Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.6 KB, 148 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN VIỆT

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Đức Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng nhân viên chức các cơ quan
phịng ban trực thuộc UBND huyện Yên Thế, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Yên Thế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Việt

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 4

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 4

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 5

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn............................................................................ 6
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ......................... 6

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 6

2.1.2.

Vai trị của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ................................................ 23

2.1.3.

Nội dung thực thi chính sách tín dụng................................................................... 24


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với
hộ nghèo..................................................................................................................... 30

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo .................... 32

2.2.1.

Tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo tại một số nước
trên thế giới................................................................................................................ 32

2.2.2.

Tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo tại Việt nam ............34

2.2.3.

Các quy định tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở
nước ta........................................................................................................................ 37

2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt

động tín dụng cho hộ nghèo.................................................................................... 48

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 50
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 50

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang................... 50

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 51

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 61

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm........................................................................................... 61

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 61

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 63


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 63

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 64

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 65
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở huyện Yên
Thế

65

4.1.1.

Kết quả cho vay tín dụng đối với hộ nghèo ở huyện Yên Thế.......................... 65

4.1.2.

Đánh giá tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
4.2.

Phân tích ảnh hưởng tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở


huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
4.2.1.

75
95

Các yếu tố từ phía hộ nghèo.................................................................................... 95

4.2.2 . Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng....................................................................... 99
4.2.3.

Các yếu tố khác....................................................................................................... 100

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách tín dụng đối với

hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 101
4.3.1.

Định hướng.............................................................................................................. 101

4.3.2.

Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế 102
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 114
5.1.


Kết luận.................................................................................................................... 114

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 115

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 117

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTXH

Chính trị xã hội

CMND

Chứng minh nhân dân

ĐBSCL

Đồng bằng Sơng Cửu Long

ĐTN


Đồn thanh niên

GDTX

Giáo dục thường xuyên

HCCB

Hội cựu chiến binh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HND

Hội nông dân

HPN

Hội phụ nữ

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã

NTM

Nông thôn mới


NTTS

Ni trồng thủy sản

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

PTCS

Phổ thơng cơ sở

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TM-DV


Thương mại - dịch vụ

TW

Trung ương

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các nguyên nhân


Biểu 2.2.

Các chương trình

Bảng 3.1

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và

Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu
2017.......................

Bảng 4.1.

Số hộ nghèo, cận n

Bảng 4.2.

Tình hình nguồn

Bảng 4.3.

Tình hình dư nợ c

Bảng 4.4.


Dư nợ cho vay th
hàng chính sách x

Bảng 4.5.

Dư nợ cho vay hộ
2016.......................

Bảng 4.6.

Doanh số cho vay

Bảng 4.7.

Tình hình thu hồi

Bảng 4.8.

Tình hình ban hành

Bảng 4.9.

Kết quả điều tra v
với hộ nghèo trên

Bảng 4.10. Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác tun truyền ..................................
Bảng 4.11. Kết quả công tác xác định hộ nghèo và đối tượng .....................................
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận


chính sách hỗ trợ
Bảng 4.13. Số hộ nghèo được vay vốn và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ......................
Bảng 4.14. Chương trình cho vay của NHCSXH huyện Yên Thế ...............................
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của hộ dân về công tác thu hồi nợ vốn ............................
Bảng 4.16. Tình hình thu hồi nợ vay và nợ quá hạn thời kỳ 2014 – 2016 ....................
Bảng 4.17. Đánh giá sự phù hợp quy trình, thủ tục cho vay ........................................
Bảng 4.18. Kết quả Đánh giá công tác giám sát hộ vay vốn ........................................
Bảng 4.19. Ý kiến của hộ dân về công tác kiểm tra giám sát vay vốn .........................

vi


Bảng 4.21. Ảnh hưởng điều kiện kinh tế của hộ nghèo..................................................... 96
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến khả năng tiếp cận tín dụng ................. 97
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến tiếp cận tín dụng của hộ ....................98
Bảng 4.24. Đánh giá của hộ về thủ tục vay của tổ chức tín dụng.................................... 99

vii


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cho vay hộ nhèo......................................................................................... 27
Biểu đồ 4.1. Tổ chức thực hiện cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội ..67

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Việt
Tên luận văn: Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực thi
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số
liệu; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập chọn
mẫu bằng cách ngẫu nhiên để điều tra 90 hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện kinh tế
khác nhau trên địa bàn 3 xã là Đông Sơn, Bố Hạ và Canh Nậu của huyện Yên Thế. Số
liệu thứ cấp được được thu thập từ các sách, báo cáo của các ngành, các cấp, trang
web...có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu
thập về sẽ được tổng hợp để phân tích, đánh giá việc thực thi chính sách tín dụng đối
với hộ nghèo.
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Từ thực tiễn nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo
trên thế giới và ở một số địa phương trong nước đã rút ra bài học kinh nghiệm, đề tài thực
hiện đánh giá công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách, cơng tác
tun truyền, cơng tác tổ chức cho vay vốn tín dụng, cơng tác kiểm tra, giám sát sử dụng
vốn vay ; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách tín dụng như
các yếu tố từ các hộ nghèo, các yếu tố từ tổ chức tín dụng và các yếu tố khác.
NHCSXH là tổ chức tín dụng có vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống tín
dụng phục vụ cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Mặc dù đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế
ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng thơng thống, đơn giản để người
nghèo tiếp cận với đồng vốn dễ dàng, tuy nhiên cịn có nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía

người cho vay và người đi vay như cho vay không đúng đối tượng; mức vốn vay, thời hạn
cho vay, mục đích sử dụng vốn vay cịn hạn chế và chưa phù hợp với từng đối tượng, từng
mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao, nhu cầu vốn tín
dụng ưu đãi ngày càng lớn trong khi nguồn vốn ưu đãi có hạn, vốn tín dụng

ix


ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh
và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng
xa;... và đặc biệt một vấn đề nảy sinh là việc quản lý vốn cho hộ nghèo vay chưa thực
sự hiệu quả. Mặt khác để đáp ứng tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020, giảm nghèo không chỉ là lo cho người nghèo về thu nhập mà còn
phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ tối thiểu, nâng cao mức sống toàn diện cho
người dân. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín
dụng đối với hộ nghèo, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Về mặt lý luận thì tổ chức thực thi chính sách là q trình biến các chính sách

thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra; Tín dụng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng 1 khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một
khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho thuê
tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác.
- Đề tài đã tìm hiểu, đánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách tín dụng

đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, nhìn chung hiệu quả
nguồn vốn chính sách tín dụng ở đây đã đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đáng kể đời
sống của nhân dân đặc biệt là các hộ nghèo.
- Qua tìm hiểu việc thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn


huyện Yên Thế chủ yếu thông qua các tổ chức chính trị xã hội như hội Phụ nữ; hội
Nơng dân; hội Cựu chiến binh và Đồn Thanh niên. Nguồn vốn cho vay đối với hộ
nghèo chủ yếu từ vốn ngân sách Trung ương chiếm 98,36%, vốn ngân sách địa
phương chỉ chiếm 1,64%. Tổng dư nợ tính đến cuối năm 2016 đạt trên 122 tỷ đồng
với 13 chương trình cho vay, dư nợ bình quân/hộ đạt trên 31 triệu đồng/hộ. Các hộ
nghèo vay vốn chủ yếu phục vụ cho mục đích chăn ni và trồng trọt là chính chiếm
trên 90% số vốn vay, với mức vốn vay/một hộ đạt 29 triệu đồng. Doanh số thu hồi nợ
qua các năm đều cao.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với

hộ nghèo như điều kiện kinh tế của hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ
hộ, thủ tục cho vay của ngân hàng, trình độ chun mơn và thái độ làm việc của cán
bộ tín dụng, hoạt động của các ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội và chính sách của
nhà nước.
Chính sách tín dụng đã giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu
đãi của Nhà nước. Với phương pháp cho vay tín chấp thông qua hoạt động ủy thác đối với
các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, tổ tiết kiệm và vay vốn, quy trình thủ tục ngày
càng giảm tiện cho người nghèo. Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, việc

x


thực thi chính sách đố với hộ nghèo vẫn cịn một số hạn chế có ảnh hưởng khơng nhỏ
đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: ngân hàng, các đơn vị nhận ủy thác dư nợ
ngại cho vay đối với hộ nghèo khơng có uy tín trong việc thực hiện nghĩa vụ cho vay
và trả nợ. Sự ảnh hưởng của các tổ chức chính trị - xã hội trong khi cho vay, hộ nghèo
không biết thủ tục vay vốn, phải đi lại nhiều lần. Hộ nghèo thường gặp khó khăn khi
lấy xác nhận của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị nhận ủy thác cịn khó
khăn. Mức cho vay đối với hộ nghèo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cần vay của
hộ nghèo, dẫn đến một số hộ có nhu cầu vay thêm từ các nguồn khác. Hộ nghèo

thường có ý kiến về thời hạn cho vay ngắn trong khi nhu cầu muốn vay dài hơn.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Name’s student: Nguyen Van Viet
2. Thesis title: “Study on implementation of credit policies for poor households in
Yen The district, Bac Giang province”

3. Maijor: Agriculture Economics

Code: 8620115

4. School: Vietnam National University of
Agriculture Objective
Study on the implementation of credit policies for poor households in Yen The
district, Bac Giang province, hence propose to strengthen the implementation of credit
policies for poor households in the district.
Methodology
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semistructured interviews 90samples in departments of Agriculture and Rural development,
poor households and many managers in local government (Dong Son, Bo Ha and
Canh Nau commune). The research methodology such as described statistical analysis,
comparative, forecasting to assess implementation of credit policies for poor
households in Yen The district, Bac Giang province.
Result and Conclusion
The lessons learned from the implementation of credit policies for poor
households in the world and in some localities have been drawn from the practice of
assessment of the promulgation of guiding documents. The implementation of policies,
propaganda, organization of credit loans, inspection and supervision of loan use; Analyze

factors affecting the implementation of credit policies such as the factors from poor
households, factors from credit institutions and other factors.The Social Policy Bank is a
credit institution which the most important role in the credit system for poverty
alleviation.Despite the great effort, the mechanism has become more and more complete,
the lending procedures are more open and simple, so that the poor can access the capital
easily. But there are many problems such as lending to the wrong person; The loan size,
loan term, purpose of loan utilization is limited and not suitable for each target group, each
purpose, low loan utilization rate, poor household ratio remains high. The preferential
credit is growing while the capital is limited, bank credit capital has not met the demand
for capital to develop production and business and improve the lives of people, especially
the area. economic difficulty, deep-lying and remote areas;

xii


Yen The's Goverment through the social and political organizations such as
Women's Union; Farmer Association; Veterans Association and Youth Union. Loans to
poor households are mainly from the central budget (98.36%), local budget only
accounts for 1.64%. Total outstanding loans by the end of 2016 reached over VND
122 billion with 13 lending programs, average debt per household was over VND 31
million per household. The poor households borrowing mainly for the purpose of
husbandry and cultivation account for over 90% of loan capital, with a loan amount of
VND 29 million per household.There are many factors that affect the implementation
of credit policies for poor households such as economic conditions of the household,
gender of the household head, education level of the household head, lending
procedures of the bank, professionalism and working attitude of credit officers,
activities of departments, socio-political organizations and government policies.Poor
loans to poor households do not meet the demand for loans from poor households,
leading to some households needing additional loans from other sources.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xố đói giảm nghèo là một trong những nội dung trọng tâm và thường
xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và các
nước đang phát triển nói chung. Ngày 04/10/2002 Ngân hàng chính sách xã hội
(NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. NHCSXH hoạt
động khơng vì mục đích lợi nhuận, nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản
xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thốt
nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm
nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công
bằng - văn minh. Trải qua quá trình phát triển NHCSXH đã phát huy vai trò là đòn
bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Hoạt
động của NHCSXH đã góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; đồng thời đã
đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra khi thành lập NHCSXH. Đến
31/7/2017 tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 177.120 tỷ đồng, tổng dư nợ các
chương trình chính sách tín dụng đạt 166.433 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng,
tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.362 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ, đã có
hơn 31,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ
NHCSXH với tổng doanh số cho vay đạt gần 421 ngàn tỷ đồng. Vốn tín dụng đã
góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho
hơn 3,3 triệu lao động; hơn 3,5 triệu lượt HSSV có hồn cảnh khó khăn được vay
vốn học tập, xây dựng được hơn 9,6 triệu cơng trình NS&VSMT nơng thơn; gần
105 ngàn căn nhà vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long; gần 520 ngàn căn nhà
cho hộ nghèo; gần 111 ngàn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Đưa tỷ

lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%, giai đoạn 2005-2010 từ 22%
xuống 9,45%, giai đoạn 2010-2015 giảm từ 11,8% xuống còn 4,25%. Đồng thời,
giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 4.188 xã, 428 huyện, 57 tỉnh năm
2007 xuống còn 3.815 xã, 420 huyện, 53 tỉnh năm 2017 (NHCSXH Việt Nam,
2017).

1


Huyện Yên Thế là một huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang. Tồn huyện
có 19 xã và 02 thị trấn, dân số đông bao gồm 26.213 hộ và 97.370 nhân khẩu, tổng
số lao động là 51.903 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ
yếu 38.608 người chiếm 74,38% (Chi cục Thống kê huyện Yên Thế, 2017), tổng
số hộ nghèo là 30.182 hộ chiếm 17,5% (UBND tỉnh Bắc Giang,
2016). UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân từ 2-3%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã ĐBKK giảm 56%/năm trở lên. Các chính sách trong Chương trình đã được triển khai đồng bộ
trên cả 3 mặt: Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ
công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở; hỗ trợ phát
triển sản xuất thơng qua các chính sách về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo đảm
việc làm; kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương như: Hệ thống đường giao
thông, điện, cơ sở trường học… được quan tâm đầu tư, phục vụ tốt hơn nhu cầu
của người dân. Nhờ vậy đến nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đã
đạt được nhiều kết quả, được các nhân dân trong huyện đồng tình, ủng hộ. Kết quả
cụ thể thực hiện Chương trình như sau: Đối với Chương trình 135, Tổng vốn đầu
tư là 11.184 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã ĐBKK, các
thơn bản đặc biệt khó khăn: 8.345 triệu đồng, vốn sự nghiệp 2.839 triệu đồng, với
35 cơng trình. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mơ hình giảm nghèo: 11 mơ hình, với 435 hộ tham gia, kinh phí 3.332.446.099

đồng thực hiện các mơ hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Về duy tu bảo
dưỡng các công trình sau đầu tư: Tổng kinh phí: 506 triệu đồng, thực hiện ở xã
Tiến Thắng: 350 triệu đồng cải tạo nâng cấp, sửa chữa đập tràn Đập Hố Tre thôn
Rừng Chiềng, Tam Hiệp: 82 triệu đồng sửa chữa đường giao thông bản Thép đi
Đồng Chủ, Đồng Vương: 74 triệu đồng. Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và
cộng đồng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo: Phối hợp với
Ban Dân tộc, Sở Lao động - TB&XH tổ chức tập huấn 04 lớp gồm 318 học viên
tham gia; tham mưu với UBND huyện tổ chức 02 lớp, với 274 người tham gia, đối
tượng là đại diện UBND xã, thị trấn, một số công chức và Bí thư Chi bộ, Trưởng
các thơn, bản, phố. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân vùng khó khăn theo
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg: Cấp trực tiếp cho người dân, với tổng số 3.622 hộ
thụ hưởng, kinh phí 1.126,46 triệu

2


đồng. Trong đó: Phân bón: 188,16 tấn, kinh phí: 978.44 triệu đồng, Tiền mặt cấp
cho: 1.6774 khẩu, kinh phí: 148,02 triệu đồng. Chính sách đặc thù hỗ trợ cho các
thơn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh theo Nghị quyết số 34/2015/NQ-HĐND tỉnh
Bắc Giang: Đầu tư cho cải tạo nâng cấp đập Hố Cọ, Bản Hố Rích 1.000.000 triệu
đồng, xây dựng cơng trình đường Bê tơng cho bản Cịn Trang xã Canh Nậu, kinh
phí 1.000.000 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: Cấp thẻ BHYT
cho 7.200 đối tượng hộ nghèo, 8.635 đối tượng hộ cận nghèo; 3.548 đối tượng
thuộc các thơn, bản, xã đặc biệt khó khăn. Chính sách vay vốn tín dụng từ Ngân
hàng chính sách xã hội: Đã có 1.679 hộ được vay, với tổng số 47.776 triệu đồng.
Chính sách Lao động việc làm và đào tạo nghề: Năm 2017, lồng ghép Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tổ chức 01 lớp sửa chữa máy
nông nghiệp, với 30 lao động tham dự; tổ chức dạy nghề thường xuyên cho lao
động nông thôn được 4.650 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%. Chính
sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Đã hỗ trợ tiền điện 5.045 hộ nghèo trên địa bàn

huyện với số tiền 2,2 tỷ đồng; Các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được
tổ chức thực hiện tốt, do vậy năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,22% so với năm
2016.
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho hộ nghèo đã góp phần khơng
nhỏ cho cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Trên địa bàn huyện có hai tổ chức hoạt
động tín dụng chính thống là Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn;
Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó NHCSXH là tổ chức tín dụng có vai trị
đặc biệt quan trọng trong hệ thống tín dụng phục vụ cơng cuộc xố đói giảm
nghèo. Mặc dù đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục
vay vốn ngày càng thơng thống, đơn giản để người nghèo tiếp cận với đồng vốn
dễ dàng, tuy nhiên cịn có nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía người cho vay và người
đi vay như cho vay không đúng đối tượng; mức vốn vay, thời hạn cho vay, mục
đích sử dụng vốn vay cịn hạn chế và chưa phù hợp với từng đối tượng, từng mục
đích, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao, nhu cầu vốn tín
dụng ưu đãi ngày càng lớn trong khi nguồn vốn ưu đãi có hạn, vốn tín dụng ngân
hàng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh
và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu,
vùng xa; Tại một số xã, thị trấn, ty lệ giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở
vùng dân tộc thiểu số vẫn cịn khó khăn, phân hóa giàu nghèo, phân

3


hóa giữa các vùng miền có xu hướng mở rộng. Nguồn lực để thực hiện an sinh xã
hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Chất lượng cung cấp các
dịch vụ an sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống dịch vụ y tế còn hạn chế và chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống dân cư trên địa bàn
huyện... và đặc biệt một vấn đề nảy sinh là việc quản lý vốn cho hộ nghèo vay
chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác để đáp ứng tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020, giảm nghèo không chỉ là lo cho người nghèo về

thu nhập mà còn phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ tối thiểu, nâng cao
mức sống tồn diện cho người dân.
Từ thực tiễn đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình thực thi
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ
nghèo ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách tín dụng đối

với hộ nghèo.
- Đánh giá tình hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo tại

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách tín dụng

đối với hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách tín dụng đối với

hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn tình
hình thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang.


4


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về nội dung, tình hình thực hiện, kết

quả đạt được cũng như các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo vay vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
+ Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Yên Thế,

tỉnh Bắc Giang.
+ Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10

năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách

tín dụng đối với hộ nghèo, gồm hệ thống các khái niệm có liên quan, nội dung
nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng về lý thuyết đến thực hiện giải pháp để tăng
cường thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu đã tổng
quan kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các địa phương trong việc thực thi
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và rút ra các bài học kinh nghiệm cho huyện
Yên Thế. Nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết phù hợp về giải pháp nhằm
tăng cường thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên
Thế.
- Về thực tiễn: Từ thực trạng và những bất cập trong thực thi chính sách tín

dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế, các giải pháp tăng cường thực
thi chính sách tín dụng có thể giúp người đọc, người quản lý mỗi địa phương áp

dụng cho địa phương của mình sao cho hợp lý và phù hợp.

5


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Người nghèo
a. Khái niệm và quan niệm về nghèo đói
Cho tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói, vì nghèo đói là
một trạng thái có tính động. Nó thay đổi theo khơng gian và thời gian, xuất phát
điểm căn nguyên của nó là: sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự
tăng lên về nhu cầu của con người, những biến động của xã hội (Ngân hàng thế
giới, 2012).
Uỷ ban kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) năm 1993 đã
đưa ra định nghĩa: Nghèo đói là một tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn nhu cầu của con người và đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Tại hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về tín dụng vi mơ đã nhận định “Nghèo
đói là nỗi bức xúc của thời đại” và đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói như
sau: Người nghèo đói là những người có mức sống nằm dưới chuẩn mực nghèo
đói của từng quốc gia kể từ dưới lên.
Ngân hàng phát triển Châu á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và
nghèo đói tương đối như sau:
Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng
của một người hay của một hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo
đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn thường được định nghĩa là: “Một điều kiện
sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn

mức được cho là hợp lý cho một con người” (Ngân hàng thế giới, 2012).
Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa
điểm dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Nghèo đói tương đối
được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong
những địa điểm và thời gian xác định (Ngân hàng thế giới, 2012).
Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận

6


những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo
đói tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này
sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình
đẳng trong phân phối và thu nhập.
Đánh giá về nghèo đói tương đối phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính
sách và giải pháp phát triển của từng nơi. Ngày nay, nghèo đói tương đối cịn được
chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người
nghèo. Ngồi ra, xem xét nghèo đói tương đối cịn có ý nghĩa lớn khi áp dụng các
giải pháp phát triển đối với những nhóm người khác nhau trong cộng đồng, những
cộng đồng khác nhau trong một vùng (Nguyễn Văn Định, 2008).
Vấn đề nghèo đói thường đi đơi với phân phối và thu nhập. Sự phân phối và
thu nhập không đồng đều thường dẫn tới sự tăng nghèo đói. Do vậy, vấn đề XĐGN
có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (Nguyễn Văn
Định, 2008).
Hiện nay có hai loại quan điểm về người nghèo đói:
Một là, người nghèo đói là những người nghèo hèn kém, không biết làm ăn
nên qua bao đời họ luôn luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải có cứu giúp
họ. Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu
giúp họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của họ (Ngân
hàng Thế giới, 2012).

Hai là, người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những
người khác, chẳng qua họ khơng có cơ hội để làm được những điều mà người khá
giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ
hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà người
khác làm được (Ngân hàng thế giới, 2012).
Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ
phát huy khả năng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Ngân hàng thế
giới, 2012).
Như vậy, nghèo có thể xảy ra với một người nào đó khi những người này
khơng có cơ hội, điều kiện làm ăn như những người khác hoặc có điều kiện nhưng
họ gặp rủi ro trong quá trình làm ăn dẫn đến mất vốn, tài sản nên xảy ra tình trạng
nghèo đói.

7


b. Hộ cận nghèo
Hộ cận nghèo ở khu vực nông thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo ở khu
vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản (Chính phủ, 2015).
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách
an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hay chi tiêu, được qui đổi thành tiền, xuất
phát từ quan niệm là để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản tối thiểu, mỗi người cần phải
có một khoản thu nhập/chi tiêu ở mức độ tối thiểu để thỏa mãn các nhu cầu đó.
Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập/chi tiêu được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có
Việt Nam, nhằm làm cơ sở xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp của

nhà nước (Ngân hàng thế giới, 2012).
Chuẩn nghèo quy ra 1USD hoặc 2 USD (theo sức mua tương đương) là cách
Ngân hàng thế giới đưa ra nhằm để so sánh mức độ nghèo đói giữa các quốc gia,
đây không phải chuẩn nghèo các quốc gia sử dụng để hoạch định chính sách giảm
nghèo (Ngân hàng thế giới, 2012).
Chuẩn nghèo đa chiều, là tiêu chí đo lường sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản
của mỗi con người, phụ thuộc vào điều kiện phát triển cụ thể của mỗi quốc gia,
trong từng giai đoạn nhất định.
c. Đặc điểm của người nghèo
Người nghèo sống ở hầu hết khắp nơi trong xã hội, nhưng nhìn chung,
người nghèo đói có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và
sống ở nông thôn. Xác suất là hộ nghèo của các hộ gia đình sống dựa vào nghề
nơng cao hơn so với các hộ phi nông nghiệp là khoảng 8% (Đỗ Thiên Kính, 2013).
Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân
cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ phổ
thơng cơ sở hoặc thấp hơn. Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn của các
hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có, và ngăn cản họ tìm
kiếm cơng việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao. Nếu tăng thời gian đi học
của chủ hộ 1 năm thì xác suất hộ nghèo sẽ giảm xuống 2% (Đỗ Thiên Kính, 2013).

8


Thứ ba, người nghèo thường có ít hoặc khơng có đất đai và tài sản khác,
chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong q trình làm ăn, khơng tận dụng
được các cơ hội có lợi từ bên ngồi (Nguyễn Văn Định, 2008).
Thứ tư, các hộ gia đình nghèo có xu hướng là hộ đơng người với tỷ lệ người
ăn theo cao. Các hộ gia đình đơng con và ít lao động đa phần là nghèo. Trong năm
1998, mỗi bà mẹ trong nhóm nghèo nhất có trung bình 3,5 con, so với 2,1 con

trong nhóm giàu nhất (Đỗ Thiên Kính, 2013).
Thứ năm, phần lớn người nghèo thường sống ở các vùng nông thôn, các
vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật
chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn định,
họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất mùa,
mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác.
d. Tiêu chí để xác định nghèo đói
- Theo quan niệm của thế giới
Việc xác định một cơng cụ để lượng hố tỷ lệ nghèo đói, số lượng người
nghèo đói phần nào cịn mang tính chủ quan và có nhiều quan điểm khác nhau.
Ngay cả trong một quốc gia cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, thậm chí giữa các
vùng cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng hai thước đo cụ thể để lượng
hố tỷ lệ nghèo đói. Hầu hết các nghiên cứu dùng số liệu tỷ lệ nghèo đói dựa trên
cơ sở chuẩn thu nhập 1 USD/người/ngày. Một số nghiên cứu khác lại dùng thay
đổi tỷ phần thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất trong tổng thu nhập như một
thước đo gần đúng để đo sự thay đổi về nghèo đói (Ngân hàng Thế giới 2012).
Vì thế, trong q trình nghiên cứu nghèo đói tuỳ theo đặc điểm của từng
quốc gia, của từng vùng mà nên sử dụng chuẩn nghèo của quốc gia đó, vùng đó là
thích hợp nhất (Nguyễn Văn Định, 2008).
- Quan điểm của Việt Nam
Ở Việt Nam chuẩn nghèo ngoài mục tiêu đo lường và nhận biết mức độ và

quy mơ nghèo đói, cịn một số mục tiêu quan trọng hơn nhiều là giúp xây dựng các
chính sách, các chương trình dự án xố đói giảm nghèo cho từng thời kỳ phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội nói chung, cũng như các vùng và các địa phương nói
riêng.

9



Ngoài ra, chuẩn nghèo cũng được sử dụng như là một thước đo trong việc
theo dõi và giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, các giải
pháp xố đói giảm nghèo.
Việt Nam đã 6 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến nay.
Hiện nay theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 – 2020 thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 chuẩn hộ nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2016 – 2020 được quy định như sau:
* Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000

đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
* Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000

đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
Như vậy chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có
mức thu nhập bình qn từ 1.300.000 đồng/người/tháng trở suống, đó là những đối
tượng cần được xã hội và cộng đồng quan tâm và hỗ trợ về mọi mặt. việc phân
chia chuẩn hộ nghèo nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững và có các chính sách an
sinh xã hội và chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với từng đối tượng (Chính phủ,
2015).
2.1.1.2. Tín dụng và chính sách tín dụng
a. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một ”phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay

và người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử
dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định, khi tới
thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hồn trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã
vay kèm theo một khoản lãi”(Nguyễn Văn Hưởng, 2013).

10


Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình
tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời
cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.
Theo luật các tổ chức tín dụng 2010: Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng 1 khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao
thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác.
Tín dụng là một hiện tượng kinh tế, nảy sinh trong điều kiện nền sản xuất
hàng hoá. Sự ra đời và phát triển của tín dụng khơng chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu
điều hồ vốn trong xã hội mà cịn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
gần đây tín dụng được xem như một công cụ quan trọng trong chiến lược xố đói
giảm nghèo.
Về bản chất, tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa
dạng và phong phú, nó thể hiện quan hệ giữa hai mặt: người sở hữu tiền, hàng hoá
cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và phải hoàn trả với
một giá trị lớn hơn số vốn ban đầu cho người sở hữu. Phần chênh lệch đó gọi là lợi
tức tín dụng. Sự hồn trả cả vốn lẫn lãi là đặc trưng bản chất của tín dụng để có thể
phân biệt với các phạm trù kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình
thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức. Mỗi
hình thức gắn với một điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng bổ sung cho nhau và
có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển (Nguyễn Văn Hưởng, 2013).

b. Hình thức tín dụng
Có nhiều loại tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh tế
thị trường, đã phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Căn cứ theo thời hạn cho vay, tín dụng bao gồm các hình thức: Tín dụng
ngắn hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời gian từ 1 - 5
năm) và tín dụng dài hạn (trên 5 năm).
Căn cứ theo hình thức biểu hiện vốn vay, tín dụng bao gồm các hình thức:
tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật.
Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng bao gồm: Tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng quốc tế.

11


×