Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ảnh hưởng của ca dao đối với thơ hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.88 KB, 73 trang )

Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Có thể nói, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt
Nam. Xung quanh vấn đề về Hồ Xn Hương cịn có nhiều thắc mắc chưa được
rõ ràng: ngay cả Hồ Xuân Hương có thực hay không và bà là ai ? Phần bia mộ bà
giờ ở đâu ? Cũng đang tốn bao giấy mực tìm câu trả lời. Đặc biệt là những sáng
tác của Hồ Xuân Hương đang có nhièu vấn đề được đặt ra: “dâm” hay “tục” ?
Thơ Hồ Xuân Hương là “thi trung hữu quỹ” hay là “nhà thơ cách mạng”, rồi việc
xác định những sáng tác nào là của Hồ Xuân Hương, những sáng tác nào là của
các nhà thơ cùng thời với bà cũng chưa được rõ ràng.
Từ đầu thế kỷ XX thơ Hồ Xuân Hương đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong các cơng trình nghiên cứu khoa
học, dưới các hình thức: giáo trình Đại học và Cao đẳng, các chuyên luận khoa
học, các bài viết trên một số sách của các nhà xuất bản Giáo dục, các tạp chí,
khố luận ... Các nhà nghiên cứu đã khám phá được nhiều khía cạnh độc đáo và
mới lạ trên phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật về thơ Nơm của
Hồ Xn Hương. Đó là các vấn đề: “dâm” và “tục”, vấn đề nữ quyền, vấn đề
phản phong, vấn đề trữ tình và trào phúng...
Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả ít nhiều đã khẳng định tính dân tộc
trong thơ của “bà chúa thơ Nôm”. Với việc sử dụng hình tượng nghệ thuật là
những sự vật, đồ vật trong cuộc sống, với ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, gần với lời
ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và qua đó khẳng định ít nhiều sự


ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Chẳng
hạn: Các tác giả đã chú ý đến sự vận dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ
Xuân Hương. Còn vấn đề về sự ảnh hưởng của ca dao đối với những sáng tác của
bà cịn ít được đề cập, có chăng chỉ là điểm sơ qua chứ khơng tìm hiểu một cách
kỹ càng, có hệ thống luận điểm, luận cứ và chưa thực sự có một cơng trình hồn
chỉnh.
Mặt khác, khi khẳng định sự ảnh hưởng của văn học dân gian mà đặc biệt
là ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hương lại nảy sinh những ý kiến nghi ngờ một số
bài thơ của Hồ Xuân Hương là những sáng tác dân gian. Chính vì vậy, khi lựa

2


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



chọn đề tài này chúng tôi cố gắng làm sao tìm hiểu một cách có hệ thống, rõ ràng
những ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hương, khẳng định sự ảnh
hưởng đó là trên tất cả các phương diện. Đồng thời khẳng định những sáng tác
của Hồ Xuân Hương là độc đáo và mới lạ. Bởi vì, mặc dù chịu ảnh hưởng cả ca
dao, Xuân Hương đã tiếp thu ca dao nhưng không lặp lại ca dao, cái bà tiếp thu là
những cái tinh hoa, cái hay, cái đẹp, để từ đó mà có những cách tân mới lạ và độc
đáo, khẳng định được cái riêng trong sáng tác của mình.
Đi sâu tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về giá trị đích
thực tỏng sáng tác của Hồ Xuân Hương và khẳng định đóng góp to lớn của bà

tỏng kho tàng thơ ca truyền thống của dân tộc, đồng thời giúp chúng ta giảng dạy
tốt một mảng thơ của Hồ Xuân Hương tỏng nhà trường hiện nay.
Với tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tơi tin tưởng đề tài này vẫn
mang tính chất mới mẽ và thực sự hấp dẫn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Hồ Xuân Hương xuất hiện trên thi đàng văn học Việt Nam với một phong
cách riêng và độc đáo. Những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ
XX, giới nghiên cứu rộn lên với đề tài Hồ Xuân Hương. Nhưng do những mục
đích khác nhau, đối tượng khám phá và hướng tiếp cận không giống nhau, nên
mỗi tác giả có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau dưới đây chúng tơi xin giới
thiệu một số bài viết có liên quan hay đề cập đến thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
với văn học dân gian.
2.1. Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Phong (theo Lịch sử Văn học Việt
Nam sơ giản, NXB Khoa học, H. 1963).
Ở bài viết này tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian đối
với thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương. Từ đó khẳng định Hồ Xuân
Hương là “nữ sĩ bình dân” - có được điều đó là do Xuân Hương tiếp thu được
những tinh hoa của nền văn học dân gian. Tác giả viết: “Trước hết sự thành công
của Hồ Xuân Hương tỏng nghệ thuật là do nơi bà hấp thụ và phát huy được vốn
văn nghệ dân gian phong phú. Những gì là thành cơng là thành cơng, những gì là
tinh t, là tuyệt diệu của nghệ thuật thơ Xuân Hương đều có liên quan đến tinh
hoa của nền văn nghệ dân gian mà thi sĩ đã rất thấm nhuần”.

3


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN


HƯƠNG



Chẳng hạn, hai câu tục ngữ: “Đứt đuôi con nịng nọc” và “Lăn lóc như cóc
bơi vơi ” Xn Hương đã đơit thành:
“Nịng nọc đứt đi từ đây nhé
Nghìn vàng khơn chuộc dẫu bơi vơi.”
Cuối cùng tác giả khẳng định: “Thành công của Xuân Hương trong nghệ
thuật cũng như trường hợp của Nguyễn Du sau này, chứng tỏ các thiên tài lớn
trước hết là những người biết tiếp thu tinh tuý vốn văn hoá dân gian, biết học tập
và vận dụng được ngôn ngữ của nhân dân”.
Ở bài viết này, tác giả Nguyễn Hồng Phong đã nói một cách khái quát về
nội dung và nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương. Trên
phương diện nội dung, tác giả đã chứng minh và khẳng định thơ Xuân Hương là
thơ của người phụ nữ bị áp bức. Trên phương diện nghệ thuật, tác giả đã chú ý
nhiều đến ảnh hưởng của văn học dân gian đối với th Nôm Đường luật của Hồ
Xuân Hương nhưng chưa đi cụ thể vào vấn đề nào: ca dao, tục ngữ hay thành ngữ
mà nghiên cứu một cách chung nhất.
Bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Na (Tạp chí Văn học số 2, 1991)
Trong bài viết “thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian” tác giả đã tìm
hiểu mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian một cách khá
bao quát và toàn diện. Tác giả đặc biệt chú ý mối quan hệ trên hai phương diện:
Hồ Xuân Hương nghĩ cái nghĩ dân gian và cảm cái cảm dân gian.
Ở phương diện thứ nhất: Hồ Xuân Hương nghĩ cái nghĩ dân gian, tác giả
nhận thấy sự ảnh hưởng trên ba hệ thống đề tài: về loại người “có học”, về nhà
chùa và về phụ nữ.
Ở phương diện thứ hai: “Hồ Xuân Hương cảm cái cảm dân gian”, tác giả
khẳng định Hồ Xuân Hương rất dân gian nhưng cũng rất Xuân Hương - có nghĩa

là tác giả thừa nhận sự ảnh hưởng nhất định của văn học dân gian đối với thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương có vận dụng các thể loại của văn học dân
gian trong sáng tác của mình nhưng bà tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái tinh
hoa của nền văn học dân gian, cịn chỗ nào chưa đúng thì bà uốn nắn, sửa chữa
lại. Trên cơ sở đó, Hồ Xuân Hương có những cách tân độc đáo và mới mẻ, bà ảnh
hưởng của văn học dân gian nhưng không lặp lại nó, khơng đi trên lối mịn đó mà
vẫn khẳng định được cái riêng trong sáng tác của mình.
2.2.

4


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Tác giả dẫn chứng: chẳng hạn trong cao dao khi nói về mình người phụ nữ
thường xưng hơ ở địa vị thấp hơn so với người đàn ông: em, thiếp... Hồ Xuân
Hương là người đầu tiên làm cuộc “cách mạng” trong quạn niệm này. Những kẻ
bất tài, thiếu tư cách, dù là “tu mi na tử” mặc, đối với Hồ Xuân Hương chúng chỉ
là “lũ ngẩn ngơ”, “đàn thằng ngọng”, “phường lịi choi”. Bà khẳng định vị trí và
tài năng của người phụ nữ:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Ở bài viết này, tác giả đã chỉ ra được một cách khá đầy đủ, toàn diện về

mối quan hệ giữa văn học dân gian với thơ Nôm Hồ Xuân Hương trên cơ sở khoa
học. Nhưng mang tính chất khái quát, chung chung.
2.3. Ở cuốn giáo trình “văn học Việt Nam nửa cuối thê kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX” tác giả Nguyễn Lộc cũng đã đề cập đến phong cách nghệ thuật độc đáo của
Hồ Xuân Hương trong việc tiếp thu và sáng tạo các thể loại văn học dân gian.
Tác giả khẳng định: “có thể nói ngơn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương là
ngôn ngữ thuần tuý Việt Nam. Xn Hương có tài khai thác vốn ngơn ngữ súc
tích, cơ đọng của ca dao, tục ngữ”. Tác giả thừa nhận sự vận dụng các thể loại
văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng đồng thời khẳng định: Xuân
Hương không tiếp thu văn học dân gian một cách thụ động mà những yếu tố văn
học dân gian được Xuân Hương vận dụng một cách sáng tạo, đúng chỗ, làm cho
câu thơ tự nhiên.
Chẳng hạn, ca dao viết:
“Khơng chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”
Xuân Hương viết một câu thật rắn rỏi:
“Không có, nhưng mà có mới là”
Ở bài viết này, tác giả Nguyễn Lộc chú ý nhiều đến việc sử dụng thành
ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian vào trong thơ Nơm Hồ Xn Hương.
Tác giả viết: “Xn Hương có tài khai thác, phát triển nội dung thành ngữ,
tục ngữ làm cho nó có sức tác động mạnh”.

5


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XN

HƯƠNG




Ví như thành ngữ: “cố đấm ăn xơi” và “làm mướn không công” đã được
Xuân Hương nhấn mạnh như xoáy sâu vào bi kịch của người đàn bà làm lẽ:
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.
2.4. Ở một bài viết khác: “Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt đối với thơ Nôm
Đƣờng luật Hồ Xuân Hƣơng” - Tác giả Trƣơng Xuân Tiếu (Tạp chí văn hố
dân gian số 1, 1999).
Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sự vận dụng một cách đặc sắc, độc đáo
các thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian vào trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương. Tác giả viết: “Với thành ngữ tiếng Việt thì trong một số trường
hợp Hồ Xuân Hương đã tiếp thu nguyên vẹn và sử dụng trọn vẹn bằng cách đặt
nó vào vị trí một trong hai vế của câu bảy chữ: “bảy nổi ba chìm” trong câu thơ
“bảy nổi ba chìm với nước non”(Bánh trơi nƣớc), “bạc như vơi” trong câu “đừng
xanh như lá bạc như vôi”(Mời trầu), “năm thì mười hoạ” trong câu “năm thì
mười hoạ hay chăng chớ”(Làm lẽ)...
Điều khá phổ biến trong quá trình tiếp thu và vận dụng thành ngữ vào sáng
tạo nghệ thuật của Hồ Xuân Hương là có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt đã được
nhà thơ “bẻ vụn đan cài” vào trong hệ thống ngơn ngữ tác phẩm. Có rất nhiều bài
thơ chỉ sử dụng một phần thành ngữ: “đỏ lòng xanh vỏ” và “đỏ như son” trong bài
thơ “Bánh trôi nƣớc”, “phải duyên phải kiếp” và “xanh như tàu lá” trong bài
“Mời trầu”, “đứt đi con nịng nọc” trong bài “Khóc Tổng Cóc”...
Cịn đối với tục ngữ tiếng Việt Hồ Xn Hương đã tiếp thu và vận dụng
vào trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của những bài thơ Nôm Đường luật viết về
đề tài nhân sinh và xã hội là chủ yếu.
“Con Vua Vua dấu, con Chúa Chúa yêu” với câu thơ “Chúa dấu, Vua yêu
một cái này” (Vịnh quạt I).
“Hang hùm ai dám mó tay” với câu thơ “Chốn ấy hang hùm chớ mó tay”

(Trách Chiêu Hổ)...
2.5. Cơng trình nghiên cứu gần đây nhất là khoá luận năm 2000 của sinh
viên Hoàng Thị Khánh Hoà với đề tài: “Mối tương quan nghệ thuật giữa thơ
Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương với ca dao người Việt”.

6


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Như vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nơm Hồ Xn
Hương chưa có tác giả nào đặt ra một cách cụ thể, đầy đủ và chưa có một cơng
trình chun biệt.
Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của những
người đi trước. Khố luận này, chúng tơi sẽ cố gắng trình bày một cách cụ thể,
đầy đủ và có hệ thống về sự ảnh hưởng của ca dao đối với những sáng tác của
Xuân Hương, đồng thời chỉ ra được sự vận dụng sáng tạo và độc đáo của Xuân
Hương trong việc sử dụng các yếu tố cac dao, khẳng định những sáng tác của Hồ
Xuân Hương có sự kế thừa, tiếp thu vốn văn hoá dân gian nhưng đồng thời cũng
là những sáng tác rất riêng, rất độc đáo và “rất Xuân Hương”.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu, để ta
thấy được sự tương đồng và sự vận dụng sáng tạo, có những cách tân mới lạ hơn

của thơ Nôm Hồ Xuân Hương so với ca dao về các giá trị nội dung cũng như hình
thức nghệ thuật.
Bên cạnh đó chúng tơi cịn cử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp nhằm
khái quát hoá, cụ thể hoá từng vấn đề, đưa ra những nhận xét, đánh giá xác thực,
có cơ sở khoa học đúng đắn của nó để khẳng định sự ảnh hưởng của ca dao đối
với thơ Hồ Xuân Hương là trên tất cả các phương diện.
Mặt khác, đây là một vấn đề thời q khứ nên chúng tơi cịn sử dụng quan
điểm lịch sử để nghiên cứu.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về những sáng tác của Hồ Xuân Hương, đến nay cịn có những bài thơ khó
minh định, chưa đi đến thống nhất là của Hồ Xuân Hương hay là của một tác giả
nào đó cùng thời với bà. Do đó, trong q trình thực hiện đề tài này chúng tơi chủ
yếu tìm hiểu 50 bài thơ khá phổ biến của Hồ Xuân Hương do GS Nguyễn Lộc
tuyển chọn và giới thiệu của NXB Văn học, 1984.
Về phạm vi nghiên cứu: Gần đây các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số bài
thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trích trong tập “Lưu hương ký” và do khơng
hiểu nhiều về ca dao của các dân tộc khác. Vì vậy, ở khố luận này chúng tơi đi
vào tìm hiểu ảnh hưởng của ca dao người Việt đối với thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

7


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG




8


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. ẢNH HƢỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nơm Đường luật có vị trí quan trọng
bởi những đóng góp của nó đối với sự phát triển văn học dân tộc về cả hai
phương diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lý luận. Thơ Nôm Đường luật là một
hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh điều kiện, bản
chất, quy luật của quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm
Đường luật tuy mơ phỏng thể loại ngoại lai nhưng nó lại có vị trí đáng kể bên
cạnh các thể thơ dân tộc. Có được vị trí đó bởi thơ Nơm Đường luật tiếp thu
những tinh hoa của nề văn học dân tộc.
Dưới đây, chúng tơi sẽ trình bày một cách tóm lược nhất sự ảnh hưởng của
ca dao đối với thơ Nôm Đường luật.
1. ẢNH HƯỞNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Ảnh hƣởng trên hệ thống đề tài, chủ đề viết về thiên nhiên.
Thiên nhiên là nguồn đề tài phong phú và vơ tận đối với các thi nhân xưa
và nay. Có thể nói đề tài, chủ đề về thiên nhiên là hệ thống đề tài chủ đề quen
thuộc, xuyên suốt và chiếm vị trí đáng kể trong dịng thơ Nơm Đường luật.

Trước hết chúng ta cần phân biệt đề tài và chủ đề: Đề tài là “phạm vi nội
dung nghiên cứu hoặc miêu tả trong tác phẩm”(1). Còn chủ đề là “vấn đề chủ yếu
được quán triệt trong nội dung một tác phẩm nghệ thuật, theo một khuynh hướng
tư tưởng nhất định”(2). Cho nên, phạm vi phản ánh của tác phẩm là thiên nhiên
nhưng vấn đề chủ yếu, trung tâm được các nhà văn nêu lên lại hoàn toàn khác.
Những bài thơ có đề tài thiên nhiên có thể mang nhiều chủ đề: cuộc sống thanh
cao, đạm bạc, phủ nhận danh lợi, tình u đơi lứa... Nổi lên trong đề tài chủ đề
này là hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể nói, ở Nguyễn Trãi
“lịng u thiên nhiên tạo vật là kích thước để đo một tâm hồn”(3).
Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi phong phú và nhiều
đến mức phịng tranh thiên nhiên khơng đủ chỗ trưng bày và nhà thơ phải treo
sang cả phòng tranh giành cho đề tài khác. Nguyến Bỉnh Khiêm cũng phần nào
như vậy. Trạng Trình khơng đành cho thơ bài nào hoàn chỉnh viết về đề tài thiên
1.1.

9


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



nhiên, nhưng nguồn cảm xúc của thi sỉ vẫn chảy tràn giữa thiên nhiên, tạo vật.
Đến mức khi muốn phủ nhận danh lợi ông cũng phủ nhận bẳng thiên nhiên, muốn
ca ngợi thú nhàn tản, ẩn dật ông cũng ca ngợi bằng thiên nhiên.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạn tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
(Thơ Nôm bài 74)
Hay bà huyện Thanh Quan viết về cảnh Đèo Ngang với một không gian rộng
lớn “trời, non, nước”, nét bút của bà đã vẽ lên một bức tranh thuỷ mạc thật đẹp:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi Tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
(Qua Đèo Ngang)
Nguyễn Trãi đã phát hiện ra vẽ đẹp trong những vật bình thường, đơn sơ,
mộc mạc:
“Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng trúc lan xen vãi đậu kê
Khách đến chim mừng hoa xẩy động
Chè tiên, nước kín, nguyệt đeo về”
(Quốc âm thi tập - Thuật hứng - Bài 25)
Hay trong thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh thiên nhiên là cảnh thật chân
quê, mộc mạc:
“Trâu già gốc bụi thì phơi nắng
Chó bỏ bên ao cắn bóng người.”
Viết về đề tài, chủ đề thiên nhiên, quan niệm thẩm mỹ của các tác giả thơ
Nôm Đường luật rất gần gũi với quan niện thẩm mỹ của người bình dân trong thơ
ca dân gian. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số dẫn chứng để thấy được ảnh
hưởng phần nào của ca dao đối với thơ Nôm Đường luật.
Thiên nhiên là nguồn đề tài vô tận đối với những sáng tác dân gian. Các tác
giả dân gian thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của mình qua những bức
tranh thiên nhiên của từng miền quê:


10


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG


“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.
(Ca dao)
Viết về đèo Hải Vân:
“Hòn Vân bát ngát nghìn trùng,
Hịn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn”
(Ca dao)
Rồi trở về với Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày nay, với cảnh đẹp của Hồ

Tây:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Tuyệt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
(Ca dao)
Hay ngợi ca cảnh núi rừng hùng vĩ của Điện Biên, ca dao có câu:
“Đường lên Mường Lễ bao xa ?
Trăm bảy mươi thước, trăm ba mươi ghềnh”.
Ca dao và thơ Nôm Đường luật cùng viết về thiên nhiên, nhưng nếu tác giả
dân gian lấy thiên nhiên để tỏ lịng u q hương, xứ sở của mình thì các tác giả

thơ Nơm Đường luật cịn lấy thiên nhiên để thể hiện tâm tư, thái độ của mình
trước cuộc sống. Đó cũng chính là cái mới, cái sáng tạo của thơ Nôm Đường luật
khi viết về đề tài quen thuộc.
1.2. Sự ảnh hƣởng trên phƣơng diện đề tài, chủ đề phản ánh cuộc sống, con ngƣời.
Đề tài, chủ đề cuộc sống xã hội, đất nước, con người thể hiện sự chiếm lĩnh
nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật đối với hiện thực khách quan. Có thể nói, đề
tài, chủ đề này trong thơ Nôm Đường luật thật sự có vị trí bắt đầu từ “Hồng Đức
quốc âm thi tập” qua “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” đến thơ Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ, càng về sau đề tài chủ đề này càng đóng vai trị quan trọng.
Hiện thực xã hội trong “Hồng Đức quốc thi tập” phong phú và đa dạng.
Tác phẩm đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chủ yếu là cuộc sống nông
thôn, như cảnh sinh hoạt:
“Tấp tễnh trời vừa mọc đẩu tinh,

11


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Ban khi trống một mới thu canh.
Đầu nhà khỏi tỏ lồng sương bạc,
Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.
Tuần điến kìa ai khua mõ cá,
Dâng hương nọ kẻ nện chày kình”

(Vịnh ngũ canh thi - Nhất canh).
Ca dao cũng nói về những cảnh sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống thông
qua lời yêu của nam, nữ thanh niên:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao.”
(Ca dao)
Ca dao cịn hát những câu rất tình tứ của nam, nữ trong cơng việc hàng ngày:
“- Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
- Nước trăng vốn bạn tương tri
Trăng lên theo nước, nước thì theo trăng”.
(Ca dao)
Thơ Nơm Đường luật cũng viết về những cảnh “túm năm tụm ba” của trai,
gái trong lúc rãnh rang sau giờ phút lao động mệt nhọc:
“Đêm rượu, ngày rồi họp bốn người,
Cũng bày sở thú bảo nhau chơi.
Con trâu tớ béo, cơm ngươi trắng,
Đon củi ngươi nhiều, cá tớ tươi.
Gặp thuở thái bình người mến tớ,
Chứa lòng ưu ái tớ cùng ngươi.
(Cắp) cầm, con Tuyết tình cờ đến,
Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cười”
(Tứ thú tương thoại)
Hoặc cảnh lao động với những công việc đồng áng sơng nước:
Người hái củi:
“Có thuở xa trơng vầng áo xế

12



Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG


Dé chân nheo nhéo đứng đầu mom”
Người kiếm cá:
“Manh áo quang, mang lụp xụp,
Quai chèo xách, đứng lom khom”.
Người chăn trâu:
“Đầu ngàn êu ểu cỏ xanh om,
Thả thả, chăn chăn, ít lại nhom.
Mũi nghe lui chân đứng nhảy,
U trâu vị cật ngồi khom...”.
Ca dao cũng đã viết về những công việc như thế.
Người kiếm củi:
“Ngày nào trời nắng chang chang,
Mẹ em kiếm củi, đốt than no lòng”
(Ca dao)
Người đi cày:
“Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.
(Ca dao)
Viết về đề tài chủ đề này, ca dao và thơ Nơm Đường luật có một sự gặp gỡ
- đó là cùng phản ánh cuộc sống xã hội, chủ yếu là cuộc sống nông thôn
với những sinh hoạt hàng ngày và công việc đồng áng, sông nước.


1.3. Ảnh hƣởng trên phƣơng diện đề tài, chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý.
Nhân dân ta có truyền thống đạo lý từ lâu đời. Truyền thống ấy đã được kết
tinh thành những bài học đạo đức cho nhiều thế hệ - đó là những bài học quý báu:
“Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ người trồng cây” hay “Đói cho sạch, rách
cho thơm”...
Đề tài, chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý là một đề tài, chủ đề xuyên
suốt trong văn học - đó cũng là một mục đích mà văn học tiến tới. Đề tài, chủ đề
này được biểu hiện rất nhiều trong các sáng tác dân gian.
Ca dao viết:
“Anh em như thể chân tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

13


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Nội dung triết lý và giáo huấn trong thơ Nơm Đường luật cũng có cơ sở từ
trong truyền thống của dân tộc, từ hiện thực xã hội và tư tưởng thời đại. Trước hết
thể hiện ở sự đề cao trung hiếu, đề cao đức hạnh và việc học:
“Chớ còn chẳng chẳng chớ quyền quyền.
Lòng hãy cho bền đạo Khổng mơn.
Tích đức cho con hơn tích của.

Đua lành cùng thế mựa đua khôn.
Một niền trung hiếu làm miều cả.
Hai quyển thi thơ ấy báu chôn”.
(Quốc âm thi tập - Tự thán - Bài 41)
Ca dao cũng từng dạy rằng:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Hay:
“Nghèo nhân, nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền nghèo bạc, chã cho là nghèo”
Hay đó cịn là việc ứng xử triết lý “dĩ hồ vi q” một cách thích hợp trong
cuộc sống:
“Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp,
Cương nhu cùng biết hết hai bên”
(Quốc âm thi tập - Bảo kính cảnh giới - Bài 55)
Dân gian cũng đã từng dạy chúng ta cách ứng xử sao cho hoà hợp trong
cuộc sống:
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
(Ca dao)
Hay là:
“Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước, cho người phụ sau”
(Ca dao)
Hoặc:
“Một lời nói, quan tiền thúng thóc,
Một lời nói, dùi đục cẳng tay”

14



Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Nội dung triết lý và giáo huấn trong ca dao cũng như trong thơ Nôm
Đường luật, chịu ảnh hưởng của tinh thần dân tộc và tử tưởng nhân dân, truyền
thống u thương đồn kết, coi trọng tình nghĩa của người Việt Nam. Trên
phương diện văn học thì nội dung triết lý và giáo huấn trong thơ Nôm Đường luật
là sự kế thừa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của nền văn học dân gian.
Một truyền thống khác của dân tộc cũng được các tác giả đưa vào nội
dung giáo huấn, đó là đức tính cần cù, giản dị, thật thà, chất phác của người
Việt Nam. Giáo dục tình u thương, đồn kết giữa những người “cùng một
bọc”, chung một nước:
“Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền.
Cành Bắc, cành Nam một cội nên”
(Quốc âm thi tập - Bảo kính cảnh giới - bài 15)
Các tác giả dân gian cũng đã từng khuyên chúng ta:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thi thưong nhau cùng”
(Ca dao)
Hay:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
(Ca dao)
Nếu tinh thần đẳng cấp Nho giáo thiết lập mối quan hệ quyền lợi và nghĩa

vụ một chiều giữa người trên và kẻ dưới thì tính dân chủ vốn có trong dân tộc và
nhân dân đã hướng tới mối quan hệ bình đẳng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đâu chỉ
khuyên nàng dâu thờ cha mẹ chồng hiếu thảo mà ơng cịn “khuyến phu đại thê”
lấy “tình nhân” nghĩa “tao khang” làm trọn. Cũng chính bậc thầy “sơng Tuyết”
giáo huấn mọi người phải sống trong tình làng nghĩa xóm - một nét đẹp vốn có
trong cộng đồng người Việt. Và phải chăng cũng do ảnh hưởng của truyền thống
Việt Nam mà Nguyễn Trãi trong khi “Dạy con trai” đã không lấy “đạo thờ cha”,
“đạo làm con” của Nho giáo làm lời răn dạy mà lại lấy bài học vốn có trong dân
gian về đức cần, đức kiệm để khuyên nhủ một cách ân cần:
“Xa hoa lơ đãng nhiều hay hết.
Hà tiện đâu đang, ít hãy cịn.
Áo mặc miễn là cho cật ấm.

15


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon.
Xưa đà có câu truyền bảo,
Làm biếng hay ăn lở non”
(Quốc âm thi tập - Dạy con trai)
Đọc bài thơ của Nguyễn Trãi ta nhớ đến lời dạy của dân gian:
“Có làm thì mới có ăn,

Khơng dưng ai dễ mang phần đến cho”
(Ca dao)
Tiếp thu những tưởng của quần chúng, Nguyễn Trãi rất mực đề cao tư
tưởng đó, đồng thời biết uốn nắn những quan điển chưa đúng của nhân dân.
Chẳng hạn trong bài “Bảo kính cảnh giới”, số 15, Nguyễn Trãi viết:
“Chân tay dầu đứt bề khơn nối,
Sống áo chăng cịn mo dề xin”
Hai câu thơ trên có cơ sở từ câu tục ngữ mang hình thức ca dao từng phổ
biến trong dân gian:
“Anh em như thể chân tay,
Vợ chồng như áo cởi rày mặc mai”.
Đây là một quan niện sai. Nó đề cao tính cốt nhục mà xem thường nghĩa
tao khang. Nguyễn Trãi đã uốn nắn lại. Ông rất quý trọng tình huynh đệ - như
chân tay đứt rồi khơng thể nối, ông cũng đề cao nghĩa vợ chồng - như áo mặc
nhưng nếu để mất khó bề xin lại.
Nội dung giáo huấn trong ca dao cũng như trong thơ Nôm Đường luật là
một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong văn học, nó góp phần to lớn vào cơng việc bồi
dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam.
2. ẢNH HƯỞNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC

2.1. Ảnh hƣởng về hình tƣợng nghệ thuật.
Trước khi đi vào tìm sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nôm Đường luật
trên phương diện hình tượng nghệ thuật, chúng tơi đưa ra khái niện hình tượng
nghệ thuật mà chúng tơi sẽ trình bày ở khố luận này.
Khái niệm về hình tượng nghệ thuật có nhiều cách hiểu. Để có một kết luận
chung nhất, chính xác nhất về nội dung khái niệm là công việc của bộ môm Lý
luận văn học. Trong khố luận này khi sử dụng khái niệm hình tượng nghệ thuật ,
chúng tôi chú ý đến hai điểm: thứ nhất, khơng sử dụng theo nghĩa rộng: như hình

16



Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



tượng cuộc sống, hình tượng tác phẩm, hình tượng tự sự, hình tượng trữ tình...
Thứ hai, khơng sử dụng theo nghĩa hẹp: đồng nhất hình tượng với hình ảnh, bởi
ngơn ngữ hình ảnh chưa phải là hình tượng, nó chỉ là “phương tiện để xây dựng
hình tượng văn học”(1). Khái niệm hình tượng nghệ thuật được sử dụng trong
khố luận này với nội dung xác định: những hình ảnh cụ thể, cảm tính, đồng thời
là những ước lệ nghệ thuật phản ánh bản chất của đối tượng miêu tả, khái quát
hoá đối tượng miêu tả
Trên phương diện này, ta thấy trong thơ Nôm Đường luật cũng sử dụng
những hình tượng rất gần gũi với ca dao, với văn học dân gian
Ví như trong thơ Nơm Đường luật xuất hiện những hình tượng: tùng, trúc,
mai:
“Qt trúc bước qua lịng suối.
Thưởng mai về đạp bóng trăng ”
(Ngơn Trí-Bài 15-Nguyễn Trãi)
Chúng ta thấy trong văn học dân gian hình tượng đào, mận, trúc, mai cũng
được nói đến:
“Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?”
(Ca dao)
Hay:

“Em than cùng trúc, em thở cùng mai
Đông đào, tây liễu biết ai bạn cùng”
(Ca dao)
Hoặc:
“Trúc xinh trúc mọc bên đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh”
(Ca dao)
Tuy cùng viết về một hình tượng, nhưng ca dao và thơ Nơm Đường luật có
nội dung biểu đạt khác nhau: Trong ca dao nói về quan hệ nam nữ, về tình u
đơi lứa. Văn học dân gian xây dựng hình tượng trên những liên tưởng cụ thể, gần
gũi-là những sự vật, hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống. Ngược lại, văn học
bác học xây dựng hình tượng trên cơ sở những liên tưởng giá trị, chú ý đến tính
cao cả, phẩm chất đặc biệt của sự vật, hiện tượng.

17


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XN

HƯƠNG



Trong thơ Nơm Đường luật có một loạt các hình tượng được bắt nguồn từ
cuộc sống, đó là những hình tượng sức dân dã, gần gũi: ao bèo, bè muống, luống
mùng, con lợn...đặc biệt là hình tượng cây chuối, một sáng tạo tuyệt vời của
Nguyễn Trãi:
“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong cịn kín.
Gió nơi đâu, gượng mở xem”.
(Quốc âm thi tập-Cây chuối)
Những hình tượng lấy từ hiện thực cuộc sống dân dã, bình thường ta cũng
bắt gặp rất nhiều trong ca dao:
“Cịn trời, cịn đó, cịn đây
Cịn ao rau muống, cịn đầy chum tương”
Bên cạnh đó cịn có các hình tượng như: trăng, thân cị...
Ca dao viết:
"Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư
Trăng ngời mặt nước, trăng như mặt người”
(Ca dao)
Trong thơ Nguyễn Khuyến, hình tượng trăng cũng xuất hiện nhiều:
- “Song thưa để mặc ánh trăng vào” (Thu Vịnh)
- “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu Ẩm)
- “Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trơi” (Nƣớc lụt Hà Nam)
Những hình tượng nghệ thuật trong thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến chủ
yếu được tạo dựng từ chất liệu hiện thực. Tú Xương cũng có sự kết hợp giữa văn
học dân gian và những sáng tạo riêng của mình để viết lên những câu thơ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đị đơng”
(Thƣơng vợ)
Ca dao cũng đã từng viết:
“Con cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non”

18



Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Hay Nguyễn Khuyến tring sáng tác ông cũng có sử dụng nhiều ý của ca
dao. Ví như ca dao viết:
“Gái có chồng như gơng đeo cổ”
Thì Nguyễn Khuyến làm bài “Muốn lấy chồng” phát triển tứ ngược lại:
“Mới biết có chồng như có cánh
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lơng”
Có thể nói, thơ Nơm Đường luật sử dụng nhiều hình tượng nghệ thuật gần
gũi, quen thuộc với ca dao. Tuy cùng một hình tượng, nhưng ca dao và thơ Nơm
Đường luật có nội dung biểu đạt khác nhau-điều đó khẳng định những giá trị và
đóng góp của thơ Nôm Đường luật đối với nền văn học dân tộc.
2.2. Ảnh hƣởng trên phƣơng diện ngơn ngữ.
Khẳng định vai trị của thành phần ngôn ngữ dân tộc trong thơ Nôm
Đường luật, phải kể đến sự có mặt của thành ngữ, tục ngữ và ca dao - bộ phận
ngôn ngữ văn học dân gian, bởi tính chất của bộ phận ngơn ngữ này thể hiện trí
tuệ và tâm hồn dân tộc, góp phần làm nên đặc điểm dân tộc trong tác phẩm văn
học. Tất nhiên, ngôn ngữ văn học dân gian có tính chất quan trọng khác: tính
chất bình dị, gần với đời sống. Vì thế từ một khía cạnh khác, có thể xem ngơn
ngữ văn học dân gian trong sự đối lập với ngôn ngữ sách vở. Dẫu vậy cũng
không nên xếp ngôn ngữ văn học dân gian vào thành phần ngôn ngữ đời sống.
Dù rất gần với đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian vẫn là ngôn ngữ văn học,
khác về tính chất so với khẩu ngữ.
Ý thức tìm về ngơn ngữ dân gian có từ thời Nguyễn Trãi, nhưng việc sử

dụng ngôn ngữ này là cả một q trình. Nhìn chung trong sự phát triển ở thơ
Nơm Đường luật, bộ phần ngôn ngữ văn học dân gian ngày càng tăng về số
lượng, theo thống kê của tác giả Lã Nhâm Thìn thì:
Trong thơ Hồ Xuân Hương cứ 26,8 câu thơ thì có một câu có sử dụng
thành ngữ tục ngữ, ca dao.
Trong thơ Tú Xương cứ 57,7 câu thơ thì có một câu có sử dụng thành ngữ,
tục ngữ, ca dao.
Trong thơ Nguyễn Khuyến cứ 54,4 câu thơ thì có một câu có sử dụng thành
ngữ, tục ngữ, ca dao.

19


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Qua đó, ta thấy Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ dân gian với tỷ lệ cao
nhất, Xuân Hương đúng là thi sĩ của dân gian.
Nói sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nôm Đường luật có thể tính từ
thời Nguyễn Trãi. Trong “Quốc âm thi tập” có một số câu thơ gợi cho chúng ta
liên tưởng đến ca dao. Chẳng hạn câu:
“Sen nào có bén bụi lầm”
(Thuật hứng - Bài 15)
Gợi câu ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
(Ca dao)
Trong thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến bên cạnh từ ngữ,
tục ngữ đã có ảnh hưởng của ca dao. Thơ Nơm Đường luật đã tìm thấy một nội
dung tương ứng, hình thức biểu đạt thích hợp khơng chỉ với thành ngữ, tục ngữ
(có đặc điểm ngắn gọn, cân đối về hình thức, hàm súc về nội dung, nội dung lại
thiên về trí tuệ, rất phù hợp với thơ Nôm Đường luật) mà cả ở ca dao. Trên tất cả
các phương diện ấy thì Hồ Xuân Hương vẫn là người đánh một dấu mốc quan
trong trong việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian. Trong thơ bà khơng chỉ có
thành ngữ, tục ngữ mà cả ca dao cũng được vận dụng, trở thành ngôn ngữ của thơ
Nôm Đường luật. Đến Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ văn học dân gian khơng chỉ
góp phần biểu đạt tư duy, trí tuệ mà cịn góp phần biểu đạt tình cảm dân tộc.
Nói tóm lại, sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết nói
chung là một điều tất yếu và đương nhiên. Bởi văn học dân gian là nguồn văn học
của quần chúng nhân dân lao động, là lời ăn tiếng nói, tâm tư tình cảm, là sưuy
nghĩ của người dân trong cuộc sống xã hội. Vậy nên, mối quan hệ giữa hai nền
văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ có tính chất quy luật, giữa chúng
ln có sự tác động tương hỗ với nhau, xuyên thấm lẫn nhau trong q trình tồn
tại và phát triển. Thơ Nơm Đường luật cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Sự ảnh
hưởng của ca dao đối với thơ Nơm Đường luật có tính toàn diện, trên tất cả các
phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật và ngơn ngữ. Tuy nhiên, sự
ảnh hưởng đó là trên cơ sở kế thừa và phát huy những cái tinh hoa của nền văn

20


Luận văn Tốt nghiệp


ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



học dân gian. Điền này đã được chứng minh ở trên và chúng ta sẽ hiểu sâu hơn ở
phần sau - khi đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.

21


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



Chương 2. ẢNH HƢỞNG CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT ĐỐI VỚI
THƠ NÔM CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG
Đến với thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta không thấy những vần thơ mang
dáng vẻ của nền văn học bác học, mang phogn cách quý tộc, thượng lưu mà
ngược lại đọc thơ bà, chúng ta thấy rất gần gũi, quen thuộc và dường như ở mỗi
câu thơ có chứa từng nhịp đập, hơi thở của cuộc sống con người bình dân.
Có được điều đó, Xuân Hương đã dồn tất cả những nhịp đập của trái tim
mình cho cuộc sống với nhân dân và cùng nhân dân. Có thể nói, mơi trường ấy
như là một chiếc nôi đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho những vần thơ của bà.

Cũng chính vì thế mà trong sáng tác của Xn Hương, chúng ta thấy có gì đó
gần gũi với nền văn học dân gian của dân tộc. Quả đúng vậy, tâm hồn Xuân
Hương được nuôi dưỡng từ cuộc sống nhân dân, cho nên những dòng thơ của bà
cũng được uống dòng sữa trong lành của nền văn học dân gian. Những sáng tác
của Xuân Hương chịu ảnh hưởng rất nhiều những sáng tác của dân gian. Chẳng
hạn việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu đối, chơi chữ mà đặc biệt là ca dao
trong sáng tác của mình.
Trước hết, chúng ta cần nắm được khái niệm ca dao. Ca dao “là một loại
thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành
các điệu dân ca”(1). Ca dao thường ngắn, có từ hai, bốn, sáu đến tám câu, âm điệu
lưu lốt và phong phú. Nói tới sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nôm Hồ
Xuân Hương là nói tới sự tác động của ca dao đối với sáng tác của Hồ Xuân
Hương, ở đó có sự kế thừa, tiếp thu và phát huy những tinh hoa từ những sáng tác
truyền miệng của quần chúng lao động.
Khi đi vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nơm của Hồ
Xn Hương, chúng ta có thể khẳng định đó là một ảnh hưởng tồn diện - trên tất
cả các phương diện như: đề tài, chủ đề, hình tượng, ngơn ngữ, phương thức và
phương tiện biểu hiện.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương trên phương diện đề tài. Bởi đây là vấn đề có tính chất bao quát
nhất mà chúng ta dễ nhận thấy.

22


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG




1. ẢNH HƯỞNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI.

Trên phương diện này, có thể nói Hồ Xuân Hương đã chống lại hẳn khuynh
hướng q tộc, cơng thức, có tính chất mơ hình, quy phạm. Nừu như trong nền
văn học viết phong kiến (văn học Trung đại) thường viết về đề tài phong, hoa,
tuyết, nguyệt, cầm kỳ thi tửu, như tiều canh mục hay những chuyện đời Hán, đời
Đường hay gần hơn là những đề tài có tính chất khun răn, dạy bảo, những đề
tài mang tính chất đạo lý, lịch sử truyền thống, thế thái nhân tình... thì đến Hồ
Xn Hương - bà khơng gị mình vào khn mẫu ấy mà Xuân Hương học tập
được rất nhiều từ dân gian, những đề tài bà viết thường được bắt nguồn từ những
sự vật nhỏ mọn, hết sức bình thường, nó gần gũi với cuộc sống lao động hàng
ngày của nhân dân, đó là những quả cau, miếng trầu, cái quạt, cái bánh trôi đến
những công việc hàng ngày như: dệt cửi, tát nước... và cả những phong cảnh thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh như: cảnh Hương Tích, cảnh Chợ Trời hay hang Cắc
Cớ...
Qua đó, ta thấy được sự ảnh hưởng của ca dao đối với những sáng tác của
Xuân Hương trên phương diện đề tài rất sâu sắc.
Chẳng hạn như trong ca dao, hình ảnh “quả cau”, “miếng trầu” được nói
đến rất nhiều - đây là một hình ảnh quen thuộc, gắn liền với tục ăn trầu của nhân
dân ta. Hình ảnh đó đã trở thành một nguồn đề tài trong các sáng tác dân gian và
nó được diễn tả bằng những hình ảnh khác nhau như:
“Quả cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân.
Nay anh học gần,
Mai anh học xa”.
Hay là:
“Miếng trầu thật tay em têm,

Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng.
Trầu này khấn nguyện tơ hồng,
Trầu này hết nghĩa loan phịng từ đây”
(Ca dao)
Đến Hồ Xn Hương, hình ảnh “quả cau”, “miếng trầu” cũng có mặt trong
thơ bà. Xuân Hương đã vận dụng hình ảnh này của ca dao để bày tỏ nỗi lòng

23


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XN

HƯƠNG



mình thơng qua việc giới thiệu về miếng trầu và mời khác ăn trầu theo nghĩa của
dân gian: “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi.
Này của Xn Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vơi”
(Mời Trầu)
Hình ảnh “quả cau”, “miếng trầu” của Hồ Xuân Hương bắt gặp hình ảnh
quen thuộc này trong ca dao. Nhưng điều đáng nói là cũng hình ảnh ấy nhưng
trong thơ Hồ Xuân Hương lại mang một “nghĩa ngầm” khác. Nếu ở ca dao, đó là
hình ảnh “quả cau nho nhỏ”, những miếng trầu cánh phượng thật đẹp do “tay em
têm” mà dân gian đã dùng để làm “đầu câu chuyện” để mở đầu cho những chuyện

hệ trọng như: giao duyên, tình nghĩa mà như ca dao đã nói “trầu nên vợ chồng”.
Đến Hồ Xuân Hương, vẫn hình ảnh ấy nhưng khi đi vào thơ bà thì thật là đặc biệt
và độc đáo. Miếng trầu của Xuân Hương không phải là miếng trầu quế thơm
ngon, một miếng trầu têm cánh phượng đạp như trong ca dao mà trầu của Xuân
Hương chỉ là một miếng “trầu hôi” - một miếng trầu hết sức bình thường, dân dã,
nếu chưa muốn nói là nhỏ mọn. Nhưng chúng ta đừng vội nghĩ rằng với miếng
trầu hơi và quả cau nhỏ là vì Xn Hương đãi bơi hay khơng tơn trọng khách mà
phải thấy rằng đó là cách đối xử thật khiêm tốn, bình dị của Xuân Hương và điều
quan trọng hơn là đằng sau “miếng trầu hơi” ấy là một tấm lịng hết sức chân
thành và lời mời đó phải chăng cịn là tiếng lịng tha thiết, đằm thắm mà cũng
không kém phâng dục giã. Xuân Hương khát khao một tình yêu thắm thiết, trung
hậu và bà ghét cay ghét đắng những thói sở khanh của bọn văn nhân chỉ tìm cách
lợi dụng.
Xuân Hương đã không dè dặt ngần ngại giãi bày thái độ của mình trước
một chuyện hệ trọng: chuyện nhân duyên. Nếu phải dun số thì hãy đằm thắm,
sắt son, nên đơi lứa, nói như dân gian: “Đã thương thì thương cho chắc; bằng
trục trặc thì trục trặc cho ln...” (Dân ca Nghệ Tĩnh). Xuân Hương muốn ai đó
hãy tỏ rõ thái độ, đừng nhập nhèm lẫn lộn trắng đen, cho nên bà đã nói những lời
vừa có tính chất nhắn nhủ vừa có tính chất phê phán: “Đừng xanh như là bạc như
vơi”. Vì thế, có thể nói “Mời Trầu” là một sự thẳng thắn, chủ động trong tình
yêu.

24


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG




Đọc bài thơ ta cứ tưởng như đó là một lời chồ bình thường trong giao tiếp
quen thuộc của nhân dân. Nhưng cái âm vang mà bài thơ để lại như một khúc
nhạc buồn về số phận không mấy suôn sẽ của người phụ nữ, sống trong chế độ xã
hội bấy giờ họ khơng có quyền bình đẳng nam nữ, mà đặc biệt là khơng có quyền
tự do yêu đương, cuộc đời vẫn phủ phàng dẫm đạp lên số phận họ. Nhưng khơng
vì thế mà họ hạ mình, lùi bước mà họ vẫn ln có bản lĩnh vững vàng trong cuộc
sống. Xuân Hương đã thể hiện được điều đó, bài thơ là tiếng lịng, tiếng nói chân
thành được chắt lọc ra từ trái tim Xuân Hương.
Bên cạnh hình ảnh “quả cau”, “miếng trầu” thì hình ảnh “chiếc bánh trôi”
cũng được xuất hiện trong văn học dân gian cũng như trong thơ Hồ Xuân Hương.
Bánh trôi là một loại bánh truyền thống, thường được nhân dân ta làm cúng trong
một số dịp lễ hội. Loại bánh này được làm bằng bột lọc, bên trong có nhân là mẩu
đường đen, người ta thả vào nước sơi luộc chín. Phong tục truyền thống ấy đã
được nhân dân lao động đưa vào sáng tác của mình. Ca dao viết:
“Bánh này bánh lọc bánh trong
Ngồi tuy xám mỏng trong lịng có nhân
Ai ơi xin chớ tần ngần
Lòng son em vẫn giữ phần dẻo dang”.
Hồ Xuân Hương cũng viết về hình ảnh “chiếc bánh trôi” như trong ca dao
và Xuân Hương đã bắt gặp ở ca dao ý nghĩa nhân bản cao đẹp của chiếc bánh.
Cũng như ca dao Xuân Hương giới thiệu về chiếc bánh “vừa trắng lại vừa tròn”
và điều quan trọng mà tác giả dân gian và Xuân Hương muốn nói ở đây là lòng
thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ. Cho dù cái bề ngoài “tuy xám mỏng” hay
phận nó lênh đênh (“bảy nổi ba chìm”) nhưng “trong lịng có nhân” nó vẫn “giữ
tấm lịng son” - người phụ nữ ấy dù gió cuốn, mây đưa nhưng họ vẫn một lòng
son sắt, vẫn giữ được tấm lòng trinh bạch của minh trước cuộc đời.
Xuân Hương viết:

“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Cái đặc biệt của Xuân Hương ở đây là hai chữ “thân em”. Cái bánh trơi ấy
lại chính là “thân em” - một thân em cụ thể đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, một

25


Luận văn Tốt nghiệp

ẢNH HƯỞNG CỦA CA DAO ĐỐI VỚI THƠ HỒ XUÂN

HƯƠNG



cuộc đời cụ thể - đó là một hoàn cảnh “đảo điên”. Xã hội ấy muốn người phụ nữ
phải thế này, thế khác, nên “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, cái thân em xem chừng
cơ cực ấy, bị sự tàn bạo, phũ phàng của cuộc đời nhưng “mà em vẫn giữ tấm lòng
son”. Hai chứ “thân em” sao mà xót xa vậy ! Xuân Hương muốn tố cáo cái xã
hội, mà ở đó thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ - không hề được làm
chủ chính mình, họ hành động như một cấi máy, trong một khn khổ mà ở đó đã
có sự sắp đặt, có quy trình buộc họ phải thực hiện. Họ phó thác cuộc đời mình
cho số phận, cho định mệnh.
Điều đáng khẳng định ở đây, Xuân Hương đã ý thức về mình, về cái Tơi
của mình, bản lĩnh cá nhân trước cộng đồng. Dù cho số phận có xơ đẩy và “thân
em” có thể “rắn nát”, có thể trịn méo nhưng “em vẫn giữ tấm lòng son” - câu thơ
như chính tiếng lịng của Xn Hương. Ở đây, ta thấy Xuân Hương đã bắt gặp ý

trong câu ca dao: “Nhị vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi
bùn”.
Hay hình ảnh “chiếc quạt giấy” - đây là một sự vật hết sức quen thuộc
trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Những vật dụng thường ngày
ấy cũng được đi vào những sáng tác dân gian - ca dao đã diễn tả rất hay, rất có
hình ảnh:
“Cái quạt mười tám cái nan
Ở giữa phất giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này em để che đầu
Đêm đi ngủ chung nhau quạt này”
Hay:
“Quạt em mười tám cái xương,
Mượn thợ phất giấy mà nương lấy màu.
Nắng thì em lấy che đầu,
Khi bức em quạt, đi dâu em cầm.
Ra đường gặp bạn tri âm
Quạt che lấy miệng lầm rầm nhỏ to”
Đến Hồ Xuân Hương, hình ảnh “chiếc quạt giấy” trong ca dao cũng được
Xuân Hương nhắc đến, bà đã vận dụng hình ảnh này của ca dao một cách rất độc
đáo và tài tình. Điều này được Xuân Hương thể hiện rất rõ qua hai bài thơ: “Vịnh
quạt 1” và “Vình quạt 2”.

26


×