Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị gà đồi tại Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.02 KB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRỊNH THỊ THANH VÂN



NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ ðỒI
TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. QUYỀN ðÌNH HÀ





HÀ NỘI, NĂM 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


TRỊNH THỊ THANH VÂN





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp ñỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Trường

ðại học Nông nghiệp Hà Nội; ñặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của
thầy giáo PGS.TS Quyền ðình Hà ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban của huyện
Yên Thế, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập
tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với gia ñình và bạn bè ñã
giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



TRỊNH THỊ THANH VÂN
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục hộp ix
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
2.1.2 Nội dung chính trong phân tích chuỗi giá trị 11
2.1.3 ðặc ñiểm kinh tế, kỹ thuật ngành chăn nuôi gà ñồi 16
2.1.4 Chuỗi giá trị gà ñồi 19
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chuỗi giá trị gà ñồi 22
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên thế giới 23
2.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam 24
2.2.3 Những vấn ñề ñặt ra cho nghiên cứu chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 26
2.3 Kết luận từ tổng quan tài liệu 28
2.3.1 Những kết quả ñạt ñược 28
2.3.2 Những hạn chế rút ra 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iv

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 30
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 45
3.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà ñồi tại huyện Yên Thế 50
4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà ñồi trên ñịa bàn huyện Yên Thế 50

4.1.2 Tình hình tiêu thụ gà ñồi Yên Thế 57
4.1.3 Hiệu quả từ dự án xác lập thương hiệu gà ñồi Yên Thế 58
4.1.4 Vấn ñề ñặt ra cho việc phát triển chuỗi giá trị gà ñồi Yên Thế 61
4.2 Thực trạng các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà ñồi 61
4.2.1 Sơ ñồ chuỗi giá trị gà ñồi 61
4.2.2 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà ñồi Yên Thế 64
4.3 Phân bổ chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị gà ñồi Yên Thế 93
4.3.1 Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị gà ñồi theo tác nhân 93
4.3.3 Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm gà ñồi 101
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị gà ñồi 103
4.4.1 Các yếu tố ñầu vào 103
4.4.2 Các yếu tố khách quan 106
4.4.3 Chính sách và vai trò quản lý Nhà nước 107
4.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới từng tác nhân 108
4.5 Các giải pháp cải thiện chuỗi giá trị gà ñồi 110
4.5.1 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị gà ñồi 110
4.5.2 Giải pháp cho từng tác nhân 113
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
v

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
5.1 Kết luận 115
5.2 Kiến nghị 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 121

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BQ Bình quân
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
CN – TTCN – XDCB Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản
CNH – HðH Công nghiệp hóa – hiện ñại hóa
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
LðNN Lao ñộng nông nghiệp
LK với DN Liên kết với doanh nghiệp
NCN Nhóm chăn nuôi
NHCN Nhãn hiệu chăn nuôi
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
SHTT Sở hữu trí tuệ
TACN Thức ăn chăn nuôi
TCðLCL Tiêu chuẩn ño lường chất lượng
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TSCð Tài sản cố ñịnh
TT Thị trấn
UBND Ủy ban nhân dân
XCBQ xuất chuồng bình quân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


2.1 Công cụ, mục ñích phân tích các mặt khác nhau của chuỗi giá trị
14
3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2010 - 2012)
33
3.2 Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Yên Thế qua 3 năm (2010 - 2012)
35
3.3 Kết quả phát triển sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm (2010-2012)
39
3.4 Kết cấu mẫu ñiều tra
45
4.1 Cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi huyện Yên Thế năm 2010 – 2012
51
4.2 Tình hình ñàn gà và sản phẩm chăn nuôi gà của huyện Yên Thế
54
4.3 Thông tin chung của hộ chăn nuôi ñiều tra
66
4.4 Thông tin về tình hình tài sản phục vụ chăn nuôi gà của hộ
69
4.5 Giá trị tài sản cố ñịnh của hộ chăn nuôi gà ñồi Yên Thế
71
4.6 Nguồn vốn chăn nuôi của hộ ñiều tra
72
4.7 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gà ñồi Yên Thế
74
4.8 Phân tích tài chính hộ chăn nuôi gà ñồi huyện Yên Thế
75
4.9 Thông tin chung của cơ sở thu gom Giang Sơn
78
4.10 Phân tích tài chính tác nhân thu gom gà ñồi Yên Thế

79
4.11 Thông tin chung của người bán buôn gà ñồi Yên Thế
82
4.12 Phân tích tài chính hộ bán buôn gà ñồi Yên Thế
83
4.13 Thông tin chung của người bán lẻ gà ñồi Yên Thế
85
4.14 Phân tích tài chính tác nhân bán lẻ gà ñồi huyện Yên Thế
87
4.15 Thông tin chung tác nhân siêu thị, nhà hàng
88
4.16 Phân tích tài chính siêu thị và nhà hàng bán gà ñồi Yên Thế
90
4.17 Tổng hợp phản hồi của hệ thống Nhà hàng, Siêu thị
91
4.18 Tổng hợp phản hồi của người tiêu dùng “gà ñồi Yên Thế”
92
4.19 Chi phí và lợi nhuận theo tác nhân chuỗi giá trị gà ñồi
93
4.20 Phân phối giá trị gia tăng giữa các kênh phân phối trong chuỗi
99
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
viii

4.21 Tình hình thực hiện quy trình kỹ thuật ở các hộ ñiều tra
105
4.22 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật ở các hộ ñiều tra.
106

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Chuỗi cung ứng ngành hàng nông nghiệp Error! Bookmark not defined.
1.2 Porter’s Generic Value Chain 6
4.1 Sơ ñồ chuỗi giá trị gà ñồi Yên Thế 62


DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang

4.1 Bán cho công ty lấy tiền ngay 77
4.2 Mua từ người chăn nuôi thu nhập cao hơn…. 84
4.3 Số lượng bù doanh thu 97
4.4 Cơ chế tác ñộng, hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm gà ñồi 112



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ

1.1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu ñời chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng GTSX của ngành

chăn nuôi nước ta. Hàng năm, cung cấp khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt và hơn
2,5 - 3,5 tỷ quả trứng chiếm trên 40% GTSX ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi
gà ñặc biệt có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với ñặc ñiểm ñất ñai
ña dạng trên 50% diện tích ñất tự nhiên là ñất lâm nghiệp, vườn ñồi và vườn
rừng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi cũng như cây lương thực và các
loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị. Phát huy lợi thế tự nhiên, Huyện uỷ
ñã tập trung chỉ ñạo xây dựng nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng
tâm giai ñoạn 2011 - 2015, trong ñó ñặc biệt quan tâm ñến Chương trình "Nâng
cao chất lượng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá giai ñoạn 2011-2015"; ðề
án “phát triển chăn nuôi gà ñồi bền vững giai ñoạn 2011-2015”, Chính sách ưu
tiên vốn cho các hộ chăn nuôi theo Quyết ñịnh 120 của Chính phủ Người dân
nơi ñây có nghề truyền thống chăn nuôi gà thả ñồi nhằm phát triển kinh tế gia
ñình, ñến nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi và nhu
cầu tiêu dùng của xã hội thì ngành chăn nuôi ñã không ngừng phát triển, từ năm
2008, Yên Thế ñã trở thành ñịa phương có tổng ñàn gà lớn nhất miền Bắc với rất
nhiều hộ chăn nuôi gà quy mô lớn từ 1000 - 5000 con/lứa và nhiều lứa/năm. Sự
phát triển chăn nuôi gà tại huyện không những ñã góp phần xoá ñói giảm nghèo
mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang
ñặc ñiểm của sản xuất hàng hoá [Trà My, 2008]. Ngày 18/8/2011 Cục Sở hữu trí
tuệ ñã ban hành Quyết ñịnh số 28127/QÐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận
ñăng ký nhãn hiệu Gà ñồi Yên Thế. Ðây là tiền ñề ñể ngành chăn nuôi gà ñồi tại
huyện ñược phát triển ra nhiều thị trường trong nước và quốc tế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
2

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, ñể sản phẩm gà ñồi có thể cạnh tranh với
các sản phẩm thịt nhập khẩu, chúng ta một mặt cần giữ ổn ñịnh cơ cấu sản phẩm
chăn nuôi gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, cải tiến nhằm hạ chi phí,

giá thành sản phẩm ñể cạnh tranh về giá, một mặt cần phải chuyển dịch sang các
dòng sản phẩm có tính cạnh tranh cao như gà ñặc sản, gà ñóng gói,…ñể cạnh
tranh về chất lượng nhằm khai thác tối ña những lợi thế trong chăn nuôi gà của
nước ta. Hướng ñi bền vững cho ngành chăn nuôi gà sẽ ñảm bảo và mở rộng thị
trường cả trong nước và thế giới là phát triển chuỗi giá trị gà ñồi góp phần thúc
ñẩy sự phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, tạo những tiền ñề cần thiết cho
công cuộc công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Chuỗi giá trị gà ñồi ở Việt Nam nói chung và ở huyện Yên Thế nói riêng
hiện nay vẫn là một khái niệm mới và chỉ ñang phát triển theo xu hướng chuỗi
giá trị ñặc sản nông nghiệp. Sự phát triển gà ñồi hiện nay ñang phát triển tự phát
là phổ biến, các tác nhân trong chuỗi về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau.
Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp qui ñịnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm mà cho lợn ăn những chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng hoặc vẫn
bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường; người buôn bán tự do ép giá người chăn
nuôi, người giết mổ không có ñăng ký hành nghề, không ñảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm Lợi nhuận tạo ra không ñược phân phối công bằng, không
tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân. Bên cạnh ñó công tác
kiểm tra quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả.
Hậu quả là người tiêu dùng không ñược hưởng dịch vụ tốt nhất, ñôi khi là không
có ñược sản phẩm tương xứng với chi phí ñã bỏ ra Tất cả những ñiều ñó làm
chuỗi giá trị hoạt ñộng không hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân hoạt
ñộng trong chuỗi hiện nay sẽ ñều không có lợi. Khi chưa giải quyết triệt ñể ñược
những tồn tại này, việc phát triển chuỗi giá trị gà ñồi ở huyện sẽ còn gặp rất
nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững.
Mặt khác, ñể nhãn hiệu “gà ñồi Yên Thế” ñược thị trường trong nước biết
ñến, có khả năng cạnh tranh cao và hướng tới các thị trường khó tính như thị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
3

trường nước ngoài thì cần thiết phải hình thành chuỗi giá trị “gà ñồi” nhằm

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ñể sản xuất “gà ñồi” theo chu trình
sản xuất khép kín từ các khâu giống, thức ăn, thịt thành phẩm, quảng bá, tiêu thụ
ñảm bảo lợi ích giữa các tác nhân tham gia và phát triển chăn nuôi ggà ñồi nói
riêng và thương hiệu “Gà ñồi Yên Thế nói chung” một cách bền vững.
Tại thời ñiểm này, vẫn chưa có một ñề tài nghiên cứu nào có liên quan
ñến chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện. Xuất phát từ những vấn ñề ñó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, những yếu tố ảnh hưởng nhằm ñề xuất
các giải pháp ñể hài hòa lợi ích của các tác nhân từ ñó nâng cao hiệu quả hoạt
ñộng của chuỗi giá trị gà ñồi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị gà ñồi.
- ðánh giá thực trạng chuỗi giá trị gà ñồi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện.
- ðề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt ñộng chuỗi giá trị gà ñồi.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có bao nhiêu tác nhân tham gia chuỗi giá trị này?
- Các tác nhân ñó giao dịch và phân chia lợi ích với nhau như thế nào?
- Dòng thông tin trao ñổi và mối liên kết giữa các tác nhân diễn ra như thế
nào trong chuỗi giá trị gà ñồi?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng ñến các mối liên kết trong chuỗi giá trị
gà ñồi tại huyện? Việc phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi gà tại
huyện ñang gặp những khó khăn gì?
- Cần có những giải pháp gì ñể nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị gà ñồi?
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

4

Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện Yên Thế tỉnh
Bắc Giang là các kênh ngành hàng. Mỗi kênh có sự tham gia của người chăn
nuôi, người bán buôn, người bán lẻ, người thu gom, hệ thống siêu thị - nhà hàng
và người tiêu dùng theo các cách khác nhau.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Về nội dung
- Lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị;
- Tình hình chăn nuôi, thu gom, tiêu thụ gà ñồi tại huyện Yên Thế;
- Thuận lợi, khó khăn và các giải pháp liên quan ñến sản xuất tiêu thụ gà
ñồi tại huyện của các tác nhân tham gia.
1.4.2.2. Về không gian
ðề tài nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.3. Về thời gian
- Các nghiên cứu, thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ cho ñề tài sẽ ñược thu
thập từ năm 2010 - 2012.
- Số liệu mới sẽ khảo sát, thu thập trực tiếp trong thời gian 2012-2013.
- Các giải pháp ñề xuất mang tính chất vi mô từ 2013 - 2015.
1.4.3. Dự kiến kết quả ñạt ñược
- ðánh giá thực trạng chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang nhằm rút ra bài học cho việc thành lập chuỗi sản phẩm gà ñồi.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến chuỗi giá trị gà ñồi tại huyện ñể ñề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ñộng chuỗi gà ñồi.







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
5


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị
2.1.1.1. Chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, ngành hàng
a) ðịnh nghĩa
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói
ñến tất cả những hoạt ñộng cần thiết ñể biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ
lúc còn là sơ khai, ñược thông qua các giai ñoạn sản xuất khác nhau, ñến khi
phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng và ñược loại bỏ ñi sau khi sử dụng.
Theo chức năng, chuỗi giá trị ñược hiểu là một loạt các hoạt ñộng kinh
doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp ñầu vào cụ thể cho
một sản phẩm nào ñó, ñến sơ chế, chuyển ñổi, marketing ñến bán sản phẩm cuối
cùng cho người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng mà và các nhà
vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm hàng loạt các ñường dẫn trong chuỗi hay gọi
là các khâu.
b) Các khái niệm chính về chuỗi giá trị
Theo sự phân loại về khái niệm, hiện nay ñang tồn tại 3 luồng tư tưởng
nghiên cứu chính của các học giả về chuỗi giá trị là phương pháp Filière, khung
khái niệm Porter và phương pháp tòan cầu do Kaplinsky ñề xuất. ðể hiểu rõ hơn
các luồng tư tưởng của các học giả trên, ta làm quen với khái niệm về chuỗi giá
trị giản ñơn và chuỗi giá trị mở rộng.
Theo nghĩa giản ñơn một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt ñộng thực
hiện trong một công ty ñể sản xuất ra một sản phẩm nhất ñịnh. Các hoạt ñộng này
có thể bắt ñầu từ giai ñoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư

ñầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi… Tất cả
những hoạt ñộng này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng. Hơn thế nữa, mỗi hoạt ñộng của từng giai ñoạn lại bổ sung giá trị cho thành
phẩm cuối cùng. [Ngô Văn Nam, 2010]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
6

Chuỗi giá trị, cũng ñược biết ñến như là chuỗi giá trị phân tích, là một
khái niệm từ quản lý kinh doanh ñầu tiên ñã ñược mô tả và phổ cập bởi Michael
Porter vào năm 1985 trong cuốn sách có tựa ñề: Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt ñộng. Sản phẩm ñi qua tất cả các hoạt
ñộng của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt ñộng sản phẩm thu ñược một số
giá trị nào ñó. Chuỗi các hoạt ñộng cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia
tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt ñộng cộng lại. ðiều quan trọng
là không ñể pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong
suốt các hoạt ñộng.
Porter ñịnh nghĩa các hoạt ñộng chính và hoạt ñộng hỗ trợ tạo ra giá trị gia
tăng, ñược thể hiện bởi sơ ñồ sau:

Hình 1.2 Porter’s Generic Value Chain
* Các hoạt ñộng chính tạo giá trị gia tăng:
- Inbound Logistics: Những hoạt ñộng này liên quan ñến tiếp nhận, lưu trữ
và dịch chuyển ñầu vào sản phẩm: cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu, kho
bãi, kiểm soát tồn kho, trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.
- Operations: các quy trình xử lý ñầu vào tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn thiện.
- Outbound Logistics: ðây là những hoạt ñộng kết hợp với việc thu thập,
lưu trữ và phân phối sản phẩm ñến người mua.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
7


- Marketing & Sales: Những hoạt ñộng liên quan ñến quảng bá, khuyến
mại, lựa chọn kênh phân phối, mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh và ñịnh
giá như tiếp thị sản phẩm, bán hàng…
- Service: Các hoạt ñộng liên quan ñến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia
tăng và duy trì sản phẩm như hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản
phẩm/dịch vụ, ñiều chỉnh sản phẩm.
* Các hoạt ñộng chính nhằm mục ñích hỗ trợ:
- The infrastructure of the firm: cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát,…
- Human resource management: tuyển dụng, ñào tạo, phát triển nhân viên,
- Technology development: áp dụng công nghệ ñể hỗ trợ các hoạt ñộng
gia tăng giá trị.
- Procurement: thu mua nguyên vật liệu, nguồn cung cấp, thiết bị,…
Trong cuốn “Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từ nghiên
cứu ngành chè Việt Nam” do Quỹ MISPA tài trợ, các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra
khái niệm chuỗi giá trị giản ñơn và chuỗi giá trị mở rộng, theo ñó:
- Chuỗi giá trị giản ñơn là chuỗi hoạt ñộng trong các khâu cơ bản từ ñiểm
khởi ñầu ñến ñiểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ thiết kế -> sản xuất -> phân phối
-> tiêu dùng.
- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hoá các hoạt ñộng và các khâu của chuỗi
giá trị giản ñơn ñể thấy rõ nhiều bên tham gia (stakeholder) và liên quan ñến
nhiều chuỗi giá trị khác nhau.
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói
ñến những hoạt ñộng cần thiết ñể biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc còn là
những khái niệm khác nhau, ñến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và
vứt bỏ sau khi ñã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham
gia trong chuỗi hoạt ñộng và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối ña trong toàn chuỗi.
Theo khái niệm này thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một
mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh ñộc lập trong một chuỗi sản xuất.
Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt ñộng thực hiện trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
8

một ñơn vị sản xuất ñể sản xuất ra một sản phẩm nhất ñịnh. Tất cả các hoạt ñộng
này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác
mỗi hoạt ñộng lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị ñã bao hàm cả tổ chức và ñiều phối,
các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong
chuỗi.Cần hiểu rằng ñể tiến hành phân tích chuỗi giá trị, ñòi hỏi phải có một
phương pháp tiếp cận thấu ñáo về những gì ñang diễn ra giữa những người tham
gia trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào ñược chia sẻ
và mối quan hệ giữa họ sẽ ñược hình thành và phát triển như thế nào.
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị và nó vô
cùng quan trọng ñối với những nhà nghiên cứu quan tâm ñến các khía cạnh của
xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị.
Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép ñến
nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, ñất ñai), có thể làm thoái hóa ñất, cũng
có thể mất ña dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Thêm vào ñó, sự phát triển của
chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng ñến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền
thống. Ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng ñồng thay ñổi,
hoặc tới những như nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương sẽ chịu tác
ñộng tiêu cực từ hoạt ñộng của những người tham gia chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp ñầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán
sản phẩm cho người tiêu dùng. Chúng ta gọi ñịnh nghĩa này là ñịnh nghĩa chuỗi
giá trị theo chức năng.
Vậy, trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và cũng ñược gọi là các
“khâu” trong chuỗi. Các chức năng chuỗi giá trị chúng ta có thể mô tả cụ thể
bằng các “hoạt ñộng” ñể thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các chức
năng chuỗi giá trị chúng ta có “tác nhân” (cũng có thể gọi là “người vận hành

chuỗi giá trị”) của chuỗi giá trị. Tác nhân là những người thực hiện các chức
năng trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp ñầu vào cho sản xuất, nông dân sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
9

xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v
2.1.1.2. Các khái niệm khác
a) Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt ñộng kinh tế, ñộc lập và tự
quyết ñịnh hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt ñộng
kinh tế của họ. Tác nhân ñược phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )
- Tác nhân là ñơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm ñể chỉ tập hợp các
chủ thể có cùng một hoạt ñộng. Ví dụ tác nhân “nông dân” ñể chỉ tập hợp tất cả các
hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” ñể chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác
nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt ñộng kinh tế riêng, ñó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên
tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng
chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có một hay
nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính
chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân ñứng sau thường có chức
năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân ñứng trước kế nó cho ñến khi chức
năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta ñã có sản phẩm
cuối cùng của ngành hàng.
b) Mạch hàng
Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa ñựng quan hệ
kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt ñộng chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng

mạch hàng, giá trị của sản phẩm ñược tăng thêm và do ñó giá cả cũng ñược tăng
thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. ðiều ñó thể hiện sự ñóng
góp của từng tác nhân trong việc tạo nên giá trị gia tăng (VA) của ngành hàng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
10

Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng
phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững.
ðiều ñó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào ñó làm cản trở sự phát triển
của mạch hàng nào ñó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền ñến các
mạch hàng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung ñến hiệu quả của luồng hàng và toàn
bộ chuỗi hàng.
c) Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp ñược sắp xếp theo trật tự từ tác nhân ñầu tiên
ñến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng.
Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt
ñộng kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công ñoạn sản xuất, chế
biến và lưu thông ñến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản phẩm
cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng nhiều.
ðiều ñó có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức và phát triển sản xuất vì sự luân
chuyển của luồng vật chất qua từng tác nhân trong các luồng hàng ñã làm cho
mọi tác nhân trong ngành hàng trở thành người sản xuất sản phẩm hàng hoá.
Mặt khác, việc bố trí lại lao ñộng giữa các khâu trong quá trình phát triển
của chuỗi hàng tạo nên sự chuyển dịch lao ñộng từ khâu sản xuất ñến khâu chế
biến và lưu thông ñể nối dài chuỗi hàng, từ ñó sẽ tạo ñiều kiện cho sự phân công
lao ñộng xã hội phát triển và kích thích quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều
loại sản phẩm phong phú hơn, thoả mãn ñầy ñủ hơn thị hiếu tiêu dùng của xã
hội. Mọi luồng hàng ñều bắt ñầu từ một tác nhân ở khâu sản xuất ñầu tiên và kết
thúc ở một ñịa chỉ tiêu thụ cuối cùng.
d) Sản phẩm

Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân ñều tạo ra sản phẩm riêng của mình.
Trừ sản phẩm của bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải
là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt ñộng kinh tế, là
ñầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
11

chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận
hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản
phẩm của tác nhân ñầu tiên.
Là một nhóm sản phẩm có chung các ñặc tính vật lý hữu hình cũng như
các dịch vụ có chung ñặc tính ñược bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị ñược xác
ñịnh bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. ví dụ như chuỗi giá trị rau tươi,
chuỗi giá trị cà chua, chuỗi giá trị thịt lợn…
e) Bản ñồ chuỗi giá trị
Bản ñồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ ñồ) về
những cấp ñộ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo ñịnh nghĩa về chuỗi giá trị,
bản ñồ chuỗi giá trị bao gồm một bản ñồ chức năng kèm với một bản ñồ về các
chủ thể của chuỗi. Lập bản ñồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm
cấp ñộ vĩ mô của chuỗi giá trị.
h) Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ
bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành ñiển hình là nông dân, các doanh
nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và bán lẻ. Họ có một ñiểm chung là
tại một khâu nào ñó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản
phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm).
2.1.2. Nội dung chính trong phân tích chuỗi giá trị
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các sản phẩm nông sản trở nên ña dạng
hơn, nhưng lại chịu sự cạnh tranh gay gắt. Người nông dân muốn tăng thu nhập
thì cần sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu và dựa trên khả

năng những gì mà mình có.
Nghiên cứu chuỗi giá trị (ngành hàng, hay liên kết giá trị…) ñược ứng
dụng ñầu tiên trong phân tích kinh tế công nghiệp, khi công nghiệp rơi vào tình
trạng khủng hoảng thừa. Lúc này, người ta cần phải ñịnh hướng lại sản xuất công
nghiệp theo các phân khúc thị trường và cố gắng thỏa mãn nhu cầu của từng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
12

phân khúc ñó.
Từ năm 1975, nghiên cứu chuỗi giá trị ñược áp dụng trong phân tích kinh
tế nông nghiệp, khi sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển rơi vào tình
trạng khủng hoảng thừa.
Trong những năm 1980, phương pháp này ñược các Dự án Phát triển ứng
dụng ñể xây dựng chương trình hành ñộng xóa ñói giảm nghèo và tìm cách giúp
người nghèo tham gia thị trường.
Ở Việt Nam, nghiên cứu chuỗi giá trị ñược tiến hành từ cuối những năm
1990, sau khi ñã giải quyết ñược các vấn ñề về lương thực, thực phẩm trong
nước, nhưng lúng túng về thị trường tiêu thụ.
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị, người ta phải phân tích ñược: i) Tất cả các hệ
thống liên quan ñến 1 loại sản phẩm (sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và tiêu
dùng); ii) Các tác nhân và hoạt ñộng của họ tác ñộng ñến 1 loại sản phẩm (người
sản xuất, người bảo quản/chế biến, người buôn bán, người tiêu dùng, họ làm gì và
có những hành vi gì với 1 loại sản phẩm; iii) Xác ñịnh ñược ñiểm mạnh, ñiểm yếu
của từng khâu và của cả hệ thống; iv) ðề xuất ñược các chính sách và các hành
ñộng nhằm tăng cường ñiểm mạnh và làm mất ñi các ñiểm yếu của chuỗi…
Cũng giống như ngành hàng, trong quá trình vận hành của một chuỗi giá
trị ñã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất. Sự dịch chuyển ñược xem xét
theo 3 dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm ñược tạo ra ở thời gian này lại ñược tiêu thụ ở thời gian khác.

Sự dịch chuyển này giúp ta ñiều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
ðể thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ
thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm ñược tạo ra ở nơi này nhưng lại ñược dùng ở nơi
khác. Ở ñây ñòi hỏi phải nhận biết ñược các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi vùng, mọi tầng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
13

lớp của nhân dân trong nước và ñó là cơ sở không thể thiếu ñược ñể sản phẩm
trở thành hàng hoá. ðiều kiện cần thiết của chuyển dịch về mặt không gian là sự
hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu
kinh tế của Chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác ñộng
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó ñược phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình ñộ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới ñược tạo ra.
ðể phân tích những nội dung trên của chuỗi giá trị ñòi hỏi phải có phương
pháp tổng hợp. Phương pháp ñó ñòi hỏi sự phối hợp của nhiều công cụ phân tích
khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
14

Bảng 2.1 Công cụ, mục ñích phân tích các mặt khác nhau của chuỗi giá trị
TT Công cụ Mục ñích
1 Lập sơ ñồ chuỗi Mô tả các tác nhân và phạm vi hoạt ñộng
2 Phân tích quản trị trong

chuỗi
Xác ñịnh các cơ chế chi phối, các hình thức
tổ chức và kiểm soát trong chuỗi.
3 Phân tích các mối liên kết Xác ñịnh và mô tả các mối liên kết ñể ñánh
giá khả năng tham gia của các tác nhân.
4 Phân tích công nghệ, kiến
thức và dịch vụ hỗ trợ
ðánh giá hiện trạng, sự phù hợp và khả năng
ñổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
5 Phân tích chi phí, giá trị
gia tăng và lợi nhuận
Xác ñịnh các chi phí ñầu vào, phân bổ và
thay ñổi chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
giữa các tác nhân
6 Phân tích phân phối lợi
nhuận

ðánh giá vấn ñề chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa
các tác nhân ñể ñề xuất tác ñộng phân phối
công bằng hơn.
(Nguồn: St Vũ Văn ðoàn, ðề tài thạc sỹ kinh tế năm 2010)
Tùy vào các yêu cầu và mục ñích khác nhau mà một nghiên cứu có thể sử
dụng một số hoặc toàn bộ những công cụ trên. Trong ñề tài này chúng tôi sử
dụng những công cụ sau ñể phân tích:
+ Lập sơ ñồ chuỗi giá trị
+ Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
+ Phân tích phân phối lợi nhuận
2.1.2.1 Lập sơ ñồ chuỗi giá trị
ðể hiểu ñược chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể sử
dụng các mô hình, bảng, số liệu, biểu ñồ và các hình thức tương tự ñể nắm ñược

và hình dung ñược bản chất. Lập sơ ñồ chuỗi giá trị có tác dụng: (i) Giúp hình
dung ñược các mạng lưới ñể hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các
quy trình trong một chuỗi giá trị; (ii) Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các
tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị; và (iii) Cung cấp cho các bên có liên
quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
15

Sơ ñồ chuỗi giá trị ñược xây dựng dựa trên: quy trình cốt lõi; sơ ñồ những
người tham gia chính vào các quy trình cốt lõi; sơ ñồ dòng sản phẩm, thông tin
và kiến thức; sơ ñồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số các công việc;
sơ ñồ luân chuyển của sản phẩm hoặc dịch vụ theo không gian ñịa lý; sơ ñồ các
mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị
Căn cứ vào những yêu cầu trên, sơ ñồ chuỗi giá trị gà ñồi huyện Yên Thế
sẽ thể hiện ñược quy trình cốt lõi mô tả quá trình ñưa sản phẩm là con gà ñến
người tiêu dùng, những tác nhân tham gia trong chuỗi, những kênh hàng chính
và tỷ lệ khối lượng sản phẩm luân chuyển qua các tác nhân theo các kênh ñó.
2.1.2.2 Phân tích mối liên kết
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa các tác
nhân. Liên kết trong chuỗi giá trị ñược chia thành 2 loại: liên kết dọc và liên kết
ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân không giống nhau và tính chất hoạt
ñộng, ví dụ mối liên kết giữa tác nhân sản xuất với tác nhân thu gom. Liên kết
ngang là liên kết giữa những tác nhân có tính chất hoạt ñộng giống nhau, ví dụ mối
liên kết giữa người chăn nuôi này với người chăn nuôi khác. Mục ñích của phân
tích liên kết là ñể thấy ñược hình thức, mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân.
2.1.2.3 Phân tích chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận
Phân tích này ñược cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ
biến như doanh thu, tổng chi phí, các chi phí biến ñộng, chi phí cố ñịnh, giá
thành, lợi nhuận, thu nhập lao ñộng gia ñình, giá trị gia tăng.
+ Tính giá trị gia tăng ñể tính mức ñộ lãi sau khi ñã trừ các phí trung gian

+ Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi.
+ Phân phối lợi nhuận trong chuỗi.
+ Tính chi phí sản xuất trong các chuỗi giá trị.
+ Xác ñịnh các yếu tố quyết ñịnh chi phí.
2.1.2.4 Phân tích phân phối lợi nhuận
Trong sản xuất hàng hóa, lợi nhuận có vai trò ñặc biệt quan trọng. Nó là
mục tiêu chính của tất cả các tác nhân. Trong một chuỗi giá trị có sự tham gia

×