Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc quảng trường tại các đô thị lớn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.86 MB, 210 trang )

bộ giáo dục đào tạo

bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội
-----------------------------------

Tạ Nam Chiến

tổ chức không gian
kiến trúc quảng trường
tại các đô thị lớn ở việt nam

Luận án tiến sĩ kiến trúc

Hà Nội-2012


bộ giáo dục đào tạo

bộ xây dựng

Trường đại học kiến trúc hà nội
---------

Tạ Nam Chiến

tổ chức không gian
kiến trúc quảng trường
tại các đô thị lớn ở việt nam


Chuyên ngành: Kiến trúc công trình
Mã số: 62.58.01.05

Luận án tiến sĩ kiến trúc

Người hướng dẫn khoa học
GS. TS. KTS. Hoàng Đạo Kính

Hà Nội - 2012


Lời cảm ơn
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới
GS.TS. Hoàng Đạo Kính, người thầy đã tận tình hướng dẫn, cho tôi nhiều kiến
thức và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn thày hiệu trưởng, TS Đỗ Đình Đức, PGS.TS Nguyễn Tố
Lăng, phó hiệu trưởng trường đại học Kiến trúc Hà Nội, những người đã chỉ
bảo, động viên và giúp đỡ tôi tận tình.
Xin được cám ơn PGS.TS Đặng Đức Quang Chủ nhiệm khoa và TS
Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ nhiệm khoa Sau đại học. Xin
cám ơn TS Nguyễn Tiến Thuận, nguyên Chủ nhiệm và TS. Hoàng Trinh, Chủ
nhiệm bộ môn Kiến trúc công cộng - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các
thày, cô đã tận tình giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quí báu.
Xin trân trọng cám ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, khoa Sau đại
học, bộ môn Kiến trúc công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi.



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào.
Hà nội, năm 2011

NCS. Tạ Nam Chiến


1

Mục lục
a. mở đầu.

9

b. nội dung

13

chương 1: tổng quan về quảng trường trong không
gian và trong đời sống cộng đồng đô thị ...... 13
1.1.

Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị, sự cần thiết
nghiên cứu.
13

1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị.


13

1.1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu quảng trường ở các đô thị Việt Nam.

14

1.2.

Các khái niệm và định nghĩa về quảng trường đô thị.

16

1.3.

Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu.

17

1.4.

Tổng quan về quảng trường ở các đô thị trên thế giới.

18

1.4.1. Thời Cổ đại ở châu Âu (từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV).

19

1.4.2. Thời Trung đại ở châu Âu (thế kỷ V đến thế kỷ XV).


21

1.4.3. Thời Phục Hưng ở châu Âu (thế kỷ XV đến thế kỷ XVI).

22

1.4.4. Thời Barốc ở châu Âu (Baroque - thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII).

23

1.4.5. Thời Cận đại ở các nước trên thế giới (TK XIX đến nửa đầu TK
XX).
25
1.4.6. Thời hiện đại ở các nước trên thế giới (từ giữa thế kỷ XX đến
nay).
26
1.4.6.1. Quảng trường ở các đô thị cũ trong quá trình hiện đại hóa.

26

1.4.6.2. Quảng trường xây dựng mới ở các đô thị cũ và mới.

27

1.5.

Sự hình thành và phát triển quảng trường trong các đô thị Việt
Nam.
27


1.5.1. Quảng trường ở các đô thị thời quân chủ và phong kiến.

27

1.5.2. Quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận đại và hiện đại.

30

1.5.2.1. Sự hình thành quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận
đại.
30
1.5.2.2. Sự phát triển quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời hiện
đại.
34
1.5.3. Quảng trường trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay.

36


2

1.6.

Các nghiên cứu về quảng trường đô thị từ trước đến nay.

1.6.1. Tóm tắt một số nghiên cứu trước đây.

38
38


1.6.1.1. Nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến quảng trường.

38

1.6.1.2. Nghiên cứu chuyên sâu về quảng trường.

45

1.6.2. Tổng hợp những nghiên cứu trước đây và xác định những nội
dung cần tiếp tục nghiên cứu.
49
1.6.2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây.

49

1.6.2.2. Các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu.

50

chương 2: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cơ sở
khoa học cho việc tổ chức không gian kiến
trúc quảng trường tại các đô thị lớn ở việt
nam ...................................................................................... 53
2.1.

Xác định đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

53


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án.

53

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

53

2.1.3. Xác định các phương pháp nghiên cứu.

54

2.1.3.1. Nghiên cứu lý thuyết.

54

2.1.3.2. Nghiên cứu tài liệu.

55

2.1.3.3. Nghiên cứu phi thực nghiệm.

55

2.1.3.4. Nghiên cứu thực nghiệm.

56

2.2.


Cơ sở lý luận cho việc tổ chức không gian kiến trúc quảng
trường.
56

2.2.1. Các quy định đối với quảng trường ở các đô thị Việt Nam hiện
nay.
56
2.2.2. Vị trí quảng trường trong cấu trúc không gian đô thị

58

2.2.3. Tổ chức không gian kiến trúc quảng trường.

60

2.2.3.1. Lối vào quảng trường.

60

2.2.3.2. Mặt bằng của quảng trường.

61

2.2.3.3. Các yếu tố giới hạn không gian quảng trường.

63

2.2.3.4. Yếu tố chủ đạo và các yếu tố phụ trợ, nghệ thuật khác.

64


2.2.4. Hoạt động sử dụng và tiếp cận quảng trường
2.2.4.1. Các hoạt động sử dụng.

65
66


3

2.2.4.2. Tiếp cận và tổ chức giao thông quảng trường.
2.2.5. Các yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội sở tại.

67
68

2.2.5.1. Điều kiện khí hậu và môi trường.

68

2.2.5.2. Điều kiện địa hình tự nhiên.

69

2.2.5.3. Các vấn đề về văn hóa, xã hội.

69

2.2.6. Phân loại quảng trường.


71

2.2.6.1. Các phân loại quảng trường trước đây.

71

2.2.6.2. Tổng hợp phân loại quảng trường.

72

2.3.

Cơ sở thực tiễn từ việc tổ chức không gian kiến trúc và cải tạo
quảng trường ở các nước trên thế giới.

78

2.3.1. Tổ chức không gian kiến trúc quảng trường.

78

2.3.2. Cải tạo không gian kiến trúc quảng trường.

86

2.4.

Cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian kiến trúc quảng trường ở
các đô thị Việt Nam.
96


2.4.1. Khảo sát hiện trạng quảng trường và phân tích dữ liệu.

96

2.4.1.1. Khảo sát hiện trạng quảng trường.

96

2.4.1.2. Phân tích các dữ liệu từ khảo sát thực địa.

99

2.4.2. Điều tra, phỏng vấn thực trạng quảng trường và phân tích dữ liệu.

108

2.4.2.1. Điều tra, phỏng vấn thực trạng sử dụng quảng trường.

108

2.4.2.2. Phân tích các số liệu điều tra phỏng vấn.

109

2.5.

Đánh giá chất lượng và rút ra đặc điểm chung về tổ chức
không gian kiến trúc quảng trường ở các đô thị Việt Nam. Xác
định các nội dung cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng

không gian kiến trúc quảng trường hiện hữu.
111

2.5.1. Đánh giá chất lượng tổ chức không gian kiến trúc quảng trường.

111

2.5.1.1. Về vị trí quy hoạch và quan hệ với đô thị.

111

2.5.1.2. Về công năng và các hoạt động sử dụng quảng trường.

112

2.5.1.3. Về các yếu tố cấu thành và phụ trợ.

112

2.5.1.4. Về tiếp cận và tổ chức giao thông quảng trường.

113

2.5.1.5. Về vi khí hậu, tiện nghi sử dụng, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh.

114

2.5.2. Đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc các quảng trường hiện
hữu.
114



4

2.5.3. Các nội dung cần giải quyết.

116

chương 3: kết quả nghiên cứu và bàn luận........................... 119
3.1.

Đề xuất về quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc quảng
trường tại các đô thị mới ở Việt Nam.

119

3.1.1. Đề xuất phân cấp, phân bố và các chỉ tiêu quy hoạch quảng
trường.
119
3.1.1.1. Phân cấp và phân bố quảng trường.

119

3.1.1.2. Các chỉ tiêu quy hoạch quảng trường.

121

3.1.2. Hướng dẫn tổ chức không gian kiến trúc quảng trường.

123


3.1.2.1. Về công năng sử dụng .

123

3.1.2.2. Về tổ chức không gian kiến trúc quảng trường.

124

3.1.2.3. Về tổ chức giao thông quảng trường và cách thức tiếp cận.

127

3.1.2.4. Về cải thiện vi khí hậu và tiện nghi sử dụng.

127

3.2.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn chỉnh hệ thống quảng
trường tại các khu vực đô thị cũ.

127

3.2.1. Quan điểm và giải pháp cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc
các quảng trường hiện hữu.
128
3.2.1.1. Quan điểm cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc các quảng
trường hiện hữu.
128

3.2.1.2. Các giải pháp cải tạo quảng trường.
3.2.2. Tạo lập các quảng trường mới trong khu vực đô thị cũ.
3.3.

Đề xuất mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở
Việt Nam.

129
131
133

3.3.1. Quan điểm về mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở
Việt Nam.
133
3.3.2. Xác định mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt
Nam.
136
3.4.

ứng dụng nghiên cứu vào một số thiết kế minh họa tại Hà Nội.

140

3.4.1. Cải tạo quảng trường Lý Thái Tổ và Ngân hàng nhà nước.

140

3.4.2. Cải tạo quảng trường Cách mạng tháng Tám.

141


3.4.3. Cải tạo nút giao thông ngã 5 Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông.

143

3.5.

145

Bàn luận về nội dung và kết quả nghiên cứu.


5

3.5.1. Bàn luận về định nghĩa và phân loại quảng trường của luận án.

145

3.5.2. Bàn luận về nội dung nghiên cứu của luận án.

146

3.5.2.1. Bàn luận về phương pháp và lô-gíc nghiên cứu.

146

3.5.2.2. Bàn luận về đối tượng khảo sát.

148


3.5.2.3. Bàn luận về kết quả khảo sát và điều tra, phỏng vấn.

149

3.5.2.4. Bàn luận về kỹ thuật phân tích.

150

3.5.3. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu của luận án.
3.5.3.1. Về quy hoạch và tổ chức không gian kiến trúc quảng trường,

152
153

3.5.3.2. Về cách thức và giải pháp tạo lập hệ thống quảng trường trong
khu vực đô thị cũ.
154
3.5.3.3. Về mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt
Nam.
155
3.5.4. Bàn luận về các thiết kế minh họa.

156

c - kết luận và kiến nghị

158

Danh mục công trình khoa học đã công bố của
tác giả. ...................................................................................................... 163

Danh mục các tài liệu tham khảo............................................... 164
D - Phụ lục của luận án
Phụ lục 1 : Tóm tắt các nội dung khảo sát quảng trường.
Phụ lục 2 : Bản vẽ hiện trạng các quảng trường.

171


6

Danh mục các bảng
Bảng 2. 1: Chỉ tiêu đất khu dân dụng. ........................................................ 56
Bảng 2. 2: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngòai đơn vị ở ......... 57
Bảng 2. 3: Thống kê các hoạt động phù hợp với không gian công cộng ..... 67
Bảng 2. 4: Thống kê các quảng trường đã nghiên cứu. ............................... 78
Bảng 2. 5: Thống kê các quảng trường cải tạo đã nghiên cứu. .................... 86
Bảng 2. 6: Thống kê đối tượng khảo sát. .................................................... 97
Bảng 2. 7: Thống kê các số liệu đã khảo sát............................................... 99
Bảng 2. 8: Quan hệ về quy mô quảng trường với đô thị. .......................... 100
Bảng 2. 9: Sơ đồ hình thái không gian kiến trúc và tổ chức lối vào. ......... 101
Bảng 2. 10: Xếp phân loại quảng trường theo vị trí, công năng sử dụng
và hình thái không gian........................................................... 106
Bảng 2. 11: Số lượng người được phỏng vấn. ............................................. 109
Bảng 2. 12: Tổng hợp nội dung phỏng vấn................................................. 110
Bảng 2. 13: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn về quảng
trường ..................................................................................... 111
Bảng 2. 14: Các nội dung và phương hướng giải quyết nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức không gian kiến trúc quảng trường. ........... 116
Bảng 3. 1: Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng quảng trường. .................... 121
Bảng 3. 2: Đề xuất các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật của quảng trường..... 122

Bảng 3. 3: Các công năng quảng trường phù hợp với chức năng khu
vực. ......................................................................................... 123
Bảng 3. 4: Các loại hình thái không gian quảng trường phù hợp với từng
loại công năng. ....................................................................... 124
Bảng 3. 5: Các thuộc tính của các yếu tố cấu thành phù hợp với từng
loại công năng quảng trường. .................................................. 126
Bảng 3. 6: Công năng quảng trường phù hợp với loại không gian trống. .. 132
Bảng 3. 7: Các giải pháp đối với yếu tố cấu thành quảng trường cho
từng loại không gian trống. ..................................................... 133
Bảng 3. 8: Xác định hình thái không gian quảng trường trên quan điểm
về mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt
Nam........................................................................................ 136
Bảng 3. 9: Xác định công năng quảng trường phù hợp với quan điểm về
mô hình và hình thái không gian quảng trường. ...................... 137
Bảng 3. 10: Minh họa kỹ thuật phân tích các yếu tố cấu thành quảng
trường. .................................................................................... 151
Bảng 3. 11: Bảng tham chiếu các số liệu của quảng trường ở thành phố
Copenhagen-Denmark. ........................................................... 153
Bảng 3. 12: Bảng tham chiếu diện tích sử dụng quảng trường bình quân
cho một người ở thành phố Sydney-Australia.......................... 153


7

Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.

Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình 1.10.
Hình 1.11.
Hình 1.12.
Hình 1.13.
Hình 1.14.
Hình 1.15.
Hình 1.16.
Hình 1.17.

Danh mục các hình minh họa
Một số dạng Agora ở Hy-Lạp.
Hệ thống Forum ở La-Mã.
Quảng trường Campo -TP. Siena-Italy.
Quảng trường St. Peter ở Vatican.
Quảng trường St. Mark (San Marco) ở Venice-Italy.
Quảng trường Del Popolo ở Roma-Italy.
Quảng trường Concord ở Paris-Pháp.
QT Thiên An Môn ở Bắc Kinh-Trung Quốc.
Sơ đồ Thăng Long TK XV.
Bản đồ Thăng Long thế kỷ XIX.
Bản đồ TP Sài Gòn thế kỷ XIX .
QT Tròn theo quy hoạch của người Pháp , nay là QT. Ba
Đình- Hà Nội.
Quảng trường trước Nhà hát Lớn, nay là QT Cách mạng
tháng tám-Hà Nội.
Quảng trường trước tòa Đốc Lý năm 1819, nay là nhà UBND
TP.HCM.

Quảng trường trước chợ Bến Thành- Sài Gòn đầu thế kỷ XIX
Quảng trường 17 tháng 3 ở TP Pleyku.
Quảng trường trung tâm TP. Vũng Tàu.

Hình 2.1. Minh họa các dạng lối vào được kết hợp từ ba dạng lối vào
cơ bản.
Hình 2.2. Minh họa về sự chuyển hóa không gian đóng - mở
Hình 2.3. Ví dụ về sự chuyển biến từ không gian đóng, gợi mở.
Hình 2.4. Sự kết hợp các yếu tố giới hạn đứng.
Hình 2.5. Các dạng vị trí của yếu tố chủ đạo.
Hình 2.6. Minh họa khả năng kết hợp giữa các yếu tố cấu thành cùng
các thuộc tính của chúng để tạo thành các dạng hình thái
không gian quảng trường khác nhau.
Hình 2.7. (a;b): Minh họa quảng trường định hình.
Hình 2.8. (a; b; c): Minh họa quảng trường định hướng.
Hình 2.9. Minh họa quảng trường hạt nhân.
Hình 2.10. (a; b;c;d) Minh họa phân loại quảng trường nhóm.
Hình 2.11. Minh họa phân loại quảng trường vô định hình.
Hình 2.12. Vị trí quảng trường ở các đô thị thời cổ đại.
Hình 2.13. Hình dạng quảng trường thời cổ đại.
Hình 2.14. Quảng trường ở các đô thị thời Trung đại.
Hình 2.15. Quảng trường ở đô thị thời Phục Hưng.
Hình 2.16. Quảng trường ở các đô thị thời Ba-rốc.
Hình 2.17. Quảng trường thời cận đại và hiện đại.

21
21
22
23
23

24
25
25
29
29
32
33
33
33
33
36
36
61
62
63
64
64
65
75
75
76
77
78
81
83
83
84
84
85



8

Hình 2.18.
Hình 2.19.
Hình 2.20.
Hình 2.21.
Hình 2.22.
Hình 2.23.
Hình 2.24.
Hình 2.25.
Hình 2.26.
Hình 2.27.
Hình 2.28.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.

Giữ lại các di tích trong không gian quảng trường.
Xây dựng các công trình giới hạn quảng trường.
Phân định không gian bằng yếu tố phụ trợ.
Xử lý màu sắc và vật liệu mặt nền quảng trường.
Phân luồng giao thông và làm đường ngầm qua quảng

trường.
Bổ sung công năng phù hợp cho các quảng trường.
Cải thiện vi khí hậu và cung cấp tiện nghi cho quảng trường.
Tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội.
Mặt đứng quảng trường Chợ Cần Thơ.
Mặt đứng quảng trường trung tâm TP. Rạch Giá.
(a,b,c,d,e,f): Minh họa hình thái không gian mở của quảng
trường thời hiện đại.
Sơ đồ minh họa hệ thống quảng trường.
Quan điểm định hướng cho việc cải tạo, kiện toàn tổ chức
không gian kiến trúc các quảng trường hiện hữu.
Minh họa mô hình quảng trường phù hợp.
Mặt bằng hiện trạng quảng trường Lý Thái Tổ và Ngân hàng
Nhà nước- TP. Hà Nội.
Minh họa phương án cải tạo quảng trường Lý Thái Tổ và
Ngân hàng Nhà nước.
Mặt bằng hiện trạng quảng trường Cách mạng tháng Tám TP. Hà N ội.
Minh họa phương án cải tạo quảng trường Cách mạng tháng
Tám - TP. Hà Nội.
Mặt bằng hiện trạng (a) và minh họa phương án cải tạo
(b,c,d) nút giao thông ngã 5 Trần Hưng Đạo - Lê Thánh
Tông, TP. Hà Nội trở thành quảng trường.
Lô-gíc nghiên cứu của luận án.
Vị trí các thành phố đã được khảo sát ứng với các vùng khí
hậu, địa hình, điều kiện tự nhiên sinh thái.

các chữ viết tắt sử dụng trong luận án
CNXH
CTCC
HCM

HTKG
KGCC
QT
QH

: Chủ nghĩa xã hội.
: Công trình công cộng.
: Hồ Chí Minh.
: Hình thái không gian.
: Không gian công cộng.
: Quảng trường.
: Quy hoạch.

QHCT
TKĐT
TK
TP
TS
TCN
SCN

: Quy hoạch chi tiết.
: Thiết kế đô thị
: Thế kỷ.
: Thành phố.
: Tiến sỹ.
: Trước Công nguyên.
: Sau Công nguyên.

90

90
92
92
93
94
95
96
113
113
116
120
129
140
141
141
142
143
144
147
148


9

a. mở đầu.
Sau hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và thống nhất đất nước, sau
thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế theo mô hình kế
hoạch hóa và tập trung bao cấp, từ năm 1986, Việt Nam bước vào Đổi mới,
tiến hành công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế. Nhờ đó, nền kinh tế và xã hội đã có những

bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc.
Song hành cùng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, công cuộc xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật và công cuộc đô thị hóa cũng có những bước phát
triển chưa từng thấy về tốc độ, về quy mô và về chất lượng. Số lượng các đô
thị và cấu trúc dạng đô thị đến nay đã thống kê được là ngót 700, dân số đô
thị chiếm 30%. Các đô thị cũ, lớn và nhỏ, đang trải qua quá trình cải tạo, hiện
đại hóa và mở mang quy mô cùng sự nhân lên gấp bội quỹ kiến trúc đô thị.
ở các đô thị Việt Nam truyền thống, phố hầu như là xuất phát điểm
và cũng là sản phẩm cuối cùng của mỗi đô thị, dù nó có tồn tại cả trăm năm.
Sự phát triển tự phát, chỉ có thể sản sinh những đường phố với tư cách là nhân
tố công cộng, hầu như duy nhất (ngay cả vỉa hè cũng không có). Vườn hoa,
quảng trường, những thiết chế sinh hoạt cộng đồng khác (ngoại trừ các thiết
chế tín ngưỡng và tâm linh), đều chưa xuất hiện.
Hình thái đô thị Châu Âu du nhập vào nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX
đã dẫn tới sự hình thành những công năng phục vụ đời sống công cộng của
cộng đồng dân cư đô thị, với những thiết chế kiến trúc - đô thị tương ứng như
nhà thương, thư viện, câu lạc bộ, nhà hát, sòng bạc, nhà trọ, đấu xảo, sân vận
động, trường đua, bưu điện, nhà ga vv Trong quy hoạch mở rộng và xây
mới các đô thị, đã xuất hiện nhân tố công cộng về chức năng và tạo thị
về vai trò, đó là các vườn hoa, và đặc biệt, các quảng trường là đối tượng
nghiên cứu của bản luận án này.


10

ở Hà Nội, ở Sài Gòn và một số thành phố khác, người Pháp đã quy
hoạch những khoảng trống dành cho các hoạt động công cộng của thành phố,
đồng thời lại là những nhân tố thu hút và tổ chức không gian đô thị. Có
những khoảng trống dần dà trở thành những quảng trường theo khái niệm
phổ biến, có những khoảng trống do những điều kiện nào đó mà chỉ được duy

trì chủ yếu cho các hoạt động tự phát và không được kiện toàn về phương
diện kiến trúc đô thị, ở thời muộn hơn, biến thành những nút giao thông.
Qua nhiều thập kỷ mở mang và xây dựng đô thị ở nửa sau thế kỷ XX,
đã hình thành nhiều cấu trúc đô thị và đô thị mới, song quảng trường vẫn chỉ
là hãn hữu. Ngay trong số không nhiều quảng trường ấy, hầu hết chưa được
kiện toàn về phương diện đô thị, hoặc chỉ phát huy vai trò của mình với tư
cách là những nơi để tổ chức các sự kiện chính trị, huy động quần chúng.
Ngày nay, khi dân cư đô thị đã sở hữu khá đầy đủ những điều kiện để
đáp ứng những nhu cầu sát sườn và nhất thiết về ăn, ở, đi lại, thì ngày càng có
nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng, không chỉ giới hạn ở các công trình ăn uống,
giải trí, thể thao. Người đô thị ngày càng cần những không gian rộng lớn,
những khoảng xanh rộng lớn ngay trong thành phố, để cởi trói và giải tỏa cho
mình, để tự do cùng làm những gì mà chỉ có thể trong đám đông, trên những
không gian ít bị hạn chế, mà không e ngại giao thông, tiếng còi tuýt của công
an, sự phản ứng của xóm giềng. Quảng trường, thiết chế kiến trúc đô thị
mang bản chất cộng đồng, bản chất dùng chung, chính là những khoảng
trống mà không hẳn đã trống ấy.
Trong khi đó các quảng trường cũ ở các thành phố lớn rất ít ỏi, lại lạc
hậu, chưa kiện toàn về kiến trúc đô thị, bị giao thông chiếm lĩnh hòan tòan.
Các quảng trường mới hãn hữu mới được quy hoạch. ở hầu hết các thành phố
lớn nhỏ, quảng trường chỉ là nơi diễn ra các sự kiện chính trị, nơi ngự trị của
các kiến trúc cơ quan lãnh đạo hoặc quản lý Nhà nước, người dân thường ít
lui tới, chưa nói là để sinh hoạt cộng đồng. Quảng trường rộng 16 ha ở trung


11

tâm Thành phố Vinh, quảng trường ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột là
những ví dụ cho quan sát này.
Vấn đề quảng trường đô thị, không có gì mới trong xây dựng đô thị

trên thế giới, song trong thực tiễn ở nước ta, lại cần được xem xét và nghiên
cứu hầu như toàn diện, trong đó có cục diện lý luận và nhận thức, đánh giá
thực trạng, nghiên cứu và đề xuất định hướng cải tạo và phát triển chung, về
loại hình và mạng lưới, về các giải pháp quy hoạch, kiến trúc và nghệ thuật.
Đặc biệt, vấn đề thiết lập và phát huy vai trò của nó trong quy hoạch, trong
xây dựng và trong quản lý ở các đô thị lớn phải trở thành mối quan tâm của
giới hoạch định và quản lý đô thị, của giới quy hoạch, giới kiến trúc và giới
văn hóa.
Những năm gần đây, tại nhiều hội nghị và hội thảo của các cơ quan
quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp, vấn đề tăng cường thiết lập
các nhân tố công cộng, các thiết chế phục vụ đời sống đô thị đã được đề cập.
Đang định hình dần trong giới quản lý - quy hoạch - kiến trúc nhận thức về
vai trò tổ chức không gian và tạo lập diện mạo đô thị của thiết chế quảng
trường. Giới quản lý văn hóa và văn học nghệ thuật nhận thức về vai trò văn
hóa - xã hội và cộng đồng của quảng trường như và một biểu hiện văn hóa và
nghệ thuật của mỗi đô thị.
Nhận thức rõ nhu cầu từ thực tiễn, do làm công tác thiết kế kiến trúc ở
Hà Nội trong nhiều năm, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về thiết chế
quảng trường, và đặc biệt, thực trạng quảng trường ở Hà Nội. Từ đó, tôi
chuyển tải những hiểu biết, những nhận thức từ thực tế và những nghiên cứu
đề xuất của mình vào bản luận án tiến sỹ kiến trúc này.
Bản luận án này hướng tới các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá chất lượng và xác định các đặc điểm
tổ chức không gian kiến trúc, hiệu quả sử dụng của quảng trường ở các đô thị
Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu 2: Đưa ra các đề xuất đối với việc quy hoạch và tổ chức


12


không gian kiến trúc đối với các quảng trường xây mới, ở các khu vực đô thị
mới và tạo lập hoàn chỉnh hệ thống quảng trường ở các khu vực đô thị cũ.
Mục tiêu 3: Xác định mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị
lớn ở Việt Nam nhằm định hướng cho việc tổ chức không gian kiến trúc và
cải tạo quảng trường.


13

b. nội dung
chương 1: tổng quan về quảng trường trong không
gian và trong đời sống cộng đồng đô thị
1.1.

Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị, sự cần thiết
nghiên cứu.

1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị.
Quảng trường là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc không
gian các đô thị từ xưa đến nay. Về bản chất, quảng trường là không gian công
cộng, vừa đóng vai trò tạo thị và tính chất thành thị cho mỗi đô thị, vừa đóng
vai trò tổ chức và gắn kết cộng đồng dân cư đô thị với đặc trưng nổi trội là sự
cân bằng giữa cái riêng và cái chung, thể hiện rõ trong việc đảm nhận
những chức năng công cộng và chung sống của đô thị, với tư cách là nơi tổ
chức hoạt động sự kiện xã hội, những sinh hoạt văn hóa lễ hội, buôn bán
và, đơn giản, là nơi để thị dân xum họp hoặc dạo chơi.
Quảng trường trong các đô thị xưa và nay, ở mức độ nào đó, phản ánh
và thể hiện tầng bậc phát triển văn hóa và cái riêng của mỗi đô thị. Cùng với
đó, quảng trường bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong cấu trúc không gian
và hình thái cùng diện mạo kiến trúc - cảnh quan của mỗi chốn đô thị. Về

phương diện này, quảng trường là yếu tố thị giác - cảm quan và dễ được ghi
nhận của bức tranh diện mạo đô thị. Trong rất nhiều trường hợp, quảng
trường trở thành những địa điểm lịch sử, những hình ảnh biểu trưng cho đô
thị. Chẳng hạn, quảng trường tòa thánh Pie ở Vatican, quảng trường Ngôi sao
trên trục Champs élysée ở Paris, quảng trường Đỏ ở Moscow, quảng trường
Thiên An Môn ở Bắc Kinh, quảng trường Cách mạng tháng 8 trước Nhà hát
lớn ở Hà Nội vv
So với vai trò và hình thái quảng trường ở các đô thị trong quá khứ,


14

quảng trường ở các đô thị hiện đại có những biến đổi nhất định về công năng,
về quy hoạch và về kiến trúc, song vai trò của nó và tác dụng của nó thì
không suy giảm, mà có thể còn gia tăng.
ở Việt Nam, quảng trường hình thành cùng với sự du nhập của mô
hình đô thị châu Âu ở thời Cận đại. Sự phát triển, vai trò và tổ chức không
gian cùng hình thái kiến trúc - cảnh quan biểu hiện một số khác biệt so với
quảng trường ở nhiều nước, đặc biệt châu Âu và Bắc Mỹ. Trong công cuộc
hiện đại hóa và xây dựng mới các đô thị ở Việt Nam, nhu cầu về quảng
trường với tư cách là một cấu trúc cộng cộng - văn hóa - cộng đồng và kiến
trúc trở nên hết sức bức thiết. Việc tái khẳng định vị trí, việc cải tạo và kiện
toàn các quảng trường hiện hữu, việc bổ sung và thiết lập chúng ở các phần
mở rộng của các đô thị lớn lại càng bức thiết hơn.
1.1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu quảng trường ở các đô thị Việt Nam.
a/ Quảng trường ở các đô thị nước ta, chủ yếu là các đô thị lớn, có thể
hiện ở các đặc điểm sau:
- Quảng trường chỉ hiện hữu ở một số thành phố lớn, như Hà Nội,
TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Buôn
Ma Thuột và một số ít thành phố khác, với số lượng rất hạn chế. ở các thành

phố quy mô nhỏ hơn, quảng trường hoặc không có, hoặc có ở dạng sân bãi,
hoặc ở dạng chưa kiện toàn những yếu tố cấu thành.
- Những quảng trường và không gian mở dạng quảng trường, hình
thành từ cuối thế kỷ XIX, hầu hết chỉ ở dạng triển khai dở dang, chưa kiện
toàn về mặt kiến trúc - cảnh quan đô thị, đặc biệt thiếu sự hiện diện của
những công trình kiến trúc và quần thể kiến trúc định hình chúng, thiếu
những thành phần kiến trúc nhỏ và các tác phẩm mỹ thuật, những tiện nghi
phục vụ cộng đồng đô thị.
- Tuy đang mở rộng mạnh mẽ các đô thị cũ, tuy đang xây dựng mới
hàng trăm đô thị và cấu trúc đô thị, song trên thực tế, quảng trường chưa


15

được chú trọng đưa vào quy hoạch và chưa được đầu tư đúng mức từ mọi
phương diện.
- Các quảng trường hầu hết biến thành các nút giao thông với mật độ
và với cường độ chuyển động cao của các phương tiện. Các chức năng công
cộng, văn hóa, giao lưu cộng đồng, ngay cả vai trò của chúng trong diện mạo
kiến trúc đô thị cũng bị lu mờ hoặc triệt tiêu.
b/ Thực trạng nêu trên đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với các cơ quan
quản lý đô thị, đối với các nhà quy hoạch phát triển đô thị, đối với giới kiến
trúc sư và giới hoạt động văn hóa. Trong đó:
- Các giải pháp trong điều chỉnh quy hoạch và giao thông, trong tạo lập
môi trường kiến trúc và cảnh quan, nhằm khôi phục vị trí và các chức năng
ban đầu của các quảng trường, trong việc tái gắn kết chúng với toàn bộ cơ thể
đô thị hiện hữu và, đặc biệt, trả lại chúng cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô
thị hiện đại.
- Khả năng bổ sung các quảng trường hoặc các không gian mở trong
quá trình cải tạo và hiện đại hóa các quỹ đô thị đã hình thành, trong điều kiện

mật độ xây dựng và mật độ dân số tăng cao.
- Những yếu tố và những thông số nào, những tiêu chuẩn và quy phạm
nào có thể dùng làm cơ sở để xác định mạng lưới và quy mô, các giải pháp tổ
chức không gian kiến trúc quảng trường phù hợp với các đô thị, đặc biệt đô
thị lớn, ở Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều cục diện khác liên quan đến kiến trúc, mỹ
thuật hoành tráng và đường phố, đến tính văn hóa và tính bản sắc của quảng
trường với tư cách là một thành phần quan trọng, đặc biệt trong sự cấu thành
hình thái và hình ảnh mỗi đô thị hiện nay. Trong khi đó, chúng ta lâu nay
chưa quan tâm đúng mức đến quảng trường cũng như chưa tích lũy nhiều
kinh nghiệm trong việc xây dựng quảng trường.
Chính từ thực tế ấy và những vấn đề đang đặt ra, chúng tôi nhận thấy
cần thiết phải thực hiện việc nghiên cứu quảng trường đô thị và trình bày


16

trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, lấy vấn đề tổ chức không gian kiến trúc
làm trọng tâm.
1.2.

Các khái niệm và định nghĩa về quảng trường đô thị.
Quảng trường là một khỏang không gian công cộng trong đô thị, xuất

hiện từ thời kỳ Cổ đại, ở Hy Lạp gọi là Agora, ở La Mã gọi là Forum. Quảng
trường hiện nay trong một số ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh là Square,
tiếng Pháp là Place và tiếng ý là Piazza.
Với các tên gọi trên, một số tài liệu đã đưa ra các định nghĩa về quảng
trường như sau:
- Quảng trường là khu đất trống, rộng trong thành phố, chung quanh

thường có những kiến trúc thích hợp, để dùng làm chỗ hội họp, mít tinh lớn,
diễu binh lớn trong những ngày lễ trọng thể [72, tr.456].
- Quảng trường đô thị là một yếu tố cấu thành đô thị gắn kết với
mạng lưới giao thông, là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của đô thị, đồng thời
cũng là đầu mối phân luồng giao thông [32, tr.294].
- Quảng trường: Khoảng trống và rộng ở trong đô thị dùng làm nơi tụ
tập dân cư trong sinh hoạt của dân cư đô thị vào những dịp kỷ niệm hoặc tổ
chức lễ hội, mít tinh (quảng trường trung tâm đô thị); cũng có thể là nơi tập
trung giao thông ở chỗ giao nhau của nhiều tuyến giao thông quan trọng
(quảng trường giao thông); cũng có thể là khỏang trống tạo tầm nhìn trước
các công trình lớn, trước lối lên cầu... trong ngôn ngữ ở miền Nam thường
được gọi là công trường (khoảng trống và rộng có chức năng công cộng).
[33, tr.381].
Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên, từ phương diện công năng và vị trí
quảng trường trong cấu trúc đô thị, từ các dạng hình thái không gian của
chúng, xin đưa ra định nghĩa tổng hợp sau đây:
Quảng trường là khoảng không gian để trống trong đô thị, gắn kết
với cấu trúc công năng và với hệ thống giao thông đô thị, dành cho các


17

hoạt động đa dạng của đời sống chính trị, văn hóa và giao lưu của cộng
đồng dân cư mỗi đô thị. Quảng trường được cấu thành bởi các cấu trúc vật
thể đóng vai trò giới hạn không gian và/hoặc bởi sự liên kết của các thành
tố đô thị khác liên quan đến nó.
ở định nghĩa này, chúng tôi lồng tải những đặc điểm chính làm cho
quảng trường khác biệt so với các thành phần khác của đô thị, đó là:
- Quảng trường hầu như bao giờ cũng có vị trí quan trọng bậc nhất và
nổi trội trong sơ đồ cấu trúc đô thị;

- Quảng trường đảm nhiệm những chức năng đa dạng trong đời sống
mỗi đô thị, đóng vai trò kết nối quyền lợi công dân và quyền lợi cộng đồng,
tạo nên đặc trưng và sức mạnh trong phát triển của mỗi đô thị;
- Từ đó, quảng trường thường được bao quanh bởi các kiến trúc có tầm
cỡ của thành phố, tạo nên những điểm nhấn trong cơ thể và trong diện mạo
của nó.
1.3.

Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu.
Đô thị lớn là các đô thị ở Việt Nam có quy mô từ loại II trở lên (theo

phân cấp trong nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/01/2001 của Chính phủ
về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị), hoặc các đô thị có quy mô
không lớn, nhưng có giá trị đặc biệt như đô thị cổ, đô thị có đặc điểm về tự
nhiên, cảnh quan. Đây là thuật ngữ dùng trong luận án mang tính quy ước.
Không gian là khoảng không bao quanh chúng ta. Tuy nhiên, con
người rất khó bao quát được một khoảng không bao la, nó chỉ trở nên hiện
hữu khi có các vật thể hữu hình giới hạn nó.
Không gian quảng trường là khoảng trống tạo nên quảng trường, là
khỏang trống giữa các công trình kiến trúc hay các cấu trúc vật thể giới hạn
không gian đó. Không gian quảng trường được giới hạn bởi bình diện ngang
hay bề mặt ngang (mặt nền, đường...), bởi bình diện đứng hay bề mặt đứng
(công trình xây dựng, hàng cây, hàng cột hay các cấu trúc vật thể nào đó...),


18

bởi đường bao đỉnh mái công trình (kết thúc đỉnh của bình diện đứng...). Đó
cũng được coi là các yếu tố cấu thành nên không gian quảng trường.
Kiến trúc quảng trường là diện mạo do sự tổng hợp các yếu tố vật thể

thị giác của các bề mặt giới hạn không gian quảng trường (cả bề mặt ngang
và bề mặt đứng), tạo nên bởi hình khối của các công trình hoặc cấu trúc vật
thể, sự sắp xếp, bố cục các công trình hoặc cấu trúc vật thể đó; hình thức,
màu sắc, chất liệu... của các bề mặt giới hạn.
Không gian kiến trúc quảng trường là sự tổng hòa về kiến trúc của
quảng trường, kết hợp khoảng trống, các công trình kiến trúc, các vật thể
khác trong sự liên hệ với các không gian đô thị liền kề. Tính chất, hình ảnh
và ý nghĩa của không gian một quảng trường trong sự nhận thức của con
người phụ thuộc vào sự bố cục, tỷ lệ các chiều, tương quan khối tích, các yếu
tố cảm nhận và thị giác của bề mặt các vật thể, giới hạn hay ngăn chia không
gian đó. Vì vậy, không gian kiến trúc quảng trường là sự hợp thành một thể
của các yếu tố cấu thành, tạo nên hình ảnh và mang lại cảm xúc về không
gian đó.
Hình thái không gian quảng trường là các thuộc tính thị sở của
không gian một quảng trường, tạo nên bởi các yếu tố như hình dạng của mặt
bằng; quy mô, tỷ lệ và tính chất của không gian; bố cục của các công trình và
cấu trúc vật thể giới hạn; hình thức và diện mạo của bề mặt đứng của các yếu
tố kiến trúc cấu thành quảng trường.
1.4.

Tổng quan về quảng trường ở các đô thị trên thế giới.
Trong lịch sử xây dựng đô thị trên thế giới, các đô thị cổ ở nhiều quốc

gia và xứ sở như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, ấn Độ đã
hiện hữu nhân tố quảng trường, dưới hình thức những không gian bỏ trống,
quây quần bởi các kiến trúc trang nghiêm và hoành tráng, hoặc những không
gian để trống trong khu dân cư đô thị, đảm nhiệm chức năng công cộng và
họp chợ.



19

Quảng trường trong kiến trúc các nước châu Âu từ thời cổ đại là một
thiết chế kiến trúc và nghệ thuật hoành tráng (monumental), cho đến nay vẫn
được kế thừa về cơ bản ở các đô thị trên khắp thế giới.
1.4.1. Thời Cổ đại ở châu Âu (từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV).
Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển từ khoảng 3.500 năm TCN,
chủ yếu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã và muộn hơn, ở ấn Độ và
Trung Hoa. Các tài liệu lịch sử và các di tích cho thấy cách tổ chức không
gian đô thị, phản ánh quan niệm thời cổ đại về sự phân chia thành các giai
tầng xã hội, về sự sùng bái đặc biệt sức mạnh linh thiêng của các vị thần linh.
Điều này thể hiện rõ ở việc phân chia không gian đô thị thành ba khu vực:
dành cho người sống (acropol), dành cho người chết (nécropol) và dành cho
các thần linh.
Trung tâm đô thị tập trung các công trình tín ngưỡng, các dinh thự của
tầng lớp thống trị và tầng lớp chủ nô hợp làm một bởi quảng trường trung
tâm, còn dùng làm nơi tụ tập của thị dân. Các tầng lớp lao động, thợ thủ công
và nô lệ trú ngụ ở các khu vực dành riêng, với đường phố chật hẹp, hình
thành tự phát tuỳ thuộc vào địa hình.
Hy Lạp cổ đại thịnh vượng từ khoảng 2.000 năm TCN đến 133 năm
SCN, với quan niệm đô thị là một thiết chế của cộng đồng dân chủ. Chính ý
thức ấy đã dẫn tới sự hình thành các khu vực sinh hoạt công cộng, đảm bảo
các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá và thương mại. Không gian hạt nhân
liên kết các hoạt động công cộng chính là Agora - quảng trường.
Thoạt đầu, Agora là tên gọi của Hội đồng Công dân. Nhà họp của Hội
đồng công dân có sảnh và hiên bao quanh, với hàng cột lớn nhìn ra một
không gian rộng, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hội họp lớn. Do cùng
tính chất hoạt động nên người Hy Lạp gọi chung tên Agora cho cả Hội đồng
Công dân và không gian quảng trường, nơi diễn ra các cuộc hội họp ấy.
Thời này, các thành phố được xây dựng trên nguyên tắc thông thoáng,



20

đón hướng gió lành, đảm bảo sức khoẻ cho dân cư, điều này liên quan mật
thiết đến quy hoạch hệ thống đường, ngõ. Tiếp đến là: xem xét vấn đề
chọn địa điểm xây dựng các đền thờ, quảng trường và tất cả những địa điểm
công cộng khác với quan điểm có ích thiết thực và tiện lợi chung. Nếu thành
phố ở ven biển, chúng ta chọn đất gần bến cảng làm nơi xây dựng quảng
trường (forum); nhưng nếu là nội địa thì làm quảng trường ở giữa thành phố
[45, tr.31]. Các Agora được bố trí ở trung tâm, những công trình quan trọng
cũng được bố trí ở đây.
Ban đầu các Agora có bố cục đối xứng nghiêm ngặt đối với từng công
trình kiến trúc và nguyên tắc không đối xứng đối với tổng thể công trình. Do
đó các Agora thường có dạng mặt bằng tự do và yếu tố điều kiện địa hình tự
nhiên đóng vai trò quyết định. Các công trình cộng cộng trên quảng trường
thường trang trí đơn giản, có hàng hiên thoáng, rộng phía trước nhìn về
quảng trường.
Từ thế kỷ thứ V-TCN, do ảnh hưởng quan niệm xây dựng đô thị của
Hippodammus (công dân thành Milet - thế kỷ V TCN), đối xứng trở thành
nguyên tắc chủ đạo của bố cục các quảng trường công cộng. Vì vậy, mặt
bằng các Agora thời này thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Cũng trong thời này, các Agora có xu hướng liên kết với nhau tạo
thành một phức hợp không gian, với các chức năng được phân biệt rõ ràng
như quảng trường hành chính, quảng trường tôn giáo, quảng trường thương
mại và quảng trường cảng.
Người La Mã, từ thế kỷ VII TCN, đến năm 235, tiếp thu của người
Etrusk nguyên tắc phòng vệ quân sự và của người Hy Lạp kinh nghiệm xây
dựng các trung tâm sinh hoạt công cộng. Đó là các quảng trường mà người
La Mã gọi là Forum, có nguồn gốc từ Agora của Hy Lạp. Các chi tiết kiến

trúc, các hàng hiên, thức cột (Doric, Ionic, Corinth), điêu khắc trang trí cũng
được khai thác và phát huy trong bố cục quảng trường. Người La Mã áp dụng


21

nghiêm ngặt nguyên tắc đối xứng trong thiết kế quảng trường. Do đó, không
gian quảng trường chặt chẽ và có quy tắc, trong đó vai trò của công trình
chính được nhấn mạnh trong tổng thể (Hình 1.1 và 1.2).

Hình 1.1.

Một số dạng Agora ở Hy- Hình 1.2. Hệ thống Forum ở
Lạp (Nguồn: 104).
La-Mã (Nguồn: 104).
So với Agora của người hy Lạp, các Forum của người La Mã có quy

mô lớn hơn, các công trình cũng có trang trí lộng lẫy hơn. Người La Mã còn
bổ sung thêm nhiều công trình như toà án (Basilica) và các đền thờ vào tổng
thể không gian quảng trường.
1.4.2. Thời Trung đại ở châu Âu (thế kỷ V đến thế kỷ XV).
Thời Trung đại châu Âu bắt đầu từ thế kỷ V đến thế kỷ XV với kiến
trúc đặc trưng Roman. Cơ cấu không gian đô thị thời Trung đại châu Âu
phong phú và đa dạng do có quá trình phát triển lâu dài và dựa bám vào địa
hình địa thế.
Việc xây dựng các đường phố, quảng trường, các công trình kiến trúc
tuân theo điều kiện địa hình tự nhiên là một nguyên tắc nhất quán. Chính vì
vậy, quảng trường thời này thường không có hình dạng nhất định, song
không gian thường khép kín (Hình 1.3).



×