Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Phân lập và nuôi trồng giống nấm Linh chi trong điều kiện bán tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HÀ MY
Tên đề tài:
PHÂN LẬP VÀ NUÔI TRỒNG GIỐNG NẤM LINH CHI
TRONG ĐIỀU KIỆN BÁN TỰ NHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Cơng nghệ sinh học

Lớp:

K47-CNSH

Khoa:

CNSH-CNTP

Khóa học:

2015-2019

Người hướng dẫn:



ThS. Vi Đại Lâm

Thái Nguyên – năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm khoa CNSHCNTP, cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa CNSH-CNTP đã giảng dạy,
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm để em có những kiến thức như ngày hôm
nay.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện đề tài để hoàn thành một cách hoàn chỉnh
nhất. Nhưng do cá nhân em chưa đủ kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu,
cũng như những hạn chế về thời gian và kiến thức chun mơn nên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì vậy,
em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cơ giáo và các bạn sinh viên
để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày ....tháng....năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà My


ii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Thể quả nấm Linh chi .......................................................................... 3
Hình 2. Ni cấy mơ thể quả nấm Linh chi trên mơi trường PDA................. 25

Hình 3. Ni cấy hệ sợi trên tăm bơng ........................................................... 26
Hình 4. Ni cấy mơ thể quả nấm Linh chi .................................................... 26
Hình 5. Sự phát triển của sợi nấm Linh chi trên môi trường YEPD
bổ sung muối ................................................................................................... 27
Hình 6. Sản xuất meo nấm trên cơ chất .......................................................... 29
Hình 7. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ mùn cưa phối trộn với cơ chất
thóc trong sản xuất meo nấm .......................................................................... 30
Hình 8. Sản xuất thể quả ................................................................................. 31
Hình 9. Bịch nấm khử trùng theo phương pháp Tyndall ................................ 32
Hình 10. Bịch nấm Linh chi cấy ở vị trí miệng túi ......................................... 32


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Tổng quan về nấm linh chi ......................................................................... 3
2.1.1. Phân loại .................................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm sinh học ................................................................................... 4

2.1.3 Công dụng của nấm Linh chi ................................................................... 8
2.1.4. Cách phân lập giống nấm từ thể quả ..................................................... 11
2.1.5. Các nguồn cacbon, nito, vitamin ........................................................... 14
2.1.6. Các điều kiện thích hợp ni cấy nấm Linh chi ................................... 15
2.1.7. Các hình thức ni trồng ....................................................................... 15
2.2 Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới và trong nước ............................ 16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20


iv

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Nội dung 1: Phân lập giống nấm Linh chi ............................................ 20
3.3.2. Nội dung 2: Sản xuất meo nấm ............................................................. 22
3.3.3 Nội dung 3: Sản xuất thể quả nấm linh chi ............................................ 23
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 25
4.1. Phân lập giống nấm Linh chi ................................................................... 25
4.2. Sản xuất meo nấm .................................................................................... 28
4.3. Sản xuất thể quả nấm Linh chi ................................................................. 31
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 34
5.1. Kết luận .................................................................................................... 34
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nắng ẩm mưa nhiều, rất thuận lợi
cho các loài nấm phát triển. Tùy vào từng loại nấm mà mục đích sử dụng khác
nhau, có thể sử dụng làm nấm ăn hay làm nấm dược liệu.
Nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) là lồi dược liệu q có từ lâu đời.
Linh chi là một vị thuốc đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo” viết
cách đây khoảng 2000 năm. Lý Thời Trân, tác giả bộ “Bản thảo cương mục”
nổi tiếng thế giới, cũng đã giới thiệu vị Linh chi với khoảng 2000 từ và 6 loại
linh chi khác nhau: Thanh chi, Hồng chi, Hoàng chi, Bạch chi, Hắc chi và Tử
chi. [1] Lồi nấm q này có khả năng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, có
tác dụng nhất định đối với hệ thần kinh trung ương, hệ hơ hấp, hệ tim mạch, hệ
tiêu hóa, hệ bài tiết, giúp tăng tuổi thọ. Ngồi ra cịn có tác dụng đối với bệnh
gan, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, giảm bạch cầu. Nấm Linh Chi còn hỗ
trợ cho việc điều trị ung thư, thấp khớp, đau thận, đau dạ dày, tiểu đường, đau
nửa đầu [2].
Giá thành nấm Linh chi hiện nay vẫn khá cao dẫn tới việc nhiều người
dân chưa có khả năng sử dụng loại nấm dược liệu có giá trị này. Đặc biệt là
những người có thu nhập thấp hoặc những bệnh nhân ung thư vốn đã cạn kiệt
kinh tế do các chi phí tốn kém của quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, việc mở rộng
quy mơ trồng nấm cũng như đơn giản hóa kỹ thuật để phố biến phương pháp
nuôi trồng tới người dân là việc làm cần thiết.
Hiện nay nấm Linh chi được ni trồng với nhiều hình thức như trong
các lán trại với các bịch mùn cưa hoặc trên các thân gỗ. Gần đây nhiều nước
trên thế giới phát triển hình thức nuôi trồng nấm Linh chi bán tự nhiên trong
các nhà lưới. Các khối cơ chất có sợi nấm Linh chi phát triển tốt được vùi trong
các luống đất có bổ sung các thành phần dinh dưỡng. Hình thức ni



2

cấy này cho kích thước thể quả to hơn, sản phẩm nấm thu được tương tự
với những sản phẩm nấm thu hái trong tự nhiên. Tuy nhiên hình thức ni cấy
này chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Xuất phát từ giá trị dược liệu và kinh tế của nấm Linh chi cũng như nhu
cầu thực tế xã hội, đề tài: “Phân lập và nuôi trồng nấm Linh chi trong điều kiện
bán tự nhiên” được thực hiện nhằm khai thác những tiềm năng vốn có của loại
nấm dược liệu này.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nuôi trồng nấm Linh chi trong điều kiện ngồi trời, khơng sử dụng hệ
thống lán trại. Bước đầu xây dựng quần thể nấm Linh chi có sự tương tác với
hệ sinh thái mơi trường, có giá trị về cảnh quan và dược liệu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân lập giống nấm Linh chi
- Nhân giống nấm sản xuất trên các nguyên liệu: Thóc, mùn cưa, tăm bông.
- Sản xuất thể quả nấm Linh chi, sử dụng lớp đất che phủ
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài phát triển quy trình ni trồng nấm Linh chi mới, dễ chăm sóc, dễ
sử dụng, thân thiện với môi trường tự nhiên.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nâng cao chất lượng sống cho người dân, giá trị dinh dưỡng từ nấm
mang lại rất tốt cho sức khỏe con người.
- Định hướng cho người dân hướng tới những mơ hình ni trồng lớn
hơn, đa dạng hơn, có ý nghĩa kinh tế.
- Phát triển thị trường cho các loại giống nấm (hay meo nấm) thương

mại, tăng thu nhập cho người sản xuất.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nấm linh chi
2.1.1. Phân loại
Nấm linh chi có tên khoa học: Ganoderma lucidum ((Leyss sx Fr.) Karst)
(Hình 1).

Hình 1: Thể quả nấm Linh chi
Phân loại học:
- Ngành: Eumycota
- Lớp: Hymenomycetes
- Bộ: Ganodermatales
- Họ: Ganodermataceea
- Chi: Ganoderma
Linh chi là một vị thuốc đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản
thảo” viết cách đây khoảng 2000 năm. Lý Thời Trân, tác giả bộ “Bản thảo
cương mục” nổi tiếng thế giới (Lần đầu tiên in năm 1595), cũng đã giới thiệu
vị Linh chi với khoảng 2000 từ và 6 loại Linh chi mang màu sắc và tên khác
nhau: Thanh chi (Linh chi màu xanh), hồng chi (màu hồng) cịn gọi xích chi,


4

đơn chi, hồng chi (cịn gọi là kim chi) màu vàng, bạch chi (con gọi là ngọc
chi) màu trắng, hắc chi (còn gọi huyền chi) màu đen, tử chi – Linh chi màu tím.

Tuy có ghi trong các sách cổ nhưng ít người thấy, được sử dụng, nên Linh chi
từ lâu vẫn thuộc loại thuốc q hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu mới có để sử
dụng [2].
2.1.2. Đặc điểm sinh học
Về thực vật, người ta xác định nấm Linh chi không phải một loại cỏ, mà
là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, có
dạng hình trịn hay hay quạt. Cuống thường cắm không ở giữa mũ nấm mà cắm
lệch sang một phía mũ. Hình trụ trịn hay dẹt có thể phân nhánh cuống và cuống
có màu khác nhau tùy theo loài, loài đỏ thay đổi từ nâm đến đỏ vàng, đỏ cam,
mặt trên bóng lống như đánh vecni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm. Thụ
tầng màu trằng ngà, khi già ngả màu nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các
ống thụ tầng mang bài tử. Bào tử lồi xích chi hình trứng, được bao bọc bởi 2
lớp màng, màng ngồi nhẵn, khơng màu, màng trong màu gỉ sắt, lơc nảy mầm
có hình gai nhọn. Tồn nấm gồm những sợi nấm khơng màu trong sáng, đường
kính 1-3mm, có phân nhánh.
Cấu tạo của sợi nấm
Nấm Linh chi và các nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi
nấm ăn có dạng ống trịn, đường kính khoảng 2-4 micromet. Các ống này có
vách ngăn ngang. Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty. Hệ sợi nấm còn gọi là khuẩn ty
thể (mycelium). Khoảng cách giữa hai vách ngăn ngang được gọi là tế bào.
Trong tế bào sợi nấm khi quan sát dưới kính hiển vi quang học (phóng đại 10001500 lần) hoặc kính hiển vi điện tử có thể thấy rõ các bào quan.
Tế bào nấm có những đặc trưng riêng, khác biệt với tế bào thực vật, động
vật. Trước hết là thành phần của thành tế bào. Dưới kính hiển vi điện tử có thể
quan sát thấy thành tế bào cấu tạo bởi nhiều lớp. Nếu như thành tế bào thực vật
cấụ tạo chủ yếu bởi xenluloza thì thành tế bào của nhũng nhóm nấm


5

khác nhau lại cấu tạo bởi những thành phần khác nhau. Các nấm ăn và

nấm Linh chi có thành tế bào cấu tạo chủ yếu bởi kitin-glucan.
Tế bào nấm không có đời sống độc lập trong sợi nấm vì giữa các tế bào
có vách ngăn có lỗ thủng. Ở một số loại nấm như nấm túi chỉ có 1 lỗ ở giữa
vách ngăn, lỗ này có đuờng kính khoảng 0,1-0,2 µm. Ở nấm Linh chi hay nấm
đảm nói chung, lỗ thơng giữa vách ngăn có cấu tạo phức tạp hơn - lỗ có gờ cao
và hai phía lỗ cịn có nắp đậy. Trên nắp đậy có nhiều lỗ nhỏ với đường kính
khoảng 0,09-0,18 µm. Thơng qua các lỗ ở vách ngăn và nắp đậy vách ngăn,
chất nguyên sinh có thể di chuyển dễ dàng trong sợi nấm. Ngay nhân tế bào có
khi cũng thắt nhỏ lại để chui qua được các lỗ này, sợi nấm trở thành một ống
sống. Ở đầu sợi nấm, nơi thực hiện quá trình tăng trưởng, chất nguyên sinh
thường tập trung dày đặc.
Có 3 cấp sợi nấm, sợi nấm cấp một (sơ sinh), sợi nấm cấp hai (thứ sinh)
và sợi nấm cấp ba (tam sinh). Sợi nấm cấp một lúc đầu khơng có vách ngăn và
có nhiều nhân, dần dần sẽ tạo vách ngăn và phân thành những tế bào đơn nhân
trong sợi nấm. Sợi nấm cấp hai được tạo thành do sự phối trộn giữa hai sợi nấm
cấp một. Khi đó nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm khác dấu sẽ trộn với nhau
(chất phối plasmogamy). Hai nhân vẫn đứng riêng rẽ làm cho các tế bào có hai
nhân. Người ta cịn gọi sợi nấm loại này là sợi nấm song nhân. Sợi nấm cấp ba
là do sợi nấm cấp hai phát triển thành. Các sợi nấm liên kết lại chặt chẽ với
nhau và tạo thành quả nấm (quả thể) [1], [2].
Thể quả nấm
Quả nấm hay quả thể (fruit body) là cơ quan sinh sản, cũng tức là cơ
quan sinh bào tử của các loại nấm bậc cao. Đó chính là phần thu hái để ăn của
các loại nấm ăn, hay phần thu hái để làm dược liệu ở nấm Linh chi. Quả nấm ở
nấm đảm gọi là quả đảm (basidiocarp) còn quả nấm ở nấm túi gọi là quả túi
(ascocarp). Tuỳ loại nấm mà quả nấm có hình thái cấu tạo, màu sắc, kích thước
không giống nhau. Phần trên cùng của quả nấm là mũ nấm (pileus, cap). Mũ


6


nấm được mọc trên cuống nấm (stipe). Mặt dưới của mũ nấm có rất nhiều phiến
nấm (gill, lamellae). Khi cuống nấm và mũ nấm chưa xịe rộng thì quả nấm
được gọi là nụ nấm (button).
Ở nấm đảm trên phiến nấm có thể có dạng nang nối liền hai phiến gần
nhau, hoặc dạng thể nang tự tiêu, có đảm (basidium), có bào tử đảm
(basidiospore), có ống sữa. Có lồi nấm đảm khơng có phiến nấm mà lại có ống
nấm. Trong ống nấm cũng có các thể dạng nang (cystidia), có đảm, có bào tử
đảm. Đảm là tế bào đỉnh phình to lên của một sợi nấm song nhân mọc ở phiến
nấm trong quả thể. Tế bào này gọi là nguyên đảm. Nhân trong nguyên đảm tiến
hành quá trình phối nhân để tạo ra hợp tử 2n (nhị bội thể). Hợp tử này phân cắt
giảm nhiễm để tạo ra 4 nhân đơn bội (1n). Bốn nhân này chui vào 4 mấu lồi phình
to ở phía đầu đảm và sau đó phát triển thành 4 bào tử đảm.
Nấm và vai trò trong hệ sinh thái
Các loại hình dinh dưỡng nấm ăn và dược liệu có vị trí quan trọng đối
với các vịng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Dựa vào phương thức hấp thu
thức ăn có thể chia nấm ăn thành các loại hoại sinh (saprophytism), ký sinh
(parastism) và cộng sinh (symbiosis). Loại hoại sinh chiếm ưu thế trong các
loài nấm ăn và dược liệu, chúng sử dụng các loại chất hữu cơ khác nhau và góp
phần vào các vịng tuần hồn carbon, nitơ trong tự nhiên. Các loài nấm ăn chỉ
sinh trưởng, phát triển được trong những môi trường sống xác định, tách ra khỏi
những môi trường như vậy chúng không thể sinh tồn được. Căn cứ vào môi
trường sinh thái nấm, có thể phân biệt ra các loại nấm ở đất rừng (mushrooms
in forest land), nấm làm mục gỗ (wood- attacking fungi, wood rotting), nấm ăn
ở đồng ruộng (mushrooms in open field), nấm ăn ở đồng cỏ (mushrooms in
grassland), nấm ở phân chuồng (coprophilous fungi), nấm dạng khuẩn căn
(mycorrhizal -mushrooms), nấm sống trên côn trùng (entomofungi), nấm trên
cát (sand dune fungi), nấm hang động (cave fụngi)... Giữa các điều kiện sinh
thái này có những dạng trung gian khó phân biệt một



7

cách rạch rịi. Hiểu rõ các loại hình sinh thái này sẽ dễ dàng thuần hố và
ni cấy các loại nấm vốn mọc hoang dại.
Ảnh hưởng của môi trường sinh thái tới nấm rất rõ rệt. Sự phân bố của
nấm có quan hệ mật thiết đến vĩ độ địa lý, độ cao, địa hình, loại thực bì, loại
cấu trúc đất, độ axit của đất, độ phì nhiêu của đất, khu hệ vi sinh vật đất. Ở độ
cao 2000 m so với mặt biển số cá thể và chủng loại nấm đều rất ít. Các nấm ăn
ở độ cao dưới 2000 m có tính phong phú cao về lồi và số lượng cá thể. Mối
quan hệ theo hướng tác dụng hoặc phản tác dụng giữa các lồi nấm với các
nhóm sinh vật khác. Trong một hệ thống sinh thái nhất định quan hệ giữa nấm
ăn và các nhóm lồi sinh vật khác là rất phức tạp. Lấy quan hệ giữa nấm ăn,
nấm dược liệu và các nhóm vi sinh vật khác để làm ví dụ:
Quan hệ trung tính (neutralism): Nhìn qua thì thấy khơng có quan hệ
trực tiếp nhưng trên thực tế vẫn có vơ số mối quan hệ chẳng hạn như vấn đề
chuỗị thức ăn (food Chain). Trong chuỗi thức ăn thì xác của một loại vi sinh
vật hoặc sản phẩm phân giải của cơ chất lại trở thành thức ăn của một loại vi
sinh vật khác. Việc phân giải tầng lá rụng trong rừng sâu là do sự xuất hiện liên
tiếp và sự tác động của nấm sợi, vi khuẩn và nấm bậc cao (nấm có quả thể). Sự
hình thành quả thể (quả nấm) của một số loại nấm ví dụ như nấm mỡ (Agaricus
spp.) cũng là do kết quả tác dụng chung của sợi nấm mỡ với vi sinh vật trong
lớp đất phủ [2].
Quan hệ cạnh tranh (competition): Rất có thể có sự cạnh tranh về khơng
gian, về thức ăn, về việc sản sinh chất kháng sinh... giữa nấm với các nhóm vi
sinh vật khác trong đất.
Quan hệ ký sinh (parasitsm): Một số nấm ăn, nấm dược liệu lại trở thành
nấm hại cho cây trồng, cây rừng (ví dụ nấm đầu khỉ, nấm linh chi...). Một số
nấm sợi như lại ký sinh trên nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm đầu khỉ...



8

Quan hệ cộng thê (commensation): Hai lồi có thể tồn tại độc lập nhưng
lại sống chung với nhau, loài này có thể ảnh hưởng tốt hoặc khơng ảnh hưởng
gì tới lồi kia, tuy nhiên khơng gây hại gì cả.
Quan hệ cộng sinh (symbiosis): Hai lồi khơng thể tồn tại một cách độc
lập mà phải sống cộng sinh với nhau theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Trường hợp cộng sinh giữa khuẩn căn và thực vật là một ví dụ. Khuẩn căn rất
cần thiết cho sự phát triển của cây rừng, việc chủ động nhiễm khuẩn căn là một
trong những biện pháp có tác dụng tích cực đối với cây chủ.
Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý, hoá học đối với sự phát triển cá thể
của nấm ăn. Đó là các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, mức độ thơng
khí v.v... Mỗi loại nấm ăn có một phạm vi thích ứng riêng với từng yếu tố, có
giới hạn thấp nhất (minimum), có giới hạn cao nhất (maximum) và có giới hạn
thích hợp nhất (optimum). Căn cứ vào nhiệt độ thích hợp cho việc hình thành
quả nấm người ta chia các loại nấm ăn, nấm dược liệu ra làm 3 loại: loại ưa
nóng, loại ưa ấm, loại ưa lạnh. Cũng có thể chia thành các loại tương tự như
vậy đối với các yếu tố khác (độ ẩm, độ pH, độ chiếu sáng...).
2.1.3 Công dụng của nấm Linh chi
Tính chất và tác dụng của nấm Linh chi theo Thần nông bản thảo và Bản
thảo cương mục như sau:
Thanh chi tính bình, khơng độc chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần,
tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính.
Hổng chi (xích chi, đơn chi) vị đắng, tính bình, khơng độc, tăng trí nhớ,
chữa các bệnh về huyết và thần kinh, tim.
Hoàng chi (kim chi) vị ngọt, tính bình, khơng độc, chủ trì bí tiểu tiện, sỏi
thận, bệnh ở cơ quan bài tiết.
Bạch chi (ngọc chi) vị cay, tính bình, khơng độc, chủ trì hen, ích phế khí.
Tử chi (Linh chi tím) vị ngọt, tính ơn, khơng có độc, chủ trì đau nhức

khớp xương, gân cốt. [1]


9

Đối với hệ miễn dịch: Nấm Linh Chi sản sinh các loại vitamin, chất
khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hoạt động của hệ thống
miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Nấm Linh
Chi tăng chức năng sản xuất interferon giúp nâng cao hoạt tính của đại thực
bào và lympho bào trong điều trị viêm gan siêu vi. Ngồi ra, Nấm Linh Chi
cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại
nặng và có thể chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ.
Đối với các hệ tuần hoàn: Giúp chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến
chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ
chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm
cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy q trình lưu thơng máu,
tăng cường tuần hồn máu. Linh chi có tác dụng hạ huyểt áp, hạ mỡ trong máu.
Linh chi có tác dụng làm giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc
mạch máu, chủ yếu là nhờ:
- Linh chi có thể làm tăng lượng lipoprotein mật độ cao trong máu, từ đó
dần dần chuyển hóa, hịa tan và đào thải cholesterol mật độ thấp.
- Linh chi có thể nâng cao khả năng hòa tan trong máu, làm tan các khối
tiểu cầu trong máu nhằm ngăn ngừa tạo huyết khối và tắc mạch máu.
Đối với hệ thần kinh: Nấm linh chi có tác động rất lớn đối với hệ thần
kinh, giúp an thần, làm giảm chứng đau đầu, mất ngủ hay stress, suy nhược cơ
thể, đẩy lùi căng thẳng vô cùng hiệu quả. Linh chi có tác dụng an thần, giảm
đau và chống co thắt cơ trơn. Ngồi ra, cịn có tác dụng kháng viêm, có thể
giảm viêm mơ thần kinh nên cũng có khả năng phục hồ trí nhớ.
Đối với các bệnh về gan: Nấm Linh Chi có chứa nhóm steroid vì vậy có
tác dụng tích cực với hệ bài tiết, có thể bảo vệ gan, thải độc, ức chế nhiều loại

nấm gây bệnh. Nấm Linh Chi cịn có hiệu quả rất lớn trong việc điều trị các
bệnh về gan mật như xơ gan, viêm gan hay gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nấm Linh
Chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả năng


10

phân biệt, sát thương và nuốt chửng virus viêm gan và tế bào miễn dịch
nâng cao khả năng tái sinh các tế bào gan.
Đối với tác dụng chống ung thư: Nấm linh chi được nghiên cứu chuyên
sâu về việc ngăn ngừa và phịng chống ung thư. Những lợi ích sức khỏe chính
của loại thảo dược này được thể hiện trong việc ” ức chế sự phát triển khối u ”
và “kiềm chế sự lây lan của các tế bào ung thư”. Khi sử dụng kết hợp với thuốc
tây, nấm linh chi không chỉ giúp bạn đạt được kết quả điều trị tốt hơn. Nó cũng
làm giảm đáng kể những tác dụng phụ do thuốc tây gây nên.
Đối với bệnh u bướu: Sau khi uống Linh Chi hoặc bào tử Linh Chi các
bệnh nhân u bướu triệu chứng giảm thấy rõ, ăn uống và giấc ngủ được cải thiện,
các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, tức ngực, đại tiện lỏng đều chuyển biến tốt,
khối u bị ức chế, chức năng miễn dịch được phục hồi. tinh thần và thể lực được
cải thiện, tuổi thọ kéo dài. Dùng phối hợp với hóa trị, xạ trị, nâng cai hiệu quả
của hóa trị và xạ trị.
Đối với làm đẹp: Làm chậm quá trình lão hóa: Ling Zi 8-protein và axit
Ganodermic có trong nấm linh chi là những chất chống viêm và chống dị ứng
phong phú. Cả hai thành phần này hoạt động hài hòa, trao quyền cho hệ thống
miễn dịch và thúc đẩy lưu thông máu. Một hệ thống miễn dịch mạnh hơn, lần
lượt, làm giảm các hoạt động gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Làm mờ nám, vết
sạm trên da: Cơng dụng làm đẹp của nấm linh chi là giúp bạn khắc phục những
hư tổn. Một chức năng hài hòa của các đặc tính chống histamin, chống viêm,
chống vi khuẩn và chống dị ứng. Khi sự kết hợp bắt đầu hoạt động, khả năng
miễn dịch của bạn tăng lên khi dùng nấm linh chi thường xuyên. Giảm cân:

Dưỡng chất trong nấm linh chi làm tăng tốc độ cơ thể cung cấp máu cho oxy,
cung cấp cho bạn thêm năng lượng, nhưng không tăng mỡ thừa mà còn hỗ trợ
giảm cân.


11

2.1.4. Cách phân lập giống nấm từ thể quả
2.1.4.1 Nguyên tắc chung khi thu thập thể quả nấm
Nguyên tắc 1: Khi thu nhận nấm phải chắc chắn là thu nhận tồn bộ cây
nấm chứ khơng phải chỉ lấy một phần, việc thiếu đi một vài bộ phận rất có thể
sẽ làm mất đi những đặc điểm quan trọng mà dựa vào đó để xác định chính xác
loại nấm. Khi thu nhận nấm thì đào nấm lên chứ khơng được kéo nấm khỏi vị
trí mọc để tránh làm đứt thân nấm.
Nguyên tắc 2: Sau khi đào nấm lên, gói nấm ở trong giấy sáp hoặc giấy
bạc khơng sử dụng giấy bóng, túi nilong bởi vì giấy bóng khơng có khả năng
thốt hơi nước và làm nước bám quá nhiều vào nấm, dễ gây ra tình trạng thối
hỏng. Dùng giấy sáp sẽ chỉ giữ lại 1 lượng hơi nước phù hợp và vẫn giữ được
nấm tươi, khơng bị nhũn. Gói nấm trong một mảnh giấy sáp sau đó cuộn trịn
giấy thành dạng hình trụ xoắn hai đầu của hình trụ. Khơng được cất nhiều hơn
một loại nấm trong một cuộn giấy gói, đặc biệt là khi không chắc chắn được
đấy là loại nấm gì, mỗi một loại nấm phải được gói tách biệt nhau.
Nguyên tắc 3: Trong quá trình vận chuyển nấm nên sử dụng các loại rổ
nông sao cho nấm được đứng thẳng.
Nguyên tắc 4: Khi thu thập các loại nấm nên tránh thu các loại côn trùng
bám vào, các loại hạt hay các loại cây bị thối rữa. Trong nhiều trường hợp người
ta thu tất cả cất vào túi bóng và tưởng nhầm đó là nấm.
Nguyên tắc 5: Cần phải ghi chú lại các thơng số về kích thước, hình dạng,
màu sắc, mùi vị, các đặc điểm mà nấm mọc lên ở đúng thời gian mà người ta
thu nhận nó. Có nhiều loại nấm khi khơ hoặc bị thối nhũn nhìn rất khác so với

bình thường.
Nguyên tắc 6: Làm tiêu bản bào tử: màu sắc của bào tử là một thông tin
cần thiết để xác định nhiều loại nấm, nên sử dụng để xác nhận cho các giả thiết
khi mình xác định loài. Nhiều bào tử đơn lẻ quá nhỏ để có thể quan sát được vì
vậy cần sử dụng kính hiển vi, nhưng cũng có thể cắt mũ nấm để thu


12

nhận được một khối các bào tử sau đó đặt phần chứa khối bào tử đó lên tiêu
bản. Phía chứa bào tử thì tiếp xúc với bề mặt của tờ giấy trắng phải chắc chắn
rằng trên bề mặt của tờ giấy trắng khơng có màu gì để khơng bị lẫn với màu
bào tử. Các tiêu bản bào tử màu trắng thường rất khó quan sát trên tờ giấy màu
trắng nhưng có thể được phát hiện ra bằng kĩ thuật cấy ria. Có một số loại nấm
độc có bào tử khơng thể phát hiện trên tiêu bản giấy màu. Những nấm này
thường cần rất nhiều thời gian để giải phóng bào tử vì vậy cần phải kiên nhẫn.
Nguyên tắc 7: Nghiên cứu kĩ hình dạng để mơ tả thể quả của nấm: Cố
gắng tìm ra những điểm phù hợp giữa mẫu nấm thu được với những loại nấm
đã được nghiên cứu trước đó.
Nguyên tắc 8: Khi phát hiện ra một nhóm nấm dường như rất gần với
mẫu nấm đang được xem xét (gần như là cùng loài). Sử dụng một que cấy nhọn
để phân tách các mẫu nấm sau đó mơ tả ngắn gọn những đặc điểm chủ chốt để
thu hẹp phạm vi xác định loài (làm trên đĩa thủy tinh hoặc một dụng cụ phù
hợp).
Nguyên tắc 9: Mô tả chi tiết hơn để cố gắng xác nhận giả thiết về lồi
của mình, chắc chắn là đã kiểm tra các thơng tin với những loài tương tự.
Nguyên tắc 10: Kiểm tra về giá trị thực phẩm để xem loại nấm thu nhận
được có phải là nấm ăn hay khơng, vì có rất nhiều người khá là nhạy cảm với
độc tố của nấm do vậy phải chắc chắn là đã kiểm tra những cảnh báo về độ an
toàn trước khi nếm thử bất kì loại nấm hoang dại nào. Khơng bao giờ ăn một

loại nấm hoang dại nào khi chưa qua chế biến [6].
2.1.4.2. Phương pháp phân lập nấm truyền thống
Phương pháp phân lập từ bảo tử
Cắt một mũ nấm sắp chín cắm lên một đầu dây thép, đầu kia uốn vòng
để có thể đứng được trên hộp lồng đựng 3-5ml nước vô trùng. Đậy một chuông
thuỷ tinh lên trên. Để 1-2 ngày khi quả thể chín, bào tử từ các phiến


13

nấm bắn ra và rơi vào nước. Lấy nước này dùng que cấy cấy gạt trên
thạch đĩa để tạo điều kiện tách rời các bào tử ra. Giữ ở tủ ấm 20-25°C đợi cho
bào tử phát triển thành khuẩn lạc thì dùng que cấy đầu nhọn cấy chấm ra thạch
nghiêng. Cũng có thể cuốn mộc nhĩ, ngân nhĩ, nấm sị... vào một đầu sợi dây
thép, đầu kia gài ở nút bơng của một bình tam giác, bên dưới có đựng một ít
nước vơ trùng. Bào tử bắn ra sẽ rơi vào nước. Có thể dùng nước này đê cấy gạt
theo cách nói trên. Cũng có thể dùng cách đưa cuống dây thép qua cuống phễu
(phía trên có đậy kín) và úp phễu xuống một khay bên trong có một hộp lồng
đựng một ít nước vơ trùng. Khi bào tử bắn ra ta sẽ phân lập như cách nói trên
hoặc pha lỗng ra trong các ống nc vơ trùng rồi lấy 1 giọt cấy gạt bằng que
thuỷ tinh vô trùng trên bề mặt mơi trường thạch đĩa, hoặc có thể dùng dao vô
trùng và bằng thao tác vô trùng cắt một mẩu nhỏ tổ chức ở mũ nấm rồi dùng
que cấy đưa vào hộp lồng hay ống nghiệm thạch nghiêng. Khi nào thấy sợi nấm
mọc ra thì dùng que cấy đầu nhọn, cấy cắm sang ống nghiệm thạch nghiêng
khác. Cịn có thể cắt các đoạn gỗ trên đó có mộc nhĩ hay ngân nhĩ mọc, khử
trùng mặt ngoài bằng cách ngâm vào dung dịch HgCl, nồng độ 0,1% trong 1-2
phút. Rửa lại bằng nước vô trùng. Dùng dao sắc cắt thành những mẩu gỗ nhỏ,
sau đó cấy vào bề mặt thạch đĩa hay thạch nghiêng. Khi có sợi nấm mọc ra, cấy
ngay sang ống thạch nghiêng khác. Khi sợi nấm mọc ra trên ống thạch nghiêng
này sau khoảng 5-7 ngày lại cấy tiếp sang ống thạch nghiêng mái.

Phương pháp nuôi cấy mơ
Quả thể nấm Linh chi cũng có thể là nguồn thu nhận các mảnh mô. Từ
các mảnh mô này sẽ nuôi cấy và thu nhận được hệ sợi tinh sạch. Quy trình
chung gồm: Thể quả được rửa sạch và khử trùng bằng cồn 70% từ 1-4 phút,
tách một phần mũ nấm 2x2 mm cấy vào môi trường phân lập giống. Sau khi
sợi nấm gốc ăn kín mơi trường, giống gốc sẽ được cấy chuyển sang môi


14

trường nhân giống cấp 1. Phương pháp này có ưu điểm dễ tiến hành,
giống không phát sinh các biến dị di truyền, chất lượng ổn định.
2.1.5. Các nguồn cacbon, nito, vitamin
Nguồn cacbon: Nấm Linh chi có khả năng sản sinh các men (enzyme)
phân giải xenlulo (cellulose), linhin (lignin), hemixenlulo (hemicellulose), tinh
bột (starch), pectin... thành đường đơn, sau đó mới được hấp thụ làm nguồn
dinh dưỡng. Trong mùn cưa của các loại gỗ tạp hoặc trong các khúc gỗ thường
được dùng để ni trồng Linh chi có chứa khoảng 40% xenlulơ, 24% lignin.
20% pentozan (pentosan) và 1% metil pentozan (meihyl-pentosan). Có thể bổ
sung thêm đường mía khi ni trổng Linh chi trên mùn cưa nhưng không bao
giờ được dùng quá nồng độ 5%. Nồng độ đường cao sẽ ức chế sự phát triển của
hệ sợi nấm. Chỉ nên dùng nồng độ đường khoảng 1-2%.
Nguồn nito: Ngoài các nguồn nitơ hữu cơ như pepton, axit amin, hệ sợi
nấm của Linh chi còn có thể trực tiếp hấp thụ trong các hợp chất vô cơ như
canxi nitrat, urê, ammôn sunphat, ammôn clorua, điamôn photphat, tức là các
loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp. Khi nuôi cấy trên mùn cưa
lượng urê không nên dùng q 0.5%. Hiệu quả đổng hố amơn sunphat thường
khơng cao cho nên ít được sử dụng. Nếu có điều kiện nên dùng 0,1% canxi
nitrat.
Nguồn vitamin: Linh chi cần có vitamin để phát triến hệ sợi nấm, nhất là

vitamin B1, vitamin B6 và vitamin H (B7).
Ngoài các nguồn dinh dưỡng nói trên để phát triển hệ sợi nấm cịn cần
được cung cấp thêm canxi (Ca), magiê (Mg), lân (P) và kali (K). Ngồi ra cịn
cần cả ngun tố vi lượng sắt (Fe) mặc dù với lượng rất nhỏ. Khi nuôi trồng
Linh chi trên mùn cưa người ta thường thêm bột nhẹ (CaCO3) hoặc thạch cao
(CaSO4. 2H2O). Có khi cịn thêm một lượng nhỏ KH2PO4 (để bổ sung thêm P
và K).


15

2.1.6. Các điều kiện thích hợp ni cấy nấm Linh chi
Điều kiện ni cấy chủ yếu gồm có: Nhiệt độ tối ưu để phát triển sợi nấm
là 20-350C, để ra thể quả là 25-300C. Lượng chứa nước tối ưu trong cơ chất là
55-60%, độ ẩm tương đối của khơng khí là 90-95%, pH thích hợp nhất trong
khoảng 4,5-6,0, nồng độ CO2 trong khơng khí khơng được vượt q 0,1%. Sợi
nấm khi phát triển khơng có nhu cầu ánh sáng, tuy nhiên khi hình thành thể quả
thì lại có nhu cầu chiếu sáng tán xạ.
2.1.7. Các hình thức ni trồng
Ni trồng trên túi màng mỏng (túi nilon): mùn cưa đã ủ vào các túi
màng mỏng (túi PP). Trước đó phải lộn ngược túi và tạo ra hình trịn cho đáy
túi. Vừa đưa nguyên liệu vào vừa nén chặt để tạo thành một khối hình trụ, bề
mặt phẳng và cách mép trên 1/3 chiều dài của túi (nói cách khác phần nguyên
liệu chiếm 2/3 chiều cao của túi). Dùng một cán gỗ đầu có hình nón thn dài
ấn vào chính giữa khối nguyên liệu để tạo ra một “giếng” rỗng, trên to dưới
nhỏ. Mỗi túi thưởng chứa khoảng 1,1-1,2 kg nguyên liệu. Hấp bằng hơi nước
sơi trong 3 giờ. Sau đó đợi nguội trong 30 giờ (để các bào tử tạp khuẩn chưa bị
diệt sẽ có cơ hội nảy mầm), rồi lại hấp tiếp trong 3 giờ nữa. Đây là phương
pháp diệt khuẩn kiểu Tyndall (Tyndallization), cho phép diệt hết tạp khuẩn, kể
cả bào tử của chúng, mặc dù nhiệt độ trong nổi hấp chỉ vào khoảng 85-1000C

Nồi hấp cần có chỗ để cắm nhiệt kế nhằm theo dõi nhiệt độ khi diệt khuẩn (khử
trùng). Đợi nguội hẳn (sau 20-30 giờ) mới đưa vào phòng cấy giống. Nếu lấy ra
sớm khi màng mỏng cịn mềm thì rất dễ làm rách các túi này.
Nuôi trồng trên gỗ tươi: Các cành gỗ được cưa thành từng khúc dài
khoảng 1,0 đến l,2m, vạt hết các cành bên. Để cho lượng nước trong cành gỗ
chỉ còn 45-50% chúng ta phải xếp các khúc gỗ thành các cũi hình vng hay
hình tam giác phơi cho khơ bớt. Khoảng 10-15 ngày đảo lại các khúc gỗ ở trên
xếp xuống dưới, các khúc gỗ ở dưới xếp lên trên. Các tổ chức gỗ bắt đầu chết,
lượng nước giảm xuống đến 45-50%. Khi đó bắt đầu tiến hành đục lỗ


16

bằng các búa chuyên dụng. Lấy giống cấp 2 từ chai ra một tờ báo sạch,
rửa tay và khử trùng bằng cồn 75%, đợi khơ, lấy giống bằng 2 ngón tay và nhét
vào từng lỗ. Lấy các nút gỗ đã đục ra trước đó để nút lại, giống đưa vào lỗ chỉ
cần to bằng hạt ngơ là được. Sau đó hồ xi mãng lỗng như bột trẻ em phết một
lớp mỏng lên trên phần nút đã đóng vào để hạn chế sự xâm nhiễm của tạp
khuẩn. Nẻn nhớ là đục được khúc gỗ nào thì cấy ngay khúc gỗ đó, không đục
tràn lan một lúc và nhất là không để qua đêm mới cấy giống. Sau khi cấy hết
nguyên liệu ta đưa cây gỗ vào chỗ mát, ít gió và xếp thành hình cũi hay hình
nơm, khơng nên tạo thành đống cao quá l,5cm, giữa các khúc gỗ cùng hàng nên
cách nhau 2- 3cm. Sau đó dùng bao tải sạch hay chăn dạ nhúng nước, vắt ráo
rồi phủ lên đống gỗ.[2]
Nấm Linh chi có chất lượng cao nhất thường được trồng bằng cách sử
dụng phương pháp khai thác gỗ tự nhiên. Chủng nấm Linh chi chất lượng cao
được nuôi cấy trong trong khoảng 85 ngày. Các nấm phát triển tốt được cấy
vào lỗ khoan, những khúc gỗ này sau đó được đặt trong nhà kính và chơn dưới
đất giàu dinh dưỡng 5 tháng. Trong giai đoạn tăng trưởng này, nấm Linh chi
hấp thụ hầu như tất cả các chất dinh dưỡng từ đất [7]. Hình thức ni cấy này

địi hỏi những đầu tư nhất định về nhà ươm, nhà lưới và hệ thống giữ ẩm.
2.2. Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nấm Linh chi có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, có tác dụng tích
cực tới hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và kéo dài tuổi thọ.
Các thử nghiệm ở Trung Quốc từ thời Hán cho tới nay đã khẳng định nấm Linh
chi có tác dụng tích cực trong điều trị một số bệnh phức tạp thường gặp như
bệnh tim, viêm phế quản mãn tính, thừa cholesterol, bệnh gan, cao huyết áp,
suy nhược thần kinh. Nhiều ý kiến chuyên môn hiện nay cho biết nấm Linh chi
có tiềm năng trong việc điều trị hoặc tham gia quá trình điều trị


17

bệnh tiểu đường, đau nửa đầu, đau mật và tích cực trong việc hỗ trợ điều
trị ung thư.
Các chất có dược tính của nấm Linh chi đã được nghiên cứu tại nhiều
phịng thí nghiệm trên thế giới. Năm 2013, nhóm tác giả gồm Chi H.J. Kao và
cộng sự tại đại học Auckland, New Zealand đã công bố những thông tin quan
trọng về các chất triterpenes và polysaccharides tách chiết từ Linh chi cùng 05
cơ chế hoạt động của các chất này được cho là có liên quan tới q trình điều
trị ung thư. [5]
Điều này đưa ra những phương hướng cho quá trình phát triển chất chống
ung thư từ nấm Linh chi cũng như các nguồn dược liệu tự nhiên khác. Năm
2016, Ahmet Unlu và cộng sự tại đại học Akdeniz, khoa Y dược, Thổ Nhĩ Kỳ
cũng đưa ra những nghiên cứu theo hướng ứng dụng Y dược học nhằm kiểm
chứng các thông tin về loại “thần dược” Linh chi được ghi chép trong các tài
liệu cổ của Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu cũng có những đồng tình với ý kiến
về tiềm năng có thể có ích trong q trình điều trị ung thư của nấm Linh chi.
Tuy nhiên cũng đưa ra những khuyến cáo về việc tuân thủ chặt chẽ cách sử

dụng loại nấm này cho tới khi các tính năng của các hoạt chất sinh học trong
dịch chiết nấm Linh chi được hồn tồn làm rõ. [4].
Do có nhiều giá trị trong Y dược học liên quan trực tiếp tới đời sống thực
tiễn, các sản phẩm từ Linh chi có giá thành cao. Việc ni trồng và khai thác
nấm nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã trở thành
một nghề mưu sinh của các hộ sản xuất. Các dạng sản phẩm như Trà Linh chi,
thể quả Linh chi khô, tươi, bột viên nang đang ngày càng đa dạng về hình thức
và chủng loại. Các nghiên cứu khoa học, thị hiếu và nhu cầu của người dân
cũng như các luồng thông tin dư luận tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước Châu Á đang khiến Linh chi trở thành một mặt hàng kinh tế ngày
càng được chú ý và khai thác trên quy mô lớn.


18

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Sự phát triển của Công nghệ sinh học Nông nghiệp và Công nghệ thực
phẩm tại Việt Nam hiện nay đang tạo đà cho sự phát triển các quy trình ni
cấy nấm ăn và nấm dược liệu. Từ các thể quả nấm, nhiều dạng sản phẩm giàu
chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng được nghiên cứu và phát triển.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Lân Dũng, Viện Vi sinh vật và Công nghệ
sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố các phương pháp nuôi
trồng nấm Linh chi từ các nguồn nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có như mùn cưa, cám
gạo. Phương pháp ni trồng nấm đã được đơn giản hóa từ các trang thiết bị
hiện đại của phịng thí nghiệm chuyển sang các lị hấp thủ cơng hoặc tự chế
thích hợp với điều kiện của người dân. Nguồn giống nuôi trồng nấm Linh chi
đã được viện Di Truyền Nông Nghiệp, Việt Nam phát triển và lưu trữ, cung cấp
số lượng lớn cho nhiều địa phương trên cả nước. Về mặt kỹ thuật, các phương
pháp ni cấy nói chung được cơng bố và áp dụng tại Việt Nam đều có sự thống
nhất tương đối từ khâu sản xuất giống tới giai đoạn chăm sóc tạo thể quả và đã

thu nhận được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2018, Khoa Công nghệ sinh
học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông Lâm Thái Ngun cơng bố quy
trình nhân giống nấm từ q trình ni cấy mơ thể quả trên tăm bơng. Thời gian
nhân giống sản xuất được giảm từ khoảng 25 – 30 ngày xuống từ 14-15 ngày,
giảm tỉ lệ nát hỏng của giống nấm sản xuất. Phương pháp này được áp dụng
thành công trên nấm Dai (Lentinus tigrinus) và đang được thử nghiệm trên
nhiều loại nấm khác trong đó có nấm Linh chi [1],[2].
Nhìn chung, quá trình trồng nấm Linh chi khơng có tính mới về mặt khoa
học, tuy nhiên phạm vi ứng dụng còn hạn chế với nhiều người dân, đặc biệt là
nhân dân lao động tại Việt Nam. Mặc dù các cơ quan nghiên cứu đã nỗ lực đơn
giản hóa quy trình ni trồng để phổ biến cho các hộ gia đình có thể chủ động
sản xuất, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các cơ sở sản xuất quy mô


19

nhỏ. Với giá thành các sản phẩm trên thị trường hiện nay, nấm Linh chi
vần còn khoảng cách lớn với nhiều người dân. Vì vậy cần tiến hành những mơ
hình sản xuất với định hướng cải tiến các kỹ thuật hiện hành nhằm phổ biến
kiến thức từ trong môi trường nghiên cứu tới điều kiện thực tế sản xuất, phục
vụ cho các định hướng truyền bá thông tin, giới thiệu sản phẩm, cung cấp địa chỉ
tin cậy, thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các yếu tố sản xuất và nghiên cứu.


20

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nấm Linh Chi

- Địa điểm: Khoa CNSH-CNTP, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Phân lập giống nấm Linh chi
- Nội dung 2: Sản xuất meo nấm
- Nội dung 3: Sản xuất thể quả nấm Linh chi
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung 1: Phân lập giống nấm Linh chi
Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của các loại môi trường nuôi cấy
khác nhau tới khả năng phát triển của mảnh mơ thể quả nấm Linh chi
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 loại môi trường khác nhau gồm môi
trường PDA (Potato dextrose agar), môi trường YEPD (Yeast extract peptone
dextrose) và môi trường PDA trên tăm bông. Cách chuẩn bị như sau:
Môi trường PDA (Potato dextrose agar): Khoai tây: 200g/l, đường:
20g/l, Agar: 15g/l, hấp khử trùng 1210C trong 30 phút ở áp suất 1atm. Quả thể
tươi được xịt cồn 700C trước khi cho vào box cấy. Hơ dao và kẹp vơ trùng trên
ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng đỏ, để nguội. Dùng tay xé đôi thể quả, dùng dao
cắt lấy mảnh mơ lõi kích thước khoảng 0,5-1cm2. Cấy mảnh mơ vào mơi trường
đã chuẩn bị. Bọc kín bằng túi nilon vô trùng. Nuôi cấy trong điều kiện không
ánh sáng ở 20-300C.
Môi trường PDA trên tăm bông: Chuẩn bị môi trường PDA lỏng:
Khoai tây: 200g/l, Đường: 20g/l. Chọn tăm bông loại thân gỗ, ngâm tăm bông
trong môi trường 5 phút. Chuyển sang túi nilon hoặc chai thủy tinh, hấp khử
trùng 1210C trong 30 phút ở áp suất 1 atm. Quả thể tươi được xịt cồn 700C
trước khi cho vào box cấy. Hơ dao và kẹp trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội.


×