Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ đảm bảo ổn định nền đường ven sông tỉnh lộ 915b tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 86 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----    -----

LÊ QUỐC NAM

ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG VEN SÔNG
TỈNH LỘ 915B, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----    -----

LÊ QUỐC NAM

ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG VEN SÔNG
TỈNH LỘ 915B, TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành

: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng

Mã số

: 60.58.02.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hữu Đạo

Đà Nẵng, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Quốc Nam


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài
ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG VEN SÔNG TỈNH LỘ 915B,
TỈNH TRÀ VINH
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hàng trăm điểm sạt lở và nhiều điểm
sụp lún, chủ yếu nằm trên các tuyến đường nằm ven sông Cổ Chiên và sông Hậu, đang
đe dọa đến đê bao, hệ thống giao thơng, diện tích vườn cây ăn trái,… của người dân.
Trong đó, có nhiều nơi bị sụp lún, sạt lở khá nghiêm trọng như cồn Hô (xã Đức Mỹ,
huyện Càng Long), cù lao Long Trị (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh), xã Đại Phước
(huyện Càng Long), xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành),…Đặc biệt, tại xã
Đại Phước, huyện Càng Long: tuyến đường tỉnh lộ 915B chạy dọc theo bờ sông Cổ
Chiên (đoạn từ Cống Láng Thé đến bến phà Cổ Chiên) đang bị sạt lở, trong đó đặc biệt là
đoạn bờ sơng dài 1,18 km (có tuyến giao thơng dọc sơng Cổ Chiên) bị sạt lở nghiêm

trọng nhất và có nguy cơ bị phá vỡ (đã sạt lở cách mép đường 1,5m); địa phương đã sơ
tán 74 hộ dân, còn hơn 120 hộ thuộc diện phải sơ tán.
Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế gây sạt lở và giải pháp xử lý vẫn chưa được
nghiên cứu và đầy đủ và một cách khoa học. Các giải pháp khắc phục, phịng ngừa lại
thiếu tính đồng bộ, máy móc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả
mang lại khơng cao. Một số giải pháp chống sạt lở ở địa phương như sử dụng bao tải
cát san lấp làm thoải mái dốc, xây bờ kè hay sử dụng cọc bê tông cốt thép gia cố bờ
nhưng vẫn còn chưa hiệu quả. Luận văn này nghiên cứu các nguyên nhân, cơ chế gây
sạt lở và giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện ở Trà Vinh. Các giải pháp điển hình
trong hệ thống giải pháp được phân tích để áp dụng xử lý sạt lở cho vị trí nghiên cứu.
Q trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích, tính tốn kết hợp với mô
phỏng dùng phần mềm PLAXIS.
Kết quả phân tích cho thấy tác động của nước mặt và nước ngầm, xói chân, địa
chất yếu, các hoạt động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là những
nhân tố cơ bản gây ra sụp lún, sạt lở. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất quy trình
quản lý sạt lở, sụp lún cho tuyến đường. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng cơng
trình từ khâu khảo sát đến thi cơng và bảo trì. Xây dựng quy trình quản lý vận hành
cho vị trí nghiên cứu để áp dụng cho các vị trí khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.


ABSTRACT

Final Thesis
ENSURE THE STABILITY FOR THE ROAD FOUNDATION OF THE 915B
RIVERSIDE PROVINCIAL ROAD, TRA VINH PROVINCE
Recently, hundreds of erosion and collapsion have happened, mainly on the
roads along Co Chien and Hau rivers that have badly impacts to embankments, traffic
systems and orchards of the residents, etc. Many places have been seriously eroded
and collapsed such as Ho island (Duc My commune, Cang Long district), Long Tri
island (Long Duc commune, Tra Vinh City), Dai Phuoc commune (Cang Long

district), Long Hoa, Hoa Minh communes (Chau Thanh district), etc. Especially, in
Dai Phuoc commune of Cang Long district, the 915B provincial road along Co Chien
river (the section from Lang The culvert to Co Chien ferry station) has been seriously
eroded, in which the riverside section of 1.18 km (there is a traffic route along Co
Chien river) is the most badly impacted and has the risk of all damage (at the moment,
the erosion is happening 1.5m from the road). 74 households have been evacuated by
local authority, and 120 households are needed to be evacuated in the near future.
However, the causes, mechanism of erosion and solutions have not been studied
in the fully and sciential manner. The solutions to solve and prevent the problems are
not synchronously carried out, mainly based on experiences, therefore these solutions
are not high effective. Some solutions preventing erosion in the locality such as using
sand bags, building embankment or using steel concrete piles to reinforce the
riverside; however, they are not effective as weel. This final thesis studies about the
causes, mechanism of erosion and solutions which are compliance with the conditions
of Tra Vinh. The typical solutions in the solution system will be analysed and applied
to solve the erosion in the research area. The research and study process will be carried
out by analaysing, calculating and combining with imitation by PLAXIS software.
Analysing results show that the impacts of surface water and groundwater,
undermining and weak geology, the human activities and the effects of climate change
are basic elements causing erosion and collapsion. The study has also proposed the
procedures to manage the erosion and collapsion for the road. Preparing a quality
management procedure from survey to construction and maintanence phases.
Preparing the operation and maintanence procedures for the research area to apply for
the other areas in Tra Vinh province.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài:.....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ......................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỤP LÚN, SẠT LỞ ĐƯỜNG VEN SÔNG........ 3
1.1. Tổng quan về sụp lún, sạt lở đường ven sông: ...........................................3
1.2. Giới thiệu về sụp lún, sạt lở đường ven sông trên đất yếu tại đồng bằng
sông Cửu Long và các khu vực lân cận: ............................................................5
1.3. Hiện trạng sụp lún, sạt lở các cơng trình tại Trà Vinh và tỉnh lộ 915B:.....9
1.3.1. Hiện trạng một số nơi sụp lún, sạt lở các cơng trình ở tỉnh Trà Vinh: ....9
1.3.2. Hiện trạng sụp lún, sạt lở các cơng trình ở tuyến đường tỉnh lộ 915B:.10
1.4. Các giải pháp sử dụng xử lý sụp lún, sạt lở: .............................................11
1.4.1. Giải pháp sử dụng để xử lý sụp lún: ......................................................11
1.4.2. Giải pháp sử dụng để xử lý sạt lở: .........................................................11
1.5. Kết luận chương 1:....................................................................................11
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY SỤP LÚN, SẠT LỞ CHO
TUYẾN ĐƯỜNG VEN SÔNG TỈNH LỘ 915B...................................................... 13
2.1. Hệ thống các điểm sụp lún, sạt lở tại tỉnh lộ 915B.............................................. 13
2.1.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu:.................................................................... 13
2.1.2. Điều kiện tự nhiên: ............................................................................................. 14
2.1.2.3. Đặc điểm khí tượng:............................................................................17
2.1.2.4. Đặc điểm thuỷ văn: .............................................................................17
2.2. Phân tích nguyên nhân gây sụp lún, sạt lở:.......................................................... 17
2.2.1. Nguyên nhân gây sụp lún: ................................................................................. 17
2.2.1.3. Tác động của nước mặt và nước ngầm:......................................................... 19
2.2.2. Nguyên nhân gây sạt lở:..................................................................................... 19
2.2.2.1. Tác động của xói chân: ................................................................................... 19
2.2.2.2. Ảnh hưởng hoạt động của con người: ........................................................... 20
2.3.2. Nhóm giải pháp chống sụp lún:......................................................................... 23
2.3.3. Các nhóm giải pháp đề xuất chống sạt lở: .............................................25

2.3.3.1. Nhóm giải pháp phi cơng trình:...................................................................... 25


2.4. Giải pháp đề xuất sử dụng cho từng khu vực nghiên cứu: ................................. 32
2.5. Kết luận chương 2: ................................................................................................ 33
CHƯƠNG 3 TÍNH TỐN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM MẤT ỔN ĐỊNH, ĐỀ XUẤT
QUY TRÌNH, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ........................................................................................................... 35
3.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 35
3.2. Cơ sở phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn ......................................... 35
3.3. Tính tốn mơ phỏng bằng Plaxis cho Đoạn 2: (Từ Km 2+313,32 đến Km
2+591,87) bằng giải pháp bù lún bằng cấp phối đá dăm: .......................................... 36
3.4.1. Kết quả mô phỏng trên Plaxis cho giải pháp tường đứng bê tông cốt thép tại
Km 0+956,38:............................................................................................................... 41
3.4.2. Kết quả mô phỏng trên Plaxis cho giải pháp cừ bản bê tông cốt thép DƯL tại
Km 0+956,38:............................................................................................................... 43
3.4.3. Kết quả mô phỏng trên Plaxis cho giải pháp giải pháp tường đứng bêtông cốt
thép trên nền cừ tràm tại Km 0+956,38: ..................................................................... 45
3.4.4. Kết quả phân tích các giải pháp đề xuất nghiên cứu:....................................... 47
3.5. Kiểm tra ổn định đối với giải pháp Tường đứng bêtông cốt thép trên nền
cọc bêtông cốt thép (30x30)cm tại Km 0+956,38: ..........................................48
3.5.1. Kiểm toán khả năng chống lật: ..............................................................53
3.5.2. Kiểm toán khả năng chống trượt............................................................54
3.6. Kiểm tra ổn định đối với giải pháp cừ bản bêtong cốt thép dự ứng lực tại
Km 0+956,38: ..................................................................................................54
3.6.1. Số liệu địa chất .......................................................................................55
3.7. Đề xuất quy trình quản lý và khai thác sử dụng .......................................60
3.7.1. Mục đích:................................................................................................60
3.7.2. Cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng:...............................................60
3.7.3. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng: ..............................................62

3.7.4. Công tác duy tu bảo trì cơng trình: ......................................................63
3.7.5. Giải pháp xử lý sự cố cơng trình: ........................................................64
3.7.6. Giải pháp quản lý thông minh:...............................................................65
3.8. Kết luận chương 3:....................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................66
1. Các kết luận............................................................................................................... 66
2. Kiến nghị................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTCT
BTCT DƯL
ĐBSCL
PM

Bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép dự ứng lực
Đồng bằng sông Cửu Long
Phần mềm


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4

2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Tên bảng

Trang

Mực nước tại cống Cái Hóp
Một số chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của các lớp đất
Đánh giá hiện trạng tuyến đường tỉnh lộ 915B
Các thông số kỹ thuật của cọc cừ SW940:
So sánh ưu, nhược điểm 03 giải pháp đề xuất
Tổng hợp các giải pháp đề xuất sử dụng cho khu vực nghiên cứu
Địa chất tại vị trí hố khoan HK1 (Lý trình Km 1+158,84)
Địa chất tại hố khoan HK2 (Lý trình Km 2+591,87)
Kết quả mô phỏng bằng giải pháp bù lún bằng cấp phối đá dăm

Địa chất tại hố khoan HK1 (Lý trình Km 1+158,84) tiếp giáp với Đoạn
1 (Từ Km 0+358,38 đến Km 0+956,38)
Tổng hợp các giải pháp chống sạt lở bờ sơng tỉnh lộ 915B:
Kết quả phân tích chuyển vị
Kết quả phân tích ổn định
Số liệu đầu vào Phương án xử lý sạt lở bằng Tường đứng bêtong cốt
thép trên nền cọc bê tông cốt thép (30x30)cm
Chiều cao hoạt tải chất thêm (mặt cắt đáy bệ)
Chiều cao hoạt tải chất thêm (mặt cắt A-A)
Tải trọng tại mặt cắt đáy móng:
Tổng hợp tải trọng:
Số liệu đầu vào phương án kè bêtong cốt thép dự ứng lực
Kế hoạch quản lý công trình từ năm 2017 đến năm 2020:

17
18
22
29
32
33
36
37
38
39
40
47
47
48
50
50

51
53
55
64


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17

Tên hình
Các dạng sạt lở; (1) Rơi, (2) Đổ, (3) Trượt, (4) Trượt trơi, (5) trượt
dịng
Bản đồ phân bố vùng địa chất yếu ở đồng bằng sông Cửu Long
Sạt lở tại đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ
Sạt lở QL. 91 tại km 88 + 937 đoạn xã Bình Mỹ, Châu Phú, An
Giang8
Sụt lún ở xã Khánh Bình Đơng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
Sụp lún, sạt lở xảy ra tại huyện U Minh Thượng, Kiên Giang
Sạt lở tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang
Một điểm sạt lở tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Sụp lún tuyến đường đal ở Ấp Long Trị, xã Long Đức, Trà Vinh
Sạt lở nghiêm trọng tuyến đường giao thông dọc sông Cổ Chiên
Sụp lún tại Km 2+325,1 thuộc tỉnh lộ 915B đã được khoanh vùng
Sụp lún tại Km 2+557,8 thuộc tỉnh lộ 915B
Bản đồ khu vực nghiên cứu
Hình ảnh mơ tả địa chất hố khoan số HK1
Hình ảnh mơ tả địa chất hố khoan số HK2
Mực nước sơng Cổ Chiên theo hệ cao độ Hịn Dấu Hải Phịng

Hiện trạng sạt lở, xói sâu tại Đoạn 1 (Từ Km 0+358,38 đến Km 0+
956,38) trên sông Cổ Chiên
Hiện trạng sạt lở đất
Hiện trạng hàm ếch tại Đoạn 1
Hoạt động neo đậu tàu ghe trên sông Cổ Chiên
Nhà máy sản xuất gạch đất nung tại ấp Hạ
Các nhóm giải pháp chống sụp lún
Xử lý nền bằng tầng đệm cát dưới móng cơng trình
Giải pháp xử lý nền bằng cọc cừ tràm
Các nhóm giải pháp chống sạt lở
Trồng cây mắm chống sạt lở ở tuyến kênh Ba Dày, Cà Mau
Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ Kênh Bảy, tỉnh An Giang
. Một đoạn sông dọc tỉnh lộ 915B đã được gia cố tạm
Cọc tràm đóng ken sít để chắn sóng ở tỉnh Cà Mau

Trang
4
6
7

8
8
9
10
10
10
11
11
13
15

16
19
20
20
20
21
21
23
24
24
25
26
26
26
26


Số hiệu
hình
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.24
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Tên hình

Trang

Kè thảm đá hộc, giằng lưới B40 tại Hậu Giang
Tường bê tông kết hợp gạch xây bảo vệ bờ tại Cà Mau
Kết cấu kè mái nghiên tại sông Long Bình, tỉnh Trà Vinh
Tường cừ BTCT dự ứng lực không neo tại Kiên Giang
Mặt cắt ngang kè bêtông cốt thép
Mặt cắt ngang thiết kế tường đứng BTCT trên nền cừ tràm đóng gia
cố
Mặt cắt nang đoạn đường bị lún tại Km 1+158,84
Mô phỏng trên Plaxis bù lún bằng cấp phối đá dăm tại Km 1+158,84
Hệ số ổn định khi bù lún bằng cấp phối đá dăm tại tại Km 1+158,84

Mặt cắt nang đoạn đường bị lún tại Km 2+591,87
Mô phỏng trên Plaxis bù lún bằng cấp phối đá dăm tại Km 2+591,87
Hệ số ổn định khi bù lún bằng cấp phối đá dăm tại Km 2+591,87
Chuyển vị đứng giải pháp tường đứng bê tông cốt thép tại Km
0+956,38
Chuyển vị ngang giải pháp tường đứng bê tông cốt thép tại Km
0+956,38
Chuyển vị đứng giải pháp cừ bản bê tông cốt thép DƯL tại Km
0+956,38
Chuyển vị ngang giải pháp cừ bản bê tông cốt thép DƯL tại Km
0+956,38
Chuyển vị đứng giải pháp tường đứng bêtông cốt thép trên nền cừ
tràm tại Km 0+956,38
Chuyển vị ngang giải pháp tường đứng bêtông cốt thép trên nền cừ
tràm tại Km 0+956,38
Kích thước hình học kết cấu tường chắn
Sơ đồ tính tốn tường chắn
Sơ đồ tính tốn áp lực nước
Sơ đồ tính tốn vị trí điểm lật
Sơ đồ áp lực phân bố lên tường chắn
Sơ đồ quy trình quản lý và khai thác sử dụng
Sơ đồ quản lý dự án
Sơ đồ quản lý bằng Website, Facebook

27
27
28
28
29
31

37
37
37
38
38
38
41
42
43
44
45
46
49
50
52
54
57
60
62
65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, dưới tác động ngày càng bất lợi của chế độ dòng chảy
và các tác động của con người, xe cộ, sự cố sụp lún, sạt lở các tuyến đường, đặc biệt là
các tuyến đường dọc bờ sông đang diễn biến phức tạp và tần suất xảy ra nhiều hơn. Sạt lở
xảy ra thường xuyên vào bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đường sá, đe

dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người dân và phương tiện tham gia giao thơng. Đã
có nhiều tuyến đường huyết mạch bị phá hủy, hàng ngàn hecta đất bị nước cuốn trôi, hàng
trăm tỷ đồng của nhà nước bị lãng phí cho cơng tác khắc phục, sửa chữa các hư hỏng, các
hoạt động kinh tế xã hội cũng bị ảnh hưởng, gây thiệt hại to lớn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hàng trăm điểm sạt lở và nhiều điểm
sụp lún, chủ yếu nằm trên các tuyến đường nằm ven sông Cổ Chiên và sông Hậu, đang
đe dọa đến đê bao, hệ thống giao thơng, diện tích vườn cây ăn trái,… của người dân.
Trong đó, có nhiều nơi bị sụp lún, sạt lở khá nghiêm trọng như cồn Hô (xã Đức Mỹ,
huyện Càng Long), cù lao Long Trị (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh), xã Đại Phước
(huyện Càng Long), xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành),…
Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế gây sụp lún, sạt lở và giải pháp xử lý ở đây vẫn
chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bên cạnh đó các giải pháp khắc phục, phịng ngừa lại
thiếu tính đồng bộ, máy móc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả
mang lại không cao.
Thực tế này cho thấy việc nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế gây sụp lún, sạt lở
để tìm một giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời xây dựng quy trình quản lý cho tuyến
đường phù hợp với điều kiện ở Trà Vinh là cần thiết. Nó khơng chỉ có ý nghĩa xử lý
sụp lún, sạt lở hiệu quả cho vị trí nghiên cứu mà cịn cho các vị trí khác trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh, nhằm giảm thiểu thiệt hại và tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước,
góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tuyến đường ven sông tỉnh lộ 915B là một trong các tuyến đường huyết mạch
của tỉnh Trà Vinh, hiện trạng tuyến cũng đang bị sụp lún, sạt lở tại một số điểm. Việc
nghiên cứu giải pháp đảm bảo ổn định và xây dựng một quy trình quản lý rất cần thiết,
đó là lý do để học viên chọn đề tài “Đảm bảo ổn định nền đường ven sông tỉnh lộ
915B, tỉnh Trà Vinh ” để nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát, hệ thống đầy đủ thực trạng, phân tích nguyên nhân, cơ chế gây ra
sụp lún, sạt lở trên tuyến đường tỉnh lộ 915B.
- Đề xuất giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện ở Trà Vinh tại điểm, vị trí sụp
lún, sạt lở trên tuyến đường nghiên cứu.



2

- Kế thừa các phương pháp chống sụp lún, sạt lở ở Việt Nam và thế giới, đề
xuất giải pháp sử dụng vật liệu địa kỹ thuật thân thiện với mơi trường, khơng chiếm
dụng diện tích lịng sơng và mang lại hiệu quả cao.
- Tính tốn ổn định cho các giải pháp kỹ thuật đề xuất bằng giải tích và phương
pháp phần tử hữu hạn.
- Đề xuất quy trình quản lý phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu đảm bảo ổn định đường ô tô trên nền đất yếu tỉnh lộ 915B ven sơng
Cổ Chiên: tình hình địa chất, địa hình, thủy văn,... các nguyên nhân gây ra tình trạng
sụp lún, sạt lở đường ô tô ven sông trên nền đất yếu (chịu ảnh hưởng của nước, thủy
nhiệt, dòng chảy,...) để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm sử dụng vật liệu địa
kỹ thuật thân thiện với môi trường mang lại hiệu quả kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Tuyến đường ô tô ven sông Cổ Chiên - tỉnh lộ 915B trên nền đất yếu thuộc địa
bàn tỉnh Trà Vinh có nguy cơ sụp lún, sạt lở đất.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin:
+ Lý thuyết kết hợp với việc thực hiện đo đạc, thống kê thực tế.
+ Thu thập từ các đề tài, dự án liên quan đến sụp lún, sạt trượt của vùng đồng
bằng sông Cửu Long và tuyến đường tỉnh lộ 915B.
+ Thu thập từ các tài liệu sách, tạp chí về các công nghệ xử lý sụp lún, sạt trượt.
- Khảo sát đo đạc tại các điểm sụp lún, sạt trượt có đối chiếu, so sánh với số
liệu đo đạc của địa phương cung cấp.
- Tính tốn giải tích và mơ phỏng số trên phần mềm Plaxis để kiểm tra ổn định
các giải pháp xử lý nền đường.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Đề xuất và kiểm toán các giải pháp phù hợp với địa phương để đảm bảo ổn
định cho nền đường, giảm tình trạng sụp lún, sạt lở.
- Xây dựng quy trình quản lý và khai thác cho tuyến đường.
7. Nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài:
Nội dung của luận văn gồm các chương mục như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về sụp lún, sạt lở đường ven sơng
Chương 2: Phân tích nguyên nhân gây sụp lún, sạt lở cho tuyến đường ven
sơng tỉnh lộ 915B
Chương 3: Tính tốn tại một số điểm mất ổn định, đề xuất quy trình, giải
pháp đảm bảo ổn định nền đường và công tác quản lý
Kết luận, kiến nghị


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỤP LÚN, SẠT LỞ ĐƯỜNG VEN SÔNG
1.1. Tổng quan về sụp lún, sạt lở đường ven sông:
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, được biết đến
như một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các dự án thủy điện và
chuyển nước đang triển khai trên thượng nguồn. Tác động của các dự án hồ chứa trên
dịng chính cùng với các hiệu ứng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đã tạo
nên sụp lún, sạt lở nghiêm trọng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng sản xuất
nông nghiệp trù phú bậc nhất Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, sạt lở xảy ra với
tần suất nhiều hơn và kéo dài trên diện rộng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới.
Vấn đề sạt lở và mất ổn định mái dốc đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất lâu bởi tính
chất quan trọng của nó. Sạt lở có thể cướp đi nhiều sinh mạng con người, đất đai, nhà cửa.
Sạt lở là hiện tượng mất ổn định và chuyển dịch các khối đất, đá tự nhiên do tác

động của các yếu tố chấn động địa chất, mưa lớn, dịng chảy, sóng, biến đổi mực nước
và các tác động khác. Xử lý sạt lở là hoạt động nhằm khắc phục, ngăn chặn, hạn chế
sạt lở, giữ ổn định bờ sông, suối, bờ biển, đảo; trường hợp không ngăn chặn, hạn chế
kịp thời sạt lở sẽ gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản, cơng
trình hạ tầng của nhân dân và Nhà nước (Theo Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ).
Nguyên nhân dẫn đến sạt lở có thể là do mái dốc quá dốc, do sự tăng mực nước
ngầm, đường thấm trong đất hay do xói ở chân taluy, giảm cường độ của đất quá lâu
do sạt lở hay bị phong hóa. Đối với những nền đất ở ven sơng chủ yếu là đất yếu có
chiều dày lớn, là nơi bồi lắng phù sa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều tạo ra
dòng thấm của nước triều bên trong nền đất làm thay đổi các đặc trưng cơ lý và khả
năng chịu lực của đất nền dưới đường, làm giảm độ ổn định của nền đắp, nguy cơ xảy
ra sạt lở là rất lớn. Khi sạt lở xảy ra thường có nhiều hơn một nguyên nhân, trong
nhiều trường hợp, một vài nguyên nhân tồn tại cùng một lúc. Những nhân tố gây ra sạt
lở, chủ yếu là những nhân tố góp phần giảm sức chống cắt của đất (giảm lực kháng
trượt) hay làm tăng ứng suất cắt trong mái dốc (tăng lực gây trượt). Những lực gây
trượt chẳng hạn như trọng lượng của đất, lực thấm hay góc dốc dốc hơn, trong khi đó
lực chống trượt chủ yếu là sức chống cắt của đất.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về những nhân tố gây sạt lở mái dốc chẳng hạn
như các nghiên cứu của Abramson et al [21], Duncan & Wright [26], Chowdhury et al
[25], Cornforth [27], Ruanthip et al [29], Phienwej et al [24]. Theo Abramson et al


4

[21], nguyên nhân gây sạt lở mái dốc chủ yếu là làm gia tăng ứng suất cắt (tăng lực
gây trượt) hoặc sự giảm sức chống cắt (giảm khả năng chống trượt) của đất. Sự mất
cân bằng giữa thành phần kháng trượt và thành phần gây trượt dẫn đến sạt lở. Khi mái
dốc ổn định sự cân bằng này được duy trì. Trong một trường hợp nào đó, điều kiện cân

bằng này khơng cịn tồn tại, sự phá vỡ cân bằng có thể do giảm thành phần kháng trượt
hoặc tăng thành phần gây trượt hoặc cả hai. Khi thành phần gây trượt chiếm ưu thế, thì
mái dốc trở nên mất ổn định và hiện tượng trượt xảy ra bất cứ lúc nào (Trần Xuân Thọ
và Đậu Văn Ngọ [8]).
Những nhân tố chủ yếu gây ra sạt lở có thể kể đến như nước mặt, nước ngầm
do mưa lớn và lũ dâng, xói lở (xói chân, xói bề mặt và xói ở đỉnh), quá tải, các hoạt
động của con người, cấu trúc địa chất, và những tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Các nhân tố này làm giảm độ bền của đất (giảm lực kháng trượt), tăng ứng suất cắt
trong đất (tăng lực gây trượt) dẫn đến mất ổn định cơng trình. Con người, bằng những
tác động của mình làm thay đổi trạng thái tự nhiên, làm cho quá trình sạt lở xảy ra
ngày càng phức tạp. Xây dựng các cơng trình trên đỉnh mái dốc làm thay đổi tải trọng
vốn có mà đất đá đã chịu trong lịch sử hình thành của chúng. Khi tải trọng cơng trình
lớn hơn sức chịu tải của đất đá thì hiện tượng trượt lở tất yếu xảy ra (Đậu Văn Ngọ và
Trần Xuân Thọ [8]).
Theo các nghiên cứu của Abramson et al [21], Duncan & Wright [26],
Chowdhury et al [25] và Cornforth [27], cơ chế sạt lở bao gồm 5 dạng chính đó là rơi
(falling), đổ (topping), trượt (sliding), trượt trôi (spreading), và trượt dịng (flowing).
Trong đó đổ và rơi thường xảy ra trong các bờ dốc đá, các dạng còn lại thường liên
quan tới các bờ dốc đất. Tùy theo dạng mặt trượt, trượt cũng được chia thành trượt
phẳng (trượt tịnh tiến), và trượt cung tròn, hoặc kết hợp cả hai mà được gọi là trượt
phức hợp. Trượt phẳng thường xảy ra trong các vật liệu rời, còn trượt cung tròn
thường xảy ra bên trong một khối đất còn nguyên vẹn, nhất là trong những vật liệu
tương đối đồng nhất (Abramson et al [21]).
Firm clay
1

Sott clay with water-bearing
silt and sand layers

2

4

Firm clayey gravel

Shore
3

Clay
5

Clezn sand

Hình 1.1: Các dạng sạt lở; (1) Rơi, (2) Đổ, (3) Trượt, (4) Trượt trơi,
(5) Trượt dịng


5

Theo Abramson et al [21], những giải pháp làm ổn định mái dốc chủ yếu là
giảm lực gây trượt, tăng lực chống trượt hoặc đạt cả hai trong cùng một phương pháp.
Một số giải pháp đặc trưng đã được Abramson et al [21] và Cornforth [27] đề nghị
chẳng hạn như các giải pháp về tường chắn để tăng khả năng chống đỡ hay gia cố đất,
thoát nước để tăng cường độ kháng cắt của đất. Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu của
các tác giả khác như của Phienwej et al [24] về những kết cấu bảo vệ bờ sông ở Thái
Lan hay của Ruanthip et al [29] về hướng dẫn cách lựa chọn những phương pháp làm
ổn định mái dốc thích hợp.
Ở đồng bằng sơng Cửu Long và các tỉnh phía Nam, trong nhiều năm trở lại đây
sụp lún, sạt lở bờ sông xảy ra với qui mô lớn và tần suất cao, đã có nhiều nghiên cứu
của các tác giả để phịng chống sạt lở bờ sơng chẳng hạn như Hà Quang Hải [10]
nghiên cứu về xói lở, bồi tụ lịng sơng Tiền đoạn Tân Châu - Hồng Ngự, Lê Mạnh

Hùng [11] nghiên cứu dự báo sạt lở bờ hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Phan Trường Phiệt [17] nghiên cứu xử lý trượt lở bờ sơng bằng kỹ thuật đất có cốt hay
của Đinh Cơng Sản và Lê Mạnh Hùng [11] nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục sạt lở
bờ sông trên địa bàn huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, ở Trà Vinh việc nghiên cứu chống sụp lún, sạt lở nơi đây vẫn còn
hạn chế, vấn đề còn tồn đọng cần nghiên cứu ở Trà Vinh đó là nguyên nhân, cơ chế
gây sụp lún, sạt lở và phương pháp xử lý vẫn chưa được nghiên cứu và hệ thống hóa
đầy đủ một cách khoa học. Trên cơ sở những phân tích trên, việc nghiên cứu hệ thống
hóa nguyên nhân và cơ chế gây sụp lún, sạt lở trên tỉnh lộ 915B liên quan đến những
vấn đề sau:
(1) Nguyên nhân gây ra sụp lún, sạt lở.
(2) Cơ chế sụp lún, sạt lở.
(3) Hệ số ổn định trong phân tích ổn định mái dốc.
(4) Phương pháp phân tích ổn định mái dốc.
Nghiên cứu hệ thống hóa giải pháp xứ lý sụp lún, sạt lở trên tỉnh lộ 915B, tỉnh
Trà Vinh, liên quan đến những vấn đề sau:
(1) Những giải pháp chống sạt lở khơng chiếm dụng diện tích lịng sơng.
(2) Những giải pháp chống xói chân và trượt sâu mái bờ.
(3) Những giải pháp chống lại sự thay đổi mực nước sông cũng như những tác
động do biến đổi khí hậu gây ra.
(4) Những giải pháp bảo vệ bề mặt mái dốc.
1.2. Giới thiệu về sụp lún, sạt lở đường ven sông trên đất yếu tại đồng bằng sông
Cửu Long và các khu vực lân cận:
Đồng bằng sông Cửu Long được bao phủ bởi lớp trầm tích trẻ khá dày, mà
thành phần cấu tạo của nó phổ biến là loại đất yếu: sét yếu, cát chảy, bùn,….
Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục địa chất cho rằng cấu trúc địa tầng đồng


6


bằng sơng Cửu Long có dạng bồn trũng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, trung tâm
bồn trũng là vùng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Khu vực này móng đá sâu tới
900m. Bao quanh vùng trung tâm là vùng Đồng Tháp Mười, Long An, Long Xuyên,
An Giang, Cần Thơ. Móng đá bên dưới có tuổi trước Kanozoi (khoảng 65 triệu năm).
Phủ lên trên lớp móng đá là tập hợp các thành phần tạo hạt rời có tuổi từ Neogen đến
đệ tứ, trên cùng là tầng trầm tích trẻ (trầm tích Holoxen) có tuổi khoảng 15.000 năm
có chiều sâu lên tới 110m đây chính là tầng đất yếu gây khó khăn cho các cơng trình.
Theo đặc trưng về địa chất, địa chất cơng trình, địa chất thuỷ văn, chia năm khu
vực đất yếu khác nhau như trên Hình 1.2
Khu vực I: khu vực đất sét màu xám nâu và xám vàng (ký hiệu I);
Khu vực II: khu vực đất bùn sét xen kẹp với các lớp á cát ( ký hiệu II);
Khu vực III: khu vực cát hạt mịn, á cát xen kẹp ít bùn á cát (ký hiệu III);
Khu vực IV: khu vực đất than bùn, sét, bùn á sét, cát bụi, á cát (ký hiệu IV);
Khu vực V: khu vực bùn á sét và bùn cát ngập nước (ký hiệu V).
B A ÛN Ñ O À
P H A ÂN V U Ø N G Ñ A Á T Y E ÁU Ơ Û Đ O À N G B A È N G S O ÂN G C Ö ÛU L O N G

C A M P U C H IA

B

B ÌN H D Ư Ơ N G
T .P
H O À C H Í M IN H

H O ÀN G N G Ö Ï

C A M P U C H IA

IV b

C H A ÂU Ñ O ÁC

T A ÂN A N

IId
C A O L A ÕN H
H A Ø T I E ÂN

I

M YÕ THO

L O N G X U Y E ÂN S A Ñ E ÙC
B E ÁN T R E

IIa

V ÓN H L O N G

IIIc
R A ÏC H G I A Ù

V Ò N H T H A ÙI L A N

C A ÀN T H Ô
TRA Ø
V IN H

IIb


IIIb
S O ÙC
T R A ÊN G

IV a

B I E Å N Ñ O ÂN G

B A ÏC
L I E ÂU

C H U Ù T H ÍC H

CÀ MAU

IIc

B I E Å N T A ÂY

V

II Ia

V

I

Ñ a át s e ùt m a à u x a ùm n a âu , x a ùm v a øn g

II


Ñ a á t b u ø n s e ù t ,b u ø n a ù s e ù t ,b u ø n a ù c a ù t s e n
k e ï p v ô ù i c a ù c l ô ùp a ù c a ù t

III

C a ù t h a ït m ò n , a ù c a ùt x e n k e ïp í t b u øn a ù c a ùt

IV

Ñ a át t h a n b u øn x e n k e ïp b u øn s e ùt , b u øn
a ù s e ùt , c a ùt b u ïi , a ù c a ùt

V

B u ø n a ù s e ù t v a ø b u ø n a ù c a ùt n g a ä p n ư ơ ùc .

Hình 1.2: Bản đồ phân bố vùng địa chất yếu ở đồng bằng sông Cửu Long


7

Nền đất yếu: là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng
nhiều. Do vậy, khi xây dựng các cơng trình dân dụng, cầu đường, hạ tầng kỹ thuật
trên đất yếu, rất nhiều cơng trình bị lún, sụp, hư hỏng do khơng có biện pháp xử lý
phù hợp và khơng đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất.
Tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, gần đây có nhiều tuyến đường bị sụt
lún, sạt lở nguy hiểm gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đe dọa đến tính
mạng và tài sản, cụ thể:
- Tại Cần Thơ: vào đầu tháng 3/2010 đã xảy ra sạt lở đường dẫn cầu Trà

Niềng tại trung tâm huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ nhấn chìm tồn bộ đoạn
đường dẫn dài khoảng 50m, làm 2 người thiệt mạng, gây ách tắc giao thông tuyến
tỉnh lộ 923. Tại cầu Mỹ Khánh, đã có hiện tượng nước phá gây sạt lở nặng, ăn sâu
vào phần đường dẫn vào cầu.
Gần đây nhất, vào năm 2015, trên địa bàn quận Cái Răng liên tiếp xảy ra 3
vụ sạt lở tại các địa điểm: Khu vực 5 (phường Ba Láng), khu vực Phú Lợi (phường
Tân Phú) và đường Võ Tánh (phường Lê Bình). Các vụ sạt lở đã gây thiệt hại 4 căn
nhà, hơn 160m đường giao thông và cuốn trơi nhiều tài sản có giá trị khác của
người dân.

Hình 1.3: Sạt lở tại đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng
thành phố Cần Thơ
- Tại An Giang: ngày 27/02/2010 đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại tổ 9, ấp
Bình Tân xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang và tiếp tục sạt lở ngày
22/3/2010 cách bến đị Thanh Bình (Bình Mỹ - Bình Thạnh Đơng) khoảng 630 m về
phía thượng nguồn, chiều dài đoạn sạt lở khoảng 70 m, rộng khoảng 25m đã làm hư
hại hồn tồn 70m Quốc lộ 91 (Hình 1.4). Sạt lở còn gây thiệt hại 2 căn nhà cấp 4 và
hơn 27 căn nhà nằm trong tình trạng báo động phải tháo dỡ, di dời khỏi khu vực nguy
hiểm (theo Báo cáo số 84/BC-UBND ngày 17/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang vể tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang).


8

Hình 1.4: Sạt lở QL. 91 tại km 88 + 937 đoạn xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang
- Tại Cà Mau: Ngày 15/4/2016 vụ sụp lún nghiêm trọng tại xã Khánh Bình, huyện
Trần Văn Thời tạo nên hố sâu gần 3m, chiều dài 25m, ngang 8m làm tê liệt tuyến
đường giao thông huyết mạch nối liền từ xã Khánh Bình về trung tâm xã Khánh Bình
Đơng.


Hình 1.5: Sụt lún ở xã Khánh Bình Đơng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
- Tại Kiên Giang: ngày 12/5/2016, tuyến đường đê bao ngoài (đường tỉnh 965) tại
huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang xuất hiện 13 vị trí sạt lở. Trong đó, 8 vị trí bị
sạt lở nghiêm trọng, mặt đường sụp xuống trên 2m, chiều dài đoạn sạt lở từ 40m đến
80m, gây gián đoạn giao thông. Ước giá trị thiệt hại khoảng 08 tỷ đồng.

Hình 1.6: Sụp lún, sạt lở xảy ra tại huyện U Minh Thượng, Kiên Giang


9

- Tại An Giang: Ngày 25/4/2017, trên tuyến đường liên xã thuộc khu vực bờ sông
Vàm Nao (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) xảy ra sạt lở nghiêm trọng
làm nhấn chìm 16 căn nhà. Sạt lở đường với chiều dài 70m, lấn sâu vào bờ 35m cắt
đứt đường giao thơng liên xã. Chính quyền địa phương đã phải di dời 106 hộ dân và 01
nhà máy xay sát. Vụ sạt lở gây thiệt hại ước khoảng 09 tỷ đồng.

Hình 1.7: Sạt lở tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang
1.3. Hiện trạng sụp lún, sạt lở các cơng trình tại Trà Vinh và tỉnh lộ 915B:
1.3.1. Hiện trạng một số nơi sụp lún, sạt lở các cơng trình ở tỉnh Trà Vinh:
Trà Vinh là một tỉnh có hệ thống sơng ngịi, kênh, rạch khá dày, trong đó có
sơng Tiền, sơng Hậu, sông Láng Thé, sông Cổ Chiên và với các kênh, rạch lớn như
kênh Chánh Bố, kênh Long Bình, kênh Chà Và,... đang có diễn biến lịng dẫn và sạt lở
đất bờ sông khá mạnh làm mất hàng chục hecta đất mỗi năm, gây ra các hậu quả lớn
về tính mạng và tài sản tại các khu vực ven sông.
Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm
2016, các đoạn sông thuộc khu vực thị trấn Định An, huyện Trà Cú và khu vực xã Đại
Phước, huyện Càng Long đang bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở hạ
tầng và trực tiếp đến đời sống nhân dân.
- Tại khu vực thị trấn Định An, huyện Trà Cú: đoạn hai bên bờ sơng ra cửa Định

An dài 2,3 km, trong đó đặc biệt là đoạn bờ sông dài 910m bị sạt lở nghiêm trọng, lấn
sâu vào khu dân cư, mất đất sản xuất, nhiều hộ dân phải sơ tán.
- Tại Ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh: đoạn đê bao tại Cù lao
Long Trị bị sạt lở khá nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do sức mạnh của triều
cường, dịng chảy xốy mạnh đánh mịn bờ đất tạo thành hàm ếch thì đất sẽ lở thành
cụm. Nhất là mùa lũ đang về, tuyến đường đanl bề rộng 2,5 mét trải dài gần hết ấp
Long Trị dành cho xe 2 bánh bánh lưu thông cũng bị ảnh hưởng nặng.


10

Hình 1.8. Một điểm sạt lở tại xã Hịa
Hình 1.9. Sụp lún tuyến đường đal ở
Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Ấp Long Trị, xã Long Đức, Trà Vinh
1.3.2. Hiện trạng sụp lún, sạt lở các cơng trình ở tuyến đường tỉnh lộ 915B:
- Tại xã Đại Phước, huyện Càng Long: tuyến đường tỉnh lộ 915B chạy dọc theo
bờ sông Cổ Chiên (đoạn từ Cống Láng Thé đến bến phà Cổ Chiên) đang bị sạt lở, trong
đó đặc biệt là đoạn bờ sơng dài 1,18 km (có tuyến giao thơng dọc sông Cổ Chiên) bị sạt
lở nghiêm trọng nhất và có nguy cơ bị phá vỡ (đã sạt lở cách mép đường 1,5m); địa
phương đã sơ tán 74 hộ dân, cịn hơn 120 hộ thuộc diện phải sơ tán.

Hình 1.10. Sạt lở nghiêm trọng tuyến đường giao thông dọc sông Cổ Chiên
- Trên tuyến đường tỉnh lộ 915B có dấu hiệu xuất hiện nhiều điểm sụp lún cục bộ.
Chính quyền địa phương đã tổ chức khoanh vùng để khắc phục sự cố. Những vị trí sụp
lún thường xảy ra chủ yếu tại những nơi có tuyến cống thốt nước ngang đường. Qua quá
trình khai thác sử dụng lâu dài, các tuyến cống bị rị rỉ nước, cuốn trơi phần đất cát đắp
lưng cống, dưới tác động của xe cộ qua lại lâu ngày làm cho các khu vực này bị sụp lún
nghiêm trọng. Tình trạng sụp lún này nếu khơng có giải pháp hợp lý và khắc phục kịp thời
sẽ gây ra những hố sâu, hố tử thần gây mất an tồn giao thơng và nguy hiểm đến tính

mạng người dân.


11

Hình 1.11: Sụp lún tại Km 2+325,1 thuộc
Hình 1.12: Sụp lún tại Km 2+557,8
tỉnh lộ 915B đã được khoanh vùng
thuộc tỉnh lộ 915B
1.4. Các giải pháp sử dụng xử lý sụp lún, sạt lở:
1.4.1. Giải pháp sử dụng để xử lý sụp lún:
Tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng các giải pháp xử lý nền đất yếu như sau:
- Xử lý bằng tầng đệm cát.
- Xử lý bằng cọc tràm, cọc tre.
- Giải pháp bù lún bằng cấp phối đá dăm.
1.4.2. Giải pháp sử dụng để xử lý sạt lở:
Trên cơ sở phân tích các điểm sụp lún, sạt lở đề tài đề xuất 3 nhóm giải pháp có
thể ứng dụng như sau:
- Nhóm 1: Giải pháp trồng cây chống sóng, chống xói, gây bồi bảo vệ bờ: Loại
cây trồng để bảo vệ bờ gồm có bèo tây (lục bình), dừa nước, mắm (trắng), bần, nga,
bảo vệ mái bằng cỏ Vetiver.
- Nhóm 2: Giải pháp bảo vệ bờ bằng bao tải cát, xà bần đá đổ kết hợp cọc cừ
gỗ: Các loại vật liệu bảo vệ bờ gồm bao tải cát, xà bần (gạch vỡ), đá đổ, bao đất đắp
trên mái bờ tạm thời bảo vệ bờ. Giải pháp này làm thoải mái dốc, chỉ gia cố tạm thời,
lấp hố xói và đẩy dịng chảy ra xa bờ hạn chế xói lở mái dốc
- Nhóm 3: Giải pháp tường chắn: Sử dụng tường chắn bê tông, tường chắn bê
tông cốt thép, tường chắn rọ đá và tường cọc bản.
1.5. Kết luận chương 1:
Ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam, trong nhiều năm trở lại đây,
sụp lún, sạt lở bờ sông xảy ra với qui mơ lớn và tần suất cao, đã có nhiều nghiên cứu của

các tác giả để phòng chống sạt lở bờ sông tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long,
đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội rất cao (đã nêu ở phần trên). Tuy nhiên, ở Trà Vinh,
việc nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp chống sụp lún, sạt lở vẫn còn rất hạn chế, chủ
yếu là xử lý khi sự cố đã xảy ra, không có cơng tác dự phịng hoặc giải pháp xử lý từ xa.


12

Do đó, các giải pháp sử dụng thường mang tính chất cục bộ, thiếu tính bền vững, chưa kịp
thời, đồng thời chi phí xử lý rất cao (chỉ sử dụng biện pháp duy nhất là tường chắn).
Do đó, việc nghiên cứu nguyên nhân gây sụp lún, sạt lở và đề xuất giải pháp xử
lý, quản lý cho tuyến đường tỉnh lộ 915B là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Góp phần nâng
cao hiệu quả về kinh tế - xã hội và có thể nhân rộng mơ hình, giải pháp trên địa bàn cả
tỉnh Trà Vinh.


13

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY SỤP LÚN, SẠT LỞ CHO TUYẾN
ĐƯỜNG VEN SÔNG TỈNH LỘ 915B
2.1. Hệ thống các điểm sụp lún, sạt lở tại tỉnh lộ 915B
2.1.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu:
Tuyến đường Tỉnh lộ 915B đoạn nằm trên địa bàn xã Đại Phước, huyện Càng
Long, có tổng chiều dài 10,258km. Khu vực này cách trung tâm khu hành chính huyện
Càng Long 37,5 km, cách thành phố Trà Vinh 16km. Tuyến đường tỉnh lộ 915B là
công trình cấp III đồng bằng; Chiều rộng nền đường 12m, mặt đường rộng 07m, lề
đường hai bên rộng 2,5m.
Khu vực nghiên cứu là tuyến đường Tỉnh lộ 915B chạy dọc theo bờ sông Cổ
Chiên (đoạn từ Cống Láng Thé đến đường vào cầu Cổ Chiên), tổng chiều dài khu vực

này là 4.769m.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Khu vực này đang bị sụp lún, sạt lở nghiêm trọng, có 03 đoạn đặc biệt như sau:


14

- Đoạn 1: Từ Km 0+358,38 đến Km 0+ 956,38 (chiều dài 598m) đây là khu vực
bị xói chân, sạt lở sâu, phạm vi sạt lở cách mép đường còn khoảng 1,5m, là khu vực
tiếp giáp với cơng trình cống đập Láng Thé đã xây dựng. Dưới tác động rất lớn của
dòng chảy và triều cường đã làm cho khu vực này bị xói chân rất sâu và có dấu hiệu
sạt lở nghiêm trọng.
- Đoạn 2: Từ Km 2+313,32 đến Km 2+591,87 (chiều dài 278,55m) đây là khu
vực có nhiều điểm bị sụp lún cục bộ do tác động của nước mặt và nước ngầm và sự rò
rỉ của các tuyến cống thoát nước ngang đường,...
- Đoạn 3: Từ Km 3+132,12 đến Km 3+709,87 (chiều dài 577,75m) đây là khu
vực ít bị xói chân, chủ yếu bị sạt lở bề mặt.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên:
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình:
- Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đang được
phù sa bồi tụ lấn dần nên địa hình thường khá thấp (cao độ từ 1- 6m so với mực nước
biển). Dịng sơng uốn cong bờ lõm sâu và sạt lở nhiều đoạn về phía dọc tuyến đường
tỉnh lộ 915B ven sông Cổ Chiên.
2.1.2.2. Đặc điểm địa chất:
Khu vực nghiên cứu có 2 nhóm đất chính: Đất phèn và đất phù sa.
Đất phù sa: Có diện tích nhỏ không đáng kể, chủ yếu là đất phù sa phát triển
sâu chiếm 2% trong cơ cấu đất đai của xã, phân bố rãi rác trong tất cả các ấp. Phần lớn
tích tụ mùn trên mặt nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến
khá cao.

Đất phèn: Phân bố rải rác ở các ấp trong xã, thành phần chủ yếu là sét đến sét
pha thịt.
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất do Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng
Hồng Lĩnh thực hiện khảo sát cơng trình: Xây dựng và mở rộng đường tỉnh lộ 915B,
đặc điểm địa chất cụ thể của khu vực nghiên cứu như sau:
1. Lớp A: Lớp đất đắp phân bố lớp trên của cột địa tầng, chủ yếu là sét bụi, thực
vật. Bề dày thay đổi từ 1.0 m (HK1) đến 1.7m (HK2).
2. Lớp 1: Á cát, xám nâu, trạng thái nhão. Bề dày thay đổi từ 2.0 m (HK1) đến
5,9m (HK2).
3. Lớp 2: Bùn á sét, xám xanh đen, trạng thái nhão - dẻo nhão. Bề dày thay đổi
từ 25,5 m (HK2) đến 29,1m (HK1).
4. Lớp 3: Sét, xám xanh, trạng thái dẻo mềm - dẻo cứng. Bề dày thay đổi từ 9,5
m (HK1) đến 10,9 m (HK2).
5. Lớp 4: Cát bụi, màu nâu vàng, kết cấu chặt vừa - chặt. Lớp đất này phân bổ
từ độ sâu >50m.
6. Lớp TK1: Cát bụi, màu xám nâu, kết cấu kém chặt. Khả năng chịu tải kém,
biến dạng lớn. Bề dày 5m chủ yếu phân bố tại HK1.
Lớp đất 1, lớp TK1 và lớp 2 trong vị trí khảo sát là những lớp đất yếu, tính nén
lún cao, khả năng chịu tải thấp và biến dạng tương đối lớn.
Lớp đất 3 và lớp 4 trong vị trí khảo sát là những lớp đất trung bình, có tính nén
lún trung bình, khả năng chịu tải và biến dạng trung bình.
Hình trụ hố khoan HK1 và HK2 được thể hiện trong Hình 2.2 và Hình 2.3:


×