Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.56 KB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DỊU

VAI TRỊ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN
DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Ngữ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm2018


Tác giả luận văn

Nguyên Thị Dịu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Quốc Ngữ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện
Tiên Du cùng các cơ quan đơn vị của Huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm2018
Tác giả luận văn

Nguyên Thị Dịu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình,hộp................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cưu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận..................................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn.................................................................................................................. 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn......................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễnvề vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh
tế - xã hội..................................................................................................................... 5
2.1.


Cơ sở lý luận về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế -xã hội ............5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 5

2.1.2.

Ý nghĩa, tầm quan trọng về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã
hội.................................................................................................................................. 9

2.1.3.

Đặc điểm của hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã hội................................... 10

2.1.4.

Chức năng và nhiệm vụ hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã hội .................12

2.1.5.

Nội dung và vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã hội ..................13

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã
hội............................................................................................................................... 17

iii



2.2.

Cơ sở thực tiễn về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội.......19

2.2.1.

Vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội một số nước trên thế
giới.............................................................................................................................. 19

2.2.2.

Vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội một số địa phương ở
Việt Nam.................................................................................................................... 23

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
cho tiên du.................................................................................................................. 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 29

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên.................................................................................... 29

3.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 32

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ điều kiện kinh tế- xã hội đến vai trò của hợp
tác xã trong phát triển – kinh tế xã hội.................................................................. 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu........................................................ 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 43

3.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 43

3.3.1.

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng vai trò của hợp tác xã trong phát triển
kinh tế trên địa bàn tiên du...................................................................................... 43

3.3.2.

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng vai trò trong phát triển xã hội của hợp
tác xã........................................................................................................................... 45

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yêu tố ảnh hưởngđến vai trò của hợp tác xã .......45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 46
4.1.

Phân tích thực trạng vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội ...46

4.1.1.

Thực trạng vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế ................................. 46

4.1.2.

Thực trạng vai trò của hợp tác xã trong phát triển xã hội ................................... 65

4.2.


Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế -

xã hội.......................................................................................................................... 69
4.2.1.

Chủ trương, chính sách, quy định của đảng và nhà nước đối với vai trò của hợp

tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội................................................................... 69

iv


4.2.2.

Nguồn vốn của hợp tác xã....................................................................................... 71

4.2.3.

Trang bị cơ sở hạ tầng hợp tác xã........................................................................... 73

4.2.4.

Năng lực trình độ cán bộ hợp tác xã...................................................................... 74

4.2.5.

Trình độ hiểu biết của xã viên hợp tác xã............................................................. 75

4.2.6.


Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành đối vớihợp tác xã trong phát triển
kinh tế - xã hội........................................................................................................... 77

4.2.7.

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.......................................................... 79

4.3.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hợp tác xã trong phát triển
kinh tế - xã hội........................................................................................................... 81

4.3.1.

Định hướng và mục tiêu........................................................................................... 81

4.3.2.

Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã

hội................................................................................................................................ 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 95
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 95

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 96


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 98
Phụ lục..................................................................................................................................... 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CN- DV

Công nghiệp – Dịch vụ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

ĐH- CĐ


Đại học – Cao đẳng

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KH-CN

Khoa học – Cơng nghệ

MTQG

Mặt trận quốc gia

NACF

Liên đồn hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc

NQ

Nghị quyết


SXKD

Sản xuất – Kinh doanh

TW4

Trung ương 4

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du qua 3 năm (2015-2017) ......31
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Tiên Du (2015-2017) ........................... 33

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Tiên Du (2015– 2017) ........................... 35
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Tiên Du (2015 – 2017) .................. 37
Bảng 3.5. Tình hình văn hóa – xã hội ở Tiên Du............................................................... 39
Bảng 4.1. Vai trò của hợp tác xã trong cung ứng nguyên liệu ......................................... 47
Bảng 4.2. Vai trò của hợp tác xã trong đất đai................................................................... 49
Bảng 4.3. Vai trò của hợp tác xã trong huy động nguồn vốn ........................................... 51
Bảng 4.4. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển sản xuất .............................................. 54
Bảng 4.5. Vai trò của hợp tác xã trong phổ biến, chuyển giao khoa học kỹ thuật .......56
Bảng 4.6. Vai trò của hợp tác xã trong chế biến, chế tạo ................................................. 58
Bảng 4.7. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển thị trường........................................... 60
Bảng 4.8. Vai trò của hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm................................................ 62
Bảng 4.9. Vai trò của hợp tác xã đối với thu nhập của xã viên ....................................... 64
Bảng 4.10. Vai trò của hợp tác xã trong giải quyết việc làm ............................................ 66
Bảng 4.11. Vaitrị củahợptácxã trongviệcxóa đói, giảmnghèo......................................... 68
Bảng 4.12. Các chủ chương, chính sách của nhà nước đối với hợp tác xã ....................70
Bảng 4.13. Công tác triển khai các văn bản về phát triển hợp tác xã .............................. 71
Bảng 4.14. Tình hình vốn quỹ của hợp tác xã..................................................................... 72
Bảng 4.15. Trang bị vật chất, hạ tầng của hợp tác xã năm 2017 ...................................... 73
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý, chun mơn trong phát triển kinh tế - xã hội ......74
Bảng 4.17. Trình độ nhận thức của xã viên......................................................................... 76
Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ xã viên ............77
Bảng 4.19. Chương trình hỗ trợ, trợ giúp cho hợp tác xã ................................................. 78
Bảng 4.20. Tỷ trọng hợp tác xã trong cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện
Tiên Du

vii

80



DANH MỤC HÌNH,HỘP
Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Tiên Du............................................................................... 29
Hộp 4.1.

Ý kiến của xã viên về vai trò của hợp tác xã trong đất đai ........................... 50

Hộp 4.2.

Ý kiến của cán bộ xã về vai trò của hợp tác xã trong chế biến .................... 59

Hộp 4.3.

Ý kiến của xã viên về vai trò hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm ...............63

Hộp 4.4.

Ý kiến của người dân về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ..................75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Nguyễn Thị Dịu
Tên luận văn:“Vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành:Quản lí kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đối với huyện Tiên Du, tỉnh Bắc ninh HTX có vai trị quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội đấtnước nói chung và xã viên nói riêng. Vai trị HTX của huyện trong

những năm qua rất đáng khích lệ như: tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trồng trọt
trong tổng giá trị ngành kinh tế,thu nhập người dân ngày càng cải thiện, hỗ trợ người lao
động có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của bản thân họ, hỗ trợ kinh tế hộ
và các thành viên khác phát triển.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các HTX ở Tiên
Du còn nhiều hạn chế và yếu kém. Thực tế, việc chuyển đổi của nhiều HTX cịn mang
nặng tính hình thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều,
số hộ, người lao động thực sự tham gia cịn ít… Có nhiều ngun nhân để lí giải cho thực
trạng đó của HTX ở Tiên Du.Từ đó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, an ninh an
tồn ở địa bàn. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng phát
triển HTX tại địa phương, các nhân tố ảnh hưởng tới HTX và đề xuất các giải pháp phát
huy vai trị của HTX tại địa phương, chúng tơi thực hiện đề tài: “Vai trò của hợp tác xã
trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là Đánh giá thực trạng về vai trò của HTX trong
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyệntrong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những
vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ thể là thực trạng vai trò của HTX trên địa bàn huyện Tiên Du và khách thể là các
ban ngành tổ chức, chính quyền và người dân địa phương.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về vai trò của HTX, ý nghĩa và vai
trò của HTX trong phát triển kinh tế -xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ
bản của HTX trong phát triển kinh tế -xã hội. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là vai trò
của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua sự phát triển của các ngành sản
xuất, các tổ chức kinh tế, và các hình thức liên kết sản xuất, sự tham gia của lao động
nông thôn trong nông nghiệp, và môi trường trong nông nghiệp. Các nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến vai trò của HTX là gồm: điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, hệ
thống cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật của nhà nước, yếu tố nguồn nhân lực và yếu
tố cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp.

ix



Địa bàn nghiên cứu là huyện Tiên Du, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến vai trò của HTX. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn
điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với
phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh, phương pháp điều tra và phương pháp
chuyên gia; Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trị, nhóm chỉ tiêu
phản ánh kết quả của vai trị HTX và nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia liên kết của các hộ
nông dân nhằm phát huy hết vai trò của HTX trên địa bàn huyện Tiên Du..

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng vai trò của hợp tác xã trên địa bàn hiện
nay.Về tổ chức cán bộ quản lý HTX, phần lớn các hộ cho rằng cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý HTX hiện nay đã hợp lý. Tuy nhiên việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các bộ
phận quản lý HTX thì phần lớn các hộ lại cho rằng ở mức bình thường. Nội dung
vai trò của HTX trong cung ứng đầu vào cho sản xuất như cung ứng về giống đối với lĩnh
vực nông nghiệp, hàng năm cũng cấp khoảng 8.476,83 tấn trong đó HTX chiếm 1232,5.
tấn. Ngồi ra cịn có các HTX công nghiệp – xây dưng cung ứng khoảng 230 tấn nguyên
liệu, thương mại – dịch vụ cung ứng khoảng.100 tấn. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế
của người dân xã viên thì mức độ đáp ứng dịch vụ đang cịn rất hạn chế. Qua phân tích
cho thấy các HTX hiện nay gặp một số vấn đề khó khăn như: nguồn vốn hoạt động của
các HTX thấp, đất làm trụ sở của HTX chưa được cấp bìa đỏ, hiện tại phải mượn nhà văn
hóa thơn để làm việc đó cũng là một trong những hạn chế để HTX thế chấp vay vốn nhằm
phát triển sản xuất; Mặt khác HTX cũng thể hiện được vai trị của mình trong phổ biến,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, chế biến sản phẩm và phát triển thị trường, bao tiêu sản
phẩm. Bên cạnh đó cũng giải quyết được việc làm cho xã viên, xóa đói, giảm nghèo.(Lê
Xuân Lợi - chủ tịch UBND huyện Tiên Du).
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến vai trò HTX trên địa bàn
huyện Tiên Du bao gồm yếu tố về điều kiện tự nhiên thời tiết và khí hậu, nguồn nhân lực,
yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, nguồn vốn, các chính sách hỗ trợ và sự hiểu
biết của xã viên trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc triển khai kế hoạch phát triển các
HTX trên địa bàn có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại những hạn chế.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp chủ yếu tăng cường vai trò của HTX trong thời gian tới như: Giải pháp về các
chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước; Đào tạo nâng cao chất lượng trình độ cán
bộ cũng như sự hiểu biết của xã viên trong thời gian tới; giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng
hiện có và phát triển thêm mới; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chuyển giao kỹ thuật, ứng
dụng công nghệ khoa học, tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông; Giải pháp về sự phát
triển kinh tế - xã hội. Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước và chính quyền huyện
Tiên Du và hộ nơng dân nhằm phát huy hết vai trị của HTX

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Diu
Thesis title:Roles of cooperatives in the socio - economics development in Tiên Du
district, Bac Ninh province
Major:Economics Management
Code: 8340410
Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
For Tien Du district, Bac Ninh province, cooperatives play an important role in
socio-economic development of the district in general and of cooperative members in
particular. The role of cooperative in the district in recent years is very encouraging
such as increasing the proportion of cultivation production value of in the total
economic value, increasingcooperative member's incomes, supporting the household
economic development process. However, in the process of operation, the
cooperatives in Tien Du is still facing many limitations and weaknesses. In fact, the
transformation of many cooperatives is very formal and slow; bringing not many
benefits to the members, the number of households members who actually participated
in is limited... There are many reasons explaining for that situation of the cooperatives
in Tien Du district.In order to have a systematic view on the basis of analysising the

real situation of cooperative development in the locality, factors affecting the
cooperative and proposing solutions to improve the role of the local cooperatives, we
conducted the thesis titled: "Roles of Cooperatives in Socio-Economic Development
in Tien Du District, Bac Ninh Province".
The main objectives of the study are to assess the role of cooperatives in socioeconomic development in Tien Du district, Bac Ninh province, and to propose some
key solutions to promote the role of cooperatives for the socio-economic development
in the area in the near future. The subject of the research are the theoretical and
practical issues about the role of cooperatives in socio-economic development. The
subject is the role of the cooperative in Tien Du district and its stakeholders includes
government agencies and local people.
The study discusses on the concepts of cooperatives, the meaning and role of
cooperatives in socio-economic development. The research has identified the basic
characteristics of cooperatives in socio-economic development. The research contents are
the role of cooperatives in socio-economic development specifically observed through: the
development of production sectors, economic organizations, and forms of production
linkages, the participation of rural labor in agriculture, and the environment protection
issues in agriculture. The main factors influencing the role of cooperative are the natural
conditions such as weather, climate; infrastructure; government policy;

xi


human resources and infrastructure factors.
The research area is Tien Du district, which has natural characteristics and
socio-economic conditions that affect the role of cooperatives. To conduct the
analysis, the author have applied site selection method; methods of collecting
information and data, methods for analyzing and processing data with descriptive
statistical methods and comparison methods and expert methods. The reseasrch
indicator system is a set of indicators which reflect the roles of cooperative and reflect
the results of the cooperative roles and the indicator group reflecting the participation

of farmers to promote the role of the cooperatives in Tien Du district.
The research results had addressed the real situation of the role of cooperatives
in the area recently. The role of cooperatives in supplying inputs for production such
as supplying seeds to the agricultural sector is reflected in the annual supply of about
1232.5 tons in total of 8.476.83 tons of seeds in the local area. In addition, the
industrial - construction cooperatives supply about 230 tons of raw materials,
commercial - services cooperatives supply about 100 tons of materials. On the other
hand, the cooperative has also shown its role in popularizing, transferring science and
technology in production, in products processing and market development as well as
in products sale. Besides, cooperatives are creating more jobs for members’ labors,
eliminating hunger and reducing poverty. However, compared with the actual needs of
the cooperative members, the levels of service responses are still limited. According to
the analysis, the cooperatives are now facing some difficulties such as the capital
resource of the cooperatives are low, cooperative's office has not been issued
certification of land use right, some cooperative still have to to borrow the village’s
cultural house to set up their office. Thus, it is recognized as the main constraints for
cooperatives in borrowing loan as an mortgage for production development.
The research has shown that factors influencing the role of cooperatives in Tien
Du district include the factors of natural conditions, weather and climate, human
resources, technical infrastructure, equipment, capital, supporting policies and
understanding of cooperative members in socio-economic development. The
implementation of development plans of cooperatives in the area has many
advantages, however, there are still some existed limitations.
Through analysing and assessing of the situation and factors influencing, the
author suggest some key solutions to strengthen the role of cooperatives in the coming
time includes the solutions requiring the reforming of The Party and The State
policies; training to improve the quality of cooperative staffs as well as the
understanding of cooperative members in the coming time; solutions to improve

xii



existing infrastructure and develop new ones; Solutions to promote the transferment of
technology, application of scientific technology, solution to reorganize the agricultural
extension activities; Solutions for promoting the socio-economic development. To
conclude, author want to call for the efforts of local government and authorities in
Tien Du district and of farmers to promote the role of the cooperatives in develop the
local socio-economics in the near future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc chuyển đổi mơ hình HTX kiểu cũ sang mơ hình HTX kiểu mới chỉ rõ
vai trò đặc biệt quan trọng của HTX trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội.
Nhiều địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như: tỉnh Hà Tĩnh có
1.653 tổ hợp tác, 914 hợp tác xã, đã có 604 hợp tác xã được thành lập mới, số hợp
tác xã làm ăn hiệu quả tăng nhanh; hiện tượng hợp tác xã sản xuất, kinh doanh
thua lỗ giảm dần, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp
với các quy định của Luật Hợp tác xã, tham gia giải quyết tốt công tác giảm nghèo,
giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển hợp tác xã, tổ hợp
tác đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.Ngồi ra HTX cịn giữ vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về
kinh tế - văn hóa - xã hội cho các xã viên theo nguyên tắc tương trợ nhằm giúp họ
trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho có lợi nhất, cung cấp đầu vào cho những
hộ chưa sản xuất hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản
xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, tăng phúc lợi.
Tiên Du là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, có nhiều điều kiện tự nhiên và xã
hội thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế sản xuất hàng hoá đa dạng phong

phú. Từ khi Luật Hợp tác xã đi vào thực tiễn, cùng với toàn Tỉnh, HTX kiểu mới
trên địa bàn huyện Tiên Du đã đạt được những thành tựu đáng kể như tạo thêm
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các xã viên, nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho xã viên, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người lao động, hộ
sản xuất kinh doanh, nhất là trong nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào q trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các HTX ở Tiên Du cịn nhiều hạn
chế và yếu kém. Thực tế, việc chuyển đổi của nhiều HTX cịn mang nặng tính hình
thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều, số hộ,
người lao động thực sự tham gia còn ít… Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực
trạng đó của HTX ở Tiên Du và khắc phục được những khó khăn này sẽ giúp các
HTX phát triển có hiệu quả, phát huy vai trò hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ và trang
trại, gắn với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.

1


Tổng quan các nghiên cứu liên quan: Nguyễn Tiến Công (2016) Nghiên
cứu tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn
xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành Phố Hà Nội,Trần Thị Huyền(2014)
Nghiên cứu tình hình hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở xã Vạn Thiện,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.Phan Thị hà Châm(2013)Nghiên cứu vai trị
của hợp tác xã đối với xã viên- Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng
hợp Đa Tốn, Huyện Gia Lâm – Hà Nội’.Những nghiên cứu đó cũng tập trung vào
việc nghiên cứu về HTX. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn
về vai trò của HTX, mà cụ thể làvai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bạn huyện Tiên Du chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu.
Vì tất cả lí do trên, tơi chọn đề tài: “Vai trò của hợp tác xã trong phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm Luận
văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhằm góp phần giải quyết

những vấn đề đang đặt ra của quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng về vai trò của HTX trong phát triểnkinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
huy vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của HTX

trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò

của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của HTX đối với

phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung, yếu tố ảnh hưởng của vai trò HTX
trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du.
Đối tượng khảo sát là các cơ quan và tổ chức kinh tế có quan hệ trực tiếp
đến vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cưu

1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề về vai trò của HTX trong phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu, thơng tin về vai trị của HTX trong phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tiên Du trong thời gian 3 năm gần đây (2015 –
2017), một số thông tin, số liệu cụ thể được xem xét sâu tại thời điểm năm 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về HTX
và vai trò của HTX trong phát triển kinh tế trên các khía cạnh: Khái niệm về vai
trị, HTX, phát triển kinh tế, phát triển xã hội, vai trò của HTX trong phát triển
kinh tế - xã hội; ý nghĩa, tầm quan trọng nâng cao vai trò của HTX; đặc điểm của
HTX trong phát triển kinh tế- xã hội; chức năng nhiệm vụ của HTX; nội dung
nghiên cứu vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội; các nhân tố ảnh
hưởng đến vai trò của HTX và vận dụng vào nghiên cứu vai trò của HTX trong
phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung vai
trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội, về cơ sở thực tiễn vai trò của HTX
trong phát triển kinh tế - xã hội một số địa phưong ở Việt Nam: Kinh nghiệm vai
trò của HTX trong phát triển kinh tế- xã hội tại huyện Tiên Du từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm về vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội cho huyện
Tiên Du. Từ những Luận văn phân tích thực trạng vai trò của HTX trong phát triển
kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo các mặt còn tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của vai trò HTX trên địa bàn huyện nghiên cứu; phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của HTX. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng

cường vai trò của HTX trong phát triển kinh tế- xã hội trong phát triển kinh tế - xã
hội.

3


1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HTX trong phát triển
kinh tế- xã hội
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ VAI TRÒ
CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về hợp tác xã
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại
trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ
yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung” (Tổ

chức lao động quốc tế ILO, 2002).
Liên minh HTX quốc tế (ICA) đưa ra định nghĩa về HTX: “HTX là một hiệp
hội tự chủ của các cá nhân tự nguyện tập hợp lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và
nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thơng qua doanh nghiệp đồng sở
hữu và quản lý dân chủ” (Liên minh HTX quốc tế ICA, 1945).
“HTX là tổ chức kinh tế tập thế do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật
này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Quốc hội,thư viện
pháp luật 2003).
Theo điều 3 luật HTX được sửa đổi năm 2012: “HTX là tổ chức kinh tế tập
thể, đồng sở hữu, có tư cách phấp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành
lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc
làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp HTX” (Quốc hội, thư viện
pháp luật 2012).
Như vậy, ta có thể hiểu HTX là một tổ chức kinh tế tập thể được các thành
viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân
chủ, họ cùng nhau hợp tác thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc

5


làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung.
2.1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình về lượng và chất các vấn đề đề cập, nghiên
cứu dưới góc độ kinh tế. Nó được thể hiện ở các khía cạnh:
- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản


lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định).
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,

ngành, thành phần kinh tế thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm
tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp
tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ.
- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn:

giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được
đảm bảo.
- Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi.
- Đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế.

Phát triển kinh tế là một q trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân
tố nội tại (bên trong) quyết định đến tồn bộ q trình phát triển đó.
Một số trường phái nghiên cứu đề cập đến phát triển kinh tế cho rằng:
- Trường phái cơ cấu: Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế

quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp
ngun liệu thơ, cịn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các
nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào
như cầu trong nước. Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra
đời chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các
nước đang phát triển từ thập niên 1950.
- Trường phái mơ hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn: Từ thành

cơng của kế hoạch Marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học
phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh
phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý.
Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W. Row. Rostow cho rằng để

trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải trải qua bốn giai đoạn:
(2) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất cánh; (3) cất cánh; (4)

6


trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn. Các nước đang phát
triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánh, các nước đang phát
triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên khơng dưới 10%
thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước
ngồi, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một
khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow
nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành. Do đó, lý
luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Trường phái lý thuyết phát triển phụ thuộc: Trong thập niên 1960 và thập

niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết
phát triển phụ thuộc (dependent development). Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm
nước giàu và nhóm nước nghèo. Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát
triển phụ thuộc", theo đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công
nghệ mang đến từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào
các nước phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp
thống trị (bao gồm chính trị gia, qn nhân,...) có quan hệ khăng khít với các nước
phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các
nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và
không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý
phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc.
- Trường phái lý luận kinh tế học tân cổ điển: Vào thập niên 1980, kinh tế

học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển

phải dựa vào thị trường chứ không phải vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách
khác, họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường. Các biện pháp cần thực
hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm
đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh
tế, tự do hóa thương mại và tư do hóa tài khoản vốn, v.v... Một chương trình tổng
hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ
điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và
Nhóm ngân hàng Thế giới tán thành.
2.1.1.3. Phát triển xã hội
- Phát triển xã hội là quá trình phát triển con người xã hội, con người

7


cộng đồng, con người trong sự liên hiệp tự do và bình đẳng về quyền và cơ hội; là
làm cho con người được sống trong những điều kiện ngày càng đầy đủ về vật chất
và tinh thần trong một môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, lành mạnh, an
tồn; làm cho con người có đủ sức khỏe, tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để
sống, lao động và hồn thiện mình, xứng đáng là Con người, trong các quá trình
lịch sử của một quốc gia dân tộc và của toàn nhân loại.(GS, TSKH Phan xuân Sơn,
2016).
Quan điểm của World Bank về phát triển xã hội
World Bank đặt trọng tâm chú ý trong nội hàm phát triển xã hội là các Mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ và cho rằng: “Phát triển là kết quả của năng lực của xã
hội trong tổ chức các nguồn lực để đáp ứng những thách thức và cơ hội”. Hoặc
“Phát triển xã hội là đáp ứng những nhu cầu xã hội”, là “Đổi mới tư duy về các
chính sách và đầu tư công nhằm đạt được các kết quả phát triển công bằng và bền
vững hơn về mặt xã hội”.
Trên cơ sở nhận thức về phát triển xã hội như đã nêu trên, WB và IMF đã
đề xuất các nguyên lý phát triển xã hội, như sau:(1) Phát triển xã hội được xem xét

trong phạm vi xã hội rộng lớn nhất; (2) Tăng trưởng và phát triển thường song
hành với nhau, nhưng chúng là những hiện tượng khác nhau, phụ thuộc vào quy
luật riêng; (3) Phát triển xã hội được điều khiển bởi ý chí, khát vọng từ trong tiềm
thức đến kinh nghiệm đến ý thức của xã hội; (4) Bản chất của quá trình phát triển
là các thể chế và các tổ chức xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, nhằm khai thác
và hướng các nguồn lực xã hội cho sự hoàn thiện xã hội ở cấp độ cao hơn với các
hệ thống thể chế và các giá trị văn hóa tạo thành một mạng lưới cấu trúc xã hội.
- Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt được khi tạo dựng được đầy đủ

khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn nhân lực, tài lực và vật lực để khắc
phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến
trình lịch sử”(Lưu Văn An, 2014).
2.1.1.4. Vai trị của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo ông Phạm Quang Phan, Nguyễn Văn Linh (2002)
Hỗ trợ người lao động có cơ hội tham gia vào q trình phát triển kinh tế
- HTX đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động

có cơ hội tham gia vào q trình phát triển kinh tế của bản thân họ trong điều

8


kiện cụ thể từng nơi, từng cộng đồng mà nếu khơng có HTX thì họ sẽ gặp khó
khăn q sức vượt qua. Thực tế đã chứng minh, thơng qua hình thức hợp tác này,
họ đã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các
tổ chức kinh tế, xã hội đối với họ.
Công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho xã viên
- Thông qua HTX, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống mới...

đã được chuyển giao một cách có hiệu quả đến hộ thành viên; cơng tác chống úng,

hạn, chống và phòng ngừa sâu bệnh cho sản xuất của kinh tế xã viên thơng qua
HTX có hiệu quả hơn so với từng xã viên thực hiện.
Hỗ trợ kinh tế hộ và các thành viên khác phát triển
- HTX hỗ trợ kinh tế hộ và các thành viên khác phát triển: Lịch sử phát

triển kinh tế, xã hội trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát triển nền kinh tế thị
trường đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng về mặt cơ cấu và tổ chức kinh
tế thì trong mỗi giai đoạn đều tồn tại rõ nét 3 khu vực kinh tế khác nhau: khu vực
kinh tế tư nhân; khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế hợp tác mà HTX là
nòng cốt. HTX ra đời với mục đích ban đầu là giúp đỡ lẫn nhau giữa những người
nghèo để cùng tồn tại trước sức ép cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. HTX ra
đời và phát triển không phá vỡ kinh tế hộ gia đình mà tách dần một số cơng việc
mà nếu làm ở gia đình thì khơng có lợi bằng HTX (Nguyễn Minh Ngọc, 2011).
2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh
tế- xã hội
Là động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất
Theo Lê Xuân Thủy (2003), vai trò của HTX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên khơng chỉ về kinh tế mà cịn
cả về đời sống văn hóa, xã hội. Nâng cao vai trị của HTX đối với phát triển kinh
tế - xã hội của các thành viên trước hết sẽ là động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất
của các hộ tốt hơn. Người dân sẽ được đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu trong sản
xuất và sinh hoạt. Với khả năng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ đầu vào, đầu ra, làm
đất, thủy nông, bảo vệ thực vật,… với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng sẽ giúp
các thành viên đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, tăng năng suất, phát
triển kinh tế hộ. Ngoài ra, người dân sẽ có cơ hội làm việc nhiều hơn khi tham gia
vào các hoạt động của HTX, tăng thu nhập góp phần cải thiện mức sống.

9



Phát triển một cộng đồng mang tính đồn kết, tương thân tương ái
Theo Lê Xuân Thủy (2003), Vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế - xã
hội của các thành viên sẽ góp phần phát triển một cộng đồng mang tính đồn kết,
tương thân tương ái, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống cũng như trong sản
xuất. Các thành viên sẽ có cơ hội hợp tác, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,
cùng nhau phát triển sản xuất. Ngoài ra, đời sống của các thành viên cũng sẽ được
quan tâm một cách đầy đủ và đồng bộ hơn thơng qua những cuộc thăm hỏi gia
đình khó khăn, ốm đau, thai sản,… Từ đó sẽ góp phần củng cố niềm tin của xã
viên vào hoạt động cũng như định hướng của HTX.
Như vậy, vai trò của HTX sẽ là động lực để thúc đẩy các thành viên thực
hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả và nghiêm túc hơn, đời sống của thành viên
được quan tâm cũng như sự tin tưởng và ủng hộ của họ đối với HTX cũng sẽ tăng
lên. Giúp xã hội sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn lực, góp phần xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn phục vụ công cuộc CNH - HĐH nơng thơn nói riêng và cả nước
nói chung.
2.1.3. Đặc điểm của hợp tác xã trong phát triển kinh tế- xã hội
2.1.3.1. Là tổ chức kinh tế tự chủ hoạt động như một loại hình doanh nghiệp:
Hợp tác xã khơng phải là tổ chức đa tính chất như trước đây đồng thời
không phải là doanh nghiệp mà là một trong các tổ chức kinh tế nhiều thành phần.
Đó là lý do hợp tác xã khơng tổ chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà tổ
chức hoạt động theo một văn bản luật riêng là Luật Hợp tác xã. Tuy nhiên tồn tại
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần đòi hỏi hợp tác xã phải hoạt động như doanh nghiệp, tự chủ, tự hạch toán
trong sản xuất và kinh doanh(Phan Thị Hà Châm, 2013).
Hợp tác xã có tối thiểu là 7 xã viên gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự
nguyện lập ra do nhu cầu và lợi ích chung:
Thành viên của hợp tác xã được gọi là xã viên. Trước đây số lượng thành
viên của hợp tác xã do các Điều lệ mẫu hợp tác xã quy định và tùy thuộc vào lĩnh
vực hoạt động mà số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã khác nhau. Hiện
nay pháp luật thống nhất số xã viên tối thiểu cho hợp tác xã hoạt động trên tất cả

các lĩnh vực là 7 xã viên gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Trong đó, hộ gia
đình là loại thành viên đặc thù của hợp tác xã. Pháp nhân là loại thành viên mới
được Luật hợp tác xã năm 2003 ghi nhận gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

10


nhân dân; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; Quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các
tổ chức khác. Chủ thể là các cá nhân khi tham gia hợp tác xã phải đáp ứng những
điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Một trong các điều kiện đó là xã
viên tự nguyện lập ra, tham gia và ra khỏi hợp tác xã theo sự chi phối của nhu cầu
và lợi ích xã viên(Phan Thị Hà Châm, 2013).
2.1.3.2.Xã viên góp vốn và góp sức vào hợp tác xã
Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh chung, khi tham gia hợp
tác xã các xã viên phải góp phần vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao
gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết
kĩ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền. Ngoài ra các xã viên phải
góp sức vào hợp tác xã bằng việc tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức
trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia
khác. Đây là yêu cầu đặc thù đối với thành viên của loại hình kinh tế tập thể. Điều
này cho thấy tính xã hội của loại hình kinh tế này khi yêu cầu các xã viên trực tiếp
tham gia vào các hoạt động của hợp tác xã để tương thân tương trợ lẫn nhau(Phan
Thị Hà Châm, 2013).
2.1.3.3.Vốn của hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể
Là tổ chức kinh tế tập thể, khác với các loại doanh nghiệp trong nền kinh tế
nhiều thành phần, vốn của doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu nhà
nước, sở hữu chung, vốn của hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Đó là sở hữu do cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh
nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi(Phan Thị Hà Châm,

2013).
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác
của hợp tác xã.
Như vậy, hợp tác xã là tổ chức kinh tế thuộc nền kinh tế nhiều thành phần
được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ sự quản lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác trong nền
kinh tế. Hợp tác xã được nhân danh chính mình, tự tổ chức các hoạt động sản xuất
kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính bằng chính tài sản của
mình. Tức là hợp tác xã bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác

11


×