Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp tuyến đường liên huyện từ tỉnh lộ 281 đến đê hữu đuống trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.05 KB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC THIÊM

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG, CẢI TẠO NÂNG CẤP
TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN HUYỆN TỪ TỈNH LỘ
281 ĐẾN ĐÊ HỮU ĐUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thiêm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Phạm Phương Nam - Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Quản lý Đất
đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Trung tâm
Phát triển Qũy đất, Phòng Tài ngun & Mơi trường huyện Gia Bình đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thiêm


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4

2.1.

Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ......................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ....................................... 4

2.1.2.

Mục đích bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ........................................ 7

2.1.3.

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất..................................... 7

2.1.4.

Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ............................... 8

2.1.5.

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất............................................................ 9

2.1.6.

Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất................................................................................................................................ 10

2.2.


Quy định về bôi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của một số nước và
một số tổ chức trên thế giới.................................................................................... 11

2.2.1.

Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của một số nước trên

thế giới....................................................................................................................... 11
2.2.2.

Quy định về bồi thường, hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế .............................. 13

2.2.3.

Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ đối với Việt Nam........................................ 14

2.3.

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam và tỉnh Bắc

Ninh............................................................................................................................ 15

iii


2.3.1.

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam ...............15


2.3.2.

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Bắc Ninh ........23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 26

3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 26

3.4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .................26

3.4.3.


Thực trạng cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án
nghiên cứu................................................................................................................. 26

3.4.4.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên

cứu.............................................................................................................................. 27
3.4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.............................................................................. 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 27

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................... 27

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................................. 28


3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá............................................................ 28

3.5.5.

Phương pháp chuyên khảo...................................................................................... 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 30
4.1.

Kháı quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 30

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ......................... 33

4.1.3.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................ 36

4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh ...............38


4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh................................. 38

4.2.2.

Hiện trạng và biến động sử dụng đất..................................................................... 41

4.2.3.

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.................................................................................................................... 45

iv


4.3.

Thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu 46

4.3.1.

Khái quát về dự án nghiên cứu............................................................................... 46

4.3.2.

Trình tự bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu 50

4.3.3.


Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên
cứu.............................................................................................................................. 53

4.3.4.

Bồi thường về đất, tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất tại dự án
nghiên cứu................................................................................................................. 55

4.3.5.

Thực hiện hỗ trợ tại dự án nghiên cứu.................................................................. 56

4.4.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên

cứu.............................................................................................................................. 57
4.4.1.

Đánh giá của người được bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu .................. 57

4.4.2.

Đánh giá của người thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu ..........61

4.4.3.

Đánh giá chung về thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu ............64


4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ............................................... 65

4.5.1.

Hồn thiện cơng tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính............................................... 65

4.5.2.

Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật đất đai......................... 66

4.5.3.

Hồn thiện cơng tác xác định giá đất tính tiền bồi thường về đất ..................... 66

4.5.4.

Hồn thiện công hỗ trợ cho các đối tượng bị thu hồi đất ................................... 67

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 68
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 68

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 70


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BT, HT

Bồi thường, hỗ trợ

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CP

Chính phủ

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Nghị định



Quyết định

QĐHC

Quản lý đất đai

QLĐĐ

Quyền sử dụng đất


QSDĐ

Sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

TN&MT

Tài Nguyên và Môi Trường

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích đất bị thu hồi năm 2013 - 2017 của tỉnh Bắc Ninh ........................25
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình thời kỳ 2015 - 2017 ............................... 33
Bảng 4.2. Tổng hợp các nguồn thu từ đất giai đoạn 2015 – 2017 .................................. 41
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Bình năm 2017 ......................................... 42
Bảng 4.4. Biến động các loại đất giai đoạn 2015 - 2017 .................................................. 44
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ tại dự án ................................................ 49
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả đối tượng được bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu 54

Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất tại dự án nghiên cứu............................ 55
Bảng 4.8. Tổng hợp kinh phí các khoản hỗ trợ tại Dự án ................................................ 56
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về việc thực hiện công tác BT, HT khi Nhà nước
thu hồi đất tại dự án nghiên cứu........................................................................ 57
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tại
dự án nhiên cứu................................................................................................... 58
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về đơn giá bồi thường tại dự án nghiên cứu ........59
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về hỗ trợ tại dự án nghiên cứu............................... 60
Bảng 4.13. Kết quả điều tra những khó khăn và kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân
tại dự án nghiên cứu............................................................................................ 61
Bảng 4.14. Đánh giá về sự quan tâm của các cấp, các ban, ngành đối với công tác BT,
HT tại dự án nghiên cứu..................................................................................... 62
Bảng 4.15. Đánh giá của người thực hiện BT, HT về tiến độ thực hiện, xác định nguồn
gốc đất, phổ biến chính sách, pháp luật tại dự án nghiên cứu ......................63

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ............................................ 30
Hình 4.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Bình năm 2017 ............................... 43
Hình 4.3. Sơ đồ vị trí Dự án nghiên...................................................................................... 47
Hình 4.4. Hình ảnh điểm đầu và điểm cuối của Dự án nghiên cứu................................. 48
Hình 4.5. Trình tự các bước thực hiện BT, HT tại dự án nghiên cứu. ............................. 51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Thiêm.
Tên luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án xây dựng, cải tạo nâng
cấp tuyến đường liên huyện từ tỉnh lộ 281 đến đê Hữu Đuống trên địa bàn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế của công tác bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Bình trong thời gian
tới, góp phần hạn chế, giải tỏa những bức xúc của người dân có đất, tài sản trên đất bị
thu hồi, bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện dự án.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp nhằm khái
quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất và cơng tác BT,
HT tại huyện Gia Bình; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn
theo phiếu đã lập sẵn nhằm thu thập những thông tin về thực tại cũng như thông tin về
tâm tư, nguyện vọng của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất, những đề xuất của

người trực tiếp thực hiện góp phần hồn thiện chính sách BT, HT; Phương pháp tổng
hợp và xử lý số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được làm cơ sở để so sánh, đánh giá
công tác BT, HT tại dự án nghiên cứu; Phương pháp phân tích, so sánh: từ kết quả
tổng hợp được, so sánh công tác BT, HT trên địa bàn khi thực hiện theo Luật Đất đai
2003 và theo Luật Đất đai 2013 để tìm ra ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân; Phương
pháp đánh giá: trên cơ sở số liệu đã được tổng hợp và xử lý, tiến hành đánh giá dựa
trên các tiêu chí đã lập sẵn để đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác
BT, HT tại dự án nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận: Dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp tuyến đường liên
huyện từ tỉnh lộ 281 đến đê Hữu Đuống có 139 đối tượng có tài sản trên đất bị ảnh hưởng,
đất thu hồi gồm đất ở đô thị và đất nông nghiệp xen trong khu dân cư nên khi kiểm kê
khối lượng tài sản vật kiến trúc, cũng như cây cối hoa màu để bồi thường khá đa dạng và
phức tạp. Đa số các hộ đều có đủ điều kiện để bồi thường về tài sản trên đất nên quá trình
kiểm kê bồi thường cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Giá bồi thường hỗ trợ về tài
sản nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu được thực hiện theo Quyết định 26/2013/QĐUBND ngày 25/07/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Tổng kinh phí bồi thường về tài sản,
vật kiến trúc và cây cối hoa màu là 572.260.223 đồng. Trong

ix


đó bồi thường về tài sản vật kiến trúc là 398.989.523 đồng, bồi thường cây cối hoa
màu số tiền là 173.270.700 đồng.
Luận văn đã đánh giá chung việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tại dự
án nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật; về cơ bản các hộ gia đình ủng hộ chủ trương thu hồi đất của
dự án; có một số hộ gia đình, cá nhân chưa thống nhất cao theo phương án đã duyệt do
giá bồi thường đất thấp hơn giá thị trường nhưng lại khơng có đơn thư khiếu nại…
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại để đẩy
nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện các dự án cũng như ổn định đời sống và việc làm của
người bị thu hồi đất.

Kết luận: Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đang là một
vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - chính
trị - xã hội. Những kết quả nghiên cứu về công tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án xây
dựng, cải tạo nâng cấp tuyến đường liên huyện từ tỉnh lộ 281 đến đê Hữu Đuống của
huyện Gia Bình giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham khảo, cân nhắc để
hồn thiện chủ trương, chính sách khi nhà nước thu hồi đất, cải thiện đời sống của
người dân theo hướng phát triển ổn định lâu dài, bền vững, góp phần nâng cao hiệu
quả trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Đuc Thiem.
Thesis Title: "Review of compensation, support when the State recovers land in
construction, improvement of line conveying from the district to the district of 281
Huu Duong in Gia Binh, Bac Ninh province”.
Major: Management of the Land.

Code: 8850103

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).

Research Objectives: Research purpose of the thesis was to assess the
compensation, support and when the State recovers land in a number of projects in the
district of Gia Bình, and on that basis proposed some solutions contribute to solving
existing problems and difficulties in the work of BT, HT aims to consolidate and
finalize the policy on BT, HT when the State recovers land in the province and
contribute to limit the clearance of the picture contact people whose land and assets on
acquired land, to hand over the project implementation.

Research Methods: Methods of collecting secondary data to generalize natural
conditions, economic - social situation of land use management and the work BT, HT
in the district of Gia Bình; Methods of collecting primary data through interviews was
prepared to share the information collected about the reality as well as information on
the minds and aspirations of the people when the State recovers land, the subject out
of the direct implementation of policies contribute to improve BT, HT; Methods of
synthesis and processing of primary data collected secondary as a basis for
comparison and evaluation of BT, HT resettled in the research project; Methods of
analysis, comparison: from synthetic results, comparing the work of BT, HT, resettled
in the province following the 2003 Land Law and Land Law in 2013 to find out the
strengths, shortcomings and reason; Methods of evaluation: on the basis of data was
aggregated and processed, evaluated based on pre-established criteria to assess
strengths and weaknesses in the work and cause BT, HT in the research project.
Main Findings And Conclusions Project has 139 objects with the assets on
the land, land recraction in the land and the ground in the residence, when checking
volume blocks of the physical building, as tree plant for compensation multformed
and complex complex. Multi apartments are enough for the returned of the assets on
the earth, the paying checker also also provide the profit and fast. Compensation for
property, buildings and structures is based on the 2003 Land Law and the Land Law of
2013. The total amount of property, plant and equipment is VND 572,260,223.

xi


Conclusions: The compensation, support and resettlement when the State
recovers land is a very sensitive issue and complex, affecting all aspects of economic
life - politics - social. The results of studies on compensation, support projects in the
district of Gia Binh help managers, policymakers reference, consider completing
major undertakings the state of the land acquisition, improving the lives of people in
the direction of long-term stable development, sustainability, contribute to improving

the efficiency of the State management of land in the locality.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền tảng cho sự sống của con
người và nhiều sinh vật khác. Đất đai là điều kiện đầu tiên và cần thiết đối với tất
cả các ngành sản xuất và hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển của xã
hội, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng đất ngày càng
tăng lên.
Nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải thiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị, mở rộng khu dân cư đang
được triển khai xây dựng một các mạnh mẽ. Nhà nước phải thu hồi đất của người
dân đang sử dụng và tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ (BT, HT) để đẩy nhanh tiến
độ các dự án, thì phải thực hiện tốt công tác BH, HT cho các hộ dân trong khu bị
giải phóng mặt bằng nhằm bù đắp một cách thích đáng giúp ổn định cuộc sống của
người dân khi bị thu hồi đất đai (Đào Trung Chính, 2014).
Việc triển khai thực hiện BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức
nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư. Hiện
nay quỹ đất ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển nên
vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất và giao đất
cần phải được quan tâm một cách toàn diện, đúng mực và được giải quyết triệt để,
công tác BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất là một cơng việc rất khó khan, phức tạp,
nó địi hỏi phải giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, của nhà
đầu tư và của người dân bị thu hồi đất đai (Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh
Trà, 2012).

Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều
chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho người
dân sau khi bị thu hồi đất. Điều này đã giúp cho người dân bị thu hồi đất từng
bước ổn định cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận
nhỏ các hộ dân bị thu hồi đất cịn bức xúc do giá đất tính tiền bồi thường còn thấp
hơn với giá đất thị trường, hỗ trợ chưa hợp lý, chưa quan tâm nhiều đến chuyển
đổi nghề nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động khi bị thu hồi

1


hết đất… Điều này gây tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội nơi có đất bị thu
hồi (Phạm Phương Nam, 2013).
Cũng như thực trạng bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, trong giai
đoạn 3 năm gần đây (2015-2017), công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất
bị thu hồi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh bben cạnh những thuận lợi cịn những
tồn tại, bất cập đặc biệt là thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại các dự án mở rộng, nâng
cấp đường giao thông trên địa bàn huyện. Điều này làm chậm tiến độ thu hồi đất,
giao đất thực hiện dự án và gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Gia Bình nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung. Do vậy, để trả lời
một cách khoa học, có cơ sở cho các câu hỏi: Công tác bồi thường, hỗ trợ hiện tại
các dự án phát triển giao thơng có những thuận lợi gì? Vì sao bồi thường hỗ trợ
thường chậm tiến độ? Nguyên nhân là gì? Giải pháp để khắc phục cho những hạn
chế đó? Nên thực hiện đề tài: “Đánh giá cơng tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án
xây dựng, cải tạo nâng cấp tuyến đường liên huyện từ tỉnh lộ 281 đến đê Hữu
Đuống trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của
công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Bình
trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên huyện từ Tỉnh lộ
281 – Đê Hữu Đuống đoạn qua địa phận huyện Gia Bình và 2 tuyến nhánh. Đây là
dự án trọng điểm với diện tích đất bị thu hồi lớn và ảnh hưởng đến nhiều hộ gia
đình, cá nhân nhất trong 3 năm gần đây ( 2015 – 2017 ).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những đóng góp mới: Luận văn cho thấy các quy định pháp luật và thực
trạng áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập, nguyên nhân của những bất cập đó
được xác định cụ thể. Trên cơ sở đó tạo thuận lợi cho việc đánh giá và tìm giải
pháp nhằm khắc phục những vấn đề cịn tồn tại.

2


ý nghĩa khoa học: Là căn cứ nhằm giúp các nhà quản lý, hoạch định chính
sách tham khảo, cân nhắc để hồn thiện chủ trương, chính sách khi nhà nước thu
hồi đất. Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ
sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình của người dân trước và sau khi bị Nhà
nước thu hồi đất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này giúp người dân hiểu rõ hơn các chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, kết quả của
đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các dự án chuẩn bị thực hiện trên địa bàn
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng như các địa phương có cùng hoàn cảnh.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
2.1.1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.1.1. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Trong đời sống hàng ngày, “bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong
trường hợp, một người có hành vi gây thiệt hại đối với người khác và họ phải có
trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Theo Từ
điển tiếng Việt thơng dụng (Hồng Phê, 2000), “Bồi thường” là “Đền bù những tổn
hại gây ra” hay bồi thường là trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hoặc sự
vất vả (bồi thường thiệt hại, bồi thường cơng lao) (Hồng Phê, 2000). Cịn trong
trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội.
Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai
năm 2013, bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đối với
diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013).

Khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
là việc nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và
phát triển ( Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013 )
Trong lĩnh vực Đất đai thuật ngữ “bồi thường” hay “đền bù” khi Nhà nước
thu hồi đất được đặt ra từ rất sớm. Cụ thể, Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959
của Hội đồng Chính phủ quy định Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, tại
Chương II đã đề cập việc “Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng”.
Tiếp đến Thông tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa
màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố cũng đề cập
vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt khi Luật Đất đai năm 1987
được ban hành, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định
số186/HĐBT ngày 31/05/1990 quy định về đền bù thiệt hại đất nơng nghiệp, đất

có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, thuật ngữ “bồi thường” được
thay thế bằng thuật ngữ “đền bù” (Phạm Phương

4


Nam, 2013). Thuật ngữ “đền bù” tiếp tục được sử dụng trong Luật Đất đai năm
1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và các nghị
định hướng dẫn thi hành như Nghị định số 90/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ
ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia lợi ích cơng cộng; Nghị định
số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/04/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng… Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai
năm 2001 được Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng trở lại
và tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 và
các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Phạm Phương Nam,
2013).
Theo Pháp luật đất đai, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích
quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng bao gồm bồi thường về
đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi. Cụ thể, theo khoản 12
Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, bồi thường về đất được hiều là việc Nhà nước trả
lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diên tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi như nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, thương mại, dịch vụ và tài sản khác gắn liền với đất được hiểu là việc bù
đắp lại những tổn thất, thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất (Đào Trung Chính,
2014).
2.1.1.2. Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000), hỗ trợ về bản chất là cho,
tặng, hay chuyển giao tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không cần trả

tiền hay yêu cầu gì khác. Trong lĩnh vực đất đai, cụ thể, theo khoản 14 Điều 3 Luật
Đất đai năm 2013, hỗ trợ được hiểu là hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và là việc
Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và
phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm, tạo việc làm mới...
Đối tượng được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có thể là người được bồi thường
về đất và được thêm khoản hỗ trợ hay là đối tượng không được bồi thường về đất
nhưng được hỗ để những đối tượng này có điều kiện ổn định cuộc sống mới bằng
hoặc tốt hơn khi có dự án thông qua đào tạo,chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc
làm mới, ấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới (Đào Trung Chính, 2014).

5


2.1.1.3. Khái niệm thu hồi đất
Theo Từ điển Luật học (2006), thu hồi đất được hiểu là cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng
đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp
pháp bị lấn, chiếm. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng
của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng. Song, khái niệm này cũng chưa là một định nghĩa rõ ràng
về thu hồi đất, mặc dù có đề cập các trường hợp thu hồi đất nhưng nội hàm của
khái niệm này chưa bao quát hết các trường hợp thu hồi đất của Nhà nước. Bên
cạnh đó, theo Điều 54 Hiến pháp năm 2013, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá
nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc
phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Như vậy,
Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phịng,
an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng, không quy định
các trường hợp thu hồi khác. Mặc dù, khoản 11, Điều 4 Luật Đất đai năm 2013
quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử
dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của

người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Khái niệm này cũng chưa đủ
nghĩa và có sự trùng lặp do cụm từ “quyết định” không cần thiết, chỉ cần ghi: “Nhà
nước thu lại quyền sử dụng đất…” cịn trình tự, thủ tục thì được quy định cụ thể
trong các điều khoản tiếp theo. Bên cạnh đó, Nhà nước thu hồi đất không chỉ thu
hồi quyền sử dụng đất đã trao mà còn thu hồi đất cả trường hợp công nhận quyền
sử dụng đất, công nhận chuyển quyền sử dụng đất và cả trường hợp quyển sử dụng
đất không được công nhận khi người sử dụng đất lấn, chiếm đất hay có hành vi
phạm pháp luật đất đai khác.
Từ những phân tích ở trên, thu hồi đất có thể được hiểu một cách khái quát:
“Thu hồi đất là việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất của đối tượng sử dụng
đất bằng quyết định hành chính”. Thu lại quyền sử dụng đất ở đây là lấy lại quyền
sử dụng đất vĩnh viễn của chủ sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) có thể vì
mục đích quốc phịng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng; thu hồi đất khi người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai
cho dù quyền sử dụng đất đó có hợp pháp hay khơng hợp pháp hay thu hồi đất do
chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa
tính mạng con người (Phạm Phương Nam, 2016).

6


2.1.2. Mục đích bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là tổng thể các quan
niệm, chủ trương, phương tiện và hành động của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh
vực bồi thường, hỗ trợ đối với những người dân có đất bị thu hồi nhằm đạt tới sự
hài hịa, hợp lý về lợi ích, hiệu quả và phát triển bền vững. Hoạt động bồi thường,
hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; khuyến khích người dân bàn giao đất
đúng tiến độ; ổn định cuộc sống, việc làm, sản xuất, kinh doanh... cho người dân bị
thu hồi đất và góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và

phát triển nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
1)
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được
bồi thường quy định tại Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường. Việc
bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại
đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá
đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi
đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan,
công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Không chi trả bồi
thường và bố trí cho người th, mượn đất của người có đất bị thu hồi; người nhận
góp vốn liên doanh, liên kết nhưng chưa chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản sang tổ chức liên doanh, liên kết; các đối tượng khác không được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục
đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng,
nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng
đất.
Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định
của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số
tiền được bồi thường, hỗ trợ (khơng khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ
trợ di chuyển, hỗ trợ, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tạo việc làm) để hoàn trả ngân sách Nhà nước; Số tiền phải trừ và nộp
này do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ của dự án (gọi là Hội đồng Bồi thường của dự
án) xác định khấu trừ và nộp ngân sách theo quy định; trường hợp có vướng mắc
thì phối hợp với cơ quan thuế và tài nguyên môi trường để xác định; Diện

7



tích đất được bồi thường là diện tích được xác định trên thực địa, thực tế đo đạc
diện tích thu hồi của từng người sử dụng đất.
2)

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường

theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được
bồi thường. Trong đó, tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà, công trình xây dựng
đơn chiếc; nhà, cơng trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (sau
đây gọi chung là nhà, cơng trình), cây trồng trên đất. Chủ sở hữu tài sản gắn liền
với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng khơng được bồi
thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản. Nhà,
cơng trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây
dựng thì không được bồi thường. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có
quyết định thu hồi đất được cơng bố thì khơng được bồi thường, bao gồm cả cây
trồng trên đất. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di
chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và
thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế
ở địa phương.
3)

Việc hỗ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và

đúng quy định của pháp luật. Bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất là quan
hệ giao dịch về quyền sử dụng đất giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư có
sự can thiệp của Nhà nước, khơng phải giao dịch quyền sử dụng đất thông thường
trên thị trường. Tuy nhiên, người bị thu hồi đất chỉ chấp nhận chuyển quyền sử

dụng đất của mình khi chính sách bồi thường, hỗ trợ, phù hợp với Luật Đất đai và
công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện công khai và bàn bạc dân chủ.
2.1.4. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy
chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai năm 2013; người

8


Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa
được cấp.
Cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không
phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có GCN hoặc có đủ điều kiện để được
cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có GCN hoặc có đủ điều kiện được cấp
Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.
Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển
nhượng đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có GCN hoặc có đủ
điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà

chưa được cấp.
Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có GCN hoặc có đủ điều kiện cấp
Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.
2.1.5. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp
thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;

9


thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di
chuyển chỗ ở;
Hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
Hỗ trợ khác.
2.1.6. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất
2.1.6.1. Yếu tố chính sách, pháp lý
Chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vì
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, cơng cộng quy định cụ thể thủ tục,
mức và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, cách xác định tiền bồi thường, hỗ trợ.
Do vậy, khi chính sách, pháp luật đúng, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu chính

đáng của đối tượng có đất bị thu hồi thì được người dân ủng hộ và chấp hành
nghiêm chỉnh, việc bồi thường, hỗ trợ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và thu bàn
giao đất, thu hồi đất diễn ra đúng tiến độ. Ngược lại, khi quy định về bồi thường,
hỗ trợ không đáp ứng được yêu cầu chính đáng của đối tượng bị thu hồi đất, khơng
phù hợp thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ sẽ gặp khó khăn do người dân khơng nhất
trí, có thể có khiếu nại, khởi kiện. Do đó, có thể khẳng định chính sách, pháp luật
ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ.
2.1.6.2. Yếu tố quy hoạch sử dụng đất
Một lô đất nếu dùng để sử dụng cho các mục đích khác thì giá đất của nó
cũng chịu ảnh hưởng theo các mục đích đó vì đất đai là một tài sản khơng giống
như những tài sản thơng thường, đó là tính khơng đồng nhất, sự cố định về vị trí,
có hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Đất có hạn về số lượng cung
cấp nhưng nó lại cho một chức năng sử dụng xác định như nhà ở có nghĩa là sự
đầu tư khơng hồn toàn bất biến.
2.1.6.3. Yếu tố quản lý đất đai
Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ thì việc lập hồ sơ pháp lý về đất đai và tài
sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác lập hồ sơ không chỉ dựa vào đo vẽ,
khảo sát thực tế mà còn dựa vào các loại hồ sơ lưu như: GCNQSD đất, hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, biên bản thống kê, kiểm kê đất
đai... Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện đúng, đầy đủ,

10


thường xuyên sẽ giúp cho việc xác lập hồ sơ đơn giản, nhanh gọn, tránh sự tranh
chấp giữa các bên.
2.1.6.4. Yếu tố con người
Đây là yếu tố quyết định đối với cơng tác BT, HT. Trên cơ sở các chính
sách của Nhà nước, điều kiện thực tế của địa bàn và dự án, việc tổ chức thực hiện
(trình tự, thủ tục, cơ cấu nhân sự, phương pháp làm việc...) được tiến hành một

cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại kết quả cao, đảm bảo lợi ích các bên.
2.1.6.5. Yếu tố giá đất và định giá đất
Trong thị trường tự do hồn tồn, giá cả của hàng hóa thơng thường được
quyết định tại điểm cân bằng của quan hệ cung cầu. Cầu vượt cung thì giá cả tăng
cao, ngược lại, cung vượt cầu thì giá cả tất phải hạ xuống, đó là nguyên tắc cân
bằng cung cầu. Đất đai cũng vậy, giá cả đất đai cũng phụ thuộc mối quan hệ cung
cầu quyết định. Nhưng vì đất đai, khác các loại hàng hóa thơng thường là có đặc
tính tự nhiên, nhân văn, nên khơng hồn tồn vận hành theo ngun tắc cung cầu
nói trên mà hình thành ngun tắc cung cầu riêng. Vì đất đai có đặc tính tự nhiên
như tính cố định về vị trí địa lý, khơng sinh sơi và tính cá biệt, nên cung và cầu đều
giới hạn trong từng khu vực mang tính cục bộ, lượng cung là có hạn, cạnh tranh
chủ yếu là xảy ra về phía cầu. Đất đai ln có hạn mà nhu cầu về đất thì vơ hạn,
cho nên theo đà phát triển, giá đất đơ thị vẫn có xu hướng tăng liên tục. Sự khác
biệt lớn về giá trị đất giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các vùng đơ thị khác
nhau và thậm chí giữa những vùng ven đô khác nhau trong cùng một đô thị. Đất
đai vốn là cố định, giá trị của đất đai biến động nhiều hơn các hàng hố thơng
thường khác.
2.2. QUY ĐỊNH VỀ BÔI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của một số
nước trên thế giới
2.2.1.1. Quy định về bồi thường, hỗ trợ của Trung Quốc
Khác với Hiến pháp và Luật đất đai của Việt Nam, Hiến pháp Trung Quốc
quy định hai hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Vì vậy
nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ
cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường tài sản, các cơng
trình gắn liền với đất bị thu hồi.

11



Về trình tự, thủ tục thu hồi đất thì Nhà nước thông báo cho người sử dụng
đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Về phương thức bồi
thường, người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc
bằng nhà tại khu ở mới. Người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền
và tự tìm chỗ ở mới phự hợp với nơi làm việc của mình. Về giá bồi thường lấy tiêu
chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu
vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với
thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó (Đào
Trung Chính, 2014).
2.2.1.2. Quy định về bồi thường, hỗ trợ của Hàn Quốc
Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, tình trạng di dân ồ ạt từ các
vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Seoul đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất
định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính
quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền
bù được thực hiện thơng qua các cơng cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, cho
quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và các chính sách. Các hộ bị thu hồi đất có
quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý, được xây tại khu đất được thu
hồi có bản kính cách Seoul khoảng 5 km. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi
thị trường bất động sản bùng bổ, hầu hết căn hộ có quyền mua căn hộ có thể bán
lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn giá gốc (Đào Trung Chính, 2014).
2.2.1.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ của Xin-ga-po
Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó chấp nhận sở hữu tư
nhân về đất đai. Đất do Nhà nước sở hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 90%), số còn
lại do tư nhân chiếm hữu, nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ theo các chế độ quy
hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định. Người nước ngoài được quyền sở hữu
căn hộ hoặc căn nhà (biệt thự) kèm theo với đất ở. Chế độ sử dụng đất phổ biến là
hợp đồng cho thuê của Nhà nước (Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh,
2010).
Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, Nhà nước tiến hành thu

hồi đất để triển khai thực hiện. Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn đề thu
hồi đất, người dân có nghĩa vụ phải tn thủ. Khơng có trường hợp người nơng
dân tự chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư để xây dựng khu dân cư (giống như ở

12


×