Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dê được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus đậu phân lập trên thực địa tại thị xã tam điệp, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.44 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vii
Danh mục bảng ........................................................................................................viii
Danh mục hình ........................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1 Tình hình chăn nuôi dê trên Thế giới và Việt Nam .............................................. 3
1.1.1 Trên Thế giới .............................................................................................. 3
1.1.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. 4
1.2 Bệnh đậu dê........................................................................................................... 6
1.2.1 Giới thiệu chung về bệnh ............................................................................ 6
1.2.2 Dịch tễ học .................................................................................................. 6
1.2.3 Phương thức truyền lây ............................................................................... 7
1.2.4 Virus đậu dê ................................................................................................ 8
1.2.5 Sức đề kháng của virus ............................................................................. 11
1.2.6 Đường truyền bệnh ................................................................................... 12
1.2.7 Miễn dịch chống virus .............................................................................. 12
1.2.8 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ........................................................... 15
1.2.9 Chẩn đoán bệnh đậu dê ............................................................................. 17
1.3 Phòng bệnh.......................................................................................................... 22
Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 23
2.3 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 23
2.5 Vật liệu ................................................................................................................ 23


iv


2.5.1 Virus.......................................................................................................... 23
2.5.2 Động vật thí nghiệm ................................................................................. 24
2.5.3 Hóa chất .................................................................................................... 24
2.5.4 Thiết bị và dụng cụ ................................................................................... 25
2.6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
2.6.1 Gây bệnh thực nghiệm.............................................................................. 25
2.6.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng của dê được gây nhiễm chủng virus
GPVNB1.................................................................................................. 26
2.6.3. Phương pháp phân lập và giám định virus GPVNB1 ............................. 26
2.6.4 Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm .............................................. 28
2.6.5 Phương pháp mổ khám, quan sát bệnh tích đại thể của dê được gây
nhiễm chủng virus GPVNB1 ................................................................... 33
2.6.6 Phương pháp làm tiêu bản vi thể và quan sát bệnh tích trên tiêu bản
của dê được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ....................................... 34
2.6.7 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ........................................................ 37
Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 38
3.1 Gây bệnh cho dê bằng chủng virus GPVNB1 .................................................... 38
3.1.1 Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus đậu của dê trước khi gây
nhiễm chủng virus GPVNB1 ................................................................... 38
3.1.2 Kết quả theo dõi nhiệt độ, tần số hô hấp, tần số mạch của dê trước
khi gây bệnh thực nghiệm........................................................................ 39
3.2 Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho dê bằng chủng virus GPVNB1 .................. 42
3.2.1 Kết quả xét nghiệm virus GPVNB1 bằng phương pháp PCR ................. 42
3.2.2 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của dê được gây nhiễm chủng virus
GPVNB1.................................................................................................. 42
3.2.3 Thân nhiệt của dê được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ...................... 44
3.2.4 Tần số mạch của dê sau khi gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ............... 45

3.2.5 Tần số hô hấp của dê sau khi gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ............. 47
3.2.6 Kết quả xác định một số chỉ tiêu huyết học của dê được gây nhiễm
chủng virus GPVNB1 .............................................................................. 49
3.3 Kiểm tra một số bệnh tích của dê được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ........ 53
v


3.3.1 Bệnh tích đại thể của dê được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ............ 53
3.3.2 Bệnh tích vi thể ......................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 60
1. Kết luận ................................................................................................................. 60
2. Đề nghị .................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 63

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BC


Bạch cầu

2

ĐC

Đối chứng

3

ELISA

Enzyme linked immuno-sorbent assay

4

EDTA

Ethylene diamine tetra acetic acid

5

GPV

6

GPVNB1

7


LSDV

8

HE

Haematoxilin - Eosin

9

SPV

Sheep pox virus

10

OD

Optical Density

11

OIE

The World Organisation for Animal Health

12

PCR


Polymerase Chain Reaction

13

TCID 50

14

TCVN

15

TN

Goat pox virus
Goat pox virus Ninh Bình 1
Lumpy skin disease virus

50% Tissue Culture Infective Dose
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thí nghiệm

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Phát triển đàn dê trên thế giới ........................................................................... 4

1.2.

Số lượng đàn dê cả nước đến ngày 01/10/2014 ............................................... 5

3.1

Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus đậu bằng phương pháp
ELISA ............................................................................................................. 38

3.2

Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus đậu bằng phương pháp PCR ......... 39

3.3

Kết quả nhiệt độ của dê kiểm tra trước khi gây nhiễm chủng virus
GPVNB1 (ºC) ................................................................................................. 40

3.4

Kết quả theo dõi tần số hô hấp của dê kiểm tra trước khi gây nhiễm
chủng virus GPVNB1 (lần/phút) .................................................................... 41

3.5


Kết quả theo dõi tần số mạch của dê kiểm tra trước khi gây nhiễm
chủng virus GPVNB1 (lần/phút) .................................................................... 41

3.6

Kết quả xét nghiệm virus GPVNB1 bằng phương pháp PCR ....................... 42

3.7

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của dê được gây nhiễm chủng virus
GPVNB1 (nTN=3, nĐC=2) ............................................................................... 43

3.8

Thân nhiệt của dê được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 (ºC) .................... 44

3.9

Biến động tần số mạch sau khi gây nhiễm chủng virus GPVNB1
(lần/phút) ........................................................................................................ 46

3.10 Biến động tần số hô hấp sau khi gây nhiễm chủng virus GPVNB1
(lần/phút) ........................................................................................................ 48
3.11 Một số chỉ tiêu huyết học của dê mắc bệnh đậu............................................. 50
3.12 Công thức bạch cầu của dê mắc bệnh đậu ..................................................... 51
3.13 Bệnh tích đại thể chủ yếu của dê được gây bệnh thực nghiệm bằng
chủng virus GPVNB1..................................................................................... 56

viii



DANH MỤC HÌNH
Số hình
1.1

Tên hình

Trang

Cách nhân lên của virus đậu dê............................................................... 8

1.2

Cấu trúc của virus Capripovirus .................................................................... 10

1.3

Bệnh tích đậu trên da mặt và trên da bụng của dê ......................................... 16

3.1

Biểu đồ nhiệt độ của dê trước khi gây nhiễm thực nghiệm ........................... 40

3.2 Biểu đồ thân nhiệt của dê sau khi được gây nhiễm chủng virus GPVNB1 .... 45
3.3

Biểu đồ tần số mạch của dê sau khi gây nhiễm chủng virus GPVNB1 ........ 46

3.4


Biểu đồ thể hiện tấn số hô hấp của dê trước và sau khi gây nhiễm chủng
virus GPVNB1 ................................................................................................ 48

3.5

Biểu đồ thể hiện công thức bạch cầu của dê được gây nhiễm chủng virus
GPVNB1 (A) và dê đối chứng (B) ................................................................. 52

3.6

Hình ảnh bệnh tích mụn đậu trên phổi dê mắc bệnh ...................................... 54

3.7

Hình ảnh vi thể da dê bình thường và da dê mắc bệnh đậu ............................ 57

3.8

Hình ảnh vi thể phổi dê bình thường và phổi dê mắc bệnh đậu .................... 58

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc đẩy mạnh phát triển về số lượng
gia súc đang được nhiều quốc gia quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người về thịt, sữa và các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi.
Bên cạnh những đại gia súc như trâu, bò, ngựa, v.v. thì người ta đang chú

ý tới việc phát triển chăn nuôi dê vì những lợi ích kinh tế của nó. Hiện nay, dê
được nuôi rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Á có
359 triệu con, chiếm 60,6% tổng số dê trên thế giới. Hơn 90% tổng số dê trên thế
giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân.
Chăn nuôi dê cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và
điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái, là định hướng hợp lý cho phát triển chăn
nuôi của nông dân nghèo. Khuyến khích chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ, là cuộc
cách mạng thích hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo cho nhân dân các tỉnh
trung du và miền núi hơn các chương trình phát triển đại gia súc khác. Trong khi
đó, đại gia súc cần vốn đầu tư vượt quá khả năng của đa số nông dân, thời gian
thu hồi lâu hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về kinh tế. Chăn nuôi dê phát triển góp
phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, ổn định kinh tế và xã hội, giảm đói
nghèo, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thịt dê và sữa dê ở nước ta tăng lên
rõ rệt, nhiều tỉnh và thành phố đã có kế hoạch phát triển đàn dê địa phương. Nghề
nuôi dê phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo
cho nhân dân các tỉnh trung du và miền núi. Nước ta có tiềm năng để phát triển
chăn nuôi dê, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Số dê được nuôi ở miền núi chiếm
gần 3/4 tổng đàn dê và được nuôi chủ yếu ở các hộ nông dân với quy mô nhỏ vài
chục con. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang là lực cản lớn. Ngoài các bệnh nguy
hiểm như lở mồm long móng, viêm loét miệng truyền nhiễm, bệnh về đường hô
hấp và tiêu hóa,…hiện nay còn xuất hiện bệnh đậu dê gây nhiều thiệt hại đáng
1


kể, làm giảm khả năng sinh sản và chất lượng của thịt, lông, da và thiệt hại lớn về
kinh tế.
Đậu dê là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê được tổ chức dịch tễ
thế giới (OIE) xếp vào bảng A- bảng các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh đậu dê do virus Capripoxvirus thuộc họ Poxvidae gây nên, bệnh lây lan rất
nhanh, có thể xảy ra ở dê và cừu mọi lứa tuổi, mọi giống, trên cả con đực và con
cái (Phạm Thành Long và cs, 2006). Đậu dê là bệnh quan trọng nhất trong số các
bệnh đậu của loài nhai lại, gây tỷ lệ chết cao trong dê con (Nguyễn Như Thanh
và cs, 2001).
Bệnh xuất hiện trên thế giới từ rất lâu khoảng năm 200 sau Công nguyên,
nhưng đến năm 1879, Hansen ở Nauy thông báo phát hiện bệnh đậu dê. Ở Việt
Nam, bệnh mới chỉ xuất hiện từ đầu năm 2005, năm 2006-2007 bệnh bùng phát
thành dịch ở nhiều địa phương, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế đặc biệt đối với
hộ chăn nuôi nghèo và ảnh hưởng đến các hoạt động
Xuất phát từ những thực tế trên và góp phần hiểu rõ hơn về một số triệu
chứng lâm sàng và đặc điểm bệnh tích ở dê mắc bệnh đậu cho các nhà nghiên
cứu cũng như người chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm bệnh lý của dê được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng
virus đậu phân lập trên thực địa tại Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể của
bệnh đậu dê do virus Capripoxvirus thuộc họ Poxvidae gây ra và phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo như sản xuất vacxin, đánh giá hiệu lực của vacxin phòng
bệnh.

2


Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình chăn nuôi dê trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1 Trên Thế giới
Dê thuộc họ Trâu Bò (Bovidae), là loài động vật guốc chẵn, thuộc nhóm
động vật nhai lại, thức ăn chủ yếu là các loại thực vật, khả năng kháng bệnh cao

nên dễ nuôi.
Dê là một trong những động vật được con người thuần hóa sớm nhất trong
lịch sử, theo các nhà nghiên cứu có thể từ thời đồ đá mới, khi con người bắt đầu
sống định cư và nuôi trồng để có nguồn thực phẩm. Hiện khắp các châu lục có
570 giống dê, thích nghi ở những nơi có điều kiện địa lý, khí hậu hoàn toàn khác
nhau. Trong đó, dê nuôi lấy sữa có 69 giống.
Dê phục vụ cho nhu cầu đời sống con người qua nhiều lĩnh vực: thực
phẩm (thịt, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa...), mỹ phẩm (sữa rửa mặt, sữa
tắm,...), dệt may (lông, da làm túi xách, áo ấm, chăn, dép...), trang trí nội thất (da,
sừng để trang trí trong nhà...), dược phẩm (cao dê,…)...và nuôi làm cảnh.
Sữa dê giàu dinh dưỡng không chỉ ở thành phần protein, khoáng chất, vitamin
mà trong sữa dê còn có rất nhiều acid amin thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng
hợp được như: tryptophan, lysine, valine, isoleucine, cystine, tyrosine….
Nuôi dê lấy sữa phát triển trong thời gian qua. Lượng sữa dê toàn cầu năm
2000 là 12,8 triệu tấn, đến 2011 là 15,8 triệu tấn, tỷ lệ tăng trưởng 24%. Năm
2011, châu Á dẫn đầu về sản lượng sữa dê với hơn 10 triệu tấn, chiếm 63% sản
lượng thế giới, kế đến là châu Âu (17%) và châu Phi (16%). Có mức tăng sản
lượng sữa dê nhiều là châu Đại Dương, tăng 50% trong 10 năm, kế đến là châu Á
44,2%, trong khi đó châu Phi giảm 5,7%.
Ấn Độ là nước có sản lượng sữa dê dẫn đầu thế giới với 4,6 triệu tấn,
chiếm 28,98% sản lượng thế giới, kế đến là Bangladesh với 2,5 triệu tấn (15,74%
sản lượng thế giới). Ở Ấn Độ phần lớn sữa dê sản xuất ra được tiêu thụ tại chỗ,
khác với Pháp - nơi sản xuất nhiều sữa dê châu Âu, có hơn 90% sản lượng sữa dê
dùng chế biến phô mai để bán ra thị trường.
3


Năm 2011, đàn dê thế giới có 875,5 triệu con, phần lớn ở châu Á chiếm
61,6% số lượng dê thế giới, kế đến là châu Phi chiếm 31,6%. Mức tăng số lượng
dê nhiều nhất sau 10 năm là châu Đại Dương (105,2%), kế đến là châu Á

(17,6%) và châu Phi là (16,9%), trong khi đó đàn dê châu Âu lại suy giảm 9,9%
(B1) (FAO, 2013).
Bảng 1.1 Phát triển đàn dê trên thế giới
ĐVT: Triệu con
Năm
2000

Năm
2002

Năm
2004

Năm
2006

Năm
2008

Năm
2010

Năm
2011

463,40 484,40
499,14
516,93
537,77
539,18

458,52
Châu Á
236,62
254,74 272,07
284,94
301,22
312,45
276,68
Châu Phi
34,94
36,19
37,09
38,07
37,51
37,60
37,68
Châu Mỹ
18,94
18,21
18,64
17,89
17,82
17,12
17,07
Châu Âu
2,40
3,22
3,37
4,20
3,62

4,92
4,92
Châu Đại Dương
775,76 815,57
844,28
877,10
909,86
875,50
751,42
Thế Giới
(Nguồn: FAO, Rodica Chetroiu, Ion Călin, Georgeta Carmen Niculescu;
Worldwide trends and orientations of raising goats, 2013)

Thịt dê giàu đạm và sắt, ít chất béo và năng lượng nên rất tốt cho sức
khỏe. Sản lượng thịt dê trên thế giới luôn có xu thế tăng, dù không nhiều, tỷ lệ
tăng trưởng trong 10 năm là 34,7%. Châu Á và châu Phi chiếm 93,2% tổng đàn
dê, cung cấp 94% tổng sản lượng thịt dê cho toàn thế giới. Đàn dê châu Phi tăng,
nhưng tổng lượng sữa giảm và sản lượng thịt tăng cho thấy xu hướng phát triển
đàn dê hướng thịt ở khu vực này. Mức tăng ấn tượng sản lượng thịt dê là châu
Đại Dương, có tỷ lệ tăng trưởng 107,7% trong 10 năm, kế đến là châu Á 40,9% .
Xu hướng sử dụng thịt dê trên thế giới sắp tới sẽ còn phát triển (FAO, 2013).
1.1.2 Tại Việt Nam
Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ
phát triển thích hợp với việc nuôi dê. Chăn nuôi dê, cừu cần ít vốn, dê sinh sản
nhanh nên nhanh quay vòng vốn. Thời gian cho sữa nhanh (17 tháng tuổi) hơn bò
(36 -48 tháng tuổi). Dê, cừu cho nhiều sản phẩm: thịt, sữa, da, lông. Phân dê còn
tận dụng nuôi giun nuôi thủy sản, phân bón rất hiệu quả. Dê có khả năng thích

4



nghi cao, có thể phát triển ở cả những vùng khô cằn, đồi núi hoang hóa nên có
thể phát triển ở những vùng không thể nuôi bò. Nhiều thành tựu về nghiên cứu,
đầu tư và phát triển thị trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt, kể cả những vùng sâu,
xa như các huyện của Hà Giang, Nghệ An, …
Thịt dê, cừu là đặc sản và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu
dùng ngày càng cao của nhân dân. Định kiến về thịt dê, sữa dê hôi đã được xóa
bỏ, chuyển biến tích cực của người tiêu dùng với sản phẩm chăn nuôi dê, cừu đã
và đang là động lực mạnh mẽ cho chăn nuôi dê, cừu phát triển.
Chăn nuôi dê, cừu ở nước ta đã và đang bắt đầu được đầu tư cả về chính sách,
nguồn lực và có một hứa hẹn thị trường trong và ngoài nước không ngừng được phát
triển. Công tác nghiên cứu về giống, thức ăn, thú y, mô hình chuồng trại và sản xuất,
kinh doanh đã và đang có nhiều thành tựu. Đa số các tỉnh đều có kế hoạch tăng
trưởng đàn dê. Một số dự án nghiên cứu, điều tra, quy hoạch phục vụ chăn nuôi dê,
cừu ở Việt Nam đã được hoàn thành. Thu hút được nhiều tổ chức Quốc tế như FAO,
DED (của Đức), ILRI, SAREC-SIDA Thụy Điển, Hà Lan, Hội đồng Anh… tham gia
hiệu quả vào công tác nghiên cứu, đầu tư và phát triển sản xuất.
Bảng 1.2. Số lượng đàn dê cả nước đến ngày 01/10/2014
Số con xuất

Sản lượng thịt hơi

chuồng

xuất chuồng

(Con)

(con)


Tấn

Cả nước

1.600.275

672.467

18.057

1
2
3

Đồng bằng sông Hồng
Miền núi và Trung du
Bắc Trung Bộ & DHMT

72.383
672.539
393.017

55.157
183.241
220.376

1.425
4.039
6.337


4

Tây Nguyên

100.760

41.317

1.148

5
6

Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long

208.529
153.047

94.775
77.602

2.698
2.409

TT

Địa phương




Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014

5


1.2 Bệnh đậu dê
1.2.1 Giới thiệu chung về bệnh
Đậu dê là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở dê, được đặc trưng bởi
sự lây lan nhanh. Bệnh được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào bảng A danh
mục các bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh do virus ở dê gây ra với đặc điểm gây sốt,
chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh tích xuất hiện dễ thấy nhất là bệnh tích trên da,
đường hô hấp, đường tiêu hóa. Bệnh được miêu tả chi tiết khoảng 200 năm sau
công nguyên trong một tài liệu về thú y cổ xưa và cũng bắt đầu lây lan từ thời đó.
Hansen đã đưa ra bản báo cáo về Bệnh đậu dê năm 1879 ở Nauy. Trong suốt
cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất bệnh đã lây lan khắp Macedonia và được
công bố dịch năm 1926 với tỷ lệ chết là 15%.
Nguyên nhân gây bệnh chính là virus đậu đê (GPV), đôi khi có virus đậu
cừu (SPV). Đây là một loại AND virus có vỏ bọc, được đặt tên là giống
Capripoxvirus, họ Poxviridae. Bệnh gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế: gây
chết dê non với tỷ lệ cao, giảm khả năng sản xuất nói chung, giảm chất lượng
lông và da, gây tổn thất cho những trang trại chăn nuôi tập trung, hạn chế thông
thương quốc tế. Bệnh đậu dê được xem như bệnh quan trọng nhất trong các bệnh
đậu của ngành chăn nuôi gia súc.
Virus đậu dê có khả năng chống chịu rất tốt, chúng sống được một thời
gian dài ngoài môi trường: 6 tháng trong bóng râm của khu chăn thả, 3 tháng
trong vảy khô trên lông, da cừu.
1.2.2 Dịch tễ học
1.2.2.1 Sự phân bố
Bệnh đậu dê đã được phát hiện ở khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, phía Bắc và

trung tâm Nam Phi, bệnh gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Năm 1886, nước Anh đã thanh toán được bệnh này, nhưng lục địa Châu Âu thì
mãi gần đây mới xóa được nó. Do việc nhập khẩu động vật từ nước ngoài ngày
càng trở nên phổ biến nên bệnh hiện nay vẫn gây ra các ổ dịch ở Đông Âu, Địa
Trung Hải.

6


Ở Việt Nam bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 2005 tại một số tỉnh phía
Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây (Phạm Thành Long và cs).
Sau đó bệnh nhanh chóng lan ra các tỉnh có chăn nuôi dê thuộc miền Trung
(2006-2008) và miền Nam (2007-2008), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn
nuôi dê ở nước ta. Sự phân bố của dịch bệnh đậu dê phản ánh các hình thức chăn
nuôi truyền thống nhỏ lẻ hay đã có những thay đổi trong cách quản lý và trong
thông thương buôn bán. Lý do chính là bệnh xảy ra bắt nguồn từ những động vật
được đưa ra ngoài địa phương vào. Nếu trong một vùng địa phương thì bệnh lây
lan trong khoảng 3-6 tháng sau đó biến mất do không có thêm động vật cảm thụ.
1.2.2.2 Động vật cảm nhiễm
Capripoxvirus chỉ gây nhiễm động vật có móng guốc, hầu hết virus hướng
tới một loài động vật đặc trưng. Trong điều kiện tự nhiên GPV gây nhiễm trên
dê, virus phân lập được ở Trung Đông, Ấn Độ cho thấy chúng chỉ đặc trưng trên
dê mà không gây nhiễm cho cừu. Những virus này cũng được phân lập từ cả dê
và cừu ở vùng Oman của Yemen và Kenia. Tuy nhiên, trên thực tế những xét
nghiệm sinh hóa cũng khó phân biệt được virus gây bệnh đó là đặc trưng trên dê
hay trên cừu.
Dê ở tất cả các lứa tuổi, tính biệt đều có thể bị mắc bệnh này, đặc biệt là
dê non, dê già, dê nuôi lấy sữa.
Dịch bệnh đậu dê không phát ra theo mùa rõ ràng.
Mức độ trầm trọng của dịch bệnh phụ thuộc vào mật độ động vật mẫn

cảm, độc lực của giống GPV và giống nhiễm bệnh. Nói chung, với một đàn mẫn
cảm thì tỉ lệ nhiễm có thể lên tới 75%, tỷ lệ chết cao tới 50%, đặc biệt có đàn gia
súc non chết tới 100%.
1.2.3 Phương thức truyền lây
1.2.3.1 Cách lây nhiễm
Virus này thường tập trung nhiều ở bộ máy hô hấp, bởi vậy sự lây nhiễm
bệnh thường xảy ra do quá trình tiếp xúc với các chất bài tiết, bài xuất qua ăn
uống. Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho động vật bằng nhiều cách
khác nhau: cho côn trùng đốt, tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, phun
7


khí dung virus nhân tạo. Các cách này đều làm cho động vật thí nghiệm mắc
bệnh. Động vật thí nghiệm, rất nhanh, sẽ xuất hiện các nốt đậu, sau 10 ngày thì
kháng thể trong máu đã tăng lên đáng kể. Hiệu giá virus được kiểm tra từ các nốt
nhú, niêm mạc, dịch mũi, miệng, nước mắt, sữa, niệu đạo, tinh dịch rất cao. Các
cơ quan bộ phận này đều có đặc điểm có thể tạo ra chất bài xuất, bài tiết nên sẽ là
nguồn lây lan bệnh rất nguy hiểm.
1.2.3.2 Cách nhân lên của virus đậu dê
Quá trình nhân lên của virus diễn ra trong tế bào chất khi số lượng của
virus trong tế bào đạt được mức độ cần thiết cho việc tái tạo gen. Quá trình này
cũng sử dụng một số nguyên liệu từ tế bào của vật chủ, nhưng những chất nào đã
được sử dụng thì chưa rõ. Thụ thể (receptor) của virus đậu, mặc dù chưa chắc
chắn nhưng có thể nhận thấy có nhiều loại khác nhau.

Nguồn />
Hình 1.1 Cách nhân lên của virus đậu dê
1.2.4 Virus đậu dê
1.2.4.1 Phân loại virus
Virus đậu dê là ADN virus 2 sợi có vỏ bọc, thuộc nhóm Capripoxvirus, họ

Poxviridae (Pandey.A.K et al, 1969). Trong nhóm Capripoxvirus, ngoài virus
gây bệnh đậu dê còn có virus gây bệnh đậu cừu, virus gây bệnh u da ở bò
8


(Lumpy skin disease virus – LSDV) và một số virus gây bệnh đậu khác. Tuy
nhiên, trong điều kiện tự nhiên chỉ có virus đậu dê và đậu cừu có thể gây nhiễm
chéo cho hai loài dê và cừu, còn virus gây bệnh u da ở bò không lây sang dê,
cừu. Khi giải trình tự hệ gen cho thấy bộ gen của virus đậu dê và virus đậu cừu
có chiều dài khoảng 150 kb và đáng chú ý là chúng rất giống nhau, biểu hiện
96% thành phần các nucleotid giống nhau trên toàn bộ chiều dài hệ gen giữa 2
chủng gây bệnh cho dê và cừu. Đối với kiểu gen thông thường chúng có ít nhất
147 gen, bao gồm các gen bảo tồn sự nhân lên của virus và các cấu trúc gen có
liên quan tới độc lực của virus và khả năng gây bệnh ở vật chủ. Gen của virus
đậu dê và đậu cừu rất giống nhau và giống với gen của virus gây bệnh u da ở bò,
có tới 97% thành phần nucleotide giống nhau (Sharma.S.N, 1972).
Tất cả các gen của virus đậu dê, cừu đều có mặt trong hệ gen của virus gây
bệnh u da ở bò. Điểm khác biệt là trong bộ gen của virus đậu dê, cừu không có
mặt của 9 gen quy định độc lực và hệ vật chủ của LSDV bao gồm 1 gen cho
LSDV là LSDV 132 và các gen tương tự như những gen mã hoá cho thụ thể
Interleukin -1, Myxoma M003.2 và M004.1 (mỗi loại 2 gen) cùng các gen virus
vaccine F11L , N2L, K7L. Sự vắng mặt của những gen này trong hệ gen của
virus đậu dê, cừu được phỏng đoán là chúng có vai trò quan trọng trong xác định
phạm vi vật chủ là bò (Soma JP et al,1985) (Yazici Z et al, 2008).
Hệ gen của virus đậu dê, cừu có chứa các nucleotide đặc hiệu khác nhau,
được cho là chúng thuộc về các loài riêng biệt. Một số sự thay đổi nhỏ trong bộ
gen của virus đậu dê và virus đậu cừu được giải thích là sự giảm độc của virus
bởi vì chúng có chứa 7 và 71 gen thay đổi so với các chủng đậu dê, cừu ngoài
thực địa. Đáng chú ý là những thay đổi về gen bao gồm đột biến hoặc đứt gãy
của các gen với những chức năng quy định về độc lực và hệ vật chủ, bao gồm

protein Ankyrin được lặp lại trong virus đậu cừu và 3 protein dạng Kelch trong
virus đậu dê. Những số liệu so sánh về gen này chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa
các loại virus thuộc nhóm Capripoxvirus và chúng được phỏng đoán rằng virus
đậu cừu và virus đậu dê được tiến hoá từ một dạng virus LSDV cổ.

9


1.2.4.2 Hình thái - cấu tạo
Hạt virus có dạng hình cầu, khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử có kích thước
hạt virus khoảng 300*270*200 nm, lõi hình dùi trống, hai thể bên chạy dọc theo lõi, bên
ngoài hạt virus được bao bọc bởi lớp vỏ lipid kép bên trên có các sợi protein.
Virus đậu dê chứa hệ gen cấu trúc ADN xoắn kép, trọng lượng phân tử
khoảng 73-91 ĐvC. Bộ gen của virus đậu dê có khoảng 150.000 đến 160.000
nucleotide.
Phân tử ADN được hoà hợp với chất protein để tạo thành nucleocapsid
kiểu xoắn, nó cuộn đều lại quanh một nhân trung tâm theo hình thấu kính hai mặt
lõm vào, có nhiều lớp protein bao bọc xung quanh, lớp ngoài có cấu trúc hình sợi
dây thừng xoắn cuộn, ngoài ra còn có một màng bao bọc ngoài cùng.
Nếu cắt ngang hạt virus, thấy mặt cắt ngang có hình tròn, hình bầu dục,
giữa có màng nhân hình chày, từ ngoài vào trong có cấu tạo:
- Ngoài cùng là lớp vỏ bọc ngoài của virus.
- Sau lớp vỏ bọc ngoài là một lớp mịn chứa kháng nguyên hoà tan.
- Tiếp đến là một lớp màng protein có cấu trúc sợi đều đặn và chặt chẽ
bao quanh, hình thành một cái khuôn bảo vệ nhân ADN, khuôn protein này chính
là lớp vỏ capsid được cấu tạo bởi nhiều đơn vị capsome.
- Sau lớp vỏ capsid là mặt bên virus và lớp màng nhân hình chày.
- Trong cùng là phân tử ADN hình sợi xoắn lại theo chiều ngược nhau

Nguồn />

Hình 1.2 Cấu trúc của virus Capripovirus
10


Về cấu trúc kháng nguyên của virus đậu có khác với virus có kích thước
nhỏ, vì virus có thêm lớp vỏ bọc ngoài nên ngoài kháng nguyên nucleoprotein
còn có kháng nguyên hoà tan, kháng nguyên này nằm trên bề mặt của virion.
Những nghiên cứu về cấu trúc chính của các polypeptide của virus đậu được xác
định bằng sự phân tích điện di gel polyacrylamide (PAGE), kết quả cho thấy có
hơn 20 vạch có thể phân biệt từ một virus đã được tinh khiết bao gồm một kháng
nguyên kết tủa chính có trọng lượng phân tử 67kDa (Murphy.F.A et al, 1995).
Những kháng nguyên kết tủa này được gọi là kháng nguyên hoà tan, loại kháng
nguyên đại diện cho một công cụ chẩn đoán có giá trị đối với sự nhiễm virus đậu
(Deshmukh.V.V et al, 1992) (Tô Long Thành, 2006).
Các kháng nguyên hoà tan có khả năng kích thích virus tạo ra số lượng lớn
kháng nguyên trong quá trình nhân lên của virus. Kháng huyết thanh kháng lại
chúng tăng lên có thể trung hoà đặc hiệu tính gây bệnh của virus vì có một số kháng
nguyên hoà tan có cấu trúc là thành phần của virus (Deshmukh.V.V et al, 1992).
1.2.4.3 Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus
Virus đậu dê thích hợp nuôi cấy trên các môi trường là mô tổ chức có
nguồn gốc từ dê, cừu, đặc biệt trên môi trường tế bào thận cừu, dịch hoàn cừu sơ
cấp hoặc thứ cấp. Tuy nhiên, virus đậu dê chỉ gây bệnh tích tế bào sớm nhất 4
ngày sau khi gây nhiễm, vì vậy cần kiểm tra các môi trường tế bào đã nhiễm
virus trong vòng 14 ngày.
Có thể nuôi cấy virus đậu trên màng nhung niệu của phôi thai gà ấp 11 13 ngày, sau khi gây nhiễm 3 - 4 ngày, xuất hiện bệnh tích nốt đậu trên màng thai
dưới dạng màu trắng, xám đục, màng thai phù nề và dày lên.
1.2.5 Sức đề kháng của virus
Virus đề kháng yếu với nhiệt độ và tính nhạy cảm với nhiệt khác nhau
giữa các chủng virus. Các chủng virus đậu dê từ Iran và Ai Cập có sức đề kháng
với nhiệt độ tốt hơn chủng Dushmbe. Sau khi xử lý nhiệt 56ºC trong vòng 1h vẫn

không làm giảm đáng kể hiệu giá virus. Trong khi đó chủng virus đậu dê phân
lập từ Ấn Độ dễ bị vô hoạt sau vài phút ở 60ºC virus (Carn.V.M, 1993). Các chất
sát trùng thông thường như focmol, cồn, thuốc tím có thể diệt virus rất nhanh, sự
11


thối nát cũng dễ dàng diệt virus, ở dung dịch glycerin 50% có thể bảo quản virus
không bị phá huỷ (Sharma.S.N and Dhanda.M.R, 1972)
Virus đậu dê đề kháng mạnh và duy trì sự tồn tại trong thời gian dài trong
vật chủ hay ngoài môi trường. Thực nghiệm cho thấy chúng có thể tồn tại 6 tháng
trong các bãi quây nhốt động vật dưới bóng mát, trên nền chuồng, và ít nhất là 3
tháng trong vảy mụn khô trên da, lông của động vật bị nhiễm bệnh. Virus có thể
phát tán qua quần áo bảo hộ, dụng cụ chăn nuôi. Chưa có bằng chứng về sự lây
truyền virus đậu dê qua tinh dịch hoặc phôi thai.
Những nghiên cứu về sức đề kháng của virus đậu dê cho thấy, các chủng
virus đậu nói chung đề kháng với điều kiện khô, tồn tại được trong điều kiện
đông lạnh và tan chảy và tồn tại nhiều tháng trong tình trạng đông khô.
1.2.6 Đường truyền bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa động vật mẫn cảm
với động vật mang mầm bệnh qua không khí hoặc phối giống (Soman.J.P et al,
1985). Động vật mắc bệnh bài thải virus qua vảy đậu khô, nước mũi, nước bọt,
trong sữa, nước tiểu và phân. Thời gian bài thải virus có thể kéo dài từ 1 - 2
tháng. Thêm nữa các vết xước trên da hay vết do côn trùng đốt cũng là nơi virus
đậu dê thâm nhập vào cơ thể vật chủ (Murphy.F.A et al, 1995).
Có thể gây bệnh cho dê trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng virus
đậu dê cường độc tiêm vào vùng hạ bì, nội bì, cơ hoặc phun khí dung qua đường hô
hấp. Các virus đậu dê có sức đề kháng cao, có thể sống sót trong thời gian dài trên
vật chủ hay ngoài môi trường, ví dụ chúng có thể tồn tại tới 6 tháng trên nền chuồng
và ít nhất là 3 tháng trên vẩy mụn khô nằm trên lông và trên da con vật bị bệnh.
Virus cũng có thể được phát tán qua quần áo bảo hộ và các dụng cụ chăn nuôi. Chưa

có bằng chứng về sự truyền lây virus đậu dê qua tinh dịch hoặc phôi thai.
1.2.7 Miễn dịch chống virus
1.2.7.1 Miễn dịch không đặc hiệu
- Cơ thể đáp lại sự xâm nhiễm của virus trước hết bằng cách tiết interferon
(IFN) tại chỗ để ngăn cản sự nhân lên và phát triển lan tràn của virus. IFN được xem

12


là yếu tố bảo vệ cơ thể không đặc hiệu vì chúng được sản ra để đáp lại một virus thì
cũng có hiệu quả ngăn chặn sự nhân lên của nhiều loại virus khác.
- Khi nhiễm virus, tế bào natural killer (NK) được hoạt hóa bởi IFN tăng
cường phá hủy tế bào nhiễm. Trên mặt tế bào NK có thụ thể KCIR (killer cell
inhibitory receptor) dành cho MHC-1 của tế bào đích. Khi KCIR gắn với MHC
thì ức chế tín hiệu hoạt hóa. Tế bào nhiễm virus có ít MHC nên không bị ức chế
và do đó phát huy tác dụng diệt chúng.
- Đại thực bào và bổ thể cũng tham gia vào quá trình miễn dịch không đặc
hiệu nhằm tiêu diệt virus.
1.2.7.2 Miễn dịch đặc hiệu
* Miễn dịch chủ động
Miễn dịch chủ động là đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ sau khi tiếp
xúc với mầm bệnh và các kháng nguyên của chúng. Miễn dịch chủ động có đặc
điểm là cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi tiếp xúc với chính mầm bệnh đó vào
những lần sau (trí nhớ miễn dịch).
- Miễn dịch chủ động tự nhiên: là các đáp ứng miễn dịch được hình thành
sau khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh.
- Miễn dịch chủ động nhân tạo: là các đáp ứng được hình thành sau khi
dùng vaccine (Davies.F.G, 1976).
Đáp ứng miễn dịch chủ động thành công:
Để thu được một đáp ứng miễn dịch chủ động có kết quả, các tế bào có

thẩm quyền miễn dịch phải có các khả năng sau:
- Khả năng nuốt và chế biến kháng nguyên.
- Khả năng nhận biết và kết gắn với kháng nguyên đã được chế biến.
- Khả năng đáp ứng để sản xuất kháng thể đặc hiệu và/hoặc các tế bào
hoặc cả hai có khả năng loại bỏ kháng nguyên.
Điều đó có nghĩa là cơ thể phải vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn
dịch dịch thể, vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào (Davies.F.G,
1976) (Bakos.K and Brag.S, 1957).

13


* Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động là miễn dịch thu được bằng cách truyền kháng thể đặc
hiệu hoặc là các tế bào của hệ thống miễn dịch. Có hai loại miễn dịch thụ động:
tự nhiên và nhân tạo.
- Miễn dịch thụ động tự nhiên: là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo
cho vật nuôi non sống sót được trong môi trường nhiều mầm bệnh. Đây là sự
miễn dịch tạm thời truyền từ mẹ sang con con.
- Miễn dịch thụ động nhân tạo: truyền từ vật chủ khác. Là các thành phần
khác nhau của đáp ứng miễn dịch có thể được thu thập lại từ con vật đã được miễn
dịch và truyền bị động cho một động vật khác với mục đích là truyền sự bảo hộ.
Sự nhiễm với các virus đậu gây ra cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn
dịch qua trung gian tế bào (Nandi.S and Rao.T.V.S, 1997), (Kitching.R.P, 1986),
(Tô Long Thành, 2006). Sự liên quan quan trọng của kháng thể lưu hành chống
lại tế bào lympho T gây độc trong việc ngăn chặn sự nhiễm bệnh vẫn chưa được
hiểu đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, rõ ràng là với sự có mặt cả kháng thể lưu hành
chống lại virus, sự nhiễm v ào vật chủ đã giảm xuống (Soman.J.P et al, 1985).
Kháng thể lưu hành được tạo ra do nhiễm tự nhiên hay do tiêm vaccine có thể
hạn chế sự lan truyền của virus trong động vật, nhưng chính đáp ứng miễn dịch

qua trung gian tế bào mới loại trừ được sự nhiễm (Singh.R.P et al, 1998). Tuy
nhiên, tình trạng miễn dịch của động vật do bị nhiễm tự nhiên hay do tiêm
vaccine không liên quan đến kháng thể trung hòa (Pandey.A.K et al, 1969) và các
phản ứng huyết thanh học hiện nay không thể phân biệt rõ ràng giữa động vật
miễn dịch và động vật cảm nhiễm.
Ở những khu vực có dịch địa phương, cả vaccine sống giảm độc và
vaccine chết đều hữu hiệu trong việc phòng chống bệnh đậu dê, đậu cừu, nhưng
vaccine chết chỉ gây miễn dịch trong thời gian ngắn. Vaccine sống giảm độc gây
miễn dịch cao nhưng có nhược điểm là tạo ra nốt đậu hoặc có thể gây chết một số
động vật được tiêm vaccine do sự phát triển của bệnh. Thông thường, việc sử
dụng vaccine gồm các chủng đang được lưu hành tại địa phương rất thành công
trong việc bảo vệ đàn dê chống lại bệnh đậu dê.
14


Ở những nước khác nhau và những vùng khác nhau trong một nước, có rất
nhiều loại vaccine sống giảm độc tồn tại để chống lại bệnh đậu dê, cừu với
nhiều mức độ hiệu quả bảo hộ khác nhau. Một loại vaccine dưới đơn vị cũng
dường như được sử dụng trong việc kiểm soát bệnh vì nó tạo ra kháng thể trung
hòa cao hơn ở những dê đã miễn dịch. Hơn nữa, một loại vaccine đơn được sản
xuất từ một chủng gây nhiễm cho cả dê và cừu có hiệu quả trong việc kiểm soát
cả đậu dê và đậu cừu ít nhất từ 6 - 12 tháng (Singh.R.P et al, 1998).
Tuy nhiên, các báo cáo về sự bảo hộ chéo giữa dê và cừu chống lại bệnh
đậu dê và đậu cừu và các bệnh liên quan khác như bệnh nổi u cục ở bò thường
trái ngược và bỏ lửng (không kết luận); những cố gắng để bảo vệ dê bằng vaccine
đậu cừu hoặc bảo vệ cừu bằng vaccine đậu dê phần lớn không thành công. Yêu
cầu thông thường là nên sử dụng vaccine đồng chủng để bảo vệ dê chống lại
bệnh đậu dê, bảo vệ cừu chống lại bệnh đậu cừu.
1.2.8 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
1.2.8.1 Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 đến 14 ngày, biểu hiện của bệnh tùy
thuộc vào chủng virus. Con vật sốt kéo dài từ 4 đến 7 ngày sau khi mắc bệnh.
Một vài giống cừu Châu Âu như giống Soay, có thể mắc bệnh ở thể cấp tính và
chết trước khi các nốt tổn thương xuất hiện trên da. Thường thì sau khi sốt cao
trên 40oC, một số vùng da xuất hiện những nốt đỏ và những đốm xuất huyết
(đường kính 2-3 cm) rất dễ thấy trên các vùng da trắng của dê, đặc biệt là dưới
bụng. 24 giờ sau các nốt sưng lớn thành các nốt sần cứng. Các nốt này bao phủ
khắp cơ thể, nhưng tập trung nhiều ở đầu, cổ, màng ngoài của mắt, mũi, lách,
bụng, bộ phận sinh dục (bao quy đầu, âm hộ), hậu môn. Các nốt sần ở phần niêm
mạc miệng nhanh bị loét. Khi chúng kết hợp với chất tiết của mũi, mắt thì trở
thành màng mủ nhầy. Các hạch lympho đều sưng. Nếu động vật sống sót sau quá
trình cấp tính của bệnh thì các nốt đậu bắt đầu hoại tử trở thành các vẩy khô sau
5-10 ngày. Vảy này tồn tại dai dẳng hàng tháng. Có trường hợp virus gây ra dạng
tổn thương mụn nước trên da, nhưng trường hợp này rất hiếm. Tổng thời gian
của quá trình diễn biến bệnh là khoảng 1-2 tháng.
15


1.2.8.2 Bệnh tích
* Bệnh tích đại thể
- Quan sát bên ngoài có thể thấy ban đầu là các vết sung huyết, xuất huyết,
sau phát triển thành các nốt đậu, hoại tử hoặc thành sẹo. Bệnh tích của bệnh đậu
dê không hạn chế trên da, nó có thể phát triển đến tận các cơ quan bên trong, đặc
biệt là dọc theo hệ tiêu hoá và hệ hấp thu.

Hình 1.3 Bệnh tích đậu trên da mặt và trên da bụng của dê
- Mổ khám thấy bệnh tích ăn sâu dưới da, biểu bì và ăn vào tận gần lớp cơ.
- Khí quản xung huyết, có vết đốm màu trắng hình hạt đậu trên phổi. Bệnh
tích này lan tràn trên khắp phổi mà không có khu vực nào rõ ràng.
- Bệnh tích có thể phát triển làm phổi cứng lại.

- Màng phổi tích dịch và xung huyết.
- Lách viêm sưng.
- Hạch lympho hoại tử màu trắng xám
* Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể có thể quan sát được sớm nhất sau 3 ngày tế bào bị virus
xâm nhập. Tác động của virus làm cho lớp tế bào gai bị phù thũng, thoái hoá,
tăng sinh dày lên, đường kính đạt khoảng 1 mm.
Lớp tế bào hạt và tế bào gai trương phồng, tan rữa do thoái hoá không
bào, tế bào vỡ ra tạo thành bọc nước lẫn với mảnh tế bào đội lớp sừng lên. Khi có
16


bạch cầu xâm nhiễm sẽ tạo thành mụn mủ rồi sau đó khô dần thành vẩy bong đi.
Nếu đơn thuần chỉ do virus đậu tác động thì nốt loét nông, tế bào tầng phát sinh
chỉ bị tổn thương rất nhẹ, chỗ tổn thương nhanh hồi phục do tế bào tầng tái phát
sinh rất nhanh và không hình thành sẹo. Khi vi khuẩn tác động kế phát gây tổn
thương sâu xuống dưới tầng phát sinh và hạ niêm mạc, tổn thương sẽ lâu khỏi và
để lại sẹo như đậu mùa.
Khi virus đậu xâm nhập vào tế bào sẽ hình thành các tiểu thể và thể bao
hàm ở tế bào da và niêm mạc. Quá trình bệnh lý diễn ra kéo theo sự tác động của
các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu xuyên mạch để tập trung tới nhưng nơi bị
virus tấn công. Lymphocyte, neutrophils, eosinophils và histiocytes được tìm
thấy rất nhiều trong máu và trong tổ chức (Phạm Thành Long và cs, 2006) .
1.2.9 Chẩn đoán bệnh đậu dê
1.2.9.1 Chẩn đoán lâm sàng
Tại khu vực chăn nuôi dê chúng ta có thể nghi ngờ gia súc mắc bệnh đậu
dê khi con vật có các biểu hiện như:
- Sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, đứng với dáng điệu lưng cong, nằm co quắp.
- Thở nhanh, mí mắt sưng, tiết dịch nhày ở mũi.
- Trên da có những nốt phát ban, đặc biệt là vùng da không có lông.

- Bệnh tích phát triển thành những nốt sần.
1.2.9.2 Bệnh tích mổ khám
Bệnh tích trên da: sung huyết, xuất huyết, phù nề, viêm mạch máu và
hoại tử. Thường gặp hai dạng bệnh tích đậu trên da là dạng mụn nước và dạng
nốt đậu. Với dạng mụn nước lúc đầu mụn đậu chuyển sang màu trắng nâu, khô
dần, cứng lại thành vảy dễ bong ra. Với dạng nốt đậu, mụn đậu sưng to dần
thành nốt sần ăn sâu vào da, tạo thành các nốt hoại tử và khi lành biến thành
sẹo không có lông.
Bệnh tích đậu trên niêm mạc mắt, miệng, mũi, hầu, nắp thanh quản, khí
quản; trên niêm mạc dạ cỏ và dạ múi khế, trong âm hộ, bao quy đầu, nếp gấp âm
vật, tinh hoàn, vú, núm vú.
Bệnh tích ở phổi: tổn thương đậu nghiêm trọng và lan rộng, phân bố tập
17


trung và đồng dạng khắp lá phổi.
1.2.9.3 Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu dê với các bệnh sau:
* Bệnh lưỡi xanh
Bệnh thường xảy ra ở cừu, xuất hiện không điển hình ở trâu, bò, dê. Là
một căn bệnh nguy hiểm không kém chứng lở mồm long móng. Tỷ lệ chết
khoảng: 2% - 10%.
Giống: viêm loét niêm mạc, viêm loét da chân, viêm phổi, sảy thai.
Khác: không tạo thành các nốt đậu cứng trên da và trong nội tạng.
* Bệnh lở mồm long móng
Giống: có bệnh tích dạng mụn ở da và niêm mạc. Ban đầu con vật sốt, sau
đó khi qua giai đoạn cấp tính con vật hết sốt, nhiệt độ trở lại gần như bình
thường.
Khác: tổn thương dạng mụn nước và không có tổn thương dạng mụn trong
nội tạng. Trong khi tổn thương của bệnh đậu dê là tổn thương dạng tăng sinh và

tổn thương đến tận nội tạng.
* Bệnh viêm loét da truyền nhiễm
Giống: có bệnh tích là các vết sần, mụn mủ, mụn nước trên da, môi, mũi,
các vùng da không có lông.
Khác: không tạo ra các nốt sần trong nội tạng.
* Bệnh viêm phế quản phổi
Giống: con vật sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, ho kéo dài, bệnh tích
đại thể thấy phế quản, phổi viêm, xung huyết từng đám, bên trong có dịch như
keo nhầy.
Khác: ở giai đoạn muộn con vật cũng không có những tổn thương dạng
mụn đậu trên da và niêm mạc.
* Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm (contagious ecthyma)
- Giống: Dê bị mắc bệnh chủ yếu có bệnh tích ở môi, mép , mũi, trong
miệng, đôi khi có các đám loét trên niêm mạc phế quản, khí quản, phế nang.
- Khác: Các tổn thương không xuất hiện trên toàn thân như trong bệnh đậu
18


dê. Các nốt hoại tử cũng không xuất hiện trong niêm mạc nội tạng của con vật
mắc bệnh.
Căn cứ vào các đám mụn nước trên môi, miệng, mép của dê để đoán bệnh.
Kết hợp làm các xét nghiệm về virus và các phản ứng huyết thanh để chẩn
đoán chính xác, chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác.
* Bệnh giun phổi
Giống: con vật ho kéo dài, chảy nước mắt, nước mũi, mổ khám thấy bệnh
tích trên phế quản, thanh quản có những đám tụ huyết, trong lòng phế quản có
nhiều dịch nhầy và mủ.
Khác: Ngoài bệnh tích tại đường hô hấp ra thì con vật không xuất hiện
bệnh tích khác đặc biệt trên các cơ quan nội tạng.
* Bệnh ghẻ

- Giống: con vật khó chịu, bồn chồn không yên do ngứa ngáy, trên da xuất
hiện nhiều tổn thương sùi loét mà không có khu vực rõ ràng.
- Khác: con vật không sốt khi ở giai đoạn đầu của bệnh, khi mổ khám
cũng không thấy có những tổn thương trong nội tạng mà chỉ có tổn thương ngoài
da mà thôi.
1.2.9.4 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Trong một số trường hợp, gia súc không biểu hiện triệu chứng lâm
sàng, cần lấy mẫu bệnh phẩm của các con vật bị bệnh để xét nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
Các mẫu dùng cho chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (phân lập virus)
thường là các mô sinh thiết nhưng nên lấy mẫu từ 1-2 trường hợp bị nhiễm cấp
tính. Mẫu sinh thiết nên bao gồm 2-3 nốt sần hoặc mụn nước, dùng nước sạch để
rửa. Nếu mẫu xét nghiệm là máu thì phải lấy vô trùng từ con vật mắc bệnh đang
ở giai đoạn đầu của quá trình sốt. Dùng chất chống đông để bảo quản mẫu máu.
Ngoài ra có thể lấy bệnh phẩm là khí quản, phổi, hạch lympho tăng sinh. Mẫu
phải mang đi xét nghiệm trong vòng 24 giờ trong điều kiện bảo quản bằng đá
ướt, nếu bảo quản bằng đá khi thì tối đa cũng chỉ là 1 ngày.
Mẫu dùng trong chẩn đoán vi thể là các mô phải được giữ trong dung dịch
19


×