Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng trừ sâu xanh bướm trắng năm 2016 2017 tại văn giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI TIẾN DŨNG

THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN RAU
HỌ HOA THẬP TỰ, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH
THÁI VÀ BIỆN PHÁP HỐ HỌC PHỊNG TRỪ SÂU
XANH BƯỚM TRẮNG (PIERIS RAPAE LINNAEUS)
NĂM 2016 - 2017 TẠI VĂN GIANG, HƯNG YÊN
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là hồn tồn trung thực, có được qua các thí nghiệm do bản thân
tiến hành và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong khóa luận đã
được chính bản thân tơi tiến hành tại phịng thí nghiệm Chi cục Bảo vệ thực vật
tỉnh Hưng Yên với sự đồng ý và hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh


- giáo viên hướng dẫn và các kỹ thuật viên phụ trách phịng thí nghiệm.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Tiến Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp
ngành Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ quý báu từ phía các thầy cơ giáo, bạn bè, đồng nghiệp người thân…
Với tấm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời
cảm ơn đặc biệt tới PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, người hướng dẫn tôi từ
những bước đầu làm nghiên cứu khoa học, là người thầy đã rất tận tâm và
nhiệt tình hướng dẫn tơi suốt thời gian làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong bộ môn Côn
trùng, các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm nơi tơi thực hiên thí nghiệm và nơng dân xã
Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như những
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến cho tơi trong suốt q trình làm đề tài.


Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, họ hàng và tất
cả bạn bè, những người đã có sự hỗ trợ thiết thực cho tôi cả về mặt tinh thần, vật
chất và công sức để tơi có thể hồn thành tốt đề tài luận văn của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Tiến Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN....................................................................................................... x
THESIS ABSTRACT........................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................1


1.2.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ TÀI.........................................................................2

1.2.1.

Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 2

1.2.2.

Yêu cầu.................................................................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................4
2.1.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...................................................................4

2.2.

NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC........................................................5

2.2.1.

Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự. .5

2.2.2.

Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L.........................9


2.3.

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC...................................................................... 17

2.3.1.

Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ thập tự..17

2.3.2.

Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng..................................................... 18

2.3.3.

Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu xanh bướm trắng((P.

rapae) trên rau họ hoa thập tự.................................................................... 22
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 25
3.1.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................25

3.2.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU.......................25

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................25


3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 26

iii


3.4.1.

Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa

thập tự tại Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên năm 2016 - 2017...........26
3.4.2.

Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (P.rapae)
26

3.4.3.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu xanh bướm trắng P.rapae L. 28

3.4.4.

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc BVTV trong phịng

thí nghiệm............................................................................................................ 29
3.5.

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI..............................................................................30


3.5.1.

Các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng...................................................................30

3.5.2.

Các chỉ tiêu trong phịng...............................................................................30

3.5.3.

Phương pháp xử lí số liệu............................................................................ 31

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................ 32
4.1.

THÀNH PHẦN SÂU HẠI TRÊN RAU HỌ THẬP TỰ NĂM 20162017 TẠI MỄ SỞ, VĂN GIANG, HƯNG YÊN...........................................32

4.2.

THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH TRÊN RAU HỌ THẬP TỰ NĂM
2016-2017 TẠI MỄ SỞ, VĂN GIANG, HƯNG YÊN...............................35

4.3.

DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG (P. RAPAE) HẠI

RAU Ở XÃ MẾ SỞ , VĂN GIANG, HƯNG YÊN......................................38
4.3.1.

Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng su hào vụ


đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên..............................38
4.3.2.

Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên ruộng cây cải

canh và cải ngọt................................................................................................ 39
4.4.

THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
BẮP CẢI ĐẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG TRÊN BẮP
CẢI........................................................................................................................... 40

4.5.

DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG TRÊN RUỘNG

RAU AN TOÀN VÀ RUỘNG CANH TÁC TRUYỀN THỐNG..............42
4.6.

THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG BẮP CẢI
ĐẾN MẬT ĐỘ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG.............................................. 44

4.7.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÂU XANH BƯỚM TRẮNG PIERIS

RAPAE LINNAEUS............................................................................................ 45
4.8.


ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU XANH BƯỚM
TRẮNG (P. RAPAE)........................................................................................... 50

4.8.2.

Thời gian phát dục và vòng đời của sâu xanh bướm trắng (P. rapae). 52

iv


4.8.3.

Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu xanh bướm trắng (P. rapae)
54

4.8.4.

Tỷ lệ giới tính của sâu xanh bướm trắng (P.rapae) ........................... 56

4.8.5.

Thời gian sống của trưởng thành SXBT P.rapae trên các loại thức ăn

thêm khác nhau................................................................................................. 57
4.8.6.

Mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L............58

4.9.


THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU HIỆU LỰC CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC

VẬT TRỪ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG TRÊN RAU HỌ HOA
THẬP TỰ............................................................................................................... 60
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 62
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................. 62

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 63

v


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐB

Đồng bằng

GĐST


Giai đoạn sinh trưởng

P. rapae

Pieris rapae

PT

Phát triển

RH

Độ ẩm trung bình

TB

Trung bình

TN

Thí nghiệm

TP

Thành phố

TT cái

Trưởng thành cái


TT đực

Trưởng thành đực

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự năm 2016 - 2017 tại Mễ Sở, Văn
Giang, Hưng Yên............................................................................................ 32
Bảng 4.2. Thành phần thiên địch bắt mồi của sâu hại rau họ hoa thập tự tại Mễ Sở,
Văn Giang, Hưng Yên 201-2017............................................................... 36
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên su hào vụ đông
xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên........................................38
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae trên cây cải canh
và cải ngọt vụ đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên
................................................................................................................................ 39

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng bắp cải NS cros đến mật độ của sâu
xanh bướm trắng vụ đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên
................................................................................................................................ 41

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ của sâu xanh bướm trắng trên Bắp cải NS cros trên
ruộng rau an toàn và SX theo canh tác truyền thống vụ đông xuân

2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên....................................................43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giống bắp cải đến diễn biến mật độ sâu xanh bướm
trắng vụ đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên.........44
Bảng 4.8. Kích thước các pha phát triển của sâu xanh bướm trắng (P. rapae)..47

Bảng 4.9. Thời gian phát dục của loài sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trong 2
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau...............................................53
Bảng 4.10. Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu xanh bướm trắng (P. rapae).....54

Bảng 4.11. Tỷ lệ giới tính của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ....................56
Bảng 4.12. Thời gian sống của trưởng thành đực, cái P.rapae

trên các thức

ăn

thêm khác nhau............................................................................................... 58
Bảng 4.13. Diện tích lá bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) gây hại ...58
Bảng 4.14. Khối lượng lá bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ) gây hại
..................................................................................................................................................... 59

Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae trên bắp cải tại Văn Giang, Hưng Yên........................60


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus)................................. 33
Hình 4.2. Sâu róm nâu (Amsacta lactinea Cramer)............................................. 33
Hình 4.3. Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus)..................................................... 33
Hình 4.4. Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius).......................................... 33
Hình 4.5. Sâu đo (Plusia eriosoma Doub.).............................................................. 33
Hình 4.6. Bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata Fabr.)................................. 33

Hình 4.7. Rệp cải Brevicoryne brassicae L............................................................ 34
Hình 4.8. Bọ phấn Bemisia tabaci (Gennadius).................................................... 34
Hình 4.9. Bọ bầu vàng (Aulacophora femoralis Mots.)..................................... 34
Hình 4.10. Cào cào Atractomorpha sinensis Bolivar......................................... 34
Hình 4.11. Bọ rùa 6 vằn (Menochilus sexmaculatus Fabricius) ....................37
Hình 4.12. Bọ đi kìm đen (Euborellia annulata Fabr .).................................. 37
Hình 4.13. Nhện sói Lycosa pseudoannulata B. et Str...................................... 37
Hình 4.14. Bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricius).......................................... 37
Hình 4.15. Bọ cánh cộc nâu Paederus fuscipes Curt........................................... 37
Hình 4.16. Bọ ngựa (Mantis sp).................................................................................... 37
Hình 4.17. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng (P. rapae) trên su hào sớm và
su hào muộn vụ đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên.....39
Hình 4.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng bắp cải NS cros đến mật độ của sâu
xanh bướm trắng vụ đông xuân 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên

................................................................................................................................ 42

Hình 4.19. Diễn biến mật độ của sâu xanh bướm trắng trên Bắp cải NS cros trên
ruộng rau an toàn và canh tác truyền thống vụ đông xuân 2016 - 2017

tại Văn Giang, Hưng Yên............................................................................. 43
Hình 4.20. Ảnh hưởng của giống bắp cải đến diễn biến mật độ sâu xanh bướm

trắng vụ đơng xn 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng n.........45
Hình 4.21. Trứng của sâu xanh bướm trắng (P. rapae)..................................... 46
Hình 4.22. Hình ảnh các pha phát dục của sâu xanh bướm trắng (P. rapae).......48
Hình 4.23. Hình ảnh các pha phát dục của sâu xanh bướm trắng (P. rapae).......49
Hình 4.24. Hoạt động giao phối của trưởng thành sâu xanh bướm trắng (P.

rapae)................................................................................................................... 51

Hình 4.25. Triệu chứng gây hại của sâu xanh bướm trắng (P. rapae) ........51

viii


Hình 4.26. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành sâu xanh bướm trắng (P. rapae)

..................................................................................................................................................... 55

Hình 4.27. Tỷ lệ giới tính của trưởng thành sâu xanh bướm trắng

(P.

rapae)

trong hai đợt thí nghiệm............................................................................. 57
Hình 4.28. Hiệu lực của các loại thuốc BVTV đối với sâu xanh bướm trắng

Pieris rapae trên su hào (giống B40)..................................................... 61

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Tiến Dũng
Tên luận văn: “Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc
điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hố học phịng trừ sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae Linnaeus) năm 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên”.
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.01.12
Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây rau họ hoa
thập tự, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện pháp hóa
học phịng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) năm 2016 - 2017 tại Mễ
Sở, Văn Giang, Hưng Yên nhằm xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Các phương pháp nghiên cứu chính đã sử dụng
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự theo QCVN 01-

38: 2010 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT.
Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được

Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự tại vùng sản xuất rau Mễ Sở,
Văn Giang Hưng Yên năm 2016-2017 gồm 18 loài sâu hại thuộc 7 bộ và 13
họ khác nhau. Ở đầu vụ, sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu
khoang (Spodoptera litura Fabr), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata
Fabr) là đối tượng sâu hại xuất hiện nhiều trên ruộng và xuyên suốt cả vụ.
Sâu tơ (Plutella xylostella Linneaus) cũng xuất hiện nhiều ở các lần điều tra.
-Thành phần thiên địch bắt mồi của sâu hại rau họ hoa thập tự tại Mễ
Sở, Văn Giang, Hưng Yên gồm 14 loài thuộc 6 bộ và 12 họ khác nhau. Trong
đó, phổ biến nhất là loài bọ cánh cộc nâu (Paederus fuscipes Curt), bọ rùa
đỏ (Micraspis discolor Fabr), bọ xít bắt mồi (Orius sauterri).
-

o

Thời gian vịng đời của sâu xanh bướm trắng khi ni ở 24,3 C và ẩm độ

82,6% là 26,19 ± 0,45 ngày; tỷ lệ đực:cái là 1 :1,09. Trong khi đó vịng đời của sâu khi
o


nuôi ở 30,1 C và ẩm độ 85,7% là 23,66± 0,45 ngày và tỷ lệ đực:cái là 1 :1,68 . Vịng
đời ni ở hai đợt ni với nhiệt độ khác nhau là khác nhau mức ý nghĩa 95%.
Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu xanh bướm trắng trong điều kiện nhiệt
độ 24,30C và độ ẩm là 82,6%, một cặp trưởng thành đẻ được trung bình là 97,13 ±
3,22 quả; trong đó, cặp đẻ ít nhất là 35 quả rồi chết và cặp đẻ nhiều nhất là 237 quả.
Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong thời gian từ 6 - 15 ngày, trung bình 11,33 ngày
và mỗi ngày trưởng thành cái đẻ được 8,84 ± 1,11 trứng /ngày/con.

x


0

Trong điều kiện nhiệt độ 31,5 C và độ ẩm 85,7%, sức đẻ trứng của trưởng thành
sâu xanh bướm trắng cao hơn, mỗi cặp đẻ được 150,4 ± 26,19 quả, cặp đẻ ít nhất là 32
quả và nhiều nhất là 384 quả. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong 6 - 11 ngày, trung bình
8,26 ± 0,33 ngày và mỗi trưởng thành cái đẻ được 19,06 ± 3,4 trứng/ngày/con.

-

Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng trên ruộng bắp cải trồng theo người

dân cao hơn ruộng rau trồng theo an toàn; giống rau KK cross bị hại nặng hơn so
với giống NS cross (khi cây 45 ngày sau trồng ở giống KK cross là 3,9 con/cây,
giống NS Cross là 3,5 con/cây). Mật độ trồng dày bị hại nặng hơn (giai đoạn cây 45
ngày sau trồng và 70 ngày sau trồng ở công thức 1 và công thức 2 mật độ dao
động từ 3,28 - 4,9 con/cây; cao nhất là ở cơng thức 3 5,7 con/cây).
-


Thuốc hố học (Abatin 5.4EC) có hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng cao (đạt

hiệu lực 100% sau phun 7 ngày). Dylan 2EC là thuốc có nguồn gốc sinh học tuy
hiệu lực chưa cao ở ngày đầu tiên (47,30%) nhưng sau 5 ngày đạt 92,46% và sau 7
ngày cũng đạt (100%). Riêng thuốc trừ sâu sinh học Hetsau 0.4EC có hiệu lực trừ
sâu xanh bướm trắng có kém hơn nhưng cũng đạt 89,35 % sau phun thuốc 7 ngày.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Tien Dung
Thesis title: The insect pests and natural enemies on Cruciferous vegetables,
biological characteristics, ecology and chemical measures to prevent Pieris
rapae Linnaeus from 2016 to 2017 in Van Giang, Hung Yen.

Major: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives: Based on the survey of insect pests and their natural enemies
on the vegetables belonging Cruciferae, the study of biological, ecological
characteristics and the chemical testing of the Pieris rapae Linnaeus in 2016 - 2017
in Me So, Van Giang, Hung Yen determine effective measures to prevent.

The main research methods
Investigation of insect pests and their natural enemies on
Cruciferous vegetables in accordance with QCVN 01-38: 2010 of the
Ministry of Agriculture and Rural Development.

Key research results
The insect pests of the cruciferous vegetables in the Me So vegetable production
area in Van Giang Hung Yen in 2016-2017 included 18 pest species belong 7 orders and
13 different families. At the beginning of the crop, Pieris rapae Linnaeus, Spodoptera
litura Fabr., Phyllotreta striolata Fabr. were the most common pests in the field and
throughout the crop. Plutella xylostella Linneaus also appeared in surveys.

The natural enemies of these insects of the cruciferous vegetables
in Me So, Van Giang, Hung Yen includes 14 species belonging to 6
orders and 12 different families. The most common are Paederus
fuscipes Curt., Micraspis discolor Fabr. , Orius sauterri.
-

o

The life cycle of the Pieris rapae Linnaeus was 26,19 ± 0,45 days at 24.3 C

and 82.6% of moisture content and the male: female ratio was 1: 1.09. While the life
cycle of the worm at 30.1°C and 85.7% moisture content was 23.66 ± 0.45 days and
the male:female ratio was 1: 1.68. Two life cycles differed significantly by 95%.
o

At a temperature of 24.3 C and humidity was 82.6%, one pair of mature Pieris
rapae Linnaeus spawned an average of 97.13 ± 3.22 eggs; Particularly , 35 were the
minimum numbers of eggs were born and 237 eggs were maximum. The insect

xii


spawning period was from 6 to 15 days. The average was 11.33 days and

each mature female insect spawned 8.84 ± 1.11 eggs/ day/ female.
o

Under conditions of 31.5 C and 85.7% of moisture content, Pieris
rapae Linnaeus spawning ability were higher with 150.4 ± 26.19 eggs in
each insect pair, the minimum were 32 eggs and the maximum were 384
eggs. The mature insect spawned from 6 to 11 days. The average was
8.26 ± 0.33 days and an average of 19.06 ± 3.4 eggs / day/ female.
-

Density of Pieris rapae Linnaeus in cabbage fields grown by farmers is higher

than that follow safe method growing; KK cross varieties were more damaged than NS
cross varieties (when 45 days after planting, at KK cross, there were 3.9 insects/tree, NS
Cross had 3.5 insects/tree). If the tree was grown thicker, the density was significantly
worse (at 45 days and 70 days after planting in formula 1 and formula 2, the range were
from 3.28 to 4.9 insects/tree, while there were 5.7 insects/tree in fomula 3).

-

The pesticide (Abatin 5.4EC) was effective with Pieris rapae Linnaeus

(reaching high effective-100% after 7 days). Dylan 2EC was not effective in the
first day after spraying (47.30%) but after 5 days it was 92.46% and after 7 days
it was 100%. Particularly, the Hetsau 0.4EC bio-pesticide had a lower effective,
but was also 89.35% after spraying for 7 days.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngồi những món ăn giàu hàm lượng
protein thì món ăn được làm từ rau rất quan trọng cho sức khoẻ con người, là
loại thực phẩm cần thiết cho bữa ăn hàng ngày và thức ăn ưa thích của nhiều
người. Hiện nay, khi lương thực và chất đạm đã đáp ứng được nhu cầu thì việc
dùng rau hàng ngày có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng dinh dưỡng và kéo
dài tuổi thọ. Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như Vitamin, axit
hữu cơ, protein và các chất khống. Ngồi ra, rau cịn là mặt hàng xuất khẩu có
giá trị cao và nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc.
Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau của người tiêu
dùng, diện tích trồng rau của cả nước tăng lên nhanh chóng và ngày càng có
tính chun canh cao. Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên
cả nước đạt 635,8 ngàn ha sản lượng 9640,3 ngàn tấn, so với năm 1999 diện
tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61% năm) sản lượng tăng
3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55% năm). Với đặc điểm khí hậu đa
dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là điều kiện thuận lợi để
phát triển đa dạng các sản phẩm rau từ các loại rau nhiệt đới như rau cải, rau
ngót,… đến các loại rau xứ lạnh su hào, bắp cải, suplơ,…Trong đó, đồng bằng
sơng Hồng được đánh giá là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước chiếm 24,9%
diện tích và 29,6% sản lượng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long do có điều kiện
tự nhiên ưu tiên cho phát triển cây ăn quả nên sản xuất rau chỉ đứng thứ hai cả
nước chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản lượng rau, đứng thứ ba là khu vực
Trung Bộ chiếm 10,8% diện tích và 6,95% sản lượng cả nước.


Hưng Yên, rau cũng là loại cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính

cho người dân của nhiều vùng như Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm,… Diện tích trồng
rau ở huyện Văn Giang là 320 ha trong đó phần diện tích trồng rau chuyên canh là

85,8 ha tập trung các xã ngoại thành như xã Mễ Sở, Long Hưng,… Năng suất bình
quân của các loại rau là 248 tạ/ha và cơ cấu gồm rau họ hoa Thập tự chiếm 90%,
các loại rau khác 10%. Những năm gần đây, việc sản xuất rau tại huyện Văn Giang
thường xuyên bị một số lồi sâu hại chính tấn cơng như sâu xanh bướm trắng P.
rapae, sâu khoang Spdoptera litura, sâu tơ Plutella xylostella, bọ nhảy (Phyllotreta
striolata) gây hại đầu vụ đến cuối vụ gây những tổn thất nặng nề. Có

1


những ruộng rau bị sâu phá hoại nghiêm trọng nên hầu như không cho thu hoạch đặc
biệt là ruộng rau bắp cải, rau cải xanh bị sâu xanh bướm trắng (P.rapae) gây hại.

Để phịng trừ các lồi sâu hại trên rau, người nơng dân sử dụng biện pháp
hố học là chủ yếu. Do quá lạm dụng biện pháp hoá học, người dân đã khơng
ngừng tăng cường sử dụng thuốc hố học để giảm thiểu thiệt hại bất chấp
những nguy cơ tiềm tàng của nó gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Việc làm
này đã gây ảnh hưởng đến môi trường, phát sinh tính kháng thuốc và để lại dư
lượng các chất độc hại trong sản phẩm. Sự tác động đúng mức của con người
vào mối quan hệ tự nhiên sẽ tránh được những hậu quả của thuốc hoá học và
tạo ra các sản phẩm thực sự an toàn, đồng thời cịn thể hiện tính chiến lược
hiệu quả lâu dài. Điều này càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi kinh tế
Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới WTO, rau không chỉ giải quyết vấn đề
thực phẩm trong nước mà còn là mặt hàng vươn ra thị trường thế giới.

Việc phòng trừ sâu bệnh hại sẽ được thực hiên tốt hơn, hiệu quả hơn
khi có những hiểu biết cụ thể về thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh
thái của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên mỗi loại cây trồng. Trong
nhiều năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sâu bệnh hại và thiên
địch trên cây rau hoa Thập tự. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đang dừng

lại ở một số vùng trồng rau lớn trong cả nước Hà Nội, TP. HCM, Đà Lạt,...
Để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, đặc điểm
sinh học, sinh thái và biện pháp hố học phịng trừ sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae Linnaeus) năm 2016 - 2017 tại Văn Giang, Hưng Yên”.

1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây rau
họ hoa thập tự, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện pháp
hóa học phịng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L) trong năm 2016 - 2017 tại
Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên nhằm xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.

1.2.2. Yêu cầu
-

Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự, xác định

mức độ phổ biến của chúng tại Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên năm 2016-2017.

2


-

Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu xanh bướm trắng (P.

rapae) hại rau họ hoa thập tự dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái tại Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên năm 2016-2017.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của lồi sâu xanh
bướm trắng (P. rapae).
-

Xác định hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (P. rapae)

của một số loại thuốc BVTV.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Đối với cây rau nói chung, rau họ hoa thập tự nói riêng có vai trị
rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Bởi rau là
nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
prôtêin, axit hữu cơ, vitamin và các chất khống, ngồi ra rau cịn là
ngun liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Tạ Thu Cúc, 1997).
Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau trong đó rau họ Hoa thập tự (Cruciferae)
chiếm tới 50% sản lượng rau và xuất hiện quanh năm trên thị trường. Điều này có
nghĩa rằng rau họ Hoa thập tự được trồng quanh năm quay vòng nhanh, thâm canh
tăng vụ trồng gối lên nhau và hậu quả tất yếu kéo theo sự gây hại mạnh mẽ của
dịch hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang,… gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau.

Những năm gần đây, việc sản xuất rau ở huyện Văn Giang thường xuyên
phải đối phó với một số loài sâu hại, đặc biệt là sâu hại rau họ hoa Thập tự.
Rau thuộc họ hoa Thập tự (Crucifereae) như cải bắp, cải xanh, su hào, súplơ,
cải củ,…thường chiếm diện tích gieo trồng lớn ở các vùng chuyên sản xuất rau.
Chúng có đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng gối vụ liên tục trong

năm để tăng hệ số quay vòng đất điều này đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh
gây hại mạnh. Cùng với đặc điểm của nhóm rau có thân lá mềm, chứa nhiều chất
dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng, rau họ hoa Thập tự bị
nhiều loài sâu phá hoại như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy,…
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng rau.

Thực tế sản xuất rau tại một số vùng cho thấy, trong suốt các mùa vụ
trồng rau bắp cải và rau cải xanh, cải ngọt thường xuyên thấy xuất hiện sâu
xanh bướm trắng gây hại nghiêm trọng dẫn đến khơng cho thu hoạch. Có
thể nói, sâu xanh bướm trắng (P. rapae) được coi là sâu hại chính trên rau
họ hoa Thập tự của vùng rau Mễ Sở, Văn Giang. Để bảo vệ cây rau và tăng
năng suất người dân trồng rau ở đây chủ yếu vẫn đang sử dụng biện pháp
hoá học. Do sâu gây hại mạnh và khó phịng trừ nên người dân dùng thuốc
hố học có độ độc cao, khơng rõ nguồn gốc và tăng số lần phun lên 4 - 15
lần/vụ rau bắp cải, khoảng cách các lần phun từ 5 - 15 ngày, gây hậu quả
nghiêm trọng tới sức khoẻ người tiêu dùng, môi trường và vật nuôi nơi đây.

4


Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao thì yêu
cầu về sử dụng rau an toàn của người dân càng cần thiết hơn bao giờ hết. Do
đó, cơng tác phịng trừ sâu hại cần phải được các nhà khoa học quan tâm hơn
nữa để tìm ra biện pháp phòng trừ hiệu quả cho việc sản xuất rau an tồn.

2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự

2.2.1.1. Thành phần sâu hại và sự gây hại của chúng trên rau họ hoa thập tự


* Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự
Rau họ Hoa thập tự được trồng ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy thành
phần các lồi sâu hại ở từng khu vực là khác nhau, có lồi gây hại mạnh ở
vùng này nhưng sang vùng khác lại gây hại khơng đáng kể. Ở Đơng Nam nước
Mỹ 2 lồi nguy hiểm nhất là Plutella xylostella và Trichoplusia sp. (Cartwright et
al., 1994). Kết quả điều tra năm 1993 - 1994 ở Canada cho thấy có 2 lồi sâu hại
quan trọng là Plutella xylostella và Pieris rapae (Godin et al., 1998).



Indonesia có 2 lồi gây hại chính là Plutella xylostella, Crocidolomia

binotalis Mohammad (1986); song Sastrosiswojo et al. (1992) cho rằng có 5
lồi sâu hại chính. Nghiên cứu của Koshihara (1985) cho biết ở Nhật Bản có
5 lồi gây hại trên rau họ hoa thập tự. Trung Quốc có 7 lồi (Liu et al., 2000).
Philipines có 8 lồi (Andreas, 1990). Ở Malaysia, có 3 loài gây hại nặng là
Plutella xylostella; Pieris repae; Hellula undalis (Liu et al., 2002). Điều tra
của Bahatia and Verma (1995), ở vùng phía Tây Bengal (Ấn Độ) có 6 lồi sâu
hại quan trọng trên cây cải. Cịn ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 - 1990 đã ghi
nhận có 6 loài sâu hại chủ yếu trên cải bắp.
Sâu tơ là loài sâu hại nghiêm trọng nhất trong các loài sâu hại trên rau
họ hoa thập tự. Trong nhiều năm qua nó đã được rất nhiều nhà khoa học ở
nhiều nước khác nhau quan tâm nghiêm cứu, bởi không những khả năng
phá hại mạnh mẽ của nó mà cịn có khả năng kháng thuốc rất cao.

*
Quy luật phát sinh, gây hại của một số lồi sâu hại chính trên
rau họ hoa thập tự
Do điều kiện địa lí và mơi trường ở từng nước khác nhau nên vòng đời của
sâu tơ có sự khác nhau: ở Hồng Kơng thời gian khoảng 22 - 27 ngày (Golizadeh,

2007), theo tác giả Harcourt (1963) thì ở Canada vịng đời sâu tơ kéo dài từ 14 - 21
ngày; vùng Tây Bắc ấn Độ là 24 - 35 ngày (Chelliah and Srinivassan, 1986).

5


Sâu tơ vẫn có thể sống và phát triển được trong phạm vi nhiệt độ từ
o

10 – 40 C, phạm vi nhiệt độ thích hợp cho q trình phát triển của
o

sâu tơ dao động trong khoảng 17,5 - 27,5 C. Mặt khác ngưỡng nhiệt
o

độ khởi điểm phát dục của sâu tơ nằm trong khoảng 6,7 - 9,8 C.
Khả năng kháng thuốc là một đặc điểm nổi bật của sâu tơ khiến nó trở
thành lồi sâu hại khó phịng trừ nhất, các tác giả đều khẳng định, tính kháng
thuốc của sâu tơ chỉ biểu hiện rõ rệt khi sâu non ở tuổi 3 - 4, ở giai đoạn sâu
non tuổi 1 - 2 thì thuốc vẫn phát huy được hiệu quả phòng trừ cao.
Các tác giả khi nghiên cứu về sâu tơ nhận thấy sâu tồn tại quanh năm trên
đồng ruộng, song số lứa trng 1 năm ở mỗi nước là rất khác nhau: Canada có từ 4 6 lứa/năm, Nhật Bản có 10 - 12 lứa/năm, Đài Loan có tới 18 - 21 lứa/năm.

Kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã chỉ rõ quần thể sâu tơ chỉ đạt
đỉnh cao vào các tháng ít mưa và mát, đây cũng là điều kiện thích hợp để gieo
trồng các loại rau họ hoa thập tự trên đồng ruộng, tạo ra nguồn thức ăn dồi dào
cho sâu tơ sinh trưởng và phát triển. Theo Ooi (1986), sâu tơ là côn trùng ăn
hẹp, chúng chỉ sống và phá hoại trên các loại cây rau thuộc họ hoa thập tự.

Loài gây hại nguy hiểm cho rau họ hoa thập tự đứng thứ 2 sau

sâu tơ là bọ nhảy (Phyllotreta striolata). Song tùy vào điều kiện môi
trường của mỗi vùng, khu vực khác nhau nên mức độ gây hại của bọ
nhảy khác nhau, gây hại vào những thời điểm khác nhau trong năm.
Bọ nhảy là dịch hại chính của rau họ thập tự đặc biệt là ở giai đoạn cây
giống trong vườn ươm vùng Java Indonexia. Vùng Guangxi, Trung Quốc bọ
nhảy thường xuyên bùng phát thành dịch vào các tháng mùa xuân và mùa
thu trong năm (Liu and Yen, 1941). Theo Chen et al. (1990), bọ nhảy là lồi
cơn trùng gây hại nghiêm trọng cho cải bao, cải củ và cải ngọt ở Đài Loan.



Manitoba (Canada) súp lơ trồng vụ sớm thường có tỉ lệ cây bị

chết do bọ nhảy gây ra rất cao. Trồng cây con quá nhỏ cũng làm cho
bọ nhảy trưởng thành gây hại nặng hơn so với trồng cây con khi đã
có đủ 6 - 8 lá (Soroka and Pritchard, 1987).
Burgess (1977) cho thấy ở Canada thiệt hại lớn nhất đối với cây cải là do
bọ nhảy trưởng thành qua đông gây ra trên cây giống vào mùa xuân. Sự di
chuyển của trưởng thành bằng phương thức bay nhảy đã làm lây nhiễm từ cây
này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác một cách nhanh chóng. Hoạt

6


động ăn mạnh nhất của bọ nhảy trưởng thành là khi gặp thời tiết thuận lợi:

nắng, ấm và hanh khô.


New York mỗi năm thu nhập từ sản xuất và chế biến rau họ hoa


thập tự khoảng trên 62 triệu USD. Đây là nguồn thu nhập cao trong sản
xuất nông nghiệp, chỉ đứng sau ngành sản xuất chế biến khoai tây.
Nhưng bọ nhảy gây hại khá nghiêm trọng cho rau, chúng còn làm giảm
năng suất, giảm giá trị thương phẩm và có thể làm mất 100% năng suất.

Một lồi sâu hại cũng rất được quan tâm trong thời gian gần đây
là sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), do khả năng gây hại của nó
đối với rau họ hoa thập tự khá nghiêm trọng.
Theo tác giả Liu et al. (2002); Lamb (1984), đều nhận thấy sức ăn
của sâu non sâu khoang gấp 85,4 lần so với sâu non sâu tơ và gấp
3,9 lần so với sâu non sâu xanh bướm trắng.
2.2.1.2. Thành phần thiên địch sâu hại rau họ hoa thập tự
Trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu về thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự (HHTT) và
thấy rằng thành phần của chúng khá phong phú, bao gồm các loài ong
ký sinh, côn trùng bắt mồi, nấm, vi khuẩn và cả virut gây bệnh. Việc xác
định thành phần thiên địch, đánh giá vai trị của các lồi, tạo cơ sở cho
việc sử dụng thiên địch trong quản lý dịch hại tổng hợp Trong đó có một
số nước rất coi trọng biện pháp này để bảo vệ nguồn thiên địch tự
nhiên, phát huy vai trò điều hòa quần thể sâu hại của chúng.
Do ở mỗi vùng có điều kiện mơi trường, điều kiện sinh thái khác nhau
làm cho thành phần sâu hại khác nhau, cũng dẫn tới thành phần các loài
thiên địch cũng có sự khác nhau. Thompson et al. (1964) đã ghi nhận ở Anh
có 48 lồi thiên địch của sâu tơ, 20 lồi kí sinh sâu khoang. Goodwin (1979)
cho biết có 90 lồi kí sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Kết quả
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thành phần thiên địch của sâu tơ là rất đa
dạng, có thể tiêu diệt ở các pha phát dục khác nhau của sâu tơ.



khu vực châu Âu, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

thành phần thiên địch của sâu hại rau HHTT. Knodel and Olson (2002) đã cho
biết thành phần thiên địch sâu hại rau HHTT ở Mỹ gồm 41 loài ong ký sinh, 6
loài nấm và 6 lồi virut. Cịn tại Rumani, Mustata (1992), đã phát hiện thành

7


phần ong ký sinh sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonnidae và
Braconidae. Delvare and Aberlenc (1999) cũng nhận định ở Rumani
có thành phần ong ký sinh phong phú nhất.
Tại khu vực châu Mỹ, thiên địch sâu hại rau họ HHTT đã được nghiên cứu
từ lâu. Margheritis and Rizzo (1965) đã cơng bố ở Argentina có 3 lồi kí sinh
sâu tơ. Lenteren et al. (2003), trong 2 năm 1988 - 1989, ở tỉnh Lavras (Brazil) đã
thu thập được 49 loài bắt mồi và kí sinh sâu hại rau họ HHTT. Tại Federal
(Brazil) từ năm 1999 - 2000, Medeiros (2003) đã nhận được tỷ lệ ký sinh sâu non
và nhộng của sâu tơ là 18% và đã được thu thập được 9 lồi ký sinh.
Tại khu vực Đơng Nam của Canada, Goodwin (1999), trong 2 năm nghiên
cứu 1993 và 1994 trên cây trồng vụ sớm đã phát hiện có 5 lồi ký sinh sâu tơ, tỷ
lệ ký sinh lên tới 65%. Ông còn nhận thấy sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae)
cùng là sâu hại quan trọng và thu thập được 6 loài ký sinh trên chúng.
Theo Kfir (1997) đưa ra kết quả điều tra ở Jamaica đến năm 1996 đã ghi nhận
20 lồi thiên địch của sâu tơ, trong đó có 5 loài ong ký sinh, 4 loài ký sinh bậc 2, 8
loài bắt mồi và 3 loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu tơ. Nghiên cứu thành phần thiên
địch của sâu tơ ở Nam Phi tính đến năm 1996 tác giả Rami Kfir đã phát hiện được
21 loài ký sinh bậc 1 và 2 trên sâu non và nhộng của sâu tơ.

Nhờ có khí hậu đa dạng, điều kiện mơi trường phong phú, cùng với diện
tích tự nhiên khá lớn nên tại khu vực châu á có thành phần các loài thiên địch

tương đối phong phú. Tại Trung Quốc vào những năm 1978 - 1980 có tới 17 lồi
cơn trùng, nhện bắt mồi và ký sinh sâu hại rau họ HHTT (Lohr and Kfir, 2004).
Đặc biệt ở Wuchang (Vũ Xương), Hubei (Hồ Bắc) (Trung Quốc), kết quả điều tra
của Wu et al. (2005) thì từ năm 1983 - 1984 đã thu thập được tới 50 loài thiên
địch trên rau HHTT, trong đó có 35 lồi bắt mồi và 15 loài ký sinh. Kết quả
nghiên cứu của những năm gần đây của He (1998) cho biết trên sâu tơ có tới 23
lồi cơn trùng ký sinh bậc 1 và 14 loài ký sinh bậc 2.

Những nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu xanh bướm trắng
ở Trung Quốc, Liu et al. (2000) đã thu thập được tới 19 loài ong ký sinh, 34
lồi bắt mồi trong số đó các loài Pteromalus puparum, Apanteles
glomeratus, A. rubecula và Phryxe vulgaris là đóng vai trị quan trọng trong
điều hịa số lượng sâu trên đồng ruộng. Các loài ong ký sinh thu thập từ
sâu khoang chủ yếu là Apanteles ruficrus, A. prodeniae, Microplitis sp.

8


Ooi (1980) đã phát hiện ở Malaysia có 5 lồi cơn trùng ký sinh, 1 lồi
bắt mồi, 1 lồi vi sinh vật gây bệnh và 7 loài ký sinh bậc 2 sâu hại rau họ
HHTT. Cịn tại Philippines có 9 loài ong ký sinh (Belen et al., 1992).
Thành phần các loài thiên địch của sâu tơ thu được ở Thái Lan có 10 lồi
ong ký sinh. Tại Nhật Bản, Yamada and Yamaguchi (1985) đã phát hiện có ít
nhất 8 lồi ong ký sinh sâu tơ, 14 loài ăn thịt (trong đó có 7 lồi nhện) và 1 lồi
vi sinh vật gây bệnh. ở vùng Morioka phía Bắc của Nhật Bản, Maruyama et al.
(1996) thu thập được 7 loài ký sinh bậc 1 và 3 loài ký sinh bậc 2.

Schmaedick and Shelton (2000) trên rau họ HHTT đã thu thập được
5 lồi cơn trùng ký sinh, 6 lồi bắt mồi và 1 lồi ký sinh bậc 2 trong số đó
có 2 loài phổ biến nhất là Diadromus collaris, Cotesia plutellae. Tại Ấn

Độ, theo Srivastava (1995), có 1 lồi ký sinh trứng và 9 ký sinh sâu non
của sâu khoang. Nghiên cứu của Chauhan et al. (1997) đã thống kê được
9 loài ong ký sinh trên sâu tơ, đặc biệt lồi có tỷ lệ ký sinh cao lên tới
70% là Diadromus collaris, D. fenestrale, Cotesia sp.

2.2.2. Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L
2.2.2.1. Phân loại
Theo khóa phân loại thì sâu xanh bướm trắng thuộc:
Giới (Kinhdom): Animalia
Ngành (Phylum): Arthopoda
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Lepidoptera
Họ (family): Pieridae
Họ phụ (Subfamily): Pierinae
Giống (Genus): Pieris
Loài ( species): Pieris rapae L.

2.2.2.2. Phạm vi ký chủ và phân bố và mức độ gây hại của sâu xanh
bướm trắng Pieris rapae L
Sâu xanh bướm trắng P. rapae có phổ thức ăn chủ yếu trên các loại cây rau
họ hoa thập tự, nhưng cũng đơi khi chúng cịn được tìm thấy trên các cây khác có
chứa tinh dầu mù tạt. Thức ăn thơng thường của chúng là các nhóm cây rau như
cây bông cải xanh, cải Bruxen, cải bắp, súp lơ, cải xoăn, su hào,… Ngồi ra cịn

9


có các loại cây khác thuộc họ hoa thập tự nhưng mức độ thấp hơn như cây sen
cạn, cây cải gió,… Ngài trưởng thành hút mật hoa ở các loại cây kí chủ trên.
Hiện nay sâu xanh bướm trắng (SXBT) được xác định là lồi sâu có phạm

vi phân bố rộng hầu như có mặt ở khắp các nước trên thế giới, đồng thời phạm
vi ký chủ rộng, chúng gây hại gần 35 loài thuộc 9 họ thực vật khác nhau như họ
thập tự, họ bách hợp, họ cúc… Nhưng chúng phát sinh và gây hại chủ yếu vẫn chỉ
trên rau họ hoa thập tự và là đối tượng được xác định là dịch hại chính ở một số
nước như Trung Quốc và một số nước khác (Liu and Sengonca, 2002).

P. rapae là loại gây hại mạnh ở các đồng rau ở miền nam Ontario
– Canada, Ở Trung Quốc, và tại đây sâu xanh bướm trắng được cho
là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên rau HHTT chỉ sau sâu tơ.
2.2.2.3. Triệu chứng gây hại
Sâu xanh bướm trắng P. rapae thường gây hại trên diện rộng, tạo
những vết cắn rải rác trên lá. Sâu non thường nằm trên lá, chúng có thể ăn
thủng lá hoặc gặm ngồi cạnh lá sâu vào trong. Sâu non khi cịn nhỏ
thường ăn vịng ngồi lá, khi lớn hơn chúng có thể ăn các phần lá già hơn.
Khi bị P. rapae phá hại sẽ gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, ở mật độ
cao chúng làm cho các ruộng rau trở nên xơ xác, mất năng suất.
Theo Myers (1985), ấu trùng của P. rapae thường ăn lá cây kí chủ, nếu
khơng tiêu diệt chúng thì sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Thậm chí sâu
non cịn chui vào bắp của cải hoa, cải bắp để gây hại. Đặc biệt là chất thải của
chúng rất lớn ảnh hưởng sự sinh trưởng và chất lượng của cây rau.

2.2.2.4. Sự phát sinh và mức độ gây hại của sâu xanh
bướm trắng * Sự phát sinh gây hại

miền Nam Ontario (Canada), từ mùa xuân cho đến tháng 9,
hoặc từ giữa tháng 10 tới giữa tháng tháng 4 năm sau. Càng cách xa
phía bắc thì thời gian vịng đời của P. rapae càng ngắn lại.


Trung Quốc, sâu xanh bướm trắng là đối tượng gây hại nghiêm trọng


trên rau HHTT chỉ sau sâu tơ, nên tài liệu nghiêm cứu về sâu xanh bướm trắng
nhiều hơn các nước khác. Ở khu vực phía Bắc và Đơng Bắc Trung Quốc có 3 4 lứa/năm, nhưng ở phía Nam và Tây Nam lên tới 7 - 8 lứa/năm.
Maguire (1984) có nhận xét: Những khu đồng trồng bắp cải xen với các loại
cây có hoa hoặc nhiều cây hoa dại trên bờ ruộng, thì mật độ sâu xanh bướm trắng

10


×