Kạn đề nghị Hội thảo cùng quan
tâm chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề cơ chế chính sách nào cần được thực thi để
cộng đồng có thể tham gia quản lý các đối tượng rừng đặc thù của tỉnh Bắc Kạn
như rừng giáp ranh xa khu dân cư, rừng có gỗ quý hiếm hiện đang bị xâm hại
mạnh mà cho đến nay chưa có giải pháp tích cực để ngăn chặn.