Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở chó nuôi trên địa bàn thành phố thái bình và phòng thí nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ ANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH
VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM DO PARVOVIRUS Ở
CHĨ NI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Như Quán

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn



Hà Thị Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS.Vũ Như Quán đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, bộ môn
Ngoại – Sản, khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Hà Thị Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Những hiểu biết về bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ...................... 3

2.1.1.

Lịch sử bệnh ....................................................................................................... 3

2.1.2.

Phân loại và đặc tính sinh học ............................................................................ 3


2.1.3.

Dịch tễ học .......................................................................................................... 5

2.1.4.

Cơ chế gây bệnh ................................................................................................. 6

2.1.5.

Triệu chứng ......................................................................................................... 7

2.1.6.

Bệnh tích ............................................................................................................. 8

2.1.7.

Chẩn đốn ........................................................................................................... 9

2.1.8.

Điều trị .............................................................................................................. 11

2.1.9.

Phịng bệnh ....................................................................................................... 12

2.2.


Một số đặc điểm sinh lý của chó ...................................................................... 13

2.2.1.

Thân nhiệt (°C) ................................................................................................. 13

2.2.2.

Tần số hô hấp (số lần thở/phút) ........................................................................ 15

2.2.3.

Tần số mạch đập (lần/ phút) ............................................................................. 16

2.3.

Máu và vai trò của máu trong cơ thể ................................................................ 16

2.3.1.

Thành phần dịch thể ......................................................................................... 17

2.3.2.

Thành phần hữu hình ........................................................................................ 18

iii



Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 22

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 22

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22

3.5.1.

Xác định chó mắc bệnh .................................................................................... 22

3.5.2.

Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test nhanh CPV (Canine Parvovirus
One – step Test Kit) .......................................................................................... 25


3.5.3.

Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm Parvovirus ................................................................ 28

3.5.4.

Theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh Parvovirus ...................... 28

3.5.5.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh Parvovirus ................... 28

3.5.6.

Phương pháp mổ khám quan sát đại thể ........................................................... 28

3.5.7.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ......... 30

3.5.8.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 32
4.1.

Tình hình mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở một số
phòng khám trên địa bàn thành phố Thái Bình ................................................ 32


4.1.1.

Tình hình dịch bệnh các ca chó đến khám và chữa bệnh tại phịng khám ....... 32

4.1.2.

Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
giống ................................................................................................................. 33

4.1.3.

Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa
tuổi .................................................................................................................... 35

4.1.4.

Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo mùa
vụ ...................................................................................................................... 37

4.1.5.

Sự ảnh hưởng của việc tiêm vaccine đến tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus ở chó ............................................................................... 38

4.2.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột
truyền nhiễm do Parvovirus ............................................................................. 40

4.3.


Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu máu của chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus ........................................................................................ 42

4.3.1.

Một số chỉ tiêu về hồng cầu của máu chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus ......................................................................................... 42

iv


4.3.2.

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ........................................................ 45

4.4.

Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovurus ........................................................................................................ 48

4.5.

Kết quả thử nghiệm điều trị .............................................................................. 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 54
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 54


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 54

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC

Bạch cầu

CPV

Virus gây viêm ruột truyền nhiễm ở chó

CPV Ag

Kit kiểm tra nhanh bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở
chó do Parvovirus

FPV

Virus Panleucopenie


MEV

Virus gây viêm ruột ở chồn

TT

Thể trọng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sinh lý trên chó ................................................................................21
Bảng 4.2. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
giống (n = 152 con) .......................................................................................34
Bảng 4.3. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
lứa tuổi (n = 152) ..........................................................................................35
Bảng 4.4. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
mùa vụ (n=152) .............................................................................................37
Bảng 4.5. Phân loại chó mắc bệnh Parvovirus theo tiêu chí được tiêm phịng hay
chưa ...............................................................................................................39
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus gây ra ..................40
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về hồng cầu của máu chó mắc bệnh do Parvovirus.............42
Bảng 4.8. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của máu chó mắc bệnh do
Parvovirus .....................................................................................................45
Bảng 4.9. Kết quả điều trị theo 2 phác đồ .....................................................................51

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bênh do Parvovirus trên chó ............................................ 6
Hình 3.1. Chó lừ đừ, mệt mỏi ...................................................................................... 23
Hình 3.2. Chó có biểu hiện mất nước, đi phân máu .................................................... 23
Hình 3.3. Chó bị mắc bệnh do Parvovirus đi phân máu kèm nôn nhiều ..................... 24
Hình 3.4. Hình ảnh chó bị mắc bệnh trước khi chết .................................................... 24
Hình 3.5. Kết quả test dương tính ( trên ) và âm tính ( dưới ) ..................................... 26
Hình 3.6. Các bước tiến hành và kết quả xét nghiệm bằng test CPV .......................... 27
Hình 4.1. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
giống ............................................................................................................ 34
Hình 4.2. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
lứa tuổi ......................................................................................................... 35
Hình 4.3. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
mùa vụ .......................................................................................................... 38
Hình 4.4. Phân loại chó mắc bệnh Parvovirus theo tiêu chí được tiêm phịng hay
chưa .............................................................................................................. 39
Hình 4.5. Một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh do Parvovirus......................... 40
Hình 4.6. Một số chỉ tiêu về hồng cầu của máu chó mắc bệnh do Parvovirus ............ 43
Hình 4.7. Số lượng bạch cầu của chó mắc Parvovirus ................................................ 46
Hình 4.8. Cơng thức bạch cầu của chó mắc bệnh do Parvovirus ................................ 47
Hình 4.9. Kết quả điều trị theo 2 phác đồ. ................................................................... 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thị Anh
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus ở chó ni trên địa bàn thành phố Thái Bình và thí nghiệm điều trị.”

Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Nắm được tình hình chó mắc bệnh nói chung và bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus nói riêng khi đến khám và điều trị tại phòng khám.
Xác định được sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sinh lý máu trong bệnh
viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở chó.
Xây dựng được phác đồ điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở chó
đạt hiệu quả cao.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra, tập hợp bệnh án đã được khám và điều trị tại phòng khám thú y Thái
Bình và phịng khám Funny Pet
2. Phương pháp xử lý số liệu
-

Các số liệu điều tra, thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010.

-

Sử dụng phần Minitab 16
3. Phương pháp xét nghiệm

-

Lấy máu từ tĩnh mạch chân


-

Lượng máu cần cho mỗi mẫu là 2 ml.

-

Sau khi lấy máu gửi đi xét nghiệm cơng thức máu

Kết quả chính và kết luận
Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus và kết quả theo dõi chỉ tiêu máu bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
tại phịng khám thú y Thái Bình chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Tình hình mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở một số phịng
khám trên địa bàn tỉnh Thái Bình
-

Tỷ lệ chó ngoại mắc bệnh cao hơn chó nội.

ix


-

Chó từ 6 – 12 tháng có tỷ lệ mắc cao.

-

Tỷ lệ chó mắc bệnh giảm dần từ mùa xuân đến mùa đơng.

-


Chó đã tiêm vacxin có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn và tỷ lệ chữa khỏi cao hơn.
2. Một số chỉ tiêu lâm sàng chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus

Chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus thì cả 3 chỉ số lâm sàng:
thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch cao hơn chó khỏe.
3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu máu của chó mắc bệnh Parvovirus
- Số lượng hồng cầu, thể tích khối hồng cầu, thể tích trung bình của hồng cầu, hàm
lượng huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính ở chó mắc bệnh giảm.
-

Bạch cầu đơn nhân ở chó mắc bệnh tăng.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate:: Ha Thi Anh
Thesis title: “Research on some pathological characteristics of Parvovirus infectious
inflammatory bowel disease in dogs raised in Thai Binh city and treated experiments.”
Major Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Understand the situation of dogs suffering in general and infectious enteritis
caused by Parvovirus in particular when visiting and treating in clinics.
Identify changes in clinical and physiological blood parameters in Parvovirus
infectious enteritis in dogs.

Develop a treatment regimen for Parvovirus infectious inflammatory bowel
disease in dogs.
Materials and Methods
1. Collecting data
Investigating and collecting medical records that were examined and treated at
Thai Binh Veterinary Clinic and Funny Pet Clinic
2. Method of data calculation
- Survey data and data collected were processed on Microsoft Excel 2010 software.
- Using the Minitab part 16
3. Method of testing
- Taking blood from a leg vein
- The amount of blood needed for each sample is 2 ml.
- After taking blood, send it for testing for blood count
Main findings and conclusions:
From the results of research on some pathological characteristics of Parvovirus
infectious inflammatory bowel disease and results of monitoring blood parameters of
Parvovirus infectious inflammatory bowel disease at Thai Binh Veterinary Clinic, we
have drawn some conclusions as follows:
1. The situation of Parvovirus contagious inflammatory bowel disease in some
clinics in Thai Binh province

xi


- The rate of infected dogs is higher than that of domestic dogs.
- Dogs from 6 to 12 months have a high incidence.
- The percentage of dogs infected gradually decreases from spring to winter.
- Vaccinated dogs have a lower incidence and a higher cure rate.
2. Some clinical indicators of dogs suffering from infectious enteritis caused
by Parvovirus

Dogs with parvovirus infectious enteritis have all three clinical indicators: body
temperature, respiratory rate, and cardiovascular frequency higher than healthy dogs.
3. Results of monitoring some blood parameters of dogs with Parvovirus disease
- The number of erythrocytes, the volume of erythrocytes, the average volume of
red blood cells, the hemoglobin content, the number of white blood cells, neutrophils in
dogs are reduced.
- Mononucleosis in infected dogs.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây, số lượng thú cảnh đang tăng lên khá nhanh ở
cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng
muốn có cho mình một người bạn là thú cưng. Việc nhận ni một chú chó
hoặc mèo mang lại nhiều lợi ích cho khơng chỉ người ni mà cịn nhiều lợi
ích cho cộng đồng.
Hàng ngày, những chú chó trợ giúp con người trong rất nhiều công việc
khác nhau: từ những cơng việc bình thường như giữ nhà, bảo vệ, chăn gia súc
cho đến những cơng việc ngồi chiến trường thì chó được sử dụng để canh gác,
trinh sát và theo dõi, chó cảnh sát để đuổi bắt hay truy tìm, chó thăm dị và cứu
hộ làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ. Những cơng việc phức tạp, khó khăn nguy
hiểm trong các lĩnh vực như nghiên cứu vũ trụ, y học, địa chất, thể thao,… cũng
không thiếu sự tham gia của những chú chó.
Chính vì chăn ni với mục đích đa dạng như vậy mà gần đây có rất nhiều
giống chó ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú thêm về số lượng và
chủng loại các giống chó. Cùng với sự phát triển đó thì tình hình dịch bệnh trên
đàn chó ngày càng gia tăng.
Qua q trình theo dõi tại phịng khám thú y Thái Bình chúng tơi nhận

thấy rằng bệnh ở đường tiêu hoá là một trong những bệnh gây nhiều thiệt hại
nặng nề cho mọi lứa tuổi của chó và tỷ lệ chết rất cao, trong đó có bệnh viêm ruột
truyền nhiễm do Parvovirus gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm,
bệnh gây chết với tỷ lệ cao ở chó con. Bệnh thường lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao
nếu không được can thiệp kịp thời. Bệnh có thể lây trực tiếp từ chó ốm sang chó
khỏe hoặc gián tiếp truyền qua phân có virus phát tán trong môi trường thông qua
các nhân tố trung gian truyền bệnh như dụng cụ chăn nuôi, chim chóc, lồi gặm
nhấm, cơn trùng, ruồi nhặng.
Bệnh Parvovirus được phát hiện vào cuối những năm 1970 và được công
bố dịch lần đầu tiên vào năm 1978, sau một, hai năm nó đã trở thành đại dịch của
chó trên tồn thế giới. Trước những diễn biến của bệnh, nhiều nhà khoa học đã
tiến hành nghiên cứu về căn bệnh trên. Kết quả phân lập từ năm 1979 đến năm
1984, các nhà khoa học đã xác định được hai chủng virus CPV2a và CPV2b gây

1


bệnh ở đa số chó, ngồi ra ở Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam người ta còn phát hiện
chủng virus thứ ba CPV2c cũng gây bệnh Parvovirus cho chó.
Hiện nay, ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về bệnh do
Parvovirus gây ra trên chó. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về sự biến đổi một số
chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh Parvovirus để đưa ra những kết luận phục
vụ quá trình chẩn đốn, phịng và điều trị bệnh hiệu quả lại chưa có nhiều. Xuất
phát từ tình hình trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở chó ni trên
địa bàn thành phố Thái Bình và thí nghiệm điều trị”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nắm được tình hình chó mắc bệnh nói chung và bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus nói riêng khi đến khám và điều trị tại phòng khám.
Xác định được sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sinh lý máu trong

bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở chó.
Xây dựng được phác đồ điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus ở chó đạt hiệu quả cao.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus trên địa bàn thành phố Thái Bình và mốt số chỉ tiêu lâm
sàng, sinh lý máu của bệnh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ BỆNH VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM DO
PARVOVIRUS
2.1.1. Lịch sử bệnh
Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus là bệnh truyền nhiễm do
Canine Parvovirus type 2 (CPV2) gây ra với một số đặc điểm như tiêu chảy,
phân lẫn máu, mùi tanh, giảm số lượng bạch cầu, tỷ lệ chết cao, đặc biệt ở chó
con và chó có hệ miễn dịch yếu. Bệnh gây tổn thất lớn cho ngành chăn ni chó
ở các nước trên thế giới.
Bệnh xuất hiện vào năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra
nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canda. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở
Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, sau đó lan dần trên phạm vi tồn thế giới. Bệnh
thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc
(Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ, 1996). Bệnh đã được ghi nhận lần đầu
tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ.
Qua phân lập từ năm 1979 đến 1984, các nhà khoa học đã xác định phần
lớn chó nhiễm hai chủng virus CPV2a và CPV2b, nhưng ở Ý, Tây Ban Nha và
Việt Nam người ta còn phát hiện chủng virus thứ ba là CPV2c cũng gây ra bệnh
Parvo cho chó.

Giống Parvovirus chỉ gây bệnh trên họ nhà chó: chó nhà, chó sói, chó có
lơng bờm ở cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ, mà khơng lây bệnh cho người. Chó ở
mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh.
Thông thường, hầu hết chó trưởng thành đều có kháng thể nên ít mẫn cảm
hơn chó nhỏ, đặc biệt là chó con ở độ tuổi 6 đến 20 tuần tuổi, tỉ lệ mắc và chết ở
chó con rất cao một phần là do kháng thể tự nhiên của mẹ khơng cịn tác dụng
bảo hộ và cho con khơng được tiêm phịng đúng thời điểm. Bệnh có khả năng lây
lan nhanh, tỉ lệ mắc lên tới 50%, tỉ lệ chết ở chó con cao từ 50 đến 100%.
2.1.2. Phân loại và đặc tính sinh học
a. Phân loại
Theo (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ, 1996), nguyên nhân gây
bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus ở chó là do một loại virus thuộc:
Họ: Parvoviridae

3


Giống: Parvovirus
Lồi: Canine Parvovirus type 2.
b. Đặc tính sinh học
* Hình thái và cấu trúc:Virus là một DNA đơn, khơng có vỏ bọc, đường kính
20nm, 32 capsome.
* Sức đề kháng với mơi trường bên ngồi: Parvovirus đề kháng mạnh với
mơi trường bên ngồi. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ
phịng. Nó đề kháng với tác động của esther, chloroforme, acid và nhiệt độ (560C
trong vịng 30 phút).
* Đặc tính ni cấy: Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích
tế bào (Cyto Pathogen Effect- CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế
bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa những tế bào trong thời
kỳ gián phân thích hợp nhất.

* Sức đề kháng của virus: Parvovirus đề kháng mạnh với mơi trường bên
ngồi. Virus có thể tồn tại trong phân hơn 6 tháng ở điều kiện nhiệt độ phòng.
Virus đề kháng tốt với ete, chloroforme, axit và nhiệt độ (560C trong 30 phút).
* Đặc tính kháng nguyên: Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện
kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết
thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ
hai hoặc ngày thứ ba khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán
huyết thanh học. Phản ứng trung hịa huyết thanh rất khó thực hiện trong phịng
thí nghiệm (Nguyễn Như Pho, 2003).
* Khả năng miễn dịch: Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài
trong 3 năm, hiệu giá kháng thể trung hịa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên
những chó này sẽ lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này
cảm nhiễm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó
con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
Miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng bệnh. Những kháng thể
này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở nên
thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng liên quan trực tiếp tới tốc
độ tăng trưởng của chó con, những chó con "đẹp nhất ", tăng trưởng tốt nhất
thường nhiễm bệnh đầu tiên (Nguyễn Như Pho, 2003).

4


Ở chó con cịn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus nhưng
lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hịa virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ
khủng hoảng này”, chó con khơng thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ
cảm hồn tồn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau
ở thú thịt: Virus Panleucopenie (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn (MEV). Sự
tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hịa và phản ứng HI.

Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn riêng biệt
trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và
CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
2.1.3. Dịch tễ học
a. Lồi mắc bệnh
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con
trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng
lây lan nhanh và gây chết hàng loạt. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử
vong trên chó con từ 50 – 100% (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ, 1996);
(Tô Dung và Xuân Dao, 2006).
b. Mùa vụ
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào mùa hè khi thời tiết nóng, ẩm
mưa nhiều. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm khả năng thải nhiệt của chó kém
do tuyến mồ hơi ít phát triển. Chính vì vậy chúng ta thấy chó há miệng, lè lưỡi, thở
rất nhiều để tăng cường thải nhiệt cho cơ thể. Thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện
bất lợi cho q trình điều tiết thân nhiệt của chó. Ngồi ra mưa nhiều làm mầm bệnh
phát tán nhanh. Đây là nguyên nhân mà bệnh phát triển mạnh vào mùa hè.
c. Đường xâm nhập và cách lây lan
Parvovirus là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của lồi chó, lây lan nhanh và
làm chết nhiều chó, đặc biệt là chó non. Bệnh khơng lây truyền qua lồi. Bệnh
lây trực tiếp từ chó ốm sang chó khỏe hoặc qua phân thải có virus phát tán trong
mơi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây: Dụng cụ chăn ni, chim chóc,
gậm nhấm, cơn trùng ruồi nhặng mang mầm bệnh từ phân gây nhiễm cho chó
khỏe từ ổ dịch tới các nơi khác. Thậm chí các phương tiện giao thơng: Vết lốp
xe, giày dép có dính phân chó bệnh hoặc bàn tay tiếp xúc của con người từ chó
ốm cho chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng đối

5



với những con chó khơng được bảo vệ bởi các kháng thể từ mẹ hoặc tiêm phòng.
d. Vật cảm thụ
Parvovirus chỉ gây nhiễm cho: chó nhà, chó sói, sói có lơng bờm cổ... Chó ở
mọi lứa tuổi đều mắc, chủ yếu là chó non từ 1 - 5 tháng tuổi mẫn cảm nhất. Ở chó
trưởng thành, bệnh ít gây tác hại, nhưng nó là nguồn dịch nguy hiểm trong tự nhiên.
2.1.4. Cơ chế gây bệnh
Virus có tính hướng tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và các tế bào có thẩm
quyền miễn dịch thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau khi xâm
nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ
hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào
ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này virus có thể được thải ra ngồi qua phân
vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày thứ năm, sau đó giảm dần và kết thúc vào ngày thứ
chín. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào
lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm
suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mơ ruột,
bào mịn nhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
Qua đường miệng
Virus vào máu

Hạch bạch huyết và
lách

Tủy xương

Hoại tử những tế bào sinh lympho

Giảm thiểu tế bào lympo

Ruột


Hoại tử biểu mô ruột

Viêm ruột _tiêu chảy

Chết

Khỏi bệnh

Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bênh do Parvovirus trên chó
Nguồn: Nguyễn Như Pho (2003)

6


Ở những chó con khơng có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích
trên cơ tim và gây ra bệnh dạng tim mạch.
Chỉ cần đưa một lượng nhỏ Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi
cấy DICT (Dose Infectieuse Culture de Tissu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này
cho thấy tác hại về mặt dịch tễ học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ
DICT/ g phân) chó mắc bệnh ( Nguyễn Như Pho, 2003).
2.1.5. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh khoảng 5-7 ngày. Bệnh thường biểu hiện ở 3 dạng chủ
yếu như sau:
a. Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết)
Đây là dạng phổ biến nhất, thường mắc ở chó 6 - 12 tuần tuổi.
Virus gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường ruột, chúng phân chia trong các
tế bào biểu mô ruột, gây hoại tử, viêm lt bong tróc các tế nào niêm mạc, vì thế
gây hiện tượng tiêu chảy - xuất huyết. Niêm mạc thường theo phân ra ngoài, hợp
lại với các chất khác tạo nên một mùi hơi tanh khó chịu. Từ đó tạo điều kiện

thuận lợi cho các nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn đường ruột như
Salmonella, E. coli, coronavirus, C. perfringens, Campylobacter và các ký sinh
trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua những vùng niêm mạc
bị bong tróc, từ đó tạo nên q trình nhiễm trùng thứ cấp.
Thể này thường có thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt
lả, nơn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của
tiến trình bệnh thì phân có màu xám đỏ (Nguyễn Như Pho, 2003).
Huyết học : Chó bị bệnh thường bị mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt
(50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 – 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu
giảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đơi khi cịn ít hơn 400 – 500 bạch
cầu/ mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng (Tô Dung và Xuân Dao, 2006).
Thể quá cấp tính: Con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch.
Thể cấp tính: Chết sau 5 – 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội nhiễm
của vi khuẩn.
Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 – 10 tuần tuổi, chó đã qua 5 ngày mắc bệnh
thì thường có kết quả điều trị khả quan.

7


b. Dạng viêm cơ tim
Dạng này hay gặp ở chó con 4 – 8 tuần tuổi.
Thể này ít phổ biến hơn thể đường ruột.
Bệnh thường rất nặng, chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ
tim. Con vật thường chưa biểu hiện triệu chứng gì đã lăn ra chết đột ngột do suy
hô hấp trong thời gian ngắn vì phổi bị phù. Do những biến đổi về bệnh tích ở van
tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim
đồ (Nguyễn Như Pho, 2003).
Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm
mạc nhợt nhạt, nhão. Lớp mỡ vàng và cơ tim có xuất huyết, chó chết nhanh từ 1

– 2 ngày (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim. Thể bệnh này có thể hoặc
không đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột. Tuy nhiên thể
này bây giờ đã hiếm trên thế giới.
c. Dạng kết hợp tim – ruột
Gặp ở chó 6 – 16 tuần tuổi. Con vật chết nhanh sau 24 giờ tính từ khi có
triệu chứng đầu tiên, do ỉa chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.
2.1.6. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột: Sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mịn
nhất là ở khơng tràng.
Lách: Màu sắc và hình dạng không đồng nhất.
Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay tồn bộ.
Gan: Có thể sưng, túi mật căng.
Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết.
Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim.
b. Bệnh tích vi thể
Ruột: Hoại tử biểu mơ tuyến Lieberkuhn, tồn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.
Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong mảnh
payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt
bạch huyết ở lách (Nguyễn Như Pho, 2003).

8


Dạng tim: viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.1.7. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán bệnh trước tiên phải khám lâm sàng, dựa vào các triệu chứng và
yếu tố dịch tễ của bệnh: Mức độ gây nhiễm lớn; triệu chứng lâm sàng phần lớn

chó nhiễm bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết; sốt kéo dài từ khi phát bệnh
đến khi chó bị tiêu chảy nặng; nơn mửa, ủ rũ, bỏ ăn; đi tiêu chảy, phân thối
những ngày sau đó phân có màu hồng hoặc có lẫn máu tươi, có lần cả niêm mạc
ruột và chất keo nhầy, mùi tanh rất đặc trưng. Sau đó chó hơn mê, mất nước và
sút cân nhanh.
Chết do tiêu chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc
nhiễm trùng thứ phát.
Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%).
Chất chứa virus: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân.
* Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó
- Viêm ruột do Coronavirus: Bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy
hiểm nhiều cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 – 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử
vong thấp.
- Viêm ruột do Rotavirus: Bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa
được biết một cách rõ ràng.
- Viêm ruột trong bệnh Care: Chó bệnh có triệu chứng hơ hấp và thần kinh đặc
trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày (40 – 410C), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi
có máu tươi), có thể gặp nhiều những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lơng.
- Viêm dạ dày ruột trong bệnh do Leprospira gây ra: Tiến trình bệnh xảy ra
nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột tiêu chảy do ký sinh trùng (cầu
trùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc, ...).
b. Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm
- Tìm virus trong phân: Có thể thực hiên ni cấy trên môi trường tế bào
nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vaxcin virus
nhược độc dẫn đến bài virus trong 4 – 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài thải này
có thể dẫn đến kết quả dương tính giả (Nguyễn Như Pho, 2003); (Phạm Sỹ
Lăng và cs., 1998).

9



- Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
_ Haemagglutination Inhibition test HI (dễ thực hiện, cho kết quả tương đối
chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưng với hiệu
giá thấp. Trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán (Nguyễn
Như Pho, 2003). Phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh
cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu
chạy q sớm trong quá trình bệnh. Trên thực tế người ta thường dùng test
ELISA để chẩn đoán (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
- Chẩn đoán bằng test CPV Ag (One - step Canine Parvovirus Antigen Test):
Dùng test thử CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit). Phương
pháp này được tiến hành sau khi chẩn đoán lâm sàng kết luận chó nghi mắc
bệnh Parvovirus.
Cách tiến hành:
Lấy mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm là phân hoặc dịch ở miệng của chó
nghi bệnh Parvovirus bằng cách ngốy bơng tăm trực tiếp ở trực tràng. Bệnh
phẩm sau khi được thu thập cần làm xét nghiệm ngay. Trong trường hợp cần
thiết có thể bảo quản ở 2 - 80 C trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, trước khi tiến hành
xét nghiệm, cần nâng nhiệt độ của mẫu bệnh phẩm lên nhiệt độ phòng (22-250 C).
Đưa bông tăm chứa bệnh phẩm vào lọ chứa 1ml dung dịch chất pha lỗng,
khuấy động trịn que trong chất pha loãng. Nhỏ 3-4 giọt dung dịch chứa mẫu vào
vùng S của thiết bị xét nghiệm sau đó đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 5-10 phút.
Nếu xuất hiện cả hai vạch ở điểm C và T thì kết quả dương tính. Ngược lại,
nếu chỉ xuất hiện một vạch tại điểm C thì phản ứng âm tính. Trong trường hợp
khơng xuất hiện vạch nào thì sẽ phải làm lại xét nghiệm vì vạch C là vạch đối
chứng giúp cho việc đánh giá qui trình tiến hành. Vạch này ln ln xuất hiện
khi qui trình và các thuốc thử trong kít chẩn đốn đạt u cầu kỹ thuật. Nếu vạch
C khơng xuất hiện chính tỏ có sai sót trong q trình tiến hành xét nghiệm hoặc
thuốc thử không đạt yêu cầu.

Hiện nay trên thị trường đã ra mắt những test đôi, test ba tức là cùng 1 test
ta có thể kiểm tra được 2 hay 3 bệnh cùng một lúc: CPV+ CDP, CPV+ CCV+
giardia Ag,...
c. Phương pháp mổ khám
Khi virus vào trong cơ thể sẽ theo đường máu tới các cơ quan bộ phận và gây

10


tổn thương các cơ quan đó. Dựa trên cơ sở đó những ca bệnh chết khơng xác định
được ngun nhân có thể mổ khám quan sát bệnh tích đại thể chẩn đoán bệnh.
Tiến hành:
Những con chết nghi do mắc bệnh Parvovirus sẽ được mổ khám để quan
sát bệnh tích đại thể. Các bệnh tích đặc trưng của bệnh bao gồm: Lách biến dạng,
hạch màng treo ruột xuất huyết, ruột xung huyết hay xuất huyết thành ruột non
mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc. Gan có
thể sưng, túi mật căng. Trong trường hợp mổ khám quan sát thấy các bệnh tích
đặc trưng như trên có thể chẩn nghi con vật nhiễm Parvovirus. Để chẩn đốn
được chính xác chúng ta cần tiến hành phương pháp hóa mơ miễn dịch.
Phương pháp hóa mơ miễn dịch:
Đây là phương pháp miễn dịch huỳnh quang mới, trong đó kháng nguyên
(KN) tế bào phần mô được đánh dấu bằng kỹ thuật hóa học. Hóa mơ miễn dịch dựa
trên sự liên kết của kháng nguyên với kháng thể (KT) đặc trưng trong phần mô.
Phương pháp này giúp cho việc chẩn đốn bệnh một cách chính xác.
Ngun lý:
Phương pháp hóa mơ miễn dịch sử dụng phản ứng kháng nguyên - kháng
thể đặc hiệu áp dụng cho các mảnh cắt đã chuyển đúc paraffin. Các mảnh cắt
(của các mẫu bệnh phẩm) sau khi đã khử sạch Paraffin được phủ kín kháng thể
lên bề mặt. Nếu trong mơ bệnh phẩm có kháng ngun tương ứng với kháng thể,
phức hợp kháng nguyên - kháng thể sẽ hình thành. Phức hợp này được nhận biết

nhờ hệ thống khuếch đại tín hiệu bao gồm kháng thể bắc cầu (kháng kháng thể)
và hoạt chất nhuộm màu DAB (3,39 diaminobenzidine tetraclorua).
Phương pháp mổ khám và hóa mơ miễn dịch sử dụng trong trường hợp con
bệnh chết. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm máu, phương pháp chẩn
đoán huyết thanh học sử dụng trong trường hợp con vật cịn sống. Mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên việc chẩn đoán lâm sàng, và sử
dụng test CPV là khơng thể thiếu để chẩn đốn bệnh sớm nhằm nâng cao hiệu
quả điều trị.
2.1.8. Điều trị
Trên thế giới hiện nay chưa có thuốc đặc trị để loại bỏ virus nên việc điều
trị chỉ mang tính giảm triệu chứng, hỗ trợ đề kháng cho con vật bệnh và phòng trị
nhiễm trùng thứ cấp. Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh này là giúp con vật

11


sống một thời gian đủ để cơ thể của nó tạo ra một phản ứng miễn dịch. Tỷ lệ
sống còn phụ thuộc vào sự chuẩn đốn đúng và nhanh chóng được điều trị.
Nguyên tắc của việc điều trị là chống nôn, chống mất nước,trợ sức trợ lực
ngăn ngừa sự bội nhiễm của vi khuẩn.
Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy và
tùy theo biểu hiện lâm sàng (nếp gấp ở da, hốc mắt trũng sâu) và sinh học
(hematocrite, protein, ...). Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống và
thường truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường dưới da. Dung dịch này gồm
nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước mất ngoại tế bào và nước sinh lý
ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein. Việc bù đắp nước
phải đầy đủ, ít nhất 40 – 60 ml nước/ kg thể trọng. Các nhà khoa học khuyến
cáo dùng dung dịch Ringer hay dung dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nước
sinh lý ngọt (2/3) có thêm vào 20meq KCL/lít dung dịch (Lê Thanh Hải, 1990);

(Tô Dung và Xuân Dao, 2006).
Chống nôn: Sử dụng thuốc có tác dụng cầm nơn như primpera,atropin.
Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng Ampicilline hoặc Gentamycine hoặc
phối hợp Sulfamide và Trimethoprime.
Phương pháp trợ sức: Dùng vitamin B, vitamin C, vitaminK.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày– ruột: Dùng Phosphalugel và Actapulgite (Nguyễn
Như Pho, 2003).
Ngoài ra cần kết hợp với chống shock do mất máu và chăm sóc đúng cách
thì sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn. Nhưng nếu chăm sóc khơng hợp lý, chó sẽ chết
rất nhanh (mơi trường dưỡng bệnh không tốt, không thắp đèn giữ ấm, tắm khi
con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định).
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống– sức chống
chọi với bệnh tật của con vật.
2.1.9. Phòng bệnh
a. Phòng bằng vệ sinh
Thường xuyên sát trùng chuồng nuôi. Sát trùng chuồng nuôi, nơi ở, đồ chơi
của chó bằng nước Javen pha lỗng 1/30 hoặc cồn 70%.
Cách ly để theo dõi những chó mới nhập.

12


×