Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần may đức giang, long biên, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG THỊ MINH THÙY

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY MẶC
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG,
LONG BIÊN, HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lương Thị Minh Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển
nông thôn Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên tại Công
ty Cổ phần May Đức Giang, Long Biên, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lương Thị Minh Thùy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... i
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng biểu ..................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ...................................................................................... x
Danh mục hộp .............................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................xii
Thesis abtract ............................................................................................................. xiv
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................... 1XIV
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3


1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4

1.3

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.4

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.5

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5

1.5.1

Phạm vi về nội dung nghiên cứu ...................................................................... 4

1.5.2

Phạm vi không gian ......................................................................................... 5

1.5.3


Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 6
2.1

cơ sở lý luận .................................................................................................... 6

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm ................................ 6

2.1.2

Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm ........................................................ 11

2.1.3

Nội dung của quản lý chất lượng sản phẩm .................................................... 12

2.1.4

Vai trò và đặc điểm của sản phẩm may mặc xuất khẩu ................................... 17

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu ........ 18

2.2


Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 23

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm may mặc của một
số nước trên thế giới ...................................................................................... 23

iii


2.2.2

Kinh nghiệm quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của Việt Nam................ 26

2.2.3

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 30

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần May Đức Giang.......... 30

3.1.2

Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.............................................................. 31


3.1.3

Đặc điểm lao động của công ty ...................................................................... 33

3.1.4

Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị của Cơng ty ................................. 35

3.1.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty .................................................... 37

3.1.6

Giới thiệu các sản phẩm của Công ty Cổ phần May Đức Giang ..................... 37

3.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 40

3.2.3


Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thơng tin .......................................... 43

3.2.4

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 45
4.1.

Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty
cổ phần may Đức Giang................................................................................. 45

4.1.1

Thực trạng thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 tại Công ty Cổ phần May Đức
Giang, Long Biên, Hà Nội ............................................................................. 45

4.1.2

Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty
Cổ phần May Đức Giang ............................................................................... 53

4.1.3

Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của
Công ty Cổ phần May Đức Giang .................................................................. 71

4.2


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu của công ty cổ phần may Đức Giang ..................................................... 73

4.2.1

Yếu tố khách quan ......................................................................................... 73

4.2.2

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 79

4.3

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng may mặc xuất
khẩu của công ty cổ phần may Đức Giang ..................................................... 85

4.3.1

Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần May Đức Giang......................... 85

4.3.2

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng may mặc
xuất khẩu của Công ty May Đức Giang.......................................................... 87
iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1


Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106
Phụ lục ...................................................................................................................... 109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AFTA

Khu vực Thương mại Tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

APEC

Khối các nước Châu Á Thái Bình Dương

BQ


Bình qn

CC

Cơ cấu

CNV

Cơng nhân viên

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

EU

Khối liên minh Châu Âu

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do


GDTX

Giáo dục thường xuyên

HD

Hướng dẫn

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

ISO

Hệ thống đo lường chất lượng

KCS

Phòng chất lượng

KS

Kiểm soát

KTCL

Kiểm tra chất lượng




Lao động

LEAN

Hệ thống sản xuất tinh gọn

NAFTA

Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

PDCA

Vòng tròn Deming

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

vi


TQM

Total Quality Management
(Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện)

QLCL

Quản lý chất lượng

QLSX

Quản lý sản xuất

QLVT

Quản lý vật tư

VITAS

Hiệp hội Dệt May Việt Nam

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

WRAP

Chứng chỉ WRAP

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Cơ cấu nhân lực theo giới tính của nhân viên tại Cơng ty ................................34

Bảng 3.2.

Cơ cấu theo độ tuổi tại Cơng ty năm 2016........................................................34

Bảng 3.3.

Trình độ chuyên môn của nhân viên tại Công ty năm 2016 .............................35

Bảng 3.4.

Giá trị máy móc thiết bị của Cơng ty đến ngày 31/12/2016 .............................36

Bảng 3.5.

Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2014-2016.............................................37


Bảng 3.6.

Chủng loại sản phẩm may mặc của Công ty .....................................................39

Bảng 3.7.

Thông tin thứ cấp đã thu thập............................................................................41

Bảng 3.8.

Số lượng và cỡ mẫu nhóm điều tra của Cơng ty ...............................................42

Bảng 4.1.

Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn
ISO 9000 ..........................................................................................................47

Bảng 4.2.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu của Công ty...............................................................................................47

Bảng 4.3.

Số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty 2014-2016 ....................................50

Bảng 4.4.

Tỉ lệ sản phẩm sai lỗi/ sản phẩm kiểm tra do quá trình sản xuất sản phẩm

may mặc xuất khẩu tại Cơng ty (2014 – 2016) .................................................51

Bảng 4.5.

Tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng của Cơng ty ......................................54

Bảng 4.6.

Trình độ chun môn của Cán bộ làm công tác Quản lý chất lượng ................57

Bảng 4.7.

Một số văn bản, quy trình về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang .....................................................60

Bảng 4.8.

Tình hình đào tạo, tập huấn kiến thức QLCL tại Công ty.................................61

Bảng 4.9.

Kiểm tra các công đoạn.....................................................................................63

Bảng 4.10. Chu kỳ kiểm tra mẫu thí ngiệm bán thành phẩm ..............................................67
Bảng 4.11. Tổng hợp các văn bản về kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty ...............68
Bảng 4.12. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra .......................................................69
Bảng 4.13. Đánh giá của CBCNV về các vấn đề cần phải điều chỉnh trong quá trình
thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm.............................................................70
Bảng 4.14. Tổng hợp một số văn bản về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu của các cơ quan quản lý Nhà Nước ..........................................................74

Bảng 4.15. Đánh giá của Cán bộ quản lý chất lượng về cơ chế chính sách quản lý
chất lượng hàng may mặc xuất khẩu của Nhà nước .........................................75
Bảng 4.16. Đánh giá của Cán bộ quản lý về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh
viii


doanh ảnh hưởng tới chất lượng hàng may mặc xuất khẩu ..............................76
Bảng 4.17. Đánh giá của Cán bộ quản lý về bối cảnh thị trường xuất khẩu may mặc
tới công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty ......77
Bảng 4.18. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang từ năm
2014 đến 2016 .................................................................................................78
Bảng 4.19. Đánh giá của CBCNV về trình độ lao động của Công ty ảnh hưởng tới
công tác quản lý chất lượng hàng may mặc xuất khẩu .....................................80
Bảng 4.20. Tổng hợp danh mục thiết bị của Công ty năm 2016 .........................................80
Bảng 4.21. Đánh giá của CBCNV về trình độ máy móc, cơng nghệ Cơng ty áp dụng
ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng hàng may mặc xuất khẩu .............81
Bảng 4.22. Đánh giá của CBCNV về trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của Công ty
ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng hàng may mặc xuất khẩu ................82
Bảng 4.23. Đánh giá của CBCNV về chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới công
tác quản lý chất lượng hàng may mặc xuất khẩu ..............................................83

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH
Sơ đồ 1.1. Vịng trịn deming ..................................................................................... 12
Sơ đồ 1.2. Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng ........................................................... 13
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty ..................................................................... 32
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm may mặc
xuất khẩu .................................................................................................. 56

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của Cơng ty Cổ phần May Đức Giang ............... 58
Sơ đồ 4.3. Quy trình xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn
quản lý chất lượng của Cơng ty................................................................. 59
Hình 3.1. Một số hình ảnh về tính đa dạng sản phẩm của Công ty Cổ phần May
Đức Giang ................................................................................................ 38
Biểu đồ 4.1. Nhận thức của CBCNV về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 ..................... 45

x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá hiểu biết về tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 của Cán
bộ quản lý tại Công ty Cổ phần May Đức Giang .......................................... 46
Hộp 4.2. Các lỗi thường gặp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 ................ 49
Hộp 4.3. Người lãnh đạo cần có tư duy đổi mới ......................................................... 85

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lương Thị Minh Thùy
Tên luận văn: Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần
May Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức
Giang trong thời gian tới.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài được triển khai khảo sát, điều tra
tại 03 phân xưởng may của Công ty cổ phần May Đức Giang. Trong đó là 03 xí nghiệp
1, 2 và 6 là xí nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu chủ yếu của Công ty.
Với số mẫu chọn ngẫu nhiên, số lượng 05 mẫu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tại 03 xí
nghiệp may trực thuộc Công ty.
- Phương pháp thu thập thông tin: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, tạp
chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn cán bộ
quản lý và công nhân lao động liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quy trình sản xuất
sản phẩm và cơng tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty.
- Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin: Với các thông tin thứ cấp: chọn lọc
trên sách báo, báo cáo, văn kiện, tạp chí, internet sao chép, trích dẫn các thơng tin liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập thông tin qua
phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ excel và các phần mềm hỗ trợ
khác để tổng hợp, tính tốn các chỉ tiêu.
- Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tổ thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn KIP.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần
May Đức Giang trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
xii


tiêu chuẩn ISO 9000. Đưa ra quan điểm đầy đủ về khái niệm, vai trò, nội dung, các chỉ
tiêu đánh giá về quản lý ch ất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty.

Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng
sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang. Đánh giá của cán bộ
quản lý, công nhân lao động tại công ty về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu. Từ đó đề ra được mục tiêu, kế hoạch thực hiện và thể hiện sự phân công nhiệm vụ
của từng đơn vị, cá nhân. Tuy trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa gắn liền với điều kiện
cơ sở vật chất và nguồn lực con người để thực thi, trong thực tế sự chồng chéo giữa các
phịng ban và cơng tác tổ chức thực hiện dẫn đến việc quản lý chất lượng sản phẩm cịn
chưa hồn thiện. Đồng thời là do ảnh hưởng bới các biến động bên ngoài như bối cảnh
kinh tế thế giới, tình thế thị trường, mơi trường vĩ mơ của nhà nước... là những cản trở cho
việc nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm may xuất khẩu của Cơng ty.
Bên cạnh đó là việc tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra thì chất lượng các
cuộc thanh, kiểm tra cũng được coi trọng, sự phối hợp tốt giữa các phòng ban và đào tạo
năng lực chuyên môn cán bộ tốt hơn đã phát hiện nhiều sai phạm về chất lượng sản
phẩm tại Công ty. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy
định. Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu”, quyết tâm tạo lập môi trường sản
phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng
hàng đầu nên mọi hoạt động đều phải được kiểm soát liên tục 100% nhằm loại bỏ
những biến động và ln có sự so sánh với tiêu chuẩn đề ra; đồng thời nó địi hỏi có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các phịng ban trong Cơng ty để đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang;
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu như: Cơ chế
chính sách quản lý của Nhà nước còn chồng chéo; Điều kiện tự nhiên và môi trường
kinh doanh bất lợi, Thị trường xuất khẩu khó khăn, Trình độ lao động của Cơng ty hạn
chế, Trình độ máy móc, cơng nghệ mà Cơng ty sử dụng và tài chính có hạn; Trình độ tổ
chức và quản lý sản xuất của Công ty thiếu sự phối hợp của các phòng ban trong quản
lý, thanh kiểm tra về Chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần
May Đức Giang.
Xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất
khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang, cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng

cường quản lý chất lượng sản phẩm: về nguồn nhân lực thực hiện quản trị chất lượng
sản phẩm; về công tác tổ chức quản lý; hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại có và đầu
tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ mới; hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm
may mặc, tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu trong
thời gian tới.
xiii


THESIS ABSTRACT
The writer: Luong Thi Minh Thuy
The master thesis: "Quality control of export garment products at Duc Giang Garment
Joint Stock Company, Long Bien District, Hanoi”.
Major in: Economic management

Code: 60 34 04 10

Training facility: Vietnam National University of Agriculture
Objective of this thesis
On the basis of assessing the actual situation of quality management of garments
for export at Duc Giang Garment Joint Stock Company; From that, propose solutions to
improve the quality management system of export products at Duc Giang Garment Joint
Stock Company in the coming time.
Methods to study used
- Method of selection of study sites: The subject was surveyed and investigated
in 03 garment workshops of Duc Giang Garment Joint Stock Company. Of which, 03
factories 1, 2 and 6 are factories manufacturing garments for export mainly of the
company. With the sample of random samples, the number of 05 samples exported
mainly in 03 garment factories directly under the company;
- Method of collecting information: Secondary data is collected from books,

journals, newspapers, reports of branches, levels, websites ... related to research content
of the topic. Primary data collected by the investigator by interviews with managers and
workers directly and indirectly related to the production process and quality
management system of export products at the Company.
- The method of processing and synthesizing information: With the secondary
information: the selection of books, reports, documents, journals, internet copy, citing
the information related to the research topic. With primary data: After the survey, data
collection through the questionnaire will be conducted and processed using excel tool
and other supporting software to synthesize and calculate the indicators.
- Methods of information analysis: descriptive statistics method, statistical
disaggregation method, comparative method, KIP interview method.
Main results and conclusion
The dissertation has systematized, clarified and developed theoretical and
practical issues on the quality management of garment products for export at Duc
Giang Garment Joint Stock Company in the process of developing and applying

xiv


Provide a full view of the company's concept, role, content and evaluation criteria for
garment quality control.
The thesis focused on analyzing and assessing the status of quality management of
garment products for export at Duc Giang Garment Joint Stock Company. Evaluation of
managers and workers at the company on quality management of garment products for
export. From there, set goals, implementation plans and show the assignment of tasks of
each unit and individual. While responsibility for performing tasks is not tied to physical
facilities and human resources to implement, in practice the overlap between departments
and the implementation work leads to quality management. The product is not yet
complete. At the same time, the impact of external factors such as the world economic
context, the market situation, the macro environment of the state ... are obstacles to the

improvement of quality management of export products at the Company.
In addition to the strengthening of inspections, the quality of inspections and
inspections is well respected, the good coordination between departments and the
training of professional competence has better been detected. Many mistakes on the
quality of products in the company. The test results are fully recorded in the prescribed
form. With the motto of "doing right from the beginning", determination to create
environment without defect products, product quality inspection is the first priority
company should all activities must be controlled continuously 100 % To eliminate
fluctuations and always have a comparison with the standards set out, and it requires
close coordination among departments in the company to bring the most effective
In addition, the thesis also studied the factors affecting the quality management
of garment export at Duc Giang Garment Joint Stock Company; Factors influencing the
quality management of export garment products such as overlapping mechanism of state
management policy; Natural conditions and adverse business environment, Difficult
export market, Limited company's labor force, Limited company's technology and
technology; The organization and production management level of the company lack
coordination of departments in management, inspecting quality of garments for export
at Duc Giang Garment Joint Stock Company.
Starting from the practical research on the quality control of export garments at
Duc Giang Garment Joint Stock Company, some measures should be taken to improve
product quality management: Quality of product; On organization management;
Effectiveness of modern technology use and investment in research and development of
new science and technology; The effectiveness of the ISO quality management system
is improved in order to improve the quality management of garments, increase the
competitiveness and expand the market for export products in the coming time.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay xu thế hội nhập về kinh tế và quốc tế hoá đang trở thành xu thế
cơ bản của nền kinh tế thế giới. Từ xu thế này khiến cho hàng hố tràn ngập thị
trường, các hàng hố này có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Đồng thời cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều khối liên minh, liên kết kinh
tế như hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khối các nước châu Á Thái
Bình Dương (APEC), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khối liên minh
Châu Âu (EU)…Giữa các khối hay trong cùng một khối đều có những ưu đãi
và các quy định rõ ràng về sản phẩm xuất nhập khẩu hay nói cách khác là các
quy định về chất lượng sản phẩm đem ra trao đổi giữa các nước. Khi các công
cụ hạn ngạch, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang bị bãi bỏ dần
thì để hạn chế hàng nhập khẩu các nước sử dụng cơng cụ quan trọng đó là tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm hiện nay đều có những tính năng
tiên tiến, hiện đại, kiểu dáng đa dạng, phong phú thì các doanh nghiệp sẽ cạnh
tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày càng giữ
vai trò quan trọng, là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi mà nước ta đã
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề quản lý chất lượng sản
phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đang trở thành mục tiêu hướng tới của
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của
chất lượng sản phẩm để tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nhất
là khi hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu kém về nhiều mặt, cơng
nghệ sản xuất lạc hậu nên rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các nước
phát triển trên thế giới. Bởi vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào
vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là một
hướng đi đúng đắn mà các doanh nghiệp cần luôn phải thực hiện, theo đuổi.
(Tùng Lê, 2017).
Đối với ngành dệt may, nền tảng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, thì vấn đề của nâng cao chất lượng sản phẩm lại cực kì quan trọng. Việt

Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì ngành dệt may trong nước cũng
1


phải đổi mới về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu
của khách hàng cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), sau 5 năm chịu tác động
nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới và nhiều biến động, bất ổn, nền
kinh tế của nhiều nước đã bước đầu phục hồi và có những bước phát triển nhất
định. Cùng với Kinh tế cả nước, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua
khó khăn, duy trì đà tăng trưởng vững chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2011
đến 2015. Năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so
với năm 2014, tăng 73,7% so với năm 2011 (15,83 tỷ USD); tỷ lệ nội địa hóa đạt
51%. Tốc độ tăng bình quân 5 năm: 14,74%/năm; Đưa dệt may trở thành ngành
có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất
khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng
đầu thế giới. Năm 2016, mục tiêu ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD,
đến 2020 mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 45 – 50 tỷ USD. Lao
động toàn ngành dệt may tính tại thời điểm cuối 2015 là 2,5 triệu người, đến
2016 tăng lên 2,8 triệu và đạt 3,3 triệu lao động vào 2020 (La Hoàn, 2015).
Tuy nhiên hiện nay nội tại ngành dệt may Việt Nam vẫn còn những hạn
chế, chưa thật sự bền vững, chưa thực hiện được chuỗi cung ứng cho mình. Các
chuyên gia cho rằng, cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam là rất lớn nhưng thách
thức cũng không hề nhỏ. EVFTA cũng như hầu hết các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới đều lấy việc xóa bỏ hàng rào thuế quan làm động lực để thúc đẩy
trao đổi thương mại giữa các thành viên. Tuy nhiên, ngay cả khi hàng rào thuế
quan được dỡ bỏ, dệt may và da giày Việt Nam vẫn phải đối mặt với khơng ít
khó khăn, rào cản về mặt kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại là các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thủ tục mà một nước áp dụng đối với hàng
hóa nhập khẩu. Các rào cản này có thể là một, một số hoặc tất cả các quy định và

tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, độ an toàn cho người sử dụng, mức độ thân
thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cách thức ghi nhãn
sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Trong khi đó, thực tế ngành dệt may,
da giày của Việt Nam còn rất nhiều tồn tại liên quan đến tiêu chuẩn về chất lượng
và kỹ thuật sản xuất. Cụ thể, nhiều tiêu chuẩn quốc gia chưa phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế và quy định của nước nhập khẩu, thậm chí khơng cịn phù hợp với
yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ. Theo khảo sát của
Bộ Cơng Thương, trong gần 200 tiêu chuẩn đối với ngành dệt may hiện nay, có
2


tới 72 tiêu chuẩn cần xem xét thay thế, 49 tiêu chuẩn cần xây dựng mới theo
hướng tập trung vào việc xác định tồn dư kim loại và hóa chất ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc tuyên truyền, phổ biến các quy định liên
quan tới hàng rào kỹ thuật của các nước đến doanh nghiệp còn hạn chế và chưa
đạt được hiệu quả. Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ
chưa thật sự quan tâm tìm hiểu các yếu tố gây rào cản kỹ thuật của nước nhập
khẩu, kể cả các thị trường chính. Minh chứng là hơn 53% doanh nghiệp nhận
biết ở mức thấp và trung bình về rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ, 55%
doanh nghiệp không nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật của EU, tương tự với
Nhật Bản là 78%. Nhận biết rào cản kỹ thuật kém dẫn đến hạn chế về khả năng
vượt qua hàng rào. Cụ thể, 42% doanh nghiệp thiếu điều kiện kỹ thuật, 33%
doanh nghiệp thiếu kinh phí để cải tiến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn các
nước nhập khẩu. Song song đó, phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện
nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng lúc phải đối mặt với cả vấn đề duy trì sản
xuất và kinh phí nâng cấp cơng nghệ. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn áp dụng
ISO trong quản lý chất lượng và đảm bảo truy xuất được tồn bộ q trình sản
xuất hàng hóa.... (Xn Anh, 2017).
Thực tế cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may
Việt Nam nói chung và Cơng ty Cổ phần May Đức Giang nói riêng. Để thích ứng

kịp thời với tình hình này Công ty Cổ phần May Đức Giang đã và đang thực hiện
chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị
trường, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp có doanh thu xuất
khẩu lớn nhất tồn ngành.
Nhận thức được sự cần thiết về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm may
mặc xuất khẩu với mong muốn nghiên cứu thực tế công tác quản lý chất lượng
sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại
Công ty Cổ phần May Đức Giang, Long Biên, Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm
3


may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Công
ty Cổ phần May Đức Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác quản lý
chất lượng đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu;
(2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc
xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang;
(3) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm may mặc
của Công ty Cổ phần May Đức Giang;
(4) Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng may mặc
xuất khẩu, của Công ty Cổ phần May Đức Giang.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Quản lý chất lượng là gì? Sản phẩm may mặc là gì? Quản lý chất
lượng sản phẩm may mặc gồm những nội dung nào?

(2) Vai trò của quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu trong
sản xuất và kinh doanh?
(3) Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu
của Công ty Cổ phần May Đức Giang trong những năm gần đây như thế nào?
(4) Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng quản lý chất
lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang?
(5) Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện việc quản lý chất lượng
sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May
Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm may

4


mặc xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm
may mặc xuất khẩu và các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng
sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang theo tiêu
chuẩn ISO 9000.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang, Long Biên,

Hà Nội.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
(1) Thông tin thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2014, 2015, 2016
(2) Thông tin sơ cấp được điều tra trong đầu tháng 6 năm 2016, đầu
năm 2017
(3) Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về công tác quản lý chất lượng đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu

của các công ty, doanh nghiệp dệt may trong nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá đúng thực trạng quản lý chất
lượng sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Đức Giang. Nghiên cứu
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm may
mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Đức Giang; các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu như: Cơ chế chính sách quản lý
của Nhà nước; Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh, Thị trường xuất
khẩu, Trình độ lao động của Cơng ty, Trình độ máy móc, cơng nghệ mà Cơng ty
sử dụng và tài chính; Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của Cơng ty ... Từ đó
đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý chất lượng may
mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang trong thời gian tới.
Nếu Luận văn được bảo vệ thành cơng, tác giả mong muốn cơng trình sẽ
là tài liệu tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến công tác quản lý chất
lượng sản phẩm may mặc tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và
Cơng ty cổ phần May Đức Giang nói riêng.

5



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm
2.1.1.1. Khái niệm Quản lý
Thuật ngữ quản lý được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể
nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn.
Mary Parker Follett (1920) cho rằng “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục
đích thơng qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản lý đạt
được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người
khác thực hiện chứ khơng phải hồn thành cơng việc bằng chính mình.
Định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stoner and
Stephen Robbins (1980) trình bày như sau: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Một định nghĩa khác được nhiều người chấp nhận nhất là “Quản lý là sự
tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được
những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng
một hệ thống quản lý bao gồm hai phân hệ: (1) Chủ thể quản lý hay phân hệ quản
lý và (2) Đối tượng quản lý hay phân hệ bị quản lý. Giữa hai phân hệ này bao giờ
cũng có mối liên hệ với nhau bằng các dịng thông tin (PhanThăng và Phan
Thanh Hội, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm
Tuỳ theo nội dung từng môn học mà sản phẩm được nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau.
Theo Mác: "Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ
cho việc làm thoả mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường" (Đỗ
Đức Phú, 2014).
Theo quan niệm của môn học Marketing: "Sản phẩm là bất cứ thứ gì có
thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng". Sản phẩm
là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích

dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có
6


giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vơ hình (Nguyễn Ngọc
Long, 2012).
Theo TCVN 5814 (1994) thì sản phẩm là "Kết quả của các hoạt động
hoặc các quá trình".
Sản phẩm được chia làm hai nhóm chính:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang các đặc tính lý
hố nhất định.
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: Đó là các dịch vụ, theo TCVN 5814
(1994) thì dịch vụ là "Kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung
ứng và khách hàng và các hoạt động của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng".
Tóm lại: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo ra sự
chú ý, sự mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước
muốn nào đó của con người.
2.1.1.3. Chất lượng sản phẩm
a. Một số quan điểm về chất lượng sản phẩm
(1) Quan điểm siêu việt: Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của
sản phẩm.
(2) Quan điểm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng được phản ánh bởi các
thuộc tính đặc trưng của sản phẩm.
(3) Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp
của 1 sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn, quy cách đã xác
định trước.
(4) Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp của sản
phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng (Đỗ Đức Phú, 2014).
Định nghĩa về chất lượng sản phẩm của ISO 9001-2000: Chất lượng là

mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đáp ứng yêu cầu.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
(1) Nhóm các yếu tố bên ngồi:
* Nhu cầu của nền kinh tế: Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng
buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Tác động

7


này thể hiện như sau:
Đòi hỏi của thị trường : Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng
sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và
phát triển các loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá
đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có
các chiến lược và sách lược đúng đắn (Lưu Thanh Tâm, 2003).
Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất : Đó là khả năng kinh tế (tài ngun,
tích lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các
kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có
mức chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra
ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế (Lưu Thanh Tâm, 2003).
Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và
mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (Lưu Thanh Tâm, 2003)..
* Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi khoa
học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất
kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật hiện nay là:
- Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
* Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế: Chất lượng sản phẩm chịu tác động,
chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như: Kế hoạch hóa phát
triển kinh tế, giá cả, chính sách đầu tư, tổ chức quản lý về chất lượng (Lưu Thanh
Tâm, 2003).

(2) Nhóm yếu tố bên trong:
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là:

8


* Yếu tố nguyên vật liệu (Material): Đây là yếu tố cơ bản đầu vào, có ảnh
hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm có chất lượng thì
nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng. Các yêu cầu về nguyên liệu đầu
vào bao gồm đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và giao hàng đúng kỳ hạn
(Đỗ Đức Phú, 2014).
* Yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị (Machine): Yếu tố kỹ thuật - cơng
nghệ - thiết bị có một tầm quan trọng đặc biệt có tác dụng quyết định đế sự hình
thành chất lượng sản phẩm. Q trình cơng nghệ là một q trình phức tạp làm
thay đổi, cải thiện tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng phù hợp với
các u cầu chất lượng. Q trình cơng nghệ được thực hiện thơng qua hệ thống
máy móc thiết bị. Nếu như công nghệ hiện đại, nhưng thiết bị không đảm bảo thì
khơng thể nào nâng cao chất lượng sản phẩm được. Nhóm yếu tố kỹ thuật - cơng
nghệ - thiết bị có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Để có được chất lượng ta
phải đảm bảo sự đồng bộ của nhóm yếu tố này (Đỗ Đức Phú, 2014).

* Yếu tố vế quản lý (Method): Có nguyên vật liệu tốt, máy móc, trang thiết
bị hiện đại song nếu khơng có một phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất kinh
doanh thì khơng thể nào bảo đảm và nâng cao chất lượng. Vấn đề quản lý chất
lượng đã và đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý rất quan tâm. Vai trị
của cơng tác quản lý chất lượng đã được xác định là một yếu tố có tính chất
quyết định đến chất lượng sản phẩm (Đỗ Đức Phú, 2014).
* Yếu tố con người (Man): Con người là một nguồn lực, yếu tố con người ở
đây phải hiểu là tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cao nhất đến
nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng (Đỗ Đức Phú, 2014).
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất (Đỗ
Đức Phú, 2014).
c. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phấm.
Trong thực tiễn ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà
thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu sau để
đánh giá chất lượng sản phẩm.
(1) Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm hàng hố (Đỗ Đức Phú, 2014).
(2) Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật- công nghệ: Bằng cách nào ta có thể kiểm tra,
9


×