Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.7 KB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI XUÂN HÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN NƠNG, LÂM SẢN TỈNH HỒ BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340401

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho học viên thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Bùi Xuân Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ môn
Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Sở Công
thương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Hùng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn...........................................................................................................vii
Thesis abtract....................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn................................................................................ 3

Phần2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản........................4

2.1.1.

Khái niệm về phát triển chế biến nông, lâm sản................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm và vai trị của cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản............................ 6

2.1.3.


Nội dung nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản..............12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản......15

2.2.

Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản........................19

2.2.1.

Kinh nghiệm của phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.....................19

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hồ Bình................................................. 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................31

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 31

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội............................................................................. 34


iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................40

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu...................................................................................... 40

3.2.2.

Thu thập thông tin............................................................................................. 41

3.2.3.

Xử lý số liệu......................................................................................................42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................42

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................42

Phần4. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................44
4.1.


Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hồ Bình
44

4.1.1.

Các giải pháp phát triển cơng nghiệp chế biến nơng lâm sản của tỉnh Hịa Bình
giai đoạn 2015-2017......................................................................................... 44

4.1.2.

Kết quả thực hiện các giải pháp phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản
tỉnh Hồ Bình thời gian qua..............................................................................47

4.1.3.

Một số các hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp
chế biến nông, lâm sản tỉnh Hồ Bình.............................................................. 75

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản ở tỉnh Hồ Bình.......................................................................................... 77

4.2.1.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................................77

4.2.2.


Nguồn nhân lực.................................................................................................78

4.2.3.

Các chính sách phát triển cơng nghiệp chế biến nơng lâm sản.........................79

4.2.4.

Hình thức tổ chức sản xuất................................................................................79

4.2.5

Các yếu tố khác................................................................................................. 79

4.2.6.

Một số vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên
địa bàn tỉnh Hồ Bình....................................................................................... 80

4.3.

Giải pháp phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ
Bình thời gian tới.............................................................................................. 82

4.3.1.

Quan điểm, định hướng phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa
bàn tỉnh Hịa Bình đến năm 2020..................................................................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................102

5.1.

Kết luận........................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................102

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................104
Phụ lục kèm theo...........................................................................................................106

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Cơng nghiệp

CP

Cổ phần


DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GTTT

Giá trị tăng thêm

HTX

Hợp tác xã

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KCN

Khu công nghiệp

KD

Kinh doanh




Lao động

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Số lượng cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình phân
theo ngành sản xuất..................................................................................48

Bảng 4.2.

Số lượng cơ sở chế biến nông, lâm sản tỉnh Hịa Bình phân theo loại hình
doanh nghiệp............................................................................................49

Bảng 4.3.

Vốn SX, KD của cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh............49

Bảng 4.4.


Số LĐ trong các cơ sở chế biến nơng, lâm sản ở tỉnh Hồ Bình phân theo
ngành sản xuất..........................................................................................50

Bảng 4.5.

Phân loại lao động trong các cơ sở chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ Bình
theo trình độ và loại hợp đồng............................................................... 512

Bảng 4.6.

Sản lượng lúa cả năm của tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2017...............58

Bảng 4.7.

Sản lượng ngơ cả năm của tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2017..............59

Bảng 4.8.

Sản lượng sắn cả năm của tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2017..............60

Bảng 4.9.

Sản lượng mía cả năm của tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2017..............61

Bảng 4.10.

Sản lượng chè cả năm của tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2017..............62

Bảng 4.11.


Một số chỉ tiêu về trồng trọt tỉnh Hịa Bình............................................. 64

Bảng 4.12.

Một số chỉ tiêu về lâm nghiệp tỉnh Hịa Bình.......................................... 65

Bảng 4.13.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi.................66

Bảng 4.14.

Năng lực sản xuất của một số cơ sở chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình...........................................................................................67

Bảng 4.15.

Tỷ lệ áp dụng máy móc trong sản xuât tại các cơ sở chế biến nơng, lâm
sản............................................................................................................ 68

Bảng 4.16.

Tình hình, chất lượng máy móc thiết bị sản xuât tại các cơ sở chế biến
nơng, lâm sản........................................................................................... 68

Bảng 4.17.

Thống kê tình hình bảo vệ mơi trường tại các cơ sở chế biến nông, lâm
sản............................................................................................................ 69


Bảng 4.18.

Giá trị sản xuất CN chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình. 70

Bảng 4.19.

Kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2017.................................................. 70

Bảng 4.20.

Thị trường tiêu thụ của một số cơ sở chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ
Bình..........................................................................................................78

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Xuân Hùng
Tên Luận văn: Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát
triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hịa Bình thời gian qua, đề xuất định
hướng và hoàn thiện giải pháp phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản của tỉnh
Hịa Bình thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tỉnh Hịa Bình.

Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.Các số liệu thứ cấp
được thu thập từ các thơng tin tài liệu trên sách, báo, tạp chí, webside, thu thâp từ thông
tin số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn; Thu thập số liệu
từ các Nghị quyết của Tỉnh ủy, các quyết định của UBND tỉnh về thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, các báo hàng năm của UBND
tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương. Các số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu
thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý các cấp (Văn phòng UBND tỉnh, các
sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cơng thương, Nơng nghiệp và PTNT, Cục thuế tỉnh;
UBND huyện và các phòng ban liên quan ở các huyện); Lãnh đạo và cán bộ các doanh
nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh và thông qua phỏng vấn sâu một số
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia nhằm làm
rõ thực trạng thực hiện các giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến nơng lâm sản trên
địa bàn tỉnh Hịa Bình thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng và các giải pháp
thúc đẩy công nghiệp chế biến nơng lâm sản trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản
trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản
trên địa bàn một số địa phương nước ta từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hịa
Bình trong thực thi các giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển.
Trong những năm gần đây, với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc quyết

vii


liệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản
trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển trên nhiều mặt, số lượng các doanh nghiệp và qui
mô doanh nghiệp tăng lên, khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều và đa dạng về chủng

loại mẫu mã, kết quả và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp được nâng lên. Tuy
nhiên việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hịa Bình vẫn
cịn những bất cập nhất định.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy công nghiệp
chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh như sau: Qui hoạch phát triển ngành và việc chỉ
đạo thực hiện qui hoạch; Vấn đề đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông
lâm sản hoạt động; Liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân trồng nguyên liệu
phục vụ chế biến; Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp.
Để thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hịa Bình phát
triển trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp: Hoàn thiện qui hoạch phát triển
ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và chỉ đạo thực hiện qui hoạch đã được phê
duyệt; Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào
ngành này trên địa bàn tỉnh; Xây dựng liên kết giữa nông dân trồng nguyên liệu với các
nhà máy chế biến; Các giải pháp khác.

viii


THESIS ABTRACT
Author: Bui Xuan Hung
Thesis Title: Solutions for development of agricultural and forest product processing
industry in Hoa Binh Province
Major: Economic Management.

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective: This study aims to assess the development of agricultural
and forest product processing industry in Hoa Binh Province and to propose directions
and solutions for development of the agricultural and forest product processing industry

in Hoa Binh Province in future.
Research Methods: Secondary data used in this study is to collect information on
the development of agricultural and forest product processing industry in Hoa Binh
Province. Primary data was collected through survey and interview of relevant
stakeholders such as: provincial staffs and District People's Committees officials,
relevant departments and sectors, and agricultural and forest product processing
establishments. Data analysis methods used in this study are descriptive statistical
method and comparison method to clarify solutions for development of agricultural and
forest product processing industry in Hoa Binh Province.
Main findings and Conclusions:
The study has systematized the basis theories for the development of the
agricultural and forest product processing industry, contents and factors influencing
development of agricultural and forest product processing industry. This study
summarized experiences in development of agricultural and forest product processing
industry in other countries and localities which was used as lessons learned for Hoa
Binh Province.
Over the past years, the agricultural and forest product processing industry of Hoa
Binh province has made remarkable achievements and significantly contributed to the
province's economic growth. The number of agricultural and forest product processing
enterprises in the province increased in both quantity and quality. However, the
development of the agricultural and forest product processing industry in Hoa Binh
province still faced with many difficulties and challenges in domestic and export
markets. It is required for the agricultural and forest product processing industry of Hoa
Binh province to invest more in innovation of sector.

ix


The research results show that factors affecting development of agricultural and
forestry product processing industry in Hoa Binh Province includes: Mechanisms and

policies of the state; Selling market; Limitation of adopting new and advanced
technologies; The scale of enterprises working in agricultural and forest products
processing industry in Hoa Binh Province is quite small; Limitation of high quality
labor resources; Lack of production planning; Lack of raw materials supply for
production; Lack of capital.
This study proposed some solutions for development of agricultural and forest
product processing industry in Hoa Binh City such as: Completion of planning and
organization of implementing the planning on development of the agricultural and forest
product processing industry in Hoa Binh City; Enhancing investment on development of
infrastructure systems in rural areas; Renovation of financial and credit policies to
support and invest in production and business establishments for processing agricultural
and forest products in research area; Encouraging and supporting production and
business enterprises working in agro-forestry products processing industry for
technological renewal in the production process; Development and training human
resources for production and business establishments processing agricultural and
forestry products; Expanding and developing the market for products; Diversification of
production and business forms; Enhancing the state management in development of
agricultural and forest product processing industry in Hoa Binh Province; Attracting
foreign direct investment (FDI) capital for the industry; Development of environmental
friendly agro-forestry products processing industry.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hồ Bình trong những năm gần đây,
Đảng bộ và chính quyền các cấp đã chú trọng đề ra những chủ trương, chính sách
khuyến khích phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn. Theo
đó, ngành cơng nghiệp chế biên nông, lâm sản đã đạt được nhiều thành tựu và

tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng để nền kinh tế của tỉnh giữ được mức tăng
trưởng trung bình khá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh
tranh, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặc dù trong những năm vừa qua ngành công nghiệp chế biến nơng lâm
sản của tỉnh Hịa Bình đã đạt được những kết quả đáng kể như: Hàng năm sản
xuất 4.150.000 lon cháo các loại được chế biến từ ngũ cốc; 2.300 tấn sản phẩm
được chế biến từ rau, quả, măng; 7.000 tấn sản phẩm đường kính trắng; 1.500 tấn
3

đũa, tăm; sản phẩm gỗ chế biến bột giấy bình quân năm trên 90 nghìn m , gỗ xây
3

dựng cơ bản bình quân năm trên 60 nghìn m (UBND Hịa Bình, 2015). Với một
tỉnh có diện tích đất nơng nghiệp chiếm đến 84,37% thì chừng đó là vẫn chưa thể
hiện hết được tiềm năng cũng như phát huy được đầy đủ các lợi thế so sánh của
ngành. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá,
nhưng thiếu bền vững; Khoảng cách trình độ phát triển cơng nghiệp chế biến
nông, lâm sản giữa các địa phương trong tỉnh có xu hướng tăng, nhiều nơi cịn rất
khó khăn, chưa đáp ứng được u cầu của tiến trình Cơng nghiệp hóa nơng
nghiệp - Nơng thơn. Trong đầu tư mới chủ yếu tập trung cho kết cấu hạ tầng như
các công trình thủy lợi, giao thơng..., trong khi đó cơng tác phát triển các nguồn
nguyên liệu, nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến nơng, lâm sản cịn rất thấp,
chưa tương xứng với tiềm năng phục vụ chế biến nông lâm, sản của tỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, một phần do những bất cập trong
hoạch định chính sách và tổ chức quản lý phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm sản của tỉnh, nhưng chủ yếu là do những hạn chế trong xác định chiến lược
phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản từ góc độ lợi thế so sánh, đánh giá
xác định lợi thế, bất lợi thế để đề ra định hướng và các giải pháp phát huy lợi thế
trong phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản của các huyện trong tỉnh.
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra những

chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh

1


đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố và
hội nhập kinh tế quốc tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hịa Bình".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm
sản tỉnh Hịa Bình thời gian qua, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển công
nghiệp chế biến nơng, lâm sản của tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến

nông, lâm sản;
-

Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh

Hịa Bình giai đoạn 2015 –2017;
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cơng nghiệp chế biến nơng,

lâm sản tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015 –2017;
-


Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm

sản của tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh Hịa Bình thời gian qua:
-

Thực trạng phát triển ngành cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản của tỉnh

Hịa Bình giai đoạn 2015-2017 như thế nào?
-

Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến thực trạng phát triển ngành công

nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh thời gian qua?
-

Để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh Hịa

Bình thời gian tới cần đề xuất hồn thiện những giải pháp cụ thể nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển

ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý các cấp của ngành Công thương

chịu

2


trách nhiệm về phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản; Cán bộ các ngành
liên quan như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính...; Các doanh nghiệp chế biến nơng lâm sản và các cơ sở sản xuất và kinh
doanh nông lâm sản trên địa bàn tỉnh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu
+
Hoạt động của ngành cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản tại tỉnh
Hịa Bình;

+

Ban hành và thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến

nông, lâm sản trong giai đoạn 2015-2017;
+

Đề xuất hồn thiện giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp chế biến nông,

lâm sản của tỉnh đến năm 2025.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
- Về thời gian nghiên cứu
+

Số liệu thứ cấp: Giai đoạn 2015 – 2017


+

Số liệu sơ cấp: Điều tra năm 2017

+

Giải pháp đề xuất đến năm 2025

+

Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 5/2017 đến tháng 5/2018

1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn này đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận
phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản. Qua đó đánh giá thực trạng phát
triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hịa Bình và đề xuất giải pháp
nhằm phát triển ngành công nghiệp này gắn với phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong q trình cơng nghiệp hố, hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các quan điểm, ý kiến của các
nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Luận văn đã đóng góp trên một số khía cạnh sau:
-

Về lý luận: Hệ thống hố những quan điểm, lý thuyết về phát triển công

nghiệp chế biến nông, lâm sản làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này và phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Về thực tiễn: Thông qua đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp
chế biến nông lâm sản, phát hiện những biến động, xu thế từ đó làm rõ những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó tìm hướng giải quyết và đề xuất các giải pháp

có tính thực tiễn phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
NÔNG, LÂM SẢN
2.1.1. Khái niệm về phát triển chế biến nông, lâm sản
2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy sự hình thành và phát triển
cơng nghiệp chế biến gắn với phân công lao động xã hội dưới tác động của sự phát
triển lực lượng sản xuất. Phân công lao động xã hội đã phân chia nền sản xuất xã hội
thành nhiều ngành nghề khác nhau, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển. Sản xuất
hàng hóa càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, nó diễn ra ngay
trong nội bộ từng ngành sản xuất, hình thành những ngành kinh tế độc lập. Trong tác
phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” Lênin đã chỉ rõ "(V.I. Lênin,
1976). Sự phân công lao động xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa. Cơng nghiệp chế
biến tách khỏi cơng nghiệp khai thác và mỗi ngành cơng nghiệp đó là chia thành
nhiều loại nhỏ, chúng sản xuất ra dưới hình thức hàng hóa, những sản phẩm đặc biệt
và đem trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác" (V.I. Lênin, 1976).

C. Mác chia sản phẩm do xã hội sản xuất thành hai loại: tư liệu sản xuất và
tư liệu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:
sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Phát triển quan điểm của C. Mác, Lênin khi phân tích khu vực của nền sản
xuất xã hội, đã phân chia các ngành của nền kinh tế thành ba nhóm:
- Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất.
- Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng.

- Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Với cách chia như trên, công nghiệp chế biến nơng, lâm sản thuộc nhóm
thứ ba.
Trong q trình chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, để
đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, việc phân
loại các ngành trong nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành công nghiệp, đã

4


được tiếp cận theo quan điểm mới. Theo Nghị định 75-NĐ/CP ngày 27/10/1993
của Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân cấp I và Quyết định
143-TCKT/PPGĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Thống kê ban hành và hướng
dẫn việc thi hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV thì các ngành
cơng nghiệp trước đây, nay được tách ra thành bốn nhóm ngành, cấp I gồm: công
nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, cơng nghiệp sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước và xây dựng. Với cách phân loại này, công nghiệp chế biến là
một ngành kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất như công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp đồ gỗ, cơng nghiệp giấy
và in, cơng nghiệp hóa dầu, cơng nghiệp luyện kim, chế biến các khống sản
khơng phải kim loại, cơng nghiệp chế tạo máy và cơng cụ kim khí.
Từ quan niệm nói trên về cơng nghiệp chế biến, có thể hiểu công nghiệp
chế biến nông, lâm sản là một bộ phận hợp thành của công nghiệp thực hiện các
hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu
từ nông, lâm, ngư nghiệp thơng qua q trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường.
Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sơ chế bảo quản. Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi
thi hoạch, nằm ngồi xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động thủ công với
phương tiện bảo quản và vận chuyển chuyên dùng. Nó quyết định mức độ tổn

thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế biến. Đây là
giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau. Nó
bao gồm những cơng việc cụ thể như phơi sấy, lựa chọn, lưu kho...
Giai đoạn 2: chế biến công nghiệp. Giai đoạn này diễn ra trong các xí
nghiệp cơng nghiệp chế biến. Nó sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc,
thiết bị cơng nghệ cần thiết. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất
lượng sản phẩm chế biến và mức độ tăng giá trị của sản phẩm.
Như vậy, ta có thể hiểu cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản là một bộ phận
của ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nông
nghiệp (nông sản, lâm sản), thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến
và nâng giá trị sử dụng của nguyên liệu nông, lâm nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, đem lại hiệu quả

5


kinh tế cao.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xét theo góc độ phát triển
của một ngành, cần được xem xét ở hai nội dung (phát triển theo chiều rộng và
phát triển theo chiều sâu).
Theo chiều rộng: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là sự phát
triển về quy mô của ngành thể hiện ở sự tăng lên về số lượng các cơ sở chế biến,
số lượng và chất lượng lao động trong ngành, mở rộng về quy mô nguồn vốn đầu
tư, mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, …
Theo chiều sâu: Phát triển theo chiều sâu được hiểu một cách khái quát, theo
ngoài tổ chức sản xuất chiều rộng, đòi hỏi phải theo chiều sâu. Nghĩa là chú ý chủng
về chất lượng mẫu mã, loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Như vậy phát triển công nghiệp chế biến nông lâm, sản là kết quả tổng hợp

của phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của nền công nghiệp chế biến
nông, lâm sản với mục tiêu nâng cao cả số lượng và về chất lượng của sản phẩm.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm sản
2.1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản
So với công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến khác, cơng
nghiệp chế biến nơng, lâm sản có một số đặc điểm riêng chi phối đến việc xác
định vai trò và quan điểm phát triển, quản lý ngành, đó là:
Thứ nhất, do nguồn ngun liệu có đặc tính sinh vật nên công nghiệp chế
biến nông, lâm sản thường được tiến hành qua hai giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoan sơ chế bảo quản. Giai đoạn này được tiến hành
ngay sau khi thu hoạch, nằm ngồi xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động
thủ công với phương tiện bảo quản và vận chuyển chuyên dùng. Nó quyết định
mức độ tổn thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế
biến. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai
đoạn sau. Nó bao gồm những công việc cụ thể như phơi sấy, lựa chọn, lưu kho...
Giai đoạn 2: Giai đoạn chế biến công nghiệp. Giai đoạn này diễn ra trong
các xí nghiệp cơng nghiệp chế biến, sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy
móc, thiết bị cơng nghệ cần thiết để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản

6


phẩm. Ở giai đoạn này trình độ cơng nghệ, thiết bị, của cơng nhân có vai trị và
ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm chế biến và mức độ tăng giá trị
của nông, lâm sản qua khâu chế biến.
Thứ hai, sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn liền với
nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của con người, ngày càng được nhiều người sử
dụng. Do có nhiều yếu tố khác nhau (tâm lý tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, thu
nhập tăng, tiến bộ khoa học - công nghệ, môi trường... nên hiện đang có những
xu hướng tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến việc phát triển công nghiệp chế biến

nông sản: Xu hướng tăng cường sử dụng các loại rau sạch; xu hướng tăng cường
sử dụng các loại nông sản đã qua chế biến. Hai xu hướng này làm cho các yêu
cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo thời hạn sử
dụng...Ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều hành vừa có lợi cho cơng
nghiệp chế biến nông, lâm sản nước ta trong cạnh tranh với các sản phẩm của
nước ngồi (do chưa có điều kiện sử dụng nhiều loại hóa chất, chưa có điều kiện
ni trồng nhân tạo nên phần lớn sản phẩm nông nghiệp vẫn mang tính chất sản
phẩm tự nhiên), vừa có tạo ra những tác động bất lợi khác, đặc biệt là do công
nghệ thường là công nghệ thuộc các thế hệ cũ, không giải quyết được những yêu
cầu mới nảy sinh.
Thứ ba, công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển trong sự gắn bó mật
thiết với nơng nghiệp. Ngun liệu chính của cơng nghiệp chế biến nơng, lâm
sản là những sản phẩm của công nghiệp và hầu hết được sản xuất trong nước. Vì
vậy, quy mơ, tốc độ phát triển, cơ cấu của công nghiệp chế biến nông, lâm sản
phụ thuộc rất lớn vào quy mơ, tính chất và trình độ phát triển của sản xuất nông
nghiệp. Mặt khác, là ngành chế biến các sản phẩm của nông nghiệp nên công
nghiệp chế biến nông, lâm sản lại là ngành đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp, tạo động lực cho nông nghiệp phát triển. Tác động này của công nghiệp
chế biến nông, lâm sản sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa, gắn với thị trường. Vì vậy, nếu thế mạnh của nơng nghiệp nước ta là
sản xuất nhiều loại nông, lâm sản sẽ tạo điều kiệnkhai thác ngày càng tốt và có
hiệu quả hơn thế mạnh đó. Tuy vậy, nhận thức đặc điểm này cần lưu ý tới các vần
đề sau:
+
Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản không chỉ là nông,
lâm sản mà cong nhiều loại nguyên liệu là do công nghiệp cung cấp, như các loại
vật liệu bao bì, hóa chất. Các loại vật liệu này ngày càng có vai trò quan trọng,
như ở nước ta chúng chưa được phát triển tương xứng chính điều đó, làm hạn chế

7



khả năng khai thác thế mạnh sản xuất các loại nông sản nhiệt đới.
+

Tiến bộ khoa học - công nghệ tác động mạnh đến sản xuất và tiêu dùng,

tạo ra những biến đổi lớn và từ đó đặt ra những thách thức to lớn đối với công
nghiệp chế biến nông, lâm sản. Nhiều loại giống mới với những đặc tính mới và
chất lượng cao đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Điều này địi hỏi cơng
nghiệp chế biến nơng, lâm sản phải nhanh chóng thay đổi sản phẩm, thay đổi
công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất chế biến. Trong lĩnh vực tiêu dùng,
những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm cũng có điều kiện
thực hiện tốt hơn và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn.
+

Việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và các

ngành công nghiệp cần được đặt ra trong mối quan hệ hữu cơ. Phải có các
chương trình đồng bộ có mục tiêu trong việc phát triển từng ngành hàng, từng
nhóm sản phẩm, từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản rất phong phú,
đa dạng về chủng loại, chất lượng và mức độ chế biến. Sự phong phú, đa dạng
này phụ thuộc vào các yếu tố.
+
+

Tiềm năng của nền nơng nghiệp.

Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ của ngành công nghiệp chế biến nông,


lâm sản.
+

Nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng. Trong các yếu tố trên,

công nghiệp chế biến nơng, lâm sản nước ta có nhiều thuận lợi về tiềm năng
nông nghiệp nhiệt đới, nhưng lại đang có nhiều khó khăn do trình độ kỹ thuật và
cơng nghệ thấp. Bên cạnh đó, thị trường vừa có những thuận lợi cũng vừa có
những khó khăn nhất định.
Thứ năm, công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành có nhiều ưu thế
hơn so với các ngành cơng nghiệp khác như: vốn đầu tư thấp hơn; thời gian thu
hồi vốn nhanh hơn; các cơng trình đầu tư có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng;
sớm phát huy hiệu quả, do đó khả năng thu hút vốn đầu tư cao hơn.
Các đặc điểm trên quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất với các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, phản ánh
mối quan hệ giữa trình độ khoa học - công nghệ với thị trường. Cần nhận thức
đúng các đặc điểm trên và mối quan hệ giữa chúng để tác động có hiệu quả đến
sự phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007)

8


2.1.2.2. Vai trị của cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản
Q trình của cơng nghiệp chế biến thường phải trải qua ba khâu:
Nguyên liệu → Chế biến → Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản có vai trị rất quan trọng trong nền
kinh tế được biểu hiện ở một số vấn đề sau.
a. Kích thích và định hướng cho sản xuất nguyên liệu
Với tư cách là cầu nối giữa nguyên liệu với thị trường, công nghiệp chế

biến nơng lâm sản có tác dụng giữ gìn chất lượng nguyên liệu, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao, nhờ đó thu được lợi nhuận cao; cơng nghiệp chế biến
nơng, lâm sản chính là thị trường đầu ra của khâu nguyên liệu.
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tác dụng định hướng về các mặt
quy mơ, cơ cấu, kích cỡ, chất lượng, giá cả cho khâu sản xuất nguyên liệu một
cách trực tiếp. Việc các ngành nơng, ngư nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất ra sao,
khai thác như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của cơng nghiệp chế
biến nếu khơng có cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản thì phương án sản xuất
nguyên liệu khó đưa lại hiệu quả và nếu có thực hiện chính sách kinh tế mở thì
cũng chủ yếu xuất khẩu hàng thô, kém khả năng cạnh tranh, bị chèn ép và thường
bị thua thiệt (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).
b. Sự nghiệp phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển sẽ
thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng CNH - HĐH
Cơng nghiệp chế biến có vai trị lớn trong việc thúc đẩy nơng, lâm nghiệp
phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng CNH - HĐH và các lý do sau đây:
Thứ nhất: Do sản phẩm của nơng nghiệp là ngun liệu chính của công nghiệp
chế biến nông, lâm sản cho nên muốn phát triển ngành này tất yếu địi hỏi nơng
nghiệp phải phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hóa, tạo ra các loại sản phẩm,
các vùng chuyên canh, có năng suất cao có tỷ suất hàng hóa lớn. Mặt khác, cũng vì
sản phẩm nơng nghiệp khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, thối nát, nên sự phát triển của
nó chỉ có thể được đảm bảo vững chắc nên tổ chức được cả hệ thống các cơ sở công
nghiệp, sơ chế, tinh chế và sản xuất có liên hệ mật thiết với nhau.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản không chỉ tạo sức ép buộc nơng
nghiệp phải phát triển, mà nó tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển thuận lợi
qua việc nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng khả năng tích
lũy, tăng khả năng đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất, hiện đại hóa q trình sản
xuất trong

9



nông, lâm sản. Tác động này trước hết thể hiện ở chỗ: sau khi đưa vào chế biến,
giá trị của nơng, lâm nghiệp tăng lên rất nhiều. Theo tính tốn của các chuyên
gia, sau khi tinh chế giá trị của nơng, lâm sản có thể tăng 4 - 10 lần so với giá trị
lúc chưa chế biến.
Thứ hai: Thông qua công nghiệp chế biến nông, lâm sản tạo khả năng mở
rộng thị trường tiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian và khoảng
cách đối với tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Thứ ba: Sự phát triển của cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản cịn làm tăng
nhu cầu về sản phẩm của nông, lâm nghiệp, qua đó đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho
người tiêu dùng.
Thứ tư: Thông qua chế biến, từ một sản phẩm nơng, lâm nghiệp có thể tạo
ra nhiều loại sản phẩm có những giá trị sử dụng rất khác nhau, thậm chí tạo ra
những đặc tính mới, những giá trị sử dụng mới cho sản phẩm của nơng nghiệp; từ
đó nâng cao mức độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ năm: Phát triển công nghiệp chế biến góp phần quan trọng vào việc
giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là qua
việc phát triển hệ thống các cơ sở chế biến ngay ở nông thôn. Điều này giải quyết
việc làm lao động nông nhàn ở nông thôn (đặc biệt sau vụ mùa giữa hai vụ mùa).
Thứ sáu: Công nghiệp chế biến địi hỏi vốn ít và thời gian thu hồi vốn
nhanh phù hợp với những nước có nền kinh tế đang phát triển của nước ta.
Như vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản vừa có tác
dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp tới sự phát triển của nông, lâm nghiệp,
vừa tạo cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, là khâu đột phát để CNH HĐH nông nghiệp và nông thôn.
c. Công nghiệp chế biến nơng, lâm sản góp phần đẩy mạnh xuất khẩu phát huy
lợi thế so sánh của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng khả năng tích lũy
phục vụ CNH - HĐH đất nước
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản khơng chỉ gìn giữ, khắc phục làm giảm
hư hao sản phẩm nguyên liệu, mà còn bổ sung, làm tăng giá trị sử dụng của các

sản phẩm đó, mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường với mẫu mã,
hình thức đa dạng mà cịn kích thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã
hội. Người tiêu dùng với tâm lý sẵn sàng trả một giá cao hơn cho những sản
phẩm nếu chúng được ưa chuộng. Họ đòi hỏi sản phẩm phải được chế biến trước

10


khi mua. Do vậy, công nghiệp chế biến vừa làm tăng giá trị sử dụng, đồng thời
vừa làm giá trị sản phẩm.
Tính hiệu quả của cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản, trên thị trường được
thể hiện ở khối lượng lợi nhuận do sự phát triển của công nghiệp chế biến thu được.
Cơng nghiệp chế biến càng phát triển thì sức cung hàng hóa càng lớn, sức mua càng
tăng và cuối cùng khối lượng lợi nhuận thu được càng nhiều, thu nhập tăng.

Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng ngày càng
nhiều, nếu hiện đại hóa công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng có
chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của họ thì có thể tăng lượng sản phẩm cơng
nghiệp chế biến xuất khẩu tại chỗ một cách đáng kể và sẽ có hiệu quả cao.
Cơng nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản tồn tại và
phát triển trên cơ sở nguyên liệu chính được sản xuất trong nước. Theo Adam
Smith (nhà kinh tế học người Anh) thì ở mỗi đất nước đều có những nguồn lực
và tài nguyên nhất định như nguồn đất đai, mặt nước, khí hậu, địa hình... Sự phát
triển của cơng nghiệp chế biến cho phép phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi
vừng, mỗi khu vực trong việc khai thác nguyên liệu, phát huy công nghệ truyền
thống, sản xuất và chế biến sản phẩm riêng của mỗi địa phương.
Như vậy, các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chun mơn hóa những mặt
hàng có lợi thế xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng trong nước có điều kiện
sản xuất hoặc sản xuất khơng có lợi.
d. Phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản mang lại hiệu quả kinh tế - xã

hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Sự phát triển của công nghiệp chế biến tác động mạnh đến đời sống và sự
phát triển của nhiều ngành kinh tế quốc dân, nên công nghiệp chế đóng vai trị
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong những thước đo quan
trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Một ưu điểm là
các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn,
khơng địi hỏi cơng nghệ phức tạp, nhưng nó có khả năng thu hút được nhiều lao
động và tạo ra tích lũy lớn.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nền kinh tế chưa phát triển đang phải tập

11


trung mọi lực lượng đẩy mạnh CNH - HĐH. Ngành cơng nghiệp chế biến do đó
cũng chưa phát triển, mâu thuẫn sâu sắc với nhu cầu chế biến số lượng lớn nông
sản của ngành nông nghiệp đang trong xu thế phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa.
Hiện nền sản xuất nông nghiệp nước ta với nhiều hạn chế trong tập quán,
thói quen sản xuất chưa phù hợp như ngành rau quả đã tổng kết: Do vừa trồng
chủ yếu ở quy mơ hộ gia đình, dưới 5 ha, giống khơng đồng nhất, chất lượng
không đều, nên không thể đưa công nghệ kỹ thuật cơ khí hiện đại vào q trình
sản xuất, lựa chọn, bảo quản. Do đó nhiều sản phẩm nơng nghiệp chưa qua được
khâu sơ chế, số lượng hư hỏng cao, chất lượng khơng đảm bảo.
Ngồi ra, kinh nghiệm sản xuất và quản lý theo u cầu của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa cịn thiếu, u cầu giải quyết việc làm cho một đội ngũ lao động
khá đông cũng đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Trong bối cảnh đó, nếu phát triển
mạnh cơng nghiệp chế biến thì có thể giải quyết được mâu thuẫn kể trên. Đặc biệt
cho phép huy động được các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân, thơng qua
các hình thức liên kết, liên doanh. Vừa phát huy được tay nghề của người lao

động, vừa tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, vừa khai thác được lợi thế của tất cả
các vùng. Tạo điều kiện từng bước phát triển ngành công nghiệp chế trở thành
một ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất hàng hóa, vừa phục vụ tốt nhu cầu nội địa,
vừa tăng cường được lượng hàng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các quốc gia (Tây, Âu, Nhật Bản trước đây, các
nước NIEs và nhiều nước Đông Nam Á hiện nay) đã thực hiện cơng nghiệp hóa
thành cơng nhờ áp dụng chiến lược phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp
chế biến gắn với nơng nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật và vốn cao.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản
2.1.3.1. Phát triển về quy mô của công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Theo quan điểm của nhà kinh tế học hiện đại về các mơ hình kinh tế phát
triển cơng nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản cần phải tổ
chức sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.
Chiều rộng: Tổ chức sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo
chiều rộng bao gồm nguồn vốn lớn, sản lượng đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

12


Chiều sâu: Được hiểu một cách khái quát, ngoài tổ chức sản xuất theo chiều
rộng, đòi hỏi phải theo chiều sâu. Nghĩa là chú ý về chất lượng mẫu mã, thành
phần đáp ứng nhu cầu của con người.
2.1.3.2. Phát triển về nguồn lực sản xuất và trình độ sản xuất công nghiệp chế
biến nông, lâm sản
* Tăng năng lực sản xuất của công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Khả năng sản xuất của công nghiệp chế biến nông, lâm sản thể hiện qua sự
chế biến hết nguồn nguyên liệu hiện có. Đồng thời tận dụng phế phẩm, tiết
kiệm... để đa dạng hóa sản phẩm. Ví dụ như sản xuất chế biến dầu lạc, có thể tận
dụng bã lạc để làm thức ăn cho gia súc, vỏ lạc để làm nhiên liệu đốt hoặc làm
phân bón hữu cơ...

Khả năng của trang thiết bị, công suất của máy phải đáp ứng để chế biến
nguồn nguyên liệu hiện có. Chẳng hạn như nguồn ngun liệu lúa, lạc, sắn nhiều
trong khi máy móc khơng đủ hoặc không đảm bảo về mặt kỹ thuật...
Năng lực sản xuất cịn phụ thuộc vào trình độ kỹ năng lao động như đội ngũ
kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề.
*

Nâng cao trình độ cơng nghệ chế biến nơng lâm sản
Một sản phẩm tốt hay kém chất lượng phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ, kỹ

thuật. Máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ chế tạo sản phẩm
chấtlượng cao, mẫu mã đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu thị hiếu con người.
Cũng từ đó, một cơng ty, doanh nghiệp, xí nghiệp xây dựng thương hiệu sản
phẩm của mình đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Điều đó thể hiện nếu trang thiết
bị hiện đại, công nghệ cao sản xuất ra sản phẩm đảm bảo về chất lượng và số
lượng, giá trị cá biệt thấp, song đem trao đổi trên thị trường bán đúng với giá trị
thị trường thì khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị cá biệt chính là
lợi nhuận; đó là mục đích của nhà doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp, cũng chính là
lợi thế cạnh tranh, cùng với sự lãnh đạo điều hành tốt của những giám đốc năng
động.
Trong cơ chế thị trường, sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp chế
biến phải dựa vào sức sống của chính nó. Sức sống của các sản phẩm công
nghiệp chế biến phải được thể hiện qua khả năng cạnh tranh của nó với các mặt
hàng cùng loại trên thị trường. Trong các nhân tố thì nhân tố đầu tiên định khả
năng cạnh tranh cùng ngành công nghiệp chế biến chính là trình độ kỹ thuật -

13


cơng nghệ. Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến khả

năng phát triển ngành công nghiệp chế biến. Cơng nghệ chế biến có ảnh hưởng
lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian bảo quản, giá thành sản phẩm,
vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).
Thứ nhất, công nghệ chế biến ảnh hưởng tới năng suất chế biến nông, lâm
sản. Với những dây chuyền chế biến hiện đại, tiên tiến, phương pháp chế biến
khoa học, làm theo dây chuyền, tạo năng suất cao. Cịn đối với cơng nghệ chế
biến lạc hậu, chủ yếuchế biến bằng phương pháp thủ cơng truyền thống, ít máy
móc thiết bị tạo ra năng suất thấp. Trước đây, máy móc xay xát gạo cịn thơ sơ,
lạc hậu nên năng suất xay xát gạo chỉ đạt ở mức 500kg/giờ. Ngày nay, thiết bị
máy móc đã được cải tiến hiện đại nên năng suất xay xát gạo đã tăng lên nhanh ở
mức 5 – 6 tấn/giờ. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế hàng hóa phát triển
thì vấn đề năng suất rất được chú trọng vì nó có ảnh hưởng lớn tới việc tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp, tới khả năng cung cấp kịp thời cho thị trường.
Thứ hai, cơng nghệ chế biến có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cơng
nghệ chế biến có thể làm cho chất lượng sản phẩm nông sản tốt hơn cũng có thể
làm cho chất lượng của nó giảm đi. Như nghề bún nếu sản xuất bằng cơng nghệ
lạc hậu thì bún thành phẩm phải qua khâu rửa nước. Còn với cơng nghệ sản xuất
tiên tiến thì khơng qua rửa nước mà tiến hành thao tác hấp với nhiệt độ hấp trên
100 độ, thanh trùng được vi sinh, nấm mốc, thời gian bảo quản 36- 48 giờ, dài
hơn so với bún làm bằng máy cũ chỉ 24 giờ. Cọng bún lại dai, ngon, xốp hơn.
Như vậy, với việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, phương pháp chế biến tiên tiến,
khoa học, dây chuyền cơng nghệ theo đúng tiêu chuẩn thì chất lượng các mặt
hàng nơng sản ln có giá trị cao, chất lượng được đảm bảo. Khi chất lượng sản
phẩm có giá trị cao sẽ làm tăng vị thế của các sản phẩm nông sản, tạo được sự tin
tưởng cho khách hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ đó cơng nghiệp chế
biến có điều kiện phát triển ngày càng mở rộng về quy mô theo cả chiều rộng và
chiều sâu, làm tăng vị thế của mình trên trường quốc tế.
Thứ ba, công nghệ chế biến với kỹ thuật hiện đại còn làm cho thời gian chế
biến các sản phẩm từ nơng, lâm sản diễn ra nhanh chóng. Chẳng hạn như đối với
nghề làm bún nếu theo quy trình cũ là làm bằng thủ cơng thì phải ngâm gạo 6 - 7

ngày, vừa ngâm vừa tẻ liên tục thì với quy trình mới sản xuất bằng máy móc chỉ
cần 6 tiếng. Hiện nay, ở nước ta đã có các thiết bị máy móc chế biến nơng sản
góp phần rút ngắn thời gian sản xuất như máy phân loại hạt cà phê, gạo, điều

14


×