Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện tân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.45 KB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN DŨNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CHO HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ

THỌ

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Tác giả luận văn

Trần Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS-TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ, Phịng Nơng nghiệp, Phịng lao động, Chi cục thống kê, Phòng kinh tế hạ tầng
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và UBND các xã trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
Luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Trần Dũng

ii


MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
Chữ viết tắt................................................................................................................................. vi
Nghĩa tiếng Việt........................................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ.............................................................................................................. ix
DANH MỤC HỘP..................................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung......................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể......................................................................................................... 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN................................................. 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ CHO HỘ NGHÈO............................................................................ 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CHO HỘ NGHÈO................................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm...................................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè .......................... 9

2.1.3.

Đặc điểm phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo................................................ 10

2.1.4.

Nội dung hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè............................................ 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho người nghèo ...21

iii


2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÈ................................. 25

2.2.1.

Tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên ............25


2.2.2.

Hỗ trợ phát triển sản xuất chè tại Mộc Châu, Sơn La...................................... 28

2.2.3.

Bài học về hỗ trợ phát triển sản xuất chè tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ

31

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 33
3.1.

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................................................... 33

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên................................................................................. 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................... 38

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện .................... 39

3.2.


CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu............................................................................. 44

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích................................................................................... 45

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 47
4.1.

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ
NGHÈO HUYỆN TÂN SƠN 47

4.1.1.

Hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển sản xuất chè ............................. 47

4.1.2.


Đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè ................. 59

4.1.3.

Hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng chè ...................64

4.1.4.

Hỗ trợ tiêu thụ chè.................................................................................................. 66

4.1.5.

Kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo........................................ 67

4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CHO HỘ NGHÈO HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

74

4.2.1.

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo.................................................................................. 74

4.2.2.

Quy hoạch................................................................................................................ 77


4.2.3.

Nguồn lực địa phương........................................................................................... 79

4.2.4.

Đặc điểm của hộ nghèo......................................................................................... 80

4.3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ CHO HỘ NGHÈO HUYỆN

TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

iv

82


4.3.1.
4.3.2.

Định hướng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ

82

Đổi mới hỗ trợ các yếu tố đầu vào phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo

tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ


85

4.3.3.

Đổi mới tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật............................................ 89

4.3.4.

Đổi mới hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất.......................................................... 91

4.3.5.

Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm........................................................................ 92

4.3.6.

Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo .....95

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 97
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................. 97

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 100
I. Tài liệu tiếng Việt:.............................................................................................................. 100


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DTTS

Dân tộc thiểu số

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

KH và CN

khoa học và công nghệ

CNNT

Cơng nghệ thơng tin

HTX

Hợp tác xã

VSATTP


Vệ sinh an tồn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các loại đất huyện Tân Sơn............................................................................... 35
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015........................ 37
Bảng 3.3


Giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện Tân Sơn................................................ 38

Bảng 3.4. Số hộ nghèo của huyện Tân Sơn – của 3 xã đưa ra nghiên cứu ..................42
Bảng 3.5. Mô tả nội dung điều tra...................................................................................... 43
Bảng 3.6. Số mẫu tương ứng với các nội dung điều tra .................................................. 43
Bảng 3.7. Số hộ trồng chè được điều tra............................................................................ 44
Bảng 4.1. Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè trên địa bàn
huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017

48

Bảng 4.2. Đánh giá của các hộ nghèo trồng chè về việc hỗ trợ đất sản xuất để
phát triển sản xuất chè 49
Bảng 4.3. Đánh giá của Phịng Tài Ngun Mơi trường Huyện, Ủy ban nhân dân
Huyện, UBND 3 xã về việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo để phát
triển sản xuất chè

50

Bảng 4.4. Số lượng cây chè đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn
giai đoạn 2015-2017

52

Bảng 4.5. Thống kê giống chè đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn
giai đoạn 2015-2017

54


Bảng 4.6. Số lượng phân bón đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân Sơn
giai đoạn 2015-2017

55

Bảng 4.7. Số lượng thuốc BVTV đã hỗ trợ cho hộ nghèo trồng chè huyện Tân
Sơn giai đoạn 2015-2017

56

Bảng 4.8. Đánh giá của các hộ nghèo về việc hỗ trợ giống, phân bón, thuốc
BVTV để phát triển sản xuất chè

58

Bảng 4.9. Đánh giá của Trạm Khuyến nông Huyện, Trạm bảo vệ thực vật
Huyện, Ủy ban nhân dân Huyện, UBND 3 xã về việc hỗ trợ giống,
phân bón, thuốc BVTV cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chè

59

Bảng 4.10. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn
giai đoạn 2015-2017

vii

62


Bảng 4.11. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất chè cho các hộ nghèo tại điểm điều

tra

62

Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả công tác tập huấn, chuyển gia KHKT cho hộ nghèo
để phát triển sản xuất chè

63

Bảng 4.13. Mức hỗ trợ bình quân 1 ha cho phát triển sản xuất cây chè của hộ
nghèo giai đoạn 2015-2017

68

Bảng 4.14. Số hộ nghèo của huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017................................. 69
Bảng 4.15. Diện tích trồng chè của hộ nghèo đã được hỗ trợ ........................................... 71
Bảng 4.16. Sản lượng chè của các hộ nghèo huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017 ......72
Bảng 4.17. Đánh giá của các hộ điều tra về hiệu quả kinh tế của sản xuất chè so
với cây trồng khác

73

Bảng 4.18. Nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng chè huyện Tân Sơn ...............80
Bảng 4.18. Thông tin chung về các hộ gia đình đã điều tra .............................................. 81
Bảng 4.19. Chỉ tiêu phát triển diện tích chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn giai
đoạn 2018 - 2020

84

Bảng 4.20. Chỉ tiêu phát trển chè của huyện Tân Sơn đến năm 2020 ............................. 85


viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Bản đồ huyện Tân Sơn..................................................................................... 33

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến đánh giá về tập huấn kỹ thuật sản xuất chè của cán bộ khuyến
nông huyện Tân Sơn

63

Hộp 4.2. Ý kiến đánh giá của chủ nhiệm HTX chè Tân Sơn về vai trò HTX ................ 65
Hộp 4.3. Ý kiến đánh giá của hộ trồng chè về hiệu quả trồng chè so với các cây
hoa màu khác 67
Hộp 4.4. Ý kiến đánh giá của hộ trồng chè về hiệu quả cây chè so với các cây
trồng khác

70

Hộp 4.5. Ý kiến đánh giá của hộ trồng chè về hiệu quả trồng chè so với cấy lúa ........74

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Dũng
Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè
cho hộ nghèo của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, đánh giá các mặt đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân của các biện pháp hỗ trợ để từ đó đề xuất giải pháp có tính ứng dụng cao
cho việc phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lựa chọn địa bàn nghiên cứu là các xã trồng chè của Huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng
cách Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. 3 xã chọn
làm điểm nghiên cứu là từ các vùng trong huyện, đó là xã Thu Cúc, Thu Ngạc và Đồng
Sơn thuộc xã có nhiều hộ nghèo trồng chè có quy mơ diện tích chè lớn. Tổng số hộ được
chọn là 15 hộ, trong đó tương ứng với số lượng hộ nghèo từng xã, chọn điều tra xã Thu
Cúc 60 hộ, xã Thu Ngạc 50 hộ, xã Đồng Sơn 40 hộ. Số mẫu được đảm bảo tính đại diện
cho tồn vùng, được suy rộng được cho cả huyện. Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, thực
trạng hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ … Những số liệu này được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Phú Thọ, phịng Thống
kê, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và
Xã hội, phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng ĐKQSD đất, phịng Giáo dục,
phịng Tài chính, phịng Y tế... của huyện Tân Sơn, trên các trang mạng, các tạp chí, sách
báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố. Số liệu sau khi được Tác giả thu

thập về sẽ được tổng hợp và phân tích tình hình hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ
nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Kết quả chính và kết luận
Luận văn đánh giá thực trạng hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 và đề xuất những giải pháp nhằm giải pháp đổi mới
công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Đánh giá thực trạng hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn,

xi


tỉnh Phú Thọ, Tác giả có một số nhận xét sau: Chính quyền địa phương các cấp trên địa
bàn huyện Tân Sơn về cơ bản đã triển khai tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hộ
nghèo phát triển sản xuất chè từ việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như
hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn
chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho
hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè. Các chính sách hỗ trợ trên đã phát huy hiệu quả rõ
rệt đối với các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện, góp phần làm giảm số hộ nghèo
toàn Huyện năm 2016 là 12,7% so với năm 2015, năm 2017 giảm 15,6% so với năm 2016,
các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất q hương mình.

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ
nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong hỗ trợ đất sản xuất, tồn tại một phần nhỏ đất sản xuất được hỗ trợ khơng
đúng đối tượng, diện tích đất hỗ trợ cho hộ nghèo quá nhỏ so với nhu cầu của các hộ,
nhiều diện tích đất sản xuất hỗ trợ người dân tộc lại không màu mỡ, ở địa thế không thuận
lợi cho sản xuất. Trong hỗ trợ giống chè, do các giải pháp về hỗ trợ cần được thực hiện
đồng bộ nên đã có tình trạng người nghèo được hỗ trợ về giống, về phân bón,…nhưng lại

khơng có đất sản xuất. Trong hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV, một phần vật tư bị q hạn,
phân vón cục, hịa tan kém, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng không đồng đều. Trong công
tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nội dung tập huấn chưa dễ hiểu, phương
pháp tập huấn chưa phù hợp. Trong hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất chưa được quan tâm
đúng mức nên thực tế tại Huyện Tân Sơn số hợp tác xã q ít, chưa có tác dụng quy tụ
những hộ trồng chè. Trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chưa đầu tư đúng mức với hệ thống
giao thơng, chưa có sự hỗ trợ thích đáng với các cơ sở chế biến. Trong công tác quy hoạch
vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo, chưa gắn quy hoạch phát triển sản xuất chè
đồng bộ với phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng của vùng.
(3) Nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, Tác giả đưa ra một số giải pháp sau: hỗ trợ
các yếu tố đầu vào tại huyện Tân Sơn (gồm đổi mới hỗ trợ đất sản xuất, đổi mới hỗ trợ giống
cây chè, đổi mới hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), Đổi mới công tác tập huấn, chuyển
giao khoa học kỹ thuật, Đổi mới hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất, Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm, Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo.

xii


THESIS ABSTRACT
Author's name: Tran Dung
Thesis title: “Development solutions on tea production for poor households in Tan
Son district, Phu Tho province."
Major: Economic Management

Code: 8620115

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes: Based on the research on the status of tea production
development for poor households in Tan Son district, Phu Tho province, the

objectives, constraints and causes of the support measures have been assessed, and
then to propose highly applicable conclusions for the development of tea production
for poor households in Tan Son district, Phu Tho province.
Research Methods
Based on the selection of study for tea growing communes in Tan Son District,
Phu Tho Province. This thesis uses some research methods: data collection methods, data
processing and analysis methods. The primary data collected by the author is selected by
random sampling, which is stratified by the respondent. The three selected communes are
Thu Cuc, Thu Ngac and Dong Son communes, where many poor households grow tea
with a large area of tea. The total number of households selected was 15 households, in
which the number of poor households in each commune was chosen, with 60 households
in Thu Cuc commune, 50 people in Thu Cuc commune and 40 households in Dong Son
commune. The sample size is guaranteed to represent the whole region, which is widely
distributed throughout the district. Secondary data includes information on local socioeconomic characteristics, population and labour situation and support for poor households
to develop tea production in Tan Son district. , Phu Tho Province ... These data are
collected mainly from Phu Tho Statistical Office, Statistical Division, Agriculture and
Rural Development Division, Department of Labor - Invalids and Social Affairs, Division
of Natural Resources and Environment. Environment, Land Cadastral Office, Education
Department, Finance Division, Health Department ... of Tan Son District, on websites,
journals, reference books and published scientific reports. The data collected by the author
will be collected and analyzed to support the development of tea production for poor
households in Tan Son district, Phu Tho province.

Main results and conclusions
This thesis assessed the status of development support of tea production for poor
households in Tan Son district, Phu Tho province in the period 2015-2017 and proposed

xiii



solutions to improve the development of tea production support for poor households in
Tan Son district, Phu Tho province.
Assessed the status of supporting tea production for poor households in Tan Son
district, Phu Tho province, the author has some remarks as follows: Local authorities at all
levels in Tan Son district basically implemented well support policies for poor households to
develop tea production from support inputs of production such as support for production land,
tea varieties, fertilizers, pesticides, trainings and trainings on the transfer of science to poor tea
farmers, formation of cooperative groups, trade for poor households to grow tea, support tea
consumption. The above-mentioned subsidy policies have brought about remarkable results for
poor tea-growing households in the district, contributing to reducing the number of poor
households in the district by 2017 to 12.7% compared to 2015 and by 2017. , 6% over 2016,
poor households rise out of poverty and become rich in their homeland.

In addition to the achievements, the development of tea production for poor
households in Tan Son district, Phu Tho province also revealed many limitations.
In support of productive land, a small part of the productive land is poorly
supported, the area of support for poor households is too small compared to the needs
of households, many areas of production support land Ethnicity is not fertile, in the
terrain is not favourable for production. In support of tea seedlings, due to the support
measures to be implemented uniformly, the poor are supported by seeds, fertilizer ...
but no land for production. In support of fertilizer, pesticides, part of the equipment is
overdue, lump clumps, poor solubility, pesticides quality uneven. In training, transfer
of science and technology, training content is not easy to understand, training methods
are not appropriate. In support of the formation of production, groups have not been
properly concerned, the actual number of cooperatives in Tan Son district is too small
and has not had the effect of gathering tea growers. In support of product
consumption, not properly invested with the transportation system, there is not
adequate support for processing facilities. In planning the development of tea
production for poor households, the development plan for tea production is not linked
to the development of infrastructure elements of the region.

(3) In order to improve the efficiency of tea production support for poor households in
Tan Son district, Phu Tho province in the coming time, the solutions will be provided: support
the inputs in Tan Son district (including renovation of support for production land, renovation
of tea seedlings support, renovation of fertilizer support, plant protection drugs), renewal of
training, transfer of science and technology, change to support the formation of production
groups; To renovate the support for product consumption; To renovate the planning of
development of tea production for poor households.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay chè của tỉnh Phú Thọ được trồng ở hầu hết các huyện trên địa bàn
tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba… với diện tích
hơn 16.000ha. Nhiều giống chè có năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP2,
Kim Tuyên, PH1... đã được trồng thay thế giống chè cũ, cằn xấu, năng suất thấp và
bước đầu đem lại hiệu quả. Tỷ lệ cơ cấu các giống chè mới có năng suất, chất
lượng cao chiếm trên 71%. Các địa phương trồng chè cũng đã tích cực tiến hành
chăm sóc bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng
chè nguyên liệu; đổi mới công nghệ trang thiết bị và nghiên cứu chuyển dịch cơ
cấu sản phẩm. Cùng với phát triển cây chè , nhiều năm qua trên địa bàn đã hình
thành nhiều tổ chức quản lý và các cơ sở chế biến, tiêu thụ chè tươi, chè khô. Sản
phẩm chè của Phú Thọ khá đa dạng bao gồm chè đen, chè xanh, chè ô long, chè
lipton, chè ướp hương... được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Huyện Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ có lợi thế là diện tích lớn, khí hậu, thổ
nhưỡng thích hợp để phát triển cây chè, ngồi ra Tân Sơn cịn có tiểu vùng khí hậu
đặc trưng miền núi cao cho phép trồng các giống chè đặc sản, chè sạch. Do vậy từ
lâu cây chè đã bén duyên ở hầu khắp các xã, người ta trồng chè trong vườn nhà,
chè mọc lẫn trên đất rừng với đủ các giống loại. Tùy theo tập tục mà có nhiều cách

trồng, chế biến làm chè xanh, chè lam, chè phơi khô… để sử dụng trong nhà, làm
quà. Phải đến những năm 1980 khi Nhà nước có chủ trương xây dựng thành vùng
chè hàng hóa phục vụ xuất khẩu thì diện tích cây mới được mở rộng theo hướng
sản xuất công nghiệp. Trước hết chè trồng nhiều ở nơng trường chè Thanh niên
nay là Xí nghiệp chè Minh Đài, rồi Xí nghiệp chè Tân Phú, tiếp đến năm 2000 mở
thêm Xí nghiệp chè Phú Long, đều thuộc Cơng ty liên doanh chè Phú Đa. Như vậy
đến nay đây là huyện có tới 3 cơ sở chè quốc doanh, quy mơ lớn diện tích lên tới
trên 1.100 ha; ngồi ra cịn diện tích chè của các cơ sở tập thể, cơng ty lâm nghiệp,
hộ gia đình quản lý trên 1.800 ha. Với tổng diện tích xấp xỉ 3.000 ha, Tân Sơn là
huyện có diện tích chè lớn thứ hai của tỉnh, chỉ sau huyện Đoan Hùng. Trong đó
diện tích chè kinh doanh gần 2.700 ha, năm 2014 đạt năng suất búp tươi bình quân
gần 10 tấn/ ha, cho tổng sản lượng gần 26,5

1


ngàn tấn. Đi đôi với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cũng có nhiều cơ sở chế
biến khá hiện đại. Năng lực các cơ sở chế biến dù đã vượt sản lượng chè búp tươi,
nhưng lại thiếu các cơ sở chế biến chè cao cấp, chủ yếu chế biến chè đen, một
phần chè xanh nên giá trị thấp. Theo điều tra, các giống chè Phúc vân tiên, Bát
tiên, nhất là chè Shan, ngay cả các giống chè lai cũng chỉ dùng để chế biến chè
đen. Nếu đầu tư chế biến thành chè Ô long đặc sản giá sẽ cao gấp 5-7 lần chè đen,
chè xanh hiện nay. Lĩnh vực xúc tiến thương mại thiếu chủ động càng làm cho cây
chè thiếu tính bền vững. Ba yếu tố năng suất chè thấp, khâu chế biến, xúc tiến
thương mại hạn chế làm cho giá trị cây chè mang lại chưa cao, số hộ nhờ cây chè
thốt khỏi đói nghèo chưa nhiều.
Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 52,42% trong đó số
hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 95% tổng số hộ nghèo. Sau 3 năm triển khai
thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ, huyện Tân
Sơn đã có bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân

đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,34% (tương
đương 903 hộ thoát nghèo). Chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm
trên một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho
người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè
giúp chống xói mịn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi. Vì vậy,
việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra
vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây
chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí
vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ
và xuất khẩu. Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần
khơng nhỏ vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực có trình độ; về nguồn vốn đầu tư… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện
Tân Sơn xác định trong giai đoạn tới sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về phát
triển kinh tế, đặc biệt là phát triển cây chè cho những hộ nghèo, là con dân của
huyên Tân Sơn tôi thấy đây là một vấn đề cấp thiết cần phải nhanh chóng triển
khai thực hiện, Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất
chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo của
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, đánh giá các mặt đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của các biện pháp hỗ trợ để từ đó đề xuất giải pháp có tính ứng dụng cao cho
việc phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nơng


nghiệp nói chung và phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo nói riêng;
- Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất chè phân tích các yếu tố ảnh

hưởng tới phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
góp phần phát triển kinh tế cho hộ nghèo của xã Tân Sơn;
- Đề xuất được các giải pháp phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện

Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là việc phát triển sản xuất chè cho hộ
nghèo tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất

chè huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát hỗ trợ triển sản xuất chè cho hộ

nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2015 - 2017. Đề xuất giải pháp hỗ trợ hộ
nghèo phát triển sản xuất chè tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các xã trồng chè tại huyện Tân Sơn

tỉnh Phú Thọ.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài Giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo trong đó trọng
tâm vào các giải pháp hỗ trợ là một đề tài tương đối mới, đồng thời chưa có đề tài
nào thực hiện trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

3



Trên phương diện lý luận, đề tài đã phân tích rõ các nội dung hỗ trợ phát triển sản
xuất chè cho hộ nghèo gồm hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như
hỗ trợ đất sản xuất, giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo,
tập huấn chuyển giao khoa học cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác,
giao thương cho hộ nghèo trồng chè, hỗ trợ tiêu thụ chè, kết quả hỗ trợ phát triển
sản xuất chè cho hộ nghèo phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
chè cho hộ nghèo gồm các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, công tác quy hoạch của địa
phương, nguồn lực của địa phương, đặc điểm của hộ nghèo trồng chè.
Trên phương diện thực tế, Luận văn đánh giá được thực trạng hỗ phát triển
sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các mặt đạt được: Chính
quyền địa phương các cấp trên địa bàn huyện Tân Sơn về cơ bản đã triển khai tốt
các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo phát triển sản xuất chè từ việc
hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như hỗ trợ đất sản xuất, giống chè,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học
cho hộ nghèo trồng chè, hình thành các tổ hợp tác, giao thương cho hộ nghèo trồng
chè, hỗ trợ tiêu thụ chè. Các chính sách hỗ trợ trên đã phát huy hiệu quả rõ rệt đối
với các hộ nghèo trồng chè trên địa bàn Huyện, góp phần làm giảm số hộ nghèo
toàn Huyện năm 2016 là 12,7% so với năm 2015, năm 2017 giảm 15,6% so với
năm 2016, các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất q
hương mình.
Dựa trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ phát triển
sản xuất chè cho hộ nghèo và thực trạng tại huyện Tân Sơn, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới, Luận văn đưa ra một số giải pháp sau: hỗ trợ các yếu tố
đầu vào tại huyện Tân Sơn (gồm đổi mới hỗ trợ đất sản xuất, đổi mới hỗ trợ giống
cây chè, đổi mới hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), Đổi mới công tác tập
huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, Đổi mới hỗ trợ hình thành nhóm sản xuất,
Đổi mới hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, Đổi mới công tác quy hoạch vùng phát triển sản

xuất chè cho hộ nghèo.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO HỘ NGHÈO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ CHO
HỘ NGHÈO
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát
triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao
gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về
chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).
Theo tác giả Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội” (Raaman Weitz and Rehovot, 1995).
Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một q trình
thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm tin, các
quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên về mọi mặt
như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả, công bằng, đạt
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng
của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn bao gồm cả phân phối cơng bằng lợi ích
xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh
tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ
trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển
kinh tế là một q trình hồn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một
thời gian nhất định (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).


2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f (X1, X2,..., Xn).

5


Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,..., Xn là
lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn

thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,

sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Nguyễn Ngọc Phương, 2015).
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu
hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống con người.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất (Đào Quang Định, 2015):
+ Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải, kho hàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với q trình sản xuất là
vơ cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số
vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế
việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng
hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất.

Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người
lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng
lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành

nơng nghiệp, mà cịn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là
yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

6


Các loại tài ngun khác trong lịng đất như khống sản, tài nguyên rừng, biển và
tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và

chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động năng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra
sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
+ Ngồi ra cịn một số yếu tố khác: Quy mơ sản xuất, các hình thức tổ chức


sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành
phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
cũng có tác động đến q trình sản xuất.
2.1.1.3. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy
mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị
(sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm
về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động (Vũ
Văn Nâm, 2009).
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp
ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất
khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động
có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững
(Vũ Văn Nâm, 2009).
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó
là: Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? và sản xuất như thế nào ? những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mơ sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận.

7



Như vậy các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong
đó các chiến lược về sản phẩm: Phải xác định được số lượng cũng như chất lượng
của sản phẩm, xác định chu kỳ sống của sản phẩm. Phải có chiến lược đầu tư mua
sắm máy móc thiết bị và lựa chọn cơng nghệ thích hợp, trong đó có chiến lược đi
tắt đón đầu trong cơng việc đầu tư cơng nghệ hiện đại.
Trong q trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu,
để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất
tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến
nguồn tài nguyên (Nguyễn Hữu Quang, 2015).
2.1.1.4. Hỗ trợ phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Theo chuẩn tiếp cận đa chiều trong giai đoạn
2016-2020, người nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là có thu nhập dưới
700.000 đồng một tháng.
Khi thu nhập thấp dưới mức sống tối thiểu thì người nghèo sẽ gặp rất nhiều
khó khăn trong việc phát triển sản xuất như thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học
kỹ thuật, thiếu các điều kiện để tiến hành sản xuất,…Như vậy nếu khơng được hỗ
trợ thì người nghèo sẽ rơi vào cái vịng luẩn quẩn đói nghèo.
Khi xác định cây chè là cây kinh tế chủ lực của giúp đồng bào dân tộc vùng
đồi núi trung du phía Bắc thốt nghèo thì Nhà nước, cũng như các tỉnh đã triển
khai nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất trong đó có phát triển sản
xuất chè.
Như vậy Hỗ trợ phát triển sản xuất chè là các biện pháp của Đảng, Nhà
nước, địa phương hỗ trợ người nghèo trong việc phát triện sản xuất chè, mang lại
thu nhập, cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo và làm giầu cho người nghèo.
Các biện pháp hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ các yếu tố đầu vào trong việc trồng

chè như hỗ trợ đất trồng, giống, phân bón, thuốc BVTV, vốn cho người nghèo; hỗ
trợ trong việc đào tạo chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho việc phát triển sản xuất
chè từ kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sơ chế, bảo quản,…; hỗ trợ trong việc tiêu

8


thụ sản phẩm …giúp cây chè trở thành cây giúp người nghèo, đặc biệt các đồng
bào dân tộc thiểu số vùng đồi núi trung du phát triển kinh tế bền vững.
2.1.2. Vai trò của giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất chè
Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng
chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mịn, rửa trơi. Chè là
cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. phát triển sản xuất chè
sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất
nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Cụ thể, hỗ trợ phát triển sản xuất chè
cho hộ nghèo có vai trị sau:
Thứ nhất, góp phần cải thiện và ổn định đời sống cho người trồng chè
Có thể khẳng định rằng chè là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu đời sống
hàng ngày của mọi người trên tồn thế giới vì vậy sản phẩm chè được tiêu thụ ngày
càng nhiều với giá ổn định.
Hiện nay, chè trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao của các nước
trồng và chế biến chè nói chung và ở nước ta nói riêng. Nước ta có khoảng hơn
200.000 nơng dân sống chủ yếu nhờ vào nghề chè – nông dân vùng Trung du miền
núi cây chè là cây xóa đói giảm nghèo. Gần 50 năm người dân phía Bắc nước ta đã
tìm và thử nghiệm nhiều loại cây trồng giúp họ có thu nhập ổn định để tạo lập đời
sống. Quả thực nhiều năm chỉ có cây chè là thích hợp hơn cả.
So sánh hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng khác như: Sắn, lúa nương,
cây ăn quả, cây café…trồng trên vùng đất gị đồi thì cây chè là cây cho hiệu quả
kinh tế tối ưu và được người dân chấp nhận. Vì vậy cây chè đã trụ vững ngày càng
phát triển cả về diện tích sản lượng và năng suất. Theo ước tính thì một ngày cơng

lao động người trồng chè có thu nhập bằng 2,6 công làm lúa, 4,6 công làm sắn, 4
công làm lạc. Cây chè đang cho thu nhập ổn định.
Như vậy khi phát triển sản xuất chè cho hộ nghèo giúp hộ nghèo vươn lên
thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống bởi nguồn thu nhập của người dân từ trồng
chè cao hơn hẳn những loại cây trồng khác, người dân chuyên tâm với việc trồng
chè sẽ giúp phát triển kinh tế từng hộ gia đình.
Thứ hai, Góp phần ổn định kinh tế xã hội
Nhận thức cây chè là cây chủ lực trên đất vườn đồi, các tỉnh miền núi trung
du đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ nơng dân, hỗ trợ hộ nghèo trong đó

9


×