Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển sản xuất bưởi diễn tại huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM MINH CHÂU

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hoàng Vũ Quang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Minh Châu



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Hồng Vũ Quang đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn- Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin trân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Phù
Ninh, Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Phù Ninh, Phịng Nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn huyện Phù Ninh, Chi Cục thống kê huyện Phù Ninh... đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Minh Châu

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Lý luận về phát triển ........................................................................................ 5

2.1.2.


Lí luận về cây bưởi Diễn.................................................................................. 8

2.1.3.

Vai trị của phát triển sản xuất cây bưởi diễn .................................................. 12

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây bưởi Diễn ................................. 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây bưởi Diễn ........................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21

2.2.1.

Tình hình sản xuất và thị trường bưởi ở một số nước trên thế giới .................. 21

2.2.2.

Tình hình sản xuất và thị trường bưởi tại Việt Nam........................................ 22

iii



2.2.3.

Tình hình phát triển cây bưởi Diễn tại một số địa phương trên cả nước .......... 24

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phát triển sản xuất bưởi ở một số quốc
gia trên thế giới và Việt Nam ......................................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Phù Ninh. ........................................................ 27

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh ..................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 42

3.2.1.

Chọn địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 42


3.2.2.

Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 42

3.2.4.

Xử lý số liệu thông tin .................................................................................. 43

3.2.5.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 44

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 46
4.1.

Thực trạng về phát triển sản xuất bưởi diễn trên địa bàn huyện phù ninh........ 46

4.1.1.

Khái quát lịch sử và phát triển trồng bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh ............... 46

4.1.2.


Phát triển về qui mô sản xuất bưởi diễn trên địa bàn huyện Phù Ninh ............ 47

4.1.3.

Các hình thức tổ chức sản xuất bưởi diễn trên địa bàn huyện Phù Ninh .......... 49

4.1.3.

Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn .......................................................................... 50

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn của nhóm hộ điều tra ...................... 50

4.2.1.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .............................................................. 50

4.2.2.

Thực trạng các yếu tố đầu vào trong sản xuất bưởi Diễn ................................ 51

4.2.3.

Thực trạng về phát triển công nghệ, kĩ thuật trong sản xuất ............................ 56

4.2.4.

Tình hình tiêu thụ về phát triển liên kết và tiêu thụ......................................... 57


4.2.5.

Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh .......................... 59

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn ở huyện Phù Ninh ... 64

4.3.1.

Ảnh hưởng của yếu tố chủ trương, chính sách ................................................ 64

4.3.3.

Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên ...................................................................... 69

4.3.4.

Trình độ kỹ thuật của người sản xuất ............................................................. 71

4.3.5.

Ảnh hưởng của yếu tố giống .......................................................................... 72

4.3.6.

Bảo quản sản phẩm ........................................................................................ 73

iv



4.3.7.

Ảnh hưởng của yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn ....................... 74

4.4.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn của huyện trong những
năm tới .......................................................................................................... 74

4.4.1.

Định hướng.................................................................................................... 74

4.4.2.

Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phù Ninh trong
những năm tới................................................................................................ 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 83
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 83

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 84

5.2.1.


Đối với cơ quan Nhà nước ............................................................................. 84

5.2.2.

Đối với tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 86
Phụ lục ...................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình qn

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa


DT

Diện tích

DVNN

Dịch vụ nơng nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

GT

Giá trị

IUCN

Hội bảo trợ thiên nhiên liên hợpquốc

KH&CN

Khoa học công nghệ

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nôngthôn

NS

Năng suất

NXB

Nhà xuất bản

PTKTTCS

Phát triển kinh tế theo chiều sâu

SHTT

Sở hưu trí tuệ

SKHCN

Sở khoa học cơng nghệ


SL

Số lượng

SPCN

Sản phẩm công nghiệp

SX

Sản xuất

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các năm 2014-2016...................... 21
Bảng 2.2. Sản lượng bưởi của Việt Nam từ năm 2014-2016 ........................................ 23
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Phù Ninh qua 3 năm 2016 – 2018 ............. 33
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Phù Ninh từ 2016 – 2018 .............. 34
Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu GTSX của huyện Phù Ninh qua 3 năm 2016 – 2018 .......... 36
Bàng 3.4. Số lượng mẫu điều tra.................................................................................. 43

Bảng 4.1. Diện tích trồng cây ăn quả của huyện Phù Ninh từ 2015 – 2017 .................. 47
Bảng 4.2. Sản lượng các loại cây ăn quả của huyện Phù Ninh từ 2015 - 2017 ............. 49
Bảng 4.3. Các hình thức tổ chức sản xuất trên đại bàn huyện Phù Ninh ....................... 49
Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra .................................................................. 51
Bảng 4.5. Nguồn lực đất đai trong sản xuất của hộ điều tra .......................................... 52
Bảng 4.6. Diện tích sản xuất bưởi diễn của các hộ điều tra........................................... 52
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng lao động bình quân của hộ điều tra ................................. 53
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng vật tư đầu vào của hộ điều tra ......................................... 56
Bảng 4.9. Thực trạng liên kết trong sản xuất ................................................................ 56
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng cơng nghệ, kĩ thuật trong sản xuất của hộ điều tra ................ 57
Bảng 4.11. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn của hộ điều tra .............................. 58
Bảng 4.13. Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản theo năm ..... 60
Bảng 4.14. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiến cơ bản theo quy mô ................................ 61
Bảng 4.15. Tình hình đầu tư cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kinh doanh ............................. 62
Bảng 4.16. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra theo qui mô. 63
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn của các hộ điều tra theo quy
mơ ............................................................................................................................... 64
Bảng 4.18. Tình hình nhận hỗ trợ từ chính sách của các hộ điều tra ............................. 67
Bảng 4.19. Đánh giá kết quả của chính sách hỗ trợ đến hiệu quả của hộ ...................... 68
Bảng 4.20. Khó khăn trong giao thông và thủy lợi ...................................................... 69
Bảng 4.21. Đánh giá kết quả của hộ được tập huấn và chưa được tập huấn .................. 72
Bảng 4.22. Khó khăn trong chọn giống ........................................................................ 73
Bảng 4.23. Khó khăn về thị trường của các hộ sản xuất ............................................... 74

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra ........................................... 54
Biểu đồ 4.2. Tình hình vay vốn của hộ điều tra ........................................................... 55

Biểu đồ 4.3. Địa điểm tiêu thụ bưởi chủ yếu của các hộ điều tra.................................. 59
Biểu đồ 4.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất bưởi của
các hộ điều tra ......................................................................................... 70
Biểu đồ 4.5. Đánh giá về trình độ kỹ thuật trong sản xuất bưởi của hộ ........................ 71
Biểu đồ 4.6. Khó khăn trong bảo quản sản phẩm bưởi................................................ 73

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Ninh ............................................................. 27
Hình 4.1 Cánh đồng bưởi Diễn của hộ dân tại xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh ............... 46

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Minh Châu
Tên Luận văn: Phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây bưởi Diễn, từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian tới nhằm tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn có sẵn
như sách, tạp chí, các báo cáo tổng kết.... Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua
phỏng vấn các hộ sản xuất bưởi diễn trên địa bàn 3 xã đại diện của huyện là Phú Lộc,

Gia Thanh, thị trấn Phong Châu., cùng với các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
phân tổ thống kê để đánh giá phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động trồng bưởi,
các yếu tố ảnh hưởng, và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ trồng bưởi
trên địa bàn huyện Phù Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi diễn trên
địa bàn huyện Phù Ninh. Diện tích bưởi diễn năm 2018 là 190,60 ha tăng lên 17,32% so
với năm 2016. Những năm qua các hộ chuyển sang trồng bưởi diễn khá nhiều, diện tích
bưởi đứng thứ 3 trong số diện tích các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện. Các hình thức
tổ chức bưởi diễn cũng đang ngày càng đa dạng hơn, hình thức trang trại và hợp tác xã
đang ngày càng được tập trung phát triển hơn, đây là hướng đi đúng để nhằm phát triển
được theo chuỗi và tạo ra được sự bền vững, ổn định hơn. Qua điều tra cho thấy, bình
qn mỗi hộ có 1,16 ha trồng bưởi diễn. Hầu hết các hộ đang sản xuất với quy mô nhỏ
và vừa, nên chỉ sử dụng lao động gia đình là chính. Bưởi chủ yếu được tiêu thụ thơng
qua thương lái, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định. Tính bình qn mỗi 1 ha thu được
216,94 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian là hơn 37 triệu đồng, như vậy thu nhập
bình quân cho 1 ha bưởi diễn các hộ đạt dược là hơn 176 triệu đồng.
Qua phân tích cho thấy, phát triển sản xuất bưởi diễn chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố như chủ trương chính sách, cơ sở hạ tầng, yếu tố tự nhiên, giống, yếu tố thị

ix


trường. Trong các yếu tố trên thì có 2 yếu tố được các hộ cho ra ảnh hưởng lớn nhất là
yếu tố điều kiện tự nhiên và yếu tố thị trường.
Để phát triển bưởi diễn trên địa bàn huyện trong thời gian tới thì cả cấp chính
quyền cũng như hộ sản xuất đều phải tích cực hơn nữa. Đối với cấp chính quyền cần
quy hoạch rõ ràng hơn, đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn, triển khai các chính sách tín dụng
ưu đãi, hỗ trợ về kỹ thuật và giống cho người sản xuất. Đối với người sản xuất cần nâng
cao trình độ kỹ thuật sản xuất bưởi diễn, sử dụng giống đảm bảo chất lượng, năng cao

khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin thị trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Minh Chau
Thesis title: Development of Dien pomelo production in PhuNinh district, PhuTho
province
Major: Economic management

Code: 8340410

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The study aims to: (1) Evaluation of production situation of Dien pomelo in
PhuNinh district; (2) Explore driven factors contributing to the development of Dien
pomelo production; (3) Draw solutions to develop Dien pomelo production for
improvement of households’ income in PhuNinh district.
Materials and Methods:
Secondary data used for this study was collected from books, papers, reports related
to pomelo production. Primary data was generated by a survey with farmers producing Dien
pomelo in three representative communes of the district including Phu Loc, Gia Thanh and
Phong Chau Town. Descriptive statistics, comparison, classification methods are utilized to
describe situation of Dien pomelo production, explore driven factors contributing to the
development of production and suggest solutions to improve economic efficiency of the
farmers growing Dien pomelo in the district.
Main findings and conclusion:
The study has evaluated current situation of Dien pomelo production in PhuNinh
district. Production area of Dien pomelo in 2018 was 190.6 ha, increasing 17.32 percent

in comparison to 2016. In recent years, many households switched to produce Dien
pomelo. As a result, production area of Dien pomelo has been ranked as the third place
in the list of fruit production are of the district. Production systems of Dien pomelo also
has become more and more diversified. The number of large farms and cooperatives is
increasingly being developed. This is considered as the right direction to develop Dien
pomelo value chain and ensure a sustainable development of Dien pomelo production.
On an average, each household produce about 1.16 ha of Dien pomelo. Most
households are producing at small and medium scale, therefore only family labor is
used. Pomelo is mainly sold to traders. There has not been a stable source of selling
market. Total revenue of 1 ha is about 216.94 million VND, of which the intermediate
cost is around 37 million VND. Therefore, income for household labor is more than 176
million VND per ha.

xi


Findings of the study indicate that government policies, infrastructure, natural
weather, varieties and output market are factors influencing on the production of Dien
pomelo. In which, natural conditions and output market are two main driven factors.
In order to develop Dien pomelo production in the district in the next coming
years, both local authorities and farmers play important roles and must be more active.
For local government, it is necessary to have a master plan of Dien pomelo production
of the whole district. Besides, local government also should invest in infrastructure,
establish credit policy, provide technical and variety support for farmers. For producers,
they need to improve farming practices, use high quality varieties and improve capacity
of market access and obtaining market information.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng là một trong những loại
cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao và đang được xem là đối tượng
quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nơng nghiệp. Bưởi
Diễn đã có từ lâu và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong giai đoạn hiện tại các
hộ trồng bưởi Diễn trong huyện tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho
hộ gia đình, góp phần giảm nghèo.
Phú Thọ được biết đến với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng như: Bưởi
Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, Hồng Gia Thanh... Gần như mùa nào quả ấy, người
dân trong tỉnh đã quen với các loại quả phù hợp với thổ nhưỡng để từ đó trồng
loại cây thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khơng chỉ có bưởi Đoan Hùng,
cây bưởi Diễn cũng phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Đoan
Hùng, Thanh Sơn, Phù Ninh, Tam Nơng, Thanh Thủy... Tính đến nay diện tích
bưởi Diễn tồn tỉnh đạt trên 2.000 ha, đưa tổng diện tích bưởi tồn tỉnh đạt 3.300
ha. Cùng với cây bưởi, cây hồng không hạt đã được UBND huyện Phù Ninh đã
tiến hành dự án đầu tư phát triển hồng Gia Thanh giai đoạn 2012 - 2015 với diện
tích trồng mới là 30 ha. Đến nay, diện tích hồng khơng hạt trên địa bàn tỉnh có
hàng trăm ha.
Trong quá trình phát triển do Nhà máy giấy Bãi Bằng giảm công suất và
mở rộng nhà máy ở nơi khác nên khiến cây nguyên liệu (cây Keo, cây Bạch Đàn)
tại đây gặp khó khăn trong đầu ra, buộc người dân địa phương phải chuyển diện
tích trồng cây nguyên liệu sang chăn ni và trồng cây khác có hiệu quả kinh tế
hơn trong đó đặc biệt là cây bưởi Diễn được người dân địa phương chú trọng
trồng với diện tích lớn. Tuy nhiên phát triển sản xuất cây bưởi Diễn hiện nay gặp
nhiều khó khăn như: Cây bưởi bị thối hố, năng suất sản lượng và chất lượng
giảm. Cho tới nay năng suất vườn bưởi của Phù Ninh cũng chưa thật sự ổn định,
còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù
đất đai, thiên nhiên khí hậu ở đây có thể nói là rất phù hợp với cây bưởi. Do tập
quán sản xuất nhỏ, manh mún, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa cịn tồn tại

ở một bộ phận khơng nhỏ người dân. Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu
tư của nhà nước, cấp trên còn khá phổ biến, việc huy động nguồn lực trong dân

1


cịn hạn chế. Một bộ phận chưa tích cực đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, công nghệ bảo quản, sơ chế chưa được đầu tư...
Hiện tượng nhiều vườn bưởi không ra hoa hoặc ra hoa nhưng khơng đậu được
quả hoặc có đậu quả nhưng giữa vụ lại bị rụng trái non vẫn còn xảy ra, đầu ra của
quả bưởi Diễn còn chưa ổn định. Từ thực tế sản xuất cho thấy vấn đề cần nghiên
cứu thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phù Ninh như thế nào? Phát triển
bưởi Diễn ở Phù Ninh đang gặp phải những khó khăn và thách thức gì? Cần giải
pháp nào để đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi diễn trên địa bàn huyện Phù Ninh?
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh
đã chọn cây bưởi làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung của các đề tài nghiên cứu
này thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo
quản và phân tích đặc điểm thổ nhưỡng và sinh thái vùng trồng bưởi. Các kết quả
đạt được mới chỉ giải quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng
bưởi quả Phù Ninh đang đối mặt. Để có sự nhìn nhận tổng quan chung và đề xuất
các giải pháp giải quyết những khó khăn từ phát triển sản xuất bưởi Diễn đang
gặp phải hiện nay, cần thiết nghiên cứu cụ thể về ngành hàng này.
Để góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trên, chúng tôi chọn đề
tài: “Phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” để
nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây bưởi Diễn,từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian tới

nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tế về phát triển sản xuất bưởi Diễn.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn tại huyện Phù
Ninh,tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây bưởi Diễn tại
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

2


- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấ n đề lý luâ ̣n và thư ̣c tiễn về
bưởi Diễn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đối tương khảo sát đề tài là chủ thể các hộ nơng dân có hoạt động sản xuất
bưởi Diễn và đối tượng liên quan là các cán bộ địa phương và HTX sản xuất.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn
tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất
cây bưởi Diễn, từ đó tìm ra những giải pháp để phát triển sản xuất cây và quả
bưởi Diễn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của
huyện Phù Ninh.
b. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Một số nội
dung được khảo sát ở các khu vực tập trung mô ̣t số xa,̃ thị trấn nằ m trong khu

vưc̣ quy hoạch vùng trồ ng bưởi Diễn Phù Ninh, gồm các xã: Phú Lộc, Gia
Thanh, thị trấn Phong Châu.
c. Phạm vi thời gian
- Nghiên cứu các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng
sản xuất bưởi ở địa phương, hộ trồng bưởi được thu thập trong 3 năm 2016 –
2018, tập trung số liệu lấy của năm 2017 và định hướng đề ra giải pháp cho giai
đoạn 2016 - 2020. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất cây
giống đến thu hoạch quả để phát triển áp dụng đến năm 2018 - 2019.
- Thời gian triển khai đề tài từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về vấn đề phát triển củasản xuất cây
bưởi Diễn.

3


- Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
xuất bưởi Diễn. Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế phát triển sản xuất bưởi
diễn, tư đó đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi
Diễn trên địa bàn huyện.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Các giải pháp đề xuất phải có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất cây bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh được hiệu quả.
+ Giúp cho địa phương tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc và góp
phần giảm nghèo, nâng cao được hiệu quả kinh tế các hộ trồng bưởi Diễn.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về phát triển
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi cách định nghĩa đều
phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm siêu hình xem
xét sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, khơng có sự thay đổi
về chất của sự vật, đồng thời nó cũng xem xét sự phát triển là q trình tiến
lên liên tục, khơng trải qua những bước quanh co phức tạp (Phạm Văn Sinh và
Phạm Quang Phan, 2011).
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ
trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn thiện đến hoàn thiện hơn (Phạm Văn
Sinh và Phạm Quang Phan, 2011).
Theo Ngân hàng thế giới (1992): Phát triển là trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó bao gồm cả thuộc những tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người .Theo tác giả Raaman Weitz: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội (Weit, 1995).
Khái niệm phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “là sự phát triển có thể đáp ứng những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ tương lai…” (WCED, 1987).
“Phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Đồng thời,
phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh
của nền kinh tế, xã hội. Khơng những vậy, phát triển cịn đảm bảo tăng khả năng

thích ứng với hồn cảnh mới của quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp và của
mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân về
kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, sự phát triển đồng đều

5


giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân và sự bình đẳng trong phát
triển giữa nam và nữ” (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Tóm lại, phát triển có rất nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi một nhận định
đều có nét đặc tính riêng của phát triển và khơng thể khẳng định định nghĩa nào
chính xác hoàn toàn.
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất
Theo Phạm Văn Sinh và Phạm Quang Phan (2011): Sản xuất là hoạt động
đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất
vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba q trình đó
gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là
cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người (Phạm Văn Sinh
và Phạm Quang Phan, 2011).
Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm
để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào
những vấn đề chính: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá
thành sản xuất? làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn
lực cần thiết làm ra sản phẩm? (Phạm Văn Sinh và Phạm Quang Phan, 2011)
Theo Colman và Yong (1994): Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa
các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng

hóa hoặc dịch vụ đầu ra.
Có 2 phương thức sản xuất là:
Thứ nhất, sản xuất mang tính tự cung tự cấp: q trình này thể hiện trình độ
dân trí còn thấp của chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
Thứ hai, sản xuất cho thị trường: tức là phát triển hướng sản xuất hàng
hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất
trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập chung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải

6


tuân theo phương thức thức này. Cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người
sản xuất cũng phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho
ai?Sản xuất như thế nào?
2.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất
Qua những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
ngày càng cao của con người. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển sản xuất bằng cách tăng quy
mô sản xuất, số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước. Trong
điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được
khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát

triển sản xuất theo chiều rộng có những giới hạn, mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội
thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là chuyển sang phát triển kinh tế xã
hội theo chiều sâu (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Là phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi
mới thiết bị, áp dụng cơng nghệ tiến bộ, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất, phân công lại lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo
chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày
càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới,
vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng việc chuyển sang
phát triển theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện
ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản
phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân theo đầu người (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới hai góc độ:
Thứ nhất, là q trình tăng quy mơ về sản lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.Thứ

7


hai, là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.Cả hai q trình
này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người (Phạm Vân Đình và
Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển sản xuất là yếu tố tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới.Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa
khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao, đặc
biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
2.1.2. Lí luận về cây bưởi Diễn
2.1.2.1. Cây bưởi Diễn

Bưởi là một loại quả thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, vừa dễ ăn,
dễ trồng, phù hợp với điều kiện địa lý của nhiều địa phương trên cả nước. Có rất
nhiều thương hiệu bưởi ngon và nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi
Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Tân Triều (Đồng Nai), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)
và sẽ rất thiếu sót nếu như khơng nhắc tới loại bưởi Diễn nức tiếng đất Hà thành.
Vốn là thứ quà quý tiến vua, bưởi Diễn (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã
được xếp vào hàng hoa trái đất Hà thành. Quả bưởi chỉ to hơn trái bưởi nhưng vị
ngọt không trái nào sánh bằng. Bưởi Diễn có hương thơm đặc biệt, nhiều khi
chưa thấy bưởi đã thấy hương dìu dịu phảng phất quyến rũ lòng người. Giống
bưởi Diễn trồng ở Phù Ninh được đưa về trồng đầu tiên có nguồn gốc tại xã Phú
Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội, nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo của những
người nông dân nơi đây bưởi Diễn mang những nét đặc trưng riêng và khẳng
định thương hiệu trên thị trường rau hoa quả (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2010).
Bưởi Diễn có màu vàng tươi đẹp mắt, mùi vị đặc trưng, ngọt mát, đậm
đà.Quả tuy nhỏ nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng.Không chỉ đẹp mắt, cách thưởng
thức đặc biệt của bưởi Diễn khiến loại quả quê dân dã này trở nên khác biệt. Khi
bưởi được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2
tuần, để xuống nước, múi căng mọng rất hấp dẫn. Bưởi để lâu vỏ bị khô quắt lại
nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người.Nếu
như các loại quả khác để 2 đến 3 tháng là khơ quắt thì bưởi Diễn có thể bảo quản
được trong thời gian đó. Chính vì vậy bưởi Diễn là một trong những sự lựa chọn
hợp lý để bày mâm ngũ quả ngày tết để thờ cúng tổ tiên hay để làm quà biếu
người thân. Hiện tại, cây bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác
nhau như: Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, bưởi Diễn cũng đã có những đặc
trưng riêng, thương hiệu riêng (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2010).

8


2.1.2.2. Đặc điểm cây bưởi Diễn

a,.Đặc điểm sinh học
Là loài cây ăn quả lâu năm, thuộc nhóm cây có múi, thân gỗ, khá dễ trồng
thích hợp nhất trên loại đất thịt. Cây khi trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch sẽ
có chiều cao trên 2 mét, bề rộng tán cũng vậy. Cây bưởi Diễn ra quả 1 năm 1 lần,
thường ra hoa vào tháng hai, quả chín đúng vào dịp tết. Khi bước vào thời kỳ
chính thức cho thu (thường là năm thứ 5) một cây có thể cho 80 trái (Nguyễn
Quỳnh Hoa, 2010).
Về quả bưởi Diễn, khác biệt với các loại quả bưởi khác, nó có kích thước
nhỏ, đường kính chừng 15 cm, trọng lượng 0,8 – 1 kg. Phần cùi và vỏ của bưởi
Diễn này rất mỏng.Múi bưởi có tơm vàng óng, hạt bên trong se nhỏ (Nguyễn
Quỳnh Hoa, 2010).
b. Điều kiện sinh thái
Cây bưởi (C. grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố
rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới.
Ngoài ảnh ảnh hưởng tới năng suất, điều kiện khí hậu cịn ảnh hưởng rất lớn tới
sinh trưởng, độ lớn của quả, mã quả và chất lượng bên trong quả.
- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bình qn năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây
bưởi là 12 – 390C.Nhiệt độ thấp nhất gây chết là 8 đến 11 0C, bưởi có thể chống
chịu được khi nhiệt độ lên đến 48 0C.Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của
bưởi là 23 – 29 0C.Những vùng có nhiệt độ bình qn năm trên 20 0C và tổng tích
ơn từ 2.500 - 3.500 0C đều có thể trồng được bưởi (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2010).
- Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 - 1.850 mm.
Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập
trung vào một số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá
mầm hoa, ra hoa và quả phát triển. Bưởi khơng chịu được úng, ẩm độ đất thích
hợp là 70 - 80% (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2010).
- Yêu cầu về đất đai
Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 - 1m; thành

phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thơng thống và thoát nước tốt. Đất

9


phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên
(hàm lượng mùn từ 2 - 3%; N tổng số: 0,1 - 0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g; Ca, Mg: 3 - 4mg/100g). pH KCL đất
thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ 5,5 - 6,0 song cũng có thể trồng được
bưởi khi pH KCl từ 4,0 - 8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất (Nguyễn Hữu
Thọ, 2015).
- Yêu cầu về ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 - 15.000 Lux
(tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ
trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả (Nguyễn Hữu
Thọ, 2015).
- Gió
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thơng khơng khí, điều
hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh
hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm
cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất (Nguyễn Hữu
Thọ, 2015).
- Yêu cầu về các yếu tố khác
Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 150),
đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại (Nguyễn
Hữu Thọ, 2015).
c. Đặc điểm về kĩ thuật và chăm sóc cây bưởi Diễn
Theo Nguyễn Hữu Thọ (2015), đặc điểm kỹ thuật và chăm sốc cây bưởi
Diên như sau:
-


Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước

60x60x60cm
- Bón lót cho một hố trồng: Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg); Super
lân: 1kg Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Xác
định pH trước khi quyết định bón vơi. Thơng thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón
20-25kg vơi bột/sào Bắc bộ. Bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng
15-20 ngày (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
- Thời vụ, mật độ, cách trồng:

10


* Thời vụ:Vụ Xuân trồng tháng 2-4; Vụ Thu trồng tháng 8-10;
* Mật độ, khoảng cách: Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật
độ khác nhau rất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào;
Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày: Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật
độ 35 cây/sào Bắc Bộ, khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ (Nguyễn
Hữu Thọ, 2015).
- Cách trồng:
Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều tồn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên
mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 1015cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Cách trồng: Vét
một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ
X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
- Chăm sóc sau khi trồng:
* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng
hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh
trưởng và thời tiết để tưới(đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).Sau
khi trồng được 10 ngày nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun
qua lá. Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-250 lít nước phun đều 2 mặt lá,

cứ 1 tháng phun 2 lần(áp dụng cho tháng thứ nhất và thứ 2 sau trồng). Những
tháng sau đó cứ 20-30 ngày phun 1 lần. Ngồi ra có thể áp dụng tưới gốc, cứ 1
tháng tưới 1 lần: Khi tưới pha 100ml chế phẩm VST + 100 lít nước, mỗi gốc tưới
1-1,5 lít dung dịch đã pha (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
* Bón phân: Thời kỳ kiến thiết cơ bản(Thời kỳ cây cịn nhỏ 1-3 tuổi).
Lượng bón cho 1 cây/năm. Bón vào các đợt: Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân
hữu cơ + 40% đạm + 40% kali. Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali. Đợt bón
tháng 8: 30% đạm + 30% kali. Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vơi.Khi bón
cần kết hợp xới xáo, làm cỏ (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
Thời kỳ kiến kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi: Trong thời kỳ cho quả, lượng
phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng
hướng dẫn sau: Thời vụ bón: Tồn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong
năm. Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua. Lần 2:
Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua Lần 3: Bón sau thu
hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê,
40% kaliclorua (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).

11


Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của
tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới
nước giữ ẩm. Bón phân vơ cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình
chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hồ tan phân. Khi trời
khơ hạn cần hồ tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của
tán, xới nhẹ đất và tưới nước (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
Ở thời kỳ cho quả(KD): nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học VST phun
cho các thời kỳ sau:Thời kỳ sau thu hoạch, thời kỳ trước khi ra hoa, thời kỳ đậu
quả đến quả nhỏ, thời kỳ nuôi quả đến khi thu hoạch (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh

kịp thời.Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các
loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý
sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh... Bọ xít,
nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC;
Actara 25 WG; Danitol 10 EC... Sâu đục thân, ruồi đục quả, dòi hại lá (sâu vẽ
bùa), hại hoa phun: Sumicidin 20 EC; Padan 95 SP...Bệnh loét sẹo, đốm lá thân
và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc
đồng... Ngồi ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn
tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố (Nguyễn Hữu Thọ, 2015).
d. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của cây bưởi Diễn
Cây bưởi Diễn khơng địi hỏi kỹ thuật cao trong q trình sản xuất cây
trồng, khơng cần chăm sóc thường xun.Để nâng cao sản xuất cần sử dụng
những biện pháp kĩ thuật tốt và áp dụng các công nghệ hiện đại.Kỹ thuật nâng
cao từ đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tăng lên, chất lượng sản
phẩm được khẳng định trên thị trường giúp thương lái mở rộng các đơn vị.
Người dân sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng từ giá cả đảm bảo được thu nhập cho
cuộc sống, đồng thời có thể mở rộng kết hợp nhiều loại hình sản xuất khác để
nâng cao mức sống, kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó nâng cao phát triển hiệu
quả xã hội tại huyện Phù Ninh và giảm thiểu sự ô nhiễm mơi trường tới người
dân (Chu Đức Tính, 2016).
2.1.3. Vai trị của phát triển sản xuất cây bưởi diễn
a. Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương
Trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu trong
nền kinh tế nói chung cũng như chuyển dịch cây trồng, vật nuôi trong nông

12


×