Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bài giảng Quản lý môi trường ở chính quyền cấp xã (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

TẬP BÀI GIẢNG
MƠN HỌC: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG Ở CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Áp dụng cho trình độ Trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Năm 2017


LỜI NĨI ĐẦU
Quản lý mơi trường ở chính quyền cấp xã là một trong những môn học rèn luyện kỹ năng
quan trọng cho học sinh trong chương trình đào tạo trung cấp pháp lý đã được Bộ giáo dục –
Đào tạo và Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai phê duyệt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập môn học này của học sinh, Trường Cao đẳng
Cộng đồng Lào Cai tổ chức biên soạn tập bài giảng môn "Quản lý mơi trường ở chính quyền cấp
xã" trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và các kinh nghiệm được
tổng kết trong thực tế.
Nội dung gồm 3 phần:
Phần 1. Lý thuyết: Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức pháp luật hiện hành về Quản
lý nhà nước về môi trường ở cấp xã
Phần 2: Bài tập tình huống: Cung cấp cho học sinh các dạng bài tập tình huống có thể xảy
ra trên thực tế để học sinh có thể làm quen.
Phần 3: Gợi ý giải các bài tập tình huống
Hy vọng rằng tập bài giảng này sẽ là tài liệu học tập quan trọng cho học sinh trong quá
trình học tập và làm việc trong lĩnh vực hòa giải cơ sở.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng khơng tránh khỏi hạn
chế, khiếm khuyết nhất định, mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc nhằm làm cho tập
bài giảng được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.


Tác giả
Giảng viên: Mai Thị Lan Hương – Khoa Pháp lý


TẬP BÀI GIẢNG
MƠN HỌC: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG Ở CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Mục tiêu mơn học: Sau khi hồn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu
sau đây:
- Về kiến thức
+ Nắm được các vấn đề mang tính lí luận chung về mơi trường, bảo vệ môi trường và thực
trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay.
+ Vai trị của chính quyền cấp xã trong việc quản lý mơi trường.
- Về kỹ năng
+ Có phương pháp tiếp cận khoa học, kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề pháp luật xã hội - pháp lý.
+ Nắm được khái niệm, nhận diện được bản chất, đặc thù của môi trường, bảo vệ môi
trường và luật môi trường;
+ Tầm quan trọng của chính quyền cấp xã trong quản lý môi trường tại địa phương
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tham gia quản lý nhà nước về mơi trường góp phần bảo vệ mơi trường
+ Có bản lĩnh nghề nghiệp, mạnh dạn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về mơi
trường.
+ Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với cơng việc được giao và có
tinh thần làm việc hợp tác, phối hợp với người khác và trong tập thể.

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MƠI TRƯỜNG
1. Khái niệm chung
1.1. Mơi trường là gì?
"Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó
là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật, đất, nước... Mơi trường
tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp
cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa


đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo
một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các
nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy
bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội..
Mơi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ:
mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp
học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều
lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng
nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị

định, thơng tư, quy định.
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
- Môi trường có những chức năng cơ bản nào
Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất của mình.
Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và
tái tạo mơi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết cho mình bằng


việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai
hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và
các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng khơng gian sống mất đi khả
năng tự phục hồi.
- Vì sao nói Mơi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người?
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi
vì chính mơi trường trái đất là nơi:
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh
vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy
hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể
sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão,

động đất, v.v.
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực
vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tơn
giáo và văn hố khác.
- Bảo vệ môi trường là việc của ai
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải
thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do
con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý
bảo vệ mơi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm
tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến
thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam
ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải
có trách nhiệm bảo vệ mơi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, có quyền và
có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường".
Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành
vi sau đây:
Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm
mất cân bằng sinh thái;


Thải khói, bụi, khí độc, mùi hơi thối gây hại vào khơng khí; phát phóng xạ, bức xạ
q giới hạn cho phép vào mơi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hố chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải,
xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định
của Chính phủ;

Nhập khẩu cơng nghệ, thiết bị khơng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu,
xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác,
đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Vì sao nói "Mơi trường là nguồn tài ngun của con người"?
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, khơng khí, khoáng sản và các dạng năng
lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm cơng, nơng, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du
lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian
bao quanh trái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thơng tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hồn quay
trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất, sinh vật, v.v...
là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu.
Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc suy thối
khơng trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài ngun khơng tái tạo. Ví dụ như tài nguyên
khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ được chế
biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di
truyền của các lồi sinh vật q hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các
thay đổi về môi trường sống.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác
các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có
tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
1.2. Khủng hoảng môi trường
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực,
năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ
với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm.
Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát
sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.



"Khủng hoảng mơi trường là các suy thối về chất lượng mơi trường sống trên
quy mơ tồn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất".
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng mơi trường:

Ơ nhiễm khơng khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại
các đơ thị, khu cơng nghiệp.

Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu tồn cầu.

Tầng ozon bị phá huỷ.

Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hố, phèn
hố, khơ hạn.

Nguồn nước bị ơ nhiễm.

Ơ nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.

Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thối về chất lượng

Số chủng lồi động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.

Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
1.3. Sự cố môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thối mơi trường nghiêm
trọng".
Sự cố mơi trường có thể xảy ra do:
a.

Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun,
mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
b.
Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hố, xã hội, an
ninh, quốc phịng;
c.
Sự cố trong tìm kiếm, thăm đị, khai thác và vận chuyển khống sản,
dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự
cố tại cơ sở lọc hố dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
d.
Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy
sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
1.4. Ơ nhiễm mơi trường
Theo Luật Bảo vệ Mơi trường của Việt Nam:
"Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".


Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất
hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ơ nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
1.5. Suy thối mơi trường
"Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".

Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành mơi trường:
khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sơng, hồ biển, sinh vật, các
hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên,
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
1.6. Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định
dùng làm căn cứ để quản lý mơi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn mơi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một cơng trình khoa học liên ngành,
nó phản ánh trình độ khoa học, cơng nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có
tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn mơi trường bao gồm các nhóm
chính sau:
1.
Những quy định chung.
2.
Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và
ven biển, nước thải v.v...
3.
Tiêu chuẩn khơng khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...
4.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nơng nghiệp.
5.
Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
6.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng
sinh học.
7.
Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch

sử, văn hoá.


8.
Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khống
sản trong lịng đất, ngồi biển v.v...
1.7. Đánh giá tác động môi trường
"Đánh giá tác động môi trường là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phịng và các cơng trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ mơi trường".
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của
quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ,
chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch
quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng cơng trình
xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên
thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mơ đối với
cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mơ đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mơ nhưng
được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh
giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương
án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nào.
1.8. Kinh tế môi trường
"Kinh tế môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu mơi trường
và điều đó cũng có nghĩa là trong tính tốn kinh tế phải xét đến các vấn đề môi trường".
Các vấn đề này nằm giữa kinh tế và các hệ tư nhiên nên rất phức tạp, do đó có
thể coi kinh tế mơi trường là một ngành phụ trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Những điểm cần ghi nhớ khi xem xét kinh tế môi trường:


Tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, than đá, khí đốt có thể bị cạn
kiệt. Do đó, con người phải tìm tài ngun thay thế hoặc tìm cơng nghệ sử dụng các
loại năng lượng được coi là vĩnh cửu (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng thuỷ triều, v.v...).

Con người có thể kiểm soát được khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo
và khả năng hấp thụ của môi trường.

Nâng cao trách nhiệm đối với thiên nhiên (vai trị quản lý mơi trường).

Tìm cách kiểm sốt dân số.
1.9. An ninh mơi trường


"An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống mơi trường có khả năng đảm
bảo điều kiện sống an tồn cho con người trong hệ thống đó".
Một hệ thống mơi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên
(thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thối mơi trường, suy giảm đa dạng sinh
học,...) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên. Trạng thái an ninh của riêng
phân hệ sinh thái tự nhiên được gọi là an ninh sinh thái, do đó an ninh sinh thái là một khía
cạnh của an ninh môi trường.
1.10. Tai biến môi trường
"Tai biến môi trường là q trình gây mất ổn định trong hệ thống mơi trường".
Đó là một q trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ
thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.

Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng

thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an tồn của hệ thống mơi trường.

Giai đoạn sự cố mơi trường: Q trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây
thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại
lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.
1.11. Quan trắc môi trường
"Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với
các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững".
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:

Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô
quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.

Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng
vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm,
suy thối mơi trường.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ,
cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
1.12. Sức ép môi trường


Trước khi thực hiện một dự án phát triển, người ta thường phải chú ý đến sức ép
môi trường. "Sức ép mơi trường là những khó khăn, trở ngại do môi trường (tự nhiên, kinh
tế, xã hội) tác động lên dự án phát triển".
Sức ép môi trường là yếu tố nằm ngồi của dự án và hồn tồn khơng được mong

đợi xảy ra khi triển khai dự án. Có thể phân loại sức ép môi trường thành hai loại như sau:

Sức ép môi trường "nằm trong" khả năng khắc phục của dự án. Ví dụ:
Thiếu nước, thiếu mặt bằng xây dựng, cơ chế hành chính của địa phương chưa phù
hợp, hạ tầng cơ sở chưa phát triển, ô nhiễm môi trường điểm du lịch... Nếu tăng
cường đầu tư và hợp tác với địa phương sẽ giúp cho việc khắc phục các sức ép này.

Sức ép mơi trường "nằm ngồi" khả năng khắc phục của dự án. Ví dụ:
Chế độ khí hậu thời tiết, tai biến môi trường, điều kiện sinh thái độc hại, cơ cấu điều
hành của địa phương không hiệu quả... Với loại sức ép này, tự thân khả năng của dự
án khơng thể khắc phục được, cần có một chương trình rộng lớn hơn hỗ trợ. Do đó,
dự án cần phải thích nghi, chịu đựng hoặc phải thay đổi.
Như vậy, có thể nhận thấy sự phân loại sức ép mơi trường phụ thuộc hồn tồn
vào năng lực, quy mơ của dự án. Một yếu tố mơi trường có thể là sức ép mơi trường "nằm
ngồi" khả năng khắc phục của dự án này nhưng lại "nằm trong" trong khả năng khắc phục
của dự án khác có năng lực và quy mô lớn hơn. Phân loại như vậy sẽ thuận lợi hơn trong
việc đánh giá nhanh tính khả thi của dự án và giúp cho việc tìm kiếm các giải pháp hạn
chế, khắc phục các sức ép môi trường một cách hiệu quả nhất.
Mơi trường có phải là một thùng rác lớn không?
"Tiếp nhận, chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong các hoạt động
là một chức năng quan trọng của môi trường".
Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng được đưa trở
lại môi trường. Tại đây, hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường sẽ chuyển
phế thải trở thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hố phức tạp. Khả năng
tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường là có giới hạn. Khi lượng phế thải vượt quá
giới hạn tiếp nhận và phân huỷ chất thải, thì chất lượng mơi trường sẽ bị suy giảm, mơi
trường có thể bị ơ nhiễm.
Có thể phân loại chức năng này thành:

Chức năng biến đổi lý hố: pha lỗng, phân huỷ hố học nhờ ánh sáng

mặt trời, sự tách chiết các vật thải và độc tố của các thành phần môi trường.

Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa, sự tuần hồn
của chu trình cácbon, chu trình nitơ, phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn, vi sinh vật.


Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn



hoá, v.v...
Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một số điều
kiện mơi trường đặc biệt: nhiệt độ khơng khí khơng q cao, nồng độ ơxy và các khí khác
tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện
đó cho đến nay chưa tìm thấy trên một hành tinh nào khác trong và ngồi hệ mặt trời.
Những điều đó xẩy ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của mơi
trường trái đất như khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và thạch quyển.


2. Thực trạng môi trường ở Việt Nam
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận
được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ơ nhiễm nguồn
nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương
tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo
phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu
gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng
ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.


Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng.


Tình trạng quy hoạch các khu đơ thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý
nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô
thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu cơng
nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu cơng nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Tại các đơ thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ
tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo
vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm
nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được
dư luận quan tâm thì trường hợp sơng Thị Vải bị ơ nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy
của cơng ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
2.1. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay
2.1.1. Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều
người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một
số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp
chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ơ nhiễm thì có làm gì
cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và
chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo
vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ mơi trường, khó làm gương cho
trẻ em.


Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các
trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường
dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xơi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại

vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác
bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi cơng cộng thì rất khó hình thành ý thức
tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều
người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lơng,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu
ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lơ-cốt gây ra tình trạng cống
thốt nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
2.1.2. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của
các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng ít doanh nghiệp đã vi
phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu
quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn
nước tự nhiên.
Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi
trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại mơi trường.
Ngồi ra, lượng xe cộ lưu thơng ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần khơng
nhỏ vào việc gây ơ nhiễm bầu khơng khí.
2.2. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo
vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các
quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các
văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao,
tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến,
từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh
tế... trong việc bảo vệ môi trường.


Một bức ảnh nhỏ nhưng cho thấy tình trạng ơ nhiễm môi trường ở Việt Nam ô
nhiễm đến mức nào.

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh
sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình,
phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài
xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm cịn hạn chế
chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ơ nhiễm mơi trường bị xử lý hình sự, cịn
các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình
chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có
áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ địn" cũng
khơng có hiệu quả.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác
bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra,
giám sát về mơi trường. Ngồi ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ mơi trường
trong xã hội cịn hạn chế.
2.3. Giải pháp khắc phục
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không
xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ mơi trường. Ngồi ra,
nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thốt nước, vì như thế sẽ vơ
tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị
nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc
bằng vi sinh.


Bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính chúng ta.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó có
những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh
đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công
nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp hơn.
Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều
thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.

Tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang
bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về mơi trường
trong tồn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ mơi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn cịn
có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ mơi trường.
Hãy hơ vang khẩu hiệu "Vì mơi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của
chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.



Chương 2: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG Ở CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài học, người học biết sự khác nhau giữa ơ nhiễm mơi trường, suy
thối môi trường, sự cố môi trường.
- Các biện pháp để khắc phục ơ nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường và sự cố môi
trường;
- Áp dụng giải các bài tập tình huống

1.Quản lý và xử lý ơ nhiễm mơi trường nông thôn
1.1. Quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động trồng trọt
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở nước ta hiện
nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã
tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các khu vực nông thôn nước
ta hiện nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một
cải thiện thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải ngày một nhiều. Thoạt đầu, rác thải sinh
hoạt được người dân mang ra đổ ở mương máng, ao hồ quanh làng. Do khi đó, rác vẫn còn
chưa nhiều và chủ yếu là rác hữu cơ nên qua nhiều năm vẫn chưa nhìn thấy sự ơ nhiễm

đáng kể nào!

Thế nhưng, chỉ khoảng trên, dưới chục năm gần đây rác thải trở nên quá tải vì ao, hồ,
mương máng khơng thể cịn chỗ mà chứa nổi nữa. Người ta mang rác đổ lung tung, thậm
chí là cả ven các bờ vùng bờ thửa, ven các khu ruộng đất canh tác… Nếu như trước đây,
rác đổ cơng khai, thì nay nhiều hộ phải mang rác đi đổ… trộm ngoài đồng vì q bí chỗ
đổ.
Quả thực là, về bất cứ một làng quê nào, cũng có thể gặp ngổn ngang những bãi rác
tự phát. Rác tràn xuống ruộng, rác lấp ao, hồ và rác “bao vây” cả các khu dân cư. Mùi xú
uế của rác thải khiến cho môi trường sống của chính người nơng dân ít nhiều bị ảnh hưởng


nghiêm trọng. Có những bãi rác chỉ cách phịng ngủ, quán hàng ăn, khu vui chơi giải trí
của trẻ em chưa đầy 20 mét.
Trên thực tế hiện nay, giường như người dân cũng đã quá quen với hình ảnh của các
bãi rác hôi thối, ruồi nhặng xúm đen nên họ vẫn thản nhiên ăn, thản nhiên sống, sinh
hoạt…bên cạnh (?!). Rác thải ở nơng thơn bây giờ có q nhiều rác vơ cơ là túi nilon, các
loại bao bì cơng nghiệp khó phân huỷ nên gây độc hại tới mơi trường là khơng nhỏ.
Ngồi rác thải ra thì mơi trường sống ở nông thôn cũng đang bị “tấn công” bởi nguồn
nước ô nhiễm trầm trọng. Nếu như nước bề mặt quanh làng, xóm đen ngịm vì chính lượng
nước thải sinh hoạt của người dân hàng ngày trực tiếp đổ ra, thì nước ngầm cũng đã và
đang có dấu hiệu “bẩn” rất nhanh.
Từ rác thải, từ nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều
hiển nhiên, vì qua nhiều năm tháng, sự ơ nhiễm cứ ngấm xuống để rồi người dân vẫn phải
hút nước ngầm lên sử dụng và sẽ khó lịng tránh được bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng về
sức khoẻ khác…
Báo cáo môi trường quốc gia 2014 với chủ đề "Môi trường nông thôn" cho thấy với
khoảng 67% dân số cả nước, nông thôn Việt Nam đang chịu những sức ép không nhỏ về ô
nhiễm môi trường từ các khu-cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của người
dân, doanh nghiệp.

1.2. Quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn và Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nông
thôn đã làm cho bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội nông thôn ở nước ta đã có nhiều thay đổi:
Các khu cơng nghiệp tại các khu vực nông thôn liên tiếp mọc lên vừa giúp chuyển đổi cơ
cấu kinh tế tại các khu vực nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời
cũng là góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cũng nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân đã và đang sinh sống tại các khu vực nông thôn theo tinh thần "ly nông bất
ly hương"...
Tuy nhiên, những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường có tính chất nghiêm
trọng ở khu vực nông thôn nước ta. Nguyên nhân là do tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước
trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ơ nhiễm mơi trường nước do khơng có cơng trình và


thiết bị xử lý chất thải. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khỏe nhân dân. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, khơng
tn theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng
với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong ni trồng thủy sản
khiến các thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho môi trường nước bị ô
nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số
tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Nhận thức của công dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các khu vực nơng
thơn về vấn đề mơi trường cịn chưa cao. Người dân nơng thơn chưa có ý thức bảo vệ môi
trường (BVMT). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; việc xả nước, rác

thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và
sức khỏe (bể nước, cống rãnh thốt nước, nhà vệ sinh...), việc tham gia cơng tác vệ sinh
mơi trường cộng đồng… cịn hạn chế. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, BVMT còn nhiều
bất cập. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách
nhiệm về nhiệm vụ BVMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường
khu vực nông thôn sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội nơng thơn, trong
đó có sức khỏe người dân. Đội ngũ cán bộ quản lý mơi trường cịn ít về số lượng, bất cập
về chất lượng. Hiện nay Việt Nam mới chỉ có gần 30 cán bộ quản lý mơi trường/1 triệu
dân so sánh với một số nước trong khối ASEAN là 70 người/1 triệu dân.
Cơ sở pháp lý, ngân sách đầu tư cho BVMT nước cịn q ít thể hiện nhiều bất
cập. Vấn đề đầu tư cho công tác BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu, còn dàn trải và thiếu
hiệu quả. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng…
Ngồi ra, ơ nhiễm mơi trường nơng thơn đã góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe cộng đồng tại các khu vực nông thôn. Theo kết quả “Nghiên cứu ảnh hưởng của
ô nhiễm asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng
dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục”, do PGS. TS. Nguyễn Khắc
Hải, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2012 cho thấy, trong số 4.700 đối
tượng (nam và nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trên 3 năm (có nhiễm chất asen) để ăn,
uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc asen mãn tính, chiếm tỷ lệ
1,62% trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm asen, phân bố nhiều nhất ở Hà Nội
(7,25%), Vĩnh Phúc (4,98%), Nam Định (4,57%) .


Tình trạng đốt rơm rạ gây ơ nhiễm mơi trường đang diễn ra phổ biến tại khu vực nông
thôn
Bên cạnh một số bệnh tật có tính chất di truyền thì tại các khu vực nông thôn hiện
nay ở nước ta đang xuất hiện ngày càng các loại bệnh tật mới có tính chất lây lan nguy
hiểm ra cộng đồng và tính chất hiểm nghèo đe dọa đến mạng sống con người, như dịch tả,
ngồi da, hơ hấp, uốn ván và đặc biệt là các căn bệnh có tính chất hiểm nghèo tiêu chảy

cấp, ung thư có nguyên nhân do sử dụng các sản phẩm độc hại hoặc bị ô nhiễm...
1.3. Một số giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) ở khu vực nông thôn
Để giảm thiểu những tác động xấu từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe nguồn
nhân lực tại các vùng nông thôn hiện nay cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cần phải có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô
nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do đặc điểm phát
triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương khác nhau nên mức độ ô nhiễm môi trường khác
nhau nên việc cần kíp hiện nay là phải lập được bản đồ về ô nhiễm môi trường tại các khu
vực nông thơn, qua đó xác định các vùng ơ nhiễm trọng tâm, trọng điểm để từng bước đề
ra các biện pháp khắc phục phù hợp.
Hai là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề tại các khu vực nơng thơn, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính tốn
kỹ lưỡng, tồn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy
hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Đối với các khu công nghiệp đang đóng trên
các địa bàn nơng thơn hiện nay cần có quy định bắt buộc các cơng ty đầu tư hạ tầng phải
xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động,
đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.


Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó những chế tài xử
phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các
đối tượng vi phạm. Về lâu dài, cần ban hành và thể chế hóa các luật lệ có liên quan đến
cơng tác BVMT tại các khu vực nông thôn, tiến tới xây dựng bộ luật riêng về lĩnh vực này.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật BVMT, trách
nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và BVMT; xây dựng ý thức
sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trị, mối quan hệ mật
thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục cần tăng
cường hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này trên các địa bàn
nông thôn, như các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý và BVMT, các cơ sở

y tế, các tổ chức đoàn thể có liên quan để đảm bảo cho cơng tác tuyên truyền, giáo dục và
thực thi các biện pháp BVMT, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nơng thơn có hiệu quả hơn.
Để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của người
dân nông thôn hiện nay cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách, nguồn
tài chính hỗ trợ đến cơng tác tun truyền cho người dân về ý thức bảo vệ chính mơi trường
mình đang sinh sống. Về lâu dài, cần có các giải pháp về kiểm tra, kiểm sốt mơi trường
chặt chẽ, trong đó cần quan tâm hơn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
tại các khu vực nông thôn hiện nay.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về mơi trường của chính quyền cấp xã
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khố XIII thơng qua Luật bảo vệ mơi trường số 55/2014/QH13. Luật có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Luật bảo vệ mơi trường số
52/2005/QH11.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh mơi
trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương
ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ mơi trường vào đánh giá thơn, làng, ấp, bản,
bn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;
Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và
xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;


Hịa giải tranh chấp về mơi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật
về hòa giải; quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ
chức tự quản về giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo vệ mơi trường trên địa bàn;
Hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo cơng tác bảo vệ mơi trường; chủ trì, phối
hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo

vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư; chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trên địa bàn.
Tuy nhiên, để các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt
động quản lý nhà nước về môi trường quy định trong Luật Môi trường được áp dụng đồng
bộ, dễ dàng trên thực tế, ngày 01 tháng 4 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
19/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ mơi trường như
sau:
Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng
nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện. Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường
trong hương ước, quy ước của làng nghề. Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý
mơi trường theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt
động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề. Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp
mơi trường và các nguồn kinh phí khác cho cơng tác quản lý mơi trường, đầu tư, sửa chữa,
cải tạo các cơng trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các làng nghề được khuyến
khích phát triển trên địa bàn.
Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp
nhận các dự án, cơng trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề. Thường xuyên
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của
các cơ sở trên địa bàn. Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người
dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và
xử lý tại chỗ các loại chất thải. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo
vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thơng qua các
đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân cấp xã.
Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ mơi trường, tình hình phát
sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30
tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.



PHẦN 2: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1:
Dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm được đặt tại huyện A, tỉnh Đắk Lak. Nhiên liệu
chính là than đá, nguyên liệu là vải nguyên kiện… Nhà máy dự kiến nhập khẩu thiết bị từ
Nga, vải nguyên kiện từ Đài Loan.
Hỏi: Anh/ chị xác định nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường của chủ dự án.
Bài 2:
Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công
ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra
sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước thải
có chứa các thơng số ơ nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Sở Tài
nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định.
Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với
số tiền là 340 triệu đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ơ nhiễm mơi trườngtrong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định,
đo đạc, phân tích mẫu mơi trường.
Hỏi:
a) Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?
b) Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G phải thực
hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?
c) Cơng ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu đồng là
đúng hay sai? Tại sao?
d) Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay không?
Tại sao?
e) Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ mơi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G không? Tại sao?
Bài 3:
(a) Trong quá trình hoạt động, của hàng chế biến cà phê của anh Lân thường xuyên
dặt tại xã A, huyện B, tỉnh C xả khí thải chưa qua xử lí ra mơi trường, làm ảnh hưởng đến

mơi trường khơng khí và mọi người xung quanh, nên UBND phường ra quyết định xử phạt
15.000.000 đồng về hành vi xả thải ra môi trường.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình về quyết định trên?
(b) Giả sử anh Lân cho rằng, QĐ xử phạt của UBND phường là trái pháp luật.


Yêu cầu: Giả sử, với tư cách là luật sư, anh/ chị hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý
cần thiết để giải quyết yêu cầu anh Lân theo quy định pháp luật hiện hành?
Bài 4:
CTCP Hàn Việt chuyên chế biến các phụ phẩm thủy sản với công suất 3.000 tấn
sp/năm. 01/6/2016, qua kết quả thanh tra, Sở TNMT phát hiện CT đã khai báo không đúng
khối lượng sp đã sx. Đoàn thanh tra quyết định XPVP nhưng CT đã từ chối nhận QĐ.
Hỏi:
a. CT có phải làm b/c ĐTM? Tại sao?
b. Việc Đồn thanh tra phát hiện cơng ty đã khai báo không đúng khối lượng sản
phẩm đã sản xuất. Cơng ty có vi phạm PL khơng? Tại sao?
c. Hành động từ chối nhận QĐ của cơng ty có vi phạm pháp luật không? TSao?
d. Giả sử công ty tăng công suất lên 5.000 tấn sp/năm, vậy công ty có phải thực hiện
nghĩa vụ pháp lý gì đối với môi trường không?
Bài 5:
(a) CTCP C dự định xây nhà máy sản xuất gạch tại thơn X, xã Thanh Bình, huyên
Hương Trà, tỉnh TT Huế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, CTCP C có phải lập b/c
ĐTM khơng? Tại sao?
(b) Sau khi thực hiện được 01 năm, nhiều hộ dân xung quanh xã Thanh Bình cho
rằng, do khí thải của nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Chính
quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu công ty tuân thủ các quy định về môi trường, nhưng
công ty vẫn không thực hiện. Theo anh/ chị, hành vi của CT C có vi phạm pháp luật khơng?
Vì sao?
(c) Sau nhiều lần thương lượng khơng thành, người dân địa phương quyết định khởi
kiện CT C ra tịa. TAND có thẩm quyền giải quyết khơng? Vì sao?

Bài 6:
Nhà máy xi măng A đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C. Tháng 12/2016, UBND tỉnh nhận
được đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thải quá nhiêu bụi trong quá trình hoạt
động nên gây ảnh hưởng xấu cho MT và sức khỏe của người dân.Sau khi nhận được đơn,
UBND tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở TN-MT tiến hành thanh tra và kết luận:
1) nhà máy chưa đăng ký chủ nguồn phát thải chất thải nguy hại
2) nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo ĐTM đã phê duyệt
Yêu cầu: Dựa trên kết quả thanh tra và quy định PLMT, anh/chị hãy đưa ra hướng
giải quyết.
Bài 7:
Năm 2016, dự án khu liên hợp gang thép và cảng biển của tập đoàn F.


×