Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ mạc phủ (bacuphu) ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.21 KB, 71 trang )



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất
tới thầy giáo Hồng Đăng Long, đã hướng
dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiều trong quá trình
chọn và thực hiện đề tài này.
Trong q trình tiến hành đề tài, cịn
được sự hướng dẫn, góp ý của q thầy cơ
giáo trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp
nên đề tài được thực hiện thành công.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
SV. Vũ Thị Huyên
K 39 - A1 - Lịch sử

-1-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

A. PHẦN DẪN LUẬN


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Lịch sử nhân loại cho đến nay đã và đang trải qua năm hình thái
kinh tế, xã hội. Ở chặng đầu, hình thái nguyên thuỷ, buổi bình minh của
lồi người là chung tồn thế giới. Nhưng từ khi xã hội phân hoá giai cấp,
nhà nước xuất hiện thì lịch sử thế giới hình thành và phát triển trên mỗi
vùng, khu vực không giống nhau.
Về đại thể, có thể phân tương đối thành hai khu vực: phương Đơng
và phương Tây.
Trong q trình học tập, tìm hiểu xã hội trung đại Nhật Bản, tôi bị
cuốn hút, thôi thúc bởi nhận xét của Mác: [Nhật bản, với tổ chức chiếm
hữu ruộng đất thuần tuý phong kiến, và nền kinh tế tiểu nông phát triển
rộng rãi, đã cho chúng ta một hình ảnh của châu Âu thời trung đại đúng
đắn hơn nhiều so với tất cả các quyển sử của chúng ta vốn thấm quá sâu
nặng những thiên kiến tư sản] [8;722] .
Điều đó có nghĩa rằng, hình thái kinh tế, xã hội phong kiến Nhật
Bản hàm chứa những đặc trưng chung của thế giới (cả phương Đông và
phương Tây).
Động cơ nữa thôi thúc chúng tôi đến với đề tài là Nhật Bản phong
kiến không bị rơi vào thảm hoạ phụ thuộc hay nửa phụ thuộc thực dân
phương Tây của hầu hết các nước ở châu Á. Có thể có nhiều lý do để giải
thích, nhưng ngun nhân chính, chắc hẳn là sự vận động chuyển biến tự
thân trong quan hệ kinh tế, xã hội dưới thời Mạc phủ Tôcưgaoa đem đến
thành công cho cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868 ở Nhật Bản.
Chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ
Mạc phủ ở Nhật Bản” mang dụng ý đi sâu vào nội dung quan hệ sản xuất
phong kiến của đất nước này.

-2-





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Từ chính sách phân phong ruộng đất trong cải cách Taica, quá trình
tập trung ruộng đất vào tay quý tộc địa chủ dẫn đến trang viên ra đời;
tầng lớp “võ sĩ đạo” cùng bậc thang đẳng cấp phong kiến qn sự hình
thành, chính là quá trình tạo ra cơ sở kinh tế, xã hội cho sự ra đời chế độ
Mạc phủ ở Nhật Bản.
Trạng thái nền kinh tế trang viên phong kiến, sự thay đổi quan hệ
giai cấp xung quanh trục trật tự đẳng cấp phong kiến quân sự làm cơ sở
kinh tế, xã hội cho mỗi thời kỳ Mạc phủ.
Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ Mạc phủ, một chính quyền phong
kiến song song tồn tại với chính quyền Thiên Hồng, cịn nhằm tìm hiểu
sâu sắc những đặc điểm phương Đơng với “hình ảnh phương Tây” của
chế độ phong kiến Nhật Bản.
Lựa chọn, thực hiện đề tài này, chúng tôi khơng tham vọng, phát
hiện, tìm được cái gì mới mẻ, mà xác định là bước đầu tập dượt, làm quen
với nghiên cứu khoa học. Nhằm nâng cao hơn tri thức, nắm chắc hơn
khoa học cơ bản cho hành trang vì sự nghiệp giáo dục mai sau.
Có tham vong, nhưng do năng lực hạn chế lại là bước đầu tập dượt
nghiên cứu khoa học nên đề tài của chúng tôi hẳn cịn nhiều thiếu sót,
mong được q thầy cơ, cùng các bạn đồng nghiệp bổ cứu, góp ý kiến.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.

Nhật Bản ngày nay trong con mắt mọi người là biểu tượng “con
rồng châu Á”. Điều đó, được thể hiện ngay trên nước Nhật, với một nền

kinh tế vững chắc và một xã hội phát triển tồn diện.
Chính sự phát triển của nước Nhật như vậy, nên người ta khơng chỉ
hướng tới tương lai, mà cịn ln nhìn về quá khứ, để hiểu sâu sắc được
cội nguồn dân tộc mình qua các thời kỳ lịch sử.

-3-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Ngoài các nhà nghiên cứu trong nước, Nhật Bản còn thu hút được
khá nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về dân tộc mình.
Lịch sử phong kiến Nhật Bản trong khoảng thời gian khá dài từ thế
kỷ VII đến nửa sau thế kỷ XIX mới kết thức. Đây là giai đoạn lịch sử thu
hút khá nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: qúa trình ra đời,
phát triển, suy vong của chế độ phong kiến hay nghiên cứu về đặc điểm
của phong kiến Nhật Bản.
Đặc biệt, thời kỳ Mạc phủ đã có rất nhiều đề tài hấp dẫn, có giá trị
khoa học, thực tiễn mang ý nghĩa giáo dục đã được nghiên cứu, nhưng
mỗi đề tài thể hiện ở những góc độ khác nhau.
Phải nói rằng bộ sách “lịch sử Nhật Bản” (gồm ba tập) do NXB
khoa học xã hội - Hà Nội 1994, đã giới thiệu một cách tổng quát nhất
toàn cảnh thời kì phong kiến Nhật Bản từ đầu đến khi bị diệt vong
(1868). Bộ sách này đã giới thiệu mọi khía cạnh trong xã hội phong kiến,
chứ chưa cụ thể về kinh tế, xã hội về thời kỳ này. Đây mới trình bày theo
phương pháp thơng sử, nhưng lại là tài liệu cơ bản cho việc tham khảo,

tìm hiểu về cơ sở kinh tế, xã hội của chính quyền Mạc phủ .
Bên cạnh đó, một dạng nghiên cứu khác cũng có đụng chạm đến
kinh tế xã hội của các thời kỳ Mạc phủ đó là cuốn “lịch sử kinh tế các
nước (ngồi Liên Xơ)” do NXB khoa học xã hội - Hà Nội 1978. Tác giả
chỉ nhắc đến kinh tế xã hội thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản để so sánh với
các nước khác, viết theo dạng của lịch sử kinh tế.
Không cung cấp những kiến thức cụ thể về cơ sở kinh tế, xã hội
của chế độ Mạc phủ, mà chỉ đi sâu nghiên cứu sự biến đổi trong kinh tế,
xã hội dưới thời kỳ Tôcưgaoa, ta lại bắt gặp cơng trình nghiên cứu của
Nguyễn Văn Kim “những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Nhật Bản thời kỳ
Tôcưgaoa” (trong cuốn “một số chuyên đề về lịch sử thế giới”) do NXB
Đại học quốc gia - Hà Nội 2001. Tác giả nghiên cứu sự phát triển của
-4-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

kinh tế, xã hội đã vượt ra ngoài chế độ phong kiến. Điều đó cũng giúp ta
nhận thức được nền kinh tế, xã hội phong kiến Nhật Bản.
Do tiếp xúc ở những góc độ khác nhau, tuỳ vào phạm vi từng đề
tài, mà vấn đề cơ sở kinh tế, xã hội của Mạc phủ cũng được đưa vào
nghiên cứu ở mức độ khác nhau.
Như các cơng trình nghiên cứu của Mác - Ăngghen về chế độ
phong kiến. Hay trong “các học thuyết kinh tế” cũng có nhắc đến. Hoặc ở
những bài nhận xét lẻ tẻ về các thời kỳ Mạc phủ .
Như vậy, tất cả những cơng trình nghiên cứu trên, là những đóng

góp lớn cho sự tìm hiểu chế độ phong kiến Nhật Bản. Nhưng xét về mặt
cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ này tồn tại thì chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu liền mạch mà chỉ đứt đoạn từng thời kỳ một. Vì vậy rất khó
khăn trong q trình theo dõi sự phát triển ấy. Có hiểu được cặn kẽ vấn
đề thì ta mới hiểu được, vì sao chế độ phong kiến Nhật Bản lại trải qua
các thời kỳ phát triển từ thấp đến cao và cuối cùng bị diệt vong.
Tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ Mạc
phủ (Bacuphu) ở Nhật Bản”.
Khơng có tham vọng là nêu lên một cách đầy đủ và trọn vẹn hay
khám phá, phát hiện ra những nội dung gì mới mẻ về cơ sở kinh tế, xã hội
của thời kỳ Mạc phủ. Mà chỉ tìm hiểu cơ sở kinh tế xã hội dẫn đến sự ra
đời, phát triển và diệt vong của chính quyền Mạc phủ, nhằm góp phần
giảng dạy tốt phần lịch sử chế độ phong kiến sau này.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

Để tiến hành đề tài này tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
phương pháp logic, lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp
để xử lý tài liệu, hệ thống hố các kiến thức có liên quan về kinh tế, xã
-5-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

hội thời kỳ Mạc phủ. Từ đó có cái nhìn khái qt, cụ thể hơn đối với cả
thời kỳ này.
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.


Chế độ phong kiến Nhật Bản tồn tại trong một thời gian khá dài từ
thế kỷ thứ VII đến nửa sau thế kỷ XIX nhưng trong phạm vi đề tài này
chúng tôi chỉ nghiên cứu về cơ sở kinh tế, xã hội của thời kỳ Mạc phủ.
Có nghĩa là từ khi chế độ Mạc phủ ra đời năm (1192) đến khi kết
thúc năm (1868), chế độ Mạc phủ đã dựa vào những cơ sở về kinh tế, xã
hội như thế nào để tồn tại và phát triển chứ không đi sâu tìm hiểu tồn bộ
cả thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.

Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận chung. Nội dung chính của
đề tài gồm 4 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan lịch sử cổ trung đại Nhật Bản.
Chƣơng 2: Cơ sở kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của chế độ
Mạc phủ ở Nhật Bản.
Chƣơng 3: Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ Mạc phủ
Camacƣra đến trƣớc thời kỳ Mạc phủ Tôcƣgaoa.
Chƣơng 4: Cơ sở kinh tế, xã hội của thời kỳ Mạc phủ
Tôcƣgaoa.

-6-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

B: PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI NHẬT BẢN.
1.1. Nhật Bản trƣớc khi hình thành xã hội phong kiến.
Nhật Bản là một nước hải đảo, nằm trải dài theo hình cánh cung
ơm lấy lục địa châu Á, từ vĩ tuyến 300 -450 Bắc, với hàng nghìn đảo lớn
nhỏ khác nhau trong đó nổi lên 4 đảo lớn là: Hơnsư (Bản châu), Hôcaiđô
(Bắc hải đảo), Kiusư (Bản châu) và Sicôcư (Tứ quốc).
Do vị trí Nhật Bản nằm ở góc đơng bắc ở Thái Bình Dương thuộc
miền cực Đơng của lục địa châu Á, vì vậy Nhật Bản đã giao lưu văn hoá,
kinh tế với thế giới bằng ba con đường chính là phía Bắc, phía Đơng và
phía Nam.
Ngay từ khi quần đảo mới được hình thành, nơi đây đã là nơi tập
trung sinh sống của nhiều thành phần dân cư thuộc vùng châu Á. Ở
những buổi đầu họ là những nhóm người độc lập, nhưng trải qua một q
trình sinh sống lâu dài trên cùng một mảnh đất những nhóm người này đã
hoà đồng lại với nhau, dần dần họ trở thành dân cư của một dân tộc thống
nhất. Như vây, từ nhiều thành phần cư dân khác nhau được hỗn chủng đã
tạo nên cộng đồng cư dân trên đất nước Nhật và khi cộng đồng cư dân ấy
đã hoà nhập lại làm một thì họ cũng bắt đầu xây dựng đất nước từ những
buổi đầu như các nơi khác.
Từ thế kỷ I (TCN) trở đi đồ đồng xuất hiện ngày càng nhiều, trên
cơ sở xuất hiện của đồ đồng, trong những thập kỷ đầu công nguyên, ở
Nhật Bản đã diễn ra q trình tan rã của chế độ cơng xã nguyên thuỷ,
cùng với quá trình tan rã ấy trong xã hội đã bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn,

-7-





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

và quá trình phân hố tài sản, xã hội đã có giai cấp. Cũng trong thời gian
này những hình thức phơi thai của nhà nước xuất hiện.
Đến đầu thế kỷ III đã xuất hiện những nhà nước tương đối lớn, các
nước này cạnh tranh với nhau vì vậy, nảy sinh tư tưởng muốn làm bá
quyền thống trị tồn bộ đất nước, vì vậy những mâu thuẫn ấy ngày càng
dâng cao trong xã hội. Bọn quý tộc thống trị ở các nước, đã nghĩ đến việc
muốn nhanh chóng tạo nên một chính quyền nhà nước vững mạnh để
thay đổi phương thức bóc lột, tạo cho mình thế lực ngày càng mạnh hơn.
Tiêu biểu cho tư tưởng này là dịng họ Xơga mà người đứng đầu là thái tử
Xiôtôcư, ông muốn xây dựng ở Nhật Bản một thể chế nhà nước theo hình
ảnh của chế phong kiến Trung Quốc.
Như vậy, chính những mâu thuẫn trong xã hội Nhật Bản đã thúc
đẩy sự ra đời của chế độ phong kiến, cả những tàn dư của công xã nguyên
thuỷ tan rã khi thái tử Xiôtôcư ban bố điều luật gồm 17 điều, từ đây ở
Nhật Bản chế độ phong kiến được chính thức xác lập ở Nhật Bản.
1.2.

Lƣợc sử phong kiến Nhật Bản.

Tư tưởng muốn bá quyền lãnh đạo của họ Xôga đã không thực hiện
được, khi Thiên Hồng thắng được họ Xơga thì quyền lực đã thực sự trả
về cho thái tử Côtôcư (Hiếu Đức) hiệu Taica.
Năm 645 được xem là năm Taica thứ nhất, sang năm Taica thứ hai
(646), Thiên Hoàng hạ chiếu cải cách và tiếp đó ơng tiếp tục đưa ra một
số luật, lệnh cụ thể. Nội dung cuộc cải cách được lịch sử Nhật Bản gọi là
cải cách Taica. Cuộc cải cách đã thực sự mở đường cho chế độ phong

kiến Nhật Bản ra đời. Như vậy từ thế kỷ thứ VII chế độ phong kiến ở
Nhật Bản được xác lập và phát triển qua hai thời kỳ Nara và thời kỳ
Hâyan.

-8-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Thời kỳ Nara (710 - 794) xã hội có bước phát triển nhất định về
kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng chính sự phát triển ấy đã làm mâu thuẫn
giữa quý tộc mới và quý tộc cũ lại bùng nổ. Cuộc đấu tranh giữa hai tầng
lớp này kéo dài suốt thời kỳ Nara và tập trung chủ yếu vào hai dòng họ
lớn Phugioara và Ốttơmơ. Cuối cùng dịng họ Phugioara hồn tồn thắng
lợi, kết thúc thời kỳ Nara.
Năm 794 Nhật Bản dời đô đến Hâyan, kinh đô ở đây tồn tại từ năm
794 - 1192, trong gần 4 thế kỷ Nhật Bản đã có nhiều biến đổi sâu sắc về
cơ sở kinh tế, xã hội. Chế độ phong kiến phát triển, trang viên bắt đầu
được hình thành, chính điều này lại làm cho mầu thuẫn xã hội lên cao
hơn, các dòng họ phong kiến ln ln muốn tranh dành quyền lực về
mình để tiếm quyền lãnh đạo cả nước. Những mâu thuẫn ấy, tập trung lên
cao độ ở hai dịng họ Minamơtơ và Taira. Sự xung đột giữa hai dòng họ
kết thúc bằng thất bại của họ Taira. Mọi thành quả thuộc về dịng họ
Minamơtơ mà kẻ đứng đầu là ritơmơ.
Sau khi đã dành được thế mạnh hơn đối với họ Taira, dòng họ
Minamơtơ thành lập ra một chính quyền khác tồn tại song song với chính

quyền Thiên Hồng, chính quyền ấy được gọi là Mạc phủ (Bacuphu).
Như vậy chế độ phong kiến ở Nhật Bản từ đây lại có thêm một chính
quyền mới đó là chế độ Mạc phủ .
Thời kỳ Mạc phủ ở Nhật Bản tồn tại khá dài, trải qua các thời kỳ
Mạc phủ khác nhau và mỗi thời kỳ Mạc phủ đã làm cho chế độ phong
kiến Nhật Bản ngày càng đi lên mà đỉnh cao là thời kỳ Tôcưgaoa.
1.2.1. Thời kỳ Mạc phủ Camacưra và Mạc phủ Murômachi.
* Mạc phủ Camacưra.
Chế độ Mạc phủ được xác lập đầu tiên ở Nhật Bản là Mạc phủ
Camacưra. Để xây dựng được chính quyền Mạc phủ đầu tiên này, dịng

-9-




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

họ Minamôtô cũng đã trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, quyết liệt
với các dòng họ phong kiến khác, và cũng phải chịu rất nhiều thiệt hại về
mình.
Đến năm 1815 thì dịng học Minamơtơ hồn tồn chiếm ưu thế,
người của dịng họ Minamơtơ đã thiết lập được sự kiểm sốt trên cả nước,
hình thành một chế độ phong kiến độc quyền mạnh và ổn định hơn các
thế lực thống trị trước kia. Ngay từ khi còn đấu tranh, năm 1184 dòng họ
Minamơtơ đã thành lập ra một chính quyền riêng tại Camacưra ở miền
Đông Nhật Bản.
Năm 1185 Yôritômô cử người đến kinh đơ u cầu viện chính cho

lập chức “Thủ hộ” và “Địa đầu” ở các địa phương, còn yêu cầu viện
chính cho thu một loại thuế ruộng đất gồm ruộng đất của trang viên và
ruộng đất của nhà nước. Với những biện pháp ấy, Yôritômô đã khống chế
được tất cả các mặt, kinh tế, chính trị trong cả nước.
Năm 1192 ritơmơ được Thiên Hồng phong cho danh hiệu
tướng qn, mở đầu cho việc thành lập một chính quyền quân sự của tầng
lớp Xamurai ở Nhật Bản.
Như vậy, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đã tồn tại một chính quyền
Mạc phủ song song với chính quyền của Thiên Hồng. Nhưng thời kỳ
này quyên hành thực tế lại nằm trong tay chính quyền Mạc phủ, Thiên
Hồng chỉ là bù nhìn. Hệ thống chính quyền ấy được gọi là Bacuphu tức
là Mạc phủ. (Mạc tức là cái lều, Phủ là chính phủ có nghĩa là “đại bản
doanh” của chính quyền qn sự Nhật Bản).
Chính quyền Bacuphu Camacưra tồn tại từ năm 1192 đến năm
1333. Địa bàn Camacưra là một thị trấn cách Kyôtô 500km, thuộc trung
tâm vùng Tây Nhật Bản. Dân cư ở dây sống chủ yếu bằng nghề nơng,
nhưng phải nói nền kinh tế ở đây cũng rất phong phú bởi có nhiều ngành
nghề khác nhau. Mạc phủ Camacưra ngày càng lớn mạnh và làm chủ thực
- 10 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

sự được địa phương mình cai quản, đã thu phục được nhiều võ sĩ phục vụ
cho chính quyền mình, đời sống cư dân dưới thời Mạc phủ Camacưra
ngày càng sung túc hơn. Như vậy, từ khi Mạc phủ Camacưra được ra đời,

đây là một chính quyền phong kiến lớn mạnh cả về kinh tế, chính trị, xã
hội. Khi chính quyền Camacưra đang thực sự vững mạnh thì đột ngột
ritơmơ (người đứng đầu) qua đời, trước tình hình ấy, mọi quyền bính
của chính quyền Mạc phủ rơi vào tay bố vợ, là Hôđiô Tôkimaoa.
Năm 1203, Tơkimaoa lập cháu ngoại của mình là Minamơtơ
Xanemơtơ lên làm tướng qn cịn mình giữ chức “nhiếp chính”.
Năm 1219 Xanemơtơ bị giết chết, dịng dõi tướng qn Minamơtơ
hồn tồn tuyệt diệt. Từ đó về sau họ Hơđiơ mời dịng dõi của họ Phudioa
và các thân vương thuộc hoàng tộc ở kinh đơ về làm tướng qn bù nhìn,
cịn mình về danh nghĩa chỉ làm chấp quyền nhưng thực chất lại là kẻ
nắm chính quyền của Mạc phủ.
Đến năm 1221 sau khi thắng lợi trong cuộc tấn cơng vào Thiên
Hồng, Mạc phủ Camacưra dưới thời Hôđiô càng lớn mạnh thêm, ông đã
tịch thu được 3000 trang viên của quý tộc và quan lại ở 37 tỉnh rồi phái
các tướng lĩnh của mình xuống quản lý. Do vậy, cơ sở kinh tế của Mạc
phủ ngày càng lớn mạnh, quyền lực của họ Hơđiơ đã lấn át cả triều đình.
Chế độ Mạc phủ ngày càng thể hiện sự vững mạng của mình đối
với chính quyền của Thiên Hồng.
Năm 1332 bộ luật Jơây được Hôđiô cho ban hành, nội dung của bộ
luật chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi cho Mạc phủ và quan lại phong kiến
dưới quyền Camacưra. Qua đó ta thấy Mạc phủ đầu tiên này có uy tín rất
lớn trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, có quyền hành với tay ra nhiều nơi
trong cả nước. Thế nhưng sự phát triển đó khơng duy trì được lâu, Mạc
phủ Camacưra đã bị kẻ thù làm đảo lộn dần dần dẫn đến bị sụp đổ hoàn
toàn.
- 11 -





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Từ năm 1268 quân Mông Cổ ép buộc Nhật Bản phải thần phục.
Nhưng chính quyền Mạc phủ đã nhất định cự tuyệt và quyết tâm chuẩn bị
kháng chiến. Với ý chí quyết tâm cao độ của Mạc phủ Camacưra đã làm
cho quân Mông Cổ thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược vào Nhật
Bản, lần 1 vào năm 1274 và lần 2 vào năm 1281.
Sự thắng lợi của chính quyền Mạc phủ trong hai lần chống quân
Mông Cổ đã đưa địa vị của Mạc phủ Camacưra lên cao, nhưng những
thiệt hại do hậu quả chiến tranh để lại mà chính quyền Mạc phủ phải gánh
chịu cũng hết sức nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của Mạc phủ bị
suy yếu rõ rệt, các tầng lớp trong xã hội bị ảnh hưởng nhiều. Nhất là tầng
lớp võ sĩ sau cuộc chiến tranh bị suy sụp về mọi mặt, họ đã phải bán cả
ruộng đất để sinh sống. Tình hình ấy đã làm cho chính quyền Mạc phủ
ngày càng kiệt quệ. Mặc dù Mạc phủ Camacưra đã có nhiều biện pháp để
ngăn chặn khủng hoảng. Nhưng tất cả đều không đem lại hiệu quả. Sự
suy yếu ngày càng biểu hiện trầm trọng. Tình hình này đã tạo điều kiện
cho các thế lực đối địch bắt đầu ngóc đầu dậy chống lại Mạc phủ
Camacưra.Chính quyền Mạc phủ lúng túng, tỏ ra bất lực với thời cuộc.
Đến năm 1333, thành phố Camacưra chỗ dựa cuối cùng của dịng
họ Hơđiơ bị qn đội của các thế lực vùng Tây nam đánh chiếm, chấp
quyền Hôđiô tự sát. Sau gần 120 năm thống trị đất nước, đến đây quyền
lực dịng họ Hơđiơ đã bị thủ tiêu và chính quyền Mạc phủ Camacưra
hoàn toàn bị tiêu diệt. Một thời kỳ có nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hố, xã
hội đã bị sụp đổ, chế độ Mạc phủ Camacưra lại được thay thế và tiếp nối
của chính quyền Mạc phủ Murômachi.
* Mạc phủ Murômachi.


- 12 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Mạc phủ Murômachi tồn tại từ năm 1338 đến năm 1573, về cơ cấu
cũng như Mạc phủ Camacưra, đây là thời kỳ về thực tế quyền lực vẫn
nằm trong tay Sơgun, Thiên Hồng tồn tại cũng chỉ làm vì.
Thời kỳ tồn tại của Mạc phủ Murơmachi, đó là một xã hội thiếu ổn
định, đất nước luôn diễn ra chiến tranh đẫm máu giữa các lãnh chúa với
nhau để tranh giành quyền lực. Khi dịng họ Hơđiơ bị tiêu diệt, Thiên
Hồng Gơđaigơ trở về kinh đô nhưng không chú ý đến việc xây dựng đất
nước, mà chỉ được thâu tóm vào củng cố địa vị cho mình. Các quan chức
chủ chốt cũng chỉ nằm dịng họ của Thiên Hồng. Chính điều đó đã gây
ra nhiều bất bình trong tầng lớp võ sĩ.
Năm 1336, một viên tướng của Hôđiô đã đem quân đánh chiếm
Kyôtô và đã lập Mixuaky lên làm Thiên Hồng cịn mình tự xưng là
tướng quân vì vậy lịch sử gọi là Bắc triều.
Thiên Hồng bỏ chạy xuống nam Ktơ, lập ra một triều đình mới,
lịch sử gọi là Nam triều.
Thời kỳ hai chính quyền song song tồn tại ấy được gọi là thời kỳ
Nam - Bắc triều (1333 - 1392). Trong khoảng thời gian này, hai bên xung
đột nhau quyết liệt, không phân thắng bại.
Đến năm 1378 cháu của Takauđi là Yôshimixu xây dựng đại bản
doanh của Mạc phủ trên đường phố Murơmachi. Vì vậy, người ta gọi
ln là Mạc phủ Murơmachi; đây cũng là thời kỳ loạn lạc hỗn chiến triền

miên trong suốt 40 năm.
Đến năm 1392, Nam triều chấp nhận thoái vị, chịu nhường quyền
cho Bắc triều, tất cả các thế lực phong kiến đều thuần phục Ashikiga. Sau
chiến tranh Nam - Bắc triều, các Đaimiô ở nhiều địa phương vẫn luôn
luôn nổi dậy để xưng hùng, xưng bá, đất nước lại bước vào “thời kỳ chiến
quốc” từ năm 1467 -1573. Mạc phủ Murômachi trong suốt thời gian tồn
tại, xã hội ln ln có những mâu thuẫn chằng chéo, đất nước bị xáo
- 13 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

động liên tục về mọi mặt, lâm vào tình trạng bị chia cắt, cát cứ phong
kiến.
Xã hội muốn phát triển lên được thì phải chấm dứt tình trạng phân
liệt, đất nước phải thống nhất tập trung. Nhưng Mạc phủ Murơmachi đã
hồn tồn khơng làm được điều đó. Vì vậy, Mạc phủ Murơmachi khơng
thể tồn tại lâu dài được, mà phải thay vào đó là một chính quyền tiến bộ
hơn vững mạnh về mọi mặt để gánh vác những nhiệm vụ ấy, vì vậy chế
độ Mạc phủ lại được tiếp nối dưới thời kỳ Tôcưgaoa, thời kỳ Mạc phủ
Tôcưgaoa đã thực sự thống nhất được đất nước và đưa chế độ phong kiến
phát triển lên một giai đoạn mới.
1.2.2. Thời kỳ Mạc phủ Tôcưgaoa: Chế độ phong kiến phát triển
lên đỉnh cao và dần dần tan rã.
Thời kỳ bất ổn dưới chính quyền Mạc phủ Murơmachi đã nhanh
chóng bị sụp đổ. Nhật Bản tiến hành công cuộc đấu tranh thống nhất lại

đất nước. Iêyasu hồn thành thắng lợi cơng cuộc đó, lập nên chế độ Mạc
phủ Tocưgaoa, đưa xã hội phong kiến Nhật Bản phát triển lên tột đỉnh.
Năm 1573 Nôbunaga đã lật đổ Mạc phủ Murơmachi và nắm lấy
quyền tướng qn. Ơng là người khởi đầu sự nghiệp đấu tranh thống nhất
nước Nhật. Năm 1582 Nôbunaga bị sát hại, sự nghiệp của ông cịn dang
dở.
Năm 1590 về cơ bản Hiđêshi đã thống nhất được đất nước, chấm
dứt được tình trạng xâm liệt hỗn chiến 100 năm trên nước Nhật. Dưới
thời Hiđêyôshi chế độ phong kiến lại được phát triển hơn thời kỳ trước,
Ôsaka lại trở thành trung tâm kinh tế cho cả nước.
Năm 1598 Hiđêyôshi qua đời khi sự nghiệp thống nhất chưa được
hồn thành. Sau khi ơng mất đã đưa con trai Hiđêri lên làm tướng
qn, nhưng cịn rất nhỏ tuổi vì vậy đã phải nhờ Tôcưgaoa Iêyasu và bốn

- 14 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Hun – 39A1

Đaimiơ làm phị tá cùng Hiđêri. Với nhiệm vụ được giao đó Tơcưgaoa
Iêyasu đã dần dần khống chế quyền lực về mình và trở thành người nắm
giữ tồn bộ chính quyền. Trước tình hình ấy đã làm cho các chúa phong
kiến đứng dậy chống lại Tơcưgaoa.
Năm 1600 có hơn 40 Đaimiơ bị đánh bại, rồi Tôcưgaoa tự xưng là
tướng quân, đã lập ra chính quyền Mạc phủ mới ở Êđơ gọi là Mạc phủ
Tơcưgaoa .

Năm 1603 Iêyasu được thiên hồng phong cho chức “Chinh di đại
tướng quân” đến đây thì mâu thuẫn nội bộ cũng hồn tồn chấm dứt,
chính quyền lại tập trung vào Mạc phủ Tôcưgaoa. Dưới thời Mạc phủ
Tôcưgaoa này, ông đã đưa ra nhiều biện pháp để củng cố chính quyền
mình vững mạnh đi lên. Tơcưgaoa đã khống chế các lãnh chúa khác, bắt
họ phải tuyệt đối phục tùng chế độ Mạc phủ. Để quyền lực của chính
quyền thực sự vững mạnh, đến năm 1615 Tôcưgaoa đã ban hành bộ luật
Vũ Gia để kiểm sốt các Đaimiơ trong cả nước.
Với những quy định của Mạc phủ như vậy, ở thời kỳ đầu đã đưa
chính quyền phong kiến phát triển mạnh mẽ trên tất cả các phương diện
kinh tế, xã hội, các tầng lớp trong xã hội đã làm đúng vị trí vai trị của
mình, xã hội thực sự đã đi vào khn khổ, vì vậy nó đã thúc đẩy chế độ
phong kiến phát triển lên đỉnh cao.
Một trong những biểu hiện của sự phát triển ấy, đó là kinh tế đã
phát triển vượt ra ngoài trang viên phong kiến. Đến thời kỳ này, kinh tế
khơng cịn đơn thuần là tự cấp, tự túc nữa mà trong xã hội đã xuất hiện
nền kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ, đất nước đã có những trung tâm
giao lựu bn bán rất nhộn nhịp. Như vậy đây chính là biểu hiện của
mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển đó, chính quyền Mạc phủ khơng đáp ứng được, mà lại
vẫn muốn gò ép theo guồng quay của chế độ phong kiến, điều đó nó là sự
- 15 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1


cản trở lớn cho quá trình phát triển đất nước, xã hội lúc bấy giờ, do sự đi
lên ấy người ta khơng cịn coi trọng địa vị đẳng cấp của mình nữa, điều
đó chứng tỏ rằng cơ sở về kinh tế, xã hội của chính quyền Mạc phủ đã bị
mất dần, đây là một báo động lớn cho sự khủng hoảng của Mạc phủ
Tơcưgaoa.
Khi chế độ ấy khơng có sức cuốn hút lao động thì chính quyền
cũng sẽ khơng thể tồn tại được nữa, và thực tế đã đúng như vậy.
Năm 1868 cuộc “minh trị duy tân” được tiến hành đã chấm dút
hoàn tồn của chế đơ Mạc phủ và cả thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản.
Như vậy, chế độ phong kiến ở Nhật Bản tồn tại trong một thời gian
rất dài, từ cải cách Taica (646) đến nửa sau thế kỷ XIX. Trong thời gian
ấy đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thời kỳ tồn tại của chế độ phong
kiến nó đã góp phần khơng nhỏ vào q trình phát triển của đất nước
Nhật Bản, nhưng chế độ phong kiến ở đây có vững mạnh, kiên cố đến
mức độ nào thì nó cũng khơng thể kìm hãm được quy luật phát triển của
tự nhiên, xã hội. Chế độ ấy sẽ bị một chế độ khác tiến bộ hơn phủ định,
và ở Nhật Bản đến thế kỷ XIX chế độ phong kiến đã sụp đỗ hoàn toàn,
đất nước bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn là thời kỳ tư bản chủ
nghĩa.
CHƢƠNG II:
CƠ SỞ KINH TẾ, XÃ HỘI DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA CHẾ ĐỘ
MẠC PHỦ (BACUPHU) Ở NHẬT BẢN.
2.1. Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, chế độ phong kiến được hình thành từ sự tan rã của
chế độ thái ấp theo kiểu cũ. Trong tình hình đó thì cải cách Taica (646) đã
mở đường cho chế độ phong kiến phát triển, với nội dung đạo luật 17

- 16 -





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

điều cùng nhiều chính sách tiến bộ được đề ra, thực sự là cơ sở cho chế
độ phong kiến ra đời.
Cải cách Taica là sự xác lập một hình thái kinh tế xã hội mới, đó
chính là hình thái phong kiến. Tác giả của cuộc cải cách Taica là thái tử
nhiếp chính Cơtơcư, ông lên điều hành đất nước lúc mới 21 tuổi, hồn
cảnh Nhật Bản lúc đó có nhiều thuận lợi nên chỉ trong một thời gian
ngắn đã đạt được nhiều thành tích trong cơng cuộc cải cách về kinh tế,
chính trị, xã hội.
Năm 604 ơng đã hồn thành một bản hiến pháp gồm 17 chương nó
là cơ sở cho cuộc cải cách sau này. Năm 646 thiên hồng chính thức ban
chiếu cải cách, gọi là cải cách Taica. Ơng đã nói trong chiếu rằng:
[các thân liên ban tạo, quốc tạo… lại chia cắt rừng núi, đồng ruộng,
biển hồ của các tỉnh, các huyện để làm của riêng và đánh nhau không dứt,
có người chiếm đến mấy vạn khoảnh, có kẻ khơng có đất cắm dùi, đến kỳ
thu thuế, bọn họ vơ vét cho mình trước rồi sau mới tính một ít lên trên]
[2;36]
Lý tưởng của cải cách Taica là xây dựng một xã hội công bằng
nhằm tước bỏ chế độ bất chính của thiểu số thượng lưu. Cải cách Taica đã
tuyên bố: tất cả các quyền chiếm hữu cá thể bị huỷ bỏ và ruộng đất được
chuyển sang sở hữu của nhà nước, tức ruộng đất do quý tộc, thị tộc chiếm
hữu bị huỷ bỏ, tất cả biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà
nước phong kiến. Bộ dân một lực lượng lao động quan trọng, một hình
thức bóc lột đặc thù của xã hội cổ đại ở Nhật Bản được giải phóng, trở
thành nơng dân lệ thuộc vào phong kiến.

Trên cơ sở đó nhà nước ban hành chế độ “ban điền”, phân phối
ruộng đất bình quân và định kỳ cho nhân dân cày cấy. Theo quy định củ
chế độ “ban điền”, thì mỗi suất nam được cấp hai đoạn (mỗi đoan =0,12
ha) có tài liệu nói (mỗi đoạn bằng 0,10 ha), nữ giới được cấp bằng 2/3
- 17 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

suất nam, nô tì cũng được cấp ruộng đất và mỗi suất băng 1/3 suất của
nông dân tự do. Ruộng đất cứ 6 năm lại chia lại một lần, nhà nước đã
công nhận đất làm nhà ở, đất vườn là của tư, loại đất này được phép
truyền cho con cháu, rừng núi, ao đầm được tự do sử dụng là của chung.
Người nông dân nhận ruộng “ban điền” phải nộp thuế, làm nghĩa
vụ đối với nhà nước, thuế là nghĩa vụ của người nơng dân Nhật Bản phải
nộp cho nhà nước theo hình thức tô, dung, điệu.
Tô phải nộp bằng lúa, dung là loại thuế thay cho lao dịch. Đàn ông
từ 21 đến 60 tuổi hàng năm phải làm lao dịch từ 60 – 100 ngày. Những
người ở xa kinh đô hoặc không muốn đi lao dich thì nộp vải lụa thay thế
gọi là dung. Điệu phải nộp bằng sản phẩm thủ công nghiệp như lụa, vải,
bông… những người từ 20 tuổi đến 61 tuổi gọi là “trung đinh” phải nộp
bằng 1/4 suất đinh của trang đinh.
Người nông dân với những mảnh ruộng được chia được gọi là
“khẩu phần điển”, với tô thuế và nghĩa vụ gắn liền với ruộng đất được
chia đó, thực tế họ đã bị trói chặt vào ruộng đất và trở thành đối tượng
bóc lột chủ yếu của các chúa phong kiến.

Bên cạnh chính sách “ban điền” cho nơng dân theo luật pháp quy
định thì bọn thống trị cũng được nhận ruộng đất của nhà nước, được phân
chia theo ba loại.
- Tứ điền ban theo phẩm cấp, ở mức độ thấp nhất là 80 đoạn, mức
cao nhất tới 800 đoạn.
- Chức điền ban theo chức vụ, mức thấp nhất là 60 đoạn, mức cao
nhất tới 600 đoạn.
- Công điền được ban theo cơng lao của người đó. Riêng thiên
hồng được nhận tới 2500 đoạn.
Cùng với ruộng đất được ban cấp, bọn quý tộc, quan lại phong kiến
còn được nhận một số hộ nơng dân phụ thuộc để bóc lột.
- 18 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Theo phẩm cấp mỗi quý tộc phong kiến có thể được nhận từ 100
đến 500 hộ, theo chức vụ mỗi quý tộc phong kiến có thể được nhận tới
3000 hộ nơng dân, các hộ nông dân phụ thuộc, phải nộp 1/2 số thuế lương
thực cho nhà nước, nửa còn lại nộp cho chủ phong kiến, ngồi ra họ cịn
phải nộp sản phẩm thủ cơng nghiệp và đi lao dịch cho chủ.
Chưa tìm được tài liệu thống kê để chứng minh số đất nhà nước
ban cấp cho quý tộc là bao nhiêu, nhưng cứ tính ra mỗi phần ruộng ban
theo phẩm cấp ở mức thấp nhất của chế độ phong kiến cũng gấp 40 lần
phần ruộng của nông dân. Phần ruộng tối đa của phong kiến gấp 1250 của
nơng dân. Thì cũng đốn biết được số ruộng đất ban cấp chiếm một tỉ số

rất lớn.
Một đặc điểm rất Nhật Bản đó là, chế độ phong kiến cấp ruộng đất
có liên quan tới chế độ thị tính. Thiên hồng phong cấp hay ban tặng
ruộng đất thường là cho cả một dịng họ, chứ khơng ban cho cá nhân.
Dịng họ Phudioara vì có cơng giúp đỡ thiên hồng diệt họ Xơra khơi phụ
uy quyền nên được phong phá lệ tới 5,6 ngàn đoạn ruộng đất cùng 5000
hộ nơng dân phụ thuộc. Người đại diện cho dịng họ được phong cấp này
ở trung ương là Phudioara Phubitô, cịn họ hàng và ruộng đất của ơng thì
ở nhiều nơi trong nước.
Cách thức phong cấp ruộng đất như vậy làm cho bọn phong kiến
có cơ hội xây dựng thế lực bằng cả dòng họ, tới khi xuất hiện chế độ Mạc
phủ, chính là một dịng họ có thế lực hơn cả nắm giữ chính quyền. Sau
cải cách Taica, bộ dân được giải phóng lại được cấp ruộng đất, Nhật Bản
thời kỳ này đã có mối quan hệ với Trung Quốc, Triều Tiên ngày càng
được tăng cường nên đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm sản xuất của lục
địa, vì vậy đã thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển lên nhiều. Đến thế kỷ
VII kỹ thuật sản xuất có nhiều cải tiến, đồ sắt và việc dùng bò làm sức
kéo được sử dụng nhiều, cấy lúa được phát minh thay cho gieo hạt, sang
- 19 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

thế kỷ IX các loại xe nước quay tay, đạp bằng chân hoặc dùng bò để vận
chuyển của người Trung Quốc đã được dùng ở Nhật Bản vì thế đã làm
cho năng suất tăng lên rất nhiều.

Ở thế kỷ VIII loại ruộng đất mỗi đoạn thu được 4 – 8 thăng (bằng
150 lít). Từ thế kỷ IX về sau năng suất lúa lại tăng hơn qua đó ta thấy, ở
thời kỳ đầu chính sách “ban điền” có tác dụng rất lớn, nó đã thúc đẩy sản
xuất phát triển mạnh mẽ, vì chính sách này hợp lịng mọi người, ai cũng
có ruộng đất để canh tác, được khuyến khích áp dụng sáng tạo mới vào
trong sản xuất nhưng những tác dụng đó khơng duy trì được bao lâu,
chính sách “ban điền” dần dần tan rã, sở hữu ruộng đất của nhà nước lên
cao chỉ còn trên danh nghĩa. Lý do chủ yếu là sự phát triển ruộng đất tư
hữu của địa chủ, phong kiến đã lấn át dần ruộng đất công của nhà nước.
Quý tộc phong kiến đã chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để mở rộng
thành trang trại cho mình, vả lại ngun việc thực hiện chính sách “ban
điền” cũng khơng được thực hiện triệt để, ruộng đất không được chia như
sắc lệnh của nhà nước đã quy định, mà đã có sự khuynh loát của phú hào
địa phương, chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình, khơng chú ý gì tới
quyền lợi của quần chúng nhân dân. Trong thực tế ngay sau khi cải cách
Taica ban hành thì quá trình đấu tranh giữa sở hữu phong kiến với sở hữu
của nông dân về ruộng đất đã xảy ra, quá trình đấu tranh đó thì sở hữu
ruộng đất phong kiến ngày càng thắng thế lấn át dần sở hữu ruộng đất của
nông dân.
Như vậy, sau cải cách Taica chính những nội dung mà cải cách
tuyên bố đã bị quý tộc, phong kiến lợi dụng để chiếm dần đất của nông
dân, rồi biến thành trang viên của mình. Nếu xét về nội dung cuộc cải
cách thì hồn tồn tiến bộ nhưng do q tộc, phong kiến lợi dụng nên
cuộc cải cách đó lại là cơ sở hợp lý nhất cho kinh tế phong kiến được

- 20 -





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

hình thành ở Nhật Bản, thực tế thì chế độ phong kiến đã hoàn toàn thắng
thế và xác lập được địa vị của mình từ thế kỷ thứ VII.
2.2. Sự hình thành và phát triển của chế độ trang viên phong
kiến ở Nhật Bản.
Cải cách Taica được các sử gia phong kiến ca tụng như là sự ban
ơn của Thiên Hoàng đối với thần dân Nhật Bản. Cuộc cải cách, nó cũng
đánh dấu một bước phát triển của đất nước, nhưng sau cuộc cải cách thì ở
Nhật Bản đã diễn ra quá trình đấu tranh giữa sở hữu ruộng đất phong kiến
với sở hữu ruộng đất của nơng dân, trong q trình đấu tranh đó sở hữu
ruộng đất của phong kiến ngày càng chiếm ưu thế lấn át dần quyền sử
dụng của nông dân.
Về ngun tắc, trong cuộc cải cách thì tồn bộ ruộng đất thuộc
quyền sở hữu của nhà nước, nhưng pháp luật lại công nhận cho phép
ruộng đất của chùa đền thành ruộng đất tư và được miễn thuế, loại ruộng
đất này ngày một mở rộng thêm, không chỉ do nhà nước và bọn phong
kiến hiến tặng cho nhà chùa, mà cịn do nhà chùa chiếm đoạt của nơng
dân, bọn phú hào địa phương trốn thuế đã gửi ruộng đất vào chùa đền, số
ruộng đất này dần dần cũng biến thành ruộng tư. Nhà nước còn cho phép
ruộng đất tư được truyền lại cho con cháu, loại ruộng đất này đã trở thành
sở hữu của tư nhân. Nội dung của cải cách ban ra đã làm cho bọn quý tộc
phong kiến lợi dụng để biến thành đất của tư, ruộng đất tư càng phát triển
khi nhà nước lại ban hành chính sách khuyến khích khẩn hoang, nhà nước
chủ trương khuyến khích khai hoang để nhằm giải quyết khó khăn về
“cơng điền” đang ngày một giảm, không đủ cung cấp cho nhân khẩu
trong nước ngày một tăng lên.
Năm 723 nhà nước ra sắc lệnh quy định rõ ràng “nếu ai khai khẩn

đất hoang chưa có kênh ngịi thì được truyền 3 đời, còn ai khai khẩn

- 21 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

ruộng hoá đã có kênhh ngịi sẵn thì được sử dụng suốt đời, sau khi chết
phải trả lại cho nhà nước”. Với những chính sách này lại càng khuyến
khích thêm đất khai hoang thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của người khai
hoang. Chính sách này vẫn chưa có tác dụng lắm đối với việc khẩn
hoang, đến năm 743 nhà nước lại tuyên bố “đất khai hoang thuộc quyền
sở hữu vĩnh viễn của người khai khẩn”. Nhưng kết quả của chính sách
khai hoang khơng làm tăng “công điền” và cũng không làm tăng thu nhập
của nhà nước bằng nguồn thuế khoá, trái lại bọn quý tộc phú hào địa
phương đã sử dụng lực lượng vốn có của chúng, chiêu mộ dân lưu tán,
tiến hành khẩn hoang và biến thành ruộng đất của mình, bọn giàu có này
cịn mua và chiếm ruộng đất khẩu phần của nông dân phá sản, chúng đã
mở rộng dần quyền hành sở hữu ruộng đất của mình, một số quý tộc còn
giả mạo ruộng đất của nhà nước ban cấp thành “ruộng mới khai phá” để
trốn thuế và chuyển dần thành sở hữu của cá nhân. Với những biện pháp
ấy một số quý tộc giàu có đã trở thành những lãnh chúa lớn, nhỏ khác
nhau chiếm cứ những vùng riêng biệt. Chính sách khai hoang của nhà
nước đưa ra, với mục đích chính là để mở rộng đất đai chung, từ đó để
phát triển kinh tế trong nước, thế nhưng tầng lớp quý tộc, phú hào lại lợi
dụng sự hợp pháp ấy để mở rộng đất đai canh tác cho riêng mình, chứ

khơng phải là khai hoang để trở thành của chung. Khi chúng thu thập
được nhiều đất đai, bọn phú hào trở thành người điều hành vùng đất rộng
lớn ấy và được coi là những lãnh chúa của vùng đất đó. Nếu xét về một
mặt nào đó, thì loại ruộng đất khai hoang trở thành ruộng đất tư hữu, đó
là một sự tiến bộ đáp ứng nhu cầu phát triển đi lên của chế độ phong kiến
Nhật Bản lúc đó. Điều này có nghĩa là bất kể ai cũng dùng sức lực của
mình để khai hoang lấy diện tích canh tác, thế nhưng điều này tầng lớp
giàu có lại khống chế quyền hành về cho mình, họ đã làm chủ trên các
cuộc khai hoang, những người nghèo thì chỉ là kẻ làm thuê.
- 22 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Đối với nông dân, sau cải cách Taica, họ cũng được hưởng chính
sách “ban điền”. Nhưng không được tự do mà lại bị cột chặt vào ruộng
đất khẩu phần với tô, dung, điệu, tạp dịch nặng nề, thêm vào đó là bọn
quan lại nhũng nhiễu, nhà chùa và thương nhân bóc lột nợ lãi nên nhiều
người trong số họ bị phá sản. Không chịu nổi nghĩa vụ phong kiến nặng
nề một số nông dân đã bỏ ruộng đi kiếm ăn lang thang trở thành kẻ lưu
lạc; hoặc bắt buộc họ phải đến nhờ bọn nhà giàu “che chở” và đương
nhiên trở thành người sống “gửi” (ký khẩu). Một số nông dân khác không
đủ điều kiện để canh tác nên đã đem hiến ruộng đất tự nguyện cho bọn
nhà giàu hay chùa đền và cũng trở thành nông dân lệ thuộc. Vậy là một
mặt do ruộng đất tư hữu phát triển mạnh mẽ và không ngừng lấn chiếm
ruộng đất của nhà nước, mặt khác vì nơng dân khơng chịu nổi các nghĩa

vụ tơ thuế đã từ bỏ quyền sử dụng ruộng đất khẩu phần mà nhà nước đã
giao cho họ nên chế độ ban điền dần dần bị phá sản, đến thế kỷ X thì
hồn tồn tan rã.
Trong khi chính sách “ban điền” cho nơng dân từng bước bị tan rã
thì chế độ trang viên phong kiến được ra đời và ngày càng chiếm ưu thế.
Chính sách khai hoang của nhà nước làm cho ruộng đất tư xuất hiện ngày
càng nhiều mà kẻ có lợi nhất là bọn quý tộc, quan lại, chùa đền và những
kẻ giàu có ở địa phương. Bằng nguồn vốn sẵn có, chúng đã thu phục
được tầng lớp nơng dân lưu tán để tập trung vào khai phá những vùng đất
hoang rộng lớn rồi biến thành những trang viên của riêng mình. Đồng
thời các loại ruộng thưởng cơng, ruộng tước vị, ruộng chức vụ cũng biến
thành ruộng đất tư. Ngoài ra bọn q tộc, quan lại chùa đền cịn tìm đủ
mọi cách chiếm đoạt ruộng đất khẩu phần và ruộng mới khai phá của
nông dân để mở rộng thêm trang viên của chúng hoặc lập thêm những
trang viên mới. Như vậy, sự phát triển ruộng đất tư hữu đã hình thành
tầng lớp lãnh chúa phong kiến, các lãnh chúa có thể phân làm hai loại:
- 23 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Vũ Thị Huyên – 39A1

Đại quý tộc là những lãnh chúa lớn, được sống ở kinh đô và lãnh chúa
nhỏ là họ hàng tay chân của đại quý tộc và bọn phú hào địa phương sống
ngay trong trang viên, quản lý trang viên chùa đền, phật tử cũng trở thành
những lãnh chúa lớn, nhỏ. Như vậy, chế độ phong kiến Nhật Bản đã hình
thành kinh tế trang viên làm cơ sở cho phong kiến tồn tại, phát triển.

Ở thế kỷ VIII trang viên mới bắt đầu xuất hiện thì chỉ có ruộng
thưởng cơng và chùa đền mới được miễn thuế nhưng sang thế kỷ thứ IX
thì tồn bộ ruộng đất của quý tộc, quan lại có thế lực đều được miễn thuế
(gọi là quyền “bất thân”), đồng thời bọ quý tộc còn xin nhà nước ban cho
độc quyền không cho bọn quan lại đến trang viên để kiểm tra, không cho
quân đội đi qua địa phận của chúng (gọi là quyền “bất nhập”). Trang viên
phong kiến Nhật Bản được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” trở thành
những vùng kinh tế tự nhiên, độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài.
Trang viên phong kiến phát triển mạnh mẽ càng tổn hại đến lợi ích
của nhà nước phong kiến trung ương. Vì thế đến thế kỷ XI chính phủ đã
nhiều lần ra lệnh kiểm soát và hạn chế trang viên. Năm 1069 nhà nước
lập sổ đăng ký khế ước của trang viên nhằm kiểm tra ruộng đất, nếu
không hợp pháp thì quốc hữu hố ruộng đất đó. Cũng năm ấy, nhà nước
ban lệnh cho trang viên mới lập sau năm 1045 đều bị thủ tiêu đặc quyền
miễn thuế và quyền “bất thân, bất nhập”. Những biện pháp ấy của nhà
nước nhằm cứu nguy cho chính quyền phong kiến trung ương, nhưng tất
cả đều tỏ ra khơng có hiệu quả trước xu thế phát triển cũng như sự vững
vàng của trang viên phong kiến. Đến đầu thế kỷ XII trang viên phong
kiến phát triển hầu như phổ biến khắp nước Nhật. Ví như ở một tỉnh có
bảy quận thì sáu quận, tám, chín phần mười ruộng đất đã biến thành trang
viên, trong đó chỉ cịn lại một vài thơn nữa mà thơi, nhưng một vài thơn
đó cũng đã gửi ruộng đất vào chùa đền rồi. Sự thịnh hành ngày càng
chiếm ưu thế của trang viên phong kiến làm cho chính quyền trung ương
- 24 -




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Vũ Thị Huyên – 39A1

ngày một suy yếu, trở thành bù nhìn. Bọn lãnh chúa ra sức mở rộng trang
viên, tăng cường thế lực kinh tế, quân sự và nghiễm nhiên trở thành
những ông “vua con” nên phục tùng hay chống lại triều đình là tuỳ ý
khơng ai có quyền ép.
Trong trang viên, nơng dân là lao động chính để cày cấy, sản xuất
nhưng họ phải nộp tới 1/3 số thu hoạch cho chủ cùng các khoản phụ thu
khác như: rượu, hoa quả, than và các loại sản phẩm thủ công. Cùng lực
lượng lao động là nông dân, thì mỗi trang viên cịn có hàng chục thợ thủ
công gồm: thợ dệt, thợ nhuộm, thợ rèn, thợ xây, thợ nấu rượu,… vì vậy
tất cả những sản phẩm đáp ứng trong tiêu dùng hàng ngày đều được sản
xuất tại chỗ trong trang viên, không phải trao đổi ra bên ngoài. Ở mỗi
trang viên, ngoài lực lượng lao động sản xuất và lực lượng lao động thủ
cơng thì cịn có lực lượng vũ trang riêng của mình để tự bảo vệ và gây thế
lực cho trang viên đó. Hạt nhân của các lực lượng võ trang là các võ sĩ
(Xamurai) lực lượng vũ trang của các trang viên bao gồm một bộ phận
nơng dân lớp trên có thế lực về kinh tế, dần dần trong xã hội hình thành
mối quan hệ mới giữa các trang viên với các võ sĩ, bậc thang đẳng cấp
trong xã hội phong kiến là: Thiên Hồng, Lãnh chúa và Võ sĩ nói chung.
Như vậy trang viên ở Nhật Bản không chỉ là những đơn vị kinh tế
khép kín mà thực chất cịn là một khu vực hành chính, nhà nước khơng
thể kiểm sốt được, đồng thời cũng là những căn cứ quân sự vì đã có lực
lượng võ trang riêng của các lãnh chúa.
Như phần trên đã nói, sau cải cách Taica, xã hội Nhật Bản xẩy ra
quá trình đấu tranh giữa sở hữu ruộng đất phong kiến với sở hữu ruộng
đất của nông dân, trong q trình đó sở hữu ruộng đất phong kiến ngày
càng lấn át sở hữu của nông dân. Ruộng đất trang viên phong kiến càng
tăng thì ruộng cơng của nhà nước càng giảm. Triều đình trung ương càng
phải tăng thuế để bù vào sự thiếu hụt ngân khố nhằm phục vụ cuộc sống

- 25 -


×