Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MẠNH TÙNG

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY
TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đào Thế Anh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Mạnh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy Cơ giáo và các cơ quan.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS.Đào Thế Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Phân tích định lượng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công, viên chức Sở Nông
nghiệp và PTNT Thanh Hóa, UBND huyện Hoằng Hóa và các hộ nơng dân tại huyện
Hoằng Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Tùng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................................ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN....................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung......................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU..................................................... 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3

1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.................................................................. 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY....4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về chuỗi giá trị....................................................................................... 4

2.1.2.

Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây ở nước ta hiện nay .................... 7

2.1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị khoai tây ............................................. 10

2.1.4.

Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị...................................................................... 12

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................. 22

2.2.1.

Tình hình chuỗi giá trị khoai tây tại một số địa phương ở nước ta
hiện nay.................................................................................................................... 22

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển chuỗi giá trị khoai tây huyện
Hoằng Hóa.............................................................................................................. 27

iii


2.2.3.

Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị và các cơng trình nghiên cứu có liên
quan.......................................................................................................................... 27

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 29

3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................. 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................... 31

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu........................................................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu............................................................................. 35

3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài........................................... 36

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 38
4.1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY HUYỆN
HOẰNG HĨA........................................................................................................ 38

4.1.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng........................................................................ 38

4.1.2.

Đặc điểm sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa................................................ 42

4.2.

THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY HUYỆN HOẰNG HÓA. 48

4.2.1.

Sơ đồ chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa................................................ 48

4.2.2.

Phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa........................................................................................................................... 51

4.2.3.


Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa........................................................................................................................... 63

4.2.4.

Phân tích giá trị gia tăng và thu nhập các tác nhân trong chuỗi giá trị
khoai tây huyện Hoằng Hóa................................................................................. 66

4.2.5.

Phân tích giá trị của chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa ...................... 74

4.2.6.

Các tác nhân cung cấp dịch vụ cho chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa........................................................................................................................... 77

4.2.7.

Các khó khăn, hạn chế của các tác nhân cung cấp dịch vụ trong chuỗi
giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa..................................................................... 79

4.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY
HUYỆN HOẰNG HĨA....................................................................................... 81

4.3.1.


Nhóm các yếu tố chủ quan.................................................................................... 81

4.3.2.

Nhóm các yếu tố khách quan................................................................................ 82

iv


4.4.

PHÂN TÍCH SWOT CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY HUYỆN
HOẰNG HĨA........................................................................................................ 83

4.5.

ĐINH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI TÂY HUYỆN HOẰNG HĨA.............................. 86

4.5.1.

Định hướng hồn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây tại địa phương 86

4.5.2.

Giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây Hoằng Hóa ..........87

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 91
5.1.


KẾT LUẬN............................................................................................................. 91

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 95
PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHLB

Cộng hịa liên bang

ĐVT


Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

VTNN

Vật tư nông nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích khoai tây

Bảng 3.1.

Các nhóm đất chính

Bảng 3.2.

Dân số, lao động củ

Bảng 3.3.

Cơ cấu kinh tế qua

Bảng 4.1.

Diện tích sản xuất k

Bảng 4.2.

Tổng hợp diện tích

Bảng 4.3.

Diện tích đất trồng

Bảng 4.4.


Năng suất và sản lư

2015 - 2017............
Bảng 4.5.

So sánh năng suất k

của huyện Hoằng H
Bảng 4.6.

Tình hình áp dụng c

tra huyện Hoằng Hó
Bảng 4.7.

Độ tuổi của hộ sản x

Bảng 4.8.

Số năm kinh nghiệm

Bảng 4.9.

Trình độ học vấn củ

Bảng 4.10. Tình hình tiêu thụ khoai tây tại huyện Hoằng Hóa .....................................
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí trên 1kg

khoai tây của hộ sản

Bảng 4.12. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí trên 1kg

khoai tây của hộ sản
Bảng 4.13. Đặc điểm của các tác nhân trung gian ........................................................
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và đầu tư kinh doanh

khoai tây của các tá
Bảng 4.15. Chi phí trung gian cho 1kg khoai tây của các tác nhân trung gian tham

gia vào kênh tiêu th
Bảng 4.16. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị

gia tăng trong 1kg k
Bảng 4.17. Phân tích giá trị gia tăng trên 1kg khoai tây và thu nhập của hộ sản xuất

có liên kết với doan

vii


Bảng 4.18. Phân tích giá trị gia tăng trên 1kg khoai tâyvà thu nhập của hộ sản xuất
truyền thống kênh 2

67

Bảng 4.19. Phân tích giá trị gia tăng trên 1kg khoai tâyvà thu nhập của các tác nhân
trung gian

68


Bảng 4.20. So sánh giá trị gia tăng trong 1kg khoai tây của các tác nhân tham gia
kênh tiêu thụ thứ 2

70

Bảng 4.21. Phân tích giá trị gia tăng trên 1kg khoai tâyvà thu nhập của hộ sản xuất
kênh tiêu thụ 3 73
Bảng 4.22. Tổng hợp các nhu cầu người tiêu dùng khoai tây huyện Hoằng Hóa .........73
Bảng 4.23. So sánh các chỉ tiêu kinh tế trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa

74

Bảng 4.24. Kết quả kinh doanh của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp trong chuỗi
giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa năm 2017 77
Bảng 4.25. Ma trận phân tích SWOT và định hướng, giải pháp phát triển chuỗi giá
trị khoai tây huyện Hoằng Hóa 85

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khung khái niệm Porter......................................................................................... 6
Sơ đồ 2.2. Tác nhân tham gia và hoạt động chuỗi giá trị khoai tây vụ xuân .................... 7
Sơ đồ 2.3. Tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây vụ đơng ......................................... 10
Sơ đồ 3.1. Các chỉ tiêu chính trong chuỗi giá trị nông sản ............................................... 36
Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa........................................................ 48
Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ khoai tây có hợp đồng bao tiêu ................................................. 53
Sơ đồ 4.3. Kênh tiêu thụ khoai tây truyền thống................................................................ 56
Sơ đồ 4.4. Kênh tiêu thụ khoai tây trực tiếp……………………………………………63


Sơ đồ 4.5. Giá trị gia tăng trên 1Kg khoai tây của các tác nhân trong kênh tiêu thụ 2
của chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa. 72

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sự biến động về diện tích khoai tây ở Việt Nam ......................................... 22
Biểu đồ 2.2. Sản lượng khoai tây ở Việt Nam..................................................................... 22
Biều đồ 2.3. Diện tích trồng khoai tây trung bình/hộ qua các năm ................................. 23
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích khoai tây có sự liên kết với các doanh nghiệp ...............42
Biểu đồ 4.2. So sánh công lao động phương pháp làm đất tối thiểu và truyền thống . .44
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nhân khẩu của huyện Hoằng Hóa ..................................................... 46
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu lao động của huyện Hoằng Hóa........................................................ 46
Biểu đồ 4.5. Sản lượng tiêu thụ khoai tây huyện hoằng Hóa qua các năm 2015 - 2017
.................................................................................................................................................... 53

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Tùng
2. Tên luận văn: " Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa"

3. Chuyên nghành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

4. Cơ sở đào đạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị
khoai tây. Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây
trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chuỗi
giá trị, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích số liệu. Áp
dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, thống kê so sánh và ma trận SWOT.

Các kết quả chính:
Tổng quan tình hình sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa: Hiện tại ở Hoằng
Hóa có tổng cộng 293,6 ha diện tích trồng khoai tây trong đó có đến gần 70% diện
tích đất trồng khoai tây giống nhập ngoại cho năng suất cao như: Marabel, Solara,
Atlantic…Năng suất ước tính trung bình đạt 20 tấn/ha. Đây đa phần là diện tích trồng
khoai tây của các hộ dân có liên kết sản xuât - tiêu thụ với doanh nghiệp theo hợp
đồng bao tiêu, phần còn lại là sản xuất tự do.
Thực trạng chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa: Xác định được cấu trúc
chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa bao gồm 3 kênh tiêu thụ chính: Kênh 1:
Kênh tiêu thụ có hợp đồng bao tiêu, kênh 2: Kênh tiêu thụ truyền thống, kênh 3: Kênh
tiêu thụ trực tiếp. Trong đó kênh tiêu thụ có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh
nghiệp chỉ điều tra được tác nhân hộ sản xuất do thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
là trong cả nước và xuất khẩu. Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị kinh
tế địa phương (kênh 2 và kênh 3).Qua đó phân tích được các chỉ tiêu kinh tế, các giá
trị gia tăng, thu nhập của các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa bao gồm các yếu tố kỹ thuật, các yếu tố khách quan.
Định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng
Hóa. Đưa ra các định hướng trong sản xuất, tiêu thụ, các giải pháp cụ thể cho từng tác nhân.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Manh Tung
Thesis title: Study on potato value chain in Hoang Hoa district, Thanh Hoa province
Major: Rural Development

Code:8620116

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To review literature and practice in the potato value chain.
To evaluate the situation in the potato value chain and driven factors for that in
Hoang Hoa district, Thanh Hoa province.
To suggest solutions tocomplete and develop the potato value chain in the
province in the future.
Materials and Methods
Methods used: method of value chain analysis, descriptive statistics,
comparative statistics and SWOT matrix.
Main findings and conclusions
Overview of potato production in Hoang Hoa district: Currently, in Hoang Hoa
district, there are 293,6 ha of potato area, of which nearly 70% are imported varieties for
high productivity such as Marabel, Solara, Atlantic,…Average estimated yield to 20 tons /
ha. The households associated with production - consumption with enterprises under the
contract of consumption have mostly of area, the rest is free production.
The situation of potato value chain in Hoang Hoa district: Determination potato
value chain includes 3 main consumption channels: channel 1: Consumption channel with
contract, channel 2: traditional channel and channel 3: marketing consumption. In which,
the consumer - consumption channel has contract which is only conducted by the

enterprise' s consumer market, which is in the country and exports. Do that, the thesis
focuses on the research of local economic chains (channel 2 and 3). Through that analysis
of economic indicators, adding value, incomes of the agents in Hoang Hoa district.

Driven factors affecting the potato value chain of Hoang Hoa district include:
technical factors, objective factors.
Based on the situation, my thesis gives some suggestions to completing and
developing the potato value chain in Hoang Hoa district and provide guidelines for
manufacturing, consumption, specific solutions for each agent.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khoai tây đóng vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nơng nghiệp, góp
phần tích cực vào việc cải thiện thu nhập và góp phần đảm bảo an ninh lương thực
của nhiều quốc gia trên thế giới. Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy
củ chứa tinh bột, loại cây trồng lấy củ được trồng rộng rãi nhất trên thế giới và là
loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngơ
(FAO, 2008). Đây là cây trồng chủ lực của châu Âu, nơi sản xuất khoai tây bình
quân đầu người lớn nhất, nhưng việc mở rộng trồng khoai tây diễn ra mạnh mẽ
nhất tại Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua.
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến

lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông
nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng
vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản
xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì trong những năm gần đây, khoai tây
cũng là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Ở Thanh Hóa, về ngành nơng sản –khoai tây trong những năm gần đây đã

có những bước tiến lớn, tuy nhiên thu nhậpcủa người trồng khoai tây vẫn bấp bênh
do giá biến động, sản lượng được tiêu thụ qua nhiều tác nhân trung gian dẫn đến
người trồng khoai tây thì thu nhập ít trong khi đó người tiêu dùng vẫn phải trả giá
cao cho sản phẩm khoai tây. Có nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu
thụ được đặt ra cho sản phẩm khoai tây tỉnh Thanh Hóa, cần được nghiên cứu để
có thể giúp các tác nhân tham gia chuỗi giá trị(đặc biệt là những lao động nghèo)
có thể gia tăng thu nhập.
Các Doanh nghiệp thu mua, chế biến nơng sản, trong đó hướng đến khoai
tây cịn nhiều lý do khác nhau.Trong đó việc hoạch tốn kinh doanh cho mặt hàng
còn thiếu cơ sở về mặt bằng chi phí, cơng nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ….
nên chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh,chế biến mặt hàng nơng sản này tại
Thanh Hóa.
Về khía cạnh những người quản lý còn thiếu cơ sở đánh giá hiệu quả kinh
tế xã hội về ngành hàng này như: khả năng và mức đóng góp về kinh tế xã hội từ

1


khoai tây, khả năng giải quyết việc làm, mức giá trị và giá trị gia tăng toàn ngành
hàng… Khả năng tác động của các chính sách thương mại, xúc tiến thương mại,
việc triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khoai tây nói riêng
và nơng sản nói chung…
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên có thể thấy để hình thành và phát triển
được chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thực sự khơng phải là
điều dễ dàng. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu chuỗi
giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của chuỗi giá trị khoai tây và hoạt động
của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây đề xuất các giải pháp pháttriển
chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị khoai tây.
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây
trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị: HTX, hộ nông
dân, thương lái và các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị khoai tây tại huyện
Hoằng Hóa.
Các tác nhân cung cấp dịch vụ cho chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng
Hóa: cơ quan nhà nước, khuyến nơng, dự án….
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi thời gian:Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 09/2017 đến tháng
09/2018.

2


Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các kênh tiêu thụ khoai tây huyện Hoằng
Hóa, tuy nhiên do một số doanh nghiệp tiêu thụ tham gia vào chuỗi giá trị khoai
tây Hoằng Hóa có thị trường tiêu thụ (người tiêu dùng) rất rộng là cả trong và
ngoài nước nên nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chuỗi giá trị kinh tế địa phương
(Ở đây là chuỗi giá trịkhoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến phát triển chuỗi giá
trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa:
Chuỗi giá trị khoai tây ở Hoằng Hóa đang hoạt động như thế nào?
Có những chủ thể, tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị và hoạt động của
họ thế nào?
Có bao nhiêu kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng
Hóa?
Giá trị gia tăng của sản phẩm khoai tây qua từng tác nhân trong chuỗi giá trị
thay đổi thế nào?
Chuỗi giá trị khoai tây tại huyện Hoằng Hóa có những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức và các yếu tố ảnh hưởng nào?
Cần phải có giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn
huyện Hoằng Hóa ?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đây là nghiên cứu có hệ thống, logic và có tính thực tiễn do chuỗi giá trị
nơng sản nói chung và chuỗi giá trị khoai tây nói riêng đang là xu thế mới trong
thời đại hiện nay. Nghiên cứu là tài liệu có giá trị tham khảo cho các tác nhân tham
gia chuỗi giá trị khoai tây.
Nghiên cứu giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị
khoai tây huyện Hoằng Hóa.
Đề xuất một số giải pháp cụ thể cho chuỗi giá trị và cho từng tác nhân tham
gia chuỗi giá trị để hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
KHOAI TÂY

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị
2.1.1.1. Một số khái niệm, quan điểm về chuỗi giá trị nói chung
Chuỗi giá trị, hay cịn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái
niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter (1985) mô tả và phổ cập lần
đầu tiên trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông:“Chuỗi giá trị
là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản
phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ
thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt
động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản
phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại”.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu R.Kaplinsky (2001) đã đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị trong phân tích tồn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần
thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các
giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và
đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất
cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi.
Theo Porter. M.E (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu
đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các
hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, khi đi qua
lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt
động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý
sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng; các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ
trợ cho các hoạt động chính.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng
với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu về ý tưởng theo đó tính cạnh
tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh
của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm
thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần đến, hậu cần bên ngoài,


4


tiếp thị bán hàng và các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến
lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu...
Trong khung phân tích của mình, Porter phân biệt các hoạt động chính và
các hoạt động bổ trợ:
Các hoạt động chính là những hoạt động hưởng đến việc chuyển đổi về mặt
vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5
hoạt động sau:
Hậu cần đến: Gồm việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm như
quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm sốt tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại
sản phẩm cho nhà cung cấp. Sản xuất: Chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hồn
thành. Ví dụ như: gia cơng cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn
và quản lý cơ sở vật chất. Hậu cần ra ngoài: Là những hoạt động kết hợp với việc
thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua.
Marketing và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi,
lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và
định giá. Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm. Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và
hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính
tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho
cơng ty(Porter. M.E, 1985).
Các hoạt động dịch vụ bổ trợ hoặc hỗ trợ các hoạt động chính bao gồm 4 loại:

Thu mua: Là việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong
chuỗi giá trị của công ty. Phát triển công nghệ: Là các bí quyết, các quy trình thủ
tục hoặc cơng nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Quản trị
nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể

nhân viên. Cơ sở hạ tầng công ty(Porter. M.E,1985).
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong
kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định
quản lý và chiến lược điều hành.
Logistics đầu vào (Inbound Logistics): Những hoạt động này liên quan đến
việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị
nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm
cho nhà cung cấp(Porter. M.E, 1985).

5


Sơ đồ 2.1. Khung khái niệm Porter
Nguồn: Porter. M.E (1985)

Sản xuất (Production): Các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu
vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia cơng cơ khí, đóng gói, lắp ráp,
bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. Logistics đầu ra
(Outbound Logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ
và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý
kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện
vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình, kế hoạch. Marketing và bán hàng
(Marketing and Sales): Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên
trong kênh và định giá.Dịch vụ khách hàng (Customer Service): Các hoạt động
liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản
phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay
thế và điều chỉnh sản phẩm (Porter. M.E, 1985).
2.1.1.2. Một số khái niệm, quan điểm về chuỗi giá trị nông sản-thực phẩm
Chuỗi giá trị nơng sản – thực phẩm là tồn bộ các hoạt động trong trang

trại, nhà máy kết hợp liên tục với nhau nhằm tạo ra giá trị gia tăng từ các sản phẩm
nông sản tươi sống và chuyển chúng thành các thực phẩm để bán cho người tiêu
dùng và được vứt bỏ sau khi sử dụng. Trong một quá trình mà giá trị có thể tạo ra
trong suốt chuỗi tạo ra giá trị cho xã hội và không làm cạn kiệt/suy giảm lâu dài
đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (FAO – 2015).
Chuỗi giá trị nông sản – thực phẩm là một q trình bao gồm các “hoạt
động chính”, chính là một chuỗi từ sản xuất – chế biến – bảo quản kho bãi – vận

6


chuyển – phân phối – bán lẻ. Bên cạnh đó các “hoạt động hỗ trợ” cho chuỗi chính
là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn, quản lý nguồn lực và việc mua sắm đấu thầu
các dịch vụ này cho chuỗi và mơi trường thể chế chính sách của chuỗi. Nói về
chuỗi giá trị nơng sản - thực phẩm dưới góc nhìn của một doanh nghiệp là nói về
phương thức tối đa hóa sự hài lịng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng
về tính linh hoạt và sự phối kết hợp các hoạt động.Chuỗi giá trị nông sản – thực
phẩm là sự kết nối các chủ thể liên quan đến cung ứng và tiêu thụ thực phẩm từ
trang trại đến bàn ăn (Deloitte, 2013).
2.1.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây ở nước ta hiện nay
Do đặc thù của sản xuất khoai tây tại phía bắc Việt Nam, có 2 vụ khoai tây
được sản xuất trong năm là vụ khoai tây vụ xuân và đông. Hầu hết những vùng sản
xuất khoai tây xuân nhằm mục đích để sản xuất khoai giống phục vụ cho sản xuất
vụ đông năm tiếp theo trong khi khoai vụ đông phần lớn được dùng làm khoai
thương phẩm và một phần còn lại cũng được bảo quản làm giống cho vụ đơng năm
kế tiếp. Vì vậy, các tác nhân tham gia vào 2 chuỗi giá trị này cũng có sự khác biệt.
Đầu
vào
- HTX
DVN

N
- Cơng
ty
giống
Đầu
vào
-Khoai
giống
-Phân
bón
-Thuốc
BVTV

Sơ đồ 2.2. Tác nhân tham gia và hoạt động chuỗi giá trị khoai tây vụ xuân
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp - Casrad (2013)


7


HTX dịch vụ nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong chuỗi giá trị
khoaitây xuân, cung cấp dịch vụ giống đầu vào cho tới thu mua toàn bộ sản phẩm
khoai tây giống của người nông dân sản xuất ra. Hầu như tồn bộ diện tích khoai
xn của các tỉnh miền bắc Việt Nam hiện nay đều sản xuất giống Sonara từ giống
siêu nguyên chủng, nguồn giống được nhập khẩu từ Đức thông qua các HTX dịch
vụ, các đơn vị cung ứng giống trong tỉnh như Trung tâm tư vấn ứng dụng phát
triển khoa học nông nghiệp và môi trường tại Thái Bình, Trung tâm giống cây
trồng tỉnh Nam Định.... Các HTX dịch vụ nhập khoai giống căn cứ vào
nhu cầu sản xuất của người dân, các HTX sẽ ký hợp đồng mua khoai trực tiếp với
Trung tâm cây có củ - Viện cây lương thực, thực phẩm hoặc thông qua các đơn vị

cung ứng giống trong toàn tỉnh. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất
khoai vụ xuân như trợ giống 50% đối với giống khoai nhập khẩu hoặc hỗ trợ sau
thiên tai tại Thái Bình đều căn cứ dựa trên khối lượng khoai giống và diện tích mà
các hộ sản xuất đã đăng ký với HTX dịch vụ. Giá khoai Solara nhập khẩu năm
2012 và 2013 đều ở mức 23000 đ/kg. Vùng sản xuât khoai giống vụ xuân hiện nay
chỉ tập trung tại những vùng có điều kiện về bảo quản, đất đai và khí hậu như Thái
Bình, Hải Dương, Nam Định và Bắc Ninh trong đó có một số xã có diện tích trồng
nhiều như Thái Giang – Thái Thụy, Nguyên Xá, An Khê, Vũ Ninh, Vũ An – Kiến
Xương – Thái Bình (Sở NN&PTNT Thái Bình 2013), Yên Đồng – Ý Yên – Nam
Định(Casrad, 2013).
Các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất khoai như phân bón, thuốc BVTV
được cung ứng bởi các đại lý tư nhân trong tỉnh.Tuy nhiên, đối với khâu cung ứng
đầu vào hiện nay còn gặp cản trở về mặt thời gian. Do diện tích đất khoai xuân
được trồng trên chân đất màu (3- 4 vụ/năm) nên thời gian cho trồng khoai phải bắt
đầu từ cuối tháng 12, lượng khoai giống cung ứng cũng cần trong thời gian này.
Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu nên thời gian cung ứng giống
cịn chậm, khơng kịp thời vụ, số lượng giống cung ứng khơng đủ.Vì vậy, một số
vùng có kế hoạch sản xuất khoai tây (Casrad, 2013).
Sau khi khoai tây sản xuất ra hầu hết được cam kết bao tiêu sản phẩm bởi
các HTX, tuy nhiên do nhu cầu thị trường đối với khoai tây giống đảm bảo chất
lượng cho vụ đông cao, lợi nhuận từ việc bán khoai giống lớn nên tại các vùng sản
xuất khoai giống đều có những thu gom nhỏ lẻ thu mua khoai trực tiếp từ các hộ
nơng dân. Do đó, một số HTX phải đưa ra các cam kết của người dân để thu mua
được khoai giống như HTX Thái Giang –Thái Thụy yêu cầu người dân phải

8


bán khoai giống lại cho HTX theo tỷ lệ 6-7 kg giống F1/1 kg giống siêu nguyên
chủng đăng ký ban đầu. Để đảm bảo việc người dân mua khoai giống siêu nguyên

chủng và bán khoai cho HTX, các hộ đăng ký mua giống phải trả trước từ 50 –
70% chi phí mua giống. Một số các đơn vị sản xuất giống khoai tây như Công ty
CP giống cây trồng tỉnh, trung tâm KHCN… đều thu mua khoai thông qua các
HTX dịch vụ nông nghiệp. Để thu mua được khoai giống theo hình thức này, các
HTX, đơn vị cung ứng phải cung cấp nguồn khoai giống siêu nguyên chủng cho
hộ sản xuất. Thông thường sẽ là cung cấp khoảng 60 – 70% lượng khoai xuân sản
xuất ra sẽ được sử dụng để làm giống cho vụ đông, lượng khoai thương phẩm cịn
lại cũng được tiêu thụ thơng qua các đại lý thu mua khoai trong tỉnh. Thông
thường, các đầu mối thu gom lớn về khoai giống và khoai thương phẩm sẽ đặt các
đại lý thu gom nhỏ lẻ tại địa phương, những đại lý này sẽ thu gom lại toàn bộ cả
khoai giống và khoai thương phẩm. Như vậy, các đại lý nhỏ lẻ sẽ thu mua khoai,
phân loại, đóng bao và vận chuyển tới nơi tiêu thụ nhất định cho các thu gom lớn
để hưởng chênh lệch giá (hoa hồng), với mức chênh lệch khoảng 500 – 1000
đ/kg(Casrad, 2013).
Dù là các đơn vị cung ứng giống lớn hay các thu gom khoai giống tại các
tỉnh miền bắc đều phải đưa tồn bộ lượng khoai giống của mình để bảo quản tại
các kho lạnh. Các công ty, đơn vị cung ứng giống lớn có thể có kho lạnh để bảo
quản riêng như Trung tâm giống cây trồng Nam Định, nhưng 90% lượng khoai
giống vụ xuân đều được bảo quản tại các kho lạnh của HTX dịch vụ nông nghiệp.
HTX sẽ cung cấp dịch vụ kho lạnh để bảo quản giống cho cả các đại lý, công ty và
cả các xã viên của HTX.Thời gian để bảo quản lạnh khoai tây xuân từ tháng 4 cho
tới tháng 9 hàng năm. Vào khoảng cuối tháng 9 hàng năm, các tác nhân này sẽ
nhận lại khoai giống của mình từ HTX, từ đây khoai giống được phân phối tới các
vùng sản xuất khoai tây vụ đông miền bắc. Với nhu cầu bảo quản lạnh cao từ tất cả
các tác nhân nên lượng kho lạnh tại các tỉnh sản xuất khoai giống nhiều như Thái
Bình không đáp ứng được.Một số đại lý cung ứng giống phải vận chuyển khoai từ
Thái Bình đi Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng để bảo quản lạnh. Điều này làm
tăng chi phí, giá thành cho khoai tây giống vụ đơng (Casrad, 2013).
Đối với khoai tây thương phẩm vụ xuân, sau khi được thu mua bởi các đại
lý, thu gom sẽ thông qua mạng lưới phân phối (bán buôn, bán lẻ) tại địa phương để

tiêu thụ. Do thời điểm tiêu thụ vào khoảng tháng 4 hàng năm khi mà lượng

9


khoai tây đơng trên cả nước đã hết nên tồn bộ lượng khoai được tiêu thụ với giá
bán cao, năm 2013 là 11 000 đ/kg (bình quân hơn từ 1500 – 2000 đ/kg so với
khoai vụ đông) (Casrad, 2013).
Đầu
vào

-hộ tự để
giống
-HTX
dịch vụ
-Cơng ty
giống

Đầu
vào
-Khoai
giống
-Phân
bón
-Thuốc
BVTV

Sản
xuất
Trồng,

chăm
sóc, thu
hoạch

Sơ đồ 2.3. Tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây vụ đông
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp - Casrad (2013) Về

cơ bản, các công đoạn trong chuỗi giá trị của khoai tây vụ đông giống như với
khoai vụ xuân. Tuy nhiên, do sản xuất khoai vụ đông nhằm để phục vụ
cho tiêu dùng khoai thương phẩm nên tác đóng vai trò chủ chốt hiện nay trong
chuỗi là tác nhân thu gom lớn tập trung tại Hịa Đình – Bắc Ninh và Thổ Tang –
Vĩnh Phúc và bán buôn tại các chợ đầu mối tại Hà Nội và các tỉnh sản xuất khoai
(Casrad, 2013).
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị khoai tây
Nghiên cứu một chuỗi giá trị sản phẩm cần trả lời được các câu hỏi: Các tác
nhân trong chuỗi hoạt động có hiệu quả hay khơng? Sự phân phối giá trị gia tăng,
lợi ích giữa các tác nhân ra sao? Kết quả hoạt động của tác nhân này ảnh


10


×