Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.76 KB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGỤY THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA

ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa
học:

TS. Dương Văn Hiểu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi


luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngụy Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân
trong và ngồi trường.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học viện

Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, bộ môn Kinh tế và các
Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành bài luận văn.

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Dương Văn Hiểu,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân huyện n
Dũng, phịng Nơng nghiệp, phịng Tài ngun & Mơi trường, phòng Thống kê... và
những hộ dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và
nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tơi hồn thành luận văn này.

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tơi
nhiệt tình trong q trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Ngụy Thị Thủy

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứU.................................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát...................................................................................................... 3

1.2.2.
1.3.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của dồn điền đổi thửa đến
kinh tế hộ nông dân.................................................................................................. 4
2.1.
Cơ sở lý luận về tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân .......4
2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 4

2.1.2.

Ý nghĩa của dồn điền đổi thửa đối với phát triển kinh tế hộ nông dân ..............8


2.1.3.

Nội dung đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân ..10

2.1.4.

Nhân tố ảnh hưởng tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế
hộ nông dân............................................................................................................... 13

2.2.1.

Tác động tập trung ruộng đất ở một số quốc gia trên thế giới ........................... 13

2.2.2.

Tác động của dồn điền đổi thửa ở một số địa phương Việt Nam ......................16

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 23
3.1.
Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 23
3.1.1.

Lý do chọn điểm nghiên cứu................................................................................... 23


3.1.2.

Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 23

3.1.2.
3.2.

Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................... 25
Phương pháp thu thập số liệu thông tin................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin, tài liệu có sẵn (tài liệu thứ cấp) .....................35

3.2.2.
3.3.
3.4.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................................. 37
Phương pháp xử lý thơng tin................................................................................... 39
Phương pháp phân tích............................................................................................ 39

3.4.1.

Phương pháp thống kê mô tả................................................................................... 39

3.4.2.
3.5.


Phương pháp thống kê so sánh............................................................................... 39
Các chỉ tiêu phân tích............................................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 42
4.1.
Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện yên dũng .......42
4.1.1.

Thực trạng ruộng đất trước dồn điền đổi thửa (sau chuyển đổi lần thứ nhất) . 42

4.1.2.

Kết quả đạt được của cơng tác dồn điền đổi thửa trên tồn huyện ...................42

4.1.3.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu ............................... 44

4.2.

Tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân ở huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang 54

4.2.1.

Dồn điền đổi thửa tác động đến kế hoạch sản xuất của hộ................................. 54

4.2.2.

Dồn điền đổi thửa tác động đến huy động vốn và đầu tư cho sản xuất

nông nghiệp của hộ................................................................................................... 56

4.2.3.

Dồn điền đỏi thửa tác động đến phân cơng, bố trí sử dụng lao động của hộ ...62

4.2.4.

Dồn điền đổi thửa tác động đến phương thức canh tác, sử dụng đất của hộ ...64

4.2.5.

Dồn điền đổi thửa tác động đến sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ
sản phẩm của hộ........................................................................................................ 66

4.2.6.

Dồn điền đổi thửa tác động đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của hộ.......................................................................................................................... 69

4.2.7.

Một số tác động khác của dồn điền đổi thửa........................................................ 75

iv


4.2.8.
4.3.


Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện
Yên Dũng................................................................................................................... 78
Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa ................. 80

4.3.1.

Định hướng nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa........................................ 80

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa ................ 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 89
5.1.
Kết luận...................................................................................................................... 89
5.2.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong phát
triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Yên Dũng 90

5.2.1.

Đối với nhà nước....................................................................................................... 90

5.2.2.

Đối với hộ nông dân................................................................................................. 91

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 92
Phụ lục....................................................................................................................................... 95


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BCĐ

BQ
CC
CHL
CLN
CN
CT
DĐĐT
GO
GCNQSDĐ
HTX
HĐND
IC
KH/HU
KHKT
KHTS
KT-XH
MI
NN
NQ
NTTS
PTNT
SL

SXNN
TCT
TN&MT
TTCN
UBND
VA
XD
XDCB

Nghĩa tiếng việt

Ban chỉ đạo
Bình qn
Cơ cấu
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Cơng nghiệp
Chỉ thị
Dồn điền đổi thửa
Giá trị sản xuất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hợp tác xã
Hội đồng nhân dân
Chi phí trung gian
Kế hoạch/ huyện ủy
Khoa học kỹ thuật
Khấu hao tài sản
Kinh tế xã hội
Thu nhập hỗn hợp
Nông nghiệp

Nghị quyết
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển nông thôn
Số lượng
Sản xuất nông nghiệp
Tổ công tác
Tài nguyên môi trường
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Xây dựng
Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 - 2015 ...................27
Bảng 3.2. Tình hình phát triển ngành chăn ni qua các năm......................................... 30
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng năm 2013- 2015 ...33
Bảng 3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng nơng thơn huyện n Dũng, năm 2015 .................. 34
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp........................................................... 36
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................................. 37
Bảng 3.7. Số hộ được lựa chọn ở các xã điều tra ............................................................... 38
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu trước và sau dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Dũng ...........43
Bảng 4.2. Một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ điều tra ............................................ 45
Bảng 4.3. Thực trạng ruộng đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện

46


Bảng 4.4. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại 3 xã nghiên cứu đại diện ................47
Bảng 4.5. Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình dồn điền đổi thửa ..............49
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn
đổ

51

Bảng 4.7. Sự thay đổi cơ cấu các loại đất nông nghiệp trước và sau dồn đổi ở các
nhóm hộ điều tra

53

Bảng 4.8. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trước và sau dồn điền đổi thửa tại các
xã nghiên cứu 55
Bảng 4.9. Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi
thửa 58
Bảng 4.10. Đầu tư vật tư và các trang thiết bị phục vụ sản xuất trước và sau
dồn điền đổi thửa

59

Bảng 4.11. Diện tích đất giao thơng, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi thửa ...............61
Bảng 4.12. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa ..................64
Bảng 4.13. Công thức luân canh 3 vụ chủ yếu mà các hộ đang áp dụng ........................65
Bảng 4.14. Một số cơng thức ln canh chính trước và sau dồn điền đổi thửa .............66
Bảng 4.15. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau
dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu

vii


67


Bảng 4.16. Số lượng trang trại tại 3 xã địa bàn nghiên cứu .............................................. 68
Bảng 4.17. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa .......................69
Bảng 4.18. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa .....72
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất nông nghiệp tại 3 xã điều
tra

73

Bảng 4.20. Thái độ và nhận thức của người được hỏi về hiệu quả của DĐĐT .............78
Bảng 4.21. Tổng hợp cơ cấu Ban chỉ đạo, tổ công tác của các xã ................................... 79

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng, năm 2015............................................... 26
Hình 4.1. Tình hình thay đổi thu nhập ở các nhóm hộ điều tra....................................... 70
Hình 4.2. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa .. 71

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Một số ý kiến khác của hộ nơng dân trong q trình điều tra .......................... 50
Hộp 4.2. Ý kiến của các hộ nông dân về tác động của DĐĐT đến mức cơ giới hóa
trong sản xuất nơng nghiệp

60


Hộp 4.3. Ý kiến các hộ nông dân về tác động của DĐĐT đến hệ thống thủy lợi và
giao thông nội đồng

62

Hộp 4.4. Ý kiến hộ nông dân khi sản xuất tập trung, hình thành trang trại .................... 69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngụy Thị Thủy
Tên luận văn: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông
dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Dồn điền đổi thửa là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng nông
thôn mới, góp phần hình thành những ơ thửa lớn nhằm nâng cao giá trị trên cùng một đơn
vị diện tích đất canh tác. Trong những năm qua việc dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Dũng
đã có những tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất hiệu quả
cây trồng, vật ni, tích cực góp phần phát triển kinh tế của các hộ nông dân trong vùng.
Tuy nhiên, ngồi những tác động tích cực kể trên, vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi lớn cần
đặt ra cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện n Dũng. Vì vậy, tơi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông
dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá
tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân, phát hiện các vấn đề thực tiễn nảy
sinh để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ
nông dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.


Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bao gồm: điều
kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên
cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Qua phân tích tình hình kinh tế của hộ nông dân trước và sau dồn điền đổi thửa ta
thấy được sự tác động của việc dồn điền đổi thửa đến việc ra các quyết định trong sản xuất
nông nghiệp như: quyết định trong việc lựa chọn các giống cây trồng mới, áp dụng cơ giới
hoá, mức đầu tư chi phí/đơn vị diện tích giảm làm tăng năng suất, tỷ trọng hàng hố tăng.
Sau q trình dồn điền điền đổi thửa cơ cấu kinh tế của hộ đã chuyển dần từ

x


việc sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hố, hình thành
nên nhiều mơ hình kinh tế trang trại, nơng nghiệp đã và đang hình thành phát triển
theo hướng hàng hố và theo hướng tập trung chuyên canh..
Dồn điền đổi thửa ngoài việc làm thay đổi ruộng đất của các nông hộ: số ô thửa
giảm (giảm hơn 6000 thửa), diện tích/thửa tăng lên khá nhiều (tăng bình qn gần
2

700m /thửa… cịn góp phần quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng
thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi dồn điền đổi thửa các nơng hộ có điều
kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ KHKT; đầu tư thâm canh, xây dựng các mơ
hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, cơ cấu lao
động hợp lý. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông
dân, phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn.
Thực hiện dồn điền đổi thửa cịn gặp những khó khăn, tồn tại do điều kiện về

đất đai, về tài chính, về nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ và quần chúng
nhân dân… Dồn điền đổi thửa là công việc liên quan đến nhiều vấn đề, việc thực hiện
q trình này địi hỏi tốn rất nhiều cơng sức, chi phí, song dồn điền đổi thửa là quy
luật khách quan trong quá trình chuyển sang nền sản xuất theo hướng sản xuất hàng
hố. Do đó cần có sự phối hợp chỉ đạo sát sao của các ban ngành để dồn điền đổi thửa
thật sự là cuộc cách mạng ruộng đất mang lại ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông
nghiệp cũng như phát triển kinh tế hộ nông dân.
Đề tài đã khuyến nghị một số giải pháp giải quyết một số vấn đề tồn tại của
quá trình dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện
trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguy Thi Thuy
Title: “Apraisal of the effect of land consolidation on farmer economy in Yen
Dung district, Bac Giang province”.
Major: Agricultural economics
Course Code: 60 62 01 15
Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Land consolidation is one of the most important content in building new rural
program, which aims to create the large scale plots to improve the gross output on one
cultivated parcel. Recently, the land consolidation process in Yen Dung district has
resulted in many positive outcomes in transiting the economic structure, increasing
productive, and efficient of the cultivated plants and husbandry animals, contributing
to the development of farmer economy in surrounded area. However, there are stills
many shortcomings and big questions need to be solved for the usage of agircultural
land in Yen Dung. Thus, we conduct the research on the appraisal of effect of land

consolidation on farmer economy in Yen Dung district, Bac Giang province. The
objectives of this research are to appraisal of the effect of land consolidation on farmer
economy, address the reality problems raised, then to propose some solutions to
improve the efficiency of land consolidation on farmer economy in Yen Dung district,
BacGiang province.
Methodologies
We apply the fieldwork method to study the natural conditions, socio – econmics
status of the Yen Dung district. Then we collect, synthezise, and analyze the data and
information to build up the research indicators based on the objectives of the study.

Results and Conclusion
Based on analysing the economics status of the farmer household before and after
land consolidation, we can address the effect of land consolidation on the decision making
in agriculture production includings: new seeds selection, machanization, decrease the
level of investment on one parcel those lead to increase the productivity and commodity
rate. After land consolidation, the farmer economy move from small

xii


scale and self sufficient production to large commodity scale, build up many large and
concentrated farms.
Land consolidation not only changed the land usage of the farmers (the number of
plots decrease more than 6000 plots, the scale of one plot increase to average of
2

700m /plot) but also contributed to replanning the domestic irrgation system for the
convenience of agriculture production. Many farmers have favourable condition to apply
machanics and advance technology, to invest on intensive farming, to build up production
model of high economic productive, concentrated production, properly arranging farming

seasons and labors. Hence, improving the land usage productive, and the farmer income to
promote the development of farmer economy in research areas.

Land consolidation process still cop with many obtacles due to the land
conditions, finacial, awareness and educational level of one part of officials and
farmers. Because, land consolidation is one procedure related to many issues, that in
implementing process it requires many efforts and costs but it is the evitable needed
stage to transit to commodity production. Hences, it needs to be closely control and
manage by the authorities.
This thesis tries to propose some solutions to deal with some shortcomings in
land consolidation process in Yen Dung district in order to promote the development
of agricultural production in that district in the near future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Trong
công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn, những năm trước đây Đảng và
Nhà nước ta có hàng loạt những chính sách về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, nhằm đảm bảo vấn đề lương thực trong cả nước. Trong đó điển hình
là Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Luật đất đai
năm 1993 và nghị định 64/CP của chính phủ về giao đất nơng nghiệp, UBND các
cấp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng
đất ổn định và lâu dài¸tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có có kế

hoạch đầu tư, cải tạo làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Luật đất đai, 1993; Nghị
định 64/CP). Song bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Nghị định 64/CP thì việc
giao nhận ruộng đất phải có tốt, xấu, gần, xa và có cao, có thấp đã dẫn đến tình
trạng ruộng đất giao bị nhỏ lẻ, manh mún. Tình trạng này đã dẫn đến là hiệu quả
sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
Để khắc phục những hạn chế của manh mún đất đai, xu hướng chung hiện
nay ở Việt Nam là triển khai chuyển đổi những ô thửa nhỏ ra ô thửa lớn (gọi tắt là
dồn điền đổi thửa) là phổ biến và kéo dài nhiều năm nay và xem đây là giải pháp
quan trọng để tổ chức lại sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả hơn.
Dồn điền đổi thửa là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng
nơng thơn mới, góp phần hình thành những ô thửa lớn nhằm nâng cao giá trị trên
cùng một đơn vị diện tích đất canh tác. Q trình thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa tại các địa phương đã và đang được các các cấp lãnh đạo và người dân quan
tâm và từng bước thực hiện. Tuy nhiên, không phải ở địa phương nào công tác dồn
điền đổi thửa cũng thành công. Mặt khác, ở mỗi địa phương thì mức độ thành cơng
lại khác nhau, kể cả trong cách tổ chức, thời gian và kết quả đạt được. Vì vậy, cần
phải có những nghiên cứu về ảnh hưởng, đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa
đến kinh tế của các địa phương, từ đó đưa ra được các mặt được và
1


những mặt cịn hạn chế để việc thực hiện cơng tác này tại địa phương đó và các địa
phương khác đạt hiệu quả cao hơn.
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 02/01/2004 về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo việc thực hiện nhiệm vụ dồn điền, đổi thửa và Chỉ thị số 12-CT/TU ngày
01/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục vận động nông dân thực
hiện “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức các mơ hình sản xuất hàng hóa tập trung trong
lĩnh vực nơng nghiệp; Kế hoạch số 84/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang về việc “dồn điền, đổi thửa” xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang giai đoạn 2014 – 2016. UBND huyện Yên Dũng đã ban hành phương
án tổ chức dồn điền đổi thửa để điều chỉnh, sắp xếp lại đất sản xuất nơng nghiệp.
Trước năm 2005, bình qn mỗi hộ vẫn còn sản xuất gần 5 thửa, cá biệt có hộ vẫn
cịn tới 9 thửa ruộng. Tình hình đó đã ảnh hưởng không tốt đến việc đầu tư thâm
canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cản trở đưa máy móc vào đồng ruộng
và phân cơng lao động nông nghiệp. Đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh
mương thủy lợi xuống cấp, đất đai bị rửa trơi xói mịn… ruộng đất manh mún
khơng thể sản xuất hàng hóa nơng sản có thương hiệu cạnh tranh, nơng dân chỉ
làm đủ ăn, thu nhập thấp, đời sống bấp bênh và khơng thể có cơ hội làm giàu trên
đất của mình.
Trong những năm qua việc dồn điền đổi thửa ở huyện n Dũng đã có
những tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất hiệu quả
cây trồng, vật ni, tích cực góp phần phát triển kinh tế của các hộ nơng dân trong
vùng. Tuy nhiên, ngồi những tác động tích cực kể trên, vẫn cịn tồn tại nhiều câu
hỏi lớn cần đặt ra cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng
như:
Vấn đề ruộng đất là vấn đề phức tạp không đơn giản, không chỉ làm thế nào
để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Các mối quan hệ ruộng đất
không đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa con người với ruộng đất mà còn là mối
quan hệ giữa con người với con người thông qua vấn đề ruộng đất. Vì thế chính
sách ruộng đất ln phải tính đến vấn đề xã hội và mối quan hệ giữa các tác nhân
khác nhau trong nông thôn.
Chưa chuẩn bị sẵn sàng về con người và phương tiện hỗ trợ. Thực tế cho
thấy có thể chỉ vì thiếu cơng khai dân chủ sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc làm
cản trở công việc. Dân chủ trong bàn bạc thảo luận của người dân cần được tôn
trọng. Cần phát huy tối đa sang kiến của người dân, cần phát huy tối đa sang kiến
người dân, cần phê phán cách suy nghĩ phiếm diện rằng chỉ cần một mô
2



hình, một cách làm duy nhất có thể thực hiện được cơng tác dồn điền đổi thửa.
Cần phải có những cơng trình nghiên cứu về tính thực tiễn, những vấn đề
tồn tại và những tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân của huyện
Yên Dũng. Với tất cả những lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân tại huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân, phát hiện
các vấn đề thực tiễn nảy sinh để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn
điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác
động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân.
Đánh giá tác động của DĐĐT đến kinh tế hộ nơng dân và phân tích yếu tố
ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ
nông dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của DĐĐT đến kinh tế của hộ nơng dân, các thành
phần có liên quan đến việc dồn điền đổi thửa gồm: Hộ nơng dân có đất; các cán
bộ, cơ quan chức năng tham gia vào quá trình dồn điền đổi thửa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá tác động của DĐĐT đến kinh tế hộ nông
dân.
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang và đi sâu cụ thể vào một số xã điển hình.
Phạm vi thời gian: Tiến hành nghiên cứu về tình hình dồn điền đổi thửa
của huyện Yên Dũng từ năm 2012 đến nay

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2015 đến tháng 05/2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN
KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa hay cịn gọi là tích tụ ruộng đất, chuyển đổi ruộng đất
nhỏ thành ruộng đất lớn. Trong nghiên cứu về tư bản cũng đã đề cập đến vấn đề
tương tự: “tích tụ tư bản” và “tập trung tư bản”. C.Mác cho rằng: “tích tụ tư bản là
đầu tư tăng thêm vào tư bản đã có làm cho tổng tư bản tăng lên. Q trình đó được
thực hiện bởi tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Mà tích tụ tư bản là làm cho quy
mơ của xã hội tăng lên nhờ có tích lũy tư bản cá biệt. Tập trung tư bản là hợp nhất
một số tư bản cá biệt đã có thành một tư bản lớn hơn thơng qua việc các nhà tư bản
thơn tính lẫn nhau hay liên doanh, liên kết với nhau” (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2003).
Dồn điền đổi thửa là việc tập hợp dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa
ruộng rộng lớn trái ngược với việc chia cắt mảnh ruộng to thành mảnh ruộng nhỏ,
có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa. Một là, để cho các thị trường
ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho
cơ chế này vận hành tốt hơn. Hai là, thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính,
tổ chức phân chia lại ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2003).
Từ “Dồn điền đổi thửa” (DĐĐT) xuất hiện trong quá trình phát triển của
đất nước, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Tùy vào từng địa
phương có thể có các tên gọi khác nhau, có nơi thì gọi là “Dồn đất đổi ruộng” có

nơi thì gọi là “Dồn điền đổi thửa” nhưng chung quy lại mục đích chính của dồn
điền đổi thửa là : “dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp qui hoạch lại
ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại
đồng ruộng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản
xuất, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn” (Bộ Tài nguyên và môi
trường, 2014).

4


2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Cho đến nay có nhiều quan điểm về kinh tế hộ nơng dân nhưng đều có một số
thống nhất theo định nghĩa sau: “nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương
tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm
trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham
gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ khơng hồn chỉnh cao”
(Phạm Vân Đình, 2009).
Hộ nơng dân là một xí nghiệp nơng nghiệp, là đơn vị sản xuất có qui mơ nhỏ
nhưng hiệu quả.
Khái niệm hộ nông dân được thể hiện đầy đủ thông qua các đặc trưng của hộ
nơng dân nói chung. Dù ở đâu nông dân cũng gắn với đất đai và nền sản xuất tự
cung tự cấp, với việc sử dụng lao động và tiền vốn gia đình là chủ yếu. Mục đích
sản xuất của họ trước hết là phục vụ cho tiêu dùng, sau đó mới là sản xuất hàng
hóa. Vì vậy hộ nông dân là một đơn vị kinh tế nhưng vừa là một đơn vị sản xuất lại
vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Kinh tế nơng hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất hang hóa
trong đó các nguồn lực như: đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi

là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ
hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển (Phạm Vân Đình,
2009).
2.1.1.3. Khái niệm phát triển kinh tế hộ nông dân
Là sự thay đổi theo hướng tích cực hơn về các điều kiện sản xuất của hộ, về
kết quả sản xuất, làm tăng lên về thu nhập, cải thiện mức sống của hộ nơng dân
(Phạm Vân Đình, 2009).
2.1.1.4. Quan điểm về đánh giá tác động
Thuật ngữ đánh gía (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ
kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/ lượng giá trong quá trình và kết thúc bằng
cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó
trong các mụ tiêu.

5


Đánh giá là q trình đánh giá một cách có hệ thống và khách quan một dự
án, một chương trình hoặc một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành
từ giai đoạn thiết kế đén triển khai và các kết quả đạt được. Mục đích của việc
đánh gía là để xác định tính phù hợp và mức độ hồn thành các mục tiêu, tính hiệu
quả, tác động và tính bền vững. Q trình đánh giá cần cung cấp thơng tin đáng tin
cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra
quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng tiếp nhận tài trợ.
Đánh giá tác động của một dự án là tìm hiểu những thay đổi tích cực và tiêu
cực mà dự án đó mang lại (các thay đổi đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, dự tính
trước hoặc khơng dự tính trước). Những thay đổi này có thể là về xã hội, mơi
trường, kinh tế, văn hố v.v...Đánh giá tác động là để trả lời những câu hỏi sau:
+ Chương trình, Dự án đã mang lại kết quả gì?
+ Trước và sau dự án, có điều gì khác biệt ở những đối tượng hưởng lợi?

+ Có bao nhiêu người bị dự án tác động?
+
Kết quả nào có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, theo dự kiến, ngồi dự kiến.
(OECD, 2002)
2.1.1.5. Tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông dân
Dồn điền đổi thửa sẽ phát huy đuợc tính tự chủ của hộ trong việc ra quyết
định sản xuất nông nghiệp. Thể hiện qua sự tăng quy mô sản xuất, lao động, vật tư,
vốn, áp dụng các tiến bộ KHKT để làm tăng giá trị sử dụng đất, thâm canh tăng vụ
để nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất, tăng năng
suất…Khi được sản xuất trên thửa ruộng lớn hơn đồng nghĩa với việc các nơng hộ
có khả năng bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu thời vụ, mạnh dạn ứng dụng thành tựu
KHKT mới vào đồng ruộng, tăng mức độ liên kết hợp tác trong sản xuất, từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa
nơng sản hơn. Hộ nơng dân sẽ có điều kiện đầu tư cơ giới hóa trong các khâu sản
xuất, giải phóng sức lao động, bố trí cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp hợp lý
hơn, giảm được tỷ lệ lao động nơng nghiệp thuần túy, từ đó thúc đẩy phát triển
kinh tế của nông hộ, mang lại đời sống no ấm hơn cho người nông dân.
2.1.1.6. Bản chất của dồn điền đổi thửa
Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để
thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất, giảm công lao động, thuận lợi cho
6


việc áp dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Q trình này có thể giúp ta quy
hoạch lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, khắc phục những
diện tích bấp bênh. Mặt khác, để quy hoạch lại đồng ruộng, thứ nhất , chúng ta
cần khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, thống kê kiểm
kê đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính. Để đánh giá đúng được số lượng, chất lượng
đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc và phân hạng đất. Điều
tra, đo đạc, khảo sát là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định về số lượng đất như

hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao nhiêu? Từng loại đất là bao
nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cần được cơ quan quản lý đất đai phối hợp với
các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác đầy đủ. Đồng thời phải nắm chắc
về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hóa tính đất….Do đó, thơng qua
việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất mới có
thể phân chia tồn bộ quỹ đất đai trong toàn quốc thành các loại, các hạng thích
hợp, và điều đó hết sức có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Các cơ quan quản lý đất đai cịn có nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai,
cung cấp số liệu về thực trạng sử dụng đất đai tại một thời điểm nhất định trong
năm, qua đó cho biết cơ cấu đất đai về loại đất cũng như đối tượng sử dụng đất.
Đây là nguồn số liệu giúp cho công tác đánh giá tình hình quản lý sử dụng, mức độ
thực hiện quy hoạch để từ đó có biện pháp bổ sung chấn chỉnh kịp thời những lệch
lạc so với định hướng sử dụng đất ở tầm vĩ mô và dài hạn. Xây dựng hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động
hệ thống hồ sơ ở dạng văn bản và dữ liệu về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình
phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về
người sử dụng đất…, nhằm mục đích phục vụ cơng tác tra cứu, quản lý, hoạch
định chính sách (Nguyễn Quốc Ngữ, 2004).
Thứ hai, là công tác quy hoạch sử dụng đất, Theo Khoản 2, điều 3, Luật đất
đai (2013): “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai
và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội
và đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định. Quy hoạch sử dụng đất
thường được xây dựng cho thời gian 10 – 20 năm hoặc 30 năm (định kỳ quy
hoạch), tùy thuộc tính chất của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch sử dụng đất
chi tiết hay tổng thể, quy hoạch vùng hay quy hoạch cho một đơn vị

7



hành chính. Cơng tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ,
tính khoa học, tính dự báo, khả thi và phù hợp với chiến lược”. Bằng cách khác,
Viện điều tra Quy hoạch Đất đai (2005): “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống
các biện pháp quản lý, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất
đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất
cả nước, tổ chức sử dụng đất nhưu một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản
xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện
bảo vệ đất và bảo vệ môi trường”. Trong công tác thực thi cần tuân thủ các nội
dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.
Thứ ba, là công tác kiểm kê đất đai, theo điều 3, Luật đất đai (2013): “Kiểm
kê đất đai là việc nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình
biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê”.
Cuối cùng, là đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp
pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Được cấp GCN là quyền đầu tiên của
người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, là
căn cứ để giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Giấy chứng nhận QSDĐ cũng là
điều kiện để giao dịch trên thị trường (Bộ Tài nguyên & môi trường, 2014).
2.1.2. Ý nghĩa của dồn điền đổi thửa đối với phát triển kinh tế hộ nông dân
Dồn điền đổi thửa khơng phải là một tiêu chí cụ thể trong chương trình xây dựng
nơng thơn mới, nhưng có tác động đến các tiêu chí như tiêu chí nâng cao thu nhập,
giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...
bởi ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân giảm chi phí sản
xuất mà cịn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tổ chức sản xuất hàng
hóa, là cơ sở để phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong nơng nghiệp, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nơng thơn mới. Bởi thế
mà dồn điền đổi thửa có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hộ nơng dân
tại huyện n Dũng nói riêng và cả nước nói chung.


-

Dồn điền đổi thửa phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nơng dân

trong việc ra các quyết định trong việc sản xuất nơng nghiệp. Đó chính là sự tăng
quy mơ sản xuất, đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tự khoa
học kỹ thuật để làm tăng giá trị sử dụng đất, thâm canh tăng vụ để nâng cao hiệu
quả sự đất, tăng năng suất... Khi dồn điền đổi thửa tiến hành sẽ có các ơ thửa
8


lớn, diện tích được tập trung lai thành vùng, các hộ dân có điều kiện bố trí cơ cấu sản
xuất, cơ cấu thời vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng
ruộng, tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả ngày công lao động cao, đưa nền nông
nghiệp nước ta thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hố tập trung, quy mơ gắn
với cơng nghiệp chế biến và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Dồn điền,
đổi thửa đã làm thay đổi cách nghĩ, cánh làm, tập quán trước đây của người nông dân
quen canh tác trên thửa đất nhỏ, chần chừ, do dự, ỷ lại không muốn đầu tư thâm canh.
Khi có ơ thửa ruộng lớn, thì nếp nghĩ của họ thay đổi cho phù hợp với tiến trình của
cơng nghiệp hố nơng nghiệp. Hộ nơng dân có vốn sẽ đầu tư cơ giới hố các khâu
trong sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động.

-

Dồn điền đổi thửa tao điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất với quy mơ lớn,

xây dựng nhiều mơ hình sản xuất theo hướng hàng hoá, phấn đấu thực hiện cánh
đồng 50 triệu, tăng thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
-


Tạo điều kiện giúp hộ nông dân chủ động, yên tâm sản xuất, đầu tư thâm

canh tăng năng suất; sản xuất kết hợp những cây trồng, vật ni có hiệu quả, phù
hợp với điều kiện nhân lực, vật lực của hộ cũng như điều kiện tại địa phương.
-

Ruộng đất tập trung giúp hộ giảm được công lao động ở một số khâu chủ

yếu, đặc biệt là những lúc chính vụ như thu hoạch, gieo trồng…Từ đó các hộ có
điều kiện tập trung lao động sản xuất ở những lĩnh vực khác, cũng như giúp hộ có
cơ cấu thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn hơn, giảm tối đa rủi ro gặp phải trong sản
xuất khi điều kiện sản xuất nông nghiệp bất lợi dẫn tới mất mùa, năng suất thấp.
-

Ruộng đất lớn tạo điều kiện cho các hộ có khát vọng nghiên cứu, tiếp cận

những giống cây trồng vật ni có năng suất, chất lượng cao hơn; các hộ có điều
kiện áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất, tiết kiệm chi phí sản
xuất đồng thời nâng cao thu nhập cho hộ.
-

Dồn điền đổi thửa là điều kiện tốt cho việc phân bổ lại lực lượng lao động

trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp
ngành nghề, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần tuý.
Đồng thời còn là điều kiện tốt cho việc phát triển và hiện đại hố ngành nghề; thủ
cơng - mỹ nghệ, cơng nghiệp trong nông thôn (củng cố, phát huy ngành nghề
truyền thống, phát triển ngành nghề mới. Dồn điền đổi thửa là điều kiện tốt cho
các loại hình HTX kinh tế, dịch vụ phát triển.


9


2.1.3. Nội dung đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế hộ nông
dân
2.1.3.1. Dồn điền đổi thửa tác động đến kế hoạch sản xuất của hộ
Dồn điền đổi thửa thay đổi bố trí hệ thống canh tác và cơ cấu giống cây
trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của các hộ dân thay đổi đáng kể. Các nông hộ
sau khi dồn điền đổi thửa đã có điều kiện tích tụ đất sản xuất nơng nghiệp, tạo điều
kiện cho các hộ có khả năng tiếp cận những giống cây trồng vật ni có năng suất,
chất lượng cao hơn, áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất từ đó
tạo điều kiện để cho các hộ nông dân phá vỡ thế độc canh cây trồng truyền thống
có năng suất thấp tiến tới chuyên canh, tăng vụ, đa dạng hóa, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, tăng dần tỷ lệ cây trồng có giá trị cao, giảm tỷ lệ cây trồng truyền thống,
có giá trị thấp (Quyền Đình Hà và Vũ Thị Bình, 2003).
2.1.3.2. Dồn điền đổi thửa tác động đến huy động vốn và đầu tư cho sản xuất
nông nghiệp của hộ
Dồn điền đổi thửa tác động đến quyết định đầu tư máy móc và cơ giới hố
trong sản xuất nơng nghiệp. Một trong những hạn chế lớn nhất của ruộng đất manh
mún là khơng thể đưa cơ giới hố vào sản xuất, ruộng đất quá nhỏ hầu như bờ thửa
chiếm chủ yếu khơng có bờ lớn để máy móc đi vào điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất lao động. Khi tiến hành dồn điền đổi thửa hệ thống bờ thửa
được mở rộng, diện tích thửa ruộng gấp nhiều lần cũ. Điều này đã thích kích người
dân quyết định đầu tư máy móc, cơ giới hố vào sản xuất, để nâng cao năng suất
cũng như là giải phóng được lao động chân tay. Nghiên cứu của tác giả Quyền
Đình Hà và Vũ Thị Bình về “ Thực trạng cơng tác chuyển đổi ruộng đất và hiệu
quả sử dụng đất của nông hộ ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng”
(Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 2003) đã cho thấy quá trình tổ chức sản

xuất của hộ nơng dân đã tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất, cơ giới hóa sản
xuất trong nhiều khâu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mạnh dạn đầu tư hiện
đại cơ sở vật chất sản xuất, áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển nơng nghiệp nông thôn.
2.1.3.3. Dồn điền đổi thửa tác động đến phân cơng, bố trí sử dụng lao động của
hộ
Dồn điền đổi thửa thúc đẩy phân công lại lao động của hộ và quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dồn điền đổi thửa đã tạo nên hiệu ứng tích cực là sắp
10


xếp và phân công lại lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp,
tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác.Sau dồn điền đổi thửa,
một số hộ sản xuất nông nghiệp đã nhượng, cho mượn hoặc cho thuê lại một phần
diện tích sản xuất của gia đình mình cho các hộ khác khi lao động của hộ đã có
việc làm ổn định ở nhiều nơi khác. Dồn điền đổi thửa làm cho đất trồng lúa giảm,
thay vào đó là sự tăng lên của đất ni trồng thủy sản, đất trang trại, một phần diện
tích cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang chăn nuôi và trồng cây lâu năm (Quyền
Đình Hà và Vũ Thị Bình, 2003).
2.1.3.4. Dồn điền đổi thửa tác động đến phương thức canh tác, sử dụng đất của
hộ
Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện quy hoạch kiên cố hóa hệ thống thủy lợi và
hồn thiện hệ thống giao thơng. Dồn diền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún
ruộng đất làm cho diện tích các mảnh ruộng tăng lên thúc đẩy đầu tư máy móc vào
sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa làm tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất,
đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu,vận chuyển sản phẩmvà cơ giới hóa sản xuất.
Hệ thống kênh mương tưới tiêu được cứng hóa tăng lên, các bờ thửa được đắp kiên
cố, hệ thống giao thông được xây dựng thuận tiện cho việc đi lại, bờ thửa giảm
(Quyền Đình Hà và Vũ Thị Bình, 2003).
2.1.3.5. Dồn điền đổi thửa tác động đến sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu

thụ sản phẩm của hộ
Dồn điền đổi thửa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. “Đánh giá
tác động của đồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất của nông hộ tại
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2007” của Nguyễn Văn Linh –
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đưa ra: Tập trung ruộng đất là một yếu tố
khách quan. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố tập chung quy
mơ lớn địi hỏi phải có q trình tập chung ruộng đất. Dồn điền đổi thửa chuyển
đổi từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn tạo điều kiện để các địa phương quy hoạch vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha, xuất hiện các mơ
hình sản xuất kinh tế trang trại.
2.1.3.6. Dồn điền đổi thửa tác động đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của hộ
Dồn điền đổi thửa tác động đến mức đầu tư chi phí sản xuất,nâng cao kết quả
sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu của Ths.Bùi Quang Dũng

11


×