Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

So sánh sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cung, tự cấp. Địa phương đồng chí phải làm gì để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.66 KB, 5 trang )

So sánh sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cung, tự cấp. Địa phương
đồng chí phải làm gì để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa?
Trả lời:
Khái niệm:
- Sản xuất hàng hố là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm
để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
- Sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm tạo ra nhằm để thỏa
mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán, vì mục
tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Còn sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển.
- Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất
hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,
nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự
nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên khơng có cạnh tranh, không tạo ra động
lực mạnh mẽ phát triển khoa học - cơng nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
- Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối
lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở
rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát
triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như
sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại với sản xuất
tự cung tự cấp, sản xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra khơng
đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, khơng có
điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền...
Sản xuất tự cung tự cấp là sản xuất khép kín nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân người
sản xuất. Do vậy nhu cầu chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp. Trái lại sản xuất thỏa mãn nhu


cầu tiêu dùng của thị trường, nhu cầu thị trường là động lực kích thích sản xuất

Sản xuất tự cung tự cấp cản trở sự phát triển của phân cơng lao động xã hội, sản
xuất hàng hố thì ngược lại nó thúc đẩy sự phân cơng lao động, chun mơn hố sản
xuất tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng.( Xuất hiện nhiều ngành
nghề mới như vệ sĩ, dịch vụ nhà ở…)



Sản xuất tự cung, tự cấp khơng chỉ có cạnh tranh, chủ yếu dựa vào nguồn lực tự
nhiên còn sản xuất hàng hố đặt trong mơi trường cạnh tranh là động lực to lớn để thúc
đẩy cải tiến kỹ thuật, sử dụng các nguồn lực sản xuất, tiết kiệm và có hiệu quả.

Sản xuất tự cung tự cấp khả năng thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần thấp
kém, cịn đối với sản xuất hàng hố với quan hệ hàng hoá tiền tiện, quan hệ trao đổi
người sản xuất tiêu dùng làm cho giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong nước và
quốc tế ngày càng phát triển.
Hình thức
Giống

Khác

Liên hệ: Địa
1.

Sản xuất tự cung, tự cấp
Sản xuất hàng hóa
Đều là một hình thức tổ chức kinh tế và đều sản
xuất ra sản phẩm
Mục đích Thỏa mãn nhu cầu của Trao đổi hoạc mua

người sản xuất
bán trên thị trường
(Thỏa mãn nhu cầu
của xã hội)
Thời gian Thời kỳ công xã ngun Cơng xã ngun thủy
xuất hiện thủy
tan rã
Trình độ Thấp, phụ thuộc vào tự Cao hơn, phát triển ở
LLSX
nhiên
mức độ nhất định
Quy mô Nhỏ lẻ, sản phẩm chỉ cung Mở rộng hơn, lượng
sản xuất
ứng cho một nhóm nhỏ, lẻ sản phẩm vượt khỏi
hoặc cá nhân
nhu cầu của người sản
xuất. Nảy sinh ý định
mua bán
Ngành
Nông nghiệp, công nghiệp Nông nghiệp, công
SX chính SX nhỏ
nghiệp sản xuất lớn.

phương đ/c phải làm gì để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa?

Thực trạng:

Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An.
Huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất và chế biến nông lâm sản, khai thác
khống sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện

tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày
đặc. Đây là khó khăn cho Quỳ Châu trong phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là hạn
chế khả năng giao lưu giữa các xã trong huyện và mở mang diện tích đất nơng nghiệp.
Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (do ảnh
hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy thối kinh tế...), nhưng sản xuất
hàng hóa ở huyện Quỳ Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực. Tốc độ tăng trưởng đạt và duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế nội ngành được
chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2017, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản của Quỳ Châu tăng 2,9%, giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016. 6 tháng đầu
năm 2018, nông, lâm nghiệp, thủy sản của Tỉnh tăng 4,84% so với cùng kỳ năm 2017.


Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị
trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, xuất khẩu; phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công
nghiệp, gắn với chế biến và ứng dụng cơng nghệ cao.
Huyện đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế
biến và xuất khẩu như: Vùng nguyên liệu vùng mía nguyên liệu 3.000 ha ở các xã Châu
Bình, Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Bính..) vùng keo nguyên liệu 18 000 ha .; vùng ni
trang trại bị cỏ ( Trang trại anh Đạt Hà – Châu Hội, anh Hoài – Châu Hạnh, anh Hùng –
Châu Phong) vịt bầu ( trang trại anh Diệu – Châu Tiến).
*Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa:
Thuận lợi:
+ Sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công:
Ngành tiểu thủ công nghiệp với các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát thủ
công, hương trầm, tuy chưa phát triển mạnh, nhưng phần nào đã mang lại thu nhập cho
nhiều hộ dân trong huyện. Các ngành thủ công nghiệp đã và đang ngày càng được phát
triển, mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng sảnphẩm tạo ra.
+ Kết cấu hạ tầng
Mặc dù, trong những năm qua, bức tranh kinh tế của Quỳ Châu đã khởi sắc, nhưng

cơ bản Quỳ Châu vẫn là huyện nghèo, Mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nổi bật là Dự án Phát triển nơng
thơn đa lĩnh vực của Chính phủ Bỉ với số vốn đầu tư 3,6 triệu EURO và các dự án nhỏ
NGO của các tổ chức phi chính phủ, tạo cơ chế thu hút nguồn vốn trong nước để thúc
đẩy nhiều ngành nghề phát triển tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Từ năm 1996
đến năm 2004, trên địa bàn huyện, hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư vào lĩnh vực xây
dựng cơ bản.
+ Tiến tới xây dựng nền kinh tế bền vững
Nằm ở trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh,có nguồn lao động khá dồi dào,
với 23,5 nghìn người ở độ tuổi lao động (chiếm 46%) có thể đáp ứng nhu cầu lao động
tại chỗ. Tài nguyên khoáng sản quý hiếm (đá quý, vàng, quặng) và nguồn vật liệu xây
dựng nhiều như: đá vôi, đá trắng, cát, sỏi, sét,... đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, tiềm
năng để phát triển lâm nghiệp do có diện tích rừng lớn. Đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được nâng cao. Giao thông ngày càng thuận tiện, đảm bảo sự giao lưu
kinh tế văn hoá giữa các vùng trong huyện
Tuy vậy, việc phát triển còn nhiều hạn chế như: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa
tạo ra được các chùm và chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Để sản xuất hàng hóa
phát triển hiệu quả, bền vững và cạnh tranh cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ.
Khó khăn:


+ Về vốn đầu tư: Quỳ Châu là một huyện nghèo chưa thu hút được vốn đầu tư của
các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Chủ yếu cịn dựa vào nguồn đầu tư của nhà nước
+ SXHH tuy tăng trưởng khá, nhưng thiếu bền vững, chưa khai thác và phát huy
tốt tiềm năng, lợi thể của huyện nhà; cơ cấu SXHH chuyển dịch chậm, SXHH thơng qua
trồng trọt vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung (chiếm tỷ trọng 52%). Kết cấu
kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nơng (sản xuất hàng hóa từ nơng nghiệp chiếm
trên 80%).
+ Quy mơ hàng hố nơng sản xuất khẩu cịn nhỏ bé; kim ngạch xuất khẩu bình

qn theo đầu người đạt thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Quỳ Châu chưa
có mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực, chưa tạo ra được chùm hoặc các chuỗi nơng
sản có gia trị gia tăng cao.
+ Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả chưa
cao. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm, chưa đóng vai trị mong đợi trong hỗ trợ hoạt
động sản xuất của nông hộ và vai trò liên kết trong tổ chức sản xuất của hộ với các
chuỗi sản phẩm và giá trị nông sản, sản xuất với các doanh nghiệp và chế biến
+ Nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống của một bộ phận nông dân
chậm được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ người nghèo giảm nhanh và đáng kể trong thời gian
qua nhưng nhìn chung vẫn cịn tỷ lệ cao (năm 2017 còn 15,5 %) và thiếu bền vững, dễ
tái nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
II. Một số giải pháp để sản xuất hàng hóa phát triển bền vững tại huyện nhà:
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới cần chú trọng triển khai các giải
pháp sau:
1.

Nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa:

Một là, nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh
đưa cơ giới hố vào sản xuất nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ứng dụng quy trình cơ giới
hố đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình
thâm canh lúa, ngơ, lạc từ giống, đầu tư thâm canh; ứng dụng công nghệ cao vào phát
triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế của huyện, mở rộng diện tích
vùng mía nguyên liệu
Phát triển các trang trại chăn ni bị, vịt bầu, ếch, gà.. quy mô công nghiệp, từng
bước mở rộng chăn ni hộ gia đình theo mơ hình liên kết với các doanh nghiệp thu
mua chế biến. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn ni, kiểm sốt và chăn
ni an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn ni bằng cơng nghệ khí sinh học, sử
dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...
Tập trung hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng trồng keo theo tiêu

chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dược liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững.
( rễ hương, nghệ, chè hoa vàng, săn dây rừng…)
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao
năng lực và chất lượng sản xuất hàng hóa.


Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên
tiến, hiện đại. Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của huyện
như: mía, lạc, lúa gạo; các sản phẩm chăn ni như bị cỏ, vịt bầu, lợn cỏ, gà đồi…, lâm
nghiệp, dược liệu . ( rễ hương, nghệ, chè hoa vàng, săn dây rừng…)
Ba là, tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong các vùng sản xuất nguyên liệu chế
biến theo chuỗi sản sản phẩm và chuỗi giá trị, trên cơ sở phát triển liên kết, liên doanh
với vai trò doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt theo hướng hình thành và phát triển các
chuỗi giá trị gia tăng cao và bền vững.
Bốn là, quan tâm đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông
trong các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển nguyên liệu về các nhà máy
chế biến. Phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ động cho vùng màu; Khuyến khích
tưới cho cây cơng nghiệp, cây ăn quả tập trung nếu có điều kiện. Tiếp tục xây dựng hệ
thống vườn ươm sản xuất cây giống, con giống, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng các
loài cây, con.
Năm là, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, gắn
với đào tạo cán bộ chuyên môn như: khuyến nông, bảo vệ thực vật... để có thể tiếp cận
và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nơng dân. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn cho người nông dân theo từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực sản
xuất thơng qua chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, tập huấn; trang bị cho người
dân kiến thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và đào tạo kỹ thuật.
2.

Đẩy mạnh lưu thơng hàng hóa: tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu

hàng nông sản của huyện, thông qua các kênh thông tin, triển lãm, các hội chợ, đặc biệt
chú trọng ở các thị trường có thị phần lớn hiện nay là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU),
Nhật Bản.... có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu Quỳ Châu thực hiện xúc tiến thương mại. Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và
ngồi tỉnh, ngồi nước đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, tổ chức sản xuất, thu mua và
tiêu thụ nguyên liệu có hiệu quả.



×