Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao một bước quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thái Bình .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.39 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Hoàng Hà được thành lập từ năm 2001, Công ty đã đang cố
gắng và không ngừng đầu tư, xây dựng nhà xưởng sửa chữa và bảo dưỡng xe liên
hoàn, bãi đỗ xe ô tô, kho chứa hàng, kho phụ tùng, trạm cấp phát xăng dầu nội bộ,
mua sắm phương tiện tiên tiến chất lượng cao, phục vụ tốt công tác vận tải Hành
khách. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước và giải quyết công ăn việc làm cho gần
600 lao động trên địa bàn tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên. Mỗi năm Công ty cổ
phần Hoàng Hà nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là đã góp phần làm thay
đổi cơ bản hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn Thái Bình và một số tỉnh lân
cận.
Hội đồng Quản trị cũng như Ban giám đốc Công ty luôn đề cao và coi trọng
công tác quản lý con người nhằm hướng tới sự hoàn thiện trong công tác phục vụ
khách hàng ngày một tốt hơn, trong đó việc nâng cao chất lượng và đầu tư mua sắm
các phương tiện mới cũng không nằm ngoài chiến lược phát triển của Công ty.
Thương hiệu Hoàng Hà của Công ty đã được nhiều người biết đến và đã được Xã hội
công nhận thể hiện qua các giải thưởng: Từ năm 2002 đến năm 2008, Công ty Cổ
phần Hoàng Hà đã nhận được nhiều giải thưởng, đặc biệt năm 2005 Công ty đã nhận
giải thưởng việc làm cho thanh niên và năm 2006, 2008 Công ty đã nhận được giải
thưởng Sao vàng đất việt, giải thưởng Chất lượng Việt Nam và nhiều giải thưởng cao
quý khác...
+ Năng lực và trình độ chuyên môn: Tổ chức quản lý điều hành vận tải hành
khách. Lãnh đạo Công ty là những người có kinh nghiệm nhiều năm trên thương
trường, trong công tác tổ chức quản lý điều hành có bản lĩnh trong kinh doanh. Các
Trưởng phòng, Kế toán trưởng Công ty là những cán bộ có năng lực lãnh đạo và điều
hành; các phòng kế toán, điều hành có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tâm huyết
và có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Hình thức hạch toán: Công ty cổ phần Hoàng Hà là Công ty được thành lập
theo luật doanh nghiệp, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy
đủ, tự chủ về mặt tài chính, hạch toán một cấp tại Công ty, chi nhánh ở Hưng Yên là
đơn vị hạch toán báo sổ.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT


LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
1.1. Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng vận chuyển hành khách
1.1.1.Khái niêm về chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách
Chất lượng vận tải theo quan điểm phục vụ hành khách là một khái niệm đa
diện, một phạm trù rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp nhiều thuộc tính của sản
phẩm về kỹ thuật, kinh tế, xã hội … tuỳ thuộc vào các góc độ khác nhau. Trong lĩnh
vực vận tải hành khách, hành khách vừa là đối tượng chuyên chở vừa là khách hàng
tiêu dùng sản phẩm. Bởi vậy, chất lượng vận tải hành khách chính là sự đánh giá của
khách hàng về những yếu tố ảnh hưởng đến trực tiếp đến bản thân hành khách trong
suốt quá trình chuyên chở. Qua nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Hoàng Hà, tác giả cho rằng việc ứng dụng quản lý chất lượng toàn
diện – TQM trong quản lý vận tải hành khách là hoàn toàn phù hợp. TQM trở thành
công cụ hỗ trợ đắc lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng vận tải hướng tới tiêu
chuẩn hoá chất lượng vận tải hành khách ngành đường bộ trong môi trường sản xuất,
kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh. Để thực hiện TQM trong quản lý chất lượng
vận tải hành khách, theo đề tài cần: phải nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng theo quan điểm phục vụ khách hàng từ đó xây dựng chỉ tiêu chất lượng
công tác phục vụ cho từng nhóm công việc, gắn liền với trách nhiệm của nhân viên
thực hiện; cải tiến hệ thống tổ chức và xây dựng quy chế, chế độ công tác hợp lý
nhằm xác định trách nhiệm với sự cam kết đảm bảo chất lượng và quyền lợi của các
thành viên toàn ngành; đổi mới cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng từ khâu đầu
tiên và khâu cuối cùng của quá trình vận tải bằng các giải pháp đầu tư hợp lý hệ
thống thông tin, hệ thống giám sát, đo lường và đánh giá chất lượng vận tải; tổ chức
công tác đào tạo nhằm làm rõ nhận thức về chất lượng vận tải và lợi ích của TQM
trong quản lý chất lượng, từ đó tạo niềm tin và động lực cho mọi thành viên trong
ngành hướng tới mục tiêu thoả mãn mọi nhu cầu, yêu cầu của khách hàng; liên tục
cải tiến chất lượng nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận
tải
1.1.2.Khái niệm về quản lý chất lượng dịch vị vận chuyển hành khách
Do đặc thù của Công ty là dịch vụ vận tải hành khách, do đó công tác quản lý

giám sát chất lượng được xem trên hai khía cạnh đó là chất lượng xe và chất lượng
dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ của Công ty cổ phần Hoàng Hà luôn được đánh giá cao
nhưng không vì thế mà Công ty được phép lơ là công tác quản lý chất lượng. Thái độ
phục vụ của nhân viên trên xe có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hành khách, vì thế
phải thường xuyên tiến hành nâng cao nghiệp vụ, phong cách phục vụ khách hàng.
Việc quản lý đánh giá chất lượng xe phải được tiến hành liên tục và thường
xuyên. Trong quá trình quản lý xe Công ty cũng cần theo dõi chặt chẽ để thông tin
chính xác về chất lượng sản phẩm và thông
1.2.Quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách
1.2.1.Vai trò của quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách
Giao thông vận tải có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã
hội. Giao thông vận tải có phát triển, có thông suốt thì sẽ tạo điều kiện cho việc đi lại
vận chuyển của hàng hoá và con người được nhanh chóng dễ dàng thuận tiện. Đảng
và Nhà nước đã thấy được tầm quan trọng của giao thông vận tải nên trong những
năm qua, rất nhiều những công trình giao thông quan trọng, lớn, nhỏ, đường bộ cũng
như đường sắt, đường biển cũng như đường sông, và đường hàng không đã được xây
dựng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Từ các kết quả đạt được trong
năm qua Bộ chỉ ra những việc chính cần phải làm trong giai đoạn tới từ 2010 -2020
đó là:
Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu
vận tải đa dạng cua xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày
càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và
hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông
vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hàng lang vận tải chủ yếu đối với
các mặt hàng chính có khối lượng lớn. Có thể khái quát như sau:
Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp một số tuyến trọng điểm ở các vùng kinh tế
tập trung như vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến
đường hành lang Đông – Tây trong khuân khổ Dự án phát triển và hợp tác kinh tế
vùng MêKông mở rộng ( Việt Nam – Thái Lan – Lào – Campuchia và tỉnh Vân Nam

Trung Quốc ), các tuyến thuộc địa bàn phát triển chiến lược kinh tế
Mở rộng hệ thống giao thông đô thị, xây dựng các tuyến vành đai và các trục
hướng tâm tại các thành phố lớn, tổ chức tốt giao thông công cộng trong các thành
phố lớn nhằm đáp ứng trên 50% nhu cầu đi lại của nhân dân tại các thành phố đó.
Thực hiện các biện pháp đồng bộ để giải quyết giao thông thông suốt, tăng
cường đảm bảo an toàn giao thông trên các quốc lộ có lưu lượng xe cao và tại các đô
thị lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ưu tiên đầu tư cho giao thông nông thôn, tập trung đầu tư phát triển giao
thông ở các vùng sâu, xa để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức
vận tải hành khách công cộng nhan, khối lượng lớn. Kiểm soát sự phát triển của xe máy,
xe ôtô con cá nhân đặc biệt Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
1.2.2.Hiệu quả của quản lý chất lượng phục vụ vận chuyển hành khách
Công ty đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trên cơ sở duy trì ổn định
chất lượng, giữ được uy tín từ đó khách hàng ủng hộ và tạo điều kiện cho Công ty.
Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của Công ty ngày một tăng và ổn định.
Song song với việc sản xuất lại Công ty kịp thời đầu tư nhiều máy móc thiết bị nên
đã tạo điều kiện cho việc sử dụng thời gian của cán bộ công nhân làm việc có hiệu quả
hơn.
Công ty ngày càng quan tâm hơn đến công tác triển kha, nghiên cứu thị trường,
nắm bắt các thông tin từ bên ngoài góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Công ty còn có lợi thế không nhỏ là độc quyền trong việc vận chuyển hành khách
bằng xe bus, đây là một lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra Công ty còn thu được những kết quả sau:
* Về kết quả kinh doanh đạt được:
Qua việc phân tích thực trạng của Công ty ta thấy tổng doanh thu liên tục tăng,
lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên đáng kể. Thu nhập bình quân của người lao động
theo đó cũng tăng lên.
Công ty có sự chuyển hướng đúng đắn trong việc đa dạng hoá các hình thức
kinh doanh. Sự đóng góp của các chuyến chất lượng cao là rất đáng kể trong tổng

doanh thu và lợi nhuận.
* Về công tác tổ chức lao động:
Ý thức làm việc của mọi thành viên trong Công ty đã có những thay đổi tích
cực. Mọi người đã có ý thức tiết kiệm và có trách nhiệm với công việc của mình hơn.
Bộ máy quản lý hoạt động ổn định chức năng về quản lý sản xuất và công tác
của từng đơn vị được quản lý rõ ràng tạo điều kiện cho việc chủ động trong điều
hành sản xuất kinh doanh.
Chế độ tiền lương thưởng bảo hộ lao động BHXH, BHYT đầy đủ kịp thời tạo
việc làm ổn định cho người lao động không còn tình trạng chờ việc của lái xe.
Sự phối kết hợp lãnh đạo giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Đảng uỷ công
đoàn, cán bộ chủ chốt cùng toàn thể công nhân viên thống nhất dân chủ công khai bàn
bạc cụ thể.
* Về công tác kế toán thống kê:
Quản lý chứng từ chặt chẽ, tổng hợp số liệu tài chính chính xác kịp thời, báo cáo
kịp thời các vấn đề phát sinh trong quản lý tài chính giúp cho ban giám đốc có những
quyết định chính xác và đặc biệt là rất kịp thời.
Thực hiện nhanh chính xác thanh toán tiền lương, doanh thu vận tải của các
đoàn, làm cho anh em lái xe yên tâm, hài lòng trong việc nộp, nhận tiền.
Thực hiện tốt việc đôn đốc các đơn vị về quản lý tài chính tránh tình trạng nợ,
chậm thu, dây dưa kéo dài.
* Về công tác kỹ thuật:
Làm tốt công tác bảo dưỡng bảo trì các xe, giúp cho lái xe yên tâm trong quá
trình vận tải. Thực hiện nhiệm vụ định mức vật tư, xăng dầu tốt, do đó giúp cho Công ty
tiết kiệm vật tư.
Công tác kiểm tra giám định chất lượng xe mới đầu tư cũng như phụ tùng thay
thế, tránh tình trạng lái xe thay hàng kém chất lượng hay mua phải hàng dởm
1.2.3.Nội dung của việc quản lý chất lượng
Công tác quản lý.
Trong công tác quản lý, Ban giám đốc cùng các phòng nghiệp vụ luôn theo dõi
giám sát thường xuyên chặt chẽ các đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của mình. Thường xuyên triển khai việc kiểm tra, nhắc nhở các lái xe, phụ xe là
những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Tổ chức các đầu mối kiểm tra, thanh
tra trên các đoạn đường nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, chính xác cùng với đó
nhằm tiếp thu kịp thời những ý kiến của hành khách.
Sơ đồ hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện như sau:
Trên đây là sơ đồ thể hiện hoạt động điều hành của Công ty. Phòng điều hành
chung của toàn Công ty được chia hoạt động làm 3 bộ phận đó là bộ phận điều hành
taxi, bộ phận điều hành xe bus và bộ phận điều hành xe tuyến. Trong các bộ phận
điều hành trên thì được chia tiếp nhỏ thành các bộ phận nhỏ trực tiếp quản lý điều
hành các loại xe. Chia nhỏ bộ phận ra như vậy là đê dễ quản lý, giám sát, phân công
công việc được dễ dàng. Chính vì vậy trong những năm qua, Công ty luôn hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo an toàn tài chính, phát triển bảo toàn vốn,
nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty
1.3.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ vận
chuyển hành khách
1.3.1.Yếu tố bên trong
* Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Phòng điều hành
chung toàn công ty
Bộ phận điều
hành Taxi
Đội Hoàng Hà
Taxi
Bộ phận điều
hành Bus
Bộ phận điều
hành xe tuyến
Đội Thái Bình
Taxi
Các tuyến xe

bus ( 01 – 05 )
Các tuyến xe
khách cố định
Biểu thị cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị
trường, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, thậm chí cả uy tín của doanh
nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Tất cả các yếu tố đó sẽ cho biết doanh nghiệp đang ở
vị trí nào trên thị trường. Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thời
điểm cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nhân tố này được tích luỹ trong
suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mang tính lâu dài. Vì vậy, nó
tạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nhiều ưu thế hơn so
với đối thủ, doanh nghiệp ngày càng có khả năng mở roọng được thị phần, nâng cao
được doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.
Giá cả hiện nay vẫn là một công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu trong nền kinh tế
nước ta hiện nay, nhất là đối vớ ngành vận tải. Chính sách giá cả ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vai trò cạnh tranh của giá cả được thể hiện
qua chính sách định giá của Công ty. Chính sách giá đối với từng loại hình biến động
cung cầu của Công ty cần phải linh hoạt tránh tình trạng cứng nhắc. Tình hình biến
động cung cầu trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc đặt giá cho loại
hình dịch vụ của mình.
Với mục tiêu mở rộng thị trường, giành được ưu thế trong cạnh tranh, Công ty
cổ phần Hoàng Hà cần áp dụng một chiến lược định giá phù hợp, có sức mạnh cạnh
tranh để có thế cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong điều kiện mức độ cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Hiện nay, giá dịch vụ là một điểm mạnh của Công ty cổ phần Hoàng Hà trong
cạnh tranh: hầu hết giá các dịch vụ mà Công ty kinh doanh đều có mức giá ngang
hoặc thấp hơn thị trường, song định giá cho một dịch vụ là một việc mang tính chất
tổng hợp, do vậy Công ty cần phải xác định rõ mức giá cho từng loại hình dịch vụ
của mình nằm trong giới hạn nào thì sẽ thu hút được những loại khách hàng nào, ở
đoạn thị trường nào, có đủ sức cạnh tranh không?.

Đối với dịch vụ đang có yêu cầu lớn trên thị trường Công ty có thể giữ mức
giá ở mức tương đối so với các Công ty khác vì dịch vụ đang được ưa chuộng. Dịch
vụ taxi chất lượng cao nên áp dụng chính sách giá này. Còn đối với dịch vụ xe bus,
tuy không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường tỉnh nhưng Công ty cũng cần phải
xem xét đến đối tượng sử dụng dịch vụ của mình hầu như là sinh viên và bà con nông
dân để điều chỉnh giá cước cho phù hợp với thu nhập của người dân.
Với dịch vụ xe khách đường dài, do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên Công ty
không nên đơn phương tăng giá, phải chờ tình hình biến động của các đối thủ, chờ
động tĩnh chung của thị trường rồi mới đưa ra quyết định.
Để xây dựng một chính sách giá cả hợp lý, Công ty cần phải tính tới các biện
pháp để giảm tối đa chi phí để từ đó có thể hạ giá thành mà vẫn đảm bảo lợi nhuận để
tăng hiệu quả kinh doanh cũng như tăng sức cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho
Công ty.
Phương thức thanh toán cũng tác động rất lớn đến công tác kinh doanh của
Công ty. Đối với các dịch vụ xe bus, taxi và xe tuyến thì phương thức thanh toán đơn
giản là tiền mặt, nhân viên Công ty sẽ thu tiền trực tiếp của khách hàng sử dụng dịch
vụ của mình tuy nhiên khi Công ty cho thuê xe dịch vụ thì cần linh hoạt phương thức
thanh toán để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, khách hàng có thể thanh toán
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hay séc. Cùng với đó Công ty cũng nên áp dụng
chính sách giảm giá cho những đơn vị, khách hàng thuê xe với số lượng nhiều. Với
các khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài, Công ty cũng có thể định ra một
chính sách giá riêng để tạo mối quan hệ tốt với họ, song cần phải có một chính sách
hợp lý đảm bảo tình trạng vẫn có lãi, tránh tình trạng dây dưa, công nợ khó đòi. Để
tránh tình trạng này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ về khách hàng, nhất là khách hàng
lớn, trong đó chú trọng đển khả năng tài chính của họ.
Ngoài ra đổi mới phương tiện, thay thế những phương tiện không có hiệu suất
hoạt động cao, tốn nhiên liệu cũng làm tăng sản lượng vận tải, giảm chi phí cố định,
giảm sự tiêu hao nhiên nguyên liệu và tránh sự rò rỉ xăng dầu
1.3.2. Yếu tố bên ngoài
Công tác vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đã có nhiều

tiến bộ do đã có sự đầu tư của một số doanh nghiệp và cá nhân nhưng vẫn còn nhiều
bất cập vì nhiều phương tiện vận tải chủ yếu được cải tạo lại, cũ kỹ lạc hậu. Để đáp
ứng nhu cầu phát triển của Xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm thiểu những
bất cập hiện nay Công ty chúng tôi quyết định đầu tư mua them xe ô tô với chất
lượng xe mới 100%, nhãn hiệu Samco, trong đó có 30 xe tải trọng 46 ghế và 20 xe tải
trọng 34 ghế. Có tính năng hiện đại và chất lượng tốt nhất để phục vụ nhu cầu ngày
một tốt hơn cho quý khách hàng.
Tính đến tháng 12 năm 2009 công ty Hoàng Hà có tổng số 290 đầu xe các loại.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG HÀ TẠI THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Hoàng Hà
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Hoàng Hà
Công ty cổ phần Hoàng Hà được thành lập theo quyết định số 1767/2001/QĐ-
UB ngày 25 tháng 9 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình.
Công ty cổ phần Hoàng Hà là doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập, trực
thuộc Sở giao thông vận tải Thái Bình, có nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hành khách
bằng ôtô, ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh phụ tùng, vật tư, xăng dầu.
Sau lần thay đổi bộ máy tổ chức, vị trí và hình thức sở hữu, hiện nay Công ty
Cổ phần Hoàng Hà đã có trụ sở chính nằm trên Số 368 Đường Lý Bôn, Thành Phố
Thái Bình với diện tích là 10.377m
2
bao gồm: khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa
và sân đỗ xe.
Là một tỉnh đồng bằng có mật độ dân số cao nhất nhì nước, không có giao
thông đường sắt nên giao thông đường bộ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
kinh tế - chính trị của tỉnh. Sự ra đời của Công ty là bước trưởng thành của đội ngũ
những người làm công tác vận hành khác, vừa sản xuất, vừa kinh doanh, vừa phục vụ
nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Với sự nỗ lực lớn của toàn bộ nhân viên trong Công ty, Công ty đã vinh dự

được nhận Sao Vàng Đất Việt năm 2005 cùng nhiều bằng khen của tỉnh về thành tích
đã đạt đựơc trong những năm qua.
Thái Bình là một tỉnh với ngành sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sự phát triển
kinh tế xã hội chưa bắt nhịp được với một số tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng,
Hải Dương... Những năm gần đây theo đường lối đổi mới của Đảng về sự phát triển
không ngừng của cả nước, Tỉnh Thái Bình đã có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đến đầu tư, chính sách thông thoáng hơn và đã có các khu công
nghiệp và tiểu công nghiệp hình thành tại Thành phố Thái Bình và các huyện lị trong
tỉnh.
Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Hoàng Hà liên tục
đầu tư nhiều phương tiện vận chuyển mới 100% đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển
đặc biệt là có một đội ngũ CBCNV có trình độ và chuyên môn cao, phong cách phục
vụ Hành khách chu đáo, ân cần, với công ty Hoàng Hà chất lượng và phong cách
phục vụ Hành khách luôn được đặt lên hàng đầu. Từ đó đã tạo tâm lý và ấn tượng tốt
cho Hành khách trong tỉnh cũng như các tỉnh ngoài khi sử dụng và lựa chọn phương
tiện của Hoàng Hà. Thực tế thì thị phần vận tải Hành khách của Hoàng Hà nói chung
và vận tải khách trên tuyến Thái Bình - Hà Nội nói riêng là rất lớn và có nhiều tiềm
năng. Đây cũng chính là tiền đề để
Công ty Cổ phần Hoàng Hà tiếp tục mở rộng và phát triển ra các tỉnh
* Khái quát thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Hà
- Tên tiếng Anh: Hoang Ha Joint Stock Company
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Hoàng Hà
- Tên viết tắt: Hoangha. JSC
- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc: Lưu Huy Hà
- Điện thoại: 0913.567.701
- Trụ sở chính: Số 368 - Phố Lý Bôn - Phường Tiền Phong - TP. Thái Bình.
- Điện thoại: 036. 3842.842/3846.846
- Fax: 036.3846.908
- Website: hoanghaco.com.vn

- Email:
- Mã số thuế: 1000.272.301
- Tài khoản: 4711.000.000.2586 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Thái Bình.
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để
thực hiện các mục tiêu hoạt động của Công ty phù hợp với nghị quyết của Hội đồng
quản trị và trong phạm vi luật pháp cho phép.
*Tên chi nhánh và địa chỉ
+ Chi nhánh Cty CP Hoàng Hà tại Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên.
- Địa chỉ: Bến xe khách Hưng Yên - Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên
- Điện thoại: 0321.3515.515
* Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Hà tại Hà Nội
- Địa chỉ: Số 30 - Phố Vọng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa - Thành
phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3628.3677
* Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Hà tại Quảng Ninh
- Địa chỉ: Bến xe khách Cửa Ông - Tổ 18 - Khu 2 - Phường Cửa Ông - Thị xã
Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
- Điện thoại: 0937.460.171
Công ty cổ phần Hoàng Hà được ra thành lập từ năm 2001 đến nay đã gần mười
năm,công ty Hoàng Hà đã không ngừng phát triển nắm bắt cơ hội tạo dựng cho mình
được một thương hiệu riêng,với những nỗ lực đó của công ty đã đạt được một số tựu
rất đáng khích lệ như:
Năm 2004: + Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải
+ Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Thái Bình
+ Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình
Năm 2005: + Giải thưởng về việc làm cho thanh niên do Uỷ ban hợp tác Quốc
tế tại Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam trao tặng.
+ Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen số 19 ngày 20/12/2005.

+ Công đoàn Ngành GTVT Thái Bình tặng giấy khen
Năm 2006: + Giải thưởng Sao vàng Đất Việt do UB hợp tác Quốc tế phối hợp
với UB Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
Năm 2007: + UBND tỉnh tặng bằng khen cho giám đốc Công ty CP Hoàng
Hà vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - Xã hội khu vực ngoài quốc doanh 2 năm liên tục 2005, 2006.
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khen cho giám đốc,
chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Hà là doanh nhân tiêu biểu khối doanh
nghiệp địa phương năm 2007
+ UBND thành phố Thái Bình trao tặng danh hiệu Top 10 doanh nghiệp tiêu
biểu năm 2007.
+ Bộ GTVT tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần Hoàng Hà vì đã có thành
tích trong phong trào thi đua phát triển GTVT địa phương năm 2007.
+ Bằng khen của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam vì có thành tích "Thực hiện tốt
chính sách bảo hiểm xã hội năm 2007"
Năm 2008: + Giám đốc Công ty được nhận Kỷ niệm chương "Vì sự phát
triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam" của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam.
+ UBND thành phố Thái Bình tặng giấy khen cho Công ty Cổ phần Hoàng Hà
đã có thành tích xuất sắc trong SXKD năm 2007 (Số 12/QĐ/UB ngày 9/1/2008)
+ Cúp Sao vàng Khu vực Đồng bằng Sông Hồng năm 2008
+ Cúp Sao Vàng Đất Việt năm 2008
+ Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng -
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng.
+ UBND tỉnh tặng Bằng khen và Cup cho Công ty đạt trong Top 10 doanh
nghiệp tiêu biểu - Năm 2008.
Năm 2009: + UBND tỉnh tặng bằng khen cho công ty vì đã có thành tích
xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp phát triên kinh tế xã hội
của địa phương năm 2009
+ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khen

cho ông Lưu Huy Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty là doanh nhân tiêu
biểu khối doanh nghiệp điạ phương năm 2009
Cùng với những thành tích đó của công ty Hoàng Hà,ngày 14 tháng 12 năm 2009
công ty Hoàng Hà vinh dự được đón nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan về thăm và
làm việc tại công ty.
* Đặc điểm về nguồn vốn
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia vốn của Công ty song ta chỉ xem xét đến 2
cách phân chia đó là theo góc độ chu chuyển của vốn và theo góc độ luật pháp.
Theo góc độ luật pháp, luật doanh nghiệp không yêu cầu doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách số vốn pháp định ( tức là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm
bảo năng lực kinh doanh như trước đây nữa điều đó chỉ áp dụng cho 1 số lĩnh vực
kinh doanh đặc biệt ).
Số vốn điều lệ của Công ty là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi
vào điều lệ Công ty. Theo đó thì khi Công ty thực hiện cổ phần hoá số vốn điều lệ là
80.000.000.000 ( tám mươi tỷ đồng chẵn ).
Theo giác độ tốc độ chu chuyển của vốn ta chia vốn của Công ty thành vốn cố
định và vốn lưu chuyển. Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ song tỷ trọng của vốn
cố định rất lớn. Điều này bắt nguồn từ lĩnh vực kinh doanh của Công ty, do kinh
doanh vận tải nên vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ số xe của
Công ty và một số tài sản cố định khác.
*Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
- Hàng năm, Công ty sẽ phải trích từ lợi nhuận sau thuế của mình một khoản vào quỹ
dự trữ để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Khoản trích này không
được vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế của Công ty và được trích cho đến khi quỹ dự
trữ bằng 10% vốn điều lệ của Công ty
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
+ Ban Giám đốc
+ Ban kiểm soát:

+ Các chi nhánh: Gồm 03 Chi nhánh đặt tại các tỉnh thành: Hà Nội, Quảng Ninh. Hưng Yên.
+ 06 Phòng chức năng chuyên môn; và Xưởng bảo dưỡng sửa chữa ô tô.
Tổng số 628 cán bộ công nhân viên.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Đại hội cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có trách hiệm theo dõi giám sát
hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức cổ tức hàng năm
của Công ty, sửa đổi bổ sung điều lệ của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm của Công ty và định hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo.
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cấp có thẩm quyền cao nhất của Công ty cổ phần Hoàng
Hà giữa hai kỳ đại hội. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là bốn năm, Hội đồng quản
trị của Công ty có 7 người gồm: Một chủ tịch, một phó chủ tịch và 5 thành viên hội
đồng quản trị. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích quyền lợi nghĩa vụ của Công ty: Quyết định chiến lược
phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường,
quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế tổ chức nội bộ. Có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ phòng ban quản
lý quan trọng khác, quyết định mức lương và lợi ích cán bộ. Hội đồng quản trị ra
phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, xử lý các khoản lãi lỗ. Chỉ đạo, hỗ trợ ,
giám sát việc điều hành của Giám đốc và chức danh do Hội đồng quản trị trực tiếp
quản lý. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm
điều lệ của Công ty, những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho Công ty và
quyền lợi của các cổ đông. Tuy nhiên Hội đồng quản trị không được quyết định
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng gồm:
+ Mở rộng hoặc thay đổi phương án hoạt động kinh doanh.
+Vay tiền để đầu tư phát triển.
+ Phát hành trái phiếu, cổ phiếu theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông chấp
nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Xem xét chuẩn y đề nghị của giám đốc về chức danh: trưởng, phó các đơn vị

sản xuất.
+ Thẩm định các quyết toán tài chính và báo cáo trình đại hội cổ đông.
+ Thực hiện các quyền khác theo luật Công ty.
* Ban kiểm soát: Có chức năng nhiệm vụ sau
+ Kiểm tra sổ sách thống kê kế toán, tài sản, các bản tổng kết năm tài chính của
Công ty và đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội cổ đông khi thấy cần thiết.
+ Yêu cầu nhân viên trong Công ty cung cấp tình hình, số liệu và các thuyết
minh liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và hai phó giám đốc
Giám đốc có nhiệm vụ như sau:
+ Tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tài sản Công ty có hiệu quả, đạt được mục
tiêu do Đại hội cổ đông và Hội đồng Quản trị đề ra.
+ Căn cứ vào phương hướng phát triển Công ty do Đại hội đồng đề ra, xây
dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để trình Đại hội cổ đông quyết định. Trong quá
trình tổ chức thực hiện kế hoạch đó, giám đốc chỉ được diều chỉnh sau khi Hội đồng
Quản trị đồng ý.
+ Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, có quyền bố trí sản
xuất kinh doanh trong Công ty, quyết định quy chế trả lương cho công nhân viên và
tổ chức thực hiện.
+ Có quyền kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc đối với công
nhân viên theo đúng Luật lao động.
Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề thuộc chuyên
môn của mình.
* Các phòng ban:
Công ty gồm có 4 phòng và 2 ban: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính
kế toán, phòng kinh doanh tiếp thị, phòng vật tư kỹ thuật, ban dịch vụ và ban giám
sát.
- Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm là:
+ Đề ra mọi nội quy, quy chế lao động sản xuất và là nơi thực hiện mọi chủ
trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với người lao động.

+ Quy hoạch cán bộ theo từng thời gian ngắn, dài hạn để đề xuất lên giám đốc,
Đảng uỷ Công ty Công ty đề bạt những cán bộ công nhân viên có năng lực theo phân
cấp quản lý.
+ Quản lý hồ sơ, giải quyết các thủ tục, chế độ, theo dõi, kiểm tra và thực hiện
việc phân phối kết quả lao động và quản lý quỹ tiền lương BHXH, quỹ khen thưởng.
Bảo vệ an toàn về an ninh chính trị, kinh tế cho Công ty.
+ Quản lý hành chính, giao dịch tiếp khách, tiếp chuyển và lưu giữ văn thư,
con dấu, bảo quản thiết bị văn phòng, tổ chức khám điều trị mua bảo hiểm y tế cho
CBCNV trong Công ty, mua sắm vật phẩm và trang thiết bị văn phòng.
- Phòng vật tư kỹ thuật có chức năng sau:
+ Tham mưu cho giám đốc Công ty về theo dõi quản lý tình trạng kỹ thuật của từng
đầu xe.
+ Lập kế hoạch theo dõi ngày xe tốt, lập kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch sửa
chữa bảo dưỡng xe.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phương phương tiện, thanh lý phương tiện và
trang thiết bị kỹ thuật.
+ Theo dõi giấy phép lưu hành xe, bảo hiểm phương tiện và giải quyết các vụ tai
nạn giao thông.
+ In ấn và bảo quản vé, phơi lệnh và các biểu bảng phục vụ cho công tác quản lý
Công ty.
- Phòng tài chính kế toán có chức năng, nhiệm vụ sau:
Đảm bảo nguyên tắc bảo toàn sử dụng vốn, hạch toán thu chi tài chính trong
phạm vi Công ty, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát những chi tiêu pháp lệnh tài
chính. Đồng thời là phòng phản ánh chính xác, kịp thời liên tục cho Ban giám đốc về tình
hình biến động của vốn, nguồn vốn, tài sản. Tính toán cụ thể mọi chi phí sản xuất kinh
doanh, giá thành vé, cước vận chuyển, kết quả lỗ lãi và các khoản mục thanh toán đối với
ngân sách và cấp trên.
- Phòng kinh doanh và tiếp thị:
Đánh giá tình hình Công ty và lập kế hoạch mới cho thời gian tiếp theo.
Phòng kinh doanh tiếp thị bao gồm cả tổng đài Công ty. Tổng đài Công ty gồm 2

bộ phận là tổng đài Thái Bình và Hoàng Hà taxi
Các tổng đài có nhiệm vụ giữ liên lạc giữa khách hang và đơn vị vận tải của Công
ty. Đồng thời tổng đài có nhiệm vụ ban hành các chỉ thị từ phòng quản lý và điều hành
taxi để điều phối công việc các xe taxi.
* Ban giám sát:
Ban có chức năng kiểm tra tình hình hoạt động của hai đoàn xe và kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các phòng. Thông báo cho giám đốc tình
hình thực tế kế hoạch và những vấn đề phát sinh ( nếu có ). Khác với Ban kiểm soát
chỉ hoạt động bán chuyên trách. Ban giám sát hoạt động chuyên trách và liên tục.
* Ban dịch vụ kỹ thuật:
Ban thực hiện chức năng quản lý kinh doanh dịch vụ ngoại vận tải hành
khách như: bảo dưỡng sửa chữa các cấp trung đại tu, kinh doanh khai thác bến đỗ xe
trông xe, kinh doanh xăng, dầu, mỡ, dịch vụ ăn uống nhà nghỉ.
* Các đoàn xe:
Có chức năng vận tải hành khách theo lệnh vận chuyển là lực lượng lao động
trực tiếp. Thông qua quá trình vận chuyển hành khách mà đem lại doanh thu cho
Công ty.Các đoàn xe thực hiện các chuyến xe đúng tuyến, đúng bến đỗ, đúng thời
gian nhất là các chuyến chất lượng cao. Ngoài ra các đoàn có thể nhận hợp đồng chở
xe tăng hệ số sử dụng xe cũng như tăng thu nhập cho Công ty và lái xe
Thông qua tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty, ta thấy có
sự phân công nhiệm vụ rõ rang giữa các phòng, song vẫn có sự phối hợp giữa các
phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như ra các quyết định.
Sơ đồ tổ chức
2.2.Kết quả hoạt động kinh đoanhịch vụ vận chuyển hành khách tại công
ty
2.2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách của
đơn vị
Công ty Cổ phần Hoàng Hà được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh
doanh số 080300023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp ngày 25 tháng 9
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kinh
doanh
tiếp thị
Phòng
vật tư
kỹ
thuật
Ban
dịch
vụ kỹ
thuật
Ban
giám
sát
Đoàn
xe
năm 2001 và cấp lại lần thứ 7 ngày 22 tháng 9 năm 2008. Với các ngành nghề kinh
doanh sau:
- Mua bán hàng nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng (dụng cụ gia đình).
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng.

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, xe Taxi.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe tải liên tỉnh và nội tỉnh.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống đầy đủ.
- Kinh doanh siêu thị.
- Mua bán ô tô, xe máy (cũ, mới)
- Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.
- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Mua bán các chất bôi trơn và làm sạch động cơ
- Xây dựng các công trình dân dụng.
- Kinh doanh Bến, bãi đỗ xe
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
- Cho thuên văn phòng và cho thuê nhà.
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong
việc sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa,tăng lợi tức cho các cổ đông, tạo
việc làm và thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước,phát
triển công ty ngày càng lớn mạnh.
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh
theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
*Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh
Một doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường hay
không tuỳ thuộc rất lớn khả năng xâm nhập thị trường, mở rộng chủng loại mặt hàng
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu thế lực để đẩy mạnh sức cạnh tranh
của Công ty.
Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh là một biện pháp mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phải nghĩ tới khi tìm cách tăng sức cạnh tranh của mình. Tuy nhiên
vì đặc thù kinh doanh của Công ty là vận tài hành khách, vì thế đa dạng hoá mặt hàng
kinh doanh thực chất là sự mở rộng danh mục mặt hàng của Công ty.
Do đặc thù địa hình, Thái Bình không có vận tải đường sắt và đường hang

không do đó vận tải đường bộ luôn chiếm ưu thế, không bị đe doạ bởi các hình thức
vận tải khác, đây cũng là một trong những ưu thế cho Công ty.Tuy nhiên, Công ty
vẫn phải nghiên cứu thực hiện các chiến lược đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của
mình để nâng cao sức cạnh tranh.
Hiện nay, Công ty kinh doanh 3 loại hình dịch vụ đó là xe tuyến ( khách liên
tỉnh ), xe bus và taxi. Để cạnh tranh trên thị trường Công ty có thể đa dạng hoá theo
các hướng sau:
Thực hiện chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: tức là thêm vào những hoạt
động mới tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới các liên hệ với nhau trong sản phẩm hay
dịch vụ mới có liên hệ với nhau trong sản phẩm, dịch vụ hiện hữu phù hợp với công
nghệ và Marketing. Công ty cần tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cho thuê xe
tránh để xe nhàn rỗi, theo nghiên cứu gần đây cho thấy kinh doanh vận tải phục vụ
khách VIP là một hoạt động còn khá mới mẻ nhưng lại rất nhiểu tiềm năng trên thị
trường Việt Nam. Khảo sát của Autonet cho thấy vài năm qua dịch vụ cho thuê xe tự
lái hay có lái ở các thành phố lớn phát triển chóng mặt nhưng vẫn không thể đáp ứng
đủ nhu cầu vào các ngày cao điểm cuối tuần, nghỉ lễ tết.. Một bộ phận không nhỏ
hưởng dịch vụ này là các khách VIP, các doanh nhân, Công ty… chưa đủ điều kiện
mua xe hoặc muốn đầu tư tài chính vào những hoạt động cấp thiết hơn. Trước tình
hình đó, Công ty nên đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải đặc biệt cho những
đối tượng khách hàng đặc biệt này. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu này, Công ty mà
còn hướng đến những doanh nghiệp, cá nhân khác có nhu cầu.
Bên cạnh đó Công ty cũng nên nghiên cứu và thực hiện chiến lược đa dạng
hoá tổ hợp đó là thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau.
Theo chiến lược này, Công ty nên mở rộng triển khai các hoạt động thương mại dịch
vụ mà hiện nay ở Thái Bình chưa phát triển tốt như kinh doanh siêu thị, nhà hàng
khách sạn và dịch vụ ăn uống. Do trước đây Thái Bình là một tỉnh thuần nông, thu
nhập người dân còn thấp nên các dịch vụ này chưa phát triển nhiều, mà nếu có thì
cũng nhỏ lẻ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế,
thu nhập và mức sống của người dân cũng được nâng cao, vì vậy, nhu cầu được nghỉ
ngơi, phục vụ cũng tăng theo. Do đó, đây có thể được cho là một lĩnh vực mới cần

được quan tâm và phát triển.
Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu để
mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh
tranh. Song để có thể đa dạng hoá một cách có hiệu quả thì Công ty phải tăng cường
các biện pháp kỹ thuật, các hoạt động thu nhập, xử lý thông tin thị trường, mở rộng
quan hệ hợp tác với các đối tác trong kinh doanh.
Sản phẩm chính của Công ty cổ phần Hoàng Hà là dịch vụ vận tải hành khách.
Là sản phẩm dịch vụ nó có đầy đủ đặc điểm của hàng hoá dịch vụ, ngoài ra đối tượng
vận tải của Công ty lại là con người chứ không phải là hàng hoá do đó sản phẩm còn
có đặc điểm riêng.
Đặc điểm của dịch vụ vận tải là sản phẩm không hiện hữu, quá trình sản xuất
và tiêu dung gắn liền với nhau, không Công ty dự trữ, khó đánh giá được chất lượng.
Sản phẩm vận tải chỉ được đánh giá thông qua sự cảm nhận của con người qua các
giác quan khi họ tiêu dung sản phẩm.
Các đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến Công ty cổ phần Hoàng Hà. Đầu tiên
đó là việc khó khăn trong đánh giá chất lượng sản phẩm, và so sánh chất lượng sản
phẩm với Công ty khác, nó yêu cầu Công ty phải quan tâm tới việc xác định chất
lượng sản phẩm cho đúng cho hợp lý. Vì quá trình sản xuất và tiêu dung gắn liền nên
Công ty phải có biểu đồ vận chuyển hợp lý vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách kịp
thời nhất vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, đối tượng vận chuyển là con người, cho nên ảnh hưởng của các yếu
tố tâm lý, văn hoá, phong tục trở nên rõ nét chẳng hạn như xem ngày giờ đi, hay việc
thời tiết tốt xấu cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của hành khách. Việc quản lý ở các
đầu bến xe hiện nay cũng quyết định đến chất lượng vận tải. Việc kinh doanh vận tải
luôn gắn với phương tiện là xe ôtô, yêu cầu chất lượng xe cũng được luật pháp nước
ta quy định rất chặt chẽ.
Về lĩnh vực kinh doanh, Công ty hoạt động trong 3 lĩnh vực đó là dịch vụ xe
khách chất lượng cao liên tỉnh, dịch vụ taxi và dịch vụ xe bus.
Thống kê các kết quả kinh doanh là rất cần thiết để xác định hiệu quả kinh doanh của
Công ty nói chung và hiệu quả kinh doanh các loại dịch vụ nói riêng.

Sau hơn 9năm hoạt động, Công ty cổ phận Hoàng Hà đã đạt được nhiều thành
công đáng khích lệ. Công ty không ngừng lớn mạnh, đổi mới toàn diện và cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, cả số lượng và chất lượng, cả quy mô tổ chức đến phương tiện
vận tải. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất được thể
hiện trong bảng dưới đây:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Hà từ năm
2007- 2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu 39.589.217.510 61.683.470.189 85.531.765.812
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần 39.589.217.510 61.683.470.189 85.531.765.812
4. Giá vốn hang 31.181.047.269 50.015.243.511 65.757.241.482
5. Lợi nhuận gộp 8.408.170.241 11.668.226.678 19.774.524.330
6.DT từ HĐ tài chính 17.849.969 29.946.172 73.378.254
7. Chi phí tài chính 3.402.317.435 6.772.100.789 5.772.068.636
8. Chi phí bán hang
9. Chi phí QLDN 3.834.551.351 5.218.334.238 6.757.313.720
10. Lợi nhuận thuần 1.189.151.424 (292.262.177) 7.318.520.228
11. Thu nhập khác 2.142.979.227 2.752.787.579 7.772.938.951
12. Chi phí khác 2.370.122.494 1.772.181.506 7.022.623.255
13. Lợi nhuận khác ( 227.143.267 ) 980.606.073 700.315.696
14. Tổng LN trước thuế 962.362.284 688.343.896 8.018.835.924
15. Chi phí thuế TNDN 269.362.284 558.216.808
16. Lợi nhuận sau thuế 692.645.873 688.343.893 7.460.619.116
Đơn vị: đồng Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Số lượng phương tiện vận tải qua các năm:
2007 2008 2009
Xe đầu kỳ 175 220 258
Xe mới mua 50 54 59
Xe thanh lý 5 16 7

Xe cuối kỳ 220 258 310
Đơn vị: xe Nguồn: Phòng kinh doanh
Sản lượng vận tải qua các năm:
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Lượt xe Lượt xe 34.780 36.120 39.850
Lượt hành khách Lượt hành khách 475.958 486.285 501.488
Nguồn: phòng tài chính kế toán
*Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 22.094.252.679 55.8 23.848.295.623 38.6
GVHB 18.834.196.242 60.4 15.741.997.971 31.4
Lợi nhuận gộp 3.260.056.437 38.7 8.106.297.652 69.4
Chi phí kinh doanh 4.753.566.241 65.6 538.947.329 4.49
Thông qua phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu ta thấy:
Tổng doanh thu và doanh thu thuần của Công ty năm 2008 tăng so với năm
2007 là 22.094.252.679 đồng tương ứng 55.8% nhưng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của giá
vốn hang bán 60.4% như vậy là không tốt, ảnh hưởng làm giảm bớt lợi nhuận của
Công ty. Vậy Công ty cần tìm biện pháp làm giảm giá vốn hang bán.
Năm 2008 chi phí kinh doanh tăng 65.6% so với năm 2007 và lớn hơn tỷ lệ
lãi gộp, Công ty cần xem xét giảm chi phí kinh doanh.
Năm 2009 so với năm 2008:
Tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu ( doanh thu tăng
38.6%, giá vốn hàng bán tăng 31.4% ). Như vậy là đã có tiến bộ trong công tác quản
lý kinh doanh của Công ty ( chi phí kinh doanh của Công ty chi phí 4.49% ). Như
vậy là đã có tiến bộ trong công tác quản lý kinh doanh của Công ty ( chi phí kinh
doanh của Công ty chỉ tăng 4.49%.
Nhìn chung, doanh thu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, đây là

một tín hiệu đáng mừng của Công ty.
Sở dĩ doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước là bởi vì Công ty luôn đổi
mới cũng như mua thêm trang thiết bị phục vụ hành khách, lượng hành khách do đó
cũng tăng lên:
Đầu năm 2007 Công ty mới chỉ có 175xe thì cuối năm 2008 đã tăng lên 258xe và đạt
được 310xe vào năm 2009. Cùng với đó lượt hành khách cũng như lượt xe cũng tăng
trong 3 năm qua. Lượt xe và lượt hành khách năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.85%
và 2.16% , năm 2009 tăng 10.3% và 3.12% so với năm 2008
*Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm chi phí hoạt động tài chính và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ của Công ty bao gồm:
- Chi phí về nhiên liệu ( xăng, dầu )
- Chi phí về khấu hao sửa chữa thường xuyên.
- Chi phí săm lốp, ắc quy.
- Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, mua bảo hiểm thân vỏ xe.
- Một số loại chi phí phát sinh khác.

×