Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.91 KB, 142 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

VAI TRỊ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Hội nông dân huyện và UBND
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................................... vii
Danh mục bảng................................................................................................................................ viii
Danh mục hình, đồ thị, hộp.............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của Luận văn............................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị của hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội
ở nông thôn.......................................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản................................................................................................... 5

2.1.2.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của vai trị của hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn.............................................................................................. 13

2.1.3.


Chức năng và nhiệm vụ của hội nơng dân................................................................. 14

2.1.4.

Vai trị của hội nơng dân................................................................................................. 15

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế- xã
hội nông thôn.................................................................................................................... 17

iii


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh
tế - xã hội nông thơn 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về vai trị của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã
hội nông thơn 24

2.2.1.

Các chính sách về nâng cao vai trị của hội nông dân trong phát triển kinh
tế - xã hội nơng thơn 24


2.2.2.

Vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở
Việt Nam

2.2.3.

Kinh nghiệm về phát huy vai trị của Hội nơng dân trong phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn ở một số địa phương

2.2.4.

26
30

Bài học kinh nghiệm về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn cho huyện Cẩm Giàng

37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 39
3.1.

Đặc điểm cơ bản huyện Cẩm Giàng............................................................................ 39

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................................ 39

3.1.2.


Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................................................. 41

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cẩm
Giàng................................................................................................................................... 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 50

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 50

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 53

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................... 53

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................... 54

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................................... 56
4.1.


Thực trạng vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

trên địa bàn huyện Cẩm Giàng..................................................................................... 56
4.1.1.

Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về
chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội.................................................. 56

4.1.2.

Tổ chức các phong trào cho nông dân phát triển kinh tế xã hội............................ 64

iv


4.1.3.

Cung cấp các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình thức
kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp.............................................................................. 76

4.1.4.

Tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước ở nơng thơn............................................................................................................. 87

4.1.5.

Đánh giá chung về vai trị của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.............................................................................. 88

4.2.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm GIàng.................................... 91

4.2.1.

Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và nhà nước đối với vai trò
của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn................................ 91

4.2.2.

Nguồn vốn và kinh phí hoạt động của hội nông dân............................................... 93

4.2.3.

Trang thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của hội nơng dân............................... 94

4.2.4.

Năng lực trình độ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân các cấp...................................... 96

4.2.5.

Trình độ hiểu biết của hội viên hội nơng dân............................................................ 97

4.2.6.


Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành đối với hội nông dân trong
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn........................................................................... 98

4.3.

Giải pháp nhằm nâng cao vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.............................................. 99

4.3.1.

Hồn thiện các chủ trương, chính sách, quy định đối với vai trị của hội
nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội.................................................................. 99

4.3.2.

Nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân
các cấp.............................................................................................................................. 100

4.3.3.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho hội viên............................................................. 102

4.3.4.

Tăng cường nguồn vốn và kinh phí hoạt động cho hội nông dân...................... 103

4.3.5.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho cán bộ hội nông dân.......104


4.3.6.

Tăng cường phối hợp giữa hội nông dân với các tổ chức, cơ quan ban
ngành khác trên địa bàn huyện................................................................................... 105

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................................... 106
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 106

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 108

v


5.2.1.

Với Trung ương.............................................................................................................. 108

5.2.2.

Đối với tỉnh Hải Dương................................................................................................ 108

5.2.3.

Đối với Hội nông dân tỉnh Hải Dương..................................................................... 108

Tài liệu tham khảo......................................................................................................................... 109

PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 111

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

PTNT

Phát triển nông thôn

TĐPT

Tốc độ phát triển


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng năm 2016 - 2018................42
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Cẩm Giàng (2016 - 2018)...............44
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Cẩm Giàng (2016 - 2018)*..............48
Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát............................................................................................... 52
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 - 2018...................................... 58
Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ về công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển
kinh tế - xã hội của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng........................................ 62
Bảng 4.3. Đánh giá của hội viên về các hoạt động tổ chức tuyên truyền của Hội
nông dân huyện Cẩm Giàng.................................................................................... 63
Bảng 4.4. Đánh giá chung của hội viên về các hoạt động tổ chức tuyên truyền
của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng phân theo địa phương........................... 64
Bảng 4.5. Kết quả hoạt động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 - 2018.............................. 65
Bảng 4.6. Kết quả hoạt động phong trào đồn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo
và làm giàu chính đáng của hội nơng dân huyện Cẩm Giàng.........................68

Bảng 4.7. Hoạt động hỗ trợ các hội viên gặp khó khăn trong q trình sản xuất
kinh doanh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.......................................................... 69
Bảng 4.8. Kết quả đóng góp của hội viên nơng dân vào xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn 2015 - 2018........................... 71
Bảng 4.9. Kết quả thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ của hội nông
dân trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn 2015 - 2018...................72
Bảng 4.10. Kết quả phong trào nơng dân tham gia bảo vệ an ninh quốc phịng của
hội nông dân huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn 2015 - 2018......................... 74
Bảng 4.11. Đánh giá của hội viên nông dân về các lớp tập huấn, tuyên truyền về
bảo đảm an ninh quốc phòng................................................................................... 75
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho các hội viên
nông dân huyện Cẩm Giàng trong giai đoạn 2015 - 2018................................ 76
Bảng 4.13. Tình hình vay vốn sản xuất kinh doanh của các hội viên nông dân
huyện Cẩm Giàng...................................................................................................... 77

viii


Bảng 4.14. Đánh giá của hội viên về hoạt động hỗ trợ vốn vay cho sản xuất kinh
doanh của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng 79
Bảng 4.15. Kết quả đào tạo nghề cho nông dân của Hội nông dân huyện Cẩm
Giàng giai đoạn 2015 - 2018 80
Bảng 4.16. Đánh giá của hội viên về các lớp đào tạo nghề cho nông dân do Hội
nông dân huyện Cẩm Giàng tổ chức 81
Bảng 4.17. Kết quả phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kỹ
thuật sản xuất cho hội viên của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng

82

Bảng 4.18. Đánh giá của hội viên về các lớp tập huấn kỹ thuật của Hội nông dân

huyện Cẩm Giàng

83

Bảng 4.19. Kết quả hỗ trợ mua phân bón trả chậm cho hội viên của Hội nông dân
huyện Cẩm Giàng

85

Bảng 4.20. Kết quả hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác của Hội nơng
dân huyện Cẩm Giàng86
Bảng 4.21. Tình hình tham gia của Hội nơng dân vào các dự án phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước ở nông thôn huyện Cẩm Giàng

88

Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ quản lý về vai trị của Hội nơng dân trong phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn huyện Cẩm Giàng

89

Bảng 4.23. Đánh giá của hội viên về vai trị của Hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn huyện Cẩm Giàng 90
Bảng 4.24. Số lượng các văn bản chính sách có liên quan nâng cao vai trị của Hội
nơng dân vào q trình phát triển kinh tế - xã hội.............................................. 92
Bảng 4.25. Trang thiết bị phục vụ công việc của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng
năm 2018...................................................................................................................... 95
Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quá trình làm việc của
cán bộ hội nông dân huyện Cẩm Giàng................................................................ 96
Bảng 4.27. Trình độ cán bộ và lãnh đạo Hội nơng dân huyện Cẩm Giàng........................ 97

Bảng 4.28. Trình độ của hội viên hội nông dân huyện Cẩm Giàng..................................... 98
Bảng 4.29. Đánh giá của cán bộ và hội viên nông dân về sự phối hợp giữa Hội
nông dân với các cơ quan ban ngành tại địa phương......................................... 99

ix


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, HỘP
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.................................... 39
Đồ thị 4.1. Số hội viên được giúp đỡ thoát nghèo giai đoạn 2015 - 2018..........................69
Hộp 4.1.

Sự khó khăn về nguồn vốn và kinh phí hoạt động của Hội nơng dân
huyện Cẩm Giàng...................................................................................................... 94

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên luận văn: Vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Huyện Cẩm Giàng là huyện thuộc tỉnh Hải Dương, có nhiều điều kiện tự nhiên và
xã hội để phát triển kinh tế nông nghiệp, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.Thực tế
cho thấy ở địa bàn huyện Cẩm Giàng hội nơng dân cũng đã có những đóng góp tích cực vào

sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,trong đó tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây
trồng, vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất tập trung chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa
học vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn. Trong những năm qua hội nông dân huyện Cẩm Giàng luôn bám sát nghị quyết của
cấp ủy, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện; làm tốt công tác tập hợp và thu hút
hội viên tham gia đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới. Vận động nông dân
xây dựng đời sống văn hóa, phát triển sản xuất kinh doanh giỏi các cấp,… Có thể nhận thấy
rằng hội nơng dân có vai trị rất to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương như
tăng cường phối hợp liên kết với các ngành, các cơ quan nghiên cứu các nhà khoa học, các
tổ chức kinh tế hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho nông dân về khoa học - kỹ thuật, công nghệ,
giống, vốn, vật tư, công cụ sản xuất, giải quyết việc làm; hướng dẫn các hộ nông dân đầu tư
sản xuất, kinh doanh theo mơ hình kinh tế trang trại, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác
và xây dựng hợp tác xã kiểu mới; tham gia thực hiện các chương trình quốc gia xóa đói,
giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì vai trị của hội nơng dân
trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện Cẩm Giàng còn chưa tương xứng, còn
nhiều tồn tại và bất cập cần quan tâm nghiên cứu giải quyết. Bên cạnh đó, tổng quan các
nghiên cứu liên quan cho thấy chưa có nghiên cứu về vai trị của hội nông dân trong phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn cho địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Xuất phát
từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng về vai trị của
hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trị của hội
nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện.

xi



Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên chúng tôi sử dụng các phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp từ những cơng trình nghiên cứu có liên quan, sách báo, tạp
chí, hay các số liệu thu thập từ UBND, Hội nơng dân và các phịng, ban có liên quan
trên địa bàn huyện; và thu thập số liệu sơ cấp bằng việc phỏng vấn các hội viên nông
dân, cán bộ và lãnh đạo hội, cán bộ và lãnh đạo UBND các xã, huyện và các phòng ban
để thu thập các thơng tin phục vụ q trình nghiên cứu. Các thơng tin sau khi thu thập
được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp chuyên gia
cùng với các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp để đánh và phân tích.
Các cấp Hội Nông dân trong huyện không ngừng đổi mới phương thức và nội
dung hoạt động, phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, hướng về cơ sở, khắc phục
tình trạng hành chính hố; các hoạt động Hội đa dạng, phong phú, thiết thực góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và nông dân, khẳng định vai trò trung
tâm, nòng cốt trong tổ chức thực hiện các phong trào ở nông thôn. Hệ thống tổ chức và
đội ngũ cán bộ Hội tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng. Số hội viên hàng năm
tăng; số chi, tổ hội và Hội Nông dân cơ sở vững mạnh năm sau cao hơn năm trước. Các
cấp Hội đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Theo đánh giá
của cán bộ địa phương, cán bộ hội nơng dân và hội viên thì các hoạt động của Hội nơng
dân đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở huyện Cẩm Giàng đa phần mới
chỉ ở mức khá tốt. Còn nhiều hoạt động của hội chưa thực sự tốt để phát huy được vai
trò to lớn của tổ chức hội trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn huyện Cẩm Giàng bao gồm: (i) Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và
nhà nước đối với vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn; (ii)
Nguồn vốn và kinh phí hoạt động của hội nông dân; (iii) Trang thiết bị phục vụ q trình
hoạt động của hội nơng dân; (iv) Năng lực trình độ cán bộ, lãnh đạo hội nơng dân các cấp;
(v) Trình độ hiểu biết của hội viên hội nông dân; (vi) Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các

ngành đối với hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Các giải pháp nhằm nâng cao vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng là: (i) Hoàn thiện các chủ trương, chính
sách, quy định đối với vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội ; (ii)

Nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân các cấp ; (iii)
Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho hội viên; (iv) Tăng cường nguồn vốn và kinh phí hoạt
động cho hội nơng dân ; (v) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho cán bộ
hội nông dân ; (vi) Tăng cường phối hợp giữa hội nông dân với các tổ chức, cơ quan
ban ngành khác trên địa bàn huyện.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis subject: The role of farmer's association in rural socio-economic development in
Cam Giang district, Hai Duong province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Cam Giang district is in Hai Duong province with many natural and social
conditions which are suitable for developing agricultural economy, its rural appearance is
increasingly prosperous. Recently, Farmer Association in Cam Giang district has made
positive contributions to local socio-economic development, including active transformation
of the structure of plant varieties and animal breeds, construction of concentrated intensive
farming areas and application of advanced science into production, contribution to
promoting agricultural and rural economic restructuring in the direction of industrialization
and modernization to meet socio-economic development needs in the area. In the past few
years, Cam Giang district's Farmer Association has closely followed the resolutions of the
Communist Party Committee and the socio-economic development goals of the district; and
has done well in gathering and attracting members to contribute to the movement of
building a new countryside; encouraging farmers to build up cultural life and to develop

production and business at all levels, ... It can be seen that the Farmer Association plays a
crutial role in socio-economic development in localities such as increasingly strengthen the
cooperation and coordination with other industries, with research agencies, scientists and
economic organizations to support farmers better in science - technology, technology, seeds,
capital and supplies, production and job creation; guide farmer households to invest in
production and business under the farm economy model; develop cooperative forms and to
build new cooperatives; participate in the implementation of National poverty reduction
programs. However, besides these positive contributions, the role of Farmer Association in
socio-economic development in Cam Giang district is still inadequate, there are many
shortcomings and weaknesses those need to be researched and addressed. In addition, the
review of related studies shows that there has still no research on the role of Farmer
Association in rural socio-economic development for Cam Giang district, Hai Duong
province. Stemming from the above reality, we chose to conduct the topic: "The role of
Farmer Association in rural socio-economic development in Cam Giang district, Hai Duong
province”.
The objective of the study are to evaluate the role of Farmer Association in rural
socio-economic development in Cam Giang district, Hai Duong province, then to propose
some solutions to promote the role of Farmer Association in rural socio-economic

xiii


development in the district in the near future.
To accomplish the above research objectives, we applied methods of collecting
secondary data from related researches, books, magazines, and from annual reports of People
Committees and Farmers Association, methods to collect primary data by interviewing Farmers
Association members, officials and Association leaders, officials and leaders of People
Committees of communes, districts and departments. Collected information was analyzed
through statistical descriptive method, comparison method and expert method along with
suitable research criteria system for evaluation and analysis the research contents.


All levels of the Farmers Association in the district have been constantly
innovating the method and content of activities, promoting the creative spirit, selfreliance, towards grassroots level, overcoming the administrative activism. Association
activities are practical and diversified, contributed to improving the material and
spiritual life of farmer members and to affirming the central and core role in organizing
the implementation of building newrural movements at local. The organizational system
and staffs of the Association continue to be strengthened and improved. Annual
memberships increase; the number of strong branches, associations and grassroots
Farmers Association is higher than the previous year. The Association at all levels
actively participated in building strong Party and government. According to the
assessment of local officials, Farmers Association members, the Farmers Association
activities which contributing to the socio-economic development in Cam Giang district
are fairly good. There are still many activities are not really good to promote the role of
the association in socio-economic development in the locality.
Factors affecting the role of Farmer Associations in rural socio-economic
development in Cam Giang district include: (i) Guidelines and policies of the Party and the
State on the role of Farmer Associations in rural socio-economic development; (ii) Capital
and operating funds of the Farmer Associations; (iii) Equipment for the operation of the
farmer's union; (iv) Competence of officials and leaders of farmer associations at all levels;
(v) The level of knowledge of farmers' union members; (vi) Support and assistance of

all levels and sectors for the farmer's union in rural socio-economic development.
Solutions to promote the role of Farmer Associations in rural socio-economic
development in Cam Giang district are: (i) Completing guidelines, policies and regulations
on the role of Farmer Associations in socio-economic development; (ii) Improving
qualifications and awareness for staffs and leaders of Farmer Associations at all levels; (iii)
Improving awareness and understanding of Farmer Associations members; (iv) Increasing
budgets and operating funds for the Farmer Associations; (v) Increasing investment in
facilities and equipment for Farmer Associations officials; (vi) Strengthening coordination
between Farmer Associations and other organizations and agencies in the district.


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc
đổi mới, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn cách mạng mới, Hội Nông dân Việt
Nam là trung tâm và nịng cốt cho phong trào nơng dân và cơng cuộc xây dựng
nông thôn mới. Phương hướng công tác Hội và phong trào nơng dân là: Đồn kết,
năng động, sáng tạo xây dựng Hội Nơng dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức,
thống nhất về hành động, là trung tâm và nịng cốt cho phong trào nơng dân và
cơng cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh cơng tác
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Nâng cao vai trò đại diện: chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên,
nơng dân, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Với vai trị là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, hội nơng dân các cấp
đã phát huy được vai trị trung tâm, nịng cốt của phong trào nơng dân và cơng
cuộc xây dựng nơng thơn mới, có những bước tiến trong đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của nơng dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát động
phù hợp với lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp nơng dân, được hội viên, nơng dân
nhiệt tình hưởng ứng. Trong đó, phong trào “Nơng dân thi đua sản xuất, kinh
doanh giỏi” được triển khai đồng bộ, tạo cho nông dân tính năng động, sáng tạo
trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Hội đã chủ động phối hợp với các ngành
tích cực tuyên truyền, động viên hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất. Các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân về giống cây, con, tổ

chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân... được tổ
chức rộng khắp. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tích cực. Hội đã
chủ động trong việc phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới, trong đó tập trung tun truyền, vận động hội viên và nơng dân
đóng góp cơng sức và tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao
thơng, các cơng trình phúc lợi xã hội. Phong trào nơng dân tham gia giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được các cấp hội đẩy mạnh, góp phần

1


nâng cao nhận thức cho hội viên về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Huyện Cẩm Giàng là huyện thuộc tỉnh Hải Dương, có nhiều điều kiện tự
nhiên và xã hội để phát triển kinh tế nông nghiệp, diện mạo nông thôn ngày càng
khởi sắc.Thực tế cho thấy ở địa bàn huyện Cẩm Giàng hội nơng dân cũng đã có
những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,trong
đó tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất
tập trung chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trong những năm qua hội nông dân huyện Cẩm Giàng luôn bám sát nghị quyết
của cấp ủy, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện; làm tốt công tác tập
hợp và thu hút hội viên tham gia đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn
mới. Vận động nông dân xây dựng đời sống văn hóa, phát triển sản xuất kinh
doanh giỏi các cấp,… Có thể nhận thấy rằng hội nơng dân có vai trị to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương như tăng cường phối hợp liên kết với
các ngành, các cơ quan nghiên cứu các nhà khoa học, các tổ chức kinh tế hỗ trợ
ngày càng tốt hơn cho nông dân về khoa học - kỹ thuật, công nghệ, giống, vốn,
vật tư, công cụ sản xuất, giải quyết việc làm; hướng dẫn các hộ nơng dân đầu tư

sản xuất, kinh doanh theo mơ hình kinh tế trang trại, phát triển các hình thức kinh
tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã kiểu mới; tham gia thực hiện các chương trình
quốc gia xóa đói, giảm nghèo. Các kết quả này cho thấy vai trò của hội nông dân
huyện Cẩm Giàng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện ngày càng được tăng
lên, đặc biệt là các hoạt động vận động các hội viên tham gia các hoạt động
phong trào, giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh,…
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì vai trị của hội nông
dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện Cẩm Giàng còn chưa tương
xứng, còn nhiều hạn chế cần quan tâm nghiên cứu giải quyết như: Công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật cho hội viên nơng dân cịn hạn chế; Vai trị, trách nhiệm
của cán bộ Hội trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng mơ hình phát
triển kinh tế và mơ hình kinh tế tập thể do Hội Nơng dân đảm nhiệm chưa rõ nét.
Bên cạnh đó, tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy chưa có nghiên cứu về
vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cho địa bàn
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

2


Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Vai trị của hội nơng
dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương” làm Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chun ngành Kinh tế
nơng nghiệp, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra của quá trình
phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về vai trị của hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của hội nông dân trong
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trị

của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thơn.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai

trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trị của hội nơng dân

trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung, yếu tố của Vai trò của hội nông dân
trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương.
Đối tượng khảo sát là các cơ quan và tổ chức kinh tế có quan hệ trực tiếp
đến Vai trị của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề về vai trị
của hội nơng dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện.
Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương.

3


Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu, thơng tin thứ cấp

về vai trị của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian 3 năm gần đây (2016 2018), số liệu sơ cấp được nghiên cứu tại thời điểm năm 2019. Thời gian thực
hiện đề tài: Từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hội nơng
dân, và khái qt hóa được vai trị của hội nơng dân trong phát triển kinh tế xã
hội nơng thơn bao gồm các vai trị về: tuyên truyền vận động các hộ nông dân
hiểu và tích cực thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách và
pháp luật của Nhà nước; phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương; phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng
các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; đoàn kết tập hợp đông đảo nông
dân vào tổ chức hội để liên kết phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa xã
hội cho các hộ nơng dân, giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất,….
Về thực tiễn: Để đánh giá được thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn huyện Cẩm Giàng. Các hoạt động mà vai trị
của Hội nơng dân huyện thể hiện khá tốt trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở
địa phương là: Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội; phát động phong trào nông dân thi đua
sản xuất kinh doanh giỏi; phát động và thực hiện phong trào đồn kết giúp nhau xóa
đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; phong trào nơng dân thi đua xây dựng nông
thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc phòng an ninh; các hoạt
động hướng dẫn khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho nông dân; và phối
hợp hỗ trợ mua vật tư trả chậm cho hội viên. Các hoạt động mà vai trị của Hội nơng
dân huyện chưa thể hiện rõ nét và chỉ ở mức trung bình là: hỗ trợ vốn phát triển sản
xuất kinh doanh; bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật; Hỗ trợ
phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp cho hội viên;
Tham gia chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề
xuất được 06 nhóm giải pháp để nâng cao vai trị của hội nơng dân trong phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ CỦA HỘI
NƠNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG
THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA HỘI NƠNG DÂN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về hội nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là đồn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14 tháng 10
năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam là
trung tâm, nịng cốt cho phong trào nơng dân và công cuộc xây dựng nông thôn
mới (Hội nông dân Việt Nam, 2019).
Mục đích của Hội là tập hợp đồn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông
dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh
vững chắc cơng, nơng, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn. Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm
chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Phát
huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao động
sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đồn kết của nơng dân; tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hố, giữ
vững quốc phịng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Hội nông dân
Việt Nam, 2019).
b. Khái niệm về phát triển kinh tế - xã hội
* Phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế
của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Với mỗi góc cạnh thì tăng

5


trưởng kinh tế đều được hiểu cặn kẽ hơn. Và khái niệm mang tính bao quát, cụ
thể “Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong
1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở qui
mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ
tăng trưởng được phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ”
(Robert, 1991; Gregory et al., 1992).
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân
trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Lý thuyết về phát
triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Smith (1723-1790),
Malthus (1776- 1838), Ricardo (1772-1823), Marx (1818- 1883), Keynes (18831946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế, tiên đốn về
phát triển kinh tế. Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Michael
and Stephen, 2012).
Sự phát triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên có thể
đi đến một định hướng tổng quát là: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội” (Raanan Weitz,1995).
“Phát triển” là một khái niệm đóng góp kể về mặt lý thuyết lẫn chính trị,
nó phức tạp và mơ hồ (Thomas, 2004). “Phát triển” là một sự việc (sự kiện) cấu

thành một giai đoạn mới trong một tình trạng thay đổi hoặc là sự thay đổi bản
chất của một q trình. Nếu khơng đủ điều kiện, “phát triển” ngầm được hiểu là
một sự thay đổi tích cực. Khi đề cập về mặt xã hội hay hệ thống kinh tế xã hội,
“phát triển” thường có nghĩa là cải thiện trong cả một hệ thống hay trong một số
yếu tố thành phần. Một định nghĩa rộng hơn, “phát triển” là một khái niệm đa
chiều, bởi vì bất kỳ một cải thiện nào của hệ thống phức tạp, như hệ thống kinh tế
xã hội, có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác
nhau và được thúc đẩy bởi các lực lượng khác nhau. Ngoài ra sự phát triển của
một phần trong hệ thống có thể tạo ra sự bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận
khác, dẫn đến những xung đột. Do vậy, đo lường sự phát triển tức là phải xác
định, sự phát triển cho dù ở mức độ nào cũng phải được xem xét dưới nhiều góc
độ (Lorenzo, 2011).
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

6


hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của
cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của
quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q trình diễn ra
theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Trên phạm trù triết học, “phát triển” được dùng để chỉ quá trình vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái
mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá
trình thay đổi dần dần về mặt lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra
theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).


Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung
nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, cịn phát triển khơng những nhiều sản
phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ
cấu và phân bố của cải (Gregory et al., 1992).
Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân
trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Phát triển là quá
trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và
sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Michael and Stephen, 2012).
Cho đến này có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế dưới góc
độ của các trường phái. (1) Quan điểm cổ điển, phát triển là tăng trưởng kinh tế;
Phát triển là hiện đại: tính hiện đại bao gồm cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và tăng việc
sử dụng cơng nghệ trong tất cả các khu vực, các ngành của nền kinh tế kể cả trong
lĩnh vực xã hội và văn hóa. (2) Quan điểm hiện đại, với Amartya Sen cho rằng:
“Phát triển phải được hiểu là sự tập trung để nâng cao cuộc sống và hưởng sự tự do”.
Tiếp cận của Amartya Sen dường như đúng hơn đối với các nước đã phát triển. (3)
Quan điểm của liên hợp quốc: quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu phát triển con
người là vì con người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người một cách
bền vững chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế. Phát triển là sự mở rộng
phạm vi lựa chọn của con người để đạt tới một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có
ý nghĩa và xứng đáng với con người (Baker et al., 1997; UN, 1992).

7


Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù
có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh tế là
khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thông

thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách
toàn diện. Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó
là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia” (Lương Việt Hải, 2008).
Cho đến nay, nhiều trường phái có quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế
dưới góc độ của các trường phái. (i) Quan điểm cổ điển, phát triển kinh tế là tăng
trưởng kinh tế; Phát triển kinh tế là hiện đại, tính hiện đại bao gồm cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa và tăng việc sử dụng công nghệ trong tất cả các khu vực, các ngành của
nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. (ii) Quan điểm hiện đại, với
Amartya Sen cho rằng: “Phát triển kinh tế là sự tập trung đầu tư để nâng cao năng
suất lao động cải thiện cuộc sống và hưởng sự bình đẳng”. Tiếp cận của Amartya
Sen dường như đúng hơn đối với các nước đã phát triển. (iii) Quan điểm của liên
hợp quốc cho rằng: Phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế cịn
có mục tiêu phát triển con người là vì con người (Baker et al., 1997; UN, 1992). Ở
góc độ khác, phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản lượng
và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt
đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ q trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở
mỗi quốc gia, mỗi vùng, ngành kinh tế (Lương Việt Hải, 2008).

* Phát triển xã hội
Trên thế giới, các lý thuyết phát triển xã hội cố gắng giải thích những thay
đổi về chất trong các cấu trúc và cơ cấu xã hội, để xã hội thực hiện tốt hơn mục đích
và mục tiêu của nó. Phát triển có thể được định nghĩa để áp dụng cho tất cả các xã

hội ở tất cả các giai đoạn lịch sử như một chuyển động tăng dần lên đến cấp độ cao
hơn của hiệu quả, chất lượng, năng suất; gia tăng tính phức tạp, sự hiểu biết,

8


sự sáng tạo, năng lực làm chủ, những nhu cầu và thành tựu. Phát triển là một quá
trình thay đổi xã hội, không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chính sách và các
chương trình lập ra nhằm đạt được một số kết quả cụ thể (Phan Xuân Sơn, 2015).
Đặc tính của phát triển xã hội là tính khuynh hướng của quá trình phát
triển. Các nghiên cứu về phát triển, không chỉ ghi nhận các sự kiện mà là cần
phải tính tới sự chi phí thời gian cụ thể, trình độ, tình trạng và nhịp độ phát triển.
Nhiều tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển xã hội. “Phát triển xã hội là thúc
đẩy một cách bền vững xã hội xứng đáng với phẩm giá con người bằng cách trao
quyền cho các nhóm yếu thế, phụ nữ và nam giới, để họ có thể tìm được cách
thức riêng cải thiện cộng đồng của họ về địa vị kinh tế và để họ có được vị trí
xứng đáng trong xã hội...”. “Phát triển xã hội là bình đẳng về cơ hội xã hội”
(Phan Xuân Sơn, 2015).
Trong khi chưa có một định nghĩa cụ thể, nhiều tổ chức quốc tế chỉ đưa ra
các lĩnh vực, các tiêu chí cho phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh về Phát
triển xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995, xác định phát triển xã hội
gồm ba tiêu chí cơ bản: Xố đói giảm nghèo; Việc làm; Cơng bằng xã hội (dẫn
theo Phan Xuân Sơn, 2015).
Trên cơ sở nhận thức về phát triển xã hội như đã nêu trên, WB và IMF đã
đề xuất các nguyên lý phát triển xã hội, như sau: (i) Phát triển xã hội được xem
xét trong phạm vi xã hội rộng lớn nhất. Chính là sự vận động đi lên của xã hội từ
cấp độ nhỏ đến lớn hơn của những năng lượng, hiệu quả, chất lượng, sản lượng,
tính phức tạp, mức độ hồn thiện, tính sáng tạo, sự lựa chọn, quyền làm chủ, mức
độ hưởng thụ và mức độ hoàn thiện. Phát triển của các cá nhân và các xã hội làm
tăng thêm mức độ tự do lựa chọn và tăng năng lực hoàn thiện các lựa chọn bằng

năng lực và sáng kiến riêng; (ii) Tăng trưởng và phát triển thường song hành với
nhau, nhưng chúng là những hiện tượng khác nhau, phụ thuộc vào quy luật riêng.
Phát triển liên quan đến sự chuyển hóa chất lượng theo chiều dọc của cấp độ tổ
chức; (iii) Phát triển xã hội được điều khiển bởi ý chí, khát vọng từ trong tiềm
thức đến kinh nghiệm đến ý thức của xã hội. Quá trình phát triển xã hội diễn ra
nơi ý chí đủ mạnh, đủ chín muồi, đã tích lũy đủ năng lượng và tìm cách thể hiện.
Quá trình phát triển xã hội sẽ thành công trước hết ở các lĩnh vực mà xã hội đã
nhận thức rõ ràng các cơ hội, các thách thức, có ý chí tận dụng cơ hội và vượt qua
các thách thức; (iv) Bản chất của quá trình phát triển là các thể chế và các tổ chức
xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, nhằm khai thác và hướng các nguồn lực xã
hội cho sự hoàn thiện xã hội ở cấp độ cao hơn với các hệ thống thể chế và

9


các giá trị văn hóa tạo thành một mạng lưới cấu trúc xã hội; (v) Phát triển là một
quá trình chứ khơng phải là một chương trình, và là một q trình khơng giới
hạn; (vi) Con người là nguồn lực quyết định và nhân tố quyết định cuối cùng của
phát triển. Phát triển là q trình, trong đó con người ngày càng nhận thức rõ các
tiềm năng, các sáng kiến sáng tạo của mình và tận dụng các cơ hội để hiện thực
hóa các tiềm năng, các sáng kiến đó. Tiềm năng của con người là vô tận, tiềm
năng phát triển cũng vô tận. Các chiến lược phát triển cần hướng đến giải phóng
tiềm năng và sáng kiến sáng tạo của con người, chứ không phải thay thế cho các
tiềm năng và sáng kiến sáng tạo đó (dẫn theo Phan Xuân Sơn, 2015).
Trong khi chưa có sự đồng thuận về định nghĩa sự phát triển xã hội, mà
chủ yếu được hiểu là bao gồm một tập hợp các mục tiêu, World Bank đồng tình
với nội hàm phát triển xã hội mà Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Xã
hội (WSSD) năm 1995 nêu ra, coi bản chất của phát triển xã hội là quá trình tăng
lên: Tài sản và khả năng của cá nhân để cải thiện phúc lợi của họ; Năng lực của
các nhóm xã hội trong thay đổi các mối quan hệ của họ với các nhóm khác và

tham gia vào q trình phát triển; Khả năng của xã hội trong việc hài hịa lợi ích
của các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội, quản lý hịa bình các q trình xung đột
và sự thay đổi (dẫn theo Phan Xuân Sơn, 2015).
Hiểu theo một nghĩa khác: Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt được
khi tạo dựng được đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn nhân lực,
tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc
sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử (Lưu Văn An, 2014).
Tóm lại, phát triển xã hội là quá trình phát triển con người xã hội, con
người cộng đồng, con người trong sự liên hiệp tự do và bình đẳng về quyền và cơ
hội; là làm cho con người được sống trong những điều kiện ngày càng đầy đủ về
vật chất và tinh thần trong một môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, lành
mạnh, an tồn; làm cho con người có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và thái độ
cần thiết để sống, lao động và hồn thiện mình, xứng đáng là Con người, trong
các quá trình lịch sử của một quốc gia dân tộc và của toàn nhân loại.
* Phát triển kinh tế, xã hội
Dựa trên các quan điểm trên, phát triển kinh tế - xã hội là sự biến đổi về
chất trên lĩnh vực kinh tế, tạo ra các điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã
hội. Trên cơ sở các tiền đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội là cải thiện chất
lượng dân số, giải quyết một cách cơ bản vấn đề lao động, việc làm; tăng phúc lợi
xã hội, tăng cơ hội cho toàn dân đối với chữa bệnh, giáo dục phổ thông, giáo dục

10


×