Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.8 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ NAM PHONG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC MƠ HÌNH THANH
NIÊN LÀM KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn


Lê Nam Phong

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Bùi Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn QTKD, Khoa KE-QTKD - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Liên
hiệp thanh niên, Hội doanh nhân trẻ thị xã Từ Sơn, Đoàn thanh niên các xã Tương
Giang, phường Châu Khê, phường Đồng Kỵ, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phịng
thống kê, chi cục thuế, ngân hàng CSXH thị xã Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Nam Phong

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
lời cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 2
1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn........................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về mơ hình thanh niên làm kinh tế...................................................... 4
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả của mơ hình thanh niên làm kinh tế ............................... 6
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mơ hình thanh niên làm kinh tế ................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................. 16

iii



2.2.1. Thanh niên bắc ninh vay vốn làm nghề mộc............................................................ 17
2.2.2. Thanh niên thành lập hợp tác xã................................................................................. 18
2.2.3. Mô hình kinh tế trang trại............................................................................................ 19
2.2.4. Bài học kinh nghiệm.................................................................................................... 20
Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................ 22
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................................... 22
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................... 22
3.1.2. Đặc điểm dân số lao động........................................................................................... 25
3.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất................................................................. 26
3.1.4. Tình hình phát triển về kinh tế.................................................................................... 27
3.1.5. Văn hóa – xã hội........................................................................................................... 30
3.1.6. An ninh – quốc phòng.................................................................................................. 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 34
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 34
3.2.2. Phương pháp phân tích................................................................................................ 36
3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá.................................................................................................... 37
Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 38
4.1. Khái quát và đặc điểm về một số mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa

bàn thị xã từ sơn....................................................................................................................... 38
4.1.1. Khái quát về một số mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa bàn thị xã

từ sơn......................................................................................................................................... 38
4.1.2. Kinh nghiệm, hoạt động kinh tế chủ yếu các mơ hình điều tra ............................. 40
4.1.3. Diện tích đất sản xuất kinh doanh.............................................................................. 42
4.2. Hiệu quả hoạt động của các mơ hình............................................................................ 43
4.2.1. Hiệu quả kinh tế............................................................................................................ 43
4.2.2. Hiệu quả xã hội............................................................................................................. 50

4.2.3. Hiệu quả môi trường.................................................................................................... 56

iv


4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các mơ hình thanh niên phát triển kinh tế thị xã

từ sơn......................................................................................................................................... 59
4.3.1. Phong tục tập quán....................................................................................................... 59
4.3.2. Trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của thanh niên ........................ 60
4.3.3. Yếu tố về vốn đầu tư.................................................................................................... 60
4.3.4. Khả năng tiếp cận thông tin của thanh niên............................................................. 62
4.3.5. Các yếu tố khác............................................................................................................. 62
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mơ hình thanh niên làm kinh tế thị

xã từ sơn.................................................................................................................................... 62
4.4.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế........................................................................................... 62
4.4.2. Nâng cao hiệu quả xã hội............................................................................................ 68
4.4.3. Nâng cao hiệu quả môi trường................................................................................... 69
Phần 5. Kết luận, kiến nghị................................................................................................. 72
5.1. Kết luận............................................................................................................................. 72
5.2. Kiến nghị........................................................................................................................... 72
5.2.1. Đối với nhà nước.......................................................................................................... 72
5.2.2. Đối với các cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phương .................................... 73
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 75
Phụ lục....................................................................................................................................... 77

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2

Tình hình dân số -

Bảng 3.3

Số mơ hình thanh

Bảng 4.1

Một số đặc điểm c

Bảng 4.2

Trung bình đất sản

kinh tế trên địa bà
Bảng 4.3

Doanh thu trung bì

Bảng 4.4

Chi phí sản xuất t


2013 - 2015............
Bảng 4.5

Lợi nhuận trung b

2015..........................
Bảng 4.6

Lợi nhuận trung b
năm 2013 - 2015

Bảng 4.7

Lợi nhuận trên chi

Bảng 4.8

Vốn của các mô h

Bảng 4.9

Hiệu quả sử dụng v

Bảng 4.10

Số lao động trung

Bảng 4.11

Số lao động chính


triển kinh tế trên đ
Bảng 4.12

Tạo việc làm cho
qua ba năm 2013

Bảng 4.13

Tạo việc làm cho

- 2015 ......................
Bảng 4.14 Thu nhập trung bình của người lao động ở các mơ hình điều tra qua ba
năm 2013 - 2015
Bảng 4.17 Đóng góp đối với ngân sách nhà nước và địa phương ở các mơ hình

điều tra qua ba nă
Bảng 4.16 Tình hình vay vốn thanh niên phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn và các

đơn vị điều tra tại

2013 - 2015............

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mơ hình vườn ao chuồng khép kín (Nguồn: ccrd.com.vn)................................. 4
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn........................................................................ 23


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng việt

CNTT

Công nghệ thông tin

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

HTX

Hợp tác xã

LHTN

Liên hiệp Thanh niên

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách & Xã hội


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Lê Nam Phong
- Tên luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mơ hình thanh niên làm
kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
- Chuyên ngành: KE&QTKD

- Mã số: 60.34.01.02
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các mơ

hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế, góp
phần phát triển kinh tế địa phương.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Các báo cáo tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội, các số liệu thống kê của thị xã Từ Sơn qua ba năm 2013 đến 2015.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Các dữ liệu thu thập thơng
qua phiếu điều tra với ba mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa bàn thị xã.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp so sánh,
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Đề tài đánh giá hiệu quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế đã áp dụng
thành công trên địa bàn thị xã gồm ba mơ hình chính là: nghề sắt thép, nghề mộc mỹ
nghệ và nghề dệt may,
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các mơ hình thanh niên phát triển kinh
tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn
+ Đánh giá hiệu quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình của thị xã
Từ Sơn thông qua hệ thống các chỉ tiêu.
+ Qua nghiên cứu, có thể thấy mơ hình thanh niên phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ đã
có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, sẽ vẫn có điều kiện phát triển trong

ix



thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, mơ hình thanh niên phát triển nghề
sắt thép, nghề dệt sẽ gặp nhiều khó khăn về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm do cạnh tranh của thị trường ngày càng cao.
+ Đánh giá những tồn tại, hạn chế của các mơ hình thanh niên phát triển kinh tế
trên địa bàn thị xã từ nguyên nhân chủ quan đến các nguyên nhân khách quan
- Trên cơ cở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
các mơ hình thanh niên làm kinh tế góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Đối với nhà nước
+ Xây dựng và điều chỉnh hợp lý với thực tiễn chính sách thanh niên, giải quyết
vấn đề thanh niên, phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ.
+ Để phát huy lực lượng và tiềm năng của thanh niên cần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.
+ Xây dựng các dự án phát triển nghề truyền thống và dự án dành riêng cho
thanh niên.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: y tế, giáo dục, điện, nước sạch, để
thanh niên nhận được những lợi ích từ cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống chính sách và những biện pháp thiết thực để xoá bỏ những
quan điểm, định kiến lạc hậu.

Đối với các cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phương
+ Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và có
cơ chế riêng về cơng tác thanh niên ở địa phương,
+ Chính quyền địa phương tranh thủ đầu tư của Nhà nước, và kêu gọi sự đóng
góp của nhân dân để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Các ngành, các cấp, các hội, đoàn thể địa phương cần tăng cường phối hợp để
tập huấn cho thanh niên về kỹ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm sống, khai thác
mọi tiềm năng về khoa học kỹ thuật, vốn hỗ trợ thanh niên, sống.


x


THESIS ABSTRACT
1. Summary
- Author Name: Le Nam Phong
Thesis name: Improving the efficiency of the model of the young doing business
in Tu Son town.
- Major: KE & Business Administration
- Code: 60.34.01.02
- Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture

2. Contents of the Thesis Abstract
- The purpose of the thesis research: the project researches the effectiveness of
the model of the young doing business in Tu Son town, Bac Ninh province and

proposes solutions to improve the efficiency of the model of the youth doing business,
contributing to local economic development.
- The research methods were:

+ Data collecting:
Secondary data for this research include: The report on the policy, economy,
society, and the statistics of Tu Son town in three years, from 2013 to 2015.
Primary data serving research process includes: The data gathered through
survey forms with three significant models of the young doing business in the town.
+ Analysis: Economic statistical method, comparation, getting experts’

opinion. - The achieved research results:
+ Subject to evaluate the effectiveness of the model of the young in doing

business was applied successfully in the town with three main models: steel craft, fine
art furniture craft and textile craft
+ Systemize theoretical and practical basis models of youth developing
economic in Tu Son town.
+ To evaluate the effectiveness of the typical model of the youth in business in
Tu Son town through the citerias of economic, social and environmental effectiveness.
+ Through the study, we can see the model of the youth developing fine art
furniture has flourished in recent years, and it will still have conditions to develop

during the integration period the world economy. Meanwhile, the model of youth
developing steel craft, textile craft will have difficulties in innovating technology,
xi


improving product quality due to the increasing competitiveness of the market.
+ Judging the limitations of the model of the young in economic development in

the town from subjective reasons such as capital, experience, production premises,
quality... to objective reasons such as the mechanism of the state policy in the
intergrating economy at present , planning issues, infrastructure ...
+ On that basis, the project has proposed some solutions to improve the
efficiency of the model of the young in economic activities contributing to local
economic development.

As for the government:
+ Constructing and making reasonable adjustments to the practice of the policy

which says the young are basic tools to address the youth issues and promote the
potential creativeness of youth, concretizing the youth policy in the new period ,
paying special attention and preferential policies towards the models of the young in

economic development with high efficiency.
+ Promote the force and potential of the youth, create jobs, increase income and

improve living conditions for young people, this is a top priority of the Party and the
Government, adequate investment budget for programs to create jobs. Extend loans
for production and business activities of the youth. Amend and supplement the
provisions on labor administration and residents so that youth can easily find a job.
Expand the network of vocational training and job placement for young people.
Satisfy practically the legitimate requirements from youth, fostering young talent,
assigning work for the youth.Organize vocational training and education well, arrange
suitable work for disabled youth.
+ Construct projects to develop traditional scraft and specialized projects for
youth to provide them with capital, technology to develop production, increase their
income and their living standards.
+ Continue to invest in building infrastructure of health care, education,
electricity, clean water so that the youth receive benefits from the community, thereby
improve their health, literacy and standard of living for them.
+ Building a system of policies and practical measures to eliminate the outdated
views and prejudices.

As for government agencies and local organizations
+ Implement the guidelines and policies of the Party, Government and private
mechanisms for youth work locally, create favorable conditions for youth to participate in
the leadership of the Party, the authorities and organizations; implement important

xii


programs and projects of the local.
+ Local authorities take advantage of the Government’s investment, and calls for

the contribution of the people to improve the system infrastructure, innovates,
enhances the propagation, dissemination and education on the youth.
+ The branches, at all levels, mass organizations and localities should strengthen
coordination to train youth on production techniques as well as life experience and
activities and improve their level and perception.
+ The mass organizations have to exploit all the potential of science and
technology, which supports young people, especially married one to help them
increase their income and living conditions.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử Việt Nam, các thế hệ thanh niên nước ta luôn nêu cao truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Qua các thời kỳ cách mạng, dưới ngọn cờ vẻ vang của
Đảng, Bác Hồ, lớp lớp thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, viết
lên những trang sử chói lọi trong các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước; trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, góp phần tạo nên những
thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, tuổi trẻ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng
bất khuất của các thế hệ cha anh, thích ứng nhanh với tình hình nhiệm vụ mới, có ý
chí vươn lên, chủ động lập thân, lập nghiệp, khơi dậy và nâng cao tính tích cực
chính trị và xã hội, những phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ trong thời kỳ mới. Thanh
niên đã và đang có mặt ở những nơi khó, việc khó, những lĩnh vực có nhiều thử
thách, hăng hái đi vào thực tế cuộc sống để rèn luyện và trưởng thành, qua đó một
lớp thanh niên tiên tiến với nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong công cuộc đổi mới,
góp phần làm rạng danh đất nước.
Thanh niên Bắc Ninh chiếm gần 22,6% dân số toàn tỉnh, là lực lượng lao
động chủ yếu của tỉnh. Nhìn chung thanh niên Bắc Ninh có nhận thức và bản lĩnh

chính trị vững vàng, phát huy tốt truyền thống cách mạng của quê hương và dân
tộc, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của quê hương đất
nước, có ý thức tự tơn dân tộc, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
tốt đẹp của q hương, đất nước. Nhờ có các chính sách ưu đãi, đầu tư thỏa đáng
nên trình độ, nhận thức của thanh niên Bắc Ninh không ngừng được nâng cao, hiện
nay đại bộ phận thanh niên có trình độ học vấn, có khả năng tiếp thu, ứng dụng
khoa học, cơng nghệ vào cuộc sống.
Những năm gần đây, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đồn
thể đã quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trị xung kích của thanh niên tham gia
phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, rèn luyện thanh niên phụ
thuộc sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Từ Sơn hiện nay có 39.902 người ở lứa tuổi thanh niên, chiếm gần 26,7%
dân số toàn thị xã. Thanh niên thị xã Từ Sơn luôn phát huy tốt truyền thống cách
mạng của cha anh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức chấp

1


hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Đại đa
số thanh niên sống có lý tưởng, hồi bão, có đạo đức, lối sống giản dị, chân thành,
cần cù, chịu khó, tích cực ủng hộ, tham gia vào công cuộc đổi mới quê hương, đất
nước. Thơng qua các chính sách, chương trình đào tạo nghề, nhiều thanh niên Từ
Sơn đã được đào tạo cơ bản, có trình độ, tay nghề và năng lực thực tiễn. Nhưng
hiện nay thanh niên Từ Sơn vẫn chưa được quan tâm, sử dụng đúng mức; nhiều cơ
quan, đơn vị, địa phương, gia đình thiếu tin tưởng, chưa tạo điều kiện thuận lợi để
thanh niên tiếp cận, tham gia thực hiện các chương trình, dự án triển khai trên địa
bàn; chưa có nhiều cơ hội để tham gia phát triển các mơ hình kinh tế ở địa phương.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả
của các mơ hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn"
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế trên địa
bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế, góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn các mơ hình thanh niên
làm kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các

mơ hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mơ hình thanh

niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình
trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi
trường của ba mơ hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa bàn thị xã
2


Từ Sơn bao gồm mơ hình thanh niên làm chủ các cơ sở dệt may, cơ sở chế biến đồ
gỗ thủ công mỹ nghệ và cơ sở sản xuất sắt thép.
1.3.2.2 Phạm vi khơng gian
Các mơ hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh

1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu tập trung vào 5 tháng từ tháng 12 năm 2015 đến
tháng 4 năm 2016. Các số liệu, tài liệu nghiên cứu của các cơ sở được thu thập
trong giai đoạn 2013 - 2015.
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá hiệu quả hoạt động các mơ hình thanh niên làm kinh tế trên địa
bàn thị xã Từ Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông của các mơ hình

thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động của từng
mơ hình qua các năm.
- Kết quả nghiên cứu có thể định hướng mơ hình phát triển tốt nhất trong các

mơ hình nghiên cứu cho các thanh niên phát triển kinh tế.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận về mơ hình thanh niên làm kinh tế
2.1.1.1. Mơ hình kinh tế
Mơ hình kinh tế là cách thức mơ tả thực thể kinh tế đã được đơn giản hóa bằng
cách loại bỏ các chi tiết không quan trọng, giữ lại đặc điểm quan trọng nhất để giải
quyết vấn đề nghiên cứu nhằm hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số trên
cơ sở dựa vào hành vi của các biến số đó, nó cung cấp cách thức giải quyết vấn đề.


Trong thực tế, mơ hình kinh tế có các đặc trưng sau:
- Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất.
- Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự.
- Phải ứng dụng được các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
- Phải có tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và mơi trường.

2.1.1.2. Các mơ hình thanh niên phát triển kinh tế
- Mơ hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng VAC
VAC là một mơ hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng
trọt, ni trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các
hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo lên một hệ
thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước
và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.

Hình 2.1 Mơ hình vườn ao chuồng khép kín
Nguồn: ccrd.com.vn

4


+ V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ khơng chỉ

trong vườn nhà mà cịn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng...
+ A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác

nguồn lợi nước mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển ... với các sản phẩm cá,
tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba ba v.v..
+ C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô

lớn như gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò,... Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi

và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn,...
Phát triển VAC là để thiết lập một phần quan trọng của nông nghiệp sinh học,
một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
- Mơ hình kinh tế trang trại
Mơ hình kinh tế trang trại trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ta đã hình
thành và khơng ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển
của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh,
mở rộng quy mơ sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao năng suất, hiệu quả và
sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững; tạo
việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm nghèo;
phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Thông qua phát triển kinh
tế trang trại đã góp phần quan trọng trong q trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất
gắn liền với q trình phân cơng lại lao động ở nơng thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nơng nghiệp, thúc đẩy tiến trình
cơng nghiệp hố trong nơng nghiệp và nơng thơn.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã có
nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mơ hình kinh tế trang trại phù
hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành
nhiều mơ hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại
lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng hợp... Việc hình thành
nhiều mơ hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử
dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông… để sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỉ suất hàng hố cao.
Đồng thời, việc hình thành nhiều mơ hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao
5


hiệu quả mơ hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm

canh cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hố nơng sản có giá
trị kinh tế lớn.
- Mơ hình phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ, được
làm ra bởi những người thợ thủ cơng, có sự hỗ trợ của máy móc. Sản phẩm sản
xuất ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu con người. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại
các làng nghề bao gồm: cánh cửa, khuân bao cửa gỗ tay vịn cầu thang, ốp trần, ốp
tường, đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế…
- Mơ hình phát triển sản xuất sắt thép tái chế
Theo quy trình sản xuất , sắt phế liệu được đưa vào lị đúc để nấu ra phơi
thép. Phôi thép được làm ra với nhiều loại để phù hợp với mỗi dây chuyền cán
nóng (nung đỏ thép và cán) trở thành các sản phẩm bao gồm sản phẩm thép cỡ lớn
cho ngành xây dựng ,sử dụng máy móc như máy dập, máy cán, các dây chuyền rút
sắt, đúc phôi để sản xuất dây buộc, nan hoa, đinh, sắt U làm cửa sắt cuộn phi 5, 6,
sắt cây (xoắn), thanh U (làm cửa xếp); thanh nẹp ( làm xen hoa cửa sổ)…
- Mơ hình phát triển sản phẩm dệt may
Các sản phẩm dệt may với nguồn nguyên liệu là sợi qua khung dệt thành
vải nguyên liệu hoặc các sản phẩm vải màn xô tẩy thành gạc y tế, khăn trẻ sơ sinh;
vải khổ rộng, sợi xe cung cấp cho nhà máy sản xuất giày dép, khăn mặt…Hiện nay
nghề dệt còn gắn liền với may mặc các mặt hàng như: quần áo mùa hè, khẩu trang,
khăn, găng tay…
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả của mơ hình thanh niên làm kinh tế
2.1.2.1. Một số khái niệm
a, Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
- Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch

vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các
sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để
được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh.
- Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả


cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh

6


tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
- Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh

có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan

hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu
vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này
giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp
của mình này càng phát triển.
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định

cho cơng việc kinh doanh, khơng có vốn thì khơng thể có hoạt động kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao
động...
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.

b. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu lâu dài bao trùm các doanh

nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hố lợi nhuận. Mơi trường kinh doanh
ln biến đổi địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh thích
hợp. Cơng việc kinh doanh là một nghệ thuật địi hỏi sự tính tốn nhanh nhạy, biết

nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả SXKD luôn gắn liền với hoạt động
kinh doanh, vì vậy phải xem xét nó trên nhiều góc độ. Hiện nay có nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả SXKD:
- Theo Phạm Thị Gái (2004), hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để
đạt kết quả cao nhất trong q trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
- Theo P. Samuelsons và W.Nordhaus (1989), hiệu quả sản xuất kinh doanh

diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn của nó. Quan điểm này đề cập đến khía
cạnh phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh
tế có hiệu quả cao.
- Nhà kinh tế học Adam Smith lại cho rằng : Hiệu quả là kết quả thu được

trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Theo quan điểm này thì
7


hiệu quả được đánh đồng với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh,
có thể do tăng chi phí, mở rộng nguồn lực sản xuất.
- Có quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỉ số giữa kết

quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình là Manfred Kuhn: Tính hiệu
quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí
kinh doanh. Quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả
kinh tế, nó gắn được kết quả với tồn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự
phản ánh trình độ sử dụng các chi phí.
- Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra định nghĩa về hiệu quả kinh doanh


như sau: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập
trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác, các
nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong q trình tái sản xuất nhằm
thực hiện mục tiêu kinh doanh”.
2.1.2.2. Phân loại

a. Hiệu quả kinh tế
Khi nói tới doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quả kinh
tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều
với động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận.
a, Hiệu quả kinh tế tổng hợp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập của sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong q
trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng
kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ.
b, Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố
Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng
các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước
đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng
hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
8


phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động

sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và
kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình
sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của
doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể
là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại,
doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt
chất lượng hồn tồn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất
lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều
có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng
đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu
vào” và “đầu ra” khơng có cùng một đơn vị đo lường cịn việc sử dụng đơn vị giá
trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ.
Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất
kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế,
nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong
nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả
năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn
việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế ; giảm số người thất
nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm
bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp
nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng
cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;... Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người
ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết cơng
ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thơng thường các mục tiêu

kinh tế - xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên
9


hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
c. Hiệu quả mơi trường
Mơi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát
triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng
cao chất lượng văn hố. Mà mơi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho
sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài
nguyên : Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất
khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài ngun nói
riêng và mơi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trị quyết
định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa
phương vì:
Thứ nhất, mơi trường khơng những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên
liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động
của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên khơng phải
gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có khơng khí để thở,
cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập
nâng cao hiểu biết... Những cái đó khơng gì khác là các u tố mơi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao
động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người.
Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên,
cũng phải nói rằng mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ
cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng

các hoạt động mang tính tàn phá mơi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra”
các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Q trình sản xuất
thải ra mơi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong
các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ơ nhiễm, suy thối, hoặc gây
ra các sự cố về mơi trường. Q trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội lồi người
cũng thải ra mơi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không
10


được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thứ hai, mơi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hố. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ
chặt chẽ: mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hố được di chuyển từ sản xuất đến lưu
thơng, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng
lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó ln ln tương tác với các thành
phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo
mơi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí
cần thiết cho q trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên
hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự
phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động
kinh tế - xã hội trong khu vực.

Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm
môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và
bảo vệ môi trường.
2.1.2.3. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là 1 đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào
và đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra
với kết quả kinh doanh thu được...
- Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội do có sự kết

hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một
tương quan cả về số lượng và chất lượng trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. Cũng như vậy, kết quả thu được phải là
kết quả tốt, kết quả có ích. Kết quả đó có thế là 1 đại lượng vật chất được tạo ra do
có sự chi phí hay mức độ được thỏa mãn của nhu cầu (số lượng sản phẩm,
11


×