Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.05 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ HÀ, THỊ XÃ PHÚ THỌ,

TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018


Tác giả luận văn

Trần Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ tại Ban Quản lý Dự án Khu
công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thanh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình.......................................................................................................ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................. x
Thesis abtract...................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3

1.4.1.


Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn.........................................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại khu công
nghiệp.....................................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường tại khu cơng nghiệp..................5

2.1.1.

Một số khái niệm.................................................................................................5

2.1.2.

Vị trí, vai trị của quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp..............11

2.1.3.

Công cụ, chủ thể tham gia quản lý Nhà nước về môi trường khu công
nghiệp................................................................................................................14

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp...........................18

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường khu công
nghiệp................................................................................................................22

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp.............25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp của các
nước trên thế giới..............................................................................................25

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp ở
Việt Nam...........................................................................................................33

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý Nhà nước về môi trường khu
công nghiệp Phú Hà..........................................................................................36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................38
3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của thị xã Phú Thọ..............................................................38


3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế, xã hội thị xã Phú Thọ......................................................41

3.1.3.

Đặc điểm của khu công nghiệp Phú Hà............................................................ 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................47

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm....................................................................................47

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................47

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................49

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................49

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................51
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà,
thị xã Phú Thọ...................................................................................................51

4.1.1.

Khái qt tình hình về mơi trường KCN Phú Hà..............................................51

4.1.2.

Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà...........54

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường khu công
nghiệp Phú Hà...................................................................................................72

4.2.1.

Yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước và địa phương................................72

4.2.2.

Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý nhà nước.........................................................72


4.2.3.

Yếu tố thuộc về doanh nghiệp...........................................................................75

4.3.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Phú Hà...............................................................................................................77

4.3.1.

Kết quả đạt được............................................................................................... 77

4.3.2.

Những hạn chế.................................................................................................. 79

4.3.3.

Nguyên nhân..................................................................................................... 80

4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về môi
trường khu công nghiệp Phú Hà.......................................................................81

4.4.1.

Định hướng quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà
trong thời gian tới..............................................................................................81


4.4.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường khu công
nghiệp Phú Hà...................................................................................................82

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................92
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................93

5.2.1.

Đối với cấp trung ương..................................................................................... 93

5.2.2.

Đối với cơ quan quản lý các cấp tại địa phương...............................................94

Tài liệu tham khảo............................................................................................................95
Phụ lục................................................................................................................................97

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD

Nhu cầu ô xy sinh hóa

BOT

Hợp đồng đầu tư – xây dựng – chuyển giao

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CNH

Cơng nghiệp hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học


CTNH

Chất thải nguy hại

DN

Doanh nghiệp

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động của môi trường

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi

GDP

Chỉ số tăng trưởng quốc gia

HĐH

Hiện đại hóa

ISO

Tiêu chuẩn quốc tế

KCN


Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHCN & MT

Khoa học cơng nghệ và mơi trường

KIP

Phương pháp hỏi nhóm người

MT

Mơi trường

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

QL

Quốc lộ


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNMT

Tài nguyên môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

USEPA

Cục bảo vệ môi trường Liên Bang

XH

Xã hội

XLNT


Xử lý nước thải

XLRT

Xử lý rác thải

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất thị xã Phú Thọ............................................................39
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số năm 2011-2016..................................................................42
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của KCN Phú Hà.......................................................45
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN Phú Hà........................52
Bảng 4.2. Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành............................60
Bảng 4.3. Danh mục các dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
KCN Phú Hà, thị xã Phú Thọ 61
Bảng 4.4. Danh mục các dự án lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại KCN Phú Hà,
thị xã Phú Thọ 62
Bảng 4.5. Đặc trưng thành phần nước thải cuả một số ngành công nghiệp trước
xử lý 63
Bảng 4.6. Đánh giá của các cán bộ trong KCN về công tác XLNT................................64
Bảng 4.7. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại một số DN trong KCN Phú Hà....64
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của DN về đơn giá và lượng nước thải tính phí...................65
Bảng 4.9. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm.....................66
Bảng 4.10. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn khu công nghiệp
Phú Hà 67
Bảng 4.11. Mức độ tổ chức các hoạt động tuyên truyền về BVMT cho cán bộ quản
lý và Doanh nghiệp


68

Bảng 4.12. Đánh giá của doanh nghiệp về cơng tác tun truyền.................................. 69
Bảng 4.13. Tình hình vi phạm các quy định về BVMT của các DN.............................. 69
Bảng 4.14. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ở khu công nghiệp

70

Bảng 4.15. Một số giải pháp xử phạt đối với các DN khơng thực hiện đúng cơng
tác BVMT

71

Bảng 4.16. Hình thức kiểm tra môi trường của cơ quan chức năng............................... 71
Bảng 4.17. Số lần báo cáo môi trường của doanh nghiệp trong một năm...................... 71
Bảng 4.18. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường KCN Phú Hà,
thị xã Phú Thọ 73

vii


Bảng 4.19. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý môi
trường KCN Phú Hà, thị xã Phú Thọ 73
Bảng 4.20. Kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường KCN
Phú Hà, thị xã Phú Thọ

74


Bảng 4.21. Đánh giá về sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường......................................... 75
Bảng 4.22. Vai trị của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.......................................76

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường cấp trung ương.................................... 34
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường...................................................56
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý KCN Phú Hà thị xã Phú Thọ......................................... 44

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thanh
Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã
Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH, nhất là
khi Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế, khắp nơi trong cả nước, từ
thành thị đến nông thôn, hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước vào
lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng. Các DN đã, đang và sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ,
đặc biệt trong các KCN sẽ xây dựng nhiều nhà máy có qui mơ lớn. Đây chính là cơ hội
để Việt Nam có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực
và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác
động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm mà các KCN
gây ra cho mơi trường chính là ơ nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Quy hoạch

phát triển và vận hành các KCN mà khơng có sự quan tâm thỏa đáng đến môi trường đã
và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Vì điều kiện về thời
gian không cho phép, trong nghiên cứu này chúng tơi tập trung phân tích, đánh giá thực
trạng về Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về môi trường
tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Tương
ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp; (2) Đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú
Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017; (3) Đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau
như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn
sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của
mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 45 mẫu điều tra bao gồm 15 cán bộ làm công
tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và 30 doanh nghiệp

x


trong KCN để thu thập các ý kiến đánh giá về công tác quản lý môi trường khu công
nghiệp trên địa bàn.
Qua đánh giá thực Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà,
thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Tình hình ơ nhiễm môi trường do các chất thải từ
các doanh nghiệp thải ra và vấn đề quản lý các chất thải này đã và đang được nhiều
người quan tâm. Hiện nay, BQL các KCN Phú Thọ đã tiến hành điều tra tổng thể chất
thải thại KCN Phú Hà. Kết quả năm 2014 chất thải công nghiệp là 453,5 tấn/tháng và

156,42 m3, chất thải nguy hại 559 kg/tháng và 1.000 lít dầu thải các loại; chất thải sinh
hoạt 288,8 tấn/tháng và 196,62 m3/tháng. Đến năm 2016, theo DN thống kê thì chất thải
cơng nghiệp còn giá trị thương mại 1.614 kg/ngày; chất thải cơng nghiệp khơng cịn giá
trị thương mại 9.364,5 kg/ngày; chất thải nguy hại 214,5 kg/ngày và chất thải sinh hoạt
805 kg/ngày. Có những thời điểm các DN tự xự lý và thải ra ngoài đã gây bức xúc cho
người dân xung quanh KCN. Ban quản lý KCN kết hợp cùng với các Sở, Ban ngành
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường: Tổ chức thực hiện thẩm định và
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường, giám sát, kiểm tra các vi phạm về
bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN
Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp
Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ: (1) Yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước và
địa phương; (2) Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý nhà nước; (3) Yếu tố thuộc về doanh
nghiệp.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản
lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới như sau: (1) Hoàn thiện cơ chế quản lý và hệ thống luật pháp, chính
sách quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp; (2) Hồn thiện cơng tác tổ chức,
tăng cường nguồn lực phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường khu công
nghiệp; (3) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi
trường khu công nghiệp; (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà
nước về môi trường khu công nghiệp; (5) Tăng cường các hoạt động giám sát chất
lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường; (6) Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường.

xi


THESIS ABTRACT
Master candidate: Tran Thanh
Thesis title: State management of environment in Phu Ha Industrial park, Phu Tho

town, Phu Tho province
Major: Economics management
Code: 8340410
Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Along with the development of the whole country in industrialization and
modernization, especially since Vietnam entered the economy and international
integration, all over our country, urban to rural area, foreign direct investment as well as
domestic investment are increasing brilliantly. Enterprises are being strongly invested,
especially enterprises located in the industrial parks which will grow significantly to
large-scaled factory. This is a very good chance for Vietnam to grow a comprehensive
economics and fully integrated to the region as well as the worldwide. However, beside
the positive economic changes, it comes with negative impact to environment caused by
industrial park. Those are waste water, air and solid waste pollution. Development and
operation plan without enough investment in environment is causing the critical
consequences all over the world. Due to limitation of research time frame, the thesis
only focuses on the evaluation and analysis of environment state management in Phu Ha
industrial park, Phu Tho town, Phu Tho province, therefrom, proposing solution to
enhance the environment state management in the upcoming time. It comes with several
specific objectives including: (1) systematizing theoretical and practical basis of
industrial park environment state management; (2) evaluating current status and key
factors affecing to environment state management in Phu Ha industrial park; (3)
proposing solutions to enhance the environment state management in this industrial park
in the upcoming time.
The research has utilized flexibly the primary and secondary data in order to
carry out the analytical review. In which, secondary data is collected from multiple
sources such as books, magazines, newspaper, reports from all level departments,
website, etc related to research subject. Primary data is collected by in-depth, structured
and semi-structured interview with the survey objects. In order to maintain the
representative of sample, we have selected the sample consists of 45 elements including
15 local officers working in natural resource state mangement and 30 enterprises located

in the industrial park to collect feedback on industrial park environment management.
The evaluation of environment state management in Phu Ha industrial park has
shown that the current pollution status caused by waste dischaged by enterprises and the
waste management are being concerned. Recently, Phu Tho province industial parks

xii


management unit has conducted a total survey on Phu Ha industrial park waste. The
results in 2014 has shown that industrial park is 453,5 tons per month and 156,42 m3,
hazardous waste is 559 kg per month and 1.000 litres of waste oil; domestic waste is
288,8 ton and 196,62 m3 per month. On 2016, based on the statistics of enterprises,
industrial waste with commercial value remained is 1.614 kg per day; industrial waste
without commercial value is 9.364,5 kg per day; hazardous waste is 214,5 kg per day
and domestic waste is 805 kg per day. There are several periods, waste is processed and
discharged by the enterprises themselves which cause the frustration on local people.
Industrial park management unit has cooperated with other Departments in doing the
environment state management: performing the expertise and approval of environmental
impact assessment report; supervising, monitoring and violation handling on projects,
manufacturers and commercial facilities in the industrial park.
Key factors affecting to environment state mangement in Phu Ha industrial park
consists of: (1) Government and local policies; (2) State management officer; (3) Enterprises.

We have also proposed several solutions to enhance the environment state
management in Phu Ha industrial park in the upcoming time: (1) modifying and completing
management mechanism and legislation of industrial park environment state mangement;
(2) completing the organization and improving the resources for industrial park

environment state mangement; (3) Increasing the utilzation of economic tools in industrial
park environment state mangement; (4) Enhancing the supervising and monitoring in

industrial park environment state mangement; (5) Enhacing the quality management,
observation and environment pollution alert; (6) Enhancing the propaganda to improve the
local community acknowledgement in environment protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với tiến trình phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH, HĐH,
nhất là khi Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế, khắp nơi
trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn và hiện nay đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng. Các DN đã, đang
và sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong các KCN sẽ xây dựng nhiều
nhà máy có qui mơ lớn. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển một
nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên
cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi
trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm mà các KCN gây ra cho môi
trường chính là ơ nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Quy hoạch phát triển
và vận hành các KCN mà khơng có sự quan tâm thỏa đáng đến mơi trường đã và
đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Trong khi đó hiện
nay hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải nguy hại tại các KCN
trong cả nước đang áp dụng còn chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng
chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở
vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn rất yếu kém.
Trong điệu kiện của Việt Nam, với tốc độ với tốc độ phát triển cơng
nghiệp như đã trình bày ở trên, thì dự kiến khi đất nước cơ bản hồn thành cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020. Ngày 30 tháng 6 năm 2015, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong

đó có các quy định yêu cầu bảo vệ môi trường cụ thể đối với đối tượng các KCN.
Trong số 283 khu cơng nghiệp đang hoạt động có 221 khu cơng nghiệp đã
hồn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT)
chiếm 78%. Trong số 221 KCN đã hoàn thành xây dựng HTXLNTTT đã có 115
KCN lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động. Tổng lượng nước thải phát sinh
từ các KCN đạt 600.000 m3/ngày.đêm. Lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN
khoảng 4 triệu tấn/năm.
Phú Thọ có 07 khu cơng nghiệp và gần 30 Cụm cơng nghiệp với diện tích
gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam

1


Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù
Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN
Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống
của đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai.
Khu công nghiệp Phú Hà nằm trên địa bàn thị xã Phú Thọ, là KCN đa
ngành, công nghệ cao, chủ yếu phát triển công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng
cao cấp, chế biến thực phẩm, đồ uống, cơ khí, dược phẩm… với quy mơ KCN
giai đoạn I rộng 350ha, thuộc địa bàn các xã Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ. Ưu
điểm của KCN nằm trên khu vực đất đồi, gần cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL 2 và
một số tuyến tỉnh lộ. Ngoài ra nơi đây cịn thuận lợi giao thơng đường sắt, đường
thủy, lại ở sát ngay các trung tâm đào tạo nhân lực của tỉnh và khu vực có nguồn
lao động dồi dào đến từ Phú Thọ và các tỉnh lân cận như Hịa Bình, n Bái,
Tun Quang, Sơn La… Xét rộng ra đây sẽ là trung tâm khu vực phía Bắc, trên
trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai nối với Côn Minh (Trung
Quốc), kết nối giữa các tỉnh phía Tây, Đơng Bắc với các tuyến giao thông, cảng
vụ quốc tế. Đặc biệt, KCN Phú Hà được quy hoạch nằm trong vùng công nghiệp
động lực và phát triển thành Khu liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị. Với

việc xây dựng KCN Phú Hà không chỉ tạo điểm nhấn phát triển kinh tế cho thị xã
Phú Thọ nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung, mà cịn góp phần rất lớn giải quyết
việc làm, lao động khu vực, đặc biệt phát triển khu đô thị, dịch vụ dọc tuyến
đường nối từ KCN với trung tâm thị xã, và các xã xung quanh, từ đó tạo điểm
nhấn để nâng cấp Thị xã Phú Thọ thành thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại II.
Mặc dù các cấp, các ngành của tỉnh Phú Thọ và chủ đầu tư KCN Phú Hà
đã có sự quan tâm, cố gắng trong việc phối kết hợp thực hiện các chính sách bảo
vệ môi trường, quản lý nước thải công nghiệp, nhưng trong thời gian qua vẫn cịn
xảy ra tình trạng nhiều DN xả nước thải vượt quy chuẩn theo quy định hiện hành
vào hệ thống thốt nước, sơng, ngịi, kênh, mương tiêu thoát nước...chưa chấp
hành đầy đủ các quy định về quản lý nước thải công nghiệp, gây ô nhiễm môi
trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong
nhân dân các địa phương liền kề, là vấn đề rất đáng được quan tâm giải quyết. Vì
vậy, công tác quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp trên địa bàn
thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cần được chú trọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp
Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi


trường tại khu công nghiệp;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà

nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015 – 2017;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về môi trường tại

khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường tại khu công
nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Các đối tượng liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường môi trường
tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, Phịng Tài ngun mơi trường, Ban
quản lý KCN chủ đầu tư KCN, DN KCN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà thị xã Phú Thọ, tỉnh
Phú Thọ.
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là KCN Phú Hà
tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong 3 năm (2015 2017); Số liệu sơ cấp được tổng hợp điều tra năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản

3



lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp trên các khía cạnh: khái niệm
quản lý nhà nước về mơi trường tại khu cơng nghiệp, vị trí, vai trị của quản lý
Nhà nước về môi trường khu công nghiệp, công cụ, chủ thể tham gia quản lý Nhà
nước về môi trường khu công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng Vị trí, vai trị của
quản lý Nhà nước về mơi trường khu công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp. Các vấn đề về lý luận đó là
nền tảng, cơ sở cho việc phân tích, đánh giá cho nghiên cứu Quản lý nhà nước về
môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp của các nước trên thế giới và
Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra cho khu công nghiệp Phú Hà tại
thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Từ những nội dung đó Luận văn phân tích thực
trạng Quản lý nhà nước về mơi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ. Qua đó đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại
hạn chế của việc Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà, thị
xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
Quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp Phú Hà, thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CƠNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khu cơng nghiệp
Theo Nghị định 29/2008/Nđ-CP của Chính phủ Quy định về KCN, KCX,
khu kinh tế (KKT) thì:
“KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
“KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy
hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ thống
xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện,
trường học và khu chung cư…..”
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một số
các nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở đông Nam Á như
Malaysia, Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thành phố công nghiệp trên
giác độ quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện cần thiết
cho các sinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa phản ánh nội dung
kinh tế, với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận động và mục đích hoạt
động của KCN. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là cách tiếp cận KCN từ giác
độ quy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống xã hội, trong đó chúng cần
được kế thừa (Đặng Văn Thắng, 2006).
2.1.1.2. Môi trường
Vấn đề mơi trường là một trong những vấn đề tồn cầu có mối quan hệ
với mọi quốc gia, dân tộc và mọi con người. Mơi trường cũng là vấn đề khó giải
quyết nhất trong thời đại ngày nay, nó đã và đang đe doạ đến sự tồn tại của mọi

giống loài, trong đó có sự sống của con người và xã hội lồi người. Chính vì vậy,
việc quan trọng đầu tiên là phải thống nhất về nhận thức khi nghiên cứu vấn đề
này để trên cơ sở đó có sự thống nhất về mặt hành động.

5


Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã ghi rõ “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên” (Quốc hội, 2014).
Ngoài khái niệm đã nêu trên cịn một số khái niệm khác về mơi trường,
song, đều đi đến nhận thức chung, môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên
nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Con người là
một thực thể sinh học – xã hội, vì thế mơi trường sống của con người cũng không
đơn thuần chỉ là môi trường tự nhiên, mà cả môi trường xã hội (Trần Thanh Lâm,
2004).
Môi trường tự nhiên là các nhân tố thiên nhiên bao gồm sinh vật, những
yếu tố của sự sống và các q trình sinh - lý - hố, nó tồn tại ngồi ý muốn của
con người, nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Chẳng hạn như ánh
sáng, khơng khí, đất đai, sơng ngịi, đại dương, động, thực vật… Môi trường tự
nhiên cho ta đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con
người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất tiêu thụ và là nơi chứa
đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú (Nguyễn Đình Hịe, 2007).
Con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của tự nhiên nên tự nhiên
chính là mơi trường đầu tiên mà con người tiếp cận. Tuy nhiên, con người chỉ có
thể trở thành người đích thực khi được sống trong môi trường xã hội.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là

những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần

6


thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo,
bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường,
các tổ chức xã hội như Đồn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm
với những quy định khơng thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công
nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thơng
tư, quy định (Nguyễn Đình Hịe, 2007).
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển. Sự thống nhất giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
được thể hiện ở chính bản thân con người
Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
+ Mơi trường là khơng gian sống của con người và các lồi sinh vật.
+ Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt


động sản xuất của con người: như nước để sinh hoạt, khơng khí để thở, đất để
xây dựng nhà cửa, để trồng trọt, khai thác khống sản...
+ Mơi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong

cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+ Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con

người và sinh vật trên trái đất.
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
+ Mơi trường là nơi hình thành bản chất con người, định hướng hoạt động

của con người theo một khuôn khổ nhất định, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.
Có thể nói, giữa con người và mơi trường có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Môi trường luôn gắn liền với cuộc sống, với sự tồn tại, phát triển của con
người. Tuy nhiên, con người bằng hoạt động của mình cũng có thể tác động
ngược lại đến môi trường. Nếu con người nắm bắt được quy luật và tác động
đúng quy luật thì sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, làm cho môi trường ngày càng
phong phú và bền vững, song, nếu không nắm được quy luật, bất chấp quy luật

7


mà chỉ theo đuổi ham muốn vị kỷ của mình, con người sẽ huỷ hoại mơi trường,
phá vỡ chính nơi dung dưỡng, chở che cho mình. Bởi vậy, con người cần phải
hiểu biết về môi trường, nắm bắt được những quy luật của nó để có thái độ trân
trọng và có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ mơi trường, vì bảo vệ mơi
trường chính là bảo vệ con người.
Ngày nay, có nhiều hiện tượng tự nhiên gây bất lợi cho cuộc sống của con

người, cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho sự duy trì tồn tại của các giống
loài như: sự ấm lên của trái đất, sự tan băng ở Bắc cực, bão lụt, hạn hán với
cường độ ngày càng tăng,... Tất cả những hiện tượng đó suy cho cùng đều do bàn
tay của con người gây nên. Do có sự thiếu hiểu biết hoặc chạy theo lợi nhuận đơn
thuần mà con người chà đạp lên môi trường, đã tác động một cách thô bạo vào
môi trường tự nhiên như: xả các loại khí độc hại vào bầu khí quyển, tàn phá
rừng, tận diệt các lồi thú và côn trùng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt
quệ, các dịng sơng khơng ngừng bị đầu độc, ... Hậu quả là con người phải gắn
chịu những tổn hại từ môi trường: tài nguyên ngày càng khan hiếm, nguồn nước
sạch ngày càng thiếu, lương thực không đủ cung cấp, dịch bệnh tràn lan và con
người luôn phải sống trong nỗi lo sợ từ sự “ trả thù“ của tự nhiên.
2.1.1.3. Quản lý nhà nước
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo
góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi
lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát
triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan điểm của Các Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ
thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc
trưởng” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được
cái thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm
quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

8



Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Các Mác: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà

nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước
theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các

văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà
nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần
chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,

9


trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật (Đỗ
Hoàng Toàn, 2008).
2.1.1.4. Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về Môi trường là một nội dung quản lý hành chính của
Nhà nước. Quản lý mơi trường là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở
khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân
bằng giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. “Quản lý nhà nước về
môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều
chỉnh các hoạt động của con người …hướng tới phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên”(Hoàng Minh Tuấn, 2001) “ Quản lý Nhà nước về môi
trường là q trình Nhà nước bằng cách thức, cơng cụ và phương tiện khách nhau
tác động lên các hoạt động của con người làm hài hồ mối quan hệ giữa mơi
trường và phát triển sao cho thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của con người, đồng
thời đảm bảo chất lượng của môi trường sống”.
Đối tượng quản lý môi trường là quản lý một hệ thống bao gồm các yếu tố
vật chất tự nhiên và tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. Thực chất của quản lý môi trường là quản lý các hoạt động phát triển,
thường xuyên diễn ra trong hệ thống mơi trường và có tác động tích cực hoặc
tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển vốn
khơng tự thân nó tiến hành mà đều do con người thực hiện. Vì vậy, quản lý mơi

trường – chính là quản lý các hành chi của các cá nhân, tập thể con người trong
hoạt động sản xuất, sinh hoạt,…là điều tiết các lợi ích sao cho hài hịa trên
ngun tắc ưu tiên lợi ích sao cho hài hịa trên ngun tắc ưu tiên lợi ích của
quốc gia của tồn xã hội.
Quản lý mơi trường có nhiều hình thức khác nhau như: QLNN về môi
trường; quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; quản lý mơi
trường dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trường có tính tự nguyện…Trong
đó, quản lý nhà nước về mơi trường đóng vai trị quyết định. Việc sử dụng tài
ngun thiên nhiên có thể gây lãng phí hoặc dễ xảy ra tranh chấp do lượng tài
nguyên thiên nhiên có hạn và nhiều loại tài nguyên rất khan hiếm nên cần phải có
Nhà nước đứng ra tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến tài ngun
thiên nhiên, mơi trường.
Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp là tổng hợp các biện

10


pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp đến khu cơng
nghiệp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội của đất nước.
Ban Quản lý khu công nghiệp là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp và
tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan
đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công
nghiệp. Những người được tuyển dụng vào làm việc tại Ban Quản lý khu công
nghiệp là công chức, viên chức nhà nước. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý
khu cơng nghiệp được ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Như vậy, chức năng
quản lý, bảo vệ môi trường khu công nghiệp chỉ là một trong những chức năng
của Ban Quản lý khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, Ban Quản lý khu cơng nghiệp
cịn quản lý khu cơng nghiệp về đầu tư, xây dựng, lao động, thương mại…Việc

quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường khu công nghiệp cho Ban Quản lý khu
công nghiệp là một nhận thức đúng đắn trong xu hướng tăng cường phân cấp,
phân công trách nhiệm quản lý về bảo vệ mơi trường hiện nay. Có thể đánh giá,
những quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường khu công nghiệp
của Ban Quản lý khu cơng nghiệp đã góp phần tăng cường vai trị của chủ thể
này trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
2.1.2. Vị trí, vai trị của quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Được thể hiện trong việc chỉ đạo tổ chức BVMT và phân phối nguồn lợi
chung giữa chủ thể quản lý tài sản và XH (Quốc hội, 2014). Trong giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay, môi trường luôn là một vấn đề hết sức quan trọng.
Muốn phát triển bền vững thì khơng thể không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Để bảo vệ mơi trường tốt thì nâng cao vai trị quản lý nhà nước ln là một yếu
tố sống cịn của bất kỳ quốc gia nào. Ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi có Luật Bảo
vệ mơi trường, vị trí và vai trị của quản lý nhà nước về mơi trường ngày càng
được nâng cao, hiệu lực quản lý ngày càng tăng và đã góp phần khơng nhỏ vào
bảo vệ mơi trường và phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2014).
Nhu cầu tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải mở rộng quy mô sản xuất, phát
triển các ngành nghề. Sản xuất càng tăng thì tài nguyên khai thác, sử dụng càng
lớn và chất thải công nghiệp và sinh hoạt đổ vào môi trường càng tăng. Để giải
quyết mối quan hệ này khơng thể ngừng sản xuất để giữ gìn mơi trường, hay khai
thác tài ngun bằng mọi hình thức mà cần có sự quản lý một cách thích hợp. Sự

11


×