Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh phấn ở nghi lộc và diễn châu tỉnh nghệ an, năm 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.69 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bản luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới TS. Trần Ngọc Lân, người đã tận tình hướng dẫn khoa học và cả những
bước đi ban đầu trong lĩnh vực nghiên cứu côn trùng học của tôi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo, các
cán bộ công chức trong Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh đã tạo điều
kiện giúp đỡ về thời gian cũng như cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm cho
chúng tôi làm việc. Các cơ quan địa phương trong vùng nghiên cứu đã tạo
điều kiện cho chúng tôi thu thập các mẫu vật trên đồng ruộng. Bạn bè đã
động viên giúp đỡ chúng tôi thu thập mẫu vật nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Thị Hiếu

1


MỤC LỤC
Mở đầu

6

Chương 1. Tổng quan tài liệu

9

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

9

1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng ký sinh sâu hại lạc


13

1.3. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã

14

hội Nghệ An
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

17

2.1. Nội dung nghiên cứu

17

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

17

2.3. Vật liệu nghiên cứu

17

2.4. Phương pháp nghiên cứu

18

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

24


3.1. Sâu hại lạc bộ cánh phấn ở Nghi Lộc và Diễn Châu tỉnh

24

Nghệ An
3.2. Côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh phấn ở Nghi

29

Lộc và Diễn Châu tỉnh Nghệ An
3.3. Diễn biến số lượng sâu non sâu hại lạc và côn trùng ký

34

sinh trong sinh quần ruộng lạc
3.4. Côn trùng ký sinh sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)

38

3.5. Côn trùng ký sinh các loài sâu đo

42

Kết luận và đề nghị

48

Tài liệu tham khảo


50

Phụ lục

53

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

2


Bảng 1.

Thành phần sâu hại lạc bộ cánh phấn tại Nghi Lộc và

25

Diễn Châu tỉnh Nghệ An, năm 2001
Bảng 2.

Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn ở ruộng trồng

27

thuần lạc tại Nghi Lộc, vụ lạc xuân 2001.
Bảng 3

Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn ở ruộng trồng

28


thuần lạc tại Diễn Châu, vụ lạc hè thu 2001
Bảng 4.

Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn ở ruộng trồng

29

lạc xen ngô, khoai tại Diễn Châu, vụ lạc hè thu 2001
Bảng 5.

Thành phần côn trùng ký sinh sâu hại lạc bộ cánh phấn

30

tại Nghi Lộc và Diễn Châu tỉnh Nghệ An, năm 2001
Bảng 6.

Số lồi cơn trùng ký sinh của các loài sâu hại thu thập

32

được, năm 2001
Bảng 7.

Số lượng cá thể các lồi cơn trùng ký sinh sâu non các loài

33

sâu hại thu thập được, năm 2001

Bảng 8.

Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn và tỉ lệ ký

35

sinh ở Nghi Lộc và Diễn Châu, năm 2001
Bảng 9.

Ảnh hưởng của biện pháp xen canh đến sâu hại lạc và tỉ lệ

37

ký sinh tại Diễn Châu, vụ hè thu 2001
Bảng 10. Tập hợp lồi cơn trùng ký sinh sâu khoang, năm 2001

38

Bảng 11. Diễn biến số lượng sâu non sâu khoang và tỉ lệ ký sinh ở

40

Nghi Lộc và Diễn Châu, năm 2001
Bảng 12. Tập hợp loài cơn trùng ký sinh các lồi sâu đo, năm

42

2001
Bảng 13. Diễn biến số lượng các loài sâu đo và tỉ lệ ký sinh ở


44

ruộng trồng thuần lạc tại Nghi Lộc, vụ lạc xuân 2001
Bảng 14. Diễn biến số lượng các loài sâu đo và tỉ lệ ký sinh ở
ruộng trồng thuần lạc tại Diễn Châu, vụ lạc hè thu 2001

3

45


Bảng 15. Diễn biến số lượng các loài sâu đo và tỉ lệ ký sinh ở

45

ruộng trồng lạc xen ngô, khoai tại Diễn Châu, vụ lạc hè
thu 2001

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn và tỷ lệ ký sinh

4

37


ở ruộng trồng thuần lạc tại Nghi Lộc – Nghệ An, vụ lạc
xuân 2001
Hình 2. Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh phấn và côn trùng ký


37

sinh ở sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu – Nghệ An, vụ
lạc hè thu 2001
Hình 3. Diễn biến số lượng sâu khoang và tỷ lệ ký sinh ở ruộng

42

trồng thuần lạc tại Nghi Lộc – Nghệ An, vụ lạc xuân 2001
Hình 4. Diễn biến số lượng sâu khoang và tỷ lệ ký sinh trong sinh

42

quần ruộng lạc tại Diễn Châu – Nghệ An, vụ lạc hè thu
2001
Hình 5. Diễn biến số lượng sâu non các loài sâu đo và tỷ lệ ký

47

sinh trong sinh quần ruộng lạc tại Nghi Lộc – Nghệ An,
vụ lạc xuân 2001
Hình 6. Diễn biến số lượng sâu non các loài sâu đo và tỷ lệ ký

48

sinh trong sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu – Nghệ An,
vụ lạc hè thu 2001
Hình 7. Diễn biến số lượng sâu non các loài sâu đo và tỷ lệ ký
sinh trong sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu – Nghệ An,

vụ lạc hè thu 2001

MỞ ĐẦU

5

48


1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu
hại lạc
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây nông nghiệp truyền thống, cây
công nghiệp thực phẩm ngắn ngày được trồng phổ biến ở Việt Nam. Lạc là
cây trồng có giá trị cao. Hạt lạc có chứa từ 22 - 27% protein, 40 - 50% dầu,
khoảng 15,5% gluxit, 2,5% cellulose, 68mg% Ca, 420mg% P,… lạc là nguồn
bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người (Phạm Văn Thiều,
2000) [14].
Hiện nay nước ta đã có một số nhà máy chế biến dầu lạc tinh luyện với
cơng nghệ và thiết bị hiện đại, có khả năng chế biến được loại dầu có chất
lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khô dầu
lạc là nguồn bổ sung chất đạm và chất béo quan trọng trong chế biến thức ăn
gia súc tổng hợp – khô lạc nhân sau khi ép dầu có khoảng 10% nước, 45%
protein, 8% lipit, 4,8% cellulose, 25% gluxit và 6,5 các loại muối khoáng.
Thân lá của cây lạc sau khi thu hoạch có thể dùng làm thức ăn cho trâu
bị hoặc làm phân bón, bộ rễ của nó mang rất nhiều nốt sần nên có tác dụng
làm giàu nguồn đạm cho đất, cho nên lạc là một trong những loại cây trồng
rất tốt trong cải tạo đất. Cây lạc có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh
với nhiều loại cây trồng khác cũng như chống xói mịn, phủ xanh đất trống
đồi trọc.
Trên thế giới có khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng dưới dạng

dầu ăn, khoảng 12% được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như
bánh, mứt, kẹo, bơ,… khoảng 6% dùng cho chăn nuôi, 1% dùng cho xuất
khẩu.(Phạm Văn Thiều,2000) [14].
Ở nước ta sản lượng lạc sản xuất hằng năm phần lớn dành cho việc
xuất khẩu, có năm đã xuất đến 70% sản lượng, mấy năm gần đây nước ta đã

6


xuất khẩu 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như Pháp, ý, Đức, Nhật,…
cho nên lạc là cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng.
Trong những năm 1985 - 1990, diện tích gieo trồng lạc của cả nước
khoảng 212.700 - 201.400 ha, với năng suất bình quân 9,5 - 10,6 tạ/ha
(1990). Sản xuất lạc ở Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: vùng
Bắc Bộ (5 vạn ha), Khu IV cũ và duyên hải Trung Bộ (6,5 vạn ha), Tây
Nguyên (2 vạn ha), Đông Nam Bộ (5 vạn ha), Đồng bằng sông Cửu Long
(1,3 vạn ha) (Trần Văn Lài và nnk (1993) [5]. Tiềm năng phát triển cây lạc ở
Việt Nam cịn rất lớn, diện tích trồng lạc ở nước ta năm 1995 đạt tới 250.000
ha và có thể lên đến 40 - 50 vạn ha; đặc biệt tiềm năng tăng năng suất lạc còn
nhiều, với các tiến bộ kỹ thuật về canh tác, giống mới và phòng trừ sâu bệnh
hại (Trần Văn Lài và nnk, 1993) [5].
Hai vùng trồng lạc hàng hoá lớn nhất nước ta là Nghệ Tĩnh và Đông
Nam Bộ (Trần Văn Lài và nnk, 1993) [5]. Tại tỉnh Nghệ An, lạc là cây trồng
chính được gieo trồng với diện tích 26.349 ha (1996) - 28.024 ha (1998), với
năng suất 10,90 tạ/ha (1996) - 13,86 tạ/ha (1998) (Cục Thống kê Nghệ An,
1999) [2]. Khả năng phát triển, gieo trồng lạc ở Nghệ An có thể đạt tới 35.000
ha phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển và bãi bồi ven sông [2].
Cũng như các cây trồng khác, cây lạc bị nhiều loài sâu bệnh phá hại.
Các lồi sâu hại khơng chỉ gây hại trực tiếp cho cây lạc mà còn là sinh vật
truyền các bệnh vi rút gây hại cho cây lạc, như nhóm sâu chích hút (rầy, rệp,

bọ trĩ,…).
Theo Wynnigor (1962) đối với cây lạc sản lượng bị giảm do sâu gây
hại là 17,1%, do bệnh giảm sản lượng 11,5%, do cỏ dại giảm sản lượng
11,8% [16]. Làm giảm những thiệt hại do sâu bệnh gây ra là góp phần làm
tăng năng suất cây lạc.

7


Vì vậy, vấn đề phịng trừ sâu hại ln là mối quan tâm hàng đầu của
người sản xuất. Do chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của thiên địch tự
nhiên của các loài sâu hại, sự lạm dụng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá
học trên đồng ruộng đã ảnh hưởng tới cơn trùng và động vật có ích, làm mất
cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt ảnh hưởng tới sức
khoẻ con người.
Việc duy trì, bảo vệ và sử dụng các lồi cơn trùng ký sinh của sâu hại
như một thành tố không thể thiếu được trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu
hại cây trồng, đặc biệt là cây lạc, một cây trồng cung cấp nguồn dinh dưỡng
cao trong cơ cấu cây trồng hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên để biện pháp này
thực hiện có hiệu quả, cần phải nghiên cứu một cách hệ thống thành phần
thiên địch tự nhiên.
Để góp phần nghiên cứu côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh
phấn, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh phấn ở Nghi Lộc và Diễn
Châu - Nghệ An, năm 2001”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh phấn
ở Nghi Lộc và Diễn Châu tỉnh Nghệ An, nhằm góp phần cung cấp các dẫn
liệu làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng cơn trùng ký sinh trong biện pháp
phịng trừ tổng hợp (IPM) sâu hại lạc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Sâu hại lạc: nhóm sâu ăn lá thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptera).
- Côn trùng ký sinh: ong ký sinh (Hymenoptera), ruồi ký sinh
(Diptera).

8


- Các nghiên cứu được tiến hành trên quần ruộng lạc tại xã - Nghi Lộc
và xã - Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

9


CHƢƠNG I.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cấu trúc và tính ổn định của quần xã sinh vật
Tính ổn định và năng suất quần thể của một loài được xác định do rất
nhiều yếu tố, một phần các yếu tố đó là cấu trúc của quần xã sinh vật (Watt,
1976)[24]. Cấu trúc của quần xã sinh vật bao gồm 3 nhóm yếu tố: (a) Mạng
lưới dinh dưỡng trong quần xã; (b) sự phân bố không gian của sinh vật; (c) sự
đa dạng loài của quần xã.
Cũng như ở các hệ sinh thái khác, trong hệ sinh thái đồng ruộng, một
loài sinh vật thường là thức ăn, là điều kiện tồn tại cho một loài khác. Quan
hệ phổ biến giữa các loài sinh vật là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vơ cùng
phức tạp, nhưng có qui luật, đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng.
1.1.2. Quan hệ dinh dƣỡng
Tập hợp các quần thể gắn bó với nhau qua những mối quan hệ được

hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và sinh sống trong một khu vực
lãnh thổ nhất định tạo thành quần xã sinh vật. Trong quần xã các quần thể có
quan hệ tương hỗ với nhau đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng, trong đó các dạng
quan hệ như hiện tượng ăn thịt, ký sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với lý
thuyết và thực tiễn của biện pháp phòng trừ các loài sinh vật gây hại.
Hiện tượng ăn thịt là một dạng quan hệ trong đó một lồi (vật ăn thịt)
săn bắt một vật khác (vật mồi) để làm thức ăn và thường dẫn đến cái chết của
con mồi trong thời gian rất ngắn. Vật ăn thịt thường có kích thước lớn hơn
vật mồi (trừ một số loài bọ rùa rất nhỏ). Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá
thể vật ăn thịt thường phải tiêu diệt rất nhiều con mồi (trừ một số trường hợp
bọ rùa nhỏ ăn rệp sáp lớn). Các lồi ăn thịt có 2 khả năng ăn mồi: vật ăn thịt

10


có thể nhai nghiền con mồi (như cánh cứng ăn thịt, chuồn chuồn,...) hoặc
chúng có thể hút dịch dinh dưỡng từ con mồi (như bọ xít ăn thịt,...).
Hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ giữa các lồi sinh
vật rất phức tạp và đặc trưng. Có nhiều định nghĩa về ký sinh, Dogel (1941)
gọi các loài ký sinh là những sinh vật sử dụng các sinh vật sống khác (vật
chủ) làm nguồn thức ăn và môi trường sống. Bondarenko (1978) định nghĩa
ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào loài sinh vật khác (vật chủ) trong thời
gian dài dần dần làm vật chủ bị chết hoặc suy nhược. Viktorov (1976) định
nghĩa hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ tương hỗ lợi một chiều, trong
đó loài được lợi (ký sinh) đã sử dụng loài sinh vật sống khác (vật chủ) làm
thức ăn và nơi ở trong một phần nào đó của chu kỳ vịng đời của nó (dẫn theo
Phạm Văn Lầm, 1995) [6].
Hiện tượng cơn trùng ký sinh sâu hại rất phổ biến trong tự nhiên. Đây
là một hiện tượng đặc biệt của quan hệ ký sinh, trong đó thơng thường vật ký
sinh sử dụng hết hồn tồn các mơ của cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường

gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát triển. Mỗi một
cá thể ký sinh chỉ liên quan đến một cá thể vật chủ. Hầu hết các côn trùng ký
sinh sâu hại có biến thái hồn tồn, chỉ có pha ấu trùng của chúng là có kiểu
sống ký sinh; cịn khi ở pha trưởng thành thì chúng sống tự do. Mỗi một lồi
cơn trùng ký sinh, thơng thường chỉ liên quan với một pha phát triển của loài
vật chủ. Theo mối quan hệ của lồi cơn trùng ký sinh với pha phát triển của
lồi sâu hại mà phân biệt thành các nhóm ký sinh: ký sinh trứng, ký sinh sâu
non, ký sinh nhộng và ký sinh trưởng thành.
1.1.3. Biến động số lƣợng côn trùng
Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến đổi số lượng và các
dạng cơ chế điều hoà số lượng, Viktorov (1967) đã tổng hợp khái quát thành
sơ đồ chung của biến động số lượng côn trùng. Mật độ quần thể được xác

11


định bởi sự tương quan của các quá trình bổ sung thêm và giảm bớt đi số
lượng cá thể. Tất cả các yếu tố biến động số lượng đều tác động đến các quá
trình này, khi chúng làm thay đổi sức sinh sản, tỷ lệ chết và sự di cư của các
cá thể. Các yếu tố vô sinh mà trước tiên là điều kiện khí hậu thời tiết tác động
biến đổi lên côn trùng được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua thức
ăn, thiên địch. Sự điều hồ được bảo đảm bằng sự tồn tại của các mối liên hệ
ngược trở lại. Điều đó phản ánh ảnh hưởng của mật độ quần thể lên sức sinh
sản, tỷ lệ chết và sự di cư, trực tiếp thông qua mối quan hệ bên trong lồi và
thơng qua sự thay đổi tính tích cực của thiên địch và đặc điểm của thức ăn
(trong trường hợp thức ăn có phản ứng lên mật độ quần thể). Sự tồn tại của
các mối liên hệ ngược này đảm bảo những thay đổi đền bù cho sự bổ sung và
sự giảm sút số lượng quần thể. Chính sự tác động thuận nghịch đó đã san
bằng những sai lệch ngẫu nhiên trong mật độ quần thể (Phạm Bình Quyền,
1994)[12].

Các cơ chế điều hồ số lượng có liên quan với dạng các yếu tố điều
hoà, mà các yếu tố này điều chỉnh được những thay đổi ngẫu nhiên của mật
độ quần thể. Trong đa số trường hợp, hiệu quả tác động của các yếu tố điều
hồ có đặc điểm chậm trễ.
Các cơ chế riêng biệt của sự điều hồ số lượng cơn trùng tác động
trong những phạm vi khác nhau của mật độ quần thể. Đó là các ngưỡng giới
hạn và vùng hoạt động của các yếu tố cơ bản điều hồ số lượng cơn trùng.
Ngưỡng giới hạn thấp với vùng hoạt động hẹp là các sinh vật ăn côn
trùng đa thực. Độ hẹp của vùng hoạt động của sinh vật ăn côn trùng đa thực
là nguyên nhân làm cho chúng ít khả năng hạn chế số lượng sâu hại. ở
ngưỡng giới hạn thấp có cả ký sinh và ăn thịt chun hố. Chính khả năng
của các thiên địch chun hố có mặt cả khi vật chủ (vật mồi) của chúng ở
mật độ quần thể thấp đã tạo điều kiện cho chúng có phản ứng số lượng.

12


Các sinh vật ăn cơn trùng chun hố có khả năng thực hiện sự điều
hồ số lượng cơn trùng ở cả mức độ thấp được xác nhận trong thực tiễn của
phương pháp sinh học đấu tranh chống côn trùng gây hại. Khác với sinh vật
ăn côn trùng đa thực, các ký sinh và ăn thịt chun hố có thể hoạt động
trong khoảng phạm vi rộng hơn của mật độ quần thể vật chủ (con mồi) nhờ
khả năng tăng số lượng với sự gia tăng mật độ của sâu hại. Điều này được ghi
nhận trong thực tế ở những trường hợp khả năng khống chế sự bùng phát sinh
sản hàng loạt của côn trùng ăn thực vật bởi sinh vật ăn cơn trùng chun hố.
Vi sinh vật gây bệnh, theo ngun tắc, có ngưỡng giới hạn hoạt động
cao hơn đáng kể. Sự phát triển của chúng được gọi là dịch bệnh. Dịch bệnh
côn trùng thường xảy ra vào thời kỳ, khi mà quần thể côn trùng tiếp cận với
sự cạn kiệt các nguồn thức ăn và diễn ra sự áp chế trạng thái sinh lý của các
cơ thể. Dịch bệnh côn trùng thường xảy ra khi sâu hại đã dẫn đến thiệt hại

đáng kể cho mùa màng.
Sự cạnh tranh trong loài là cơ chế điều hoà cao nhất. Cơ chế này tác
động ở mức độ số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự áp
chế lẫn nhau của các cá thể cùng loài. Ngoài cạnh tranh, các mối quan hệ
trong lồi có một số cơ chế cơ bản tự điều hoà số lượng như tác động tín hiệu
thường xảy ra trong sự tiếp xúc giữa các cá thể cùng lồi.
Sự điều hồ số lượng cơn trùng được thực hiện bằng một hệ thống
hoàn chỉnh các cơ chế. Các cơ chế điều hoà liên tục kế tiếp nhau tham gia tác
động, khi mật độ quần thể được điều hoà vượt ra khỏi giới hạn hoạt động của
yếu tố điều hồ trước nó.
Hiện nay có hàng loạt dẫn liệu thực tế xác nhận khả năng điều hoà của
các cơ chế điều hoà ở các mức độ khác nhau của số lượng quần thể. Các cơ
chế điều hoà rất tốt ở cả những lồi có số lượng cao và ở cả những lồi có số
lượng thấp.

13


Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan hệ
tương hỗ giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái
nông nghiệp; và các nguyên tắc sinh thái và tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái nơng nghiệp.
1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng ký sinh sâu hại lạc
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thiên địch của sâu
hại lạc, chẳng hạn trong tài liệu công bố của Viện Nghiên cứu Cây trồng
Quốc tế vùng bán khô hạn nhiệt đới (ICRISAT), theo Wighrman và Ranga
Rao (1994)[16] hiện nay đã biết thành phần loài ký sinh sâu khoang
(Spodoptera litura) hại lạc tại vùng Châu á có tới 67 lồi, thuộc 7 họ của bộ
Hymenoptera và 2 họ của bộ Diptera.
Tại Việt Nam, trong “Kết quả điều tra cơ bản côn trùng trong 2 năm

1967 - 1968” đã thống kê được 45 loài sâu hại lạc (Viện BVTV, 1976)[20].
Điều tra trong 2 năm 1991 - 1992, Lê Văn Thuyết và nnk (1992, 1993) [17]
đã tìm thấy 15 loài sâu hại thường xuyên gây hại lạc tại Hà Bắc, Nghệ Tĩnh.
Theo Phạm Thị Vượng và nnk (1996) [22] nghiên cứu sâu hại lạc ở Nghệ An,
Hà Bắc, Hà Tây trong khoảng thời gian 1991 - 1995 đã tìm thấy 46 lồi sâu
hại lạc, trong đó các lồi phổ biến là sâu khoang Spodoptera litura F., sâu
xanh Heliothis armigera (Hubn.), sâu đục quả đỗ Maruca testulalis Geyer,
sâu cuốn lá Piletocera sp., nhóm sâu chích hút (bọ trĩ, rầy xanh, rệp,…).
Cho đến nay số loài sâu hại lạc hiện đã biết ở Việt Nam có 86 lồi,
trong đó sâu hại bộ cánh phấn có 17 lồi (Viện BVTV, 1976; Lê Văn Thuyết
và nnk, 1993; Ngô Thế Dân và nnk, 2000) [20,17,3]; nhưng chỉ mới dừng lại
ở thành phần loài sâu hại, chưa mơ tả và chưa có những dẫn liệu về đặc điểm
sinh học, sinh thái của các loài sâu hại lạc.
Những năm gần đây ở Việt Nam tập trung nghiên cứu thiên địch của
sâu hại lúa, như các cơng trình của Vũ Quang Cơn (1985, 1992), Phạm Văn

14


Lầm (1985, 1997), … Trần Ngọc Lân (2000) [7] nghiên cứu thiên địch của
sâu hại lúa ở Nghệ An.
Cho đến nay thiên địch của sâu hại lạc ở Việt Nam chưa được chú
trọng nghiên cứu, mới chỉ có một vài dẫn liệu ban đầu. Điều tra thiên địch ăn
thịt, ký sinh trên sâu hại lạc ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh trong hai năm 1991 1992, Lê Văn Thuyết và nnk (1992, 1993) [16,17] đã thu thập được 15 loài
nhện, bọ rùa, hai loài ong ký sinh trứng, một loài ruồi và một loại bệnh trên
sâu non của sâu hại như rệp, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, nhưng
chưa định được tên khoa học. Phạm Thị Vượng (1996) [22] nghiên cứu ký
sinh sâu non của sâu khoang (Spodoptera litura) hại lạc tại Nghệ An, Hà Tây,
Hà Bắc mới chỉ phát hiện được 5 loài ong và ruồi ký sinh (thuộc 3 họ của 2
bộ), với tỷ lệ ký sinh từ 1,99 – 4,91%.

Cho đến những năm gần đây các cơng trình nghiên cứu và tài liệu phổ
biến về gieo trồng lạc ở Việt Nam đều chỉ đề cập biện pháp phịng trừ sâu hại
lạc bằng thuốc hố học. Lê Văn Thuyết và nnk (1993) [17] thử nghiệm phòng
trừ sâu hại lạc (rệp, sâu ăn lá, bọ trĩ) bằng thuốc trừ sâu Wofatox tại HTX
Nam Thịnh (Diễn Châu - Nghệ An) và HTX Tự Lan (Việt Yên - Hà Bắc).
Trong “Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng” (năm 1993) [5] việc phòng trừ
sâu bệnh hại lạc chỉ đề cập phương pháp hoá học với các loại thuốc hoá học
(Basudin, Bassa, Bi58, Monitor, Trebon, Shepa, Padan, Wofatox,
Methylparathion, Paration,…). Ngày nay, việc phịng trừ sâu hại sẽ khơng đạt
được hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, nếu không sử dụng các biện pháp
khác. Trong phòng trừ sâu hại, sử dụng thiên địch tự nhiên là một tiềm năng
quan trọng, đóng góp cho sự thành cơng của biện pháp phịng trừ tổng hợp
(IPM) và bảo vệ mơi trường.
1.3. Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Nghệ An
Điều kiện tự nhiên

15


Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn Bắc, có toạ độ địa lý từ
18035’ - 19030’ vĩ độ Bắc và 103052’- 105042’ kinh độ Đơng, với tổng diện
tích tự nhiên 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam). Vị trí địa
lý có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt
đới ẩm nhiều hình, với đủ các loại cảnh quan. Tổng thể này lại thay đổi theo
mùa, và mang tính khắc nghiệt của miền Trung.
Địa hình Nghệ An có thể chia ra 3 vùng cảnh quan. Đây là đặc điểm
chi phối đến mọi hoạt động, nhất là trong sản xuất nông nghiệp của Nghệ An.
Vùng núi cao (chiếm 77,0% diện tích), vùng gị đồi (13,0%), vùng đồng bằng
Nghệ An chỉ chiếm khoảng 10,0% diện tích. Đồng bằng hẹp bị đồi chia cắt

thành vùng đồng bằng phù sa và giải cát ven biển. Đồng bằng phù sa gồm các
dải đồng bằng Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Khu đất cát ven biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu,
Nghi Lộc - Hưng Nguyên.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa với đặc điểm cơ
bản là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được
trung bình 120 -140 kcal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23- 240C (ở
Vinh 23,90C), tổng nhiệt độ trên 9.0000C, mỗi năm có trên 30 ngày nhiệt độ
dưới 100C và 20 -25 ngày nhiệt độ trên 300C. Độ ẩm không khí là 85%.
Lượng mưa trung bình cả năm 1.600- 2.000mm (Lê Văn Phượng, 1982)[11].
. Khí hậu Nghệ An có 2 mùa: mùa khô, lạnh từ tháng XI đến tháng IV
(năm sau), mùa mưa, nóng từ tháng IV đến tháng X.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nghệ An là một tỉnh đơng dân, với dân số 2.805.409 người (tính đến
31 - 12- 1995), mật độ trung bình tồn tỉnh 152 người/km2. Dân cư phân bố
không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích, nhưng tập

16


trung đến 80% dân số; vùng núi và gò đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có
20% dân số.

Một số yếu tố ảnh hƣởng đến khu hệ sinh vật ở Nghệ An
Cùng với sự thay đổi cơ cấu cây trồng, giống lạc mới năng suất cao với
việc đầu tư phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi tưới tiêu,.. Đặc biệt là từ
những năm 70, tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi mùa vụ coi trọng sản xuất vụ hè
thu là một trong 3 vụ sản xuất chính trong năm, diện tích trồng lạc khoảng
30.000 ha. Từ 1 vụ lạc (vụ lạc xuân) trong năm với khoảng thời gian ngắt
quãng (mùa hè –mùa thu - mùa đông), vụ lạc hè thu đã phủ khoảng thời gian

mùa hè – mùa thu. Sự thay đổi mùa vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh
thái đồng ruộng, trước hết là sâu hại và thiên địch của chúng.

17


CHƢƠNG II.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu
1) Điều tra bổ sung thành phần loài sâu hại lạc bộ cánh phấn.
2) Điều tra thành phần loài côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh
phấn.
3) Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số loài sâu chính hại lạc và cơn
trùng ký sinh của chúng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm điều tra cố định:
- Vụ lạc xuân 2001: Xã Nghi Đức, huyện Nghi Lộc.
- Vụ lạc hè thu 2001: Xã Diễn An và xã Diễn Lộc huyện Diễn Châu.
Địa điểm điều tra bổ sung: Các xã thuộc huyện Nghi Lộc và huyện
Diễn Châu.
Thời gian nghiên cứu
- Vụ lạc xuân: từ tháng 2/2001 đến 6/2001.
- Vụ lạc hè thu: từ tháng 6/2001 đến 9/2001.

18


2.3. Vật liệu nghiên cứu

Sâu hại lạc: nhóm sâu ăn lá thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptera).
Côn trùng ký sinh: Ong ký sinh (Hymenoptera), ruồi ký sinh (Diptera).
Giống lạc: Lạc Sen lai
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra nghiên cứu sâu hại và thiên địch tuân thủ theo
các phương pháp thường quy về nghiên cứu côn trùng và bảo vệ thực vật (Tổ
côn trùng - UBKHKT Nhà nước, 1967; Viện BVTV, 1997; …).
2.4.1. Bố trí thí nghiệm
- Vụ lạc xuân 2001: Công thức I (CT1): trồng thuần lạc, tại xã Nghi
Đức huyện Nghi Lộc.
- Vụ lạc hè thu 2001: Công thức II (CT2): trồng thuần lạc (R2), tại xã
Diễn An huyện Diễn Châu.
- Vụ lạc hè thu 2001: Công thức III (CT3): trồng lạc xen ngô, khoai
(R3), tại xã Diễn Lộc huyện Diễn Châu.
2.4.2. Thí nghiệm đồng ruộng
1) Thu mẫu định lƣợng
Tiến hành thu mẫu định kỳ 7 ngày 1 lần, quan sát và đếm số lượng sâu
hại và thiên địch trên tổng số cây lạc tương ứng với 3m2 trên 5 điểm theo
nguyên tắc đường chéo góc trong một ruộng lạc.
Thu thập trứng, sâu non, nhộng của sâu hại bộ cánh phấn ni theo dõi
trong phịng thí nghiệm để xác định tỷ lệ nở (%), tỷ lệ ký sinh (%), pha ký
sinh, loài ký sinh.

19


Các điểm điều tra lần sau không trùng với vị trí điểm điều tra lần trước.
Việc điều tra được tiến hành vào thời gian nhất định trong ngày (khoảng 7 9h sáng) để tránh sự sai khác do sự khác nhau thời điểm trong ngày.
2) Thu mẫu định tính
Sử dụng vợt, ống nghiệm thu thập các loài ong ký sinh và ruồi ký sinh

trên ruộng lạc. Xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm trong vụ lạc,
thời gian hoạt động của chúng trong ngày.
2.4.3. Thí nghiệm trong phịng
Ni vật chủ (trứng, sâu non, nhộng) trong các ống nghiệm (kích thước
15 - 20x2cm) có nút bằng bơng thấm nước sạch hoặc chất liệu xốp và trong
các hộp nhựa (kích thước : 7 - 10cm, cao h: 9 - 12cm) có mở cửa sổ thơng
khí. Tồn bộ ống nghiệm, hộp nhựa thực nghiệm được đặt lên bàn có ký hiệu
riêng.
Thức ăn của các loài sâu ăn lá thuộc bộ cánh phấn là lá lạc “sạch”
không bị phun thuốc, được thu hái ngồi ruộng và được bảo quản trong
phịng thí nghiệm động vật, theo dõi cá thể bị ký sinh, loài ký sinh.
2.4.4. Xử lý, bảo quản mẫu vật
Các mẫu vật được xử lý và bảo quản theo quy trình xử lý côn trùng [19].
Mẫu vật được lưu giữ bằng phương pháp giữ mẫu nước bằng Formol 5%
hoặc cồn 700.
Mẫu được bảo quản trong ống nghiệm có ghi số ký hiệu (eliket).
Ghi nhãn theo mẫu: Số ký hiệu mẫu, ruộng lạc, địa điểm, thời gian,
phương pháp thu mẫu, người thu mẫu.
2.4.5. Phƣơng pháp định loại

20


Tài liệu định loại
Việc định loại sâu hại lạc thuộc bộ cánh phấn theo các tài liệu sâu hại
cây trồng ở Việt Nam, như Vũ Đình Ninh và nnk (1976), Cục BVTV (1986),
Nguyễn Xuân Thành (1996),… [13].
Việc định loại côn trùng ký sinh theo các tài liệu Barrion et al (1994),
Nishida et al (1970), Lê Xuân Huệ (1997), Khuất Đăng Long (1994), …
Cách thức định loại

Cách thức định loại được tiến hành theo Mayer E. (1974) [8].
Tất cả các cá thể cơn trùng ký sinh vũ hố từ vật chủ (trứng, sâu non,
nhộng), mà vật chủ được thu thập tại ruộng lạc vào một kỳ thu mẫu định kỳ,
là một mẫu.
Phân tích định loại mẫu vật đƣợc tiến hành nhƣ sau:
1) Từ mẫu phân chia các cá thể giống nhau thành phênon. Mỗi lồi có thể có
nhiều phênon như các cá thể đực trưởng thành, các cá thể cái trưởng thành,
sự sai khác về kích thước cơ thể, sự sai khác các dấu hiệu bên ngoài của cơ
thể.
2) Từ các phênon đã được phân chia, lấy cá thể trưởng thành điển hình đại
diện đo kích thước (đơn vị mm) chiều rộng, chiều dài. Sau đó tiến hành định
loại.
3) Việc định loại dựa vào tài liệu định loại và phân tích đặc điểm hình thái,
cấu tạo, các đặc điểm của các bộ phận trên cơ thể được xem bằng kính hiển
vi, hiển vi soi nổi.
Tra khoá định loại để xác định từ bộ đến họ, từ họ đến đến giống, từ
giống đến loài.

21


4) Đối chiếu các đặc điểm hình thái của vật mẫu đă được định loại tới lồi với
đặc điểm mơ tả trong tài liệu, đối chiếu từ đặc điểm này đến đặc điểm khác
trên cơ sở vật mẫu.
5) So sánh mẫu vật và các dấu hiệu định loại với các đặc điểm dấu hiệu trong
hình vẽ của tài liệu tra cứu.
6) Kiểm tra sự phân bố của loài. Nếu loài đã xác định được có phân bố ở Việt
Nam hay các nước lân cận thì bước định loại sơ bộ xem như đã hoàn thành.
Nếu loài xác định chỉ phân bố ở các nước xa ở Việt Nam thì phải quay lại xác
định từ đầu.

7) Sau khi loài đã được định loại, lồi đó được đem đối chiếu với mẫu vật mà
các chuyên gia đầu ngành đã xem xét để tránh sự sai sót trong q trình định
loại.
Lập phiếu phân tích mẫu cơn trùng: Mẫu được phân tích theo một
phiếu phân tích định loại: dẫn liệu về lồi, số lượng cá thể, thời gian thu thập
mẫu vật, nơi thu, phương pháp thu, địa điểm thu, thời tiết, sinh cảnh ruộng
lạc.
2.4.6. Chỉ tiêu theo dõi sâu hại và côn trùng ký sinh
- Mật độ sâu hại:
Tổng số sâu bắt gặp
Mật độ (con/m2) = ---------------------------------Tổng diện tích điều tra (m2)
- Tỉ lệ ký sinh
Số sâu bị ký sinh
Tỷ lệ ký sinh (%) = ---------------------------------- x 100
Tổng số sâu ni theo dõi
2.4.7. Tính toán và xử lý số liệu

22


- Số liệu thu thập được xử lý qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biễu diễn số
lượng sâu hại và thiên địch.
- Sử dụng các cơng thức tốn học thông thường theo các tài liệu Lê
Văn Tiến (1991) [16], để tính tốn số liệu.
Các cơng thức tính tốn thống kê
+ Tỉ lệ phần trăm (%): P% = p x 100/N.
P%: Phần trăm của một lồi hoặc một nhóm lồi.
N: Tổng số cá thể của tất cả các loài trong các mẫu.
P: Số cá thể của một loài hoặc một nhóm lồi.
+ Cơng thức tính trung bình cộng: X 


1 k
 nixi
n 1

+ Cơng thức tính phương sai - độ lệch chuẩn: s 

1
n i (x i  X) 2

n

Trong đó:

X : giá trị trung bình
xi : giá trị biến thiên
ni : tần suất của giá trị xi
Kiểm định thống kê bằng tét T - Student
- Kiểm định giả thiết H0: m1= m2 của hai phân phối chuẩn với đối thiết
H1: m1 m2, trường hợp không biết phương sai.
- Quy tắc: Để kiểm định giả thiết H0: m1= m2 với đối thiết H1:m1  m2
của hai phân phối chuẩn N(m12), N(m22) trong trường hợp chưa biết
phương sai 2, ta lấy mẫu dung lượng n1 và n2 từ hai đám đông, tính X , S1,

Y , S2 và phương sai chung S.

23


- Cơng thức tính phương sai chung S của 2 mẫu:

(n1  1)S12  (n 2  1)S 22
S 
n1  n 2  2
2

XY

- Cơng thức tính chỉ tiêu Tt: Tt 
S

Trong đó:

1
1

n1 n 2

X là giá trị trung bình của ruộng 1

Y là giá trị trng bình của ruộng 2
S là phương sai chung
Với mức ý nghĩa (=0,05) và số bậc tự do (n1+n2-2), tra trong bảng
phân phối T - Student, tìm số T/2.
Nếu Tt < T/2 : H0 được chấp nhận - nghĩa là sự sai khác được coi là
không đáng kể (H0: m1= m2).
Nếu Tt > T/2 : H0 bị bác bỏ - nghĩa là sự sai khác được coi là đáng kể
(H1: m1 m2).
2.4.8. Hoá chất, thiết bị dụng cụ
- Hoá chất: cồn 960, formol 40%
- Thiết bị: Kính hiển vi, kính lúp soi nổi 2 mắt, tủ sấy, kính lúp cầm tay.

- Dụng cụ: ống nghiệm, lọ nhựa, vải, đĩa petri, kim mũi mác, thước đo
giấy ghi nhãn, vợt côn trùng

.

24


CHƢƠNG III.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. SÂU HẠI LẠC BỘ CÁNH PHẤN Ở NGHI LỘC VÀ DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
3.1.1. Thành phần loài sâu hại lạc bộ cánh phấn
Trong q trình sinh trưởng cây lạc bị nhiều lồi sâu khác nhau phá hại,
sâu gây hại ngay từ khi cây mới mọc cho đến khi thu hoạch. Sâu phá hại lá,
thân, hoa, củ, hạt, rễ. Sâu hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
giảm năng suất lạc, có khi tới 20 - 30% .
Điều tra trên ruộng lạc vào hai vụ lạc (vụ lạc xuân và vụ lạc hè thu năm
2001) tại Nghi Lộc và Diễn Châu tỉnh Nghệ An đã thu thập được 16 loài sâu
hại thuộc 5 họ của bộ cánh phấn (Lepidoptera) (Bảng 1).
Các lồi sâu hại bộ cánh phấn có mặt trong các giai đoạn sinh trưởng
của cây lạc khác nhau: giai đoạn I (từ mọc mầm đến 35 ngày sau khi gieo) - 8
loài, giai đoạn II (36 - 70 ngày sau khi gieo) - 11 loài, giai đoạn III (từ 71
ngày sau khi gieo đến thu hoạch) - 15 loài; các loài sâu hại thường tập trung
gây hại lạc vào giai đoạn II (36 - 70 ngày sau khi gieo).
Đối chiếu với thành phần sâu hại lạc hiện đã biết ở Việt Nam có 17
lồi sâu hại bộ cánh phấn (Viện BVTV, 1976; Lê Văn Thuyết, 1993; Ngô
Thế Dân, 2000)[20, 17,3 ]; Kết quả điều tra trên ruộng lạc ở Nghi Lộc và
Diễn Châu (Nghệ An) đã bổ sung vào danh sách các loài sâu hại lạc ở Việt

Nam 3 loài: Sâu đo (Argyrogram agnata), sâu đo nâu thật (Bapta sp.), sâu
róm bốn u vàng (Lymantrya sp.).

25


×