Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nghệ an tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.66 KB, 61 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
--------------------------

ĐINH THỊ VÂN THUỲ

CUỘC KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở NGHỆ
AN THÁNG TÁM NĂM 1945
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
THẠC SỸ : TRẦN VĂN THỨC

Vinh, tháng 5 / 2002

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

1. Lý do chọn đề tài


Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại. Nó khơng những
mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc mà cịn có ý nghĩa quốc tế to lớn
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám đƣợc tạo nên bởi sự tổng hợp
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tất cả các địa phƣơng trong
tồn quốc, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhân dân Nghệ An.
Nghệ An là một trong những tỉnh lớn của nƣớc ta, chiếm giữ vị trí quan
trọng ở khu vực Bắc Trung Kỳ. Đây là một tỉnh có bề dày truyền thống yêu nƣớc
và cách mạng. Đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống yêu nƣớc, tinh
thần cách mạng của nhân dân Nghệ An lại càng đƣợc phát huy.
Đƣợc sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, đồng thời biết vận dụng
một cách linh hoạt sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn địa
phƣơng của Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Nghệ-Tĩnh, quần chúng nhân dân Nghệ
An đã đoàn kết một lòng,dũng cảm chiến đấu đánh đuổi đƣợc thực dân Pháp và
phát xít Nhật ra khỏi bờ cõi, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng
lợi to lớn trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945.
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhƣng những bài học kinh nghiệm của quá trình
chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa và khởi nghĩa dành chính quyền ở Nghệ
An vẫn còn giữ nguyên giá trị và cần phải đƣợc tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu.
Là một ngƣời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền
thống yêu nƣớc và cách mạng, tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Nghệ An tháng Tám 1945 là điều bổ ích, góp phần làm sáng
tỏ hơn một thời kỳ lịch sử đầy sôi động của quê hƣơng, đồng thời làm phong phú
nội dung và tầm vóc cách mạng tháng Tám của dân tộc.

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ


Đinh

Với tất cả những lý do nêu trên, tôi lựa chon đề tài “Cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ở Nghệ An tháng Tám 1945” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
Xét trên phạm vi tồn quốc, do tầm vóc của Cách mạng tháng Tám 1945 rất
rộng lớn và nội dung hết sức phong phú nên từ trƣớc đến nay đã có hàng loạt
cơng trình nghiên cứu đƣợc cơng bố.
“Cách mạng tháng Tám (1945) của Ban NCLS Đảng ta NXB Sự thật, Hà
Nội, 1980; Cách mạng tháng Tám của Viện Sử Học, quyển 2, NXB Sử Học,Hà
Nội,1960; Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của Viện lịch sử Đảng, NXB Sự
thật, Hà Nội, 1985….”
Trong các cơng trình kể trên đã phần nào đề cập tới những diễn biến chính
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của các địa phƣơng trong tồn quốc, trong đó
có Nghệ An.
Tại Nghệ An, cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ
1939-1945. Cuốn “Cách mạng tháng Tám”của Ban NCLS Đảng Tỉnh uỷ Nghệ
An xuất bản năm 1966 trình bày một cách khái quát quá trình đấu tranh giành và
giữ chính quyền của nhân dân Nghệ An.
Dƣới góc độ lịch sử Đảng, trong các cuốn sách nhƣ : “Lịch sử Đảng bộ
Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Nghệ - Tĩnh, sơ thảo, tập 1(1925-1954), NXB
Vinh, 1987. Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 1(1930-1945), NXB Chính trị Quốc
gia, 1998”, đã phản ánh sơ lƣợc quá trình nhân dân Nghệ An dƣới sự lãnh đạo
của Đảng đấu tranh phục hồi tổ chức Đảng, cơ sở quần chúng, chuẩn bị lực
lƣợng và tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi.
Ngoài ra, đến nay về căn bản các huyện, thành và một số xã, phƣờng trong
tỉnh đã viết lịch sử địa phƣơng mình. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền diển ra
3



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

cụ thể ở từng địa phƣơng đƣợc phản ánh rõ nét trong các cuốn sách sau nhƣ :
“Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Thanh Chương, tập 1(19301945); Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Nghi Lộc, sơ thảo, tập1
(1954 về trước); Lịch sử Thành Phố Vinh, tập 1 v.v...”
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đề cập đến đề tài luận văn dƣới những
khía cạnh, góc độ khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi có thể kế thừa
thành quả cả về nội dung và phƣơng Pháp. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu
tài liệu, chúng tơi thấy chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một
cách khái qt, tồn diện, có hệ thống về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở
Nghệ An tháng Tám 1945.
3. Giới hạn của đề tài và phƣơng Pháp nghiên cứu
Thời gian của cuộc khởi nghĩa giành chímh quyền ở Nghệ An đƣợc tính từ
ngày 17/8/1945, tức là khi huyện Quỳnh Lƣu là huyện đầu tiên ở Nghệ An giành
chính quyền thắng lợi cho đến ngày 28/8/2945, ngày mà các phủ, huyện miền
núi giành đƣợc chính quyền.
Tuy nhiên, để làm sáng tỏ đƣợc cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ
An, đề tài luận văn trong một chừng mực nhất định đã đề cập đến phong trào
cách mạng của nhân dân Nghệ An kể từ sau khi có chủ trƣơng chuyển hƣớng chỉ
đạo chiến lƣợc cách mạng Việt Nam của Đảng ( 11/1939 ).
Phƣơng Pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử nhƣ phƣơng Pháp
lịch sử, phƣơng Pháp lơ gích là những phƣơng Pháp cơ bản đƣợc vận dụng để
nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phƣơng Pháp chuyên nghành
nhƣ phân tích, đối chiếu, so sánh …
4. Đóng góp của luận văn

Luận văn sẽ tái hiện lại một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống về
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An tháng Tám 1945. Trên cơ sở đó
4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

bƣớc đầu chúng tôi mạnh dạn rút ra một số nhận xét đánh giá về cuộc khởi nghĩa
ở Nghệ An.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài kết cấu trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An từ tháng 11/1939
đến tháng 3/1945.
Chƣơng 2: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An tháng 8
năm1945.
Chƣơng 3: Một số nhận xét đánh giá về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở
Nghệ An tháng Tám năm 1945.
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ
tận tình về mọi mặt của thầy giáo hƣớng dẫn – thạc sỹ Trần Văn Thức. Ngồi ra, các
thầy cơ giáo trong khoa, các bạn bè đồng nghiệp đã góp ý kiến để tơi hồn thành tốt
đề tài. Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn.
Do thời gian eo hẹp, số lƣợng tài liệu cịn thiếu, do trình độ và năng lực còn hạn
chế nên chắc rằng nội dung đề tài sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp

5



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

II. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN NGHỆ
AN TỪ THÁNG 11 NĂM 1939 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 1945
1.1. Nghệ An - vị trí và truyền thống
1.1.1. Vị trí
Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, nằm trong toạ độ từ 18o 35’00 đến
20o00’10’’ vị độ bắc từ 103050’25’’ đến 103040’30’’kinh độ đơng. Phía Bắc giáp
tỉnh Thanh Hố, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đơng là Biển Đơng, phái Tây
giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, BơlykhămXay, Hủa Phán thuộc nƣớc cộng hồ dân
chủ nhân dân Lào, với đƣờng biên giới dài 419km.
Với 16370km2 , Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn hàng thứ 3 sau cả nƣớc
(sau Đắc Lắc và Lai Châu). Địa hình Nghệ An dài, rộng và đa dạng, có cả miền
núi, trung du và đồng bằng, biển dài và thềm lục địa. Trong đó miền núi và trung
du chiếm phần lớn diện tích tồn tỉnh tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc.
Nơi đây có rất nhiều khoáng sản nhƣ đá hồng ngọc ở Quỳ Châu, thiếc ở Quỳ
Hợp, đá vơi Quỳnh Lƣu…Ngồi ra,cịn có rừng nguyên sinh với đủ loại chim
muông,thú quý,cây gỗ quý.
Đồng bằng Nghệ An hẹp, chỉ chiếm khoảng 15-20% diện tích tồn tỉnh, lại
bị chia cắt nhiều sông lạch và những đồi núi lẻ ăn thông ra biển, tạo thành những
vùng tập trung: Diễn Châu- Yên Thành - Quỳnh Lƣu - Nam Đàn - Hƣng
Ngun - Nghi Lộc và lịng chảo Đơ Lƣơng.
Biển Nghệ An rất phong phú các loại hải sản. Chính nguồn hải sản dồi dào
này đã cung cấp và cải thiện đời sống cho nhân dân Nghệ An . Ngoài ra, ngƣời
dân ở dây đã biết sớm lợi dụng đƣờng biển để đi lại thơng thƣờng với bên ngồi.

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, từ xƣa tới nay Nghệ An cịn có ý nghĩa chiến
lƣợc về mặt quốc phòng. Đặc biệt miền núi và trung du rất thuận lợi cho việc xây
dựng hoặc bố trí thành hệ thống phịng ngự vững chắc làm bàn đạp tấn công rất
cơ động nối thông với các hƣớng.
Có thể nói rằng, so với các tỉnh thành trong cả nƣớc, Nghệ An thuộc vào
tỉnh có tài nguyên phong phú về nơng, lâm, thuỷ sản và khống sản.Từ Nghệ An
có thể đi ra các tỉnh xung quanh, sang nƣớc láng giềng (Lào) hay ra Biển Đơng.
Với vị trí thuận lợi đó, từ rất sớm, Nghệ An đã trở thành đối tƣợng nhịm ngó và
xâm chiếm của nhiều kẻ thù. Ngay khi đặt chân lên nƣớc ta, thực dân Pháp cũng
nhƣ phát xít Nhật đã hết sức chú ý đến Nghệ An .
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Nghệ An cịn có những khó khăn riêng,
khơng giống với bất cứ tỉnh thành nào trong cả nƣớc. Khí hậu Nghệ An khá khắc
nhiệt, mùa nóng thì q nóng, mùa rét thì q rét. Ngồi ra, Nghệ An ln bị
mƣa lũ và gió bão đe doạ. Điều đó gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất đời sống
của nhân dân ở đây.
Nhận xét về vị trí của Nghệ An , nhà bác học Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chƣơng loại chí đã viết : “Nghệ An núi cao, sơng sâu, phong tục trọng
hậu, cảnh tươi sáng, gọi là đất có dang tiếng hơn cả Nam Châu … thực là nơi
hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khoá của các triều đại”.
1.1.2.Truyền thống
Từ rất sớm con ngƣời đã cƣ trú trên đất Nghệ An. Dấu vết ngƣời nguyên
thuỷ cách đây 20 vạn năm đã tìm thấy ở Thẩm Ồm (Quỳ Châu)

Trong quá trình sinh sống phải đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, đồng
thời phải đƣơng đầu với nhiều kẻ thù xâm lƣợc nên đã hình thành ở con ngƣời
xứ Nghệ đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ, hiếu học, đoàn kết cộng đồng cao.

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Từ thế kỷ I trƣớc cơng ngun đến thế kỷ IX, dân tộc ta nói chung, Nghệ
An nói riêng chìm đắm dƣới ách thống thống trị của các thế lực phong kiến
phƣơng Bắc xâm lƣợc. Nhân dân Nghệ An cùng nhân dân địa phƣơng trong cả
nƣớc đã liên tiếp vùng dậy đấu tranh chống kẻ thù. Năm 722 trên đất Sa Nam
(Nam Đàn) nổi lên cuộc khởi nghĩa có tiếng vang lớn do Mai Thúc Loan lãnh
đạo chống lại ách đô hộ của quân xâm lƣợc nhà Đƣờng. Cuộc khởi nghĩa tuy
giành đƣợc thắng lợi song triều đại Mai Hắc Đế không tồn tại đƣợc lâu. Tuy vây
cuộc khởi nghĩa đã để lại tấm gƣơng bất khuất của một dân tộc ni dƣỡng ý chí
quyết khơng chịu làm nơ lệ.
Tiếp theo đó, con em các tộc ngƣời ở Nghệ An đã tham gia nhiều cuộc khởi
nghĩa và giành đƣợc nhiều thắng lợi.Tiêu biểu là đã cùng nhân dân cả nƣớc dƣới
sự lãnh đạo của Ngô Quyền đánh đuổi đƣợc quân xâm lƣợc nhà Hán ra khỏi bờ
cõi(938) giành lại nền độc lâp cho đất nƣớc sau một ngàn năm Bắc thuộc.
Ở thế kỷ XIII, trong ba lần chống quân lâm lƣợc Mông-Nguyên, nhân dân
Nghệ An đã trực tiếp chiến đấu trên các chiến trƣờng để bảo vệ nền độc lập cho
cả dân tôc.Tiêu biểu cho lớp ngƣời đó là Hồng Tá Thốn, Hà Anh…
Đầu thế kỷ XV, mƣợn cớ “ phù Trần diệt Hồ”, quân Minh sang xâm lƣợc
nƣớc ta.Vua tôi nhà Hồ không chống cự nổi, đất nƣớc bị chiếm đóng, nhân dân

chịu ách thống trị kẻ thù. Trƣớc tình hình đó trên đất Nghệ An các cuộc khởi
nghĩa lại nổi lên sau khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng bị dập tắt.Tiêu
biểu là cuộc khỡi nghĩa của Nguyễn Vĩnh Lộc ở Trang Niên (Diển Châu). Nghĩa
quân đã lợi dụng địa thế hiểm yếu ở địa phƣơng vừa cày cấy vừa đánh giặc. Khởi
nghĩa Trang Niên cùng các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Biện, Phạm Liểu(Hà
Tĩnh) thời gian này đã khiến kẻ thù luôn bị quấy phá tiêu hao, thƣờng xuyên thức
tỉnh tinh thần dân tộc và tôi luyện cho nhân dân ý chí bất khuất quyết đập tan
ách thống trị của ngoại bang.
8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Nghệ An là địa bàn chiến lƣợc, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lƣợc. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chấp nhận lời đề
nghị của tƣớng Nguyễn Chích về một quyết sách chiến lƣợc rất sáng suốt lúc bấy
giờ :” Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông…nay ta trước hãy đánh lấy
Trà Long, chiếm giữ cho được Nghệ An , để làm chỗ đứng chân rồi dựa vào
nhân lực, tài lực nơi ấy mà quay ra đánh lấy Đơng Đơ thì có thể tính xong việc
dẹp yên thiên hạ” (36,45) Và trên đƣờng tiến quân, nghĩa quân Lê Lợi đã nhận
đƣợc sự hƣởng ứng của nhân dân Nghệ An nhanh chóng giải phóng vùng này.
Khơng những thế mà cịn mở rộng vùng giải phóng ra cả Thanh Hố và vào đất
Thuận Hố, hình thành một hậu phƣơng vừa làm bàn đạp rộng lớn từ Thanh
Hoá, Nghệ An , Hà Tĩnh vào tận Thuận Hoá, để từ đó tiến ra Bắc quét sạch quân
thù ra khỏi bờ cõi khơi phục giang sơn gấm vóc.
Trong sự nghiệp cứu nƣớc của ngƣời anh hùng “áo vải” Nguyễn Huệ, Nghệ
An không phải là nơi phát sinh hay là một chiến trƣờng quan trọng, nhƣng là nơi

đóng góp sức ngƣời sức của để nghĩa quân làm nên chiến thắng.
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân bành trƣớng xâm chiếm thuộc địa.
Thực dân Pháp đã dịm ngó nƣớc ta từ lâu và ngày 01 tháng 09 năm 1858 chúng
nổ súng xâm lƣợc Việt Nam. Phong trào yêu nƣớc của nhân dân ta liền diễn ra
khắp nơi. Nghệ An đƣợc coi là nơi có phong trào chống Pháp nổ ra sớm nhất và
quyết liệt. Đó là cuộc khởi nghĩa dƣới sự lạnh đạo của Trần Tấn nổi lên ở Thanh
Chƣơng, của Đặng Nhƣ Mai ở Nam Đàn, của Đinh Văn Chất ở Nghi Lộc. Tiêu
biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do tiến sỹ Nguyễn Xn Ơn và phó bảng Lê Dỗn
Nhã lãnh đạo ủng hộ chiếu Cần Vƣơng do vua Hàm Nghi ban ra.
Sau khi phong trào Cần Vƣơng bị dập tắt đầu thế kỷ XX nhân dân Nghệ An
lại sôi nổi tham ra phong trào yêu nƣớc do Phan Bội Châu khởi xƣớng. Phan Bội
Châu không chỉ là nhà yêu nƣớc tiêu biểu của Nghệ An mà còn là linh hồn của
9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

phong trào giải phóng dân tộc theo khuyng hƣớng mới - khuyng hƣớng cách
mạng dân chủ tƣ sản trong mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX. Sau Phan Bội Châu lớp
ngƣời Cộng sản đầu tiên đã trƣởng thành từ vùng đất xứ Nghệ nhƣ : Lê Hồng
Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái …
Trong số những ngƣời con xứ Nghệ ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, ngƣời tiêu
biểu nhất và là ngƣời đầu tiên bắt gặp chủ nghia Mác - Lê Nin, ngƣời duy nhất
tìm ra con đƣờng cứu nƣớc đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái
Quốc.
Sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhờ có sự lãnh đạo tài tình,
đƣờng lối đúng đắn của Đảng, truyền thống yêu nƣớc và ý chí kiên cƣờng bất

khuất của nhân dân Nghệ An lại càng đƣợc phát huy cao độ.
Ngọn lửa cách mạng ở Nghệ An đã đƣợc Đảng tiếp sức bùng cháy thành
một cao trào đấu tranh sôi nổi, mãnh mẽ nhất từ trƣớc tới nay, đó là Xô Viết
Nghệ -Tĩnh. Mặc dù phong trào bị thất bại nhƣng đã để lại dấu son chói lọi trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Nhƣ Chủ tich Hồ Chí Minh đã đánh giá “Tuy đế
quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xơ Viết - Nghệ-Tĩnh
đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân lao động Việt
Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện cho lực lượng cách mạng
tháng tám thắng lợi sau này”. (12;213).
Sau đó ít năm, ở Nghệ An phong trào dân chủ 1936 lại tiếp tục bùng lên.
Tuy thất bại nhƣng nó là bƣớc chuẩn bị cho một phong trào cách mạng mới
mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Nhƣ vậy, qua tìm hiểu các nội dung trên, chúng ta có thể kết luận rằng, mặc
dù có những khó khăn riêng nhƣng nhìn chung có thể nói các yếu tố:Vị trí dịa lýđiều kiện tự nhiên, con ngƣời và bề dày truyền thống của mình hồ quyện vào

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

nhau đã tạo cho Nghệ An một sắc thái độc đáo, một vị trí chiến lƣợc cả kinh tế
chính trị, quốc phịng, an ninh…
Nhấn mạnh vị trí truyền thống của Nghệ An , đồng chí Lê Duẩn, bí thƣ Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng(1961) đã nói: “Trong nước ta hàng nghìn năm nay,
Nghệ An là nơi xây dựng cơ sở để chống ngoại xâm, giữ vững nước nhà, khi nào
phía Bắc mất, người ta lại vào đây để xây dựng lực lượng, xây dựng sức mạnh
để giải phóng cả nước. Do cơ sở vị trí, truyền thống đó mà chúng ta khơng lấy

làm ngạc nhiên ở Nghệ An đã sinh trưởng những vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Cái đó khơng phải là tình cờ mà là lịch sử tự nhiên, lịch sử lâu đời, lịch sử xây
dựng, kiến thiết đất nước đã un đúc lại Nghệ An , nhân dân anh dũng cần cù lao
động và có nhiều năng lực phi thường”.(30; 58).

1.2. Phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An trong thời kỳ
11/1939-3/1945
1.2.1. Chính sách cai trị của Pháp - Nhật
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Pháp
tham chiến ngay từ đầu nên xứ thuộc địa Đơng Dƣơng, trong đó có Việt Nam
cũng bị lôi vào cuộc chiến tranh và Nghệ An không thể khơng nằm trong tinh
trạng đó.
Để ngăn ngừa nhân dân Đông Dƣơng nổi dậy nhân lúc chiến tranh xảy ra và
để rảnh tay vơ vét ngƣời sức của nhân dân phục vụ cho nhu cầu chiến tranh, đế
quốc, thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn phát xít để đàn áp phong trào cách mạng
Đông Dƣơng.Chiến tranh bắt đầu bùng nổ, ngày 29/9/1939, Cơ tơ ru( Ca Troux),
tồn quyền Đơng Dƣơng liền ra nghị định giải tán các tổ chức nghiêp đồn và
tƣơng tế ái hữu Đơng Dƣơng.Tiếp đó, ngày 5/10/1939 chính phủ Nam triều ra
đạo dụ cấm hội họp, cấm tuyên truyền Cộng sản và tịch thu các sách báo tiến bộ
ở Việt Nam. Nghị định của tồn quyền Đơng Dƣơng và đạo dụ của chính phủ
11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Nam triều ban hành tuần trƣớc thì tuần sau phong thào quần chúng cả nƣớc nói
chung và phong trào Nghệ An nói riêng bị bọn cầm quyền khủng bố dữ dội.

Hàng trăm tổ chức nghiệp đoàn tƣơng tế, ái hữu bị phá vỡ và tịch thu tài sản.
Hàng loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng tích cực tham gia phong trào Mặt
trận dân chủ bị bắt giam.Chỉ tính từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1939 chúng đã bắt
giam tại Nghệ An trên 258 ngƣời. Những ngƣời khơng bị bắt thì chúng ra lệnh
quản thúc : Ban đêm phải nằm ở điếm canh, hàng tháng phải đến trình diện hào
lý, đi đâu phải xin phép và lý trƣởng đóng triện lệnh vào phiếu chỉ ( tức thẻ thuế
thân ) để làm mật hiệu cho hào lý các địa phƣơng kiểm soát và theo dõi. Các cựu
chính trị phạm đã đƣợc tha trƣớc đây chúng bắt giam lại. Đối với các tù chính trị
ở các nhà lao, ngƣời sắp mãn hạn chúng giữ lại, còn ngƣời trọng yếu chúng giữ
lại lập tồ án hành hình bí mật tại chỗ, hoặc đi an trí ở các trại tập trung đặc
biệt.Mặt khác, chúng tăng cƣờng bộ máy đàn áp để kìm chế phong trào đấu tranh
của quần chúng. Những tổ chức chúng lập lên để đàn áp phong trào Xô Viết –
Nghệ - Tĩnh. 1930 – 1931 nhƣ hệ thống đồn binh, tổ chức đoàn phu, hội đồng
tộc biểu …. Lúc này đều đƣợc phục hồi và củng cố lại các chòi canh, điếm gác
mọc lên chi chít khắp nơi, nhất là dọc đƣờng nhân dân thƣờng qua lại.Từ thành
thị đến nơng thơn chúng bố trí một mạng lƣới mật thám giày đặc. Ơ thành phố
Vinh, ngoài lực lƣợng cảnh sát, mỗi phố trƣởng đƣợc cử một đội lính “Đồn
phịng” gồm 30 ngƣời để làm nhiệm vụ tuần phịng trong từng khu phố. Cịn ở
nơng thơn chúng sửa lại hƣơng ƣớc,đặt thêm chức chánh hƣơng hội, thăng chức
tƣớc và thêm quyền hành cho bọn tổng lý hƣơng chức…
Trong lúc thẳng tay đàn áp cách mạng,thức dân Pháp, đồng thời tiến hành
bóc lột nhân dân một cách tàn bạo chƣa từng thấy. Để kịp đáp ứng cho nhu cầu
chiến tranh, thi hành của tồn quyền Đơng Dƣơng, ngày 14/9/1939,ở Nghệ An
chúng tăng giờ làm việc từ 8 lên 9 giờ trong một ngày.Trong các nhà máy, công
12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ


Đinh

nhân phải sản xuất kíp đôi và làm việc cả trƣa lẫn tối.Viên chức bị động viên đi
phục vụ chiến tranh. Hàng trăm thanh niên bị bắt đi lính ONS (tức lính thợ) đƣa
sang Pháp làm bia đỡ đạn. Các thứ thuế cũng ngày một tăng. Nhiều thứ thuế nhƣ
thuế quốc phòng, thuế ai trú, thuế súc vật, thuế cây ăn quả, thuế bán hàng rong
…đƣợc ban hành. Mới bƣớc vào chiến tranh, tổng số thuế Nghệ An từ
760.000đồng năm 1938 nhảy lên 802.000 đồng năm 1939. Chúng bắt các làng,
xã lập quỹ “Nghĩa thương trợ chiến” và tập trung công điền, công thổ bán đấu
giá để lấy tiền góp vào quỹ chiến tranh. Đi đơi với việc tăng sƣu thuế, chúng thi
hành “Chính sách kinh tế thời chiến”, độc đoán lập ra giá cả và kiểm soát gắt
gao việc sản xuất, phân phối và lƣu thơng hàng hố trong nhân dân, dù ở trong
địa phƣơng chúng phát hành bạc kền thay thế cho bạc thật bị chúng thu vét để
dành vào chiến tranh làm cho đồng bạc Đơng Dƣơng bị phá giá. Chính sách độc
quyền thu mua của thực dân Pháp và nạn đầu cơ tích trữ trong chiến tranh làm
cho nhiều mặt hàng trên thị trƣờng bị khan hiếm và vật giá cao vọt. Đời sống của
các tầng lớp nhân dân Nghệ An do đó bị uy hiếp và sa sút nghiêm trọng.
Tháng 9 năm 1940, bọn cầm quyền thực dân Pháp ở Đơng Dƣơng nhƣợng
bộ và mở cửa cho Phát xít Nhật vào xâm chiếm Đông Dƣơng. Ngay khi đặt chân
lên Đông Dƣơng, Phát xít Nhật đã xác định Nghệ An là một trong những vị trí
chiến lƣợc số một rất quan trọng cần phải chiếm đƣợc. Chiếm giữ Nghệ An ,
phát xít Nhật một mặt nắm đƣợc trung tâm đƣờng giao thông vùng trung Đông
Dƣơng, mặt khác chiếm giữ đƣợc bờ biển Cửa Lò, Cửa Hội để giữ cái cầu nối
giữa quân đội chúng ở vùng trung Đông Dƣơng với mặt trận Miến Điện, Thái
Lan.
Cúng giống nhƣ thực dân Pháp, ngay khi có mặt tại Nghệ An , phát xít Nhật
đã thi hành chính sách bóc lột hết sức tàn khốc. Nhân dân Nghệ An phải chịu

13



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

cảnh một cổ hai tròng. Bên cạnh chính sách cƣớp bóc của Pháp lại thêm chính
sách áp bức của Nhật. Đời sống nhân dân do đó càng bị bần cùng và khốn đốn.
Chính sách thống trị cấu kết lẫn nhau giữa Pháp với Nhật đã gây nên hậu
quả nghiêm trọng đối với nhân dân ta nói chung và nhân dân Nghệ An nói riêng.
Cơng nhân Nghệ An phần lớn nhận đồng lƣơng rẻ mạt ( từ 0đ15 đến 0đ45
mỗi ngày), đời sống gắn liền với gia đình ở nơng thơn. Dƣới ách áp bức bóc lột
Pháp – Nhật phần phải làm việc thêm giờ và đồng lƣơng thực tế giảm sút, phần
gia đình ở nơng thôn bị bần cùng và phá sản nên đời sống của công nhân về tinh
thần và vật chất hết sức khó khăn và chật vật.
Nơng dân Nghệ An vốn đã nghèo đói, nay Pháp - Nhật tăng cƣờng vơ vét,
bóc lột nặng nề về tổ chức, thuế khố và chính sách thu mua nông sản phẩm với
giá ăn cƣớp nên nhanh chóng bị bần cùng.
Tri thức viên chức phải làm việc thêm giờ, lƣơng bổng không những không
tăng mà ngày một giảm sút. Tiểu thƣơng, tiểu chủ bị đánh thuế mơn bài nặng, bị
kìm chế về mặt sản xuất và lƣu thông nên buôn bán thua lỗ, kinh doanh ngày
một thu hẹp. Cịn đời sống dân nghèo thì hết sức bấp bênh.
Đới với giai cấp tƣ sản Nghệ An thì trên 80% là tƣ sản thƣơng nghiệp, cịn
tƣ sản nơng nghiệp rất ít ỏi( 12 hộ trong tổng số 68 hộ tƣ sản Việt Nam ở thành
phố Vinh). Đã vậy sản xuất bị đình đốn vì thiếu nguyên liệu, thiếu thị trƣờng. Tƣ
sản nông nghiệp cũng nhƣ tƣ sản thƣơng nghiệp đều bị chính sách thuế khố,
chính sách trƣng thu và trƣng mua của Pháp – Nhật làm cho quyền lợi bị đe doạ
và phá sản.
Giai cấp địa chủ Nghệ An bị phân hoá thành hai tầng lớp khác nhau. Tầng
lớp địa chủ có thế lực( phần lớn là gia đình quan lại và hào lý) một mặt sống dựa

vào bộ máy thống trị bù nhìn làm tay sai cho Pháp – Nhật, mặt khác tăng cƣờng
bóc lột nơng dân làm giàu cho mình; cịn tầng lớp địa chủ khơng có thế lực ( chủ
14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

yếu là trung và tiểu địa chủ) phần bị bọn hào lý nhũng nhiễu và bức bách, phần
bị thiệt hại vì chính sách ăn cƣớp của thực dân Phát, phát xít Nhật nên quyền lợi
thƣờng xun bị uy hiếp.
Nhìn chung, chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã làm
cho đời sống của các tầng lớp nhân dân Nghệ An bị sa sút và khốn đốn. Do đó
mâu thuẫn giữa nhân dân Nghệ An với Pháp – Nhật ngày càng sâu sắc và gay
gắt. Một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra là cần phải giải quyết mâu thuẫn để cải
thiện đời sống cho nhân dân.
Cũng chính trong thời gian bị đè nén và áp bức nhân dân Nghệ An từng
bƣớc trƣởng thành về mặt ý thức, đã nhận thức đƣợc rằng: phát xít Nhật và thực
dân Pháp đều là bọn cƣớp nƣớc, đều là kẻ thù không đội trời chung, muốn cởi
ách xiềng xích nơ lệ, muốn giành lấy tự do độc lập thực sự chỉ có một con đƣờng
duy nhất là đánh đuổi thực dân Pháp - Nhật ra khỏi quê hƣơng, đất nƣớc và đánh
đổ bọn tay sai của chúng, giành lấy chính qun về tay mình.
1.2.2. Phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ An từ 11/39 đến 3/45
1.2.2.1 Phục hồi tổ chức Đảng
Không cam chịu làm nô lệ cho Pháp - Nhật, nhân dân Nghệ An đã đứng
dậy đấu tranh. Phong trào chống Pháp - Nhật ngay từ đầu đã diễn ra mạnh mẽ,
quyết liệt. Đúng nhƣ Hội nghị lần thứ VI của Trung ƣơng đã nhận định “Sự bóc
lột tàn ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh sẽ làm

cho nhân dân Đơng Dương cách mạng hố. Cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc
Pháp của các dân tộc Đông Dương nhất định sẽ bùng nổ”(34;58)
Thực dân Pháp bắt đầu bƣớc vào con đƣờng phản động và phát xít hố,
ngày29/9/1939, Trung ƣơng Đảng gửi cho các cấp bộ Đảng một thơng báo khẩn
cấp trong đó vạch rõ: “mấy năm ngần đây,Đảng ta ở trong thời kỳ đấu tranh thế
thủ, ủng hộ các quyền tự do dân chủ đơn sơ của quần chúng và đòi quyền tự do
15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

rộng rãi.Nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi nhiều.Hồn cảnh Đơng Dương sẽ
bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”.Vì vậy Trung ƣơng chủ trƣơng: “lựa chọn
những cán bộ, đảng viên trung kiên trong Đảng lập ra các ban dự bị, chọn
những quần chúng tích cực trong các hội quần chúng đưa vào tổ chức bí mật,
đưa ra những người bị lộ hoặc bị truy tố đi hoạt động nơi khác, đình chỉ mọi
hình thức đấu tranh có tính chất phơ trương lực lượng để tránh sự khủng bố của
địch” (34;24,25).
Đối với Nghệ An , việc chuyển hƣớng chính sách khủng bố của thực dân
Pháp không phải đột ngột mà đã đƣợc bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 1938,
ngày kỷ niệm cách mạng Pháp. Nhƣng vì Đảng bộ Nghệ An thiếu cảnh giác
trƣớc hoạt động phá hoại của Đinh Văn Di và chƣa kịp thời chuyển hƣớng về tổ
chức, tƣ tƣởng và phƣơng pháp công tác cho cán bộ, đảng viên, nên khi chiến
tranh xảy ra hầu hết các cán bộ từ tỉnh đến huyện, xã đều bị đế quốc Pháp bắt
giam.Chúng đã bắt giam 50 uỷ viên xứ uỷ, tỉnh ủy và 10 uỷ viên huyện uỷ khơng
sót một ai. Cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng cũng lần lƣợt bị phá vỡ nghiêm
trọng.

Mặc dù bị đế quốc khủng bố dữ dội, tổ chức Đảng đã bị phá vỡ, nhƣng các
đảng viên cịn sót lại chƣa bị địch bắt vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 12 năm
1939 sau khi ở Thanh Hố về, đồng chí Nguyễn Đức Dƣơng cùng với một số
đồng chí ở Nghi Lộc lập lại cơ quan ấn loát và xuất bản tờ báo “Tân Tiến” để cổ
động, gây dựng lại phong trào.
Dựa trên cơ sở ấy, đầu tháng giềng năm 1940, Xứ uỷ Trung Kỳ cử đồng chí
Trần Quỳ ra bắt liên lạc với Nghệ An . Ba đồng chí Trần Quỳ, Nguyên Đức
Dƣơng và Lê Đình Nhiễu đã lập thành Tỉnh uỷ lâm thời Nghệ An do đồng chí
Nguyễn Đức Dƣơng làm bí thƣ, để chỉ đạo công cuộc phục hồi cơ sở Đảng trong
tỉnh.Đồng thời căn cứ vào nghị quyết hội nghị lần thứ VI của Trung ƣơng( 11/
16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

1939), Tỉnh uỷ quyết định đổi tên tờ báo “Tân tiến” cịn mang tính chất thời kỳ
Mặt trận dân chủ thành tờ báo “Cởi ách”, cơ quan tuyên truyền Mặt trận phản đế
của Nghệ An và tổ chức quần chúng theo hình thức của các hội phản đế và phản
chiến.
Nội dung tài liệu và báo chí của Tỉnh uỷ lúc này cũng tập trung khêu gợi
tinh thần yêu nƣớc, ý thức dân tộc làm cho mọi cá nhân, mọi giai cấp nhận rõ
quyền lợi của mình gắn liền với sự mất cịn của dân tộc trong thời kỳ chiến tranh,
để động viên mọi ngƣời tham gia đấu tranh theo khẩu hiệu của Đảng “chống đế
quốc chiến tranh đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến thối nát, giải phóng dân
tộc, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập”.
Dƣói ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI của Trung ƣơng Đảng
và sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh uỷ, cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Nghệ

An lại đƣợc phục hồi nhanh chóng. Tất cả các cán bộ đảng viên cịn sót lại sau
cuộc khủng bố, cuối năm 1939 đều tập hợp lại và làm nòng cốt trong việc phục
hồi cơ sở ở các địa phƣơng. Nhờ vậy chỉ không đầy 3 tháng (từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 1940) cơ sở Đảng đƣợc phục hồi đều khắp trong tỉnh. Có nơi nhƣ
Anh Sơn, đã có tới 3 tổng uỷ, 25 chi bộ Đảng với 150 đảng viên, 300 hội viên
nông hội, 21 tổ phụ nữ giải phóng với 180 hội viên, 5 tổ hội thanh niên phản đế
với 250 hội viên. Các huyện uỷ lâm thời Nghi lộc, Hƣng Nguyên, Thanh
chƣơng, Anh Sơn, Diễn Châu lần lƣợt thành lập. Ở thành phố Vinh- Bến Thuỷ,
ngoài 4 chi bộ Đảng( ở nhà máy Trƣờng Thi, Đề pô ga xe lửa, đƣờng phố và
những ngƣời làm cơng) cịn có tổ chức “ Việt Nam thanh niên phản đế cứu quốc
đoàn”. Trong phạm vi tồn tỉnh, hầu hết những hội viên tích cực trong các
phƣờng hội tƣơng tế, ác hữu ở thành thị và nơng thơn đã đƣợc chuyển sang làm
nịng cốt cho các đồn thể cứu quốc của cơng nhân, nơng dân, thanh niên, phụ
nữ, học sinh… Tuy nhiên, trong khi phục hồi Đảng bộ, do Đảng chƣa nhận thức
17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

đầy đủ về đƣờng lối tổ chức của Đảng trong thời kỳ khủng bố của đế quốc nên
các đồng chí của chúng ta đã phạm phải một số nhƣợc điểm và thiếu sót. Về mặt
tổ chức, ngoài việc phục hồi các đảng viên của các thời kỳ trƣớc, chúng ta thiếu
mạnh dạn phát triển đảng viên mới nhất là trong công nhân và trong nông dân.
Việc phục hồi và phát triển đảng viên không dựa trên cơ sở giác ngộ giai cấp và
chƣa thông qua thử thách trong công tác và đấu tranh. Việc lựa chọn đề bạt đảng
viên vào các cấp uỷ nhiều nơi thiên về thành phần tri thức tiểu tƣ sản, xem nhẹ
thành phần công nhân và bần cố nông.Công tác phục hồi và phát triển Đảng

không đi đôi với công tác giáo dục về tƣởng nhất là giáo dục về ý thức giai cấp
vô sản, về lập trƣờng chiến đấu kiên định về ý thức cảnh giác và các nguyên tắc
bí mật của Đảng. Công tác xây dựng Đảng, không kết hợp chặt chẽ với công tác
tổ chức và giáo dục quần chúng. Lúc này Đảng bộ chƣa đề ra đƣợc những khẩu
hiệu cụ thể và thiết thực để phát động nhất là quần chúng nông dân tạo thành một
chỗ dựavựng chắc che chở cho tổ chức Đảng.
Thấy rõ những nhƣợc điểm, thiếu sót của Đảng bộ Nghệ An trong lúc phục
hồi, sau cuộc hội nghị tháng 10 năm 1990, Xứ uỷ Trung Kỳ quyết định cử hai
đồng chí Bùi San, Hồ Xuân Lƣu và dời cơ quan ấn loát báo “ Bẻ xiềng sắt” của
Xứ uỷ ra Nghệ An cùng với đồng chí Trần Qùy để trực tiếp chỉ đạo các tỉnh
miền Bắc Trung Kỳ và củng cố lại Đảng bộ Nghệ An . Để làm công tác này, lúc
ra Nghệ An , các đồng chí trong Xứ uỷ đã cho xuất bản quyển “Tóm tắt cơng tác
chi bộ” và tổ chức huấn luyện cho các cán bộ, đảng viên. Mặt khác, cử đồng chí
Trần Đình Trân ( tức San ) lên xây dựng cơ sở Thanh Chƣơng, Anh Sơn, chuẩn
bị cho việc lập lại Tỉnh uỷ. Ngày 4 tháng 12 năm 1940 đồng chí Trần Văn Quang
vƣợt nhà lao Vinh về cũng đƣợc Xứ uỷ phân công lên Anh Sơn, Thanh Chƣơng
cùng với đồng chí Trần Đình Trân chun trách về công tác này.

18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Công việc mới bắt đầu tiến hành thì tháng 10, tháng 11 năm 1940, các
huyện uỷ Nghi Lộc, Diễn Châu, Anh Sơn bị địch phá vỡ. Trong lúc đó phát xít
Nhật kéo vào Bắc Kỳ. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27 / 9 / 1940 ) và khởi nghĩa
Nam Kỳ ( 23 / 11 / 1940 ) bùng nổ. Trƣớc tình hình đó, Trung ƣơng gửi thông

báo khẩn cấp đặt trách nhiệm cho “Đảng bộ Trung và Bắc Kỳ là phải lập tức tổ
chức những cuộc hưởng ứng Nam Kỳ, đặng gây thanh thế cho quân bạo động,
đặng phân chia lực lượng đế quốc không để chúng tập trung quân đội đàn áp
phong trào cách mạng” (34; 167) Thi hành thông báo khẩn cấp của Trung ƣơng,
tồn bộ cơng tác của Xứ uỷ và Đảng bộ Nghệ An đều tập trung vào công tác
trung tâm này. Tất cả truyền đơn, lời kêu gợi của Đảng gửi tới đồng bào và anh
em binh lính hƣởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ đều đƣợc Đảng bộ in và
phát hành rộng rãi khắp nơi trong tỉnh. Từ thành thị đến nơng thơn, đâu đâu cũng
có cờ, băng, truyền đơn, áp phích… hơ hào quần chúng mít tinh, biểu tình, bãi
cơng, bãi khố ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ. Hƣởng ứng lời kêu
gọi của Đảng, các cuộc mít tinh, diễn thuyết đƣợc tổ chức nhiều nơi, nhất là ở
nơng thơn. Mặt khác, cịn diễn ra các cuộc đấu tranh tự phát của học sinh Vinh,
binh lính Đơ Lƣơng.v.v.
Tuy nhiên, ngay sau đó thực dân Pháp đã dồn lực lƣợng khủng bố phong
trào Nghệ An một cách khốc liệt. Trong đó, chúng canh phịng và kiểm soát gắt
gao mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Hàng ngày, chúng đƣa
lính về làng khám xét, bắt bớ bừa bãi tất cả những ngƣời lâu nay bị tình nghi. Do
đó, hàng trăm cán bộ đảng viên và hội viên của các hội phản đế bị đế quốc bắt
giam. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1941, số ngƣời bị bắt ở Anh Sơn lên tới 111
ngƣời. Ngày 30/5/1941, đồng chí Hồ Xuân Lƣu, Bùi San đi dự Hội nghị Trung
ƣơng lần thứ VIII về đến ga Cầu Giát thì bị sa lƣới mật thám Vinh. Trƣớc tình
hình ngày càng khó khăn hơn, Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An dời cơ quan
19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh


ra huyện Yên Thành. Nhƣng do thiếu cảnh giác và bị chỉ điểm, tháng 8/1941, tất
cả cán bộ của Xứ uỷ, Tỉnh uỷ Nghệ An đều bị địch bắt.
Trƣớc tình hình Nghệ An nhƣ vậy, Trung ƣơng đã giao nhiệm vụ cho đồng
chí Trƣơng Văn An mang Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Trung ƣơng về
phổ biến cho các tỉnh Trung Kỳ. Ngay khi tới Nghệ An , tháng 2/1942, đồng chí
Trƣơng Văn An đã bắt liên lạc với đồng chí Phạm Tự, một cán bộ Nghệ An cịn
sót lại sau đợt khủng bố cuối năm 1941 để bàn kế hoạch xây dựng lại cơ sở Nghệ
An . Hai đồng chí chủ trƣơng cũng cố vững chắc cơ sở Diễn Châu để làm chỗ
đứng mở rộng phạm vi hoạt động ra các phủ huyện trong tỉnh. Phủ uỷ Diễn Châu
thành lập, nhờ đó Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng VIII đƣợc phân phát xuống
tận cơ sở. Tuy nhiên, đến tháng 6/ 1942, phủ uỷ Diễn Châu lại bị phá vỡ.Đến đây
hoạt động của Đảng bộ Nghệ An bị đình đốn, gián đoạn.
Năm 1943, trong lúc tình hình cách mạmg đang hết sức khó khăn, một số tù
chính trị nhƣ: Trƣơng Văn Lĩnh,Chu Huệ, Trần Hữu Dánh, Nguyễn Tạo vƣợt
ngục trở về tìm cách chắp nối gây dựng phong trào, nhƣng vừa nối đƣợc liên lạc
thì đều bị bắt.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phục hồi tổ chức Đảng nhƣ do kẻ
thù khủng bố dữ dội, mặt khác âm mƣu và thủ đoạn của chúng ngày một tinh vi,
thâm độc; trong khi đó cơng tác tổ chức, kiểm tra nội bộ của chúng ta có những
sở hở thiếu sót cùng với tinh thần cảnh giác chƣa cao dẫn đến tổ chức Đảng bị
phá vỡ nhiều lần. Từ cuối năm 1942 cho đến khởi nghĩa giàng chính quyền, tổ
chức Đảng ở Nghệ An vẫn chƣa đƣợc khơi phục. Điều đó đã hạn chế phần nào
sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng của quần chúng trong thời
gian này.
1.2.2.2. Khởi nghĩa Chợ Rạng - Đô Lƣơng

20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Thị Vân Thuỳ

Đinh

Phong trào cách mạng dâng cao đã giác ngộ tinh thần của binh lính ngƣời
Việt trong quân đội Pháp. Một số anh em binh lính đã nhận thấy rõ dã tâm của
giặc Pháp đem mình đị làm bia đỡ đạn để bảo vệ quyền lợi cho chúng. Trong khi
đó thì truyền đơn của Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng hơ hào tồn quốc chuẩn bị
khởi nghĩa để hƣởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đã kích thích mạnh mẽ tinh
thần giác ngộ của binh lính và động viên họ chiến đấu chống giặc Pháp.
Bất bình trƣớc hành động thâm hiểm của giặc Pháp, ngày 13 thang 1 năm
1941, một số binh lính đóng ở đồn Chợ Rạng ( Thanh Chƣơng) Tỉnh Nghệ An
dƣới quyền chỉ huy của Nguyễn Văn Cung ( tức Đội cung) đã tự động nổi dậy
giết giặc Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động dƣ luận.
Đội Cung đƣợc điều từ Vinh về đồn Chợ Rạng ngày 8 tháng1 năm1941,
thay viên trƣởng đồn cũ là Alônggiơ ngƣời Pháp. Do giác ngộ ý thức dân tộc từ
trƣớc, chỉ trong 5 ngày sau khi là quyền trƣởng đồn Chợ Rạng, Đội Cung đã
cùng một số cai binh lính có cảm tình với cách mạng nổi dậy khởi nghĩa.
Mặc dù chƣơng trình hành động khơng đƣợc công bố nhƣnh theo lời khai
của ông khi mật thám bắt thì chƣơng trình đó nhƣ sau:
“Trước hết đánh chiếm đồn Chợ Rạng rồi kéo về Vinh chiếm trại khố xanh,
lấy lực lượng đánh toả ra chiếm toà sứ, kho bạc, kho gạo, nhà giây thép, sở mật
thám rồi xuống phối hợp với binh lính khố đỏ chiếm trại tây ở Trường Thi, chia
lính canh gác các ngả kho tràng như: bến phà số 8 từ Lào về, đường số 1 đến
phà Bến Thuỷ ở Hà Tĩnh sang đường số 1 Cầu Giát ở Thanh Hoá về và Cửa Hội,
đường thuỷ lên. Lúc chiếm đóng xong bắt tất cả Pháp nhốt vào hồng cung để
khi nào có điều kiện trả về cho chính phủ Pháp. Sở dĩ chúng tơi làm như vậy là
vì Pháp cai trị dân Việt Nam đã lâu. Dân Việt Nam bị áp chế, nay chúng tôi
muốn được độc lập. Chúng tôi lấy Nghệ An làm căn cứ địa liên lạc với Hà Tĩnh,
Thanh Hoá để mở rộng phạm vi hoạt động”.(14).

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Đội Cung tuyên bố với anh em binh lính đồn Chợ Rạng là sẽ giết tên đồn
trƣởng đồn Đô Lƣơng rồi tiến về Vinh.
Từ ngày 13 tháng1 năm 1941, từ đông Chợ Rạng tiến xuống Đơ Lƣơng,
Đội Cung chỉ huy binh lính ập vào bƣu điện Đô Lƣơng, trấn áp nhân viên bƣu
điện, cắt hết dây điện thoại, phá máy đàm thoại, điện báo, và bắn chết tên Bách
trƣởng đồn Đô Lƣơng cùng với vợ y. Tiếp đó hơ hào binh lính trong đồn theo
qn khởi nghĩa kéo về Vinh.
Về tới Quốc học, Đội Cung phân cơng cho Cai Vỵ đem 33 ngƣời lính đóng
ở nhà hội đồng về phía hữu trại giám binh chờ lệnh ba phát súng là ập vào thành.
Còn Đội Cung, Cai á cùng Hồ Đắc Linh- ngƣời lái xe tiến xe vào trại giám binh
và bàn nhau giết tên giám binh Đe-riu(Desjroux) tên quận uyển và cắt đầu tên
quận uyển là tên gian ác nhất để thị uy.
Vào đến trạm thƣờng trực nhƣng bị lộ, Đội Bốn kịp thời đƣa Đội Cung ra
thành để trốn thoát. Viên giám binh quay điện thoại đi các nơi chuẩn bị và ra
lệnh cho lính đối phó. Trên thành chúng bắc nhiều súng máy và cho lính ra đón
các ngả đƣờng bắt Đội Cung nhƣng khơng đƣọc. Cịn Cai á bị địch bắt. Hồ Đắc
Linh chạy lên đến Đơ Lƣơng cũng bị lính lê dƣơng chặn bắt. Số lính mà Cai Vỵ
thấy vậy và bị Pháp bắt hết bỏ xà lim.
Đội Cung trốn thoát về Thanh Hố, nhƣng sau đó lại vào Vinh tìm đế một
ngƣời bạn cũ là Tống Gia Liêu. Nhƣng y bạc nghĩa phản bội, báo mật thám đến
bắt Đội Cung để lấy một ngàn đồng Đông Dƣơng tiền thƣởng của Pháp. . Chúng
bắt đựoc Đội Cung, tra tấn mãi không đƣợc gì, giặc Pháp đem sử tử ơng và 10

ngƣời nữa. Những ngƣời còn lại phải tù biệt vãng từ 15 năm đến 20 năm.
Cuộc khởi nghĩa Chợ Rạng-Đô Lƣơng là một hành động yêu nƣớc của anh
em binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp.Nhƣng đây lại là một cuộc khởi
nghĩa tự phát, thiếu tổ chức kém lãnh đạo. Đội Cung, ngƣời chỉ huy nghĩa quân
22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

hành động rất phiêu lƣu và cô độc. Trƣớc khi khởi sự ông không bàn bạc gì về
chƣơng trình hành động với ai ngay cả những ngƣịi tâm huyết nhất. Vì vậy anh
em cộng tác hồn tồn bị động, khơng nắm đƣợc tình hình nên hoang mang và
dễ dàng thất bại.
Cuộc binh biến Chợ Rạng - Đơ Lƣơng tuy thất bại nhƣng nó đã có “ Tác
dụng kích thích thêm tinh thần ái quốc của đồng bào ta, làm cho đế quốc phải
bối rối và hơn nữa làm cho ai nấy đều hiểu rằng anh em binh lính cùng với dân
chúng trong một mặt trận. Mặt trận phản đế”(14).Đồng thời nó là tiếng chng
thứ ba (sau khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ )báo hiệu sự trổi dậy của cao trào cách
mạng mới, trong giai đoạn chiến tranh và cách mạng Đảng ta phát động. Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng đã hoan nghênh tinh thần yêu nƣớc của Đội Cung và các
đồng chí của ơng.Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
lần thứ 8(5-1941)đã đánh giá : “Cuộc khởi nghĩa binh lính ở Đơ Lương:ngày 131-1941,Đội Cung, với 50 anh em binh lính Đơ Lương với Chợ Rạng nổi dậy bạo
động cướp đồn. Mặc dù sự đàn áp của giặc Pháp rất dữ dội mà dân ta vẫn
không lùi. Những cuộc khởi nghĩa lại gây một ảnh hưởng rộng lớn tồn quốc.
Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh
bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”(32; 191,192).
1.2.2.3.Phong trào đấu tranh của quần chúng

Trƣớc khi cuộc khởi nghĩa của binh lính Chợ Rạng - Đơ Lƣơng nổ ra,đƣợc
sự lãnh đạo của Đảng bộ,phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Nghệ
An chống Pháp –Nhật diễn ra hết sức mạnh mẽ và quyết liệt.
Để trấn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, ngay từ lúc mới bắt đầu
chớm nở, ngày 20 tháng 7 năm 1940, tên Sônhi chánh mật thám Trung Kỳ đã chỉ
thị cho Sở mật thám Vinh “ không thể đợi chúng tổ chức xong và có bằng chứng
23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

cụ thể mới truy tố, trong bất kỳ tình hình nào, mà chưa có bằng chứng để tuy tố
đối với những tên Cộng sản phải tức khắc đề nghị một trong những biện pháp
đã định trong sắc luật ngày 11 tháng 1 năm 1940, đặc biệt là đem những tên
hoạt động mạnh nhất đi trại tập trung đặc biệt” (14).
Thi hành chỉ thị này, ngày 7 tháng 8 năm 1940, công sứ Vinh đã ra lệnh
đuổi 13 công nhân nhà máy Trƣờng Thi trong số 63 ngƣời bị chúng tình nghi và
cách ly những ngƣời đó ra khỏi thành phố 20km.
Khủng bố và bắt bớ của kẻ thù không thể làm nhụt quyết tâm đấu tranh của
quần chúng. Tinh thần quyết tâm đó của nhân dân Nghệ An càng đƣợc kích thích
mạnh mẽ khi có truyền đơn kêu gọi của Đảng hƣởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn,
Nam Kỳ.
Trong cơng nhân, những cuộc họp kín, rải truyền đơn vận động biểu tình,
đình cơng và đƣa u sách lên chủ đòi phụ cấp làm việc thêm giờ, đòi thêm phụ
cấp đắt đỏ, đòi tăng lƣơng cho ngƣời làm công Nhật, phản đối đuổi thợ và thải
thợ, vận động lạc quyên giúp những công nhân bị đuổi, bị thất nghiệp.v.v. diễn
ra liên tiếp trong nhà máy. Sợ những cuộc biến động có thể xảy ra trong cơng

nhân, tên Myle, giám đốc nhà máy Trƣờng Thi đã hốt hoảng đề nghị với Sở hồ
xa Đơng Dƣơng “cần thiết có ngay và thường trực ngay đêm tối thiểu ba đơn vị
chiến đấu có đủ vũ khí và những sĩ quan tham gia tích cực và việc tuẫn tiểu và
lục sốt nhà máy”. Mặt khác khi ra lệnh cho các nhân viên giúp việc “ thường
xuyên mặc quân phục và mang súng lục bên người để tự vệ” (14).
Đi đôi với phong trào đấu tranh của công nhân, trong nông dân những cuộc
đấu tranh đòi giảm sƣu thuế, chống bắt phu bắt lính, chống địa chủ và tƣ sản
cƣớp ruộng đất, chống cƣờng hào những nhiễu … cũng nổ ra ở nhiều nơi. Ngày
22 tháng 1 năm 1941, hƣởng ứng lời kêu gọi của Đảng, hàng ngàn nông dân phủ

24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thị Vân Thuỳ

Đinh

Hƣng Nguyên kéo ra đƣờng biểu tình tuần hành thị uy, phản đối đế quốc chiến
tranh, phản đối tăng thuế và lạc quên …. ủng hộ khởi nghia Bắc Sơn Nam Kỳ.
Phong trào đấu tranh của cơng nhân và nơng dân đã có tác động mạnh mẽ
đối với các tầng lớp khác trong xã hội. Một số nơi anh em binh lính đã liên lạc
với cán bộ địa phƣơng, xin xem sách báo và tài liệu bí mật. Trong các cuộc đấu
tranh của nơng dân, một số địa chủ, phú nông và hào lý đã tham gia cùng ủng hộ.
Nói về tâm trạng của nhân dân Nghệ An lúc này Sở mật thám Vinh đã viết trong
báo cáo gửi công sứ Nghệ An nhƣ sau “Kể từ ngày nước Pháp lâm nguy quần
chúng lại càng tỏ ra hăng hái hơn cả những ngưòi lãnh đạo và muốn ra hành
động ngay… Quần chúng hiện nay cũng đã có những đặc trưng như những năm
1930-1931 nhưng có điều khác là họ khơng sợ nói trắng ra rằng chúng ta là một
dân tộc chiến bại dễ sị đánh đuổi đi” (14).

Bị kích thich trƣớc khơng khí đấu tranh sơi sục của quần chúng, một số
đồng chí ở Thanh Chƣơng và Hƣơng Sơn đã viết thƣ lên Xứ uỷ và Tỉnh uỷ xin
bạo động. Xứ uỷ và Tỉnh uỷ không đồng ý và đã kịp thời uốn nắn. Trong bức thƣ
trả lời đã giải thích : “ Lúc này chưa phải là lúc bạo động mà cần phải tổ chức
thành một cuộc vận động thống nhất không nên hành động một cách lẻ loi. Vì
làm như vậy sẽ bị thất bại và gây nên tổn thất cho phong trào” (14).
Mặc dù Xứ uỷ và Tỉnh uỷ đã tìm cách can ngăn nhƣng khơng nén nổi lịng
phẫn uất và bị phong trào chung kích thích những cuộc đấu tranh tự phát của
quần chúng vẫn nổ ra.
Mấy tháng sau cuộc khởi nghĩa Rạng - Đô Luơng, tại Hƣơng Sơn ( Hà
Tĩnh) đã nổ ra cuộc bạo động giết tên chủ đồn điền sơng con Phờ Rây ( Fereil)
sau đó giết tên bang tá Hồ Dũng Tài. Vì hành động đơn độc nên chỉ vài ngày
sau, tất cả những ngƣời tham gia bạo động đều bị giặc Pháp bắt. Hồ Hảo (Bí thƣ

25


×