Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng đạm, kali đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô NK4300 tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÝ VĂN THẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM, KALI
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG NGÔ NK4300
TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS - TS. Tăng Thị Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp tham gia, thực hiện và được
PGS - TS. Tăng Thị Hạnh trực tiếp hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Lý Văn Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
thầy cơ giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS - TS. Tăng Thị Hạnh đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài cũng như hoàn chỉnh bài
luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ cùng tồn thể thầy cơ giáo,
cán bộ trong Bộ mơn Cây lương thực đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để
tơi hồn thành bài luận văn này.
Để hồn thành bài luận văn này tơi cịn nhận được sự động viên hỗ trợ rất lớn từ
gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện vật chất, tinh thần để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Lý Văn Thắng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ..........................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................ix
Thesis Abstract ...................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
1.2
Mục đích, yêu cầu: ..........................................................................................2
1.2.1.
Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2.
Yêu cầu...........................................................................................................2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................3
1.3.1.
Ý nghĩa khoa học ............................................................................................3
1.3.2.
Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4

2.1.
Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở việt nam ..........................................4
2.1.1.
Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ................................................................4
2.1.2
Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam .................................................................5
2.1.3.
Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ninh .............................................................6
2.2.
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng và phát triển của
cây ngô. ..........................................................................................................8
2.3
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng lượng phân bón đến năng suất ngô .......... 11
2.3.1
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng và
năng suất ngô ................................................................................................ 11
2.3.2
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân đến năng suất ngô .............. 15
2.3.3
Các nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kali đến năng suất ngơ ................... 17
2.3.4
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ NPK khác nhau đến sinh
trưởng và năng suất ngô. ............................................................................... 18
2.3.5.
Tình hình nghiên cứu về tài nguyên đất đai và chế độ bón phân cho cây
ngơ ở huyện Tiên n. .................................................................................. 20
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 24
3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu: ...................................................................................... 24
3.1.2.
Địa điểm nghiên cứu: .................................................................................... 24
iii


3.1.3.
3.2

Thời gian nghiên cứu: ................................................................................... 24
Nội dung nghiên cứu:.................................................................................... 24

3.3.
3.3.1.
3.3.2
3.3.3.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 24
Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm .................................. 24
Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 26
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 28

Phần 4. Kết quả thảo luận và nghiên cứu ................................................................ 29
4.1.
Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng của
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

4.7.

giống ngô nk4300. ........................................................................................ 29
Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây của giống ngô nk4300 ............................................................................. 31
Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến tốc độ tăng trưởng số lá của
giống ngô nk4300. ........................................................................................ 35
Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
của giống ngô nk4300. .................................................................................. 38
Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chiều cao cây cuối cùng,
chiều cao đóng bắp và hình thái bắp của giống ngơ nk4300........................... 42
Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến khả năng chống chịu giống
ngô nk4300 ................................................................................................... 46
Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống ngô nk4300 ............................................................... 50

Phần 5. Kết luận đề nghị ........................................................................................... 59
5.1.
Kết luận ........................................................................................................ 59
5.2.
Đề nghị ......................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 61

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CCCC

:Chiều cao cuối cùng

CCĐB

: Chiều cao đóng bắp

FAO

:Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P 1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

TSM

: Tuần sau mọc

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Tình hình sản suất ngơ trên thế giới giai đoạn từ năm 2006- 2012............. 4

Bảng 2.2:

Một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2010 ............................... 5

Bảng 2.3:

Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ của Việt Nam giai đoạn
2006 -2012 ............................................................................................... 6

Bảng 4.1a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên Yên - Quảng Ninh ....... 29

Bảng 4.1b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên Yên - Quảng
Ninh ....................................................................................................... 30

Bảng 4.2a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến tốc độ tăng trưởng chiều

cao cây của giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên Yên Quảng Ninh. ........................................................................................... 32

Bảng 4.2b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây của giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên Yên
- Quảng Ninh .......................................................................................... 34

Bảng 4.3a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến tốc độ tăng trưởng số lá của
giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên Yên - Quảng Ninh ....... 36

Bảng 4.3b:

giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên Yên - Quảng
Ninh ....................................................................................................... 37

Bảng 4.4a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá (LAI) giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên Yên
- Quảng Ninh .......................................................................................... 39

Bảng 4.4b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá (LAI) giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên Yên
- Quảng Ninh .......................................................................................... 41


Bảng 4.5a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến chiều cao cây cuối cùng,
chiều cao đóng bắp và hình thái bắp của giống ngơ NK4300 tại xã
Phong Dụ huyện Tiên Yên- Quảng Ninh ................................................ 43

Bảng 4.5b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến chiều cao cây cuối cùng,
chiều cao đóng bắp và hình thái bắp của giống ngô NK4300 tại xã
Đông Ngũ huyện Tiên Yên- Quảng Ninh. ............................................... 45

vi


Bảng 4.6a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến mức độ gây hại của các
loại sâu bệnh của giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên
Yên- Quảng Ninh ................................................................................... 48

Bảng 4.6b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến mức độ gây hại của các
loại sâu bệnh của giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên
Yên- Quảng Ninh ................................................................................... 49

Bảng 4.7a:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của giống ngô NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên
Yên – Quảng Ninh. ................................................................................. 51

Bảng 4.7b:

Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống ngô NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên
Yên – Quảng Ninh. ................................................................................. 54

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến năng suất của giống ngô
NK4300 tại xã Phong Dụ huyện Tiên Yên- Quảng Ninh. ...................... 57
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng liều lượng đạm và kali đến năng suất của giống ngô
NK4300 tại xã Đông Ngũ huyện Tiên Yên- Quảng Ninh....................... 58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của liều lượng đạm, kali đến sinh trưởng và năng suất
của giống ngô NK4300 tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” nhằm xác định lượng
đạm và kali bón thích hợp cho giống ngơ NK4300 tại Tiên n. Thí nghiệm bố trí
gồm có 12 công thức 3 lần nhác lại, gồm hai yếu tố, 4 mức đạm (N1: 60kg/ha; N2:
90kg/ha; N3: 120kg/ha; N4: 150kg/ha) và 3 mức kali (K1: 60kg/ha; K2: 90kg/ha; K3:
120kg/ha) được bố trí kiểu ơ lớn – ơ nhỏ (split – plot), diện tích mỗi ơ thí nghiệm nhỏ
là 15m2. Thí nghiệm được bố trí ở 2 vùng đất khác nhau: Xã Phong Dụ là đất đất
feralit điển hình nhiệt đới ẩm; xã Đông Ngũ đất cồn cát, bãi cát. Các chỉ tiêu theo dõi

bao gồm các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô NK 4300.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các cơng thức bón đạm và kali trong thí nghiệm
ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, diện tích lá và chỉ
số diện tích và khả năng chống đổ và các loại sâu bệnh gây hại. Tại cả 2 địa điểm, khi
tăng lượng đạm bón từ 60-150kgN/ha không làm ảnh hưởng đến số hàng hạt/bắp và số
hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt, nhưng khi tăng khối lượng kali lên từ 60-120kgK2O
thì khối lượng 1000 hạt tăng lên. Tại cả 2 địa điểm khi tăng lượng đạm lên từ 60 –
90kgN/ha thì năng suất tăng lên, nhưng nếu tiếp tục tăng lượng đạm bón trên 90kgN/ha
thì năng suất tăng không đáng kể, khi tăng lượng kali từ 60-120 K2Okg/ha, năng suất
tăng lên và đạt cao nhất ở công thức 120kgK2O/ha (52,4 tạ/ha) ở Phong Dụ và (66,2
tạ/ha) ở Đông Ngũ.
Như vậy tại xã Phong Dụ nên áp dụng mức phân bón 150kgN/ha và kali
60kgK2O/ha và xã Đơng Ngũ áp dụng mức phân bón đạm 120kgN/ha và kali
60kgK2O/ha.

ix


THESIS ABSTRACT
Experiment "Effect of dose of nitrogen, potassium on the growth and yield of
maize NK4300 in Tien Yen district, Quang Ninh province" to determine nitrogen and
potassium fertilizer suitable for maize in Tien Yen NK4300. The experiment consists of
12 layout replicates the formula 3, consists of two elements, 4 levels of nitrogen (N1:
60kg / ha; N2: 90kg / ha; N3: 120kg / ha; N4: 150kg / ha) and 3 levels potassium (K1:
60kg / ha; K2: 90kg / ha; K3: 120kg / ha) are located large cell type - small cell (split plot), each plot area is 15m2 small. The experiment was arranged in two different areas:
Land Land Affairs Feng Du is typical humid tropical feralit; Dong Ngu land dunes,
sandy beaches. The monitoring indicators include indicators on growth and
productivity, and yield components of maize NK 4300.
The study results showed: The nitrogen and potassium formulations in the

experiment did not significantly affect growth duration, plant height, leaf area and area
index and resistance to pests and pour harm. In the second place, while increasing
nitrogen fertilizer from 60-150kgN / ha did not affect the number of rows grain / corn
and grain / grain products and weight of 1000, but the increased volume of potassium
from the 60-120kgK2O increased weight of 1000 seeds. At the two locations while
increasing protein intake from 60 - 90kgN / ha, the yield increases, but if they continue
to increase the amount of nitrogen fertilizer on 90kgN / ha, the yield did not increase
significantly, while increasing potassium intake from 60-120 K2Okg / ha, increased
productivity and the highest in the formula 120kgK2O / ha (52.4 kg / ha) in Phong Du
and (66.2 kg / ha) in Dong Ngu.
Thus in Du Phong should apply the fertilizer 150kgN / ha and potassium
60kgK2O / ha and Dong Ngu apply nitrogen fertilizer levels 120kgN / ha and potassium
60kgK2O / ha.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực được phát hiện cách đây 7.000
năm tại Mêxicô và Pêru. Với những đặc điểm nơng sinh học q của cây ngơ
như: tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại,
tiềm năng năng suất cao. Cùng với đó là tầm quan trọng của ngơ trong việc cung
cấp lương thực cho người và vật nuôi cũng như cho ngành công nghiệp lương
thực – thực phẩm – dược phẩm – công nghiệp nhẹ cũng như là nguồn cung cấp
nguyên liệu để sản suất năng lượng sinh học nên cây ngơ đã nhanh chóng được
gieo trồng rộng rãi, phố biến trên các vùng lãnh thổ. Cuối thế kỉ XX nghề trồng
ngơ trên thế giới có sự phát triển kì diệu. Nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ giống
ngô lai, những công nghệ di truyền và kĩ thuật canh tác và trong sản xuất. Hiện

nay trên thế giới, ngô cùng với cây lúa mì và cây lúa nước ngơ được coi là 3 cây
ngũ cốc chính của lồi người song khơng có cây nào sánh được ngơ về quy mơ
cũng như ưu thế lai.
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô tại Việt Nam đã thu được những
kết quả quan trọng. Theo số liệu thống kê, năm 2013 diện tích trồng ngơ của cả
nước đạt khoảng 1.171 nghìn ha, năng suất đạt 44,3 tạ/ha, sản lượng đạt 5.191
nghìn tấn (FAOSTAT, 2015). Diện tích trồng giống lai chiếm trên 90%. So với
năm 1990, khi chưa trồng giống lai thì diện tích tăng gần 3 lần, sản lượng tăng
gần 8 lần. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ ngô không ngừng tăng
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai được
Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ và
các tỉnh trong cả nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy trong vịng 10 năm (từ
1990-2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng từ 0%-65% , một tốc độ phát triển rất nhanh
so với trên thế giới và châu Á. Hiện nay việc sử dụng ngô làm làm lương thực và
đặc biệt nhu cầu dùng ngô làm thức ăn chăn nuôi ở nước ta đang phát triển rất
nhanh. Vì vậy nhu cầu tăng năng suất cũng như sản lượng của các giống ngô lai
đang phát triển trong cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh cũng như huyện
Tiên Yên nói riêng đang là nhu cầu cấp bách.
Tiên Yên là huyện miền núi ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miền đơng
Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là 645,43km2, có địa hình phong phú (vùng
1


núi, vùng đồng bằng), có điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng phù hợp với khả
năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Từ lâu cây ngô từ lâu cây ngô là
một trong những cây trồng quen thuộc với những người dân bản xứ, trong đó chủ
yếu là các giống ngơ địa phương có phẩm chất tốt, nhưng năng suất không cao.
Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, cây ngô lai đã được đưa vào trồng thử
nghiệm và trở thành một trong những cây trồng chính của huyện. Hiện nay, diện
tích trồng ngơ của huyện hàng năm khoảng gần 2000ha. Tuy nhiên, sản lượng

cũng như năng suất ngô của huyện chưa cao, chưa phản ánh hết tiềm năng về đất
đai và khí hậu của huyện Tiên Yên. Một trong những nguyên nhân làm năng suất
và sản lượng ngô của huyện Tiên Yên chưa cao là do yếu tố về giống chưa phù
hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng tiểu vùng sinh thái trong tỉnh. Giống
ngơ lai 4300 có nguồn gốc từ Thái Lan do công ty Syngenta nhập khẩu và phân
phối đang được người dân địa phương tin tưởng và gieo trồng với diện tích lớn
trong tồn huyện. Nhưng những hiểu biết của người dân về nhu cầu dinh dưỡng
của giống ngô này còn nhiều hạn chế đặc biệt là Đạm và Kali, có nơi bón nhiều
cũng có nơi bón ít gây thiếu hoặc thừa làm cho năng suất ngô không cao cũng
như đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng đạm, kali đến sinh trưởng và năng suất của giống
ngô NK4300 tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định lượng đạm và kali bón thích hợp cho giống ngô NK4300 ở hai
vùng đất khác nhau trong huyện (vùng núi và vùng đồng bằng).
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của giống ngô NK4300 trên hai vùng đất khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống ngô NK4300 trên 2 vùng đất khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến khả năng chống chịu
với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh của giống ngô NK4300 trên 2
vùng đất khác nhau.

2


- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến các yếu tố cấu thành

năng suất, năng suất của giống ngô NK4300 trên 2 vùng đất khác nhau.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của lượng Đạm và Kali đến giống ngô NK 4300 đến sự sinh trưởng và
năng suất của giống ngô NK4300 nói riêng và các giống ngơ khác nói chung.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học tại các Viện, Trường Đại học và Học viện Nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật
trơng ngơ NK 4300 trên địa bàn huyện Tiên n, qua đó lựa trọn được cơng thức
bón tối ưu cho năng suất cao và giảm chi phí đầu vào cho người trồng ngô trên
địa bàn huyện Tiên Yên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Một trong những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thành công rực rỡ nhất ở
thế kỷ 20 là ngô lai. Nghề trồng ngô trên thế giới vào những năm cuối thế kỷ 20
đã có những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ
thuật nông học tiên tiến và những thành tựu to lớn của công nghệ sinh học, công
nghệ bảo quản và chế biến, công nghệ tin học,… góp phần giải quyết nhu cầu
lương thực và protein động vật cho con người trên thế giới
Trong các loại cây lương thực ngơ là cây trồng có sự tăng trưởng mạnh
mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng và là cây có năng suất cao nhất. Vào
năm 1961 năng suất ngơ trung bình của thế giới xấp xỉ 2 tấn/ha, năm 2010 tăng
gấp hơn 2,5 lần (5,21 tấn/ha),sản lượng đã tăng từ 204,2 triệu tấn lên 844,35 triệu

tấn (gấp 4 lần),diện tích tăng từ 104 triệu ha lên 161,82 triệu ha (hơn 1,5 lần).
Bảng 2.1: Tình hình sản suất ngô trên thế giới giai đoạn từ năm 2006- 2012
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn)

Sản lượng (triệu tấn)

2006

148,41

4,76

706,82

2007

158,23

4,99

789,75

2008

161,19


5,13

827,48

2009

158,84

5,16

819,70

2010

161,82

5,18

844,35

2011

172,05

5,16

888,00

2012


177,38

4,91

872,07

2013

184,23

5,51

1016,43

2015

1.250

4.5

5.629
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Diện tích trồng ngơ tăng dần qua các năm, tuy nhiên năng suất tăng qua
các năm không đáng kể. Năm 2012 với việc tăng diện tích so với các năm trước
nhưng sản lượng lại giảm đi.
4


Về sản lượng ngô của các quốc gia, Mỹ là nước có diện tích trồng ngơ lớn

nhất thế giới, năm 2010 diện tích ngơ của Mỹ là 35 triệu ha chiếm 22,18% diện
tích trồng ngơ trên tồn thế giới, tiếp theo Mỹ là Trung Quốc với 28 triệu ha
chiếm 17,78% diện tích trồng ngơ trên thế giới. Đứng thứ ba là Brazil – 13,8
triệu ha.
Về năng suất thì Chilê là nước đạt năng suất ngô cao nhất, năm 2010 năng
suất ngô của Chilê đạt 116,05 tạ/ha, cao gấp 2,3 lần năng suất trung bình của thế
giới, tiếp đến là Mỹ (94,82 tạ/ha), Hylạp (88,99 tạ/ha), Pháp (88,50 tạ/ha)... Tuy
nhiên những nước này có diện tích trồng ngơ thấp, do vậy Mỹ, Trung Quốc, Brazil
vẫn là 3 nước có sản lượng ngơ lớn so với các nước trên tồn cầu.
Bảng 2.2: Một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2010
Nước

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Mỹ

35.022.300

94,82

322.092.180

Trung Quốc

28.074.000


54,13

151.970.000

Brazil

13.827.500

37,31

51.589.721

Argentina

2.838.072

76,66

21.755.364

Pháp

1.481.000

88,50

13.107.000

Hungari


1.250.800

67,16

8.400.000

Thái Lan

942.188

38,41

3.619.021

Hylạp

198.600

88,99

1.767.500

Chilê

134.140

116,08

1.557.100
Nguồn: FAOSTAT (2015)


2.1.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Cây ngơ có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ trong năm,
trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của
Việt Nam. Chính vì vậy, ở nước ta ngơ được trồng ở hầu hết các vùng trong cả
nước.
Theo thống kê những năm trước 1985 diện tích trồng ngơ của Việt Nam
biến động từ 270.000 ha – 400.000 ha, năng suất khoảng 0,9-1,1 tấn/ha và sản
lượng không vượt quá 45 vạn tấn, giai đoạn 1990 – 2000 tỷ lệ tăng trưởng ngô ở

5


nước ta là khá cao đạt 3,7%/năm về diện tích, 5.5%/năm về năng suất, 9.2%/ năm
về sản lượng (CIMMYT 2000)
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ của Việt Nam
giai đoạn 2006 -2012
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (ta/ha)

Sản lượng(1000 tấn)

2006

1033,1

37,3


3854,6

2007

1096,1

39,3

4303,2

2008

1140,2

40,1

4573,1

2009

1089,2

40,1

4371,7

2010

1126,9


40,9

4606,9

2011

1121,2

43,1

4835,7

2012

1118,2

42,9

4380,2
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Từ bảng số liệu ta có: Diện tích trồng ngơ của nước ta tăng nhanh trong 5
năm gần đây năm 2012 là 1118,2 ha tăng lên 1126,9 ha. Tổng sản lượng ngô cả
nước năm 2012 là 4380,2 nghìn tấn tăng so với năm 2006 (3854,6 nghìn
tấn).Năng suất bình quân tăng nhẹ từ 37,3 tạ/ha lên 42,9 tạ/ha. Như vậy có thể
thấy năng suất và sản lượng ngơ ở Việt Nam tăng mạnh điều này có sự đóng góp
khơng nhỏ của thành tựu chọn tạo giống ngơ ngơ đặc biệt là ngô lai và các kỹ
thuật trồng trọt.
2.1.3. Tình hình sản xuất ngơ ở Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du với gần 80% đất đai là đồi núi. Sản
xuất nơng nghiệp của Quảng Ninh nói chung và ngành sản xuất ngơ nói riêng
cịn gặp khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển.
Từ năm 1995 trở về trước, diện tích trồng ngơ chủ yếu vẫn dùng các giống
thụ phấn tự do giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp.
Cùng với sự chuyển biến của đất nước, sau một thời gian, với sự nỗ lực của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, có sự tham gia tích cực của đội ngũ các
nhà khoa học kỹ thuật; Quảng Ninh cũng mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp
dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thế các giống ngô địa
phương bằng các giống ngô lai. Đến nay, diện tích trồng ngơ lai tăng mạnh,
chiếm trên 90% tổng diện tích trồng ngơ tồn tỉnh mang lại năng suất và sản

6


lượng vượt trội trong sản xuất. Quảng Ninh có nhiều diện tích đất thích hợp với
trồng ngơ nhất là các huyện miền Đơng. Diện tích gieo trồng ngơ năm 2013 là
5.838 ha, sản lượng ngô 22,3 ngàn tấn.
Để không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng ngô, Trung tâm Khuyến
nơng Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mơ hình "Chuyển đổi trồng lúa kém
hiệu quả sang trồng giống ngô cao sản" vụ xuân năm 2014, bước đầu đem lại
nhiều kết quả khả quan.
Qua 3 tháng trồng cho thấy, ngô lai đơn NK4300 và NK6654 cho năng
suất từ 6-7 tấn/ha, thu nhập 47.500.000đồng/ha còn vùng trồng lúa kém hiệu
quả(năng suất 3-3,5 tấn/ha) thu nhập 28.800.000đồng/ha; Sau khi trừ các khoản
chi phí trồng ngơ lai cho lãi cao hơn so với cấy lúa là 20.400.000 đồng/ha. Như
vậy, việc chuyển đổi vùng lúa kém hiệu quả sang trồng giống ngô năng suất cao
không những giúp chủ động được nguồn nước tưới hơn (cây ngơ có khả năng
chịu hạn tốt), mà cịn giảm công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao
giá trị sản xuất cho người nông dân, đặc biệt còn là nguồn cung cấp nguyên liệu

để chế biến thức ăn trong chăn nuôi phục vụ nhu cầu trong tỉnh.
2.1.4. Tình hình sản xuất ngơ ở Tiên n.
- Trồng ngơ huyện Tiên Yên mặc dù được huyện quan tâm chỉ đạo thực
hiện nhưng về diện tích, năng suất và sản lượng của Tiên Yên trong những năm
qua có tăng lên nhưng khơng đáng kể.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng tại Tiên n.
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
Năng suất Sản lượng
750
43,7
3281,1
874,2
39,6
3465,5
815,4
45,2
3685,7
824,8
44,2
3649,3
824,8
44,2
3649,3


Ghi chú

Nguồn: Phịng Nông nghiệp & PTNT Tiên Yên.

Giống ngô: Giống ngô trong những năm trước cơ bản là giống ngô địa
phương, trong những năm gần đây nhờ tuyên truyền tốt nên người dân đã mạnh
dạn chuyển đổi sang các giống ngô lai, giống NK 4300 là giống ngô chủ lực
trong những năm gần đây tại huyện.
Phương thức canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống và theo
khuyến cáo của đơn vị cung ứng giống, chưa có các quy trình trồng ngơ trên địa
bàn huyện.
7


2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGƠ.
Ngơ là cây có khả năng thích nghi rộng với điều kiện mơi trường và được
trồng ở nhiều điều kiện sinh thái. Nhìn chung ngơ phù hợp với nhiệt độ trung
bình 68 đến 72o F ( 20 – 270C). Đất tốt và thoát nước, lượng mưa từ 500 đến
1100 mm trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngơ. Ngơ có nhu cầu nước và
đạm ở mức cao hơn so với các cây lấy hạt khác, nó mẫn cảm với mơi trường ở
giai đoạn trổ cờ tung phấn và phun râu. Mặc dù có một số giống chịu hạn nhưng
hầu hết các giống bị hạn thời kỳ trổ cờ phun râu sẽ giảm năng suất.
Môi trường không những ảnh hưởng đến năng suất ngô mà ảnh hưởng cả
đến khả năng kết hợp (Betran et al., 2002) đã đánh giá 17 dịng ngơ trắng nhiệt
đới thuần có mặt trong lai diallel các dịng và con lai đã được đánh giá ở 12 môi
trường bất thuận và không bất thuận. Biểu hiện ưu thế lai ở môi trường hạn lớn
hơn và nhỏ hơn ở điều kiện đạm thấp. Bộ marker DNA nhận biết 81 locus sử
dụng làm chỉ thị 17 dịng ngơ. Mức độ đa dạng di truyền cao với 4,65

allel/locus và giá trị thông tin đa hình ở phạm vi 0,11 đến 0,82. Vùng genome
và các locus tính trạng số lượng (QTL) cho chịu hạn biểu hiện mức độ đa dạng
di truyền thấp hơn. Khoảng cách di truyền trên cơ sở số liệu marker RFLP xắp
xếp các dòng thuần phù hợp với thế hệ phả hệ của chúng. Tương quan được tìm
thấy giữa khoảng các di truyền và khả năng kết hợp riêng, ưu thế lai trung bình
(MPH) và ưu thế lai thực (HPH) khả năng phối hợp riêng tương quan chặt với
khoảng cách di truyền và tương quan chặt hơn khi điều kiện bất thuận (James,
Brewbaker, 2003).
Do nhiệt độ khơng khí tăng là ngun nhân cây trồng sinh trưởng phát
triển nhanh và nhanh chín hơn, như thế sẽ rút ngắn bắt buộc thời gian sinh trưởng
là nguyên nhân bất lợi với năng suất. Trong trường hợp của ngơ nó có thể chỉ bù
đắp bằng tăng tỷ lệ quang hợp kết quả trực tiếp từ nồng độ CO2 phải cao hơn.
Nhu cầu cây ngô về các điều kiện sinh thái như sau:
* Nhiệt độ:
Ngô là cây ưa nóng. Nhu cầu về nhiệt được thể hiện bằng tổng nhiệt độ
cao hơn nhiều cây trồng khác mà ngơ cần để hồn thành chu kỳ sống từ gieo đến
chín. Theo Velican (1956), cây ngơ cần tổng nhiệt độ từ 17000C đến 37000C tuỳ
thuộc vào giống (Ngơ Hữu Tình, 1997). Nghiên cứu các giống ngô của Trung

8


Quốc cho rằng tổng tích nhiệt hoạt động đối với các giống chín sớm là 2000 22000C, giống chín trung bình là 2300 - 26000C và giống chín muộn là 2500 28000C. Bên cạnh đó nhu cầu về nhiệt của cây ngô được thể hiện bằng các giới
hạn nhiệt độ mà cây đòi hỏi như nhiệt độ tối thấp, tối cao và tối ưu (Ngơ Hữu
Tình, 1997). Về phương diện này các nhà khoa học đã định vùng trồng ngô lấy
hạt là vùng được giới hạn bằng đường đồng nhiệt cao nhất là 180C (Necula Gh,
1957). Ngày nay, người ta quan tâm nhiều hơn đến nhiệt độ trung bình tháng
gieo hạt
Ở Việt Nam, nhiều tác giả như Luyện Hữu Chi, Trần Hồng Uy, Trương
Đích, Cao Đắc Điểm, Trần Hữu Miện, Võ Đình Long, Đỗ Hữu Quốc thống nhất

quan điểm với các nhà khoa học thế giới cho rằng các giống ngơ có thời gian
sinh trưởng khác nhau có nhu cầu tổng tích ơn rất khác nhau để hồn thành chu
kỳ sống của mình (Ngơ Hữu Tình, 1997).
Trong nghiên cứu của mình về một số yếu tố khí hậu với số ngày phát dục
của cây ngô, Văn Tất Tuyên cho rằng: Tổng nhiệt độ hoạt động có hệ số tương
quan thuận dương với số ngày của các giai đoạn sinh trưởng. Trong khi đó nghiệt
độ trung bình ngày lại có mối tương quan nghịch với số ngày phát dục của các giai
đoạn như: Gieo – mọc; mọc – 9, 10 lá; 9, 10 lá – trỗ; trỗ - chín sáp; chín sáp - chín
hồn tồn. Cũng theo Văn Tất Tun thì quan hệ giữa nhiệt độ trung bình ngày với
một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô là thuận (Ngô Hữu Tình, 1997).
* Nước và lượng mưa
Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống cây ngô. Ở
những vùng nóng, nơi có sự bốc hơi nước và thốt hơi nước cao, nhu cầu nước
của cây ngơ lại càng lớn. Cây ngơ thuộc loại cây C4, nó cần từ 350 đến 500 lít
nước để sản sinh ra 1 kg hạt (tuy theo khí hậu và tình trạng dinh dưỡng đất),
năng suất ngơ có thể đạt 12 – 15 tân/ha dễ dàng trong điều kiện có tưới (Trương
Đích, 2002). Khi có hạn xảy ra, cây ngơ có sự phân bố lại chất dinh dưỡng
trong thân. Nếu hạn xảy ra trùng với thời kỳ tích lũy chất khơ vào hạt dẫn đến
ngơ bị chín ép, hạt lép. Hạn xảy ra thời kỳ cây con ảnh hưởng đến mật độ, giảm
diện tích lá và tốc độ quang hợp (Trương Đích, 2002).
Ngơ là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hút nước
khỏe và nhiều hơn so với các loại cây khác. Không những vậy cây ngô cịn có
khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn các loại cây khác. Do đó lượng

9


nước cần thiết để cây ngô tạo ra một đơn vị chất khơ là rất thấp. Trong q trình
sinh trưởng và phát triển của ngơ, nó đã hút và thốt hơi nước hàng ngày là 18
tấn nước/ha, hay khoảng 1800 tấn nước/ha trong tất các giai đoạn, tương đương

với lượng mưa 175mm. Theo Wallace and Bressman, lượng nước tiêu tốn cịn
phụ thuộc vào sản lượng ngơ sản sinh ra. Để đạt được 3800kg/ha cần một lượng
mưa là 287,5mm, để đạt được 6300 kg/ha cần lượng mưa là 486-616mm (Ngơ
Hữu Tình, 1997).
Ngô là cây trồng cạn cần nhiều nước, nhưng cũng rất nhạy cảm với độ ẩm
đất cao, đặc biệt ở giai đoạn cây con còn nhỏ khi điểm sinh trưởng còn nằm dưới
mặt đất. Vào giai đoạn này chỉ cần ngập nước 1 – 2 ngày cây ngơ cũng có thể bị
chết ( Ngơ Hữu Tình, 1997). Ngun nhân cây con dễ bị chết khi bị ngập úng là
đỉnh sinh trưởng của thân vẫn còn nằm dưới mặt đất. Trong q trình thí nghiệm,
chúng tơi sẽ cung cấp đầy đủ nước cho cây ngô nhất là giai đoạn mẫn cảm với
nước làm hạn chế tối đa ảnh hưởng của lượng mưa đến kết quả thí nghiệm.
* Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây ngơ,
tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tích luỹ chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến
độ dài quá trình sinh trưởng. Theo phản ứng ánh sáng, cây ngơ thuộc nhóm cây
trồng ngày ngắn. (Iakuskin 1951) cho rằng ngày ngắn thúc đẩy q trình phát
triển cây ngơ. Từ kết quả của 61 thí nghiệm năm 1927 ở viện cây trồng
Leningrad được tiến hành ở các vùng địa lý khác nhau, Baliura 1955 (Theo
Necula, 1957) đã kết luận điều kiện ngày dài không phải là một yếu tố bất lợi
cho cây ngô. Thực vậy, các giống ngô trồng ở châu Âu đã thích nghi với việc
hồn thành chu kỳ sống của mình trong điều kiện ngày dài đã làm yếu đi nhu
cầu ngày ngắn. (Kuperman 1977; Sain 1964) cho rằng trong điều kiện chiếu
sáng nhân tạo 12 giờ một ngày xúc tiến quá trình trổ cờ và hình thành bắp (
Ngơ Hữu Tình, 1997).
Phản ứng với độ dài ngày cịn phụ thuộc vào các giống ngơ khác nhau,
nhất là về thời gian sinh trưởng. Một số nhà khoa học cho rằng các giống ngơ
chín sớm khơng có phản ứng với quang chu kỳ. Chúng có khả năng phát triển ở
bất kỳ quang chu kỳ nào. Các giống chín muộn khơng có khả năng đó.
Một yếu tố quan trọng hơn độ dài chiếu sáng đó là cường độ ánh sáng và
chất lượng ánh sáng. Cũng theo Sain and Kuperman, các tia sáng dài vào sáng


10


sớm và chiều tối kìm hãm sự phát triển của thực vật; các tia sáng ngắn vào ngững
giờ ban ngày lại xúc tiến quá trình phát triển của chúng. Khi nghiên cứu mối
tương quan giữa năng suất ngô và bức xạ mặt trời, Humlum J. Obrejanu (1957)
nhận thấy rằng để có năng suất ngơ cao cần thiết các giờ chiếu sáng của mặt trời
so với tổng lý thuyết là 55-64% vào tháng 5; 45 – 54% vào tháng 6 và 55 – 74%
vào tháng 7, 8 và 9. Độ dài chiếu sáng dưới 55% vào các tháng 7-9 sẽ làm giảm
năng suất ngơ dưới mức bình thường (Ngơ Hữu Tình, 1997).
2.3 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LƯỢNG PHÂN BĨN
ĐẾN NĂNG SUẤT NGƠ
Cây ngơ là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa nhiệt
có hệ thống rễ chùm phát triển (Trần Hồng Uy và cs, 2001). Cây ngơ là cây có
tiềm năng năng suất lớn. Trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngơ,
phân bón giữ vai trị quan trọng nhất. Theo Berzeni and Gyorff (1996) thì phân
bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngơ cịn các yếu tố khác như mật độ, phịng
trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn. Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi
theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của ngô. Dựa vào biến đổi hình thái của
cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cho ngơ.
Với vai trị quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Vì vậy, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về phân bón cho cây ngơ và những kết quả nghiên cứu này đã
được đưa vào trong sản xuất.
2.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng
và năng suất ngô
Đối với cây ngô, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với việc tạo
năng suất và chất lượng. Đạm tham gia tích cực vào q trình sinh trưởng và phát
triển của cây ngô. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây ngô phản ứng rất
rõ với yếu tố đạm, nếu có đủ đạm cây ngơ sinh trưởng khỏe, lá xanh, cây mập.

Theo Balko and Russell (1979), dòng thuần ở ngô (Zea mays L.) là bố mẹ
của các tổ hợp ngơ lai, nhưng cịn rất ít nghiên cứu cơng bố về phân bón cho các
dịng thuần trong q trình nhân và duy trì dịng như phân đạm. Các tác giả
nghiên cứu 10 dịng ngơ thuần để xác định : 1) phản ứng của các dịng ngơ thuần
với bón đạm theo lượng; 2) tỷ lệ bón đạm cho năng suất dòng thuần tối đa; 3)
phản ứng của các dòng thuần với các cơng thức bón đạm. Các cơng thức bón
đạm trong nghiên cứu là: đối chứng 0kgN/ha; 3 công thức bón rải 60, 120 và

11


180kgN/ha; 3 cơng thức bón theo hàng là 30-30, 60-60, và 90-90 kg/ha trên đất
Haplaquolls và Cumuli Haplaquolls. Số liệu thu thập trên 12 cây, bắp và tính
trạng hạt ở 4 mơi trường. Nhìn chung năng suất hạt cao nhất ở mức 60kg/ha.
Phương pháp bón khác nhau cho năng suất ở các mơi trường khác nhau ở mức có
ý nghĩa. Các dịng tự phối khác nhau phản ứng với cơng thức bón đạm khác nhau
như vậy có sự tương tác mức đạm với dịng, 1 dịng khơng có phản ứng, 5 dịng
có phản ứng tuyến tính, 4 dịng có phản ứng bậc 2 có ý nghĩa. Chiều dài bắp, số
bắp trên cây, khối lượng hạt là những tính trạng quan trọng nhất tạo thành năng
suất nhưng liên quan của các thành phần này rất khác nhau giữa các dòng phản
ứng với mức bón đạm. Bón đạm khơng ảnh hưởng đến chiều cao đóng bắp,
nhưng tung phân phun rấu sớm hơn ở mức có ý nghĩa ở mơi trường có năng suất
cao nhất.
Theo tác giả Stevens, W.B., R.G. Hoeft, and W.R. Peterson (2003) có một
thơng tin cần thiết là lợi ích của bón phân đạm cho nhân dịng thuần ở ngơ (Zea
mays L.) trồng luân canh với đậu tương (Glycine max L. Merr.). Mục đích nghiên
cứu của các nhà khoa học đánh giá phản ứng của dịng thuần ngơ với mức bón
đạm khác nhau trong điều kiện canh tác có tưới, với cây trồng sau là ngô (công
thức luân canh Ngô – Ngô) và cây trồng sau là đậu tương (công thức ln canh là
ngơ – đậu tương). Cơng thức bón phân đạm trong phạm vi từ 0 – 144 lb/acre ( 0 –

72 kg/0,45 ha) với 3 dòng thuần cây trồng sau là ngô hoặc đậu tương. Năng suất
ngô trung bình của cơng thức ngơ – đậu tương cao hơn ngô – ngô là 29%. Công
thức luân canh ngô – ngơ năng suất ngơ tăng khi mức bón đạm tăng trong 7
trường hợp/ 8 trường hợp có năng suất tối ưu ở mức đạm (NY) rất biên động từ
67 đến 119 lb N trên acre ( 33,5 đến 39,5 kgN/0,45ha). Cơng thức ln canh ngơđậu tương phản ứng với bón đạm chỉ có 4/9 trường hợp. Phản ứng với bón đạm ở
công thức luân canh ngô – đậu NY trong pham vi 53 đến 96 lb/acre (26,5 đến
48,0 kgN/0,45ha). Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng trồng luân canh với đậu
tương tiết kiệm phân bón đạm với các dịng thuần ngơ trong sản xuất nhân dịng
(James L, Brewbaker, 2003).
Theo Ma , Lianne, Dwyer and Edward Gregorich (1998) hiệu quả dử
dụng phân đạm (NUE) là một tiêu chí chuyển đổi đạm thành năng suất kính tế.
Phân khống đạm tăng khí bón bổ sung phân hữu cơ tạo đạm đễ tiêu, yêu cầu
phân khoáng đạm phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây, có thể cải thiện
NUE bằng giảm lượng đạm bị mất trong đất. Một nghiên cứu thực hiện trong 2
12


năm và 5 năm tiếp theo (1992–1996 thí nghiệm trên đồng ruộng trong điều kiện
đất pha sét tại trạm thí nghiệm trung tâm, Ottawa, ON, Canada (45°23′ N, 75°43′
W). Mục đích nghiên cứu của các tác giả (i) xác định số lượng đạm vô cơ, đạm
dự trữ và đạm hữu cơ trong thời kỳ bón phân khống, (ii) đánh giá cân bằng đạm
trong hệ thống đất và cây. Bón phân hữu cơ tại mức phân khoảng đạm cao nhất
(NH+ 4 cộng NO− 3) của ≈100 kg N/ ha và đến 800 kg N/ ha của đạm tổng số đến
120 kg/ ha đạm khoáng nguyên chất.Sự thất thoát đạm tiềm năng là nhỏ nhất
trong thời vụ trồng so với bón phân đạm vơ cơ , bở vì đồng thời với đạm trong đất
giải phong ra và ngô hút đạm. Trong đất thu nhận được 200 kg N vô cơ/ha với
tổng số đạm nguyen chất thu được qua một vụ trồng từ 130 và 170 kg/ ha, nhưng
lượng đạm khoáng thất thoát lớn từ vùng rễ xảy ra trong cùng thời kỳ. Số lượng
đạm nguyên chất trong 1 vụ ước tính một nửa do cây hutrs ở tất cả các cơng thức
thí nghiệm; Ví dụ số lượng đạm ngun chất bón vào đất tương ứng khoảng 30

đến 60% tổng lượng N của cây. Nó giải thích ảnh hưởng bổ sung của bổ sung đạm
xảy ra ở tất cả các cơng thức thí nghiệm trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu này nhận biết mối quan hệ đường cong giữa tỷ lệ đạm khoáng
nguyên chất và mức đạm khoáng trong đất trước khi trồng đạt mức ổn định tại
≈140 kg N/ ha trong thời gian kết hạt theo (Amany et al., 2006).
Theo tác giả Amany, Bahr, Zeidan and Hozayn (2006) hai thí nghiệm
đồng ruộng được thực hiện năm 2003 và 2004 ở trang trại làng Al-Nagah, tỉnh
El-Tahri, Ai cập để nghiên cứu phản ứng của ngơ với mức bón đạm chậm tan
khác nhau (60, 80 và 100kg/fed với tỷ lệ 40%) và 120 kg/fed với tỷ lệ N nguyên
chất 46%. Đối chứng là đất cát mới khai hoang. Kết quả cho thấy chiều dài bắp,
số hạt và khối lượng hạt/hàng, khối lượng 100 hạt , năng suất sinh vật học và
năng suất hạt ngơ tăng lên ở mức có ý nghĩa khi bón phân chậm tan, mức bón
100kgN/fed cho giá trị cao nhất ở tất cả các công thức và cơng thức khơng bón
có năng suất thấp nhất. Tăng lượng bón 60 kg đến 100 kg các chỉ tiêu năng suất
và năng suất tăng lên. Kết quả cũng chỉ ra rằng bón phân chậm tan cây ngơ hút
dinh dưỡng được đến cả giai đoạn trước và sau phun râu là nguyên nhân tăng
năng suất theo (Jiang and Schulthess, 2007).
Theo VA Banjoko and Moor (2003) các thử nghiệm đồng ruộng đã được
thực hiện trong 3 năm để xác định ảnh hưởng của loại phân, hàm lượng đạm
trong phân và phương pháp bón đạm đến năng suất và hàm lượng đạm trong mô
lá của ngô ở 02 điểm vùng Savanna của Nigeria. Các loại phân urea và nitrat amon
13


đã được nghiên cứu ở các mức 0, 50, 100 và 150 kg N/ha, phương pháp bón có che
phủ và không che phủ. Kết quả chỉ ra rằng loại phân và phương pháp bón cho năng
suất ngơ sai khác khơg có ý nghĩa , nhưng tỷ lệ đạm cho năng suất và hàm lượng đạm
trong mô lá ngô khác nhau có ý nghĩa ở cả 2 địa phương. Như vậy sử dụng loại phân
có tỷ lệ đạm nguyên chất cao tốt hơn loại có hàm lượng thấp, mặc dù bón lượng
nguyên chất như nhau.

Theo tác giả Maroko, Buresh and Smithson các phương pháp đơn giản xác
định N dễ tiêu là cần thiết để đánh giá hiệu quả của đầu tư thấp, hệ thống quản lý
đất bón lót phân hữu cơ và bón đạm ở đất nhiệt đới. Xác định hiệu quả sử dụng
đất trên cơ sở lượng N dễ tiêu trong đất tương quan với năng suất hạt ngô.
Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất ở 2 điểm của Kenya đến sinh trưởng của ngô
sau 17 tháng với các công thức luân canh khác nhau như ngô – ngô, ngô – bỏ
hóa, ngơ – điền thanh. Phân tích đất sau khi thu hoạch và gieo vụ mới cho thấy
không ảnh hưởng đến đạm tổng số hoặc đạm liên kết trong vật chất hữu cơ
(SOM) (>150 µm, >1.37 Mg m-3). Cơng thức điền thanh và bỏ hóa tăng lượng
nhỏ(>150 µm, <1.13Mgm-3).Năng suất của ngô cao nhất ở công thức luân canh
với điền thanh . Nitơ rat, amon và đạm vi sinh tương quan với năng suất ngơ ở cả
hai điểm thí nghiệm (James and Brewbaker, 2003).
Theo Camp, Sadler, Evans and Millen (từ năm 1999 đến 2000) ảnh hưởng
của nước và tỷ lệ đạm đến năng suất của ngô đã được nghiên cứu thí nghiệm hệ
thống quản lý nước và phân bón cho ngơ ở diện tíc nhỏ 100m2. Hệ thống 1(
CP1) áp dụng cho vị trí đất khá đồng nhất, hệ thống 2( CP2) áp dụng với 12 đơn
vị đất. Ơ cả 2 thí nghiệm năng suất ngơ tăng với tăng lượng nuớc tưới. Năng suất
tăng với tăng tỷ lệ đạm ở CP1, nhưng tăng khơng có ý nghĩa ở CP2. Năng suất
phản ứng với tổng lượng nước khi nhiều đơn vị đất. Những kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng tưới nước và bón phân cho ngơ cần dựa trên một loại đất cụ thể để
nâng cao năng suất và hiệu quả bón phân trong sản xuất ngơ (Triplett and Van
Doren, 1969).
Theo Hà Thị Thanh Bình và cs ( 2011) khi tiến hành thí nghiệm được
thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến sinh
trưởng và năng suất giống ngô NK 4300 trên đất dốc huyện Yên Minh tỉnh Hà
Giang trong vụ xuân hè 2010. Thí nghiệm 2 yếu tố với 3 mức mật độ: 69,4; 79,3;
92,0 nghìn cây/ha kết hợp với 4 mức đạm bón 90; 120; 150 và 180 kgN/ha trên
nền 90 P2O5 + 90 K2O5. Năng suất cao nhất đạt được ở mật độ trồng 92 nghìn
14



×