Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng cổ phước tích ( phong hòa, phong điền, thừa thiên huế) (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.88 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

VÕ THỊ MY MY

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH (PHONG HÒA, PHONG ĐIỀN,
THỪA THIÊN HUẾ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

VÕ THỊ MY MY
KHÓA: 2017-2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH (PHONG HÒA, PHONG ĐIỀN,
THỪA THIÊN HUẾ)


Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.NGUYỄN TUẤN ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo đã tận tình chỉ
bảo, dạy dỗ và cung cấp cho tác giả những kiến thức cần thiết và bổ ích trong suốt
quá trình học tập tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn
Anh – người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp. Tôi tin rằng chính sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy đã
giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Ban quản lý làng
cổ Phước Tích đã tạo điều kiện và cung cấp cho tôi nhiều thông tin, dữ liệu bổ ích
về làng cổ, giúp cho tôi có cái nhìn đúng nhất về thực trạng kiến trúc cảnh quan nơi
đây.
Tác giả cũng muốn cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và ủng hộ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Dù đã có nhiều cố gắng, xong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các Thầy, Cô giáo và bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị My My


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thị My My


iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh muc các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn ............................................... 4
Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4
NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH .................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu về làng cổ Phƣớc Tích ............................................................... 6
1.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 6
1.1.2. Vị trí địa lý ................................................................................................ 8
1.2. Điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội làng cổ Phƣớc Tích ......................... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 10
1.2.3. Truyền thống văn hóa .............................................................................. 11
1.2.4. Lễ hội truyền thống ................................................................................. 14
1.2.5. Phong tục và các sinh hoạt tín ngưỡng ..................................................... 15
1.3. Thực trạng không gian KTCQ làng cổ Phƣớc Tích ................................ 16
1.3.1. Khu vực tôn giáo tín ngưỡng và các công trình công cộng ....................... 16


iv

1.3.2. Khu vực sản xuất ..................................................................................... 23
1.3.3. Khu vực kiến trúc dân dụng ..................................................................... 27
1.3.4. Thực trạng cây xanh – mặt nước .............................................................. 34
1.3.5. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ....................................................... 38
1.4. Các vấn đề cần nghiên cứu ....................................................................... 42
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH ......................................................... 43
2.1. Các cơ sở pháp lý ...................................................................................... 43

2.2. Các cơ sở lý thuyết .................................................................................... 46
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về KTCQ ........................................................................ 46
2.2.2. Cở sở lý thuyết về bảo tồn ....................................................................... 52
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững..................................................... 55
2.2.4. Cơ sở lý thuyết bảo tồn kết hợp du lịch văn hóa...................................... 56
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tổ chức không gian KTCQ làng cổ Phƣớc
Tích .................................................................................................................. 57
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 57
2.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội ............................................................... 57
2.3.3. Yếu tố cộng đồng .................................................................................... 59
2.3.4. Yếu tố ngành nghề truyền thống .............................................................. 60
2.4. Các bài học kinh nghiệm ......................................................................... 60
2.4.1. Làng cổ Đường Lâm - Hà Nội ................................................................ 60
2.4.2. Phố cổ Hội An - Quảng Nam ................................................................... 61
2.4.3. Làng gốm Thổ Hà – Bắc Giang ............................................................... 62
2.4.4. Làng gốm Bát Tràng – Hà Nội................................................................. 62
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH ...................................................................... 65
3.1. Quan điểm và mục tiêu............................................................................. 65
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 65
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 66


v

3.2. Nguyên tắc, định hƣớng tổ chức không gian KTCQ làng cổ Phƣớc Tích67
3.2.1. Nguyên tắc .............................................................................................. 67
3.2.2. Định hướng ............................................................................................. 68
3.3. Giải pháp tổ chức không gian KTCQ làng cổ Phƣớc Tích ..................... 69
3.3.1. Giải pháp phân vùng cảnh quan ............................................................... 69

3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian khu vực TGTN và CTCC .......................... 72
3.3.3. Giải pháp tổ chức không gian khu vực sản xuất ....................................... 75
3.3.4. Giải pháp tổ chức không gian khu vực kiến trúc dân dụng ....................... 75
3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian cây xanh – mặt nước ................................. 79
3.3.6. Giải pháp tổ chức không gian hệ thống giao thông .................................. 82
3.3.7. Giải pháp phát huy giá trị về lịch sử, văn hóa lối sống, nghề nghiệp, sinh
kế truyền thống trong tổ chức không gian KTCQ làng cổ Phước Tích ................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 90
Kết luận............................................................................................................. 90
Kiến nghị .......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTCC

Công trình công cộng

ĐTH

Đô thị hóa

HTKT


Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

TGTN

Tôn giáo tín ngưỡng


vii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ làng Phước Tích

6


Tổng thể làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa được bao

7

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

quanh dòng sông Ô Lâu được chụp trước năm 1975
Vị trí làng cổ Phước Tích qua bản đồ và hình chụp vệ tinh

9

Hiện trạng dân số làng Phước Tích và các địa phương năm

11

2005

Hình 1.5

Nghề gốm làng Phước Tích

13

Hình 1.6

Lễ tảo mộ âm hồn làng Phước Tích


14

Hình 1.7

Lễ Kỳ yên làng Phước Tích

15

Hình 1.8

Lễ Hiệp kỵ ngài khai canh làng Phước Tích

15

Hình 1.9

Đình làng Phước Tích

16

Hình 1.10

Chùa Phước Bửu (Phước Tích)

17

Hình 1.11

Miếu Đôi (Phước Tích)


18

Hình 1.12

Lăng mộ ngài Khai Canh (Phước Tích)

19

Hình 1.13

Miếu Cây Thị (Phước Tích)

20

Hình 1.14

Miếu Quảng Tế (xóm Lò Gốm – làng Phước Tích)

21

Hình 1.15

Nhà thờ họ Trương Công

22

Hình 1.16

Nhà thờ họ Lê Ngọc


23

Hình 1.17

Lò gốm còn hoạt động

24

Diễn trình nghề gốm Phước Tích qua sự thăng trầm của hệ

25

Hình 1.18

thống lò gốm (Nguồn: Nguyễn Phước Bảo Đàn, 2004)

Hình 1.19

Một số sản phẩm gốm Phước Tích

25-26

Hình 1.20

Khai quật tại cồn Tréng

26

Hình 1.21


Ngôi nhà rường cổ Lương Thanh Phong

30

Hình 1.22

Ngôi nhà rường cổ Hồ Văn Hưng

30


viii

Hình 1.23

Ngôi nhà rường cổ Lê Trọng Phú

30

Hình 1.24

Ngôi nhà rường cổ Hồ Văn Tế

30

Hình 1.25

Ngôi nhà rường cổ Lê Thị Hoa

31


Hình 1.26

Ngôi nhà rường cổ Lương Thanh Thị Hén

31

Hình 1.27

Bên trong ngôi nhà cổ Hồ Văn Tế

33

Hình 1.28

Khuôn viên nhà Lê Trọng Phú

33

Hình 1.29

Bến Đình – Bến Cây Thị

35

Hình 1.30

Bên Cây Dừa – Bến Lò

35


Hình 1.31

Bến Hội – Bến Cạn

35

Hình 1.32

Hồ Hà Trì – Phước Tích

36

Hình 1.33

Vòng cây xanh liên hoàn khuôn viên – nhà rường – vườn

37

Hình 1.34

Những ngôi nhà ẩn mình sau những không gian xanh

37

Hình 1.35

Cây Thị 700 – 800 năm tuổi

38


Hình 1.36

Cây Bàng cổ thụ

38

Hình 1.37

Hình ảnh cây đa bến nước điển hình của làng quê Việt Nam

38

Hình 1.38

Đường vào Phước Tích

39

Hình 1.39

Bản đồ làng cổ Phước Tích

40

Hình 1.40

Đường làng Phước Tích

40-41


Hình 1.41

Tổng thể cảnh quan làng cổ Phước Tích

34

Hình 2.1

Cây xanh có chức năng tạo bóng mát và thẩm mỹ

51

Hình 2.2

Hình ảnh cảnh quan mặt nước

51

Hình 2.3

Hình ảnh công trình kiến trúc nhỏ

52

Hình 2.4

Làng cổ Đường Lâm – Hà Nội

60


Hình 2.5

Phố cổ Hội An – Quảng Nam

62

Hình 2.6

Làng gốm Thổ Hà - Bắc Giang

62

Hình 2.7

Làng gốm Bát Tràng – Hà Nội

63

Hình 3.1

Giải pháp phân vùng cảnh quan

71

Hình 3.2

Cảnh quan tổng thể làng cổ Phước Tích

72



ix

Hình 3.3
Hình 3.4

Giải pháp tổ chức không gian khu vực TGTN và các CTCC

75

Giải pháp tổng thể không gian ngôi nhà ở nông thôi mới

77

theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống

Hình 3.5

Giải pháp công năng cho ngôi nhà cổ

78

Hình 3.6

Sơ đồ tổ chức không gian cây xanhvà mặt nước

79

Tổ chức trục cây xanh chính bằng các tuyến cây xanh, cây


80

Hình 3.7

bụi

Hình 3.8

Tổ chức trục cây xanh phụ - liên kết

81

Hình 3.9

Tổ chức không gian cảnh quan mặt nước

81

Hình 3.10

Giải pháp tổ chức trục giao thông và các điểm nhấn

83

Hình 3.11

Mặt cắt ngang đường giao thông đối ngoại

83


Hình 3.12

Minh họa đường giao thông chính trong khu vực

84

Hình 3.13

Minh họa đường giao thông nội bộ trong khu vực

84

Hình 3.14

Tổ chức giao thông bằng thuyền trên sông Ô Lâu

85

Hình 3.15

Du khách tham quan làng cổ Phước Tích

86

Lễ hội Hương Xưa mùa Festival Huế quảng bá làng cổ

87

Hình 3.16


Phước Tích

Hình 3.17

Nhà ở kết hợp trưng bày sản phẩm gốm cổ truyền

88

Hình 3.18

Gốm Phước Tích trưng bày vào các mùa Festival Huế

88


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những làng cổ đẹp vào loại bậc nhất của
Việt Nam. Năm 2009, Phước Tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công
nhận là “Di tích quốc gia” với những giá trị Kiến trúc, Nghệ thuật đặc trưng. Đặc
biệt, nơi đây hội tụ một quần thể nhà rường với nhiều giá trị về kiến trúc dân gian,
mỹ thuật, giá trị văn hóa trong mối tương quan mật thiết với nghề gốm truyền thống.
Gắn liền với quần thể đó là Cổng làng, Ao làng và cảnh quan xung quanh, các di
tích văn hóa Chăm Pa, văn hóa Việt Cổ… kết hợp với lễ hội cổ truyền gắn liền với
truyền thống văn hóa của địa phương nơi đây. Ngoài ra Phước Tích còn có vị trí
quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự tác động của điều kiện khí hậu, môi trường sinh
thái và sự suy thoái về đời sống kinh tế lẫn yếu tố con người, khiến cho không gian
KTCQ ở Phước Tích dần xuống cấp, phân rã. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của ĐTH
thiếu định hướng trong thời gian vừa qua cũng đã tác động lớn đến nơi đây. Tốc độ
ĐTH cao đã làm mất đi bản sắc văn hóa và bộ mặt không gian KTCQ của một làng
di sản đầy tiềm năng, một làng nghề truyền thống nổi tiếng.
Trong những năm gần đây, tổ chức không gian KTCQ Phước Tích luôn là một
trong những lĩnh vực được chính quyền và người dân địa phương huyện Phong
Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, nhất là ngành du lịch tỉnh nhà
quan tâm. Tuy nhiên, các chính sách được đề ra vẫn chưa mang lại hiệu quả mong
muốn, sự chuyển biến của làng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một làng di
sản được công nhận. Hệ thống HTXH, HTKT chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ đời
sống người dân và hoạt động sản xuất nghề, việc giữ gìn không gian văn hóa – kiến
trúc làng chưa được chú trọng, không gian cảnh quan bên cạnh quần thể nhà rường
chưa được quan tâm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị một cách tương xứng.
Vì vậy cần thiết phải có ngay những định hướng và giải pháp thiết thực nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị đặc sắc văn hóa kết hợp với kiến trúc của làng truyền thống


2

Việt Nam đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xây dựng không gian làng cổ truyền
Việt Nam thích ứng với thực tiễn đổi mới của đất nước ta hiện nay mà vẫn giữ được
những nét đặc trưng của làng.
Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan làng cổ Phước Tích ( Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)” làm
đề tài nghiên cứu của mình. Học viên mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ
góp phần làm cơ sở nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị không
gian văn hóa – kiến trúc cảnh quan để lưu giữ, tái tạo không gian lịch sử văn hóa
truyền thống của một làng di sản nói riêng và giữ gìn bản sắc văn hóa cho làng cổ

truyền Việt Nam nói chung, đồng thời có thể là tiềm năng khai thác phát triển du
lịch di sản văn hóa một cách hiệu quả.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian KTCQ làng cổ Phước Tích, nhằm đảm
bảo mỹ quan, môi trường và gìn giữ bản sắc tiêu biểu của một làng quê mang đậm
truyền thống xứ Huế; đồng thời đảm bảo tính liên kết chặt chẽ về không gian, cảnh
quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ du lịch di sản và sinh hoạt của
người dân địa phương nơi đây.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Không gian KTCQ làng cổ Phước Tích.
Phạm vi nghiên cứu: làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Học viên đã có một thời gian tiến hành điền dã ở làng
Phước Tích. Trong quá trình điền dã thực tế, các kỹ năng, công cụ chính đã được sử
dụng như quan sát, phỏng vấn, ghi chép những vấn đề. Bên cạnh đó, học viên còn
tiếp cận thực tế bằng quan sát, chụp ảnh, phối hợp với cơ quan quản lý trong khu
vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp này để xác định diễn
biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý nguyện vọng dân cư tại địa bàn. Đặc


3

biệt để làm nổi bật tâm lý cộng đồng và hiểu được những khó khăn, tồn tại trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa – kiến trúc làng cổ Phước
Tích.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin với mục đích
nghiên cứu tài liệu để tìm kiếm và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương
pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các

số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên
cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bản luận kết quả nghiên cứu, xác
lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: Phân chia đối tượng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên
cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó đề xuất các
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa – KTCQ làng cổ Phước
Tích.
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng: tạo ra kiến thức mới và được chứng
minh bởi những dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đưa ra các luận cứ khoa học, nổi bật được những giá trị lịch sử, kiến trúc, cảnh
quan và các vấn đề tồn tại cần bảo tồn.
+ Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian KTCQ một cách cụ thể nhằm giải
quyết tốt KTCQ, không gian của làng di sản phù hợp với quy hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị
không gian KTCQ làng cổ Phước Tích.
+ Giữ gìn KTCQ có từ hàng trăm năm nay của làng cổ Phước Tích, đồng thời
bảo tồn một khu di tích được xếp trong hạng mục du sản quốc gia.


4

+ Làm tư liệu tham khảo cho kiến trúc sư, sinh viên kiến trúc trong công tác
nghiên cứu, làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
không gian KTCQ làng di sản.
Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn
Trong đề tài nghiên cứu, học viên sử dụng một số thuật ngữ nhằm làm sáng tỏ

thêm các khái niệm, quan điểm liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề tài,
các khái niệm được sử dụng như sau:
- Cảnh quan: Là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa
hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật… Cảnh quan đồng nghĩa với thuật
ngữ “tổng thể lãnh thổ tự nhiên” là phần lãnh thổ được phân chia một các ước lệ
bằng ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối và các ranh giới
nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng ra vùng bao quanh của nhân tố tổng
thể.
- Tổ chức không gian KTCQ: Là một hoạt động định hướng của con người nhằm
mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kế các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự
cân bằng và mối quan hệ của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của KTCQ.
- Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩm độc
đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ
bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư ấp, thôn, ấp, bản, làng xã, buôn,
phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Làng nghề truyền thống: Là làng có nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống
phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại
thông tư số 116/2006, TT-BNN. Đối với những làng chưa đạt tối thiểu 30% tổng số
hộ và hai năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhưng có ít nhất một nghề
truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư 116/2006, TT-BNN thì
cũng được công nhận làng nghề truyền thống.
Cấu trúc luận văn


5

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Nội dung chính của Luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan làng cổ Phước Tích.
Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng cổ
Phước Tích.
Chương 3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng cổ Phước Tích.


6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH
1.1. Giới thiệu về làng cổ Phƣớc Tích
1.1.1. Lịch sử hình thành
Cách thành phố Huế 40 km hướng về
Đông – Bắc là một ngôi làng nhỏ với
diện tích chỉ chừng 1,2 km2, trước đây
có tên gọi xứ cồn Dương. Ngôi làng
tọa lạc ngay khúc quanh của dòng Ô
Lâu với số dân khá khiêm tốn, hơn
300 người. Cũng vì có vị trí đặc biệt
như vậy nên dân làng thường xem nơi
ở của mình như một chiếc túi rút, hay
bán đảo với cả ba mặt đều giáp sông.
Hình 1.1. Bản đồ làng Phước Tích [22]
Năm 1306, vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm là Chế Mân. Vua
Chăm đã dâng hai châu Ô và Lý (Rí) cho Đại Việt làm quà sính lễ. Năm 1307, vua
Trần Anh Tông (1293 – 1314) cho đổi tên hai châu này thành Thuận Châu (phía
Nam Quảng Trị) và Hóa Châu (Thừa Thiên Huế ngày nay), đồng thời có chính sách
di dân từ phương Bắc vào, ổn định dân bản định. Từ đó, vùng đất Thuận Hóa trở
thành vùng biên cương phía Nam của Đại Việt. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân

chinh đem quân chinh phạt Chăm Pa thắng lợi, những đợt di dân mới lại diễn ra.
Theo các tư liệu thì làng Phước Tích được thành lập vào những năm đầu trong đợt
di dân này vào xứ Thuận Hóa. Gia phả của họ Hoàng, dòng họ khai canh ở làng
Phước Tích có ghi: “… Đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và
thứ hai (1470 – 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục
gọi là Nồi, nguyên người làng Cảm Quyết, Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi
Chiêm Thành. Sau khi chiến thắng trở về, ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao


7

chiếm địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương. Sau khi xem bói, biết
được chỗ đất tốt tươi, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng…”. Sau quá trình
xem xét địa hình, thấy khúc quanh của dòng sông Ô Lâu lại nổi lên một cồn đất cao
ráo, thuận tiện cho nghề gốm lâu dài, ông chọn mảnh đất Cồn Dương. Như vậy, có
thể khẳng định sự ra đời của làng Phước Tích gắn liền với sự hình thành nghề gốm.
Sau khi xác định vị trí thuận lợi, ông trở lại cố hương chiêu tập thêm 11 họ nữa vào
cùng khai khẩn lập làng. Để nhớ cố hương, ngài liền đặt tên làng là Cảm Quyết.
Trong sách Ô Châu Cận lục viết năm 1555, đã có sự ghi nhận tên Cảm Quyết. Dưới
thời chúa Nguyễn, làng được đổi thành Phước Giang. Đời Quang Trung do kỵ húy
nên lại đổi thành Hoàng Giang, liên tục đến đầu triều Gia Lòng, triều Nguyễn đổi
lại thành Phước Tích cho đến nay. Làng Phước Tích còn có tên gọi khác là làng “Kẻ
Đôộc”, xuất phát từ tên gọi sản phẩm truyền thống của làng là đồ gốm. [5]

Hình 1.2. Tổng thể làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa
được bao quanh dòng sông Ô Lâu được chụp trước năm 1975 [3]
Với lịch sử hình thành lâu đời trên vùng đất Thừa Thiên, cùng với sự hưng thịnh
của nghề gốm, làng Phước Tích nổi danh với cái tên làng Đôộc Đôộc hay Kẻ Đôộc
chuyên làm gốm dân dụng đất nung và đã được ghi chép lại trong các tài liệu lịch
sử. Sự phát triển của nghề gốm đất nung với một thị trường mở rộng ra khắp vùng

như chợ Cam Lộ (Quảng Trị), chợ Tréo (Quảng Bình), chợ Chùa (Quảng Ngãi)… là
nguyên nhân khiến cho người dân làng Phước Tích dù không có đất nông nghiệp


8

nhưng vẫn có cuộc sống khá giả hơn hẳn những ngôi làng khác. Từ đó, họ có khả
năng xây dựng được những ngôi nhà rường bề thế, tinh xảo và cho con cái học
hành, đỗ đạt, thực tế đã có nhiều gia đình có người đỗ đạt khoa bảng và làm quan
dưới triều Nguyễn.
Bên cạnh lịch sử hình thành gắn liền với nghề gốm đất nung lâu đời, người dân
Phước Tích đã tích lũy, tạo dựng được hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi vật
thể đa dạng, phong phú - là vật chứng chân xác chứng minh cho những thăng trầm
của làng từ buổi đầu thành lập đến nay. Các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo như chùa
Phước Bửu, Đình làng, Miếu Quảng Tế, Miếu Cây Thị, Miếu Đôi, Miếu Bà, Miếu
xóm Cầu, miếu ông Cọp… hầu hết được xây bằng gạch, một số được xây dựng từ
thế kỷ XIX, là những di tích văn hóa đặc sắc của ngôi làng này. Cũng như các ngôi
làng quê khác, hệ thống các ngôi nhà thờ họ của người dân Phước Tích được xây
dựng kiên cố, bề thế với sự chung tay, góp sức của các cá nhân trong tộc họ. Đặc
biệt, ở đó có 8 nhà thờ họ là những ngôi nhà rường một gian hai chái mang nhiều
giá trị kiến trúc, mỹ thuật đặc sắc. Mỗi nhà đều lưu giữ gia phả, hương án, hoành
phi, câu đối, mộc chủ của dòng họ minh.
Là ngôi làng hình thành, phát triển gắn liền với nghề gốm truyền thống, hiện nay
Phước Tích đang lưu giữ các di tích lò gốm cổ phát triển qua các thời kỳ; bên cạnh
đó là các địa danh cổ của 12 Bến nước, nơi chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất và
đưa đồ gốm đi buôn bán, trao đổi ở khắp các chợ quanh vùng.
Về đặc điểm đất đai, địa hình, với diện tích là 28ha, gồm các loại: Đất thổ cư (16
ha); đất hồ sen (2 ha); đất vườn (3 ha); đất nghĩa địa (7 ha). Qua các loại đất này,
cho thấy mặc dù là một làng tọa lạc ở nông thôn, nhưng Phước Tích không có đất
ruộng, chỉ có đất thổ cư xen kẽ với đất vườn, ao hồ. Địa hình Phước Tích tương đối

bằng phẳng, chỉ có khu vực cồn Trèng và lò Gốm hơi cao, còn lại là một bình diện
phẳng. [5]
1.1.2. Vị trí địa lý


9

Hình 1.3. Vị trí làng cổ Phước Tích qua bản đồ và hình chụp vệ tinh [23]
Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế, tọa độ (vị trí đình làng): 16o38’174’’ vĩ Bắc, 107o18’717’’ kinh Đông. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp các làng Phú Xuân, Mỹ Xuyên thuộc xã Phong Hòa, huyện
Phong Điền. Phía Tây và Tây Nam giáp sông Ô Lâu và làng Mỹ Chánh thuộc huyện
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Phá Nam giáp sống Ô Lâu và làng Hội Kỳ thuộc huyện
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Phía Đông và Đông Nam giáp sông Ô Lâu và cồn cát
(thuộc thỉnh Quảng Trị) là nghĩa trang Hà Cát nơi chôn cất những quá cố của làng
Phước Tích.[22]
1.2. Điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội làng cổ Phƣớc Tích
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thừa Thiên Huế thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc
trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung
đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở
phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu
giữa hai miền Nam - Bắc nước ta. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các
khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống,
từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.
Thời điểm chuyển tiếp hè sang đông (tháng 9 - 11) thường phát sinh hiện tượng
giao hội gió mùa Đông Bắc với các nhiễu động nhiệt đới (hội tụ nhiệt đới, áp thấp
nhiệt đới, bão) đang hoạt động ở Trung và Nam Biển Đông và khi gặp núi cao chắn
gió sẽ có mưa lớn xảy ra. [5]



10

Nét nổi bật đầu tiên của đồng bằng sông Ô Lâu là trảng cát nội đồng cao từ 3 5m đến 10m phân bố xen kẽ với trằm bàu ở phía Đông Nam, chiếm gần ¾ diện tích
đồng bằng. Đồng bằng thực thụ ven sông Ô Lâu cấu tạo từ phù sa Holocen màu mỡ
nhất huyện Phong Điền chỉ chiếm trên ¼ lãnh thổ. Ở đây lãnh thổ có độ cao phổ
biến từ 5 - 7m rìa Tây Nam giảm xuống 1,5 - 1,0m phía đầm phá. Đôi nơi gặp các
vùng trũng với độ cao mặt đất thấp hơn mực nước biển (từ -0,5 đến -1,5m) kiểu
vùng trũng Vân Trình thuộc xã Phong Chương hiện nay. Kết quả quan sát thực tế
cho thấy diện mạo đồng bằng sông Ô Lâu đang tiếp tục biến đổi. Hằng năm, chủ
yếu vào mùa mưa lũ phù sa từ sông Ô Lâu đưa về, bồi đắp ở khu vực Nam cửa sông
thuộc phá Tam Giang và do đó, đồng bằng ven xã Quảng Thái cũng được mở rộng
dần. Tại đây, bãi bồi đất ngập nước rất thích hợp cho sự phát triển của thực vật thủy
sinh, rừng ngập mặn và là nơi di trú của động vật từ nơi khác đến, nhất là các loài
chim. [5]
Tuy có diện tích nhỏ lại không có ruộng đất canh tác như những ngôi làng vùng
đồng bằng khác, nhưng Phước Tích được tự nhiên ưu đãi cho một không gian tự
nhiên thơ mộng, hữu tình. Ngôi làng được bao bọc ba mặt bởi dòng sông Ô Lâu,
bên cạnh đó là hệ thống cây xanh ngút mắt che phủ toàn bộ không gian ngôi làng.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với những điều kiện và xuất phát điểm không như những ngôi làng thuần nông
trong vùng, Phước Tích vốn có diện tích nhỏ hẹp chỉ 1,2km2, tọa lạc trên cồn đất
cao với ba mặt bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu, bên cạnh đó lại không có đất sản xuất
nông nghiệp… chính vì vậy mà dân số ở ngôi làng này cũng không thực sự mật tập.
Theo các tài liệu còn lưu giữ trong làng, đặc biệt là gia phả của các dòng họ, buổi
đầu có 11 dòng họ cùng theo chân ngài khai canh Hoàng Minh Hùng thành lập nên
làng Phước Tích như ngày nay. Tuy nhiên, biểu đồ dân số của ngôi làng này có
nhiều biến động, và sự biến động đó phụ thuộc chủ yếu vào diễn trình thăng trầm
của nghề gốm truyền thống. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề gốm cũng là thời điểm
mà số lượng dân cư đông đúc nhất.



11

Ngày nay, khi nghề gốm truyền thống đã suy tàn, người dân không còn việc làm,
phần lớn thanh niên ly hương đến các thành phố lớn làm việc, sinh sống, ở lại làng
đa phần là người lớn tuổi, đây cũng là thời điểm dân số Phước Tích suy giảm nhất
từ trước đến nay. vào thời điểm năm 2012, Phước Tích có 117 hộ với số dân được
thống kê là 327 người với trên 80% là người cao tuổi (trên 60 tuổi), và thực tế chỉ
có 299 người dân hiện đang sinh sống tại làng. [5]
Những số liệu thực tế cho thấy sự
suy giảm nghiêm trọng về nguồn
nhân lực và nguy cơ về một ngôi
làng di sản vắng bóng người là điều
hoàn toàn có thể nếu không có
những chính sách hỗ trợ, tạo điều
kiện cho Phước Tích phát triển bền
vững nhằm thu hút nguồn nhân lực
hồi hương.
Hình 1.4. Hiện trạng dân số làng Phước Tích và các địa phương năm 2005[3]
Về mặt hành chính, cuối triều Nguyễn, làng Phước Tích được chia thành ba xóm:
Thượng Hòa (Xóm Trên/Xóm Cầu), Trung Hòa và Hạ Hòa. Về sau, Thượng Hòa và
Trung Hòa nhập lại thành một làm thành Xóm Giữa hay Xóm Đình; một số người
được học hành đỗ đạt trở về xin lập thêm xóm Sum Viên, hay còn gọi là Xóm
Hội/Xóm Dưới.[5]
Từ năm 1835, làng Phước Tích thuộc tổng Phò Trạch, huyện Phong Điền. Từ
năm 1945 đến 1957, thuộc xã Phong Dinh (sau là Phong Lâu). Từ 1958, thuộc xã
Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 1976, làng Phước Tích
thuộc xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên. Từ năm 1990 đến
nay, trở lại thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.[5]

1.2.3. Truyền thống văn hóa
Văn hóa dòng họ, phe giáp


12

Do nhu cầu của nghề gốm, họ phải liên kết với nhau để khai thác nguyên liệu đất,
củi đốt, dựng lò, đốt lò, buôn bán sản phẩm, nên họ dòng họ, xóm phe rất được chú
trọng. Trong làng Phước Tích có 17 dòng họ: 12 họ (thập nhị tôn phái) khai canh,
khai khẩn. Các họ khai canh, khai khẩn được làng tưởng nhớ công đức, lập đình
làng để thờ phụng. Ngoài ra, tất cả các dòng họ, chi, phái trong làng đều lập nhà thờ
riêng với kiến trúc phổ biến là nhà rường cổ (kiểu nhà một gian hai chái). Mỗi nhà
thờ họ đều lưu giữ gia phả, hương án, mộc chủ của dòng họ của dòng họ mình, cùng
với các bức hoành, câu đối, đồ thờ... có niên đại hàng trăm năm...
Làng được tổ chức theo các ngõ xóm, đứng đầu mỗi xóm có xóm trưởng được
dân bầu lên để lo việc quản lý, điều hành công việc của xóm như tu sửa đường sá,
bến nước, lo tang ma, cưới xin...
Ngoài ra ở Phước Tích còn có các tổ chức tự quản như xâu, phe. Xâu là tổ chức
nghề nghiệp của những người cùng chung một lò gốm (thường 5 - 7 nhà tập hợp lại
với nhau thành một xâu. Còn phe là một tổ chức tự quản của những người cùng địa
vực cư trú. Ở Phước Tích có hai phe: phe Đông và phe Tây. Đứng đầu mỗi phe có
trưởng phe, có nhiệm vụ tập hợp những người trong phe gánh vác việc chung của
làng.
Văn hóa làng nghề truyền thống
Phước Tích vốn từ xưa đã nổi tiếng với nghề gốm, sách Ô châu cận lục mô tả:
“Đồ gốm ở làng Cảm Quyết huyện Kim Trà lợi cũng chẳng nhỏ”. Các sản phẩm
như lu, đôộc, hũ, ang, chum, vại được người dân ở nhiều vùng ưa thích. Gốm Phước
Tích được mang đi chào bán khắp các chợ trong vùng từ Quảng Bình đến tận Quảng
Ngãi như chợ Tréo (Quảng Bình), chợ phiên Cam Lộ (Quảng Trị), chợ Chùa
(Quảng Ngãi)... Do độ nung cao và chất đất tốt nên sản phẩm gốm Phước Tích khá

tốt. Vào thời nhà Nguyễn, hàng năm làng còn phải cống nạp cho triều đình hàng
trăm om đất để dùng thổi cơm om phục vụ cho vua quan. Hiện nay, làng Phước
Tích vẫn còn các di tích, hiện vật liên quan như lò gốm thủ công (nằm ở xóm Lò
Gốm), cồn Trèng (nơi đổ sản phẩm bị hư hỏng) và hàng trăm loại lu, đôộc, hũ, ang,
chum, vại... Nghề gốm thịnh đạt là điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây tôn tạo,


13

xây dựng các miếu, đình, chùa...,mua gỗ, dựng nhà rường với quy mô lớn, mật độ
dày đặc.

Hình 1.5. Nghề gốm làng Phước Tích [13]
Văn hóa cảnh quan, kiến trúc
Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, nằm trong vùng chịu nhiều bom
đạn chiến tranh, sự tàn phá của thiên tai nhưng cho đến nay, làng Phước Tích vẫn
lưu giữ được nét cổ kính về cảnh quan, cây cối, các công trình kiến trúc nhà cửa,
đình, chùa, đền miếu... Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa miền Trung - PGS.TS
Nguyễn Văn Mạnh đã nhận xét: “Rất hiếm có làng nào ở miền Trung chiến tranh
bom đạn cày xới cả một thời gian dài nhưng lại giữ được nét cổ kính về các công
trình kiến trúc nhà cửa, đền miếu, cây cối như ngôi làng Phước Tích”. Làng Phước
Tích cho đến nay vẫn còn lưu giữ một di sản văn hóa vật thể khá đồ sộ. Trong số
hơn 120 nóc nhà của làng hiện vẫn còn gần 30 ngôi nhà cổ (đa số là loại nhà rường
cổ ba gian hai chái), 10 nhà có giá trị đặc biệt, các ngôi nhà này đều có tuổi thọ trên
100 năm, lại nằm liền kề nhau, chỉ cách nhau bằng khu vườn. Bên cạnh nhà dân là
hệ thống nhà thờ họ, phái, hiện có hơn 10 nhà thờ còn bảo lưu theo kiểu kiến trúc
nhà rường. Ngoài ra, còn có các công trình kiến trúc tín ngưỡng khá phong phú:
Đình làng, Chùa, miếu Cây Thị (miếu Bà), miếu Quảng Tế, miếu Liễu Hạnh, miếu
Ngũ Hành, miếu Vua, miếu Cô Hồn, miếu ông Cọp, miếu Đôi, Văn Thánh...
Truyền thống hiếu học, khoa cử

Đây là điều đáng trân trọng ở một làng quê vốn lấy nghề thủ công truyền thống
không chỉ làm kế sinh nhai mà còn góp sức, góp của cho việc học hành của con em


14

trong làng. Từ năm Thành Thái thứ 2 (1890), 11 ông thí sinh, khóa sinh trong làng
làm đơn xin trưng đất ở, lập nên xóm Hội (tên chữ là Xuân Viên) nhằm cùng nhau
tu chí học hành, dạy dỗ con em theo đường học vấn nên còn gọi là Xóm học. Trước
đó, dưới thời vua Gia Long đã có cụ Nguyễn Văn Kham thi đỗ tú tài, là người phát
khoa của làng, về sau làng có hơn 20 người thi đỗ tú tài, cử nhân, có người làm đến
chức Tri huyện, Tri phủ, Thị giảng học sĩ Hàn lâm viện... Điều này thể hiện rõ nét
trong các ngôi nhà cổ, ở các bức hoành phi, câu đối, các đồ dùng đều có đề cập đến
thân thế của chủ nhân và bạn bè hoặc việc xây dựng thờ phụng ở Văn Thánh của
làng. Ngày nay, riêng ngành giáo dục, con, dâu, rễ của làng đã có đến 150 người
(đang ở làng là 40 người), trong khi dân số cùng thời là 452 nhân khẩu.
1.2.4. Lễ hội truyền thống
Lễ tảo mộ âm hồn: Được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng (âm lịch). Vào ngày
này hàng năm, dân làng Phước Tích từ già đến trẻ, từ trong làng đến ngoài làng đều
tự nguyện, tề tựu đông đủ tại xứ Hà Cát (nghĩa địa của làng) để nhổ cỏ, đắp đất,
hương khói cho hơn 1.000 ngôi mộ vô chủ (mộ không ai chăm sóc).

Hình 1.6. Lễ tảo mộ âm hồn làng Phước Tích [16]
Lễ Kỳ yên (Cầu an): Tổ chức vào ngày 16 tháng 6 (âm lịch), tại đình làng. Trước
đó một ngày, thanh niên của làng phân công nhau làm vệ sinh đường làng, ngõ
xóm, quét dọn các miếu thờ, đình, chùa... Sau đó, dân làng làm lễ túc yết mời các vị
thần từ các miếu về đình dự bằng hình thức rước bát hương về đình.



×