Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 150 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ NGỌC DƯƠNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BN LẬU HÀNG
HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Trình


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Trình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, kiểm soát viên
và người lao động tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Dương


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ..........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ .....................................................................................................viii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Danh mục hình ..........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong đấu tranh
chống buôn lậu ............................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu ................. 6

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm của bn lậu hàng hóa ................................................... 6


2.1.2.

Khái niệm về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu .................... 15

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu ............ 19

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu ..... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu ............. 28

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước, tổ chức trên thế giới ...................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam .......................................... 31

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ.......................... 35

iii



2.2.4. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................................. 37
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 39
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .................................................................. 39

3.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................... 39

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng .................................................................................... 40

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 41

3.1.4.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động buôn
lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46

3.2.1.


Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu ................................................... 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 52
4.1.

Thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............................................. 52

4.1.1.

Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......................... 52

4.1.2.

Một số vụ việc bn lậu điển hình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn năm 2016-2018 .................................................................................... 56

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 58


4.2.1.

Thực trạng ban hành văn bản, chính sách pháp luật về chống bn lậu ......... 58

4.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu ................................... 61

4.2.3.

Lập kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu .......................................... 63

4.2.4.

Kết quả triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu .................... 67

4.2.5.

Công tác thanh tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu ................................. 77

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 83

4.3.1.

Yếu tố thuộc về chính sách pháp luật trong chống buôn lậu .......................... 83

4.3.2.


Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý .................................................................... 88

4.3.3.

Yếu tố thuộc về nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng
...................................................................................................................... 99

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống
bn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................... 103

iv


4.4.1.

Hoàn thiện cơ chế thực hiện các văn bản pháp luật pháp luật liên quan
đến quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu ................................. 104

4.4.2.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống buôn lậu ....... 106

4.4.3.

Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường có năng lực, trình độ và phẩm
chất đạo đức ............................................................................................... 109


4.4.4.

Tăng cường nguồn lực phục vụ công tác chống buôn lậu ............................ 111

4.4.5.

Tăng cường phối hợp của các cơ quan trong công tác chống buôn lậu ......... 113

4.4.6.

Nâng cao kết quả hoạt động thanh tra, giám sát ........................................... 114

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 117
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 117

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 118

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ ............................................................................. 118

5.2.2.

Kiến nghị Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính .................................................. 119

5.2.3.


Kiến nghị với Bộ Cơng an .......................................................................... 119

5.2.4.

Kiến nghị với Tổng cục Quản lý thị trường ................................................. 120

5.2.5.

Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ ............................................................. 120

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 122
Phụ lục ................................................................................................................... 126

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCĐ 389

Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

BKS

Biển kiểm sốt


CB, CC

Cán bộ, cơng chức

GTVT

Giao thơng vận tải

HC

Hành chính

KCN

Khu cơng nghiệp

KSV

Kiểm sốt viên



Lao động

QL

Quốc lộ

QLTT


Quản lý thị trường

SX&BB

Sản xuất và buôn bán

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dân số và lao động ước năm 2018......................................41
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế của tỉnh Phú Thọ ................................42
Bảng 3.3. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2018 ....................................................43
Bảng 3.4. Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Phú Thọ .............................................43
Bảng 3.5. Tuyến vận tải đường sông .........................................................................44
Bảng 3.6. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp...........................................47
Bảng 3.7. Phân bổ điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ....................................................49
Bảng 4.1. Tổng hợp về số vụ buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
năm 2016-2018 .........................................................................................52
Bảng 4.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về
chống buôn lậu của Trung ương từ năm 2010 đến năm 2018 .....................58
Bảng 4.3. Văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về chống buôn lậu
của tỉnh Phú Thọ .......................................................................................60
Bảng 4.4. Chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra chống buôn lậu của lực lượng QLTT
tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2016-2018 .....................................................65
Bảng 4.5. Bảng thể hiện thông tin, tuyên truyền ........................................................68

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền ....................................70
Bảng 4.7. Kết quả điều tra khảo sát công tác tuyên truyền .........................................71
Bảng 4.8. Nội dung phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực
lượng Quản lý thị trường ...........................................................................73
Bảng 4.9. Kết quả điều tra khảo sát công tác phối hợp chống buôn lậu ......................74
Bảng 4.10. Kết quả chống buôn lậu của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ..........................76
Bảng 4.11. Thanh tra hoạt động quản lý thị trường trong giai đoạn 2016-2018 ............78
Bảng 4.12. Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2018 của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ............... 82
Bảng 4.13. Cơ cấu lao động theo trình độ của lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ ..............89
Bảng 4.14. Bảng điều tra đánh giá công tác đào tạo .....................................................90
Bảng 4.15. Biên chế công chức Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.................................91
Bảng 4.16. Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi ......................................................94
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm của Chi cục QLTT
tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2016-2018 .....................................................98
Bảng 4.18. Tổng hợp đối tượng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
năm 2016-2018 ....................................................................................... 100
Bảng 4.19. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàng lậu ................................................ 101

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thống kê các mặt hàng buôn lậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ giai đoạn năm 2016-2018 .................................................................55
Biểu đồ 4.2. Kết quả chống buôn lậu của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ giai
đoạn năm 2016-2018...............................................................................77
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu trình độ của lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ .................................89

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Logic của khái niệm quản lý tổ chức ......................................................... 17

Sơ đồ 4.1. Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 62
Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường ................................. 64
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ cơ quan phối hợp chống buôn lậu .................................................... 72
Sơ đồ 4.4. Tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ................... 93

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ ..................................................................39
Hình 4.1. Lực lượng Quản lý thị trường thu giữ xe đạp điện nhập lậu .........................54
Hình 4.2. Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ kiểm tra hàng hóa lưu thơng ............................55
Hình 4.3. Cơng chức, kiểm sốt viên Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ .........................92
Hình 4.4. Phương tiện phục vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục
QLTT tỉnh Phú Thọ .....................................................................................95
Hình 4.5. Thuốc tân dược nhập lậu được quảng cáo tràn lan trên mạng...................... 102

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Ngọc Dương
Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống bn lậu hàng hóa
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa; (2)

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong đấu tranh chống bn lậu hàng hóa của Chi
cục QLTT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018; (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới
cơng tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống bn lậu hàng hóa của Chi cục QLTT
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn năm 2016-2018; (4) Đề xuất giải pháp tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ
cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như: các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các
ngành, các cấp, các trang web... có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu
sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc
các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của các mẫu, nghiên cứu tiến hành
chọn mẫu điều tra là 150 mẫu, bao gồm: 60 đơn vị kinh doanh (18 doanh nghiệp; 42 hộ
kinh doanh) và 30 người tiêu dùng tại 4 huyện, thành thị (TP.Việt Trì, Tx.Phú Thọ,
H.Đoan Hùng và H.Thanh Thủy); 50 cơng chức, kiểm soát viên Quản lý thị trường; 10
lãnh đạo Sở, cơ quan phối hợp. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong
nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh làm rõ thực trạng
quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn
lậu gồm hệ thống khái niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số
địa phương ở Việt Nam, một số bài học được rút ra nhằm làm rõ hơn quản lý nhà nước
về đấu tranh chống buôn lậu và định hướng cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tiếp theo.

ix


Nghiên cứu cho thấy, quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu đã đạt được
một số thành tựu góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động bn lậu, góp phần thúc đẩy
kinh tế địa phương phát triển, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và người kinh

doanh. Bên cạnh các kết quả đạt được, quản lý nhà nước về chống bn lậu cịn nhiều
hạn chế, bất cập như: hệ thống văn bản, chính sách pháp luật còn chưa rõ ràng, các chế
tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, khung xử phạt quá rộng khó định lượng; nguồn lực cho
công tác đấu tranh chống buôn lậu còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế;…
Về lý luận, nghiên cứu quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu bao gồm
các vấn đề: (1) Ban hành các văn bản, chính sách pháp luật về chống bn lậu; (2) Tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu; (3) Lập kế hoạch công tác đấu tranh
chống buôn lậu; (4) Triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu; (5) Thanh
tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
chống bn lậu xét theo khía canh lý luận gồm có: (1) Thuộc về văn bản, chính sách
pháp luật về chống bn lậu; (2) Thuộc về chủ thể quản lý (năng lực, trình độ, phẩm
chất của cơng chức, kiểm sốt viên tham gia cơng tác đấu tranh chống buôn lậu; nguồn
lực chống buôn lậu; sự phối hợp chống buôn lậu); (3) Nhận thức, ý thức của người kinh
doanh, người tiêu dùng.
Để tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, nhằm góp phần thiết thực vào việc làm bình ổn thị trường, tạo mơi trường
kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất
và người tiêu dùng trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp: (1) Hoàn thiện hệ
thống pháp luật liên quan đến chống buôn lậu; (2) Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật chống buôn lậu; (3) Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường có năng
lực, trình độ và phẩm chất đạo đức; (4) Tăng cường nguồn lực chống buôn lậu; (5) Tăng
cường phối hợp trong công tác chống buôn lậu; (6) Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
tra, giám sát.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Ngoc Duong
Thesis title: Strengthen state management in combating smuggling of goods in Phu

Tho province
Major: Economic Management

Code:8340410

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives
This study aims to address the following specific objectives: (1) Systematizing the
theoretical and practical basis of state management in in combating smuggling of goods;
(2) Assessment of the state management in combating smuggling of goods by the
Market Management Department of Phu Tho province in the period of 2016-2018; (3)
Analyzing the factors affecting the state management in the fight against smuggling of
goods by the Market Management Department of Phu Tho province in the period of
2016-2018; (4) Proposing solutions to strengthen state management in combating
smuggling of goods in Phu Tho province in the coming time.
Research methods
Study use flexible databetween secondary data and primary data. Secondary data
is collected from various sources such as: books, magazines, newspapers, reports of
branches, websites ... related to the research content. Primary data is collected by in-depth
interview tools, structured interviews, and semi-structured interview. To ensure the
representative of the samples, the study selected a sample of 150 objectives, including: 60
business units (18 enterprises; 42 business households) and 30 consumers in 4 districts
and cities (Viet Tri City, Phu Tho district, Doan Hung district and Thanh Thuy district);
50 market managers and controllers; 10 Department leaders, coordinating agencies. The
methods of data analysis used in the study are descriptive statistical methods and
comparison methods to clarify the state management situation in combating smuggling of
goods in Phu Tho province.
Results and conclusion
Study clarified the theoretical framework of state management in combating
smuggling of goods, including the concept system, characteristics, content and factors

affecting state management in combating smuggling of goods. Based on the study of
experiences of some localities in Vietnam, lessons are drawn to clarify state
management in combating smuggling of goods for Phu Tho province in the next time.

xi


Study shows that state management in combating smuggling of goods has reach a
number of achievements, contributing to preventing and repelling smuggling activities,
promoting the local economy and ensuring the interests of consumers and business. In
addition to the achieved results, the state management on anti-smuggling has many
limitations and shortcomings such as: legal documents and policies are still unclear,
sanctions are not enough to deter, frame of punishment is too difficult to quantify;
resources for combating smuggling of goods have not met the actual requirements;
In theory, research on state management in combating smuggling of goods
includes the following issues: (1) Promulgating legal documents and policies on antismuggling; (2) Organize the state management apparatus for anti-smuggling; (3)
Planning combating smuggling of goods; (4) Implementing the combating smuggling of
goods; (5) Inspection of activities against smuggling. Factors affecting state
management on anti-smuggling in terms of theory include: (1) Belonging to legal
documents and anti-smuggling policies; (2) Belong to the management entity
(competence, qualifications and qualities of civil servants and controllers who
participate in the fight against smuggling; anti-smuggling resources; the coordination
against smuggling); (3) Awareness and awareness of business people and consumers.
To strengthen state management in combating smuggling of goods in Phu Tho
province, to contribute practically to stabilizing the market, creating a healthy business
environment, promoting economic development, ensuring benefits for producers and
consumers in the future, need to implement well the solutions: (1) Perfecting the legal
system related to anti-smuggling; (2) Strengthen propaganda and dissemination of antismuggling laws; (3) Building a market management force with moral qualifications,
qualifications and qualities; (4) Strengthen anti-smuggling resources; (5) Strengthen
coordination in anti-smuggling work; (6) Improve the effectiveness of inspection and

supervision activities.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều hàng rào thuế
quan, nhiều biện pháp tự vệ mang tính quốc gia được xóa bỏ, các doanh
nghiệp nước ngoài được mở rộng cửa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam
với những chính sách ưu đãi, với những thủ tục hành chính trong xuất, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, ngồi những thành
tựu đáng ghi nhận về sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn, cản trở phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đất
nước. Một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến nền sản xuất trong
nước và ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Việt Nam là sự tồn tại và gia
tăng tình trạng bn lậu. Tình trạng bn lậu hàng hóa là một trong những vấn
đề nhức nhối của xã hội. Hàng nhập lậu làm suy giảm niềm tin của người tiêu
dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm cho sản xuất trong
nước bị đình trệ dẫn đến nhiều doanh ngiệp sản xuất bị phá sản vì khơng bán
được hàng hóa. Hàng nhập lậu làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, làm
bất ổn xã hội ở những vùng mà buôn lậu phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, hiện nay hàng nhập lậu có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội. Hàng nhập lậu được bày bán tràn lan trên thị trường, có giá
rẻ cùng với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, kỹ thuật sản xuất ngày
càng hiện đại nhưng chất lượng lại không được một cơ quan nào chứng nhận.
Chính vì vậy, hàng nhập lậu đã và đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với nền
sản xuất, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
và lợi ích người tiêu dùng. Hàng nhập lậu gồm nhiều chủng loại từ hàng hóa
thơng thường đến hàng cấm kinh doanh như: vũ khí, thuốc nổ, ma túy, văn hóa

phẩm độc hại… có nguy cơ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến an ninh
quốc phịng. Do vậy, cơng tác đấu tranh chống buôn lậu đang trở thành một
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của
thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như bảo vệ lợi ích
chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 29/12/1997 Hội nghị lần thứ tư
BCHTW Đảng (khoá VIII) đã chỉ rõ: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan

1


chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện
pháp chống bn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội
địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu. Tập trung triệt phá các đường dây bn lậu
móc nối giữa gian thương và các cơ quan, tổ chức nhà nước”.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc
vào Thủ đơ nên tình trạng hàng nhập lậu được vận chuyển qua địa bàn rất phức
tạp. Hàng nhập lậu tại Phú Thọ chủ yếu được vận chuyển từ Lào Cai qua địa
bàn tỉnh về Hà Nội và từ Hà Nội về các tỉnh Tây Bắc. Trước tình hình đó, thực
hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh Ủy,
UBND tỉnh Phú Thọ, lực lượng Quản lý thị trường đã thường xuyên duy trì và
đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đấu tranh chống buôn lậu, phát hiện, xử
lý và triệt phá được những đường dây buôn lậu lớn, thu nộp được nhiều tỷ đồng
cho ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào việc lành mạnh thị trường, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác đấu tranh chống bn lậu hàng hóa dù đã được đẩy
mạnh nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tình trạng bn lậu trên địa bàn
tỉnh trong những năm gần đây khơng những khơng giảm mà có chiều hướng
tăng lên với phương thức, thu đoạn ngày càng phức tạp, tinh vi. Cơng tác điều

tra, mua tin cịn yếu; kết quả kiểm tra xử lý chưa được cao, việc dự báo tình
hình thị trường cịn nhiều mặt thiếu sót. Việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm còn chưa triệt để. Cơng tác phối hợp cịn thiếu chặt chẽ, chưa được
thường xuyên liên tục. Hàng nhập lậu vẫn hàng ngày len lỏi vào ngõ ngách của
thị trường gây tâm lý bức xúc trong dư luận. Theo báo cáo tổng kết năm 2016,
2017 và 2018 của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ, về tổng số vụ kiểm
tra: năm 2016 là 130 vụ, năm 2017 là 140 vụ, năm 2018 là 145 vụ; về số tiền
phạt vi phạm hành chính: năm 2016 là 498.300.000 đồng; năm 2017 là
782.500.000 đồng, năm 2018 là 787.100.000 đồng; về giá trị hàng hóa vi phạm:
năm 2016 là 1.379.029.000 đồng; năm 2017 là 2.185.019.500 đồng, năm 2018
là 2.474.852.000 đồng. Qua số liệu trên, có thể thấy tình trạng bn lậu ngày
càng tăng, số vi phạm bị xử phạt năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ
tình trạng kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu khơng giảm mà có xu hướng
tăng lên. Vấn đề đặt ra là cần tăng cường quản lý nhà nước của cơ quan Quản

2


lý thị trường trong công tác chống buôn lậu, nhằm ngăn chặn tiến tới đẩy lùi
và xóa bỏ vấn nạn này.
Từ kinh nghiệm thực tiễn công tác tại Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ cùng
với hệ thống kiến thức được trang bị từ nhà trường, học viên đã đề xuất hướng
nghiên cứu và đã được giáo viên hướng dẫn cùng với Lãnh đạo Chi cục khuyến
xác định đề tài:"Tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn
lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" làm nội dung nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước trong đấu tranh chống bn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong đấu

tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong đấu
tranh chống bn lậu hàng hóa;
(ii) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong đấu tranh chống bn lậu
hàng hóa của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018;
(iii) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước
trong đấu tranh chống bn lậu hàng hóa của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
năm 2016-2018;
(iv) Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đấu
tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong
đấu tranh chống bn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Đội, cơng chức, kiểm
sốt viên Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo Sở, cơ quan, đơn vị phối
hợp; Doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng tại 4 huyện, thành thị
nghiên cứu.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà
nước trong đấu tranh chống buôn lậu của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ, từ đó đề
xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên toàn tỉnh
Phú Thọ.
Về số liệu thứ cấp sẽ được thu thập, tổng hợp thông qua các báo cáo tháng,

quý, năm của Phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp và Phịng Tổ chức-Hành chính của Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Về số liệu sơ cấp sẽ thu thập thông qua bằng khảo sát các hộ kinh doanh,
doanh nghiệp tại 4 đơn vị đại diện tỉnh Phú Thọ là: Thành phố Việt Trì, Thị xã
Phú Thọ, Huyện Đoan Hùng và Huyện Thanh Thủy.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn năm
2016-2018. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2018. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu cho giai đoạn năm
2020-2025. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(i) Thực trạng Quản lý nhà nước trong công tác chống buôn lậu của Chi cục
Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ diễn ra như thế nào?
(ii) Những yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước trong công tác đấu
tranh chống buôn lậu của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ trên địa bàn là gì?
(iii) Những giải pháp cần đề xuất để tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước trong công tác đấu tranh chống bn lậu hàng hóa trong thời gian tới là gì?
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận và học thuật: Luận văn làm sáng tỏ được phương pháp tiếp
cận và khung phân tích cho nghiên cứu quản lý nhà nước trong đấu tranh chống
buôn lậu. Rút ra khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước trong chống
buôn lậu và làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác đấu tranh chống buôn lậu. Luận văn cũng đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong chống buôn lậu, tổng hợp và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu.
Luận văn đã xác định được các nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước trong

4


chống bn lậu và phần nào khái qt hóa những kinh nghiệm quản lý nhà nước

trong chống buôn lậu của một số tỉnh ở Việt Nam từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Phú Thọ.
Về thực tiễn: Luận văn đã cung cấp được cơ sở dữ liệu về công tác chống
buôn lậu ở tỉnh Phú Thọ. Luận văn đã làm rõ đặc điểm hệ thống quản lý nhà
nước trong đấu tranh chống buôn lậu và đánh giá được những thành công, những
bất cập của các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước khi
triển khai thực hiện ở tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số
quan điểm, chỉ ra một số định hướng và xác định mục tiêu cùng các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu ở tỉnh Phú
Thọ. Các giải pháp này được triển khai đồng bộ cùng với việc điều chỉnh từ
Trung ương sẽ có giá trị đóng góp rất lớn vào hiệu quả quản lý nhà nước, góp
phần phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn bn lậu, góp phần
bảo vệ quyền lợi chính đáng của thương nhân và sức khỏe của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu, các gợi ý về chính sách, các giải
pháp có giá trị tham khảo để quản lý thị trường thực hiện đấu tranh chống bn
lậu ở các tỉnh có đặc điểm tương tự.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẤU TRANH
CHỐNG BN LẬU
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bn lậu hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm về bn lậu hàng hóa, hàng hóa nhập lậu
Bn lậu là hiện tượng kinh tế-xã hội xuất hiện và tồn tại phát triển
trong hoạt động thương mại của xã hội loài người. Đây là một hiện tượng kinh
tế-xã hội tiêu cực, buôn lậu xuất hiện cùng với sự ra đời của bộ máy nhà nước
và hàng rào thuế quan quản lý hoạt động thương mại ở mỗi quốc gia; là hoạt

động kinh tế bất hợp pháp, mục đích là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất.
Việc nhìn nhận đánh giá hiện tượng bn lậu ở từng giai đoạn lịch sử và mỗi
quốc gia cũng khác nhau.
Ở Việt Nam thuật ngữ “bn lậu” đã có từ lâu trong dân gian và đã được
các nhà ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa: “buôn lậu là các hành vi buôn
bán hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm” hoặc là “mua bán những mặt hàng
cấm và trốn đóng thuế theo quy định” có nghĩa là trong kinh doanh bn bán,
nếu có các hành vi trốn lậu, gian lận... thì đều được xem là buôn lậu. Quan
niệm trên đây đến nay vẫn tồn tại phổ biến trong nhận thức của nhiều người
Việt Nam. Nói về bn lậu người ta nghĩ ngay đến việc buôn bán hàng quốc
cấm, trốn lậu thuế, buôn bán không trong sáng, buôn gian bán lậu. Khác với
nhận thức trên, trong Từ điển tiếng Anh, buôn lậu (smuggling) được giải thích
là: “Hành vi mang hàng hóa một cách bí mật và khơng hợp pháp vào hoặc ra
khỏi một nước mà không chịu trả thuế quan”.
Hiện nay thuật ngữ “buôn lậu” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tại
Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “Tội bn lậu”, theo đó tội
bn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp
sau đây: Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá quý; Di vật, cổ
vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

6


Theo Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(1995), buôn lậu là:
1. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại
tệ, kim khí và đá q, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa mà Nhà
nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên
giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan.

2. Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hóa ở trong nước mà
Nhà nước cấm kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày
19/11/2015), hàng hóa nhập lậu gồm:
- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của
pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện
mà khơng có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thơng trên thị trường;
- Hàng hóa nhập khẩu khơng đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục
hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa
khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thơng trên thị trường khơng có hóa đơn,
chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ
nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về
quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu
nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem
dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Buôn lậu xuất hiện trước hết là do những mâu thuẫn cơ bản của sự phát
triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đó là sự lạc hậu về kinh tế, tình trạng
khơng đồng nhất giữa các nước, nhất là các nước trong khu vực về sức sản
xuất, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế
hóa việc phân cơng lao động sản xuất mang tính chun mơn hóa đã làm tiết

7



kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, sự chênh
lệch quá lớn về giá thành sản phẩm giữa các nước trong khu vực tạo ra lợi nhuận
siêu ngạch cho người làm lưu thông hàng hóa. Đây chính là điều kiện sâu xa làm
cho bn lậu tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan. Với bản chất là
một hoạt động kinh tế bất hợp pháp mang tính xã hội, bn lậu ln chịu sự tác
động của các quy luật kinh tế. Việc quan niệm về buôn lậu của từng quốc gia
trong từng giai đoạn và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội cũng khác nhau.
Những nước có nền kinh tế phát triển thì khuyến khích xuất khẩu hàng hóa có
sức cạnh tranh ra nước ngoài để chiếm thị trường, mang lại lợi nhuận cao ln
được các quốc gia đó quan tâm; chỉ ngăn chặn những hàng hóa nhập khẩu có ảnh
hưởng xấu đến xã hội như ma túy, chất nổ.... Đối với các nước nghèo, sức sản
xuất thấp, giá cả hàng hóa cao, nhu cầu tiêu dùng của xã hội lớn thì bn lậu và
chống bn lậu là vấn đề hết sức nan giải (Phan Thanh Bình, 2018).
Xuất phát từ những yếu tố khách quan của hoạt động buôn lậu, cũng như
thực tiễn tình hình và yêu cầu đấu tranh chống bn lậu ở Việt Nam, ta có thể
đưa ra khái niệm buôn lậu như sau: Buôn lậu là hành vi bn bán trái phép
qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc các
vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa; bn bán, vận chuyển hàng nhập lậu,
hàng cấm.
Theo khái niệm trên buôn lậu có phạm trù điều chỉnh rộng hơn nhiều so
với tội buôn lậu. Sự khác nhau ở chỗ hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng
cấm trong thị trường nội địa cũng được coi là hành vi buôn lậu. Khác nhau
không phải là về hành vi mà là ở chỗ hậu quả gây ra cho xã hội của hành vi
“buôn bán trái phép qua biên giới” như thế nào, tức là nếu hành vi “buôn bán
trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá quý
hoặc các vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa” chưa hội tụ đủ các điều kiện
pháp luật hình sự quy định (hậu quả gây ra cho xã hội chưa đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự) thì xử lý hành chính.
2.1.1.2. Đặc điểm của bn lậu

Hàng hóa nhập lậu rất đa dạng và phong phú về chủng loại mẫu mã, từ
hàng giản đơn sản xuất thô sơ đến hàng cao cấp sản xuất bằng công nghệ hiện
đại. Chúng len lỏi vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế, chúng như những con
sâu hàng ngày phá phách nền kinh tế, gây bức xúc cho xã hội. Hoạt động buôn
lậu phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường, khi thị trường đang tiêu

8


thụ tốt một loại hàng hóa nhập ngoại nào đó thì sẽ có tình trạng bn lậu hàng
hóa đo nhằm thu lời bất chính. Theo Phan Thanh Bình (2018), bn lậu tùy
từng thời điểm có nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau nhưng nhìn chung hoạt
động bn lậu có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Hoạt động trái với quy định của pháp luật;
- Thường được thực hiện lén lút, ít cơng khai, lẩn tránh sự quan sát của
mọi người và cơ quan chức năng;
- Bất chấp mọi thủ đoạn để đối phó với các cơ quan chức năng nhằm tiêu
thụ hàng nhập lậu và thu được lợi ích từ việc bn lậu. Có thể khẳng định rằng
thủ đoạn bn lậu hàng hóa ngày càng tinh vi và xảo quyệt.
- Hoạt động buôn lậu thường tập trung tại những trung tâm kinh tế,
những tỉnh, thành phó lớn hoặc những tỉnh, thành phố có đường biên giới
hoặc tuyến đường thương mại trọng điểm.
2.1.1.3. Đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu
Do buôn lậu là hiện tượng xã hội thường biến động theo thời gian, theo sự
phát triển của nền kinh tế cho nên đối tượng tham gia buôn lậu rất phong phú và
đa dạng. Từ nhân viên hàng không, thủy thủ tầu viễn dương đến các doanh
nghiệp lớn cũng tham gia vào việc buôn lậu. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2017
của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74) – Bộ Công an, đối
tượng chủ yếu tham gia bn lậu có thể liệt kê như sau:
- Các đối tượng buôn lậu không chuyên nghiệp thường kết hợp với cơng

việc gồm có: Nhân viên hàng khơng, thủy thủ, nhân viên văn phịng đi cơng tác
nước ngồi… Những đối tượng này thường lợi dụng công việc ra nước ngoài
khi về nước thường mang theo một số hàng hóa có giá trị cao, thuế xuất cao
nhằm trốn thuế nhập khẩu như điện thoại di động, thuốc lá điếu, xì gà, mỹ
phẩm, vàng...
- Các cư dân biên giới: Đây là đội ngũ thường xuyên sang biên giới vận
chuyển hàng lậu về để bán cho các đầu nậu. Họ lợi dụng các đường mòn, lối
mở, các bến thuyền để vận chuyển hàng nhập lậu vào Việt Nam, hàng hóa đủ
chủng loại và khơng kiểm sốt được chất lượng.
- Các đầu nậu, thương nhân kinh doanh thương mại: Đây là đội ngũ có
chức năng mua gom hàng lậu về bán trong thị trường nội địa. Họ được tổ chức

9


chặt chẽ, chuyên nghiệp và câu kết chặt chẽ với các cư dân biên giới để tạo
nguồn hàng.
- Các doanh nghiệp nhập khẩu: Đây là các đơn vị có chức năng nhập khẩu,
tuy nhiên họ lợi dụng kẽ hở của pháp luật để nhập khẩu số lượng lớn hàng lậu
vào nước ta. Nhóm đối tượng này có trình độ cao, thủ đoạn rất tinh vi nhăm che
dấu, đối phó việc kiểm tra của cơ quan chức năng.
2.1.1.4. Phương thức và thủ đoạn trong buôn lậu
Hiện nay, tham gia vào hoạt động bn lậu có đủ loại tổ chức và cá nhân
thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhưng phần đơng và phổ biến hơn cả là các
doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể. Có những tổ chức, cá nhân
tham gia bn lậu gần như mang tính chuyên nghiệp, họ tổ chức hoạt động
thành những kênh, những đường dây khép kín, chặt chẽ từ nhập khẩu-sản
xuất-giao nhận-vận chuyển-bn bán-tiêu thụ; trong đó có những quan hệ móc
nối với các tổ chức, cá nhân người nước ngồi để đưa hàng hóa lậu vào tiêu

thụ ở Việt Nam.
Trên tuyến đường bộ, phương thức và thủ đoạn hoạt động của các đối tượng
buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm hơn, trên nhiều lĩnh vực của
nền kinh tế như: quay vịng hóa đơn chứng từ, quay vòng tem hàng xuất khẩu, tờ
khai hải quan... Lợi dụng đời sống khó khăn của cư dân biên giới các chủ đầu
nậu đã thuê người dân và “cửu vạn” vận chuyển hàng lậu về Việt Nam và đưa
các hàng cấm xuất khẩu từ Việt Nam qua biên giới tiêu thụ. Bằng thủ đoạn
chuyển đổi từ phương thức thuê cửu vạn sang cho cửu vạn vay vốn rồi thu mua
lại để ràng buộc với hàng hóa, vì vậy các lực lượng chức năng chống buôn lậu
thường gặp phải sự chống đối rất quyết liệt của người dân và “cửu vạn” được
thuê mướn khuân vác hàng lậu.
Đối tượng buôn lậu thường lợi dụng vận chuyển hàng hóa vào thời gian
và địa điểm ở những nơi mà lực lượng thanh tra kiểm sốt gặp khó khăn hoặc
khơng thể quản lý được. Mặt khác, từ hoạt động theo nhóm vào ban đêm, đối
tượng buôn lậu lại chuyển sang hoạt động nhỏ lẻ vào ban ngày nhằm đánh lạc
hướng gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu, đối tượng buôn lậu lợi
dụng những hơm trời có gió mạnh, đêm tối hoặc mưa lớn để hoạt động.

10


Đối tượng bn lậu cịn lợi dụng nhiều hình thức chẻ nhỏ hàng hóa để vận
chuyển sâu vào trong nội địa bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô
tô, tầu hoả thậm chí dùng cả xe bưu điện, xe cứu thương. Đối tượng buôn lậu sử
dụng các thông tin liên lạc hiện đại để chỉ đạo, điều hành các hành động buôn
bán và vận chuyển hàng lậu. Khi vận chuyển chủ hàng thường cho người chạy
trước để dò đường, thường xuyên liên lạc giữa các xe với nhau, nếu phía trước
có cơ quan kiểm tra sẽ cho dừng vận chuyển, giấu hàng để đợi hoặc vận chuyển
bằng đường khác.
Trên tuyến biển, buôn lậu vẫn diễn ra sôi động, đối tượng buôn lậu sang

mạn hàng, dùng tàu đánh cá để vận chuyển hàng, các đối tượng còn sử dụng tàu
gỗ nhỏ trực tiếp sang cảng nước ngoài nhận hàng hoặc sao mạn từ các tàu lớn
ngoài khơi để vận chuyển hàng lậu, sau đó theo luồng lạch, bãi ngang và lợi
dụng để đưa hàng lên bờ, vận chuyển sâu vào nội địa. Thời gian qua tình trạng
xuất lậu than, quặng quý hiếm đi nước ngoài và vận chuyển hàng tiêu dùng
khối lượng lớn về Việt Nam ở vùng biển phía Bắc và miền Trung có dấu hiệu
phức tạp và khá nghiêm trọng. Thủ đoạn phổ biến về xuất lậu là thu gom than,
quặng quý hiếm từ các nơi, tập kết số lượng lớn tại các cảng nội địa và một số
bến bãi có địa hình phức tạp, khó quan sát để chuyển xuống tàu rồi dùng bộ hồ
sơ chứng từ lưu thơng nội địa để hợp thức hóa trên đường vận chuyển, khi tàu
chạy đến gần lãnh hải quốc tế thì rẽ đi các nước khác. Vận chuyển hàng lậu
thường hoạt động về ban đêm, dùng tàu biển công suất lớn, sử dụng các phương
tiện thông tin hiện đại để liên lạc và theo dõi chặt chẽ các lực lượng chức năng
chống buôn lậu. Khi bị các lực lượng kiểm tra phát hiện, bắt giữ, các đối tượng
này sẵn sàng vứt hàng xuống biển để phi tang và chống trả quyết liệt. Ngồi các
mặt hàng trọng yếu nói trên, thì việc xuất lậu các mặt hàng, như gỗ trịn, gỗ xẻ
khai thác từ rừng tự nhiên, đặc biệt là gỗ sưa, động, thực vật hoang dã quý hiếm
(có loại thuộc “sách đỏ”, thuộc diện cấm khai thác), di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia trên tuyến biển cũng diễn ra khá phức tạp. Tại các cảng biển, lợi dụng
những kẻ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục hải quan, đặc
biệt là chính sách ưu đãi trong đầu tư gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, ưu đãi
về tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, thông quan hàng hóa các đối tượng thực
hiện việc “tạm nhập”, rồi “tái xuất” sang nước thứ 3, nhưng thực tế thì chỉ “tái
xuất trên hồ sơ” cịn hàng hóa thì “tuồn” vào thị trường nội địa hoặc có “tái
xuất” nhưng tới phao số 0 lại tìm cách đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam để
tiêu thụ... (Nguyễn Bỉnh Lại, 2013).

11



×