Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI rác QUY mô hộ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG

TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH
TẠI XÃ TẢ THANH OAI, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2021


LỜI CẢM ƠN
Bản thân tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng viên phụ trách học phần
Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra các
ý kiến đóng góp để tơi xây dựng và hồn thiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên các phịng ban, và tồn thể các
hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai, huyên Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình
hợp tác, giúp đỡ và cung cấp các số liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Đức Việt
Là sinh viên lớp 2006QTVA hệ VHVL Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, xin cam
đoan đề tài “ Thực trạng việc phân loại rác quy mơ hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được ai cơng bố, các


tài liệu tham khảo đều có xuất sứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nước CHXHCN Việt Nam về đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2021
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Đức Việt


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Contents
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 7
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 8
TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI ........................................................... 8
1.1. Tổng quan về rác thải ...................................................................................... 8
1.1.1. Chất thải ..........................................................................................8
1.1.1.2. Các thuộc tính của chất thải. .........................................................9
1.1.2. Rác thải sinh hoạt...........................................................................10
1.1.2.1. Khái niệm....................................................................................10
1.1.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt .....................................................11
1.2. Tổng quan về phân loại rác thải .................................................................... 15

1.2.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ....................................................15
1.2.2. Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn .........................16
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 18
THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC .............................................................. 18
QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ TẢ THANH OAI, ......................... 18
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................... 18
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tả Thanh Oai ............................ 18
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................18
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................19
1


1.2. Hiện trạng phát sinh rác thải ở xã Tả Thanh Oai .......................................... 20
1.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ..........................................20
1.3. Thực trạng việc phân loại rác quy mơ hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai ...... 23
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 26
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP “XÂY DỰNG MƠ HÌNH ................................................. 26
PHÂN LOẠI RÁC QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TẢ THANH OAI, HUYỆN
THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”................................................................... 26
1.1. Mơ hình phân loại rác quy mơ hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai, huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội ............................................................................... 26
1.1.1. Tổng quan và mục tiêu của mơ hình .............................................26
1.1.2. Hệ thống thu gom ..........................................................................27
1.1.3. Cơng tác duy trì vệ sinh trên địa bàn xã ........................................30
1.1.4. Biện pháp tổ chức triển khai ..........................................................30
1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mơ hình phân loại rác tại nguồn
ở xã Tả Thanh Oai ................................................................................................ 34
1.2.1. Những thuận lợi: ............................................................................34
1.2.2. Những khó khăn ............................................................................34
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 37

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt…………………………………………11
Bảng 1.2. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội………....…………………....13
Bảng 2.1: Thành phần rác thải tại xã Tả Thanh Oai……………………………..18
Bảng 2.2: Ý thức của các hộ trong tham gia phân loại rác thải………………….21
Bảng 2.3: Cách thức phân loại rác của hộ gia đình………………………………22
Bảng 3.1. Hệ thống thu gom rác thải ở xã Tả Thanh Oai………………………..27
Bảng 3.2: Ví dụ về các hạng mục đánh giá trên quan điểm trước khi
bắt đầu thực hiện mơ hình………………………………………….……….…….32
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội………………..…..12
Biểu đồ 2: Sơ đồ dòng chảy rác thải sinh hoạt tại Hà Nội…………………….…..14
Biểu đồ 3: Mơ hình phân loại chất thải sinh hoạt xã Tả Thanh Oai………………29

3


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Xã hội phát triển, cùng với sự gia tăng dân số, đơ thị hóa, thì rác trở thành vấn

đề cấp bách, khi mà lượng rác trở nên lớn, quá khả năng tự làm sạch của môi
trường. Rác hiện nay được xem là một vấn đề nan giải, khó khăn và nhức nhối đối

với tồn xã hội. Rác sẽ gây ra ô nhiễm môi trường không khí, mơi trường đất,
nước, làm mất mỹ quan đơ thị, gây nhiều bệnh tật, tác động xấu đến sức khỏe con
người, môi trường kinh tế và du lịch. Vậy nên, việc xử lý rác là một tất yếu khách
quan về mặt hoạt động kinh tế - xã hội, làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế
tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con
người.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh trì nói chung và xã Tả Thanh Oai nói
riêng, nhìn chung cơng tác thu gom rác đã và đang diễn ra theo cách làm truyền
thống: toàn bộ rác được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lý theo từng thành
phần của rác. Việc quản lý rác chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom – vận chuyển
– xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Trong khi đó, gần đây một số địa phương
trên cả nước đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn nhằm mục
đích hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa
lượng rác đem tái chế, tái sử dụng
Nhìn chung, cơng tác bảo vệ mơi trường trên địa bàn xã Tả Thanh Oai đã có
những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cơng tác thu gom, xử lý rác trên địa bàn xã
vẫn còn những tồn tại những hạn chế về việc phân loại rác tại nguồn và nếu thực
hiện tốt việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn mơi trường. Điều đó sẽ
góp phần làm giảm chi phí trong cơng tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác, giảm
diện tích đất chơn lấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các nguy
4


cơ gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người, tiết kiệm
cho ngân sách của xã và của huyện.
Chính vì lý do trên đã thúc đẩy em lựa chọn vấn đề: “Thực trạng việc phân
loại rác quy mơ hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.


Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, việc phân loại rác tại nguồn đang là một trong những vấn đề được

Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội hết sức quan tâm, bởi việc
phân loại rác tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của việc
xử lí rác.
- Tác giả Thanh Ngà với bài viết: “Hiệu quả từ mô hình phân loại rác tại
nguồn ở Yên Bái”,đăng trên báo mạng: tainguyenmoitruong.vn đã khái qt lên mơ
hình phân loại rác tại nguồn tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được Sở
TN&MT triển khai sau hơn 1 năm đã nhận được sự đồng thuận, tích cực hưởng
ứng của người dân và mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường. [1]
- Tác giả Thục Viên với bài viết: “Phân loại rác tại nguồn vì sao chưa hiệu
quả”, đăng trên báo mạng: suckhoedoisong.vn. Tác giả đã nêu rõ một số vấn đề khó
khăn, bất cập và các giải pháp tháo gỡ khi triển khai mơ hình. [2]
- Tác giả Thế Nhân với bài viết: “ Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn –
chuyện không của riêng ai” đăng trên báo mạng: baotayninh.vn. Tác giả đã cho ta
thấy rõ vai trò, trách nhiệm mỗi con người và ý nghĩa to lớn trong việc phân loại và
xử lý rác tại nguồn. [3]
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc khảo sát thực trạng việc phân loại rác tại các hộ gia đình từ đó làm cơ
5


sở đề xuất giải pháp xây dựng mơ hình phân loại rác quy mơ hộ gia đình tại xã Tả
Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phân loại rác tại các hộ gia đình.
- Khảo sát thực trạng việc phân loại rác của các hộ gia đình tại xã Tả Thanh Oai.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc phân loại rác quy mơ hộ gia đình
tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc phân loại rác tại các hộ gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Lượng rác thải của hộ gia đình.
+ Cách thức phân loại và xử lý rác của từng hộ gia đình.
+ Các thùng rác dùng để phân loại.
- Phạm vi về thời gian: Năm 2020-2021
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu:
+ 100 hộ gia đình trong xã.
+ 10 cơng nhân thu gom rác thải.
5.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp phỏng vấn.
6



+ Phương pháp khảo sát thực địa.
+ Phương pháp thống kê tốn học.
+ Phương pháp quan sát.
6.

Đóng góp của đề tài

- Đóng góp về mặt lý luận: cung cấp hệ thống lý thuyết, cơ sở lý luân mới về việc
phân loại rác cho mỗi người dân trong từng gia đình nói riêng và tồn xã nói chung.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng việc phân loại rác quy mơ hộ gia
đình sẽ thúc đẩy hình thành các mơ hình phân loại rác ngay từ nguồn ,tạo điều kiện
thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của việc xử lí rác. Giúp người dân hiểu được ý
nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn. Nhằm cải thiện môi trường, giúp người dân
tận dụng rác mang lại lợi ích về kinh tế. Xây dựng và áp dụng vào trong thực tế mơ
hình phân loại rác tại địa phương.
7.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu
làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về việc phân loại rác thải
Chương 2: Thực trạng việc phân loại rác quy mơ hộ gia đình tại địa bàn xã Tả
Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp “ Xây dựng mơ hình phân loại rác quy mơ hộ gia đình
tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.

7



CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI
1.1. Tổng quan về rác thải
1.1.1. Chất thải
1.1.1.1. Khái niệm chất thải:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải.
Theo giáo trình kinh tế chất thải, trang 63, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ
biên), NXB Giáo Dục:
"Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người, thiên
nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra mơi trường".[4]
Trong q trình tiêu hóa con người thải ra các chất cặn, bã. Thiên nhiên và cả
cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con
người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải ra môi
trường vô số các loại chất thải. Hàng ngày, trên đường phố, trên công trường, đô thị
con người đang bị ngột ngạt đủ các loại chất thải: đất, bùn, xi măng, vơi vữa từ các
cơng trường; bụi khói từ các ống khói, nhà máy, lị nung, xe tải, xe hơi, rác thải từ
các gia đình, cơng sở, bệnh viện,…
Theo Giáo trình Quản lý Mơi trường, trang 73, GS.TSKH. Đặng Như Toàn
(chủ biên), Trường ĐHKTQD, Khoa kinh tế & Quản lý Mơi trường, Đơ thị:
"Trong q trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu
khơng có hoặc khơng cịn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải".[5]
Khái niệm trên có nhắc đến "Vật liệu khơng có hoặc khơng cịn giá trị sử dụng
nữa", nó có ý nghĩa đối với một chu trình sản xuất hay 1 phương thức sinh hoạt
nhất định vì nó có thể là chất thải của quá trình này nhưng lại là nguyên liệu đầu
vào của một quá trình khác.
8


VD: Các loại giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ chai,… là chất thải của các hộ gia đình

nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất giấy, các cơng ty bia,
rượu,…
Chất thải có loại là chất hữu cơ, có loại là chất vơ cơ.
Một số chất thải gây ô nhiễm môi trường.
* Định nghĩa chất thải ô nhiễm (theo Giáo trình Kinh tế chất thải , trang 74,
GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục): chất thải ô nhiễm là
chất hoặc yếu tố vật lý khi tương tác với môi trường làm cho môi trường bị suy
giảm [4]
* Phân loại chất thải
Theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải, là những chất tạp từ các hộ
gia đình được loại thải ra môi trường.
Chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm: chất thải
công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các ngành dịch vụ.
Theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, lỏng, khí
Theo tính chất hóa học: chất thải kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy bìa, vải
vụn.
Theo tính chất và mức độ độc hại: chất thải đặc biệt.
1.1.1.2. Các thuộc tính của chất thải.
Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối
lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ,
phóng xạ,… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ơ nhiễm của chất thải là do
các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học
là quan trọng nhất.
9


Thuộc tính tích luỹ dần do các hóa chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ
một lượng nhỏ vơ hại qua thời gian tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy
hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn.

Các chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau
thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl
hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất hữu cơ chứa Cl độc gấp 100 lần Cl
ban đầu. Vì vậy, người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy
hiểm.
Một số chất thải rắn, lỏng và khí cịn có đặc thù sinh học nên thơng qua các
q trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà
biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện
khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp.
1.1.2. Rác thải sinh hoạt.
1.1.2.1. Khái niệm
Định nghĩa chất thải rắn và rác thải sinh hoạt (Theo tài liệu báo cáo điều
tra và khảo sát số liệu, URENCO - Hà Nội, tháng 11/2007):
Chất thải rắn là tất cả các nguyên liệu mọi người thải ra trong các hoạt động
kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sinh hoạt của
cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ hoạt động sản
xuất và sinh hoạt. [6]
Rác thải sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người với
nguồn xả chính từ các khu dân cư, cơ quan, văn phòng, cơ sở kinh doanh hay các
trung tâm dịch vụ. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: kim loại, sành sứ,
thuỷ tinh, gạch vỡ, đất, đá, cao su, nhựa, thức ăn thừa hay quá hạn, xương động vật,
tre, gỗ, lơng gà hay lơng vịt, vải vóc, giấy, rơm, xác động vật chết, vỏ hoa quả,
10


rau,… [6]
1.1.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
* Thành phần rác thải sinh hoạt
Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần chính

Gạch đá vụn, tro xỉ than, tổ ong,
Chất vơ cơ

pin, ắc quy, bóng đèn,…

Rác thải
sinh hoạt

Nilong, vải, quần áo, da, gỗ, cành cây,

Chất hữu cơ
Chất thải tái chế
Chất thải khác

Thực phẩm sống, chín thừa; lá cây,…
Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, đồ
điện,…
Dẫu mỡ,…

* Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Thành phần chất thải sinh hoạt ở Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn nhất là chất thải
hữu cơ, là các rau củ quả, thức ăn thừa từ các hộ gia đình, các chợ thải ra. Tiếp đó
là các loại chất vô cơ khác như than tổ ong, nilong,… và chất thải tái chế.

11


(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà Nội,
tháng 1/2006)
Biểu đồ 1: Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội


12


Bảng 1.2. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội
STT

Thành phần chất thải

Khối lượng (Đơn
vị: tấn/ngày)

Tỷ lệ

1

Rác hữu cơ

1320

44%

2

Giấy photo, báo, tạp chí

150

5%


3

Nhựa

120

4%

4

Nilong

60

2%

5

Cao su/da

30

1%

6

Vải

90


3%

7

Gỗ

120

4%

8

Thuỷ tinh

150

5%

9

Kim loại

150

5%

10

Giấy ăn, tã, bỉm


60

2%

11

Than tổ ong

210

7%

12

Gốm, sứ

180

6%

13

Cành lá cây

270

9%

14


Gạch, đất đá vụn

30

1%

15

Các loại khác

60

2%

3000

100%

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo điều tra và khảo sát số liệu, URENCO - Hà Nội, tháng
11/2007)

13


Tài nguyên

Nguyên liệu sản
xuất


Sản xuất hàng
hóa, lương
thực, thực
phẩm

Chất thải
hữu cơ

Chất
thải

SX Compost nhà
máy CBPT Cầu
Diễn

Chất thải tái
chế

Tái chế

Chất thải vô


Bãi chộn lấp hợp
vệ sinh Nam Sơn

Các loại xử lý
khác


Tiêu dùng:
chợ, siêu thị,
trường học,
cơng sở, hộ
gia đình,….

Khơng được xử lý
thải ra ngồi mơi
trường

Phân loại rác tại nguồn

Vịng tuần hồn vật chất

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, tháng 1/2006
Biểu đồ 2: Sơ đồ dòng chảy rác thải sinh hoạt tại Hà Nội
14


1.2. Tổng quan về phân loại rác thải
1.2.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Có 3 cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt: phân loại theo nguồn gốc phát
sinh,
phân loại theo trạng thái tồn tại, phân loại theo tính chất nguy hại.
1.2.1.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch,
nhà ga, trường học, công viên…
Chất thải công nghiệp: phát sinh trong q trình sản xuất cơng nghiệp nặng,
cơng nghiệp nhẹ (nhiều thành phần phức tạp, đa dạng trong đó chủ yếu các dạng
rắn, lỏng, khí…)

Chất thải nơng nghiệp: sinh ra trong q trình trồng trọt, chăn ni, chế biến
nơng sản trước và sau thu hoạch…
1.2.1.2. Phân loại chất thải theo trạng thái chất thải
Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy, xây
dựng…
Chất thải trạng thái lỏng: phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, bia
rượu, nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh cơng nghiệp…
Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm khí thải từ các động cơ đốt trong mấy động
lực, giao thơng nhà máy, xí nghiệp…
1.2.1.3. Phân loại theo tính chất nguy hại
Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều trị bệnh (các
loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở chế độ nhiệt cao, từ

C trở

lên, cá biệt có loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lý lên tới
C trở lên…).
15


Kim loại nặng: các chất thải sinh ra trong qua trình sản xuất cơng nghiệp có
thành phần As (Asen), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi)… là mầm móng gây
bệnh ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người.
Các chất phóng xạ: các chất thải các chất phóng xạ sinh ra trong quá trình xử
lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng, năng lượng, xạ trị…[7]
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2007)
1.2.2. Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
1.2.2.1. Kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn
nguyện liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải đơ thị có 14 -16 thành phần,

trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nilon, thuỷ tinh, nhựa, giấy, kim
loại cao su… Khối lượng chất thải rắn có thể phân huỷ (rác thải thực phẩm) chiếm
khoảng 75%, cịn lượng chất thải có khả năng tái sinh, tái chế chiếm khoảng 25%.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày ở Thành phố Hồ Chi
Minh chiếm khoảng 8.300 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hàng ngày khối lượng chất thải
rắn thực phẩm chiếm khoảng 6.200 tấn. Nếu biết tận dung rác thải thực phẩm, xã
hội sẽ thu được hàng tỉ đồng từ việc giảm chi phí chơn lấp rác và bán phân
compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải sinh hoạt là 20,9 đô la Mỹ. Nếu mang chôn lấp
6.200 tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 130.000 đô la Mỹ cho việc
xử lý số rác này. Giảm khối lượng rác mang đi chơn lấp, diện tích đất phục vụ cho
việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó thành phố cũng sẽ giảm được
gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.
1.2.2.2. Mơi trường
Ngồi lợi ích kinh tế có thể tính tốn được, việc phân loại chất thải rắn tại
16


nguồn cịn mang lại nhiều lợi ích đối với mơi trường. Khi giảm được khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó các
hoạt động tiêu cực đến mơi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá
trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt…
Diện tích bãi chơn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí
của bãi chơn lấp. Ở các bãi chơn lấp các khí chính gây hiệu ứng nhà kính gồm
CH4, CO2, NH3. Theo báo cáo đầu tư chương trình khu xử lý chất thải rắn Đa
Phước, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266
m3, trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến
tầng ozone cao gấp 21 lần CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân huỷ
kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ozone.
Việc tận dụng chất thải rắn có thể tái sinh, tái chế giúp bảo tồn nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử
dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng
hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhơm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì
khai thác quặng nhơm.
Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài ngun, vừa tránh được tình
trạng ơ nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại.
1.2.2.3. Xã hội
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường. Để nâng cao công tác phân loại này đạt được hiệu
quả như mong đợi, các ngành các cấp phải thực hiện triệt để công tác tuyên truyền
hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với mơi trường
sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang
17


lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống. Làm
sạch đẹp môi trường, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, ở chương 1, tơi đã hệ thống lại một cách tổng quan nhất các khái
niệm cơ bản về chất thải, phân loại chất thải, đồng thời hệ thống lại các thuộc tính
của chất thải nói chung, từ đó đi sâu vào tìm hiểu khái niệm chất thải rắn và rác thải
sinh hoạt. Đồng thời, tơi đã tìm hiểu thành phần rác thải sinh hoạt nói chung và
thành phần rác thải sinh hoạt nói riêng tại Hà Nội với các biểu đồ cụ thể. Trên cơ sở
đó, tơi cũng đã tập trung nghiên cứu cách phân loại các chất thải rắn sinh hoạt, tìm
ra lợi ích của việc phân loại các chất thải rắn tại nguồn về nhiều mặt từ kinh tế,
môi trường đến xã hội.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC
QUY MƠ HỘ GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ TẢ THANH OAI,

HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tả Thanh Oai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tả Thanh Oai là một xã nằm ở phía Tây huyện Thanh Trì. Xã Tả Thanh Oai
có tổng diện tích tự nhiên là 325ha, ranh giới hành chính như sau:
-

Phía đơng giáp với các xã cùng huyện: Đại Áng (phía Đơng Nam); Vĩnh

Quỳnh (chính giữa phía Đơng); Tam Hiệp (phía Đơng Bắc)
-

Phía Tây giáp xã Hữu Hịa của Thanh Trì;

-

Phía Tây Bắc giáp xã Tân Triều của Thanh Trì và phường Phúc La của quận
18


Hà Đơng;
-

Phía Tây Nam và Nam giáp huyện Thanh Oai (xã Cự Khê, Mỹ Hưng);

-

Phía Bắc giáp xã Thanh Liệt của huyện Thanh Trì;
Xã Tả Thanh Oai gồm các thơn làng: Tả Thanh Oai, Thượng Phúc, Nhân Hòa,


Siêu Quần. Tả Thanh Oai có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát
triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
với các xã trong huyện và các vùng phụ cận.
1.1.1.2. Địa hình, khí hậu
Xã Tả Thanh Oai có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần
từ Bắc xuống Nam.
Tả Thanh Oai mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm khí
hậu rõ nét nhất là là sự thay đổi giữa hai mùa nóng và lạnh. Mùa hè nóng ẩm và
mưa nhiều, mùa đơng khơ lạnh và ít mưa.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh –
quốc phòng năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của xã Tả Thanh Oai
những năm vừa qua nền kinh tế của xã có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ và
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
1.1.2.2. Dân số
Theo báo cáo dân số và lao động xã Tả Thanh Oai cuối năm 2020, dân số toàn
xã là 16.200 người, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,2%. Ngoài dân cư sinh sống ra
trên địa bàn xã cịn có nhiều người cư trú thường xuyên như các lao động ngoại
tỉnh, sinh viên các Trường đại học …
19


1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã từng bước được xây
dựng mới, nâng cấp và cải tạo, xã Tả Thanh Oai là xã có nhiều ngõ xóm. Đường
làng, ngõ xóm đều được xây dựng, bê tơng hóa tuy nhiên một số đường ngõ xóm
đã hư hỏng và đang được sửa chữa. Các trục ngõ xóm chính đều có đèn cao áp, cịn

các ngõ nhỏ vẫn cịn chưa có đèn, vấn đề này cần khắc phục ngay vì nó là ngun
nhân gây khó khăn cho việc thu gom rác thải sinh hoạt.
Dự kiến trong tương lai xã sẽ quy hoạch xây chợ, nhà văn hóa, điều này sẽ
làm tăng thêm lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của xã.
1.2. Hiện trạng phát sinh rác thải ở xã Tả Thanh Oai
Hiện nay, xã Tả Thanh Oai đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện Đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và
đang được đầu tư phát triển mạnh như: công nghiệp, giao thơng, văn hóa… Việc
xây mới các cơng trình nhà ở, các cơ sở hạ tầng đi kèm với việc vận chuyển nguyên
vật liệu, san lấp mặt bằng… làm phát sinh tiếng ồn, bụi, chất thải sinh hoạt ảnh
hưởng đến mơi trường nói chung.
Tại xã Tả Thanh Oai chưa có sự thống kê đo đạc hay nghiên cứu, khảo sát cụ
thể nào về tình hình mơi trường ở xã nên khơng có những con số cụ thể, xác thực
về hiện trạng mơi trường khơng khí, đất, nước nói chung trong khu vực nghiên cứu.
Chính vì vậy, hiện trạng thành phần mơi trường (khơng khí, đất, nước) xin khơng
được nói đến và tập trung phản ánh thực trạng chất thải rắn trong nông nghiệp và
sinh hoạt.
1.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt
Đây là loại chất thải đang được quan tâm nhiều nhất và đang trở thành vấn đề
môi trường bức xúc hiện nay ở các vùng nơng thơn nói chung và xã Tả Thanh Oai
20


nói riêng. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nên
khối lượng chất thải sinh hoạt ngày một lớn. Vài năm trở lại đây, thành phần chất
thải rắn như đồ dùng gia đình bằng nhựa hỏng, túi nilon tăng lên đáng kể. Nhìn
chung, qua kết quả khảo sát thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Tả Thanh Oai của
Công ty Cổ phần mơi trường (CPMT) Thanh Trì cho thấy tỷ lệ các loại rác thải rất
khác nhau.
TT


Bảng 2.1: Thành phần rác thải tại xã Tả Thanh Oai
Thành phần
Tỷ lệ (%)

1

Phế phẩm, thức ăn thừa

43,965

2

Lá cây, cành cây

12,936

3

Nhựa, nilon

9,651

4

Giấy, bìa carton

3,734

5


Vải sợi

1,070

6

Đồ da

0,198

7

Chai lọ, thủy tinh

0,581

8

Kim loại

1,0092

9

Đất cát và các tạp chất khác

27,85
(Nguồn:Công ty CPMT Thanh Trì, 2020)


Từ bảng trên cho thấy, các chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ lớn. Các chất
khó phân hủy như: kim loại, nhựa… và các chất không phân hủy được như thủy
tinh chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ đất cát và các tạp chất khác chiếm tỷ lệ tương đối cao
27,85% là do tại địa bàn xã việc xây dựng và vận chuyển các vật liệu xây dựng
diễn ra khá nhiều. (xem Phụ lục ảnh 1,2)
1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nông nghiệp
Theo báo cáo hiện trạng môi trường (2020), tại xã Tả Thanh Oai hoạt động
21


sản xuất nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo, chiếm 65% tổng GDP tồn xã. Do
đó lượng chất thải được sinh ra từ hoạt động canh tác nông nghiệp tạo ra rất lớn,
chủ yếu là các phế phụ phẩm cây trồng nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa
màu, cây ăn quả…). Thành phần chất thải từ nguồn này đều rất là dạng các chất
hữu cơ dễ phân hủy như rơm rạ, thân rễ, lá cây như lá cây rau màu..v..v.
Đặc biệt trên địa bàn xã cịn có chợ CẦU BƯƠU buôn bán phục vụ cho khu
vực địa phương và các vùng lân cận nên chỉ riêng khu vực chợ mỗi ngày cũng thải
ra môi trường từ 1,5 đến 2 tấn chất thải từ nông nghiệp (lá rau, gốc rau, vỏ hoa quả
các loại), vào những vụ rau thì lượng rác thải phát sinh cịn nhiều hơn nữa.
Chăn ni và ni trồng thủy sản đã có bước phát triển tốt, chiếm tỷ trọng
40%. Tuy nhiên, với số lượng gia súc, gia cầm được chăn nuôi khá lớn và ngày một
phát triển về số lượng như hiện nay của xã thì mỗi năm xã Tả Thanh Oai tạo ra một
lượng lớn phân gia súc, gia cầm đáng kể. Nếu khơng có biện pháp xử lý nguồn chất
thải này thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ tại địa phương.
Ngoài ra lượng rác thải phát sinh từ sản xuất nơng nghiệp thì tình trạng vứt
các loại bao bì từ q trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng là vấn đề cần
quan tâm. Ở xã Tả Thanh Oai hoạt động canh tác nông nghiệp ngày càng phát triển.
Trong canh tác nông nghiệp hiện nay khi mà diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu
hẹp do q trình đơ thị hóa thì việc làm sao để đảm bảo lương thực và sản lượng
tăng lên hoặc không đổi thì chỉ có cách duy nhất là ln canh nhiều vụ và tăng năng

suất cây trồng đến mức tối đa có thể. Để làm được như vậy, người dân phải hạn chế
sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển,việc sử dụng các loại hóa chất bảo
vệ thực vật là không tránh khỏi và nhu cầu sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực
vật đang có xu hướng ngày càng tăng. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hiện
nay cũng đang bị lạm dụng một cách quá mức. Điều đáng nói là sau khi sử dụng thì
22


×