Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử ngũ hành sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.5 MB, 100 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH KHỎE

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH SỬ
NGŨ HÀNH SƠN

Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ts.Kts. Phan Bảo An

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Khỏe



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng
Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng

Trang
36

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn

8

1.2

Chùa tam Thai, một trong 2 ngôi chùa được phong quốc tự ở Danh
thắng Ngũ Hành Sơn


10

1.3

Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực

10

1.4

Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn

11

1.5

Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước

12

1.6

Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ

12

1.7

Đường Huyền Trân Cơng Chúa


13

1.8

Phần đất trống tơ đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn

13

1.9

Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá

14

1.10

Không gian lễ hội Quán Thế Âm

14

1.11

Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt
làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật

15

1.12

Kinh thành Huế


17

1.13

Chùa Cầu – Hội An

18

1.14

Một góc tuyến đường ven sông Hội An

19

1.15

Cung Gyeongbok – Hàn Quốc

22

1.16

Đền Swaminarayan - Ấn Độ

23

1.17

Thành Phố Pompeii - Ý


24

1.18

Tượng đất sét trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

25


1.19

Venice nhìn từ trên cao

26

1.20

Cầu đá Rialto

26

1.21

Giao thơng đường thủy chủ yếu qua những con kênh nhỏ thơ mộng

27

1.22


Nhà thờ Santa Maria della Salute, một kiệt tác kiến trúc Baroc bên
dòng Kênh lớn

28

1.23

Lâu đài Prague hơn 1000 năm tuổi là tòa lâu đài cổ rộng lớn nhất
thế giới.

29

1.24

Cầu Charles về đêm

30

1.25

Quảng trường Wenceslas

30

2.1

Một góc Danh thắng Ngũ Hành Sơn

38


2.2

Chùa Tam Thai

38

2.3

Tháp Xá Lợi

38

2.4

Động Huyền Không

38

2.5

Động Âm Phủ

38

2.6

Cổng Tam Quan

39


2.7

Chùa Quán Thế Âm

39

2.8

Chùa Linh Ứng

39

2.9

Tượng Phật Thích Ca

39

2.10

Vọng Giang Đài

39

2.11

Bậc cấp cổng số 1

39


2.12

Tháp chân núi Thủy Sơn

39

2.13

Di tích Chăm

39

2.14

Sơ đồ hệ thống giao thơng chính quận Ngũ Hành Sơn

40

2.15

Biểu đồ kết quả trả lời câu 1

44

2.16

Biểu đồ kết quả trả lời câu 2

45


2.17

Biểu đồ kết quả trả lời câu 3

45

2.18

Biểu đồ kết quả trả lời câu 4

46


2.19

Biểu đồ kết quả trả lời câu 5

46

2.20

Biểu đồ kết quả trả lời câu 6

47

2.21

Biểu đồ kết quả trả lời câu 7

48


2.22

Biểu đồ kết quả trả lời câu 8

48

2.23

Biểu đồ kết quả trả lời câu 9

49

2.24

Biểu đồ kết quả trả lời câu 10

50

2.25

Biểu đồ kết quả trả lời câu 11

50

2.26

Tạo bản đồ trục

53


2.27

Chuyển bảng đồ thành trục dọc

53

2.28

Chuyển thành bản đồ Segment

54

2.29

Kết quả phân tích tồn cục

54

2.30

Chọn bán kính phân tích đoạn Segment analysis

55

2.31

Phân tích đoạn Segment analysis

55


2.32

Kết quả Phân tích đoạn Segment analysis

56

2.33

Đề xuất thêm đoạn đường

57

2.34

Kết quả phân tích Metric step tồn cục quận Ngũ Hành Sơn

57

2.35

Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính tồn quận Ngũ Hành
Sơn

58

2.36

Kết quả phân tích đoạn Segment analysis với bán kính tồn quận
Ngũ Hành Sơn


58

2.37

Phân tích đoạn Segment analysis với bán kính tồn thành phố Đà
Nẵng

59

2.37

Kết quả phân tích giao thơng tổng thể thành phố Đà Nẵng

59

3.1

Sơ đồ phân khu chức năng

62

3.2

Sơ đồ định hướng không gian

65

3.3


Sơ đồ tổ chức không gian văn hóa khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn

66


TĨM TẮT LUẬN VĂN
TỔ CHỨC KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ KHU
VĂN HĨA DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
Học viên: Huỳnh Khỏe Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: ........……...Khóa: K34 . Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa để vạch ra
những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho tương xứng với tiềm
năng sẵn có. Ngun cứu những mơ hình khai thác du lịch bền vững của các quốc gia phát
triển để học tập. Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để
hoạt động du lịch phát triển tốt hơn. Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị
văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp
quản lý khoa học và hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng
của đá mỹ nghệ non nước. Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa
trên việc nghiên cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt
động như phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử
các giá trị văn hóa phi vật thể và cơng tác phát triển du lịch dịch vụ.
Từ khóa – Tổ chức không gian kiến trúc; bảo tồn giá trị văn hóa; di tích văn hóa lịch sử;
Làng nghề đá mỹ nghệ; Ngũ Hành Sơn.

ORGANIZATION OF ARCHITECTURAL SPACE AND PRESERVATION
OF CULTURAL VALUES OF THE CULTURAL AND HISTORICAL RELIC
OF MARBLE MOUNTAINS
Student: Huynh Khoe Major: Architecture
Code: .......……...Course: K34 .University of Science and Technology - The University of
Da Nang

Abstract – Study the organization of architectural space and preservation of cultural values
to outline long-term plans for the development of the Marble Mountains to match the potential available. Study models of sustainable tourism exploitation of developed countries to follow.Enhance the quality of life for people and managers to improve tourism activities.Organize the architectural spaces to preserve cultural values, it not only meets the needs
of people in the area, but also helps managers to have the most scientific and effective management solution, this helps the craft village to develop the individual features of Non Nuoc
Stone Carving Village.Sustainably develop the cultural and historical relic of Marble Mountains based on the study of the organization of architectural spaces to develop and associate
activities such as the development of traditional stone villages, restoration and conservation
works of historical relics of intangible cultural values and the development of tourism services.
Key words – Organization of architectural space; preservation of cultural values; cultural
and historic relics; stone carving village; Marble Mountains.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
1
1.1. Tính thời sự của đề tài:
1
1.2. Tính mới của đề tài nghiên cứu:
1
1.3. Tính khoa học của đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2
5. Cấu trúc của luận văn
2
PHẦN NỘI DUNG
3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, CƠNG
TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HĨA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
3
1.1. Lịch sử hình thành
3
1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn
3
1.1.2. Vai trị của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị 3
1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá
trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
4
1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di tích
văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
8
1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn
8
1.2.2. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa
lịch sử Ngũ Hành Sơn
9
1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch
sử Ngũ Hành Sơn
14

1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa di
tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc
16
1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
16
1.3.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa31


Kết luận chƣơng 1
32
Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA DI TÍCH VĂN HĨA LỊCH SỬ
NGŨ HÀNH SƠN
33
2.1. Các yếu tố tự nhiên: khí hậu, địa hình ảnh hƣởng đến tổ chức khơng gian
kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn
33
2.1.1. Yếu tố khí hậu
33
2.1.2. Yếu tố địa hình
33
2.2. Yếu tố văn hóa xã hội: Phong tập tục quán, dân cƣ, an ninh ảnh hƣởng đến
việc tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa Ngũ Hành Sơn 34
2.2.1. Yếu tố phong tục tập quán
34
2.2.2. Yếu tố dân cư
35
2.2.3. Yếu tố an ninh
36

2.3. Các cơ sở về quy hoạch kiến trúc
36
2.3.1. Cơ sở về quy hoạch sử dụng đất:
36
2.3.2. Các cơng trình kiến trúc cảnh quan
37
2.3.3. Cơ sở về giao thông, hạ tầng kỹ thuật:
40
2.4. Các cơ sở về chức năng
42
2.4.1. Nhu cầu về môi trường tự nhiên
42
2.4.2. Nhu cầu về văn hóa xã hội
42
2.4.3. Nhu cầu về tính ngưỡng tâm linh
43
2.5. Kết quả điều tra xã hội học:
44
2.5.1. Hướng điều tra thứ nhất:
44
2.5.2. Hướng điều tra thứ hai:
51
2.5.3. Nhận xét chung về kết quả điều tra xã hội học:
51
2.6. Phân tích giao thơng, tổ chức không gian đô thị quận Ngũ Hành Sơn:
52
Kết luận chƣơng 2
60
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

62
3.1. Giải pháp về quy hoạch, phát triển làng nghề
62
3.2. Giải pháp về kiến trúc, tổ chức không gian cảnh quan
65
3.3. Giải pháp về bảo tồn - trùng tu các di tích lịch sử kiến trúc cổ
67
3.4. Giải pháp phát triển Du lịch dịch vụ gắn với phát triển làng nghề và phát
huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
68
3.5. Đề xuất cơ chế quản lý di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
68
3.6. Định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
69
Kết luận chƣơng 3
70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
71
A. Kết luận.
71


Kiến nghị.
72
Về con ngƣời
72
1.1. Cho người dân sống ở khu vực Danh thắng:
72
1.2. Cho du khách, khách tham quan:
72

1.3. Đối với công tác quản lý:
72
2. Về Môi trƣờng
73
2.1. Về hệ thống xử lý chất thải:
73
2.2. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật:
73
2.3. Về định hướng và xây dựng thang chuẩn phát triển môi trường khu
Danh thắng Ngũ Hành Sơn:
73
3. Về chiến lƣợc phát triển
73
3.1. Tính kết nối với thành phố Đà Nẵng:
73
3.2. Mơ hình hoạt động và quy hoạch định hướng:
74
B.
1.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tính thời sự của đề tài:
Danh thắng Ngũ Hành Sơn được cơng nhận di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm
1990. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng của Danh thắng đi đôi với việc bảo tồn các
giá trị văn hóa, di tích lịch sử vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Việc
phát triển làng nghề chưa thực sự hiện quả, chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường, phát trển du lịch vẫn chưa thốt khỏi lối mịn, với những ý tưởng và hệ thống

cũ. Công tác bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử được thực hiện một cách riêng chưa có
được sự kết nối với các công tác du lịch, phát triển làng nghề.
Quy mô du lịch của thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh trong những năm gần
đây. Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một trong những nơi cần được quy hoạch mở rộng
để đáp ứng xu thế phát triển. Đi kèm với các công trình kiến trúc, di tích lịch sử thì
danh thắng cịn có hàng loạt các hoạt động văn hóa phi vật thể nổi bật như lễ hội cấp
quốc gia - lễ hội Qn Thế Âm.
Việc hình thành các khu đơ thị mới, các cơng trình cao tầng phục vụ du lịch phát
triển cũng đã tác động đến cảnh quan của Danh thắng như Resoft Ahyat, Crow,
Winpearl…Q trình đơ thị hóa làm tăng nhu cầu ở của dân cư trong khu vực dẫn đến
mật độ ở cao gây áp lực về hạ tầng đô thị cũng như cảnh quan xung quanh. Công tác
quản lý khai thác các sản phẩm du lịch của Danh thắng vẫn chưa thốt khỏi lối mịn,
với những ý tưởng và hệ thống cũ.

1.2.

Tính mới của đề tài nghiên cứu:

Danh thắng Ngũ Hành Sơn lâu nay được khai thác như một hoạt động du lịch bền
vững nên việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
để vạch ra những kế hoạch dài hơi nhằm phát triển Danh thắng cho tương xứng với
tiềm năng sẵn có là cần thiết. Nguyên cứu những mơ hình khai thác du lịch bền vững
của các quốc gia phát triển để học tập.
Nâng cao chất lượng đời sống người dân phục vụ du lịch và nhà quản lý để hoạt
động du lịch phát triển tốt hơn.
Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa vừa đáp ứng nhu
cầu người dân trong khu vực vừa giúp nhà quản lý có giải pháp quản lý khoa học và
hiệu quả nhất, qua đó giúp làng nghề phát huy được các đặt trưng riêng của đá mỹ
nghệ non nước.


1.3.

Tính khoa học của đề tài.

Các đơ thị phát triển ln quan tâm đến các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa
phi vật thể trong đơ thị, ln có những hoạt động bảo tồn, trùng tu làm mới để sản
phẩm du lịch trở nên đặc sắc. Giải quyết tốt vấn đề quy hoạch giúp Danh thắng Ngũ


2
Hành Sơn vừa phát triển theo xu thế của một đơ thị hiện đại vừa giữ gìn được các giá
tri đặt trưng của đô thị Đà Nẵng, một đô thị trong lịng thành phố có núi, có sơng có
biển có các cơng trình kiến trúc cổ, có di tích lịch sử, các các hoạt động tín ngưỡng
tâm linh của người dân và du khách.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm ở vị thế vơ cùng thuận lợi, cùng với đó là việc
thành phố Đà Nẵng có những chiến lược thúc đẩy du lịch quảng bá hình ảnh ra thế
giới, mặt khác Danh thắng nằm trên tuyến đường thuận lợi về đường bộ, đường thủy,
đường hàng khơng và có làng nghề đá mỹ nghệ đặc trưng. Với những xu hướng, vấn
đề có tính khoa học và cần thiết như thế nên tơi đã lựa chọn đề tài “ Tổ chức không
gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa khu văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn” để
phục vụ cho sự phát triển chung của thành phố Đà Nẵng.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phát triển bền vững di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn dựa trên việc nghiên
cứu tổ chức các không gian kiến trúc nhằm phát triển và gắn kết các hoạt động như
phát triển làng nghề đá truyền thống, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử các
giá trị văn hóa phi vật thể và công tác phát triển du lịch dịch vụ.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn bao gồm
làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp - khảo sát thực địa
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận
văn bao gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc, cơng tác bảo tồn di tích
văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chƣơng 2: Các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn


3
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC,
CƠNG TÁC BẢO TỒN DI TÍCH VĂN HĨA LỊCH SỬ NGŨ HÀNH SƠN
1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn
Lâu nay, theo truyền thuyết và sử sách ghi lại Ngũ Hành Sơn là vùng đất linh
thiêng, có giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc. Tương truyền trong thời khắc sinh ra của
trời và đất, khi Đà Nẵng vẫn còn hoang sơ một con rùa biển lớn từ Biển Đơng bị vào

bờ và chọn vùng đất này làm nơi đẻ trứng.
Khác biệt là con rùa lớn này chỉ đẻ duy nhất 1 quả trứng rồi trở lại biển, vỏ trứng
nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi nên gọi là Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng, các cứ liệu lịch sử cho thấy, vùng đất này có tên gọi là
Non Nước từ lâu đời và đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của
dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”.
Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc cơng Nguyễn Hoàng lập năm 1594,
sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến
biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.
Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ,
quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm
Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy, địa danh núi
Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của vùng đất này chắc
phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến đây.
Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hồng Việt
nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đơng bến đị xã Hồn Ký Đơng có núi
Ngũ Hành Sơn, năm tịa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non
Nước”.
Nhưng phải đến năm Minh Mạng thứ mười tám (1837) cũng là lần thứ 3 đến ngự
du nơi này (lần thứ nhất vào năm 1825 và lần thứ hai vào năm 1827), nhà vua mới
chính thức ghi tên Ngũ Hành Sơn vào bản đồ địa chính của Đại Nam (quốc hiệu nước
ta thời bấy giờ) bằng một sắc chỉ - theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên, đồng thời
tiến hành tu sửa chùa Tam Thai và xây dựng chùa Ứng Chân. [12]
1.1.2. Vai trị của di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn trong cấu trúc đô thị
Sau di tích cấp quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, thành phố Đà Nẵng đang tiến
hành lập hồ sơ di tích cấp quốc gia đặc biệt cho di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn
(phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi di tích


4

này được cơng nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1980, những nghiên cứu, khảo cổ
càng xác minh giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Ngũ Hành Sơn.
Các nhà nghiên cứu cịn cho rằng dấu tích về con người ở cụm núi này, ngoài
những hiện vật Chăm được thờ tự trong các hang động, thì cơng tác khảo cổ cũng đã
chứng minh khu vực núi Ngũ Hành Sơn là nơi sinh tụ của người Chămpa từ thế kỷ thứ
VII đến thế kỷ thứ IX.
Ngoài ra, với mật độ dày đặc chùa chiền, tượng phật được xây dựng rất sớm trên
các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn, cùng những văn bia, hiện vật văn hóa phật giáo…đang
cịn lưu giữ được, đủ điều kiện để xác định Ngũ Hành Sơn chính là một trong những
trung tâm phật giáo ở khu vực.
Dưới góc nhìn phong thủy, Ngũ Hành Sơn là vùng đất địa linh không chỉ của
riêng Đà Nẵng mà còn của cả nước. Nếu quan sát kỹ, địa hình thành phố Đà Nẵng như
lịng bàn tay ngửa, vng vức với đầy đủ các nhân tố của vùng đất linh thiêng. Tính từ
đơng sang tây, năm đỉnh núi gồm: Ngũ Hành Sơn, Phước Tường, núi Chúa (Bà Nà),
Hải Vân và Sơn Trà được ví như 5 đầu ngón tay bao bọc xung quanh che chở lòng bàn
tay là thành phố.
Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn cùng với núi Sơn Trà tạo nên thế đất theo thuật phong
thủy gọi là “Rồng chầu hổ phục” cho Đà Nẵng. “Ngũ Hành Sơn sở hữu địa thế đa
dạng hiếm có gồm núi, đồng bằng, sông, biển xen kẽ nhau.
1.1.3. Các đặc điểm cơ bản khi tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá
trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
 Đặc điểm về bảo tồn các di tích lịch sử trong khu Danh thắng:
Ngũ Hành Sơn là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng với những truyền
thuyết lịch sử và điển tích Phật giáo, nơi lưu giữ những di vật, cổ vật từ thế kỷ XV XIX như: chuông đồng, tượng đồng, tấm kim bài vua ban, khánh đá, liễn đối, các bức
hoành phi, các tượng Chămpa bằng đá sa thạch, các cơng trình kiến trúc di tích…rất có
giá trị về mặt văn hóa lịch sử.
Nhằm ghi lại vị trí, địa danh, danh xưng, các vị sư trụ trì tại các chùa cũng như
các vua quan nhà Nguyễn cũng đã để lại một số văn bia và ký tự bằng chữ Hán được
khắc trên đá tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Các văn bia cổ và các ký tự với những đường nét tỉ mỉ, cơng phu, có tính nghệ thuật

cao, bên cạnh có những dịng chữ nhỏ ghi lại niên đại của các thời vua trị vì, ghi đậm
dấu ấn thời gian, tồn tại trong lịng một di tích qua bao thế kỷ.
Các văn bia cổ như:


5
Bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật”, bia có kích cỡ (59 x 96cm), được Thiền sư
Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn, hiện đặt tại động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy
Sơn.
Bia “Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật diệt lạc”, bia này cũng do Thiền sư Huệ Đạo
Minh lập thành vào tháng 10 Tân Tỵ (1641), sau bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật"
một năm, được khắc ở động Vân Thông.
Bia cổ trên vách động Tàng Chơn: Trên vách động Tàng Chơn có hai văn bia cổ,
nhưng rất tiếc những dịng chữ trong lịng bia bị xóa mờ do thời gian nên hiện nay
khơng cịn đọc được nữa. Qua trình bày trang trí và dấu tích cịn lại, văn bia này có thể
khắc cùng với hai văn bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật " tại động Hoa Nghiêm và
bia "Ngũ Uẩn sơn cổ tích Phật diệt lạc" tại động Vân Thông.
Bia “Vọng Giang Đài” và “Vọng Hải Đài”: Trên ngọn Thủy Sơn - Ngũ Hành
Sơn có hai địa điểm ở tầm cao để nhìn sơng và nhìn biển. Điểm phía Tây nhìn sơng gọi
là Vọng Giang Đài, điểm phía Đơng nhìn biển gọi là Vọng Hải Đài.
Các ký tự cổ:
“Thủy Sơn”: kích cỡ (40cm x 40cm) chạm khắc rất sắc nét trên một tảng đá cao,
có mặt phẳng đứng, lối lên đường cấp gần đến chùa Tam Thai nhằm ghi địa danh ngọn
Thủy Sơn.
“Dương Hỏa Sơn”: kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên ngọn Hỏa Sơn (Hỏa
Sơn có 2 ngọn; Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn), chữ khắc rất sắc nét trên một vách
đá cao của đỉnh Dương Hỏa Sơn.
“Huyền Khơng động”, kích cỡ (30cm x30cm), sơn màu vàng, được khắc trên
cao, bên cạnh tượng Phật Thích Ca trong động Huyền Khơng.
“Động Thiên Phước Địa”, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên đỉnh hang gió

Tây (cổng vào phía Tây của động Thiên Phước Địa).
“Vân Nguyệt Cốc”, và “Thiên Long cốc” có nghĩa là động để ngắm gió trăng và
động Rồng thiêng, kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá trong lịng động
Thiên Phươc Địa.
“Tàng Chơn động” kích cỡ (40cm x40cm) được khắc trên vách đá, phía tay trái
lối vào động Tàng Chơn.
“Vân Thơng động”, kích cỡ (40cm x40cm) khắc bên trong lịng động Vân Thơng
(lối lên trời).
Các văn bia cổ và các ký tự được nhà chùa và các vua quan nhà Nguyễn cho khắc
trên các vách đá tại thắng tích Ngũ Hành Sơn có giá trị nhất định về mặt lịch sử, qua
đó thấy được ý nghĩa tôn vinh vẽ đẹp danh thắng cũng như biểu thị sự sùng bái tín
ngưỡng đối với đạo Phật của người Việt từ các thế kỷ trước. [13]


6
 Đặc điểm về tổ chức làng nghề đá Mỹ nghệ truyền thống:
Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn),
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng.
Nghề chế tác đá ở vùng năm ngọn núi này được hình thành vào thế kỷ XVIII do
một nghệ nhân có tên là Huỳnh Bá Quát mang nghề từ Thanh Hóa vào. Ban đầu,
những người thợ đá bấy giờ chỉ khai thác đá tại chỗ dùng trong xây dựng và tạo ra một
số dụng cụ lao động đơn giản như: cối xay, cối giã, đá buộc neo thuyền, đá buộc chài
dụ cá… Sau đó, phát triển thêm các sản phẩm điêu khắc bia mộ, chế tác các tác phẩm
nghệ thuật trang trí tại các miếu thờ, lăng tẩm, cung đình… cho tới những sản phẩm
nghệ thuật trang trí có giá trị mỹ thuật cao.
Ngày trước, một người thợ giỏi trong làng là ông Huỳnh Bá Triêm đã từng ra
kinh đơ Huế trang trí các lăng tẩm, cung đình. Ơng đã học được cách làm bộ ấm chén
trà bằng đá cẩm thạch đỏ - sản phẩm được xem là độc đáo, tinh xảo nhất của nghề đá
mỹ nghệ Non Nước hồi đó. Nhưng nói về người đầu tiên dùng đá quý tạc tượng là phải
nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Chất, ông đã tạo tác hai pho tượng thờ ở động Hoa

Nghiêm và động Tàng Chơn, đến nay vẫn ngày ngày được khách hành hương chiêm
ngưỡng. [8]
Sau ngày thống nhất đất nước, những người làm nghề điêu khắc đá tập hợp lại
thành lập HTX Đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động trong suốt thập niên 80 thế kỷ trước.
HTX lúc đó chỉ có 130 xã viên; trong đó thợ điêu khắc có 35 người, cịn hầu hết là lao
động phổ thông. Nguyên liệu được khai thác tại chỗ, sản xuất theo kinh nghiệm truyền
thống. Sản phẩm mỹ nghệ lúc đó có kích thước nhỏ gọn, nghệ thuật điêu khắc độc đáo,
nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu là hàng gia dụng và vật lưu niệm phục vụ cho du
khách trong nước và quốc tế mỗi khi tới Đà Nẵng.
Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước giờ đây không chỉ có mặt khắp nơi trong nước
mà cịn được đóng cơng-tai-nơ xuất ra thế giới, chủ yếu qua một số thương nhân nước
ngoài.
Nghệ nhân chế tác đá đã truyền nghề qua nhiều thế hệ con cháu của họ. Dần dần
nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Hòa Hải đã trở thành nghề truyền thống. Nghề
vừa mang ý nghĩa kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng có ý nghĩa về
đời sống tinh thần, phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.
 Đặc điểm về phát triển du lịch, dịch vụ
Từ lâu, khách du lịch khi tham quan Ngũ Hành Sơn hầu hết chỉ đến với ngọn
Thủy Sơn và tưởng như đã trọn vẹn chiêm ngưỡng tồn bích về một bức tranh non
nước hữu tình. Thực tế ngọn Thủy Sơn chỉ là một trong năm ngọn: Kim- Mộc- ThủyHỏa- Thổ chỉ là ngọn tương đối ưu thế về vị trí giao thơng, cảnh sắc phong phú, đa
dạng với các hang động, chùa chiền thâm nghiêm cổ kính. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử,


7
văn hóa, du lịch chỉ dừng lại, cơ đọng ở ngọn Thủy Sơn mà nó phân bổ đều khắp ở
năm ngọn núi và làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được truyền tụng
mn đời. Vì thế phát triển du lịch về phía Tây là định hướng đúng đắn, từng bước
giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng qt, tồn diện về Danh thắng Ngũ Hành
Sơn.
Khu du lịch phía Tây trong quần thể Ngũ Hành Sơn cách ngọn Thủy Sơn, làng đá

mỹ nghệ và bờ biển du lịch Non Nước khoảng 2km về phía đơng, nằm trên trục đường
Đà Nẵng - Hội An. Hệ thống giao thơng đến khu du lịch phía Tây rất dễ dàng, thuận
lợi, là gạch nối giữa các tours du lịch Ngũ Hành Sơn - bờ biển Non Nước - Hội An,
phía Tây Nam giáp sơng Cổ Cị với đồng lúa, bãi bồi, làng mạc, mơi trường khí hậu
trong lành, mát mẻ.
Phía Tây Ngũ Hành Sơn gồm có ngọn Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Kim Sơn. Dưới
ngọn Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, đây là ngôi chùa xây dựng vào năm 1956 do
Hịa Thượng Thích Pháp Nhản khi phát hiện ra động quan Âm sau chùa. Trong động
có thạch nhũ tạo ra tượng Quan Âm hoàn chỉnh, cao lớn bằng người thật với tư thế an
nhiên, đứng trên mình con rồng uốn khúc. Tại đây, hàng năm tổ chức lễ hội Quan Thế
Âm truyền thống, mang đậm chất văn hóa dân gian và sắc màu tơn giáo tín ngưỡng.
Bên cạnh ngọn Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn- ngọn Hỏa Sơn gồm có Âm Hỏa Sơn
và Dương Hỏa Sơn. Ngọn Âm Hỏa Sơn nằm ở phía Đơng, sườn núi có nhiều thớ đá
nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá và có một cái hang thơng từ
sườn phía Nam ra sườn phía Bắc. Ngọn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây, dưới ngọn
núi này có chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1964 , sau chùa có động Huyền Vi
được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng. Đến năm 1825, vua Minh Mạng cho người
khắc tên lên vách đá ba chữ: Động Huyền Vi. Mãi đến năm 1960 , các thầy trù trì ở
đây khai phá lớp đá dày nơi cửa động. Động có nhiều tầng, nhiều ngóc ngách, tranh
tối, tranh sáng. Trong động có một hồ nước với hình tượng ơng Lữ đi câu ngồi trên
ghềnh đá, nên gọi là hồ ông Lữ. Cuối ngọn Dương Hỏa Sơn về phía Tây lưng chừng
núi có một hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc ra sườn phía Nam gọi là hang Phổ Đà
Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có ngơi chùa nhỏ có tên là chùa Phổ Đà
Sơn. Đây là ngôi chùa của các sư nữ đầu tiên tại Ngũ Hành Sơn. Tương truyền rằng,
tại ngôi chùa này công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng sau khi thọ giới tại
chùa Tam thai đến ẩn tu tại ngôi chùa này.
Ngọn Hỏa Sơn ngồi chùa chiền, hang động cịn có miếu Ơng Chài được xây
dựng vào thời Gia Long (1802-1819). Đây là trạm thu thuế các tàu bn qua lại trên
sơng Cổ Cị giữa Hội An và Đà Nẵng. Theo thời gian, do phù sa bồi lấp đã làm mất vị
trí giao thơng quan trọng này.

Thổ Sơn là ngọn ở phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, vách đá dựng đứng và ít cây
cối. Điểm thấp nhất nằm ở sườn phái Tây, phía Đơng có một cái hang sâu, khoảng


8
20m, lối vào rất hẹp, có một đường thơng lên cao gọi là hang Bồ Đề, hay còn gọi là “
Địa đạo núi đá chồng”. Đây là địa đạo tự nhiên, nơi ẩn nấp và họat động bí mật của
các chiến sĩ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến và hiện nay trở thành là di tích
lịch sử tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Sườn núi phía Bắc ngọn Thổ Sơn là chùa Long
Hoa và chùa Huệ Quang, đây là các ngôi chùa xây dựng vào thập niên 90 trong khung
cảnh rất tĩnh lặng, hữu tình.
Khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn cịn ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa
như: Đền thờ cơng chúa Ngọc Lan, đền thờ Huyền Trân Cơng Chúa, miếu ơng Chài,
đình Kh Bắc, bến ngự thuyền vua Minh Mạng trên sông Cổ Cị…Trong đấu hai
cuộc kháng chiến, khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn đầy ắp những di tích đấu tranh
cách mạng như: Địa đạo núi đá chồng, hang bà Tho, chùa cô Đáng (chùa Phổ Đà Sơn).
Đến với du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, du khách khơng những đơn thuần
thưởng ngoạn cảnh trí chùa chiền, hang động mà cịn chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ
hội, tịnh dưỡng tâm trí.
Tất cả những yếu tố đó làm nên mảng du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn.

1.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn hóa
di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
1.2.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch kiến trúc khu di tích văn hóa lịch sử
Ngũ Hành Sơn

Hình 1.1 Ngọn Thủy Sơn thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn
Quận Ngũ Hành Sơn được xác định là đơ thị lớn phía đông nam thành phố. Tuy
nhiên, việc triển khai các đồ án quy hoạch và đầu tư phát triển chưa tương xứng hiện
có nhiều dự án trên địa bàn quận chậm triển khai. Cụ thể như Cơng viên văn hóa - lịch



9
sử Ngũ Hành Sơn, Trung tâm giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nhật, Làng đại học Đà
Nẵng và hàng loạt các dự án du lịch ven biển. Dự án Cơng viên văn hóa - lịch sử Ngũ
Hành Sơn là dự án đầu tư trọng điểm của thành phố và có tác động đến phát triển dịch
vụ du lịch ở địa phương. Đây là vùng lõi trung tâm của đô thị quận Ngũ Hành Sơn.
Trên vệt đô thị này, điểm nhấn là khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Nơi đây được quy hoạch để đầu tư phát triển Khu Cơng viên văn hóa - lịch sử
Ngũ Hành Sơn trên tổng diện tích tích gần 139ha. Việc phê duyệt quy hoạch và thiết
kế dự án đã trải qua 6 năm nhưng việc triển khai dự án vẫn cầm chừng, manh mún.
Năm 2014, thành phố đã bố trí vốn để thực hiện cơng tác giải tỏa đền bù và đầu
tư hồn thành các tuyến đường giao thông như Sư Vạn Hạnh, Huyền Trân Công chúa,
Nguyễn Duy Trinh,... Năm 2015, thực hiện công tác đền bù giải tỏa nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế nên nhiều hộ dân trong vùng dự án chưa được đền bù, nhà cửa
xuống cấp ảnh hưởng đến cuộc sống hiện nay. Dự án Làng đại học quy hoạch “treo”
gần 20 năm qua và các dự án tái định cư lân cận cũng “treo” tác động đến đời sống
nhân dân.
Trong vệt ven biển, nhiều dự án cũng chưa triển khai tạo ra những lát cắt không
gian đô thị ven biển. Đây là khu vực phát triển các khu nghỉ mát, biệt thự ven biển
đẳng cấp.
Tuy nhiên, hiện khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn mới có khoảng 1/3 số dự
án đã được đầu tư xây dựng và khai thác. Những dự án khác “treo” dai dẳng nhiều
năm qua, kéo theo sức ỳ về phát triển đô thị ở khu vực này. Các dự án nạo vét khơi
thơng sơng Cổ Cị vẫn cịn hoang sơ và chưa được đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch.
Nhiều dự án bị chia cắt bởi chưa được khớp nối hạ tầng giao thông.
Mục tiêu quy hoạch xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành quận du lịch, đơ thị
hiện đại có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp
với môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên. Ngũ Hành Sơn có vùng lõi đơ thị thể
hiện tính đặc trưng của địa phương là khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn.

1.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích văn hóa
lịch sử Ngũ Hành Sơn
Các hoạt động chủ yếu trong khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn chủ yếu tập trung
xung quanh ngọn Thủy Sơn (một trong 5 ngọn núi cấu thành nên khu Danh thắng) nơi
có nhiều các cơng trình kiến trúc cổ mang đập nét phật Giáo như Chùa Tam Thai, chùa
Linh ứng, Động Huyền Không, Vọng Hải Đài, Cổng Tam Quan..vv…mặt khác không
gian kiến trúc cảnh quan khu Danh thắng được cấu thành bởi các công trình kiến trúc
cổ Phật giáo, các di tích Chăm, làng nghề Đá mỹ Nghệ truyền thống Non nước.


10

Hình 1.2 Chùa tam Thai, một trong 2 ngơi chùa được phong quốc tự ở Danh
thắng Ngũ Hành Sơn
Tổng thể quy hoạch khu danh thắng bị chia cắt do tuyến đường giao thơng chính
kết nối thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam làm cho khu vực phân thành 2 vùng rõ rệt
thể hiện ở mức độ thu hút du lịch, phát triển kinh tế. Vùng giáp biển gồm ngọn núi
Thủy Sơn (ngọn lớn nhất), Mộc Sơn đây là vùng phát triển mạnh về du lịch, kinh tế, hạ
tầng và phát triển làng nghề đá mỹ nghệ Non nước. Vùng giáp sơng cổ Cị gồm các
ngọn núi Hỏa Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn là vùng ít phát triển hơn về mọi mặt, khu vực
này chỉ có ngọn Kim Sơn có chùa Quán Thế Âm điểm nhấn là lễ hội Quán Thế Âm
cấp quốc gia diễn ra hằng năm thu hút rất lớn khách thật phương và hạ tầng vùng này
cũng chưa được đầu tư đúng mức.

Hình 1.3 Đường Lê Văn Hiến (màu đỏ) chia cắt Danh thắng thành 2 khu vực


11
Một số cơng trình hình thành trong khu Danh thắng gây mất mỹ quan chưa đúng
với định hướng quy hoạch khơng gian kiến trúc văn hóa tâm linh.

Tháp thang máy nằm ở ngọn Thủy Sơn đoạn cổng số 2 lên Tổ Đình Linh Ứng
(H1.4), về mặt kiến trúc với khối kiến trúc hiện đại tương phản mạnh với cảnh quan tự
nhiên xung quanh gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa nơi đây là khu di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh mang đậm yếu tố tâm linh lại bố trí một cơng trình kiến trúc nhằm mục
đích di chuyển nhanh lên ngọn núi để chiêm ngưỡng vẽ đẹp thiên nhiên và đỡ tốn thời
gian du khách việc làm này không đúng với tính thiền trong phật giáo, các ngơi chùa
thường nằm trên núi cao được dẫn lên bằng nhiều tầng bậc cấp bằng đá để cho người
đến với nơi thanh tịnh này có được cảm giác chiêm nghiệm lại mình, khi mệt mỏi leo
lên từng bậc cấp cảm giác khi dừng nghỉ giữa chừng lại nhìn thấy từng cung bậc cảm
xúc, thấy từng khung cảnh thiên nhiên khác nhau, rồi khi đến với bậc cấp cuối cùng ta
nhìn thấy ngơi chùa cổ kính, tráng lệ âm thanh tiếng vọng của chng chùa, tiếng tụng
niệm A Di đà Phật mang lại cho con người ta cảm giác thanh tịnh, thư thái, tâm hồn và
thiên nhiên hòa hợp, xua tan đi hết những phiền não đời thường...Đó mới chính là cảnh
giới mà các phật tử, du khách cần cảm nhận khi đến với khu văn hóa tâm linh này.

Hình 1.4 Tháp thang máy cạnh cổng số 2 ngọn Thủy Sơn


12
Cảnh quan tuyến phố kinh doanh hàng đá Mỹ Nghệ Non nước còn lộn xộn chưa
thể hiện được nét kiến trúc đặt trưng cho khu kinh doanh đặc thù. Nên chỉnh trang kiến
trúc cho các của hàng kinh doanh đá mỹ nghệ trên tuyến đường Huyền Trân Công
Chúa đồng nhất về kính thước bảng hiệu, cao tầng, chỉ giới của gian hàng trưng bày.

Hình 1.5 Tuyến phố kinh doanh hàng đá mỹ nghệ Non Nước
Bãi đổ xe trong khu danh thắng hiện được bố trí tại bãi động Âm Phủ xe ra vào
gây mất an tồn, ơ nhiễm tiếng ồn gây ảnh đến mơi trường tâm linh tại đây.

Hình 1.6 Bãi đậu xe du lịch trước động Âm Phủ
Giao thông trong khu Danh thắng chưa được quy hoạch đồng bộ, tuy hạ tầng

đường xá đã đầu tư khang trang xong các phương tiện xe tải, xe ben vẫn lưu thông trên
tuyến đường Huyền Trân Công Chúa gây mất mỹ quan, an toàn.


13

Hình 1.7 Đường Huyền Trân Cơng Chúa
Khu vực phía Bắc ngọn Thủy Sơn vẫn là bãi đất trống chưa được đầu tư phát
triển khu đất có địa hình lõm tại chân núi.

Hình 1.8 Phần đất trống tơ đỏ phía Bắc ngọn Thủy Sơn
Ngọn Mộc Sơn và Thổ Sơn cần được bảo tồn để phát huy vai trò của “Kim Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ”. Những ngọn núi này đang ngày càng bị xâm hại, tác động
của khu dân cư. Các hộ dân hình thành ngày sát chân núi tác động trục tiếp và gây mất
an toàn khi thời tiết mưa bão, gió lốc. Năm 2011 đã xảy ra 2 vụ sạc lỡ tại chân núi
Mộc Sơn làm hư hại nhà cửa của các hộ dân sống cạnh chân núi. Riêng ngọn Thổ Sơn
dưới chân núi có di tích Chăm cổ đã được tu sửa, khai quật được rất nhiều hiện vật
khảo cổ có giá trị, hiện sát chân núi có các hộ dân sản xuất xây bột đá và sinh sống.


14

Hình 1.9 Ngọn Mộc Sơn bị xâm hại do trước đây người dân khai thác đá
Chùa Quán Thế Âm tại ngọn Kim Sơn nơi tổ chức lễ hội Quán Thế Âm hằng
năm (lễ hội cấp quốc gia) thu hút rất đông phật tử, khách thập phương xa gần về tham
dự chiêm bái diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Là lễ hội đặc sắc nhất của khu Danh thắng
mang đậm màu sắc Phật Giáo. Khuôn viên tổ chức lễ hội hằng năm diện tích cịn nhỏ
chưa đáp ứng quy mơ phát triển mở rộng của lễ hội.

Hình 1.10 Khơng gian lễ hội Quán Thế Âm
1.2.3. Tình hình trùng tu bảo tồn các giá trị văn hóa khu di tích văn hóa lịch

sử Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn là một khơng gian văn hóa đặc trưng của vùng văn hóa xứ Quảng.
Ở đây có những ngọn núi đá vơi là danh thắng nổi tiếng của cả nước. Núi Ngũ Hành
gốm có năm ngọn, đặt tên dựa trên sự tương ứng về phương vị theo thuyết Ngũ Hành:
Thủy, Mộc, Thổ, Kim, Hỏa. Đây cịn là mảnh đất có bề dày lịch sử và văn hóa, có hai


15
di tích khảo cổ học Đình Kh Bắc và Nam Thổ Sơn lần đầu tiên xác nhận ở Đà Nẵng
có dấu tích con người sinh sống vào thời tiền sử và phát triển liên tục từ văn hóa Sa
Huỳnh đến văn hóa Chămpa.
Các nhà nguyên cứu về văn hóa Ngũ Hành Sơn cũng đã tổ chức buổi tọa đàm
khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn" tại Thành phố Đà Nẵng đã nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chun mơn về văn hóa, sử học, kiến trúc
văn học, tôn giáo, dân tộc học… làm rõ vị trí của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn
trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, đánh giá đúng mức hệ thống các di sản
Phật giáo hiện cịn và cần có những giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo tồn và phát
huy các giá trị vốn có của trung tâm Phật giáo Ngũ Hành Sơn - mảnh đất mà các
vương triều nhà Nguyễn quan tâm kiến tạo ngày một quang rạng, xứng danh là “Nam
châu đệ nhất danh thắng”. Đồng thời, đã có nhiều nội dung trao đổi của các nhà nghiên
cứu với mong muốn xác định giá trị các bảo vật hiện cịn, cần có sự quan tâm hơn nữa
nhằm thẩm định, lập hồ sơ để có hướng bảo vệ, trùng tu.
Cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa gặp nhiều khó khăn bởi
nhiều nguyên nhân như: Cán bộ của Ban quản lý danh thắng chưa có chun mơn sâu
về công tác bảo tồn, bảo tàng mặt khác Danh thắng nằm xen lẫn dưới chân các ngọn
núi là các chùa và khu dân cư sinh sống bằng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ lâu đời trong
phạm vi bảo vệ di tích Khu vực I và II; việc khai thác đá trong thời kỳ bao cấp kéo dài
đến năm 1990 đã phá vỡ nguyên trạng yếu tố gốc của di tích (đặc biệt tại động Âm
phủ); việc xây dựng trái phép, cơi nới thường xảy ra vào ban đêm của một số hộ dân
và chùa nên khó khăn trong cơng tác đảm bảo trật tự đơ thị.


Hình 1.11 Hai trụ đá Chăm được phục dựng, tuy nhiên đã bị mài nhẵn bề mặt
làm mất đi yếu tố gốc của hiện vật


16
Trên thực tế các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Đà Nẵng đã rà soát đánh
giá hiện trạng xâm hại, xuống cấp khu danh thắng đề ra các giải pháp trùng tu bảo tồn,
xong vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực còn nhiều bất cập.

1.3. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc và bảo tồn các giá trị văn
hóa di tích văn hóa lịch sử trong nƣớc và ngoài nƣớc
1.3.1. Các giải pháp đề xuất tổ chức các không gian kiến trúc và bảo tồn các
giá trị văn hóa di tích văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn
Bảo tồn, trùng tu Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đơ Huế
Quần thể kiến trúc cung đình tại cố đơ Huế là di sản văn hóa đầu tiên của Việt
Nam được UNESCO vinh danh từ năm 1993. Cho đến nay, sau 24 năm được cơng
nhận đã có một sự thay đổi rất lớn đối với diện mạo khu di sản này. Toàn bộ khu di
sản dường như đang được hồi sinh mạnh mẽ, rất nhiều cơng trình kiến trúc trong
Hoàng cung, Kinh thành, các khu lăng tẩm hoàng gia, đàn miếu, chùa quán… đã được
trùng tu phục hồi; hệ thống hạ tầng và cảnh quan được đầu tư tôn tạo. Cố đô Huế ngày
càng thêm xanh, thêm đẹp và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên Con
đường Di sản miền Trung đối với du khách trong nước và quốc tế.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quần thể di tích kiến trúc Huế bị
tàn phá vô cùng nặng nề. Các trận chiến ác liệt năm 1947, mùa Xuân năm 68… đã phá
hủy hàng loạt cơng trình; điện Cần Chánh và hàng loạt cung điện trong Tử Cấm Thành
bị thiêu rụi; Trấn Bình Đài bị quân Pháp và sau đó là quân đội Sài Gòn biến thành khu
vực quân sự mà hậu quả vẫn còn đến bây giờ; khu vực Văn – Võ Miếu, Miếu Lịch Đại
Đế Vương, Miếu Lê Thánh Tông, đàn Nam Giao… bị triệt phá, hủy hoại; những khu
vực lăng tẩm, hoặc nằm trong khu vực tranh chấp, hoặc là rơi vào khu vực thiếu an

ninh nên bị huỷ hoại hoặc lãng quên trong bom đạn. Thêm vào đó, các thiên tai tàn
khốc, như trận lũ năm 1953, trận bão năm 1985, trận lụt lịch sử năm 1999… đã tiếp
tục tấn cơng và huỷ diệt các di tích…
Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử Cấm Thành gần như bị xố sổ. Khu vực
Hồng Thành chỉ cịn lại 62 cơng trình so với 136 cơng trình kiến trúc ngun thuỷ (số
liệu do Nguyễn Bá Lăng thống kê trong bài Danh sách cung điện trong Đại Nội Huế).
Khu vực Kinh thành cịn 97 cơng trình trong tình trạng hư hỏng nặng. Lăng Gia Long
cịn 10/15 cơng trình, lăng Minh Mạng cịn 28/35 cơng trình, lăng Thiệu Trị cịn 16/25
cơng trình, lăng Tự Đức cịn 16/20 cơng trình, lăng Khải Định cịn 16/20 cơng trình,
khu vực Văn Miếu cịn 11/15 cơng trình… Tồn bộ quần thể di tích cố đơ Huế sau
chiến tranh cịn khoảng 300 cơng trình lớn nhỏ bao gồm: Thành quách, cung điện, đền
miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ… hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ
khác nhau, hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết, các cấu kiện chịu lực mục ruỗng,
nhiều cơng trình hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sụp vào bất kỳ lúc nào. 42 ha


×