Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.31 KB, 100 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




BÙI QUANG DUẨN



NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
TẠI HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







BÙI QUANG DUẨN



NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
TẠI HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA








HÀ NỘI, NĂM 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Bùi Quang Duẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể thực hiện ñề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực, say mê nghiên cứu
khoa học của bản thân tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ của rất nhiều người.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga người
ñã giúp ñỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn phân tích
ñịnh lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn ñã truyền ñạt kiến thức,
kinh nghiệm trong quá trình học tập và các ý kiến ñóng góp ñể tôi hoàn thiện

luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám ñốc Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển Hệ thống nông nghiệp ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn
La, Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, Phòng Nông nghiệp và Trạm thú y huyện Mai
Sơn; UBND xã Chiềng Mai, xã Hát Lót và các hộ chăn nuôi lợn ñã cung cấp
số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Cảm ơn sự cổ vũ, ñộng viên và chia sẻ của gia ñình, các anh chị em
ñồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Bùi Quang Duẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ðỒ vi
DANH MỤC SƠ ðỒ vi
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Bối cảnh, tính cấp thiết của vấn ñề nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. ðối tượng nghiên cứu 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan 5
2.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị và các công cụ 11
2.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị 12
2.1.4. Nâng cấp chuỗi giá trị 13
2.2. Cơ sở thực tiễn 14
2.2.1. Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam 14
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam 17
PHẦN III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 24
3.1.1. ðặc ñiểm về tự nhiên 24
3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3.2. Phương pháp nghiên cứu 29
3.2.1. Phương pháp tiếp cận 29
3.2.2. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 30
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 32
3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 33
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 34
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Tổng quan sản xuất và tiêu thụ thịt lợn ở huyện Mai Sơn 36
4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Mai Sơn 36

4.1.2. Tình hình tiêu thụ thịt lợn tại huyện Mai Sơn 38
4.2. Phân tích thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn huyện Mai Sơn 41
4.2.1. Bản ñồ chuỗi giá trị thịt lợn huyện Mai Sơn 41
4.2.2. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt lợn Mai Sơn 44
4.2.3. Phân tích quản trị và liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn Mai Sơn 62
4.2.4. Phân tích các cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn huyện Mai Sơn 73
4.2.5. Phân tích chi phí, thu nhập và phân phối thu nhập trong chuỗi 76
4.3. Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn Mai Sơn 83
4.3.1. Giải pháp tập trung tác ñộng vào các chuỗi giá trị thịt lợn ưu tiên 83
4.3.2. Giải pháp hỗ trợ cho từng tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn 84
4.3.3. Giải pháp về quản trị trong chuỗi giá trị thịt lợn 85
4.3.4. Giải pháp về công nghệ, dịch vụ hỗ trợ chuỗi giá trị thịt lợn 86
4.3.5. Giải pháp phân phối lại lợi nhuận trong chuỗi giá trị thịt lợn 87
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
5.1. Kết luận 88
5.2. Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


2.1. Số lượng lợn chăn nuôi trên thế giới từ 1998- 2007 19
2.2. Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 22
3.1. Tình hình dân số và lao ñộng huyện Mai Sơn 29
3.2. Số lượng mẫu tiến hành ñiều tra 31

4.1. Số ñầu lợn và sản lượng thịt lợn hơi tỉnh Sơn La 36
4.2. Kiểm soát giết mổ và xuất nhập lợn thịt tại huyện Mai Sơn 38
4.3. Giá bán thịt lợn hơi năm 2013 tại huyện Mai Sơn 39
4.4. ðặc ñiểm chung của hộ ñiều tra về chăn nuôi lợn 47
4.5. Thông tin cơ bản về hộ giết mổ lợn 54
4.6. ðặc ñiểm của hộ bán lẻ thịt lợn ñiều tra 56
4.7. Sản phẩm, giá bán, giá trị thu ñược của hộ bán lẻ thịt lợn 57
4.8. ðặc ñiểm của người tiêu dùng thịt lợn 58
4.9. Chi phí, thu nhập và phân phối thu nhập cho các tác nhân 77
4.10. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị 78
4.11. Giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Mai Sơn năm 2013 28
4.1. Số ñầu lợn tỉnh Sơn La 37
4.2. Tình hình chăn nuôi lợn qua các năm tại Mai Sơn 37
4.3. Kiểm soát giết mổ và kiểm dịch lợn thịt năm 2013 38
4.4. Giá thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2013 41
4.5. Chi phí, lợi nhuận, doanh thu biên 79
4.6. Giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 83

DANH MỤC SƠ ðỒ
STT Tên sơ ñồ Trang


4.1. Quy trình trong chuỗi giá trị thịt lợn 42
4.2. Chuỗi giá trị thịt lợn huyện Mai Sơn 43



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. Bối cảnh, tính cấp thiết của vấn ñề nghiên cứu
Thịt lợn là một thực phẩm bổ dưỡng, phổ biến nhất trong các bữa ăn
của người Việt Nam. Chăn nuôi lợn từ lâu ñã là một ngành kinh tế quan trọng
ñóng góp giá trị lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và ñặc biệt có ý nghĩa
lớn trong quá trình chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Huyện
Mai Sơn của tỉnh Sơn La là huyện có ngành chăn nuôi lợn phát triển nhờ vào
ñiều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, cũng như nguồn thức ăn dồi dào (Sản
lượng ngô 97 ngàn tấn/năm, niêm giám thống kê 2011). Chăn nuôi lợn ñã
thay ñổi về qui mô và hình thức chăn nuôi cùng với sự phát triển của kỹ thuật,
công nghệ chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chăn nuôi lợn ngày
càng ñược chuyên môn hoá, mô hình trang trại chăn nuôi qui mô lớn, trang
thiết bị hiện ñại, ñảm bảo vệ sinh môi trường ñang là xu hướng phát triển chủ
ñạo. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện giai ñoạn 2010 -2015 thì ngành
chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
ðến năm 2012 toàn huyện Mai Sơn có 97290 con lợn, với sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng là 5708 tấn/năm, ñây là nguồn thực phẩm chất lượng
cung cấp cho nhu cầu trong huyện và thành phố Sơn La. Có thể nói ngành chăn
nuôi lợn ñang có một cơ hội phát triển rất lớn khi ñược tiếp cận kỹ thuật chăn
nuôi, khoa học lai tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên,

người chăn nuôi hiện nay vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, thị trường giá cả và
sự chèn ép của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị dẫn ñến thu nhập thấp và
không ổn ñịnh.
Chuỗi giá trị lợn thịt ở Việt Nam nói chung và ở huyện Mai Sơn nói riêng
hiện nay vẫn trong giai ñoạn phát triển thấp. Tình trạng phát triển tự phát là
phổ biến, các tác nhân trong chuỗi về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp qui ñịnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh môi trường mà cho lợn ăn những chất kích thích tăng trọng bị
cấm sử dụng hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường; người buôn bán tự
do ép giá người chăn nuôi, người giết mổ không có ñăng ký hành nghề, không
ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi nhuận tạo ra không ñược phân phối
công bằng, không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân.
Bên cạnh ñó công tác kiểm tra quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng
chưa thực sự hiệu quả. Hậu quả là người tiêu dùng không ñược hưởng dịch vụ
tốt nhất, ñôi khi là không có ñược sản phẩm tương xứng với chi phí ñã bỏ ra
Tất cả những ñiều ñó làm chuỗi giá trị hoạt ñộng không hiệu quả và về lâu dài
thì tất cả các tác nhân hoạt ñộng trong chuỗi hiện nay ñều không có lợi. Khi
chưa giải quyết triệt ñể ñược những tồn tại này, việc phát triển chuỗi giá trị
thịt lợn ở huyện sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững.
ðể phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Mai Sơn giúp tăng thu nhập
cho các hộ chăn nuôi và giúp người tiêu dùng ñược sử dụng sản phẩm thịt lợn
chất lượng, cần phải xây dựng và tổ chức ñược một chuỗi giá trị trong ñó có
sự tư vấn và giám sát từ khâu sản xuất, giết mổ, tới khâu vận chuyển, bảo
quản và phân phối sản phẩm. Vậy câu hỏi ñặt ra: Những tác nhân nào tham
gia vào chuỗi giá trị thịt lợn tại Mai Sơn? Người dân cộng ñồng có lợi thế và
bất lợi gì khi tham gia vào chuỗi giá trị này? Năng lực của các tác nhân tham

gia chuỗi giá trị hiện nay như thế nào? Chuỗi giá trị thịt lợn tại Mai Sơn có
tác ñộng gì tới việc xóa ñói giảm nghèo, có ảnh hưởng gì tới vấn ñề xã hội và
môi trường văn hóa tại cộng ñồng? Cần tiến hành cái gì hay làm như thế nào
ñể tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi phân tích? Nghiên
cứu các hình thức này liệu có phát hiện gì cho khuyến nghị về chính sách
phát triển ngành hàng hay không?
Với những lý do như trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu
chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Mai Sơn
tỉnh Sơn La, từ ñó ñưa ra giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn trong thời
gian tới.
 Mục tiêu cụ thhể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi
giá trị thịt lợn
- Phân tích hiện trạng hoạt ñộng của chuỗi giá trị thịt lợn trên ñịa bàn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- ðề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Mai Sơn
trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ giúp trả lời các câu hỏi chính sau:
1. Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị này?
2. Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa
các tác nhân tham gia chuỗi giá trị như thế nào?
3. Dòng thông tin ñược truyền tải như thế nào trong chuỗi?

4. Những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát
triển chuỗi giá trị thịt lợn ở Mai Sơn là gì?
5. Cần có những giải pháp gì ñể thúc ñẩy hoạt ñộng của chuỗi?
1.4. ðối tượng nghiên cứu
Các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất, khai thác, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tại huyện Mai Sơn gồm: hộ chăn nuôi, người
thu gom (lái buôn), người chế biến (lò mổ, doanh nghiệp giết mổ), người bán
buôn, người bán lẻ (hệ thống kênh phân phối: chợ, cửa hàng,…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

Một số khách hàng sử dụng sản phẩm thịt lợn trên ñịa bàn huyện Mai
Sơn và tại thành phố Sơn La (nhà hàng, quán ăn, gia ñình) làm thông tin ñối
chứng với các phản ánh của các tác nhân trong chuỗi giá trị.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian:
ðề tài nghiên cứu tình hình sản xuất, thu gom, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn
tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La và người tiêu dùng tại thành phố Sơn La.
 Phạm vi thời gian
- Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu từ năm 2011 – 2013
- Các thông tin, số liệu mới ñược khảo sát trong năm 2013-2014
 Phạm vi nội dung:
- Các hoạt ñộng liên quan ñến sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
- Nhu cầu của người tiêu dùng thịt lợn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan
 Chuỗi giá trị
Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Cẩm nang chuỗi giá trị”, một chuỗi
giá trị là một hệ thống kinh tế có thể ñược mô tả như:
- Một chuỗi các hoạt ñộng kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau
(các chức năng) từ khi mua các ñầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản
phẩm nào ñó, ñến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm
cho người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp thực hiện những chức năng này, ví dụ như nhà sản
xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm cụ thể. Các
doanh nghiệp này ñược liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt ñộng kinh
doanh, trong ñó, sản phẩm ñược chuyển từ các nhà sản xuất ban ñầu tới
những người tiêu dùng cuối cùng.
- Một mô hình kinh doanh ñối với một sản phẩm thương mại cụ thể.
Mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể ñược sử dụng một
công nghệ cụ thể và là một cách ñiều phối ñặc biệt giữa hoạt ñộng sản xuất và
Marketing giữa nhiều doanh nghiệp.
Trong cuốn “Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từ
nghiên cứu ngành chè Việt Nam” do Quỹ MISPA tài trợ, các nhà nghiên cứu
ñã ñưa ra khái niệm chuỗi giá trị giản ñơn và chuỗi giá trị mở rộng. theo ñó:
- Chuỗi giá trị giản ñơn là chuỗi hoạt ñộng trong các khâu cơ bản từ
ñiểm khởi ñầu ñến ñiểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ thiết kế -> sản xuất ->
phân phối -> tiêu dùng.
- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hoá các hoạt ñộng và các khâu của
chuỗi giá trị giản ñơn ñể thấy rõ nhiều bên tham gia (stakeholder) và liên quan
ñến nhiều chuỗi giá trị khác nhau.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

Chuỗi giá trị hàng hóa – dịch vụ là nói ñến những hoạt ñộng cần thiết
ñể biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là những khái niệm khác
nhau, ñến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi ñã sử
dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi
hoạt ñộng và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối ña trong toàn chuỗi
Chúng ta có thể hiểu theo khái niệm này thì chuỗi giá trị là một khối
liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh ñộc lập
trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt
các hoạt ñộng thực hiện trong một ñơn vị sản xuất ñể sản xuất ra một sản
phẩm nhất ñịnh. Tất cả các hoạt ñộng này tạo thành một “chuỗi” kết nối
người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt ñộng lại bổ sung giá
trị cho sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị ñã bao hàm cả tổ chức và ñiều
phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác
nhau trong chuỗi.
 Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng ñược ñịnh nghĩa là một hệ thống các hoạt ñộng vật
chất và các quyết ñịnh thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông
tin ñi qua các tác nhân (Van der Vorst 2000).
Theo Lambert and Cooper (2000) một chuỗi cung ứng có bốn ñặc trưng
cơ bản:
+ Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công ñoạn (bước) phối hợp
bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
+ Thứ hai, một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp ñộc lập nhau, do
vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
+ Thứ ba, một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin
có ñịnh hướng, các hoạt ñộng ñiều hành và quản lý.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

+ Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực ñể ñáp ứng mục tiêu là
mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn
lực của mình.
Chuỗi nông sản thực phẩm: Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một
chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dòng vật
chất và dòng thông tin diễn ra ñồng thời (Bijman 2002). Chuỗi cung ứng nông
sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng của các ngành khác ở các ñiểm (1) bản
chất của sản xuất nông nghiệp, thường dựa vào quá trình sinh học, do vậy làm
tăng tính biến ñộng và rủi ro; (2) bản chất của sản phẩm, có những ñặc trưng tiêu
biểu như dễ dập thối và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các
sản phẩm khác nhau; và (3) thái ñộ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm
nhiều về thực phẩm an toàn và vấn ñề môi trường. Liên kết trong chuỗi:
Trong một chuỗi, sự phối hợp có thể dưới nhiều hình thức: hợp nhất
dọc, hợp ñồng dài hạn hoặc giao dịch trực tiếp trên thị trường.
 Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc ñẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn ñề ñược quan tâm nhiều nhất ñó là làm thế nào ñể các hệ
thống sản xuất tại ñịa phương ñược kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích
ngành hàng ñược sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn ñề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau ñó phương pháp này ñược phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn ñề thể chế trong ngành hàng.
ðến những năm 1990, có một khái niệm ñược cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet ñưa ra ñó là: "Ngành hàng
là một hệ thống ñược xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt ñộng tham gia

vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa
các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Theo Fabre: “Ngành hàng ñược coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản
phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng ñã vạch ra sự kế tiếp của các hành ñộng
xuất phát từ ñiểm ban ñầu tới ñiểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản
phẩm trung gian, trải qua nhiều giai ñoạn của quá trình gia công, chế biến ñể
tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức ñộ của người tiêu thụ”.
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế ñóng góp trực tiếp vào sản xuất
tiếp ñó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản
phẩm nông nghiệp”.
Như vậy, nói ñến ngành hàng là ta hình dung ñó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có ñiểm ñầu và ñiểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố ñộng, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm ñi của yếu tố này có thể
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận
hành của một ngành hàng ñã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong
ngành hàng ñó.
Sự dịch chuyển ñược xem xét theo 3 dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm ñược tạo ra ở thời gian này lại ñược tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự dịch chuyển này giúp ta ñiều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
ðể thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự
trữ thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm ñược tạo ra ở nơi này nhưng lại ñược dùng ở

nơi khác. Ở ñây ñòi hỏi phải nhận biết ñược các kênh phân phối của sản
phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi
vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và ñó là cơ sở không thể thiếu
ñược ñể sản phẩm trở thành hàng hoá. ðiều kiện cần thiết của chuyển dịch về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và
chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác ñộng
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó ñược phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình ñộ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới ñược tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất
phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và
chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới
dạng mô hình ñơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài
chính) và của các tác nhân hoạt ñộng tập trung vào những quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và các phương thức ñiều tiết”.
 Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt ñộng kinh tế, ñộc lập và
tự quyết ñịnh hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua
hoạt ñộng kinh tế của họ. Tác nhân ñược phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )
- Tác nhân là ñơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm ñể chỉ tập

hợp các chủ thể có cùng một hoạt ñộng. Ví dụ tác nhân “nông dân” ñể chỉ tập
hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” ñể chỉ tập hợp tất cả các
hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không
gian phân tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt ñộng kinh tế riêng, ñó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân ñứng sau
thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân ñứng trước kế nó
cho ñến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì
ta ñã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
 Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp ñược sắp xếp theo trật tự từ tác nhân ñầu
tiên ñến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng.
Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt
ñộng kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công ñoạn sản xuất, chế
biến và lưu thông ñến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản
phẩm cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng
nhiều. ðiều ñó có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức và phát triển sản xuất vì
sự luân chuyển của luồng vật chất qua từng tác nhân trong các luồng hàng ñã
làm cho mọi tác nhân trong ngành hàng trở thành người sản xuất sản phẩm
hàng hoá.
Mặt khác, việc bố trí lại lao ñộng giữa các khâu trong quá trình phát
triển của chuỗi hàng tạo nên sự chuyển dịch lao ñộng từ khâu sản xuất ñến

khâu chế biến và lưu thông ñể nối dài chuỗi hàng, từ ñó sẽ tạo ñiều kiện cho
sự phân công lao ñộng xã hội phát triển và kích thích quá trình sản xuất hàng
hoá, tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú hơn, thoả mãn ñầy ñủ hơn thị hiếu
tiêu dùng của xã hội. Mọi luồng hàng ñều bắt ñầu từ một tác nhân ở khâu sản
xuất ñầu tiên và kết thúc ở một ñịa chỉ tiêu thụ cuối cùng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

 Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân ñều tạo ra sản phẩm riêng của
mình. Trừ sản phẩm của bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt ñộng
kinh tế, là ñầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong
phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân
tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường
lấy tên sản phẩm của tác nhân ñầu tiên.
Là một nhóm sản phẩm có chung các ñặc tính vật lý hữu hình cũng như
các dịch vụ có chung ñặc tính ñược bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị ñược
xác ñịnh bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. ví dụ như chuỗi giá trị
rau tươi, chuỗi giá trị cà chua, chuỗi giá trị thịt lợn…
 Bản ñồ chuỗi giá trị
Bản ñồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ ñồ) về
những cấp ñộ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo ñịnh nghĩa về chuỗi giá
trị, bản ñồ chuỗi giá trị bao gồm một bản ñồ chức năng kèm với một bản ñồ
về các chủ thể của chuỗi. Lập bản ñồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết
phải bao gồm cấp ñộ vĩ mô của chuỗi giá trị.
 Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng

cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành ñiển hình là nông dân, các
doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và bán lẻ. Họ có một
ñiểm chung là tại một khâu nào ñó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người
chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm).
2.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị và các công cụ
Phân tích chuỗi giá trị gồm các nội dung sau:
1. Lựa chọn và vẽ bản ñồ chuỗi giá trị
+ Xếp hạng ưu tiên chuỗi giá trị
+ Vẽ bản ñồ chuỗi giá trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

2. Phân tích cấu trúc, các mối liên kết và cơ hội cho nâng cấp chuỗi
+ Hợp tác, các qui ñịnh và quản lý chuỗi
+ Các mối quan hệ, liên kết trong chuỗi
+ Phân tích các cơ hội ñể nâng cấp chuỗi
3. Phân tích chi phí, thu nhập, phân phối thu nhập và lao ñộng
+ Phân tích chi phí, lợi nhuận gộp
+ Phân tích thu nhập và phân phối thu nhập
+ Phân tích phân phối thu nhập
2.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể ñược phân tích từ góc ñộ của bất kỳ tác nhân nào
trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường ñược sử dụng cho các công ty,
doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi
giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa ñó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ ñồ một cách hệ
thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc
nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác

ñịnh sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. ðiều này ñặc biệt
quan trọng ñối với các nước ñang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham
gia vào quá trình toàn cầu hóa.
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng ñể xác ñịnh vai trò của
việc nâng cấp chuỗi giá trị.
- Thứ tư: phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò quản trị chuỗi
giá trị.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành
các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị
nhằm ñạt ñược một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là ñộng
thái bắt ñầu một quá trình thay ñổi chiến lược hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh
theo hướng ổn ñịnh, bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Trên quan ñiểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị thịt lợn sẽ cho phép
chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt ñộng của chuỗi, hạn chế
trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa
các tác nhân ñể ñưa ra giải pháp thúc ñẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt
ñộng hiệu quả hơn.
2.1.4. Nâng cấp chuỗi giá trị

Nâng cấp trong chuỗi giá trị khác với ñổi mới công nghệ do nâng cấp
ñề cập tới vấn ñề tốc ñộ thay ñổi tương ñối so với ñối thủ cạnh tranh.
- Nâng cấp theo quy trình: tăng hiệu quả của quy trình bên trong hơn so
với các ñối thủ, kể cả trong một khâu (ví dụ tăng công suất sử dụng dự trữ,
giảm hư hại sản phẩm), và giữa các khâu trong chuỗi (ví dụ việc giao hàng
ñúng hạn, chia thành nhiều lần nhỏ).
- Nâng cấp sản phẩm: ñưa ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản

phẩm hiện có nhanh hơn các ñối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu
trong chuỗi.
- Nâng cấp chức năng: thêm giá trị gia tăng thông qua thay ñổi một số
hoạt ñộng trong hãng (ví dụ như nhận thêm/hoặc thuê ngoài các dịch vụ kế
toán, hậu cần và kiểm ñịnh chất lượng) hoặc chuyển trọng tâm các hoạt ñộng
tới các khâu khác trong chuỗi giá trị (ví dụ từ chế tác sang thiết kế).
- Nâng cấp chuỗi: chuyển ñến một chuỗi giá trị mới.
• Con ñường nâng cấp:
- Quy trình: chuyển từ lắp ráp thiết bị sang sản xuất thiết bị.
- Sản phẩm: sản xuất thiết bị tự thiết kế.
- Chức năng: sản xuất thiết bị có thương hiệu riêng.
- Chuỗi: chuyển sang chuỗi giá trị mới, ví dụ từ sản xuất TV sang màn
hình máy tính.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

• Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị
- Lợi nhuận không phải là chỉ số duy nhất phản ánh lợi ích thu ñược từ
chuỗi giá trị.
- Phân phối trong chuỗi giá trị ñược phản ảnh qua lợi ích ñem lại cho
tác nhân ñóng góp vốn, lao ñộng và tài nguyên thiên nhiên trong từng khâu
của chuỗi giá trị.
- Lợi ích cần ñược phản ánh qua thu nhập ròng (tổng doanh thu trừ ñi
chi phí ñầu vào trung gian) chứ không phải tổng doanh thu.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới người ta ñã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc

nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng
cao tính cạnh tranh của sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm
cũng như ñem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia. Người ta ñã
nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong thương
mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những năm
1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều ñến
chuỗi giá trị, ñặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm ñến
việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia ñể giảm chi phí về mặt thời gian,
giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc ñáp ứng nhu cầu khách
hàng và tăng giá trị cho sản phẩm ñó.
Fearne và Hughes cũng ñã phân tích ñược ưu ñiểm và nhược ñiểm của
việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về ưu ñiểm giảm mức ñộ phức tạp
trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả ñầu vào ổn
ñịnh, giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế
hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh ñó phát
hiện ra những nhược ñiểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát
sinh chi phí mới trong chuỗi. (Fearne, A. and D. Hughes, 1998).
Ở Việt Nam việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế ñã ñược nhiều tổ
chức quốc tế như tổ chức GTZ, ACI, SNV, CIRAD, Ngân hàng phát triển
Châu Á phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên
cứu, triển khai các dự án hỗ trợ nhằm phát triển . Tổ chức SNV ñã nghiên cứu
chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình nhằm năng cao năng lực cạnh
tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo “Ngành cói
Việt Nam - Hợp tác ñể tăng trưởng” Ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình do Nico
Janssen, cố vấn cao cấp – SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ

chức SNV ñã giúp chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu ñến nông dân,
nâng cao năng lực của nhóm kỹ thuật ñịa phương về cung cấp dịch vụ khuyến
nông, hỗ trợ quá trình hoạch ñịnh chính sách liên quan ñến ngành cói của
tỉnh, hỗ trợ thành lập các nhóm ñại diện như nông dân trồng và chế biến cói,
hiệp hội cói, phát triển thị trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc
tiếp cận thị trường…(SNV, 2009).
Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD),
Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam (VTRI), Viện Nghiên cứu Rau quả Việt
Nam (IFFAV) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực
hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Nghiên cứu về chuỗi
giá trị chè trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của thị trường
cho Người nghèo do ngân hàng phát triển Châu Á và quỹ phát triển Quốc tế
của Anh ñồng tài trợ.
Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch
ñầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật ðức (GTZ) ñã triển khai dự án
“Phát triển chuỗi giá trị trái bơ ðắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của
Công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, DOST, CSTA, WASI, AEC. Mục
ñích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị trái bơ nhằm khắc phục những ñiểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không ñồng ñều, sản xuất và vận hành
không chuyên nghiệp dẫn ñến tỉ lệ hư hại cao, lợi nhuận cho các tác nhân
tham gia thấp. Trước ñây ở ðắk Lăk cây bơ chủ yếu ñược trồng ñể làm bóng
mát và chắn gió xung quanh cánh ñồng cà phê, lĩnh vực quả bơ ở ðăk Lăk
chưa ñược các nhà hoạch ñịnh chính sách ñể ý. Sau khi triển khai dự án “Phát
triển chuỗi giá trị ðắk Lăk” ñã làm nâng cao nhận thức giữa người lập chính
sách ở tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở ðắk Lăk (MPI - GTZ
SMEDP, 2007).


Giá trị gia tăng ñạt ñược từ các hoạt ñộng xây dựng thương hiệu, ñóng
gói, thiết kế và marketing ñã mang lại giá bán cao hơn cho người sản xuất và
lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm ñã
có ñược thị trường mới ở các khu thương mại, siêu thị lớn ở Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, một số sản phẩm ñã có ñược thị trường xuất khẩu. Tiếp cận
và phát triển thị trường ñược cải thiện thông qua các hoạt ñộng nâng cấp chuỗi
và mối quan hệ hợp tác của các tác nhân trong chuỗi.

Tại khu vực phía Bắc chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án
“Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ ñầu năm 2008 với
sự tham gia của công ty Fresh Studio Innovation Asia Ltd, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (DARD). Mục ñích của dự án là cùng
các bên liên quan ñến chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát triển và lập kế
hoạch can thiệp trên cơ sở yêu cầu thị trường nhằm thúc ñẩy chuỗi gía trị rau
cải ngọt thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn từ ñó mang lại lợi
ích cho tất cả các bên tham gia.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ về mặt tài chính ñể triển
khai hàng loạt các nghiên cứu nhằm
‘‘
Nâng cao hiệu quả thị trường cho người
nghèo
’’
– (M4P)
,
với mục tiêu ñánh giá các ñiều kiện ñể gia tăng sự tham gia
của người nghèo vào kênh ngành hàng sản phẩm thực phẩm, nông sản ñược

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17


ñiều phối bởi các siêu thị và các ñiểm bán hàng truyền thống. Thúc ñẩy sự
phát triển chuỗi và tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Như vậy, với một số minh chứng nêu trên, chứng tỏ rằng nghiên cứu
chuỗi giá trị ở Việt Nam ñã ñược quan tâm ở cấp ñộ vĩ mô và vi mô, ñược
tiến hành triển khai rộng rãi trên nhiều ngành, ñặc biệt là các sản phẩm nông
sản và rau quả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuỗi giá trị cho các sản phẩm lâm
sản ngoài gỗ còn ít ñược ñề cập, ñặc biệt là các sản phẩm có khả năng phát
triển thành hàng hoá, tạo thu nhập kinh tế ổn ñịnh, giúp người dân xoá ñói
giảm nghèo tại các vùng khó khăn, vùng ñồng bào dân tộc thiểu số.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2008) tổng ñàn lợn toàn thế giới năm 2000 là
895.733,4 nghìn con, ñến năm 2007 là 918.278,5 nghìn con. Trong ñó phân
bố không ñều giữa các châu lục.
Châu Á luôn luôn là châu lục có số lượng ñàn lợn cao nhất thế giới. Theo
thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) năm 2007 Châu Á có
535.076,8 nghìn con, châu Âu ñứng ở vị trí thứ hai với khoảng 198.039,7 nghìn
con, ít nhất là châu ðại Dương với 5.510,97 nghìn con. Nước có ñầu lợn cao
nhất thế giới là Trung Quốc với 425.672.621 con, chiếm 46,36% số lượng lợn
toàn thế giới. Việt Nam ñứng thứ năm thế giới với 26.560.700 con, chiếm 2,89%
ñàn lợn toàn thế giới. Số lượng lợn của Trung Quốc gấp 16 lần Việt Nam.
Trong vòng 10 năm (1998-2007) mức tăng trưởng hàng năm ñàn lợn
toàn thế giới là 2.52%, chứng tỏ tăng không nhiều. Tùy theo nhu cầu của từng
nước mà có mức tăng, giảm khác nhau. Riêng nhu cầu về các loại thịt thì ñều
tăng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trung Quốc: Là nước có qui mô chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới. Số
lượng ñầu lợn chiếm gần 50% ñàn lợn toàn thế giới. Với dân số 1,2 tỉ người
nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng là vô cùng lớn. Người Trung Quốc cũng

×